Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tư tưởng Ngô Thì Nhậm về mối quan hệ giữa người cầm quyền và người dân - Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.21 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0064
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 85-92


This paper is available online at


<b>TƯ TƯỞNG NGƠ THÌ NHẬM VỀ MỐI QUAN HỆ</b>
<b>GIỮA NGƯỜI CẦM QUYỀN VÀ NGƯỜI DÂN</b>


Nguyễn Bá Cường


<i>Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội</i>


<b>Tóm tắt.</b>Ngơ Thì Nhậm là một nhân vật lịch sử tiêu biểu, là nhà tư tưởng lỗi lạc của dân
tộc. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, ơng đã hiện thực hóa tư tưởng chính trị của
mình theo chuẩn mực lí tưởng của Nho gia. Trong hệ thống tư tưởng chính trị của ông, vấn
đề quan hệ giữa người cầm quyền và người dân được ông quan tâm bởi đây là mối quan
hệ cơ bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội. Bài viết phân tích tư tưởng Ngơ Thì
Nhậm về vai trị, trách nhiệm giữa người cầm quyền với người dân và trách nhiệm của họ
đối với quốc gia, triều đại.


<i><b>Từ khóa:</b></i>Ngơ Thì Nhậm, người cầm quyền, tư tưởng chính trị.


<b>1. Mở đầu</b>



Vào cuối thế kỉ XVIII, xã hội Việt Nam đang ở cuối thời kì khủng hoảng của sự chia cắt
đất nước (Đàng Ngoài và Đàng Trong) nên đã xuất hiện những tiền đề của sự thống nhất đất nước.
Bối cảnh ấy đã tạo thêm cơ hội để những nhà Nho tích cực nhập thế thể hiện tài năng và lí tưởng
cống hiến của mình. Ngơ Thì Nhậm (1746 – 1803) là người nổi lên trong số đó. Ở Ngơ Thì Nhậm
có sự kết hợp nhuần nhuyễn con người hành động và con người suy tư triết học. Tư duy lí luận của
Ngơ Thì Nhậm trở nên sâu sắc hơn so với các nhà Nho trước đó và đương thời bởi điều kiện chính
trị, văn hóa, tư tưởng của thời đại và bởi trình độ học vấn uyên bác, năng lực hoạt động thực tiễn


sôi nổi của ơng. Ngơ Thì Nhậm đã biết vận dụng những mặt tích cực của Nho giáo vào việc giải
quyết các vấn đề của thực tiễn xã hội, góp phần phát huy sức mạnh quật cường của nhân dân trong
sự nghiệp cứu nước, lập lại hịa bình, gây dựng nền tảng thống nhất đất nước.


Nghiên cứu về tư tưởng chính trị của Ngơ Thì Nhậm đã được cơng bố trong một số cơng


trình [1, 3, 4, 5, 10, 13]). Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu<i>tư tưởng của Ngơ Thì</i>


<i>Nhậm về mối quan hệ giữa người cầm quyền và người dân</i>. Từ nội dung tư tưởng của Ngơ Thì
Nhậm về vấn đề này cho thấy những đặc trưng của sự kết hợp giữa tư tưởng Nho giáo và thực tiễn
hoạt động chính trị – xã hội của ơng, qua đó phản ánh một phần tư tưởng triết học, chính trị của
Việt Nam đương thời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>2. Nội dung nghiên cứu</b>



<b>2.1. Mối quan hệ giữa những người cầm quyền</b>



Theo quan điểm của Nho giáo, người cầm quyền gồm có vua và quan (bề tơi), hay cịn gọi
là<i>quân thần</i>, là một trong ba mối quan hệ cơ bản, rường cột của xã hội (tam cương).


Ở Khổng Tử và Mạnh Tử, quan niệm về trách nhiệm có tính chất hai chiều trong mối quan
hệ quân thần. Nhưng từ Hán Nho trở đi, trách nhiệm đó chỉ mang tính chất một chiều, chỉ địi hỏi
bề tơi phải có trách nhiệm và phục tùng tuyệt đối với vua.


Trong tư tưởng Ngơ Thì Nhậm, trách nhiệm của quan hệ vua – tơi phải thể hiện tính hai
chiều. Trước hết, trách nhiệm của bề tôi được thực hiện trong điều kiện nhà vua phải sáng suốt,
công bằng, hiền đức, biết xem xét công việc và coi trọng bề tôi. Theo ông, sở dĩ quan lại có “lịng


trung hăng hái” là bởi “vì có vua hiền trí, sáng suốt soi xét như thần” (<i>Bút hải tùng đàm</i>, Tiễn



cựu Hiến sát sứ Kinh Bắc [6;63]). Ơng nói: “Tơi hiền gặp vua thánh, thật hợp với công việc hôm


nay” (<i>Thu cận dương ngôn</i>, Tặng đồng nghị Ưng Dương hầu tái vãng Bắc Thành [7;332]). Điều đó


cũng có nghĩa là giữa vua – tơi bổ sung cho nhau để tạo nên sự hài hịa trong cơng việc quốc gia,
triều đại. Ngơ Thì Nhậm nhận thức được rằng, nếu có vua anh minh thì bề tơi sẽ phụng sự tận tụy
hết mình, khơng dám mưu đồ thí nghịch. Nhưng cũng có lúc ơng lại tỏ ra cực đoan, bảo thủ như
quan niệm của Tống Nho khi không muốn xảy ra “cái biến lớn của đạo người” nên nói rằng: “vua


bất nhân, bề tơi cũng khơng được bất trung” (“Quân bất nhân, thần bất khả bất trung” –<i>Xuân Thu</i>


<i>quản kiến</i>, Ẩn Công) [9;165]. Hạn chế này của Ngô Thì Nhậm là khó tránh khỏi bởi trong giới hạn
của một nhà nho phong kiến đang phải ẩn dật tránh nạn dưới thời Lê - Trịnh. Ý kiến này được viết


ra khi ông đọc<i>Kinh Xuân Thu</i>và nêu lên “quản kiến” (kiến giải nơng cạn). Trên thực tế sau đó,


thơng qua việc lựa chọn minh quân là vua Quang Trung để phụng sự, ơng đã hồn tồn vứt bỏ lập
trường cũ để thực hiện bước ngoặt trong nhận thức và hành động khi lịch sử đất nước sang trang
mới dưới triều đại Tây Sơn. Ông cũng động viên được nhiều cựu thần nhà Lê gạt bỏ tư tưởng ngu
trung để ra làm quan gánh vác trách nhiệm phụng sự triều đình Tây Sơn và cống hiến cho đất nước,
tiêu biểu trong số đó có Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Ninh Tốn, Đồn Nguyễn Tuấn...


Trách nhiệm của bề tơi, theo Ngơ Thì Nhậm, phải thể hiện bản lĩnh, trách nhiệm phụng sự
tận tụy và phải hành động để giúp vua chứ khơng chỉ nói sng hay im lặng. Vì thế, căn cứ để
xem xét lòng trung thành, trách nhiệm đối với nhà vua, bề tơi cần phải “dựa vào nghĩa lí để phán
xử”, “lấy trung thực làm trách nhiệm”. Ông chỉ rõ: “Làm người bề tôi, thờ một ông vua tài giỏi,
mình biết mà khơng làm, thế là khơng trung; đứng ở một triều đình có thể nói được mà cứ lặng


im khơng nói, thế là khơng thành” (<i>Kim mã hành dư</i>, Cần bộc chi ngôn tự [6;747]). Trách nhiệm,



bản lĩnh và trí tuệ của bề tơi cịn thể hiện ở chỗ: “muốn khuyên can nhà vua làm điều thiện, thì tất


phải sửa đổi tấm lịng bất chính của nhà vua” (<i>Xuân Thu quản kiến</i>, Trang Công [9;583]). Đây là


điều hết sức táo bạo mà Ngơ Thì Nhậm đã vượt khỏi khn mẫu khắc nghiệt của Tống Nho. Ơng
cịn khuyến khích bề tơi nêu cao ý chí trở thành người anh hùng phụng sự ông vua hiền đức. Theo
ông, để xứng đáng với “chức phận của kẻ làm tơi” thì khơng nên đi ở ẩn mà cần phải biết hành
động (nói một cách hình ảnh là phải biết bay cao, vươn xa “ruổi rong trong vũ trụ” thi thố tài năng
–<i>Bút hải tùng đàm</i>, Tống khế hữu hành biên, bài 1 [6;98]). Với tư tưởng hành đạo này của ông đã
cổ vũ nhiều trí thức Nho học đương thời đem tài năng và tâm đức của mình ra giúp nước, đặc biệt
trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược. Như vậy, có thể thấy trong tư tưởng của ơng,
trách nhiệm xã hội của bề tôi không chỉ giới hạn trong mối quan hệ với vua, với triều đại mà còn
mở rộng ra trong mối quan hệ với quốc gia, dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

phấn đấu của bề tôi đối với nhà vua và đất nước. Theo đó, bề tơi thể hiện trách nhiệm, lòng trung
thành đối với vua phải từ trong suy nghĩ cho đến việc biểu hiện ý chí quyết tâm, rồi thực hiện bằng
hành động phụng sự, làm rạng danh gia đình, cống hiến cho đất nước. Ơng nêu lên các phẩm chất
đạo đức được biểu hiện cùng với lòng trung thành như: khoan dung, nghiêm túc, dũng mãnh, anh
hùng,... Ngơ Thì Nhậm sáng tác một bài phú để biểu dương lịng trung của bề tơi đối với vua, đối
với đất nước. Đây là điểm khác biệt so với các trước tác của một số nhà Nho Việt Nam tiêu biểu
trước đó như: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Ở đó, Ngơ Thì Nhậm chỉ ra điều
kiện để lịng trung của bề tơi được bộc lộ: “Thời đến lúc cùng, thì khí tiết mới phát hiện, nước gặp
buổi loạn, thì ai trung thành mới hay”. Ơng địi hỏi bề tơi phải có bản lĩnh và khí chất “kiên cường
hơn đá trên núi; bền bỉ lá thông mùa đơng phải nhường”. Có như vậy mới “đem tấm thân văn kiêm


võ; nêu nghĩa muôn đời giữa vua tôi” (<i>Kim mã hành dư,</i>Biểu trung phú) [6;390]. Từ kinh nghiệm


của bản thân, ông nêu những yêu cầu trong suy nghĩ, cách thức xử thế thể hiện trách nhiệm của
bề tôi đối với vua. Ơng viết: “Làm bầy tơi chẳng dễ, đi đường rất khó khăn”, “trên dưới khơng
thường, tiến lui chẳng định”, bốn phương không được bằng phẳng mà luôn hiểm nghèo nên cần


lấy việc siêng làm là cốt yếu và thuận theo lẽ phải và “Nói tóm lại, bầy tơi thờ vua, khơng gì khó


bằng gặp lúc gian nguy cần hy sinh, càng khó hơn là biết làm theo lễ” (<i>Xn Thu quản kiến</i>, Hồn


Cơng [9;183]).


Như vậy, mối quan hệ vua – tơi được Ngơ Thì Nhậm xác định là quan hệ cơ bản trong xã
hội, thể hiện vai trò và trách nhiệm của giới cầm quyền. Mặc dù ông cố gắng mong muốn thực
hiện tính chất hai chiều của mối quan hệ này trong thực tế nhưng tư tưởng tôn quân vẫn luôn được
ông quán triệt sâu sắc. Bản thân ông đã bằng mọi biện pháp để thực hiện trách nhiệm, đạo đức và
bản lĩnh của bề tôi trong mối quan hệ với vua, chúa, đồng thời cố gắng tác động để họ thực hiện
những phẩm chất cơ bản của ơng vua theo lí tưởng Nho gia. Sự nỗ lực của ông được thể hiện ở
việc làm cho người cầm quyền xích lại gần hơn với người dân và có trách nhiệm hơn đối với vận
mệnh của đất nước. Đó là những thành cơng và cống hiến q báu của ơng đối với tiến trình lịch
sử tư tưởng chính trị Việt Nam và q trình phát triển của dân tộc.


<b>2.2. Trách nhiệm của người cầm quyền đối với người dân</b>



Theo tư tưởng Ngơ Thì Nhậm, trách nhiệm của người cầm quyền đối với người dân được
thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:


<b>2.2.1. Trọng dân, khoan dân</b>


Tư tưởng trọng dân, khoan dân đã có trong truyền thống của người Việt Nam. Chẳng hạn:
Khúc Thừa Hạo vào đầu thế kỉ X đã nêu chính sách về văn hóa – xã hội là “khoan, giản, an, lạc”
(khoan sức cho dân; quản lí giản dị, gần dân; đem lại bình yên cuộc sống cho dân; toàn dân được


yên vui); Lý Công Uẩn (thế kỉ X) trong<i>Thiên đô chiếu</i>viết: “Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý


dân...”; Lý Thường Kiệt (thế kỉ XI) cũng nêu: “Trời sinh ra dân chúng, vua hiền tất hồ mục. Đạo


làm chủ dân cốt ở ni dân”; Trần Quốc Tuấn (thế kỉ XIII) chủ trương: “Khoan thư sức dân để
làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách để giữ nước”,... Tư tưởng trọng dân, thân dân tiếp tục
được Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... kế thừa và phát triển trong mỗi thời kì lịch sử dân tộc
[2;38-46].


Tiếp tục dòng chảy tư tưởng thân dân trong lịch sử dân tộc, trên cơ sở nhìn nhận thấu đáo
tình cảnh đời sống nhân dân đương thời, Ngơ Thì Nhậm nêu lên nhiều quan điểm mới về vấn đề
trọng dân, khoan dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

ở việc đặt ra quan chức và pháp luật phải xuất phát từ lợi ích của người dân. Từ thực tế của xã hội
đương thời, ông nêu lên yêu cầu cần phải tinh giản đội ngũ quan lại và giảm các hình thức trưng
thu của dân. Ông cho rằng, việc đặt ra quan chức không nhất thiết đòi hỏi phải đủ số lượng, bởi
trong thực tế có những chức quan khơng nên đặt thì lại đặt cho nên nhiều quan lại thì chuyện nhũng
nhiễu dân đương nhiên xảy ra. Khi đặt ra hình phạt thì phải thận trọng vì “hết thảy sách chép về
hình án, đều quan hệ đến tính mệnh của dân, sai một li, đi nghìn dặm”. Ơng viết: “Đại khái cứ dựa
vào chức việc để sách nhiễu, dựa vào pháp luật để làm việc riêng, khiến cho đời sống dân khánh
kiệt vì quan nha nhiều, chính thể khuyếm khuyết vì nhũng lạm q đáng. Nay ở ngồi thơn q
dân rất thiếu ăn, nới lỏng phần nào, tức dân được nhờ phần ấy, mà con đường nới lỏng cho dân,


trước hết nên dẹp bỏ những chỗ phức tạp, tỉnh giảm những chỗ phiền nhiễu” (<i>Kim mã hành dư</i>,


Ngự sử đài bản tường quan tuế quý trần ngôn khải [6;581]). Những vấn đề mà Ngô Thì Nhậm nêu
lên đã phản ánh rõ nét tư tưởng khoan dân của ông trên cơ sở xem xét thấu đáo tình cảnh đời sống
của người dân. Ơng đã mạnh dạn phê phán việc bổ nhiệm nhiều quan chức và sự khuyếm khuyết
của chính thể do tham nhũng phổ biến cuối thời vua Lê – chúa Trịnh. Chính vì thế, ông cho rằng,
hình phạt giảm nhẹ cho người phạm tội “chính là việc cần kíp thi hành chính sách nhân huệ ở ngày
nay. Thế là dưới thì dân sinh hồ thuận cảm thơng, trên thì Thiên tử hồ thuận đáp ứng, kết quả là
luôn năm được mùa lúa, không hẹn mà đến. Bài ca được mùa lớn nay lại xuất hiện, cảnh thịnh trị


thái bình mn đời vững bền mãi” (<i>Kim mã hành dư</i>, Phụng chỉ cầu trực ngôn trần thời chính khải



[6;577]). Điều đó thực tế chỉ là mong ước của Ngơ Thì Nhậm mà thơi.


Ngơ Thì Nhậm cũng đặt ra yêu cầu đội ngũ quan lại phải có trách nhiệm nắm bắt thực tế
đời sống của người dân, “phải đi dị xét, thu nhặt hết mọi tình trạng ẩn khuất trong dân” để đưa
ra những chính sách có lợi cho dân. Theo ơng, triều đình phải có chính sách “triệu tập dân không
nơi nương tựa, mà trồng cấy, thu được thóc lúa, trộm cướp khơng phải đuổi, mà tự n, thóc gạo
khơng phải mua, mà tự đầy kho. Đó cũng là một phép hay để: “Dân no đủ, ngăn ngừa trộm cướp”,


không đầy vài năm nữa, cái hiệu quả ấy cứ đem lại liên tiếp mãi, chi dùng không hết” (<i>Kim mã</i>


<i>hành dư</i>, Bản thuộc đài quan trần ngơn [6;591]). Đó cũng là cách mà người cầm quyền chăm lo
việc trị nước, “thể hiện chính sách ni dưỡng cho dân phồn thịnh”.


Tính chất hai chiều về trách nhiệm trong mối quan hệ giữa người cầm quyền và người dân
cũng được Ngơ Thì Nhậm chỉ ra rất rõ ràng đối với cương vị cao nhất trong giới cầm quyền là vua.
Ơng viết: “Thiên tử vì dân mà nghe ngóng, trơng coi, một khi lịng dân khởi phát thì ý của thiên
tử có thể đạt được”, và “chăm lo cơng việc triều chính, thương nỗi uẩn khuất của dân, ngày đêm


tính tốn, khơng lúc nào là khơng nghĩ đến việc tu sửa chính trị và thương yêu dân chúng” (<i>Kim</i>


<i>mã hành dư</i>, Phụng chỉ cầu trực ngơn trần thời chính khải; Ngự sử đài bản tường quan tuế quý trần
ngôn khải [6;576,581]). Theo ông, đạo làm vua phải “sớm khuya kính cẩn lo sợ, cùng với các quần
thần lớn nhỏ, nghĩ cách bàn bạc, sửa sang lại triều chính” và phải thực hiện “một cuộc chấn chỉnh,
tuyên rộng những điều đổi mới”. Trong điều hành đất nước, nếu vua mắc khuyết điểm thì cũng
phải thẳng thắn thừa nhận, khơng được trốn tránh, bởi vì “đại để dễ dàng lơi lỏng thì dễ dàng nảy
sinh lười biếng, từ đó sinh ra tự mãn tự cho mình như thế là đủ, tập nhiễm tích tụ thành thói quen,


khó mà kể xiết” (<i>Hàn các anh hoa</i>, Cầu ngôn chiếu [7;632–634]). Những quan niệm nêu trên của



Ngơ Thì Nhậm có sự tiếp thu đường lối trị nước của Nho giáo nói chung và các nhà tư tưởng tiêu
biểu thời trước thể hiện đường lối đức trị, nhân nghĩa có trong tư tưởng Chu Văn An, Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm...


<b>2.2.2. Yên dân, vì dân</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

nghiệm về lịch sử: Vua xưa dùng dân theo cách khoan sức dân nên “dân được sử dụng, mệt mà
khơng ốn hờn”. Từ đó, ơng u cầu: “Bậc qn tử yêu dân, trước hết phải yêu vật, phải gắng noi


theo phép “an dân” (<i>Hoàng hoa đồ phả</i>, Bắc Trực dưỡng loa thành [8;241]). Ơng chỉ rõ chức phận


bề tơi là phải chấp hành nghiêm ý chỉ của vua, có trách nhiệm dẹp giặc, “quét sạch mọi chướng
ngại” để đem lại cuộc sống thanh bình cho mn dân.


Ngơ Thì Nhậm đặt trách nhiệm cho người cầm quyền phải chăm lo cả về đời sống vật chất
và đời sống tinh thần của người dân. Ơng khẳng định cái gốc của chính sự là ở việc chăm lo đời
sống vật chất của nhân dân, mà trước hết là khuyến khích làm nơng nghiệp. Theo ông, người cầm
quyền phải biết chú trọng việc làm nghề nơng, coi đó là việc chính sự cần kíp bởi nghề nơng là


cái gốc của đời sống người dân. Vì thế, trong<i>Chiếu khuyến nơng</i>dưới thời vua Quang Trung, Ngơ


Thì Nhậm nêu tác dụng của những chính sách khuyến khích nơng nghiệp: “Cốt là để bảo cho dân
biết chăm vun cái gốc, cũng chính là đường lối của buổi ban đầu” của chế độ chính trị vì dân. Do
đó, “chỉ có hết sức với dân, chú trọng vào việc đồng áng, thì dân trong nước mới khơng phiêu dạt,


đất ngồi đồng mới khơng bỏ hoang” (<i>Hàn các anh hoa</i>, Khuyến nơng chiếu [7;625–626]). Trước


đó, trong<i>Xn Thu quản kiến</i>, ơng đề cập đến “Bát chính”, tức là tám điều chính yếu trong đời


sống nhân dân, được ghi chép trong thiên “Hồng Phạm”, phần<i>Chu thư</i>, sách<i>Kinh Thư</i> là: “thực,



hóa, tự, tư không, tư đồ, tư khâu, tân, sư”- ăn uống, tiền của, tế tự, việc cơng chính, giáo dục, hình
luật, tiếp khách, binh bị. Do vậy, ông khẳng định phải coi trọng nông nghiệp để phục vụ đời sống


vật chất của nhân dân – đó cũng là “coi trọng cái gốc vậy” (<i>Xn Thu quản kiến</i>, Ẩn Cơng [9;93]).


Ơng chủ trương chính sách của triều đình phải tập trung vào đời sống nhân dân nên khi làm bất
cứ việc gì địi hỏi người cầm quyền “ln ln nghĩ tới thiện chính của nước nhà, cuộc sinh sống
của nhân dân”. Ngơ Thì Nhậm cịn đề xuất việc lập đồn điền, trong đó nêu những điều có ý nghĩa
chiến lược về chăm lo cho đời sống nhân dân bằng cách khai khẩn ruộng hoang.


Khi xem xét thực trạng xã hội đương thời, Ngô Thì Nhậm đã có những kiến giải về chăm lo
đời sống vật chất cho người dân. Ông lập luận: “Nước lấy dân làm gốc, dân lấy thóc làm của báu,
nay thiếu nhiều thóc, lúa, thì cịn có thể gọi là nước được không?” (“Quốc dĩ dân vi mệnh, dân


sở bảo duy cốc, đại vơ mạch hồ, thượng khả vĩ di quốc hồ?” –<i>Xn Thu quản kiến</i>, Trang Cơng


[9;631]). Có thể luận điểm này của Ngơ Thì Nhậm bắt nguồn từ triết lí “Dân dĩ thực vi thiên” (dân
thì lấy sự ăn làm điều quan trọng hàng đầu) mà Nho giáo Trung Quốc đã chủ trương. Theo Ngơ
Thì Nhậm, “lương thực đủ thì trong nước bình yên, mà trong nước bình yên thì dân an cư, dân an
cư thì đạo trị dân được mở rộng”. Vì thế, coi trọng dân thì phải làm cho dân có ăn, chứ nếu xây
thành vững mà dân đói thì cũng vơ nghĩa mà thơi. Quan tâm xây dựng đời sống kinh tế cho dân,
ông đã phê phán thói quen hội hè, vui chơi, cúng tế liên miên làm cho sức sản xuất của dân bị hạn


chế, cuộc sống ngày càng khó khăn (<i>Kim mã hành dư</i>, Phụng chỉ cầu trực ngơn trần thời chính


khải, Xã đình nguyệt xướng khả phủ nghị [6;576;540]).


Xuất phát từ tư tưởng thân dân, Ngơ Thì Nhậm có ý tưởng về một xã hội tương lai. Đó là xã
hội lí tưởng mà ở đó người dân sống thuần phác với điều kiện vật chất và tinh thần, tâm linh đầy


đủ, không cần có tổ chức xã hội mà để người dân tự quản. Theo ơng, khi triều đình vững vàng, xã
hội thanh bình, thì người dân tự nhiên thuần phác, cuộc sống đủ đầy, đời sống tinh thần, tâm linh
cũng được quan tâm, điệu bộ thể hiện chân thành, giản dị, thực chất, khơng cầu kì... Như thế, mùa
xn tràn ngập đất trời, cảnh càng thêm đẹp, người dân không ham muốn gì hết, sống hồn nhiên


thuần phác mà khơng cần có người đứng đầu (<i>Bút hải tùng đàm,</i> Thắng nhật phú đắc Đồng Lại


thập nhị nghi, bài 9 [6;84–85]). Tuy nhiên, thực chất, ý tưởng này của Ngơ Thì Nhậm vẫn chỉ dừng
lại ở sự mong ước, tưởng tượng và rốt cuộc vẫn trở lại với mơ hình lí tưởng thời Nghiêu Thuấn cổ
xưa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

rằng ông vẫn chủ trương duy trì Nho giáo chính thống. Điều đó khơng chỉ biểu hiện trong việc
minh chứng cho sự hợp lí của ngơi thiên tử mà cịn thể hiện rõ nét tư tưởng chính danh định phận.
Ở đó, lí tưởng xây dựng đất nước chủ yếu vẫn là hướng trở lại thời kì được cho là thịnh trị – “Ngũ
đế Tam vương” – trong xã hội Trung Quốc cổ xưa. Với tư cách là nhà chiến lược của triều đại mới
Tây Sơn, hạn chế đáng tiếc đó của ơng đã ít nhiều ảnh hưởng đến chủ trương xây dựng triều chính
và đất nước đương thời. Tuy vậy, một phần tư tưởng của Ngơ Thì Nhậm được phong trào Tây Sơn
vận dụng và phát huy trong thực tiễn đấu tranh đánh đuổi quân Thanh xâm lược, giải phóng đất
nước, góp phần làm nên những thành tựu to lớn. Những cống hiến của ông cho lịch sử dân tộc cần
tiếp tục được khẳng định và phát huy trong giai đoạn hiện nay.


<b>2.3. Vai trò và thân phận của người dân trong mối quan hệ với người cầm quyền</b>



Vai trò, thân phận và trách nhiệm của người dân trong quan hệ với người cầm quyền ở mỗi
thời đại được các nhà tư tưởng quan niệm khác nhau. Trong đó, các nhà tư tưởng tiến bộ thường
nhấn mạnh vai trò của người dân đối với sự phát triển của lịch sử xã hội. Tư tưởng cơ bản của Ngơ
Thì Nhậm về vấn đề này được khái quát ở những nội dung sau:


<i><b>Thứ nhất, người dân có vai trị, trách nhiệm xây dựng triều đại và đất nước.</b></i>



Ngơ Thì Nhậm tiếp tục khẳng định vai trị quyết định của dân tới vận mệnh của đất nước


(“Quốc dĩ dân vi mệnh” –<i>Xuân Thu quản kiến</i>, Trang Công [9;631]). Ơng cho rằng, dân là người


bình thường nhưng lại chiếm số đơng và có vai trị làm ra của cải vật chất để ni sống xã hội và
triều đình. Chính vì “nước lấy dân làm gốc” nên ơng khun vua, quan phải biết dựa vào dân để
hỏi mưu kế trị nước, đề nghị dân dâng lời nói thẳng và chỉ ra cho vua, quan biết cách tỏ rõ đức
hạnh. Ông dẫn Kinh Thư: “Dân không vua biết nhờ cậy vào đâu, vua không dân biết cùng ai giữ
nước” (“Thư vân: Chúng phi hậu hà đái, hậu phi chúng võng dữ thủ bang”) và nêu rõ: Phàm những


ai có đức tính tốt đẹp trời ban, nên hiểu rõ ý “dựa cậy lẫn nhau” này (<i>Hàn các anh hoa</i>, Cầu ngôn


chiếu [7;633;634]).


Khơng chỉ nêu cao vai trị của người dân đối với đất nước, Ngơ Thì Nhậm cịn đưa ra nhiều
chủ trương xây dựng đời sống cho người dân để phát huy được sức mạnh của dân. Đó là chủ trương
khuyến khích nhân dân lao động sản xuất, phát huy sức mạnh đồn kết nhân dân trong cơng cuộc
đánh giặc ngoại xâm cứu nước, đồng thời chỉ ra các biện pháp giải quyết mâu thuẫn, bế tắc trong
xã hội thông qua việc đảm bảo đời sống no đủ cho nhân dân, tạo nên sự công bằng trong xã hội.


<i><b>Thứ hai, người dân là lực lượng cần được giúp đỡ.</b></i>


Mặc dù đề cao vai trò, trách nhiệm của dân đối với triều đình và xã hội nhưng cũng như các
nhà tư tưởng Việt Nam khác, Ngơ Thì Nhậm vẫn phản ánh đời sống người dân dưới cách nhìn của
“người trên”, tức là của người cầm quyền.


Đối với Ngơ Thì Nhậm, khi phản ánh đời sống nhân dân trong xã hội đương thời, ông
thường gắn trách nhiệm, phẩm chất đạo đức và tình thương của người cầm quyền đối với người
dân. Ông cho rằng người cầm quyền cần có trách nhiệm cứu dân và đề ra những chính sách n
dân. Theo ơng, “đánh kẻ có tội để cứu dân, hành động đó là chính nghĩa, cịn nếu “đánh nhau liên



miên, làm dân vất vả, gọi là bạo ngược” (<i>Xuân Thu quản kiến</i>, Trang Cơng [9;453]). Ơng nêu tình


cảnh người dân đói, rét đang sống trong những túp nhà tranh ở hang cùng ngõ hẻm “đương dụi
mắt mong chờ chính sách chiêu tập vỗ về được yên ổn”. Đồng thời ông cảnh báo người cầm quyền
nếu có lịng tham lợi dù nhỏ, nhưng nó như “là đốm lửa thiêu cháy cả cánh đồng” và dần dần làm
mất lịng tin của người dân. Ơng coi lịng tham đó sẽ gây nên tai hoạ lớn, tuy người cầm quyền


tay không cầm dao, nhưng thực là kẻ giết người (<i>Thủy vân nhàn vịnh</i>, Mạ lưỡng khả huyện quan


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

cai mục, sự lăng nhờn ức hiếp của cường hào hoành hành đã lâu, tệ hại cũng lắm”. Ngơ Thì Nhậm
chỉ ra rằng, chính hồn cảnh xã hội đưa đẩy đời sống nhân dân vào cảnh trộm cướp, phiêu dạt. Ông
viết: “Người nghèo túng coi hạt gạo như hạt ngọc, đói rét thiết thân, cùng kéo nhau xoay ra trộm
cướp... coi miếng ăn to hơn trời, không nghĩ sao mà cảm cách được tới trời, há đủ để cho họ làm


điều thiện?” (<i>Xuân Thu quản kiến</i>, Trang Công [6;577–589]). Như thế, không thể xuất phát từ ý


thức, tư tưởng để thay đổi hiện thực mà người cầm quyền phải thực thi các biện pháp cứu giúp dân
chúng, đưa dân chúng ra khỏi tình trạng lưu manh hố, phạm pháp. Ở đây, có thể nhận thấy Ngơ
Thì Nhậm đã có sự tiếp thu tư tưởng thân dân của Khổng Mạnh. Nếu như Mạnh Tử quan niệm dân
khơng có ăn thì chẳng thiết gì đến lễ nghĩa, cịn Ngơ Thì Nhậm cũng chỉ rõ tình cảnh nghèo túng,
đói rét của người dân khiến cho họ không làm sao mà thực hành điều thiện được. Điểm khác biệt
ở chỗ là Mạnh Tử thì kêu gọi sự “phản tỉnh nội tâm” của người cầm quyền bởi ông quan niệm họ
được trời phú cho trách nhiệm “tiên tri tiên giác” đối với dân; cịn ở Ngơ Thì Nhậm, xuất phát từ
thực tế xã hội, ông yêu cầu người cầm quyền cần phải hành động để thay đổi đời sống người dân.
Đây là cách lí giải về thực tế đời sống nhân dân theo quan điểm duy vật, chỉ ra được nguyên nhân
kinh tế của các hiện tượng xã hội. Về điểm này, Ngơ Thì Nhậm đã thể hiện tư tưởng tiến bộ hơn
Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Những chính sách này do Ngơ Thì Nhậm đề xuất dưới thời
vua Quang Trung đã đem lại hiệu quả tích cực nhất định. Tuy nhiên, sau khi vua Quang Trung
mất, tư tưởng trọng dân, an dân của ơng khơng được chú trọng. Đó là một trong những nguyên


nhân khiến cho triều Tây Sơn sụp đổ nhanh chóng. Trong bất kì sự thay đổi triều đại nào thì người
dân ln phải gánh chịu những hậu quả do sự tranh giành quyền lực. Họ chỉ hy vọng vào giới cầm
quyền mới với những chính sách mới thực sự có lợi cho họ. Và về cơ bản, dưới chế độ phong kiến,
thân phận của người dân không được thay đổi do định kiến địa vị của chính người cầm quyền, ngay
cả trước đó họ thuộc về nhân dân.


<b>3. Kết luận</b>



Từ tư tưởng của Ngơ Thì Nhậm về trách nhiệm giữa người cầm quyền và người dân, có thể
nhận thấy ông đã tiếp thu một số tư tưởng nhân văn của Nho giáo. Trên cơ sở của đời sống xã hội
hiện thực nước ta thời bấy giờ, ông đã đứng trên quyền lợi của người dân để đề xuất với người cầm
quyền thực thi chính sách trọng dân, khoan dân, n dân, vì dân. Điều đó cũng thể hiện rõ trách
nhiệm và tình cảm của ơng đối với người dân. Tư tưởng của Ngơ Thì Nhậm về trách nhiệm giữa
người cầm quyền và người dân chính là một trong những cơ sở lí luận cho nội dung giáo dục của
ông về trung, hiếu, nhân nghĩa. Mối quan hệ vua – tôi được ông chú trọng bởi thông qua quan hệ
này, những chính sách của triều đình trong việc trị nước an dân được triển khai thực hiện đối với
mọi người dân. Trong đó, ơng cũng đã dựa trên quan điểm tơn qn để đặt trách nhiệm phụng sự,
lịng trung thành của bề tôi đối với nhà vua. Trên thực tế, tính chất khắc nghiệt trong quan hệ quân
thần của Nho giáo phong kiến đã được giảm bớt ở mức độ nhất định. Lí tưởng của ơng về “vua
sáng tơi hiền” biết đặt lợi ích của đất nước, của người dân lên trên lợi ích của bản thân, của gia
tộc đã được thực hiện hiệu quả dưới thời vua Quang Trung. Từ chính cuộc đời hoạt động chính trị
nhiệt huyết và lịng trung thành có điều kiện với vua biết vì dân vì nước, Ngơ Thì Nhậm đã hiện
thực hóa những lí tưởng của mình để đưa mối quan hệ giữa những người cầm quyền với người dân
trở nên gần gũi hơn.


</div>

<!--links-->

×