Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và vấn đề an ninh môi trường ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.72 KB, 14 trang )

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên và vấn đề an ninh môi
trường ở Việt Nam hiện nay


Hoàng Diệu Thảo


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Khoa học chính trị: 60 31 270
Người hướng dẫn : GS.TS. Phùng Hữu Phú
Năm bảo vệ: 2014
88 tr .

Abstract. Phân tích và làm rõ những nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên; Thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm môi trường,
cạn kiệt tài nguyên ở Việt Nam; Định hướng bảo đảm an ninh môi trường của Việt
Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Keywords.Chính trị học; Tư tưởng Hồ Chí Minh; An ninh môi trường; Môi trường
Việt Nam
Content.
1. L‎‎‎‎ý do chọn đề tài
Loài người và các dân tộc trên thế giới chỉ có một ngôi nhà chung duy nhất với
nền văn minh rực rỡ: đó là Trái Đất. Trái Đất của chúng ta là một hành tinh duy nhất
có sự sống trong chín hành tinh của Hệ Mặt Trời.
Trái Đất - ngôi nhà chung của loài người - được xây dựng trên bốn cột trụ lớn:
đó là dân số, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và phát triển kinh tế. Nếu trong bốn
cột trụ lớn đó gây mất cân bằng thì ngôi nhà chung sẽ bị lệch đi để rồi chẳng bao lâu sẽ
có thể bị sụp đổ.
Hành tinh của chúng ta đã trải qua năm tỷ năm tiến hóa, trong đó chỉ có con
người là sinh vật duy nhất có lý trí, đã lao động hàng triệu năm và đã sáng tạo ra kì tích


huy hoàng ngày nay. Tuy nhiên, loài người cũng đã gây ra sự tổn hại cho hệ thống đảm
bảo cho chính sự tồn tại của mình, đó là môi trường sống. Chính loài người là tác nhân
gây ra ô nhiễm môi trường của trái đất, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự sống
của chính mình và của các sinh vật khác trên hành tinh mà đến nay nếu chúng ta không
kịp thời khắc phục hậu quả thì những tác hại đó sẽ vượt qua sức chịu đựng của Trái
Đất.
Trái đất là nơi chúng ta sinh sống và cũng là nơi cung cấp các điều kiện sống cho
con người. Con người và tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Con người cần có
tự nhiên và tự nhiên bị chi phối, tác động bởi con người. Con người và xã hội đã dựa
trên nền tảng tự nhiên mà tồn tại và phát triển. Nhưng chính trong quá trình tồn tại và
phát triển ấy thì nền tảng tự nhiên lại bị phá hủy, nhất là trong thời đại hiện nay, khi
khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ và dân số toàn cầu đang bùng nổ thì tự nhiên và
môi trường càng bị phá hủy mạnh mẽ hơn. Đứng trước nguy cơ đó, bảo vệ các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống đã trở thành vấn đề trọng tâm trong
nhiều chương trình nghị sự của các hội nghị quốc tế. Cộng đồng quốc tế đang cùng
nhau tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ “hành tinh xanh” - bảo vệ cuộc
sống của chính mình.
Thực tế lịch sử cho thấy rằng, không phải chờ đến thế kỉ XXI yêu cầu về bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống mới được con người chú trọng đến mà ngay
từ những năm hai mươi của thế kỉ XX, trong bài các nói và bài viết của mình, Nguyễn
Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã bày tỏ sự quan tâm của mình đối với vấn đề bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường sống.
Trên cở sở phân tích sự tác động biện chứng giữa con người với tự nhiên và tố
cáo chủ nghĩa thực dân đế quốc trong việc tàn phá tài nguyên thiên nhiên, môi trường
các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh đã đưa ra những yêu cầu về quản lý, sử dụng hợp lý
và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống. Bên cạnh đó, Người còn bước đầu
nêu lên những giải pháp hữu hiệu mà đơn giản nhằm bảo vệ môi trường sống của
chính chúng ta.
Trước ý nghĩa thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề môi trường, hiện
nay, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có sự quan tâm đúng mức, kịp thời trong đường lối,

quan điểm chỉ đạo của “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X” và “Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”. Hầu hết các nội dung liên quan đến vấn đề môi
trường đều được nhìn nhận đúng sự thật và nghiêm túc chỉ ra những thiếu sót, hạn chế
để có phương thức giải quyết tốt trong tương lai, đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam
phấn đấu trở thành quốc gia công nghiệp vào năm 2020.
Vì những ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ
giữa con người với tự nhiên và vấn đề an ninh môi trường ở Việt Nam hiện nay”
làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học với mong muốn góp một phần
nhỏ bé vào sự nghiệp nghiên cứu di sản tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và di sản của
Người đối với ngành tài nguyên môi trường nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và những vận
dụng của nó với vấn đề an ninh môi trường hiện nay là một vấn đề đặt ra hết sức quan
trọng trong quá trình Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện nay, có một số nhà nghiên cứu với một số công trình, chuyên đề, bài báo
khoa học… có giá trị đã được công bố về vấn đề này. Trong đó xin được nêu ra một số
tác giả với những công trình tiêu biểu được chia ra làm hai nguồn tư liệu như sau:
* Bàn về tự nhiên, môi trường:
Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên đã được các nhà triết học nghiên cứu
trong lịch sử. Trong triết học Mác, vấn đề này cũng đã được các nhà kinh điển phân
tích rất sâu sắc qua nhiều tác phẩm như: “Bản thảo kinh tế - triết học”(1844), “Tư
bản”,“Chống Đuy rinh” và đặc biệt tập trung trong tác phẩm “Biện chứng của tự
nhiên”. Trong tác phẩm này, Ph. Ănghen đã cảnh tỉnh chúng ta về những nguy cơ mà
con người có thể gây ra, đồng thời nêu lên những luận điểm có tính nguyên tắc trong
quan hệ ứng xử với môi trường tự nhiên. Về sau, đây chính là những “cái cốt” cơ bản
cho việc hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa con
người với tự nhiên.
Tập thể tác giả PGS.TS.Nguyễn Đức Khiển, Phạm Văn Đức, Đinh Minh Trí với
công trình “Thực thi luật và chính sách Bảo vệ môi trường tại Việt Nam” đã phân tích
thực trạng môi trường và các chính sách Pháp luật liên quan đến môi trường làm thay

đổi nhận thức đến chính sách, hành động, từ sản xuất đến tiêu dùng, từ tổ chức đến gia
đình và cá nhân… góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.
Với nhiều số liệu cụ thể, chi tiết về cuộc sống, đặc biệt là ô nhiễm môi trường, tác
giả Vũ Bằng với “Con người và môi trường sống” đã xóa bỏ tư tưởng ỷ vào sự may rủi
trong cuộc sống, phải đối mặt với những “vật chất” vừa nhìn thấy vừa không nhìn thấy
của môi trường tự nhiên để tìm ra cách thức, biện pháp, lối sống thích hợp nhất đảm
bảo sức khỏe, công ăn việc làm, hạnh phúc lâu bền. Tuy khai thác làm nổi rõ những
giá trị to lớn của môi trường và tầm quan trọng của an ninh môi trường sống nhưng
theo định hướng phân tích phong thủy phương Đông.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, trước sự xuống cấp nghiêm trọng của môi
trường và những ảnh hưởng to lớn của nó tới đời sống cũng như sức khỏe của con
người, hàng loạt các hội thảo, các công trình nghiên cứu của nhiều tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước về vấn đề này đã được công bố.
UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc) trong các Báo cáo phát triển
con người hàng năm đã liên tục gióng lên các hồi chuông cảnh báo về bối cảnh tương
lai của trái đất cũng như rất nhiều các bằng chứng khoa học chứng tỏ rằng biến đổi khí
hậu do con người gây ra đang đẩy thế giới đến một thảm hoạ sinh thái cùng những tác
động không thể đảo ngược đối với sự nghiệp phát triển con người. Tuy nhiên, tương lai
chúng ta không phải là định mệnh. Chúng ta có thể dành thắng lợi trong cuộc chiến
chống biến đổi khí hậu, nhưng thắng lợi đó chỉ đạt được khi người dân trên khắp thế
giới thúc giục hành động và chính phủ các nước đề ra được các giải pháp tập thể cho
mối đe doạ chung.
Vũ Trọng Dung, 2009, Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nhấn mạnh, hơn một thập kỷ qua, khi bàn về vấn đề môi
trường và bảo vệ môi trường, người ta chỉ chủ yếu quan tâm đến khía cạnh kỹ thuật,
công nghệ, kinh tế, y học, luật pháp…; còn những yếu tố nhân văn, đặc biệt là các yếu
tố văn hóa truyền thống dân tộc, đạo đức lối sống hầu như chưa được chú ý đến, mặc
dù đó là những yếu tố rất căn bản và quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của con
người trong quá trình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi trường. Vì vậy khi vấn đề bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của mỗi nước và

của cả loài người thì việc xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người với tự nhiên
phải được coi là một yêu cầu mới của thời đại đối với phẩm chất con người.
* Bàn về Hồ Chí Minh với vấn đề môi trường:
Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên, môi trường sống của chính chúng ta đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm:
Năm 2010, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội cho xuất bản cuốn Về tài nguyên
thiên nhiên. Đây là công trình của tập thể tác giả Lê Văn Yên và Vũ Thị Hương đã tập
hợp những bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh về vấn đề tài nguyên thiên nhiên, môi
trường sống từ những năm hai mươi của thế kỉ XX cho đến khi Người về cõi vĩnh
hằng. Tuy nhiên, đây chỉ là tổng hợp các bài báo, đoạn trích… từ các tác phẩm của Hồ
Chí Minh mà chưa có sự phân tích để làm nổi bật các giá trị trong tư tưởng của Người
về vấn đề này.
Phan Ngọc Liên, Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế, 1995,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây là tác phẩm GS. Phan Ngọc Liên đã phân tích
tầm nhìn thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên rất nhiều các lĩnh vực trong đó có
mối quan tâm của Người tới vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường
sống. Bằng việc phân tích: “Tết trồng cây”, “Rừng vàng, biển bạc”… tác giả đã chỉ ra
ý nghĩa kinh tế, chính trị xã hội và cả khoa học, thẩm mỹ trong tư tưởng Hồ Chí Minh
về thành phần tự nhiên. Tuy nhiên, tác phẩm mới chỉ nêu một số nội dung liên quan
chứ không có điều kiện đi sâu vì cuốn sách đề cập tới rất nhiều vấn đề quốc tế khác.
Về chủ đề này có các bài viết đăng trên báo, tạp chí như: Nguyễn Đình Hòa,
2005, Sự vượt trước trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường, Tạp chí Triết
học, số 4; Nguyễn Thị Thấn, 2005, Tư tưởng Hồ Chí Minh Về bảo vệ môi trường, Tạp
chí Giáo dục số 114; Đỗ Trọng Hưng, Bùi Văn Dũng (2012), Bảo vệ môi trường theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí cộng sản (Số 65); Vũ Ngọc Lân (2012), Làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh về bảo vệ tài nguyên, môi trường, Tạp chí Tài nguyên và
Môi trường, Kỳ 2 - tháng 10 năm 2012… Các tác giả trên đã phân tích, làm rõ về sự
vượt trước thời đại của Hồ Chí Minh khi Người luôn có những nhận định về tầm quan
trọng, ‎ý nghĩa to lớn của tài nguyên thiên nhiên, yêu cầu phải bảo vệ môi trường sống
Nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về

mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và những vận dụng cho vấn đề môi trường ở
nước ta hiện nay. Tuy nhiên, những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã nêu
ở trên là những tài liệu tham khảo qu‎ý giá cho việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về vấn đề này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và sự vận
dụng của Đảng, Nhà nước ta hiện nay trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi
trường, đảm bảo an ninh môi trường
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vai trò, ‎ý nghĩa của tự nhiên đối
với đời sống con người và quan hệ giữa con người với tự nhiên (từ những năm hai
mươi của thế kỷ XX đã được Hồ Chí Minh đề cập tới) và vận dụng những nội dung đó
vào việc phân tích vấn đề an ninh môi trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận Mác_Lênin, đặc biệt là phương pháp duy
vật biện chứng, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội - nhân
văn, chú trọng các phương pháp phân tích - tổng hợp, lô gic - lịch sử, so sánh, đối
chiếu
5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên, và vận dụng tư tưởng của Người vào việc bảo vệ tài nguyên môi
trường ở nước ta trong công cuộc phát triển bền vững đất nước hiện nay.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích và làm rõ những nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan
hệ giữa con người với tự nhiên
- Thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên ở Việt Nam;
- Những định hướng bảo đảm an ninh môi trường của Đảng Cộng sản Việt Nam
theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn bao gồm 2 chương, bảy tiết.
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa con người với tự
nhiên trong việc bảo đảm an ninh môi trường ở nước ta hiện nay
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Ngô Vương Anh (2013), An ninh môi trường - Một yếu tố của tăng trưởng
bền vững, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 9, T72 - 75
2
Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long (2002), Tài nguyên môi trường và
phát triển bền vững, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
3
Ban tuyên giáo trung ương (2011), Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu
các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, NXB Chính trị
quốc gia - Sự thật, Hà Nội
4
Vũ Văn Bằng (2010), Con người và môi trường sống, NXB Văn hóa - Thông
tin
5
Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010”
6
Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011”
7
Bộ khoa học công nghệ và môi trường, (1998, 1999, 2000), Báo cáo hiện
trạng môi trường hàng năm
8
Bộ tài nguyên và môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu 2012
9

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
(2007), Dự án đói nghèo và môi trường: Lắng nghe tiếng nói của người
nghèo, Hà Nội
10
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
(2008), Dự án đói nghèo và môi trường: Môi trường, năng lượng tái tạo và
người nghèo, Hà Nội
11
Bộ giáo dục và đào tạo (2011), Giáo trình con người và môi trường, NXB
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
12
Chi bộ trung tâm đào tạo và tư vấn môi trường, Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh: Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân,
Trang báo điện tử của Tổng cục môi trường
Http//www.vea.gov.vn, 08/03/2013
13
Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến lược bảo
vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 , tầm nhìn đến năm 2030
14
Nguyễn Trọng Chuẩn, Tăng trưởng kinh tế và những đảm bảo cần có nhằm
duy trì môi trường cho sự phát triển lâu bền, Tạp chí Triết học, Số 4, 1992
15
Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu
thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16
Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (2007), Báo cáo phát triển con người
2007/2008 Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một
thế giới phân cách, NXB Hồng Đức
17
Phạm Ngọc Đăng (2011) Đánh giá môi trường chiến lược (Các dự án chiến

lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển), NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
18
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì
quá độ lên CNXH, NXB Sự thật, Hà Nội
20
Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp
hành Trung ương Khoá XI, Văn phòng Trung ương Đảng xuất bản, Hà Nội
21
Vũ Trọng Dung (2009), Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22
Nguyễn Ngọc Dung (2008), Quản lý tài nguyên và môi trường, NXB Xây
dựng, Hà Nội
23
Bùi Văn Dũng (2012), Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ thiên nhiên, môi
trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Kỳ 1 - tháng 9 năm 2012

24
Bùi Văn Dũng (1997), Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, Tạp chí triết học (Số 3)
25
Võ Nguyên Giáp (2007), Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB
Công an nhân dân Hà Nội.
26
Kim Hà, Bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, Sở tài nguyên và môi trường
tỉnh Quảng Ngãi, http//www.quangngai.gov.vn, 09/11/2011
27

Hội bảo vệ thiên nhiên (2010), Bảo đảm an ninh môi trường cho phát triển
bền vững, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội
28
Nguyễn Đình Hòa (2005), Sự vượt trước trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo
vệ môi trường, Tạp chí Triết học, số 4.
29
Trương Quang Học (2012), Việt Nam thiên nhiên, môi trường và phát triển
bền vững, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
30
Nguyễn Hùng Hậu (2013), Tư tưởng của Ph. Ăngghen về vấn đề khủng hoảng
sinh thái, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 9, T9 - 12
31
Đỗ Trọng Hưng, Bùi Văn Dũng (2012), Bảo vệ môi trường theo tư tưởng Hồ
Chí Minh, Tạp chí cộng sản (Số 65)
32
Đào Thị Minh Hương (2010), Sử dụng bền vững tài nguyên đất vì mục tiêu
phát triển con người, Tạp chí Nghiên cứu con người, Số 6(51), T20-32
33
Nguyễn Đức Khiển, Phạm Văn Đức, Đinh Minh Trí (2010), Thực thi luật và
chính sách Bảo vệ môi trường Việt Nam, NXB Thông tin và truyền thông
34
Nguyễn Đức Khiển (2003), Con người và vấn đề phát triển bền vững ở Việt
Nam, NXB Lao động xã hội, Hà Nội
35
Lê Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Tiến Dũng (2006), Chiến lược và
chính sách môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

36
Lê Văn Khoa, Phan Văn Kha, Phan Thị Lạc, Nguyễn Thị Minh Phương, (2009),
Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội

37
Vũ Ngọc Lân (2012), Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về bảo vệ
tài nguyên, môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Kỳ 2 - tháng 10
năm 2012
38
Nguyễn Hiến Lê (1996), Khổng Tử, NXB Văn hóa, Hà Nội
39
Phan Ngọc Liên (1995), Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề
quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
40
Phan Thị Lý, Trần Thanh Hùng, Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc
bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững, Trang điện tử Ban quản lý lăng
Chủ tịch Hồ Chí Minh, http//www.bqllang.gov.vn, 10/5/2013
41
C. Mác - Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
42
C. Mác - Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
43
C. Mác - Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 21, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
44
C. Mác - Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 23, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
45
C. Mác - Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 42, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
46
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

47
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
48
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
49
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
50
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
51
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
52
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
53
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
54
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 13, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
55
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 14, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
56
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
57
Hồ Chí Minh (2010), Về tài nguyên thiên nhiên, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội
58
Hoàng Văn Nghĩa (2013), Ứng phó với biến đổi khí hậu - cách tiếp cận dựa
trên quyền con người, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 9, T38 - 42
59
Trịnh Thị Kim Ngọc (2009), An ninh con người trong bối cảnh biến đổi khí
hậu toàn cầu, Số 6(45), T10-17
60

Nguyễn Thọ Nhân (2009), Biến đổi khí hậu và năng lượng, NXB Tri thưc, Hà
Nội
61
Phạm Thị Oanh (2003), Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và vấn đề
đặt ra trong bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ khoa
học triết học
62
Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật bảo vệ môi trường
63
Hồ Sỹ Quý (2000), Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát
triển xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
64
Hồ Sỹ Qu ý (2003), Con người và phát triển con người trong quan niệm của
C.Mác và Ph. Ăngghen, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
65
Nguyễn Thị Thấn (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh Về bảo vệ môi trường, Tạp
chí Giáo dục, số 114.
66
Lê Văn Thăng (2011), Mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng tại
vùng trũng thấp ở tỉnh Thừa Thiên Huế, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

67
Hà Huy Thành (2001), Một số vấn đề xã hội và nhân văn trong việc sử dụng
hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
68
Nguyễn Thế Thôn, Hà Văn Hành (2007), Môi trường và phát triển, NXB Xây
dựng, Hà Nội
69
Phạm Thị Ngọc Trầm (1997), Môi trường sinh thái vấn đề và giải pháp, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội
70
Phạm Thị Ngọc Trầm (2005), Đạo đức sinh thái trong hoạt động khai thác,
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường vì sự phát triển
bền vững, Tạp chí triết học, Số 12(175)
71
Phạm Thị Ngọc Trầm (2005), Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có
hiệu quả hơn nhân tố xã hội - nhân văn trong quản lý nhà nước về tài nguyên
thiên nhiên và môi trường, Tạp chí triết học, Số 8(171)
72
Lão Tử ( 2001), Đạo đức kinh, NXB Văn học
73
Nguyễn Phước Tương (1999), Tiếng kêu cứu của trái đất, NXB Giáo dục, Hà
Nội
74
Ủy ban khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Bộ Tài nguyên và
Môi trường; Bộ kế hoạch và Đầu tư; Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế; Cơ
quan Hợp tác Quốc tế Thụy Điển, 2008, Tài liệu hội thảo: Biến đổi khí hậu và
phát triển bền vững tại Việt Nam, Hà Nội
75
Vũ Thiện Vương (1998), Con người với tư cách là một thực thể sinh học - xã
hội, Tạp chí triết học (Số 5)

×