Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế cua một số nước trên thế giới - Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.29 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Kinh nghiệm phát triển hoạt</b>


<b>động du lịch quốc tế cua một</b>



<b>số nước trên thế giới</b>


Bởi:


Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

<b>Đặc điểm thị trường du lịch quốc tế.</b>



Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành đặc biệt của thị trường hàng hố bao gồm
tồn bộ những mối quan hệ và cơ chế kinh tế có liên quan tới thì gian, điều kiện và phạm
vi thực hiện dịch vụ và đáp ứng các nhu cầu xã hội về du lịch.


Nói đến thị trường du lịch quốc tế là nói đến sản xuất trao đổi sản phẩm, dịch vụ du lịch,
là đối thoại giữa người sản xuất và người tiêu dùng trong đó người tiêu dùng được thoả
mãn nhu cầu của mình về các sản phẩm hay dịch vụ du lịch, cịn người sản xuất thơng
qua tiếp xúc với khách hàng mà định hướng hoạt động kinh doanh của mình sao cho thu
được hiệu quả kinh tế tối đa. Nói một cách chi tiết và đầy đủ hơn thì thị trường du lịch
quốc tế là lĩnh vực cụ thể trong lưu thơng hàng hố, dịch vụ du lịch, là tổng hợp các
điều kiện thực hiện các sản phẩm hàng hố đó về kinh tế (gồm các yếu tố nhờ cung cấp
giá cả...) kỹ thuật và tâm lý xã hội. Mỗi yếu tố đều có vai trị nhất định trong việc cấu
thành thị trường du lịch. Thị trường du lịch quốc tế mang tính độc lập tương đối so với
thị trường hàng hố nói chung vì nó thực hiện dịch vụ hàng hoá của ngành du lịch.
Do sản phẩm của du lịch quốc tế không thể vận chuyển từ nơi này đến nới khác nên
trên thị trường khơng có sự chuyển dịch của hàng hoá khách du lịch muốn tiêu dùng sản
phẩm du lịch phải tới nơi có sản phẩm, một số hàng hoá cảu tiêu dùng và sẩn xuất chúng
diễn ra đồng thời tại một địa điểm.


Thị trường du lịch quốc tế cũng như các thị trường hàng hố thơng thường đều chịu sự
chi phối của cácqui luật kinh tế như qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh, qui luật giá
cả, nhưng do có những đặc điểm riêng biệt nên thị trường du lịch xuất hiện muộn hơn


so với các thị trường hàng hoá khác. Thị trường du lịch là tập hợp của cung, cầu về sản
phẩm du lịch (trong đó chủ yếu là dịch vụ) và các mối quan hệ để xác định giá cả giữa
chúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Một đặc điểm tiếp theo của thị trường du lịch quốc tế đó là thị trường du lịch quốc tế
chịu sự tác động của các điều kiện về kinh tế, điều kiện về giao thơng, khơng khí hồ
bình ổn định trong nước độ an toàn đối với khách. Tính ổn định của thị trường du lịch bị
ảnh hưởng rất lớn bới các điều kiện trên. Cụ thể là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
châu á gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nước châu á đã làm cho người ta ít đi du lịch
nước ngồi hơn. Người châu Âu chỉ thích đi du lịch các nước trong châu Âu và người
châu á không muốn đi du lịch ở các nước ngoài châu á với lý do tiết kiệm chi phí. Người
Mỹ sẽ ít đi du lịch ở các nước đạo hồi hơn vì lo ngại tình trạng khủng bố của phong trào
Hồi giáo q khích. Vì lý do đó thị trường du lịch Mỹ la tinh và vùng Caribe sẽ được lời
nhờ thu hút được du khách Hoa Kỳ đến thăm do sự thuận tiện về mặt địa lý, tương đồng
với văn hố Mỹ và tình hình chính trị khá ổn định.


<b>Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế của một số nước trên thế</b>


<b>giới.</b>



Du lịch được người ta ví như một ngành cơng nghiệp khơng khói. Ngành du lịch đã và
đang góp phần tích cực trong sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Ngành du lịch góp
phần tăng thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác cùng
phát triển... Chúng ta có thể tổng hợp một số kinh nghiệm quản lý, kinh doanh du lịch ở
một số nước như sau:


<b>Coi trọng chiến lược, kế hoạch và các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch.</b>


Kinh nghiệm của "Cường quốc" Du lịch trên thế giới cho thấy, muốn phát triển du lịch
trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu thì phải đặt nó trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Chiến lược ưu tiên phát triển du lịch này phải thơng


qua một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ nhằm huy động mọi nguồn lực để thực
hiện, đưa du lịch phát triển với tốc độ cao và vững chắc. Hệ thống cơ chế chính sách
phải xuất phát từ những đặc trưng của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên
ngành, liên vùng, xã hội hố cao, mang tính tồn cầu hố, khu vực hố. Du lịch càng
phát triển thì tính chất xã hội hố của nó càng cao, sự liên ngành và phạm vi hoạt động
cuả nó càng rộng rãi. Ngồi ra, cơ chế và các chính sách phát triển du lịch phải thích
ứng với điều kiện lịch sử, tận dụng được thời cơ và vận hội ở từng thời điểm.


Trong hệ thống chính sách thì chính sách ổn định chính trị ,kinh tế trong nước là chính
sách cơ bản, quyết định hàng đầu cho việc phát triển du lịch. Chẳng hạn ở ấn Độ, sự thất
bại của "Năm du lịch ấn Độ 1991" trước hết là do bất ổn định của tình hình chính trị và
kinh tế trong nước với sự kiện thủ tướng Rajiv Gandhi bị ám sát, tiếp đến xung đột phe
phái, tình trạng lộn xộn ở một số bang, thêm vào đó là hạ tầng cơ sở yếu kém đưa đến
hậu quả là số khách quốc tế tới thăm giảm 30% so với năm trước.


Thường thì ở các nước có du lịch phát triển, ngành du lịch được hình thành trên cơ sở
tận dụng được những lợi thế so sánh, nhưng thời gian đầu sức mạnh của nó thể hiện


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

nhiều ở xu thế phát triển chứ chưa ở thực lực. Trên cơ sở xác định như vậy, các nước
này có sự ưu tiên để thúc đẩy du lịch phát triển tạo thế cho ngành du lịch, sau khi đạt
đến độ phát triển nhất định, nó sẽ mang lại tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả chính
trị, văn hố xã hội cũng phát triển. Du lịch muốn phát triển phải dựa trên cơ sở nguồn
tài nguyên du lịch. Song nguồn tài nguyên ấy, lúc đầu tồn tại phần nhiều ở dạng tiềm
nămg. Muốn tiềm năng du lịch biến thành khả năng, thành sản phẩm du lịch, nhất thiết
phải có sự ưu tiên đầu tư cho nó, bao gồm: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du
lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, ưu tiên
cho việc chun mơn hố, hiện đại hố trong ngành du lịch... Đây là những nội dung cơ
bản trong việc ưu tiên phát triển ngành du lịch hiện nay.


Tổ chức Du lịch Thế giới, trong một báo năm 1987, đã nhận xét: Kinh tế du lịch ở một


số nước phát triển mạnh, không phải là sự ngẫu nhiên, đột xuất mà do nhà nước đã quan
tâm, đặt ra mục tiêu đưa Du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng trong quốc sách
của mình.


Nước Pháp đã trở thành một trong những điểm du lịch số 1 trên thế giới, năm 1996 thu
hút 61,5 triệu lượt khách nước ngoài đến du lịch, phục vụ 230 triệu lượt người Pháp đi
du lịch các vùng trong nước, tổng thu nhập du lịch chiếm 10% GDP cả nước; du lịch
nước Pháp đã tạo ra 2 triệu việc làm cho xã hội. Sở dĩ nước Pháp đạt được kết quả như
vậy là do từ khâu xây dựng kế hoạch đến chính sách ưu tiên phát triển du lịch đã tập
trung vào các mục tiêu rất cụ thể: an tồn du lịch cao, vệ sinh mơi trường tốt, chiến lược
tiếp thị quảng cáo năng động, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao đáp ứng thị
hiếu... đủ sức cạnh tranh với các nước châu âu khác như ý, Tây Ban Nha...


Du lịch của Indonesia có bước tiến nhảy vọt trong vịng 10 năm (1985-1995) vì có một
số chiến lược phát triển du lịch rất toàn diện, gồm 10 điểm: Đẩy mạnh công tác tiếp thị,
tăng cường khuyến mại sản phẩm du lịch ra nước ngoài; giao thơng thuận tiện đến các
điểm du lịch; đa dạng hố sản phẩm du lịch; chú trọng đến phát triển du lịch phù hợp với
các đối tượng khách hàng; kiện toàn mói quan hệ giữa Nghành du lịch với giao thơng
vận tải, an ninh quốc gia; giáo dục đào tạo, quản lý lực lượng làm du lịch; khuyến khích
tư nhân đầu tư phát triển du lịch; phát triển du lịch đồng bộ; giáo dục mọi người dân
hiểu rõ tầm quan trọng của du lịch. Nhờ đặt kế hoạch phát triển du lịch trong chiến lược
quốc gia nên có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành du lịch với các ngành kinh tế, văn hố.
Đó là một trong những ngun nhân quan trọng đưa du lịch của Indonesia trong những
năm gần đây đạt được những thành tựu đáng kể. Du lịch Indonesia đã đem lại nguồn thu
ngoại tệ lớn cho quốc gia, khoảng 3-4 tỷ USD mỗi năm. Indonesia đã đề ra và đang thực
hiện kế hoạch khuyến khích phát triển du lịch 1993-2003 với tên gọi là "Thập kỷ du lịch
Indonesia". Chính sách du lịch được hướng vào thị trường các nước có tiềm năng lớn,
đặc biệt là Nhật Bản, Đài Loan, austalia và các nước ASEAN.


Singapo cũng có bước tiến dài trên con đường phát triển du lịch. Với nỗ lực của Cục


xúc tiến du lịch Sangapore (STPB), của các cơ quan hữu quan Chính phủ và các danh


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nghiệp, Singapore được dự kiến xây dựng thành một thủ đô của du lịch, một bức tranh
sinh động và hấp dẫn của nghành công nghiệp trong tương lai không xa. Viễn cảnh
tương lai đó sẽ được thực hiện qua 6 định hướng chiến lược:


- Xác định lại vị trí của ngành du lịch.


- Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Phát triển du lịch như một nghành công nghiệp.
- Quy hoạch không gian phát triển du lịch.


- Hợp tác cùng có lợi.


- Phấn đấu xây dựng một cường quốc du lịch.


Về tổng thể, 6 định hướng chiến lược đó hình thành một mơ hình kiến trúc tầm chiến
lược, một phác thể để phát triển du lịch trong thế kỷ 21.


<b>Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.</b>


Bất cứ lĩnh vực nào muốn phát triển đều phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở
vật chất kỹ thuật. Đối với du lịch cũng vậy, muốn phát triển, trước tiên các phương tiện
giao thông, thông tin liên lạc phải rất hiện đại. Hiện nay, ở nhiều nước, công nghệ thông
tin du lịch đang được ứng dụng phổ biến, như ở Mỹ, lao động trong các cơ sở thông tin
du lịch chiếm 37% lao động của ngành du lịch, ở Anh chiếm 35%, ở Pháp chiếm 35,1%,
ở Đức chiếm 30%.


Các nước trong vùng Đông Nam á, như Indonesia, trong vòng 10 năm (1985-1994) số
lượng du khách quốc tế tăng bình quân 20,5% /năm do nhiều nguyên nhân, trong đó có


nguyên nhân rất quan trọng là: Nhà nước trung ương và địa phương đã chú trọng đầu tư
vào xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển du lịch. Các nước khác như Singapore,
Thái Lan, Malaysia... cũng đều có cả một q trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhờ
vậy mà du lịch của họ đạt nhiều kết quả.


Trong xây dựng cơ sở vật chất chuyên nghành, ngoài việc chú trọng xây dựng khách
sạn phải chú ý xây dựng cơ sở vui chơi, giải trí, các khu du lịch và các quần thể du lịch
(như Trung Hoa Cẩm Tú của Trung Quốc, Trung tâm giải trí ở Cao Nguyên Genting
Malaysia, Thế giới thiên đàng Địa ngục của Singapore...) để giữ khách lưu lại lâu hơn,
tăng nguồn thu và tăng khả năng hấp dẫn khách đến nhiều lần. Các nguồn vốn để thực
hiện chủ yếu là liên doanh với nước ngoài, vốn vay và huy động trong dân.


Để đảm bảo cân đối trong xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phải coi trọng công
tác quy hoạch là công tác hàng đầu, gắn qui hoạch du lịch với quy hoạch kinh tế xã hội


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

của cả nước và của từng địa phương. Đồng thời với quy hoạch phải lo dự án đầu tư để
thực hiện đồng bộ. Malaysia và Singapore có kinh nghiệm về quy hoạch và tổ chức quản
lý thực hiện quy hoạch. ở đây trên cơ sở quy hoạch kinh tế - xã hội chung, họ tiến hành
quy hoạch từng vùng, trong quy hoạch từng vùng, từng khu vực thường là quy hoạch cả
khơng gian (mơ hình) và làm dự án cụ thể. Từ đó mới đề ra chính sách để dầu tư (đấu
thầu, cho thuê trọn, cổ phần). Do vậy, những khu công nghiệp mới, các thành phố đều
gắn với các điểm du lịch. Đảm bảo được tính đồng bộ trong quy hoạch xây dựng.
Thực tiễn của các nước có Ngành du lịch phát triển lâu năm, cũng như một số nước có
Ngành du lịch mới phát triển mạnh đều có sự ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch. Hàn Quốc coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn nên đã đầu tư vào xây dựng khách
sạn. Năm 1990, Hàn Quốc có 399 khách sạn lớn với tổng số với 40 nghìn buồng, thu hút
2,9 triệu lượt khách nước ngoài, doanh thu từ du lịch 3,43 tỷ USD; năm 1991 đưa thêm
195 khách sạn mới với 18 nghìn buồng vào hoạt động.


Malaysia là cường quốc du lịch ở Đông Nam á cũng thực hiện ưu tiên đầu tư rất lớn cho


du lịch, tạo ra nhiều bãi biển đẹp, cung cấp nhiều thực phẩm phong phú và các món ăn
ngon. Chính phủ Malaysia mạnh dạn đầu tư các khoản tiền lớn vào việc trùng tu, tơn
tạo các di tích lịch sử, tận dụng địa hình nhiều đảo cùng các danh lam thắng cảnh khác,
hồn thành sân bay mới... Hiện nay, Malaysia có 80 nghìn buồng khách sạn, với tốc độ
tăng buồng khách sạn hàng năm trên 10%.


ở Trung Quốc 10 năm trở lại đây, Nhà nước và chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành
phố đều rất quan tâm đầu tư các công viên, nâng cấp giao thông vận tải, thông tin liên
lạc đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 450 nghìn buồng khách sạn
với tốc độ tăng trưởng buồng khách sạn trên 5%/ năm.


Nhiều nước khác trong khu vực cũng đang tích cực đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật
và cơ sở hạ tầng để phát triển Ngành du lịch.


<b>Chiến lược sản phẩm du lịch</b>


Các nước đều chú trọng thực hiện chiến lược sản phẩm đặc thù, chất lượng tốt, giá thành
hạ để nâng cao sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh. Chiến lược sản phẩm như vậy, đặc
biệt là chiến lược sản phẩm du lịch, phụ thuộc vào công tác quản lý hệ thống doanh
nghiệp, đào tạo cơ sở vật chất kỹ thuật.


Hệ thống doanh nghiệp du lịch nước ngồi bao gồm các hãng, cơng ty du lịch (lữ hành),
doanh nghiệp khách sạn và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch khác, hoạt động chuyên
môn hóa theo ngành nghề. Trong quản lý doanh nghiệp, kinh nghiệm đáng chú ý của
nước ngoài là phân loại doanh nghiệp và phân hạng khách sạn để nâng cao chất lượng
sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Trong quá trình hoạt động đã hình thành các Hiệp hội
du lịch, Hiệp hội khách sạn hoặc Hiệp hội hỗn hợp nhiều loại hình doanh nghiệp trong


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

phạm vi quốc gia, khu vực hoặc trên toàn thế giới, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Ví dụ,
Hiệp hội Du lịch Hàn Quốc thành lập từ năm 1963, nay có 2.939 hội viên (2.389 hãng


lữ hành, 480 khách sạn); Hiệp hội Du lịch Châu á Thái Bình Dương (PATA) thành lập
năm 1951 bao gồm các thành viên là 2000 tổ chức lữ hành, 95 cơ quan du lịch quốc
gia và địa phương, 65 hãng hàng không và tàu biển, 557 khách sạn, 434 đại lý du lịch;
ngồi ra cịn có 16.000 hãng lữ hành, khách sạn là thành viên của 79 chi hội thuộc trên
40 quốc gia trên thế giới . . .


Các quốc gia, các địa phương dựa vào những lợi thế so sánh để tạo nên những sản phẩm
độc đáo, đa dạng, hấp dẫn khách đến du lịch và du khách với các sản phẩm du lịch độc
đáo nên đã thu hút só lượng khách quốc tế ngày một đơng. Tại Băngkok (Thái Lan) có
các cửa hàng miễn thuế bán các sản phẩm truyền thống giá rẻ, chất lượng cao, các mặt
hàng xa xỉ phẩm của các nước nổi tiếng, các loại quần áo hợp mốt của các nhà thiết kế
có tên tuổi, nhằm thu hút khách du lịch. Tư tưởng chỉ đạo hoạt động du lịch của Thái
Lan là: Luôn tìm cách thoả mãn nhu cầu của khách hàng về vật chất, tinh thần và tâm
lý. Khẩu hiệu phục vụ khách hàng là gây ấn tượng tốt cho khách ngay từ bước chân đầu
tiên đến Thái Lan và làm cho khách hài lòng đến điểm cuối cùng; 80% số người nước
ngoài vào Thái Lan chỉ cần ghi tên là xong, không phải cần nhiều thủ tục phiền hà.
ở Trung Quốc, Ngành du lịch đã đưa ra những sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng nhằm
thu hút du khách, mỗi năm có một chủ đề riêng: Năm 1993 là "Năm du lịch phong cảnh",
năm 1994 là "Năm du lịch văn vật - lịch sử", năm 1995 là "Năm du lịch phong tục tập
quán các dân tộc", năm 1996 "Năm du lịch nghỉ mát", năm 1997 là "Năm du lịch đón
Hồng Kông trở về với Trung Quốc". Kết quả năm 1996 số khách du lịch đến Trung
Quốc lên 26 triệu lượt, tăng 11,5% so với năm 1995, được xếp hàng thứ 5 trên thế giới
(năm 1990 xếp thứ 12), thu nhập ngoại tệ đạt 10,5 tỷ USD.


4. Tăng cường tiếp xúc tiếp thị du lịch


Mục đích của xúc tiến là tăng cường quảng cáo trong du lịch nhằm giới thiệu, hình
thành, định hướng các sản phẩm du lịch của đất nước đối với du khách, xúc tiến, tuyên
truyền quảng cáo là một chi phí nhưng rất cần thiết trong du lịch, hiệu quả rất lớn, khó
lượng hố. Tổ chức du lịch thế giới chẳng những quan tâm đến số thu nhập ngoại tệ do


du lịch mang lại, sự tiến bộ của giao thông- vận chuyển, thông tin liên lạc ... mà còn theo
dõi sát ngân sách chi cho xúc tiến của các thành viên, khuyến khích các nước đẩy mạnh
xúc tiến du lịch.


Xúc tiến du lịch được các nước rất chú ý, nhà nước tài trợ kinh phí rất lớn và cho thực
hiện nhiều biện pháp hữu hiệu. Nhiều nước có Cơ quan Xúc tiến du lịch với các tên gọi
khác nhau như: Malaysia, Singapore có Cục xúc tiến du lịch, Hàn Quốc có Liên đồn
Du lịch Quốc gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Theo tổ chức Du lịch Thế giới: Ngân sách xúc tiến du lịch của các nước hàng năm đều
tăng. Ngân sách du lịch của 84 nước là hội viên tổ chức du lịch Thế giới vào đầu thập
kỷ 80 đã lên tới 2000 triệu USD/ năm (2 tỷ) 43 nước báo cáo con số cụ thể về tổng số
ngân sách chi cho xúc tiến năm 1991 là 1,312 tỷ USD, năm 1992 là 1,416 tỷ. Năm 1992,
Tây Ban Nha chi 85 triệu USD cho xúc tiến, Pháp 72 triệu, Anh 60 triệu, úc 51 triệu,
Mêhico 34 triệu. Để chuẩn bị cho năm du lịch 1994 cho tuyên truyền quảng cáo; Chính
phủ Singapore đã chi 100 triệu USD cho giai đoạn 1996 - 2000 để phát động chiến dịch
xây dựng Singapore thành thủ đơ du lịch. Theo các nhà phân tích quốc tế thì 1 USD bỏ
ra cho tuyên truyền quảng cáo du lịch sẽ thu về bình quân 500 USD; tuy nhiên tuỳ theo
các yếu tố văn hoá, lịch sử, khí hậu, thắng cảnh, ăn uống... chỉ số này chỉ có sự khác
nhau giữa các vùng. Ví dụ, vùng Châu á - Thái Bình Dương nếu có 1 USD bỏ ra cho
quảng cáo du lịch sẽ chỉ thu được 150 USD, nhưng ở Châu Âu lại lên đến 635 USD.
Nếu xúc tiến du lịch bị xem nhẹ, lơ là sẽ đưa đến tình trạng kinh doanh giảm sút. Trong
vịng 10 năm liên tiếp (1975-1985) nước Pháp có số khách quốc tế đến du lịch đứng
hàng thứ hai thế giới (sau Mỹ). Năm 1985 đạt số lượng cao nhất 28 triệu lượt khách, thu
nhập 10,150 tỷ USD. Nhưng 1986 bị tụt xuống còn 9,5 tỷ USD, đứng thứ 4 sau Mỹ, Tây
Ban Nha và Italia. Một trong những nguyên nhân chính đưa tới giảm sút thu nhập là sự
yếu kém trong xúc tiến du lịch. Năm 1992, nước Pháp trở lại chiếm vị trí hàng đầu, đón
43 triệu lượt và thu 103 tỷ France. Bộ trưởng Giao thông, Thiết bị, nhà ở và du lịch Pháp
đánh giá nguyên nhân thắng lợi đầu tiên là nhờ đẩy mạnh xúc tiến du lịch. Ngay từ năm
1987, Ngành du lịch Pháp đã thực hiện chiến lược thống nhất các hoạt động xúc tiến du


lịch cả nước trong một tổ chức gọi là Ngôi nhà nước Pháp ( " Maison de la France " ),
trực thuộc Bộ Giao thông, Thiết bị, Nhà ở và Du lịch. Nhiệm vụ của tổ chức này là tạo
ra một hình ảnh nước Pháp tiêu biểu, quảng bá du lịch, đưa sản phẩm du lịch của nước
Pháp ra nước ngoài đủ mạnh để tác động vào du khách. Ngân sách hoạt động cho ngôi
nhà chung từ 2 nguồn: 50% do nhà nước cấp, 50% do tư nhân đóng góp.


Các nước du lịch phát triển đều đặt đại diện du lịch quốc gia, dưới hình thức văn phịng
hay Đại diện du lịch ở nước ngồi để làm cơng tác xúc tiến, quảng bá, nghiên cứu thị
trường thu hút khách vào nước mình, coi đây là phương tiện quan trọng xúc tiến quốc
tế. Theo điều tra của Tổ chức du lịch thế giới thì hiện nay chỉ cóa khoảng 14% số nước
khơng có Văn phịng đại diện du lịch quốc gia ở nước ngoài, nhưng họ giao chức năng
này cho Sứ quán đảm nhiệm. Lào là nước du lịch chưa phát triển, nhưng do thấy được
vai trò quan trọng của Văn phòng du lịch quốc gia nên đã đặt văn phòng du lịch Lào tại
Băngkok. Có nước đặt văn phịng du lịch quốc gia riêng biệt, có nước đặt trong Đại sứ
quán với tên gọi đại diện. Pháp hiện nay có 39 văn phịng du lịch ở nước ngồi, ý có
30, Tây Ban Nha 28, úc 24, Hàn Quốc 18, Mehico 16, Nhật Bản 16, New Sealand 15,
Đức 14 văn phòng và 10 đại diện, Mỹ 12, các nước ASEAN: Indonesia 10, Malaysia 15,
Thái Lan 13 văn phòng và 12 đại diện, Singapore 16 văn phòng và 8 đại diện... Số nhân
viên làm ở các văn phòng du lịch quốc gia ở nước ngồi của các nước tương đối nhiều:
úc có 172 nhân viên, Pháp có 186, Hy Lạp 128, ý 110, Tây Ban Nha 185...


</div>

<!--links-->

×