Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Dấu ấn văn hóa qua cách xưng hô trong gia đình người Việt và người Pháp - Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.23 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>1. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Gia đình là một mơi trường đặc biệt, nơi đó
hình thành và ni dưỡng nên nhân cách mỗi con
người. Dù ở bất cứ chế độ xã hội nào, điều kiện
địa lý và hồn cảnh kinh tế nào thì gia đình vẫn
giữ nguyên những đặc trưng với các mối quan hệ
huyết thống, thân thuộc, yêu thương. Tình yêu, sự
quan tâm, kính trọng,… tất cả ln hiện diện và
trường tồn như một sợi dây vĩnh cửu gắn kết các
mối quan hệ gia đình giữa vợ-chồng, cha mẹ-con
cái, anh-chị-em, ông bà-cháu chắt.


Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến
dấu ấn văn hóa của hai quốc gia ở hai vùng khác
biệt về cả văn hóa, lãnh thổ địa lý thể hiện trong
cách xưng hô giữa các thành viên trong gia đình.


<b>TRỊNH THỊ XOAN*</b>


*<sub>Học viện Khoa học Quân sự, </sub><sub></sub><sub> </sub>


<i>Ngày nhận bài: 08/5/2018; ngày sửa chữa: 30/5/2018; ngày duyệt đăng: 20/6/2018</i>


DẤU ẤN VĂN HĨA QUA CÁCH XƯNG HƠ


TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI PHÁP



<b>TĨM TẮT</b>


Gia đình là một tế bào xã hội, một mơi trường đặc biệt góp phần hình thành và nuôi dưỡng nhân
cách của mỗi thành viên. Văn hóa ứng xử trong gia đình nói chung, văn hóa xưng hơ trong gia


đình nói riêng thể hiện những nét đặc trưng của mỗi quốc gia, dân tộc. Nghiên cứu cách xưng hơ
trong gia đình Việt Nam và Pháp dưới góc độ ngơn ngữ-văn hóa cho thấy những điểm tương đồng
và khác biệt thú vị trong quan niệm cũng như cách ứng xử của hai dân tộc; từ đó vận dụng hiệu
quả kiến thức ngơn ngữ và văn hóa trong q trình giao tiếp với người bản xứ.


<b>Từ khóa: đại từ nhân xưng, gia đình, giao tiếp, người Việt, người Pháp, văn hóa, xưng hơ</b>


minh lâu đời của Châu Âu, với tơn giáo chính là
đạo Thiên chúa giáo và nền dân chủ, đề cao cái tơi,
bản ngã cá nhân trong xã hội thì Việt Nam lại điển
hình cho một đất nước đang phát triển với nền sản
xuất nông nghiệp lâu đời và ảnh hưởng mạnh mẽ
bởi nền tư tưởng Nho giáo, đạo Khổng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về văn hóa mỗi quốc gia,
góp phần giảm thiểu được những rào cản văn hóa
trong giao tiếp.


<b>2. HỆ THỐNG ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG </b>
<b>VÀ CÁCH XƯNG HÔ TRONG GIA ĐÌNH </b>
<b>NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI PHÁP</b>


<b>2.1. Khái niệm xưng hơ và đại từ xưng hơ</b>
Trong q trình giao tiếp, xưng hô là hành vi
ngôn ngữ xuất hiện liên tục trong mỗi lời thoại của
người tham gia giao tiếp. Ngôn ngữ xưng hô cho
phép ta định rõ các vai, thứ bậc, mối quan hệ của
các đối tượng tham gia vào cuộc trò chuyện, giao
tiếp. Xoay quanh cuộc giao tiếp đó, ngơn ngữ xưng
hơ sẽ xoay quanh ba trục cơ bản: người nói-người


nghe-người thứ ba được nhắc đến trong câu chuyện.


Theo Lê Hoàng Sang (2014, tr.9), <i>“xưng” là </i>
<i>sự quy chiếu đến người nói, là cách mà người nói </i>
<i>tự gọi mình khi trò chuyện với người khác. Hành </i>
<i>động “xưng” được thực hiện thông qua một từ </i>
<i>xưng hô ở ngôi thứ nhất số ít, hai người xưng trở </i>
<i>lên với ngơi nhân xưng thứ nhất số nhiều. “Hô” là </i>
<i>sự quy chiếu đến người nghe, là cách mà người nói </i>
<i>gọi người đang trị chuyện với mình. Hoạt động </i>
<i>“hơ” được thực hiện thông qua một từ xưng hô ở </i>
<i>ngôi thứ hai, một người nghe ứng với ngôi thứ hai </i>
<i>số ít, từ hai người nghe trở lên ứng với ngôi thứ </i>
<i>hai số nhều. Từ “xưng hô” ở ngôi thứ ba dùng để </i>
<i>quy chiếu đến người thứ ba được nhắc đến trong </i>
<i>cuộc hội thoại. </i>


Như vậy <i>“Xưng hô”</i> là tự xưng mình và cách
gọi người khác bằng những danh xưng tương ứng
khi giao tiếp nhằm biểu thị thứ bậc, mối quan hệ,
sắc thái tình cảm, cảm xúc… giữa những cá thể
tham gia vào cuộc đối thoại.


Theo Từ điển Giáo dục Việt Nam (2001,
tr.497): <i>“Đại từ nhân xưng (cịn gọi là đại từ xưng </i>
<i>hơ) là đại từ dùng để tự xưng (ngôi thứ nhất), để </i>
<i>gọi người đối thoại (ngôi thứ hai) và để gọi người </i>
<i>hay sự vật thứ ba (ngôi thứ ba), bao gồm số ít và </i>
<i>số nhiều”. </i>



Từ những định nghĩa và quan điểm trên, có
thể thấy, trong q trình giao tiếp, các cá thể có
thể đổi vai người nói (phát ngơn) và người nghe
và các đại từ nhân xưng cũng được luân phiên sử
dụng hết sức linh hoạt trong quá trình giao tiếp
giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Riêng ngơi thứ
ba, vì khơng thuộc phạm trù xưng-hơ nên sẽ khơng
có sự thay đổi trong q trình giao tiếp.


Liên quan đến cách xưng hơ, chúng ta cần có
sự phân biệt khái niệm đại từ nhân xưng và danh
xưng. Đại từ nhân xưng thuộc phạm trù ngôn ngữ,
là một phần không thể thiếu đối với một ngơn ngữ
và đều có điểm chung trong mọi ngôn ngữ là gồm
ba ngôi: thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Ở đây, chúng
tôi sẽ tập trung nghiên cứu cách xưng hơ trong
gia đình và cách sử dụng các danh xưng trong các
cuộc giao tiếp trực tiếp của các thành viên, tức là
các danh xưng được sử dụng ở ngôi thứ nhất và
ngôi thứ hai. Danh xưng hay cụ thể là các danh
xưng thân mật trong cách xưng hô của các thành
viên trong gia đình là những đặc trưng riêng của
mỗi cộng đồng ngơn ngữ, mỗi gia đình, thậm chí
là của mỗi cá thể tham gia giao tiếp. Tìm hiểu về
cách xưng hơ trong gia đình, chúng ta sẽ khám phá
ra những nét đặc sắc, dấu ấn văn hóa hay cá tính
của mỗi một cộng đồng hay cá thể sử dụng ngơn
ngữ đó.


<b>2.2. Hệ thống đại từ nhân xưng và cách xưng </b>


<b>hô trong gia đình người Việt và người Pháp</b>


<i><b>2.2.1. Đại từ nhân xưng</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Bảng 1: Hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Pháp và </i>
<i>tiếng Việt</i>


<b>Đại từ</b>


<b>nhân xưng</b> <b>Tiếng Pháp</b> <b>Tiếng Việt</b>
Ngơi thứ nhất


số ít Je Tơi, em, mình, tớ, tao, con…


Ngơi thứ hai


số ít Tu/Vous Cậu, bạn, em, mình, mày, con, cháu…


Ngơi thứ ba


số ít Il/Elle Anh ấy, hắn, cơ ấy, bà ấy, chị ấy, gã, y, thị…
Ngôi thứ nhất


số nhiều Nous Chúng tôi, chúng ta, chúng tớ, bọn mình,
bọn tao…


Ngơi thứ hai


số nhiều Vous Các anh, các chị, các bạn, bọn mày, bọn
bay…



Ngôi thứ ba


số nhiều Ils/Elles Các anh ấy, các bà ấy, các ơng ấy, bọn nó,
chúng nó…


Quan sát bảng hệ thống đại từ nhân xưng trên,
có thể nhận thấy hệ thống đại từ của tiếng Việt
phức tạp hơn của tiếng Pháp rất nhiều. Về cơ bản,
trong tiếng Pháp, đại từ nhân xưng đơn giản và ổn
định trong các tình huống giao tiếp. Trong khi đó,
tiếng Việt lại tùy mối quan hệ giữa những người
tham gia giao tiếp sẽ có đại từ phù hợp. Ví dụ, giữa
bạn bè là <i>tớ-cậu, tơi-ơng, bà-tui</i>… giữa vợ chồng:


<i>mình-em</i>/<i>anh</i>, <i>vợ-chồng</i>.


<i><b>2.2.2. Danh xưng và cách xưng hơ trong gia </b></i>
<i><b>đình người Việt</b></i>


Trong gia đình người Việt, do hệ thống đại từ
khơng những phong phú mà còn rất tinh tế và thay
đổi phức tạp theo mục đích giao tiếp khác nhau,
với mỗi đối tượng khác nhau. Đối với người nước
ngoài mới học tiếng Việt và chưa sinh sống ở Việt
Nam thì đây là một rào cản khá lớn, vì họ chưa thể
thấu hiểu được cái tinh túy, lễ nghĩa, tình cảm…
trong giao tiếp của người Việt.


Do ảnh hưởng của nền văn hóa phương Đơng



tiềm thức từ bao đời nay, nên trong cách xưng hô
của người Việt thường ý nhị và sâu sắc. Do đó, các
danh xưng thân mật không đa dạng và phong phú so
với ngôn ngữ phương Tây và thường được sử dụng
chủ yếu trong mối quan hệ gia đình. Trong phần
này, với những kiến thức và trải nghiệm thực tế đã
thu lượm được trong đời sống, chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu cách xưng hơ trong gia đình Việt xoay
quanh bốn mối quan hệ cơ bản của gia đình là:
vợ-chồng, cha/mẹ-con cái, anh/chị-em, ơng/bà-cháu.


<i>Cách xưng hơ giữa vợ và chồng</i>


Đây là mối quan hệ thiêng liêng, khởi điểm
cho việc hình thành và phát triển của một gia đình.
Cách xưng hơ cũng như các danh xưng giữa vợ
chồng của người Việt thay đổi theo từng giai đoạn
của cuộc đời.


Vợ chồng trẻ những năm đầu sau khi cưới,
khi xưng hô với nhau vẫn hay sử dụng những từ
xưng hô thân mật như lúc trước khi kết hôn. Cách
xưng hô thân mật giữa các cặp vợ chồng rất đa
dạng. Tuy nhiên, người Việt khơng có thói quen sử
dụng danh xưng thân mật khi có mặt người thứ ba.
Thơng thường, sau kết hôn, các cặp vợ chồng sẽ
xưng hô <i>“anh-em”, “vợ-chồng”</i>.


Giới trẻ hiện nay thường có xu hướng từ


trước khi kết hôn đã xưng hô với nhau là <i></i>


<i>“vợ-chồng”, “</i>ô<i>ng xã-bà xã”, “vợ yêu-chồng yêu”... </i>


Ngoài ra còn hay dùng những từ theo phương Tây


như <i>“honey”, “baby”</i>…


Đến khi hết thời kỳ vợ chồng son, các cặp vợ
chồng cũng thể hiện sự gần gũi, thân thương bằng
tiếng <i>“mình”</i> (<i>mình - anh/em</i>).


<i><b>- Mình ơi nhớ về ăn cơm sớm nhé.</b></i>


<i><b>- Anh chưa biết được, cịn tùy cơng việc nữa</b></i>
<i><b>mình ạ.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

hay với cháu:<i> “bà cu Bo”, “ơng ngoại Sóc”.</i>
<i><b>- Má nó nhớ qua nhà bà ngoại chiều nay nhé. </b></i>
<i>Hình như bà ốm đấy.</i>


<i><b>- Bố Cún về chưa vậy? Em đợi ở nhà nhé.</b></i>


Khi đã lên ông, lên bà, tiếng <i>“anh-em”</i> hay


<i>“mình-anh/em”</i> sẽ được thế chỗ cho cách xưng hô


thay cho các cháu.


<i><b>- Ơng nội Nil</b><b>ơi, tơi ra chợ mua mớ rau nhé!</b></i>



Khi cùng nói chuyện với nhau, ở tuổi cao người
Việt cũng thường xưng hơ <i>“ơng/ơng nó-tơi”, “bà/</i>


<i>bà nó-tơi”</i>, thể hiện mình đã ở tuổi lên ơng lên bà,


cách xưng hô anh-em như thời trẻ dần được thay thế.


<i><b>- Đấy, tơi</b><b>nói rồi mà bà khơng nghe, nó lại bỏ </b></i>


<i>đi rồi.</i>


<i><b>- Ơng nó</b><b>cứ bình tĩnh, việc đâu cịn có đó. </b></i>


Thực tế, cách xưng hơ và danh xưng trong mối
quan hệ vợ chồng hết sức phong phú theo từng
cung bậc cảm xúc và trong những ngữ cảnh khác
nhau. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng ta chỉ
tìm hiểu cách xưng hơ chuẩn mực và phổ biến nhất
trong các gia đình Việt.


<i>Cách xưng hơ giữa cha mẹ và con cái</i>


Thông thường, danh xưng phổ biến nhất trong
mối quan hệ này của người Việt là: <i>“bố/mẹ-con”</i>


(miền Bắc); <i>“ba/má-con”</i> (miền Nam).


Tuy nhiên, xét về lịch sử, trong gia đình Việt
xưa cũng có nhiều cách xưng hô khác nhau.


Trong các gia đình giàu có, người Việt xưa xưng
hơ là:<i>“cậu/mợ - con”</i>, hay là <i>“cậu/mợ-anh/chị”</i>.
Cịn trong các gia đình bình dân thì có những danh
xưng như: <i>“thầy/bu-con”</i> hay <i>“thầy/u-con, “thầy/</i>
<i>đẻ-con”…</i>


Xét về vùng miền địa lý, trong gia đình Việt
cũng có những điểm khác biệt nhất định. Người
Việt ở các gia đình vùng cao thường hay xưng


hô:<i>“bố/mế-con</i>. Ở miền Trung là: <i>“ba/má-con”</i>


cịn ở các tỉnh miền Tây Nam bộ là <i>“tía/má-con”. </i>


Có thể nói, các danh xưng giữa cha mẹ và con cái
trong gia đình Việt hết sức phong phú. Trên đây
chỉ là những danh xưng mang tính phổ biến nhất.


Các danh xưng mà bố mẹ dành cho con cái
cũng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của
đứa con. Khi mới sinh ra, nhiều em bé đã có cả tên
khai sinh và tên thân mật dùng để gọi khi ở nhà.
Thế hệ trước có thói quen gọi là <i>Cu, Cò, Tũn</i>… với
con trai và <i>Hĩm, Gái, Đĩ</i>… với con gái. Ngày nay,
các em bé có nhiều hơn những danh xưng thân mật
như: <i>Honey, Coca, Bon, Bánh bao, Cà phê, Bào </i>
<i>Ngư</i>… tùy vào sở thích của bố mẹ.


<i>Cách xưng hơ giữa anh/chị và em</i>



Xưng hô trong mối quan hệ này vẫn chủ yếu
là dùng cặp đại từ <i>“anh-em”.</i> Thực tế, ở nhiều gia
đình anh chị cịn gọi em là <i>“mày”</i> xưng <i>“tao”,</i>


tuy nhiên cách nói này khơng được khuyến khích
và khơng phải là chuẩn mực của danh xưng trong
gia đình, trừ trong gia đình của các dân tộc thiểu
số, nơi mà người dân sử dụng tiếng nói của cộng
đồng mình.


Danh xưng thân mật giữa anh/chị-em là rất ít.
Ở miền Nam, đặc biệt là ở những vùng sông nước
thì gọi anh, chị, em ruột thịt theo thứ tự trong gia
đình cùng với tên của người đó ví dụ như: <i>“</i>Út


<i>Nga”, “Tư Thọ” </i>hoặc ngắn gọn hơn thì chỉ gọi


theo thứ tự trong gia đình: <i>“Chị Hai”, “Anh Ba”.</i>


Khi đã trưởng thành và có con cái, cách xưng
hơ giữa anh-chị-em lại có sự thay đổi, đó là cách
sử dụng đại từ xưng hô thay cho con.


<i><b>- Cô thấy chị nhà anh/tôi đợt này thay đổi </b></i>


<i>nhiều khơng? </i>(Anh nói với em gái).


Cách xưng hơ này cho ta thấy rõ sự hiện diện
của thế hệ thứ ba, các con, cháu với cha mẹ, ông
bà, cô dì, chú bác cứ mặc định trong các cuộc giao


tiếp giữa các thành viên một cách tự nhiên, làm
phong phú thêm các danh xưng trong gia đình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Ở miền Bắc và theo tiếng phổ thông, cách
xưng hô <i>“</i>ơng/bà<i>-cháu”</i> phổ biến nhất trong các
gia đình. Ở miền Nam, cháu gọi ông bà nội hay
ông bà ngoại thường rút gọn lại còn tiếng <i>“nội”, </i>


<i>“ngoại”</i> (chung cho cả ơng và bà) để nói chuyện


với nhau. Rất nhiều ông bà dùng tiếng<i>“con”</i> để
gọi cháu. Ngược lại cũng rất nhiều cháu dùng
tiếng <i>“con”</i> để xưng với ông bà.


<i><b>- Con chào nội, con về ạ.</b></i>


<i><b>- Nội chào con, đi cẩn thận nghe con.</b></i>


Có thể thấy rằng, các danh xưng và cách
xưng hơ của các thành viên gia đình Việt vơ cùng
phong phú và không ngừng thay đổi theo sự phát
triển, lớn mạnh về số lượng các thành viên trong
gia đình. Từ thời điểm chỉ có “hai vợ chồng son”
đến khi nên ông nên bà, cách xưng hơ có một q
trình phát triển hết sức tự nhiên, thú vị nhưng cũng
mang đậm nét văn hóa, sự gắn kết của tình cảm
ruột thịt đầy yêu thương, trìu mến.


<i><b>2.2.3. Danh xưng và cách xưng hơ trong gia </b></i>
<i><b>đình người Pháp</b></i>



Đối với người Pháp, đại từ nhân xưng được sử
dụng gần như duy nhất trong mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình là ngôi “<i>je-tu”</i> hay “<i></i>
<i>moi-toi”</i> (tutoyer). Trong văn chương cổ và trong các
gia đình quý tộc xưa, người Pháp cũng có sử dụng
cặp đại từ “<i>je-vous”</i> hay “<i>moi-vous”</i> (vouvoyer).
Tuy nhiên, thói quen này hiện khơng cịn trong gia
đình hiện đại.


Thế hệ ơng bà (grands-parents) gồm có ơng
bà nội (grands-parents paternels) và ơng bà ngoại
(grands-parents maternels). Sau đó đến bố (père)
và mẹ (mère) và các con gồm: anh/em trai (frère)
và chị/em gái (sœur). Trong tiếng Pháp, trường
hợp là anh/chị sẽ thêm từ grand(e) (lớn) ở trước
mỗi danh xưng thành grand-frère và grande-sœur,
nếu là em trai/gái sẽ thêm tiền tố petit(e) (nhỏ) và
chuyển thành petit-frère và petite-sœur. Đi sâu vào


hệ: vợ-chồng, cha mẹ-con cái, anh/chị-em và ông/
bà-cháu chúng ta sẽ phát hiện ra những nét tinh tế
và sự đa dạng của từ loại này.


<i>Cách xưng hô giữa vợ và chồng</i>


Trong tiếng Pháp, trong mối quan hệ thân mật
thì cặp đại từ xưng hơ <i>“je-tu”</i> giữ vị trí độc tơn.
Như chúng ta đã biết đại từ <i>“tu”</i> là ngơi thứ hai
số ít trong hệ thống đại từ nhân xưng trong tiếng


Pháp, sử dụng trong mối quan hệ với người ít tuổi
hơn, có địa vị thấp hơn và đặc biệt là trong mối
quan hệ thân thiết như bạn bè hay người u. Khi
chưa kết hơn, cịn là người u và dĩ nhiên đến khi
là vợ chồng thì người Pháp vẫn giữ nguyên cách
dùng hai đại từ này. Theo thống kê, trong mối quan
hệ liên quan đến tình yêu nam nữ, vợ-chồng thì các
danh xưng thân mật hết sức phong phú và được sử
dụng với tần suất cao. Tham khảo tại trang web


<i>smooze.com</i> thì danh xưng thân mật được sử dụng


với tần suất cao nhất là từ <i>“Chéri(e)”</i> (Người yêu/
Anh yêu/Em yêu). Tiếp theo là từ <i>“mon cœur”</i>


(trái tim của anh/em), <i>“mon amour”</i> (tình yêu của
em/anh), <i>“bébé”</i> hay <i>“mon bébé”</i> (người yêu bé
nhỏ), <i>“ma puce”</i> hay <i>“mon doudou”</i> (cục cưng
của anh/em)… Những danh xưng đầy yêu thương,
âu yếm này xuất hiện thường xuyên của các cặp vợ
chồng ở mọi lứa tuổi trong gia đình Pháp.


<i>Cách xưng hô giữa cha mẹ và con cái</i>


Trong mối quan hệ này, đại từ nhân xưng <i></i>
<i>“je-tu”</i> hay đại từ xưng hô <i>“moi-toi”</i> được sử dụng
trong các cuộc giao tiếp hàng ngày. Danh xưng
thân mật thể hiện sự âu yếm, chở che, yêu thương
của bố mẹ dành cho con cái cũng chiếm vị trí hết
sức quan trọng trong cách xưng hô này.



Danh xưng <i>“papa”</i> và <i>“maman”</i> được cả hai
cá thể sử dụng hết sức tự nhiên. Mẹ nói với con:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b>- Papa, tu peux me montrer la Tour Eiffel?(Bố ơi, </b></i>
<i>bố có thể chỉ cho con xem tháp Eiffel được không?)</i>


Những danh xưng mang đầy sự yêu thương,
thân thiết giữa cha mẹ và con cái của người Pháp
cũng rất phong phú và thú vị như là: <i>“montrésor”</i>


(kho báu của bố/mẹ), <i>“mon ange”</i> (thiên thần của
bố/mẹ), <i>“mon coeur”</i> (trái tim của bố/mẹ),... và ý
nghĩa của những danh xưng này cũng rất sâu sắc...
Niềm tự hào và vui sướng của người làm cha mẹ
còn thể hiện qua các danh xưng như : <i>“ma beauté”</i>


(nàng xinh đẹp), <i>“ma fleur”</i> (đóa hoa), <i>“ma </i>


<i>princesse”</i> (công chúa)… dành cho con gái hay


<i>“mon beau prince”</i> (hoàng tử), <i>“mon capitaine”</i>


(thuyền trưởng)… đối với con trai.


Ngoài cách gọi con bằng những danh xưng
thân mật dễ thương và nhiều ý nghĩa như trên,
người Pháp còn hay gọi con mình bằng những
danh xưng theo tên của các con vật yêu, gần gũi
với tâm hồn trẻ thơ như <i>“mon petit loup”</i> (con sói


bé nhỏ), <i>“mon chaton”</i> (miu con), <i>“ma crevette”</i>


(tôm con)…


Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa con dâu/con
rể với bố mẹ chồng/vợ, dù vẫn là quan hệ gia đình
song khi giao tiếp với bố mẹ chồng/vợ, người con
không sử dụng đại từ nhân xưng “tu” mà sử dụng
đại từ “vous” (số ít) như trong trường hợp xưng hơ
với những người có khoảng cách, thứ bậc, quan hệ
xã giao (thầy-trò, cấp trên-cấp dưới…). Họ cũng
không xưng hô “Papa”, “Maman” như khi xưng
hơ với bố mẹ đẻ mình mà gọi tên bố mẹ chồng/
vợ. Ví dụ:


Con dâu nói với bố chồng:


<i><b>- Vincent, est-ce que vous voulez voyager au </b></i>
<i>Vietnam avec nous? (Vincent, bố có muốn đi du </i>
<i>lịch ở Việt Nam với chúng con không?)</i>


<i>Cách xưng hô giữa anh/chị và em</i>


Trong mối quan hệ này, ngôi <i>“je”</i> và <i>“tu”</i>


vẫn là đại từ chỉ ngôi duy nhất được sử dụng.
Tuy nhiên, khác với mối quan hệ cha mẹ-con cái,


từ <i>“maman”</i> hay <i>“papa”</i> được sử dụng thường



xuyên với những vai trị vị trí khác nhau trong câu
thì giữa anh-chị-em thứ bậc không được xác định
rõ ràng, người Pháp sẽ gọi tên và xưng hô <i>“je-tu”.</i>


<i><b>- Pierre, tu veux quoi pour ton anniversaire? </b></i>
<i>(Pierre, em/anh thích gì vào ngày sinh nhật </i>
<i>nào?)</i>


<i><b>- Julie, tu vas partir en Italie cet été?</b></i>
<i>(Julie, chị/em sẽ đi Ý hè này à?)</i>


Phân tích hai câu trên, nếu không đặt trong
ngữ cảnh cụ thể, thật khó để chúng ta phân biệt
được thứ bậc, có thể là anh/chị nói với em và có
thể ngược lại. Ta cũng không thể xác định rõ quan
hệ của hai nhân vật: anh/chị em hay bạn bè, đồng
nghiệp. Một điểm lưu ý là trong mối quan hệ
anh-em, dâu-rể thì ngôi <i>“je”</i> và <i>“tu”</i> vẫn là đại từ xưng
hô duy nhất. Có thể lý giải đây là mối quan hệ mà
thứ bậc, tuổi tác không được đánh giá quan trọng
như cha mẹ vợ/chồng và con dâu/rể.


<i>Cách xưng hô giữa ông bà và cháu</i>


Cặp đại từ nhân xưng <i>“je-tu”</i> và <i>“moi-toi”</i>


vẫn là cặp đại từ duy nhất được sử dụng trong mối
quan hệ này. Điều đó thể hiện rằng, ơng bà và cháu
tuy tồn tại sự chênh lệch về khoảng cách tuổi tác,
thế hệ nhưng tình cảm ruột thịt vẫn vô cùng gần


gũi và thân thiết.


Cũng giống như các cuộc đối thoại giữa cha
mẹ-con cái, giữa ông bà-cháu, các danh xưng thân
mật được sử dụng thường xuyên, thể hiện sự yêu
thương, trìu mến.


<i><b>- Mémé, raconte-moi cette histoire! (Bà ơi, bà </b></i>
<i>kể cho con nghe câu chuyện này nhé)</i>


<i><b>- Pépé, tu vas pêcher avec moi? (Ông ơi, ông </b></i>
<i>đi câu cùng cháu được không?)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i><b>- Mamie, je vais te voir cette semaine. (Bà ơi, </b></i>
<i>tuần này cháu sẽ về thăm bà nhé.)</i>


Những danh xưng mà các cháu sử dụng khi nói
với ơng, bà khơng nhiều và cũng khơng có sự phân
biệt ơng bà nội/ngoại nhưng ln là biểu hiện của
tình u thương, quý trọng của các cháu đối với
thế hệ ông bà mình. Đối với các cháu, ông bà cũng
thường xuyên sử dụng những danh xưng thân mật
như bố mẹ gọi con cái: <i>mon trésor, ma puce, mon </i>
<i>petit loup, mon chatton…</i>


<b>3. DẤU ẤN VĂN HÓA QUA CÁCH XƯNG </b>
<b>HƠ TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT VÀ </b>
<b>NGƯỜI PHÁP</b>


Xưng hô là một hành động được thực hiện nhờ


các phương tiện ngôn ngữ đặc trưng, nhưng vì là
hoạt động giao tiếp nên cách thức xưng hô và cách
sử dụng các danh xưng cũng thể hiện những đặc
trưng văn hóa của mỗi cộng đồng sử dụng ngơn
ngữ đó. Qua phần tìm hiểu về xưng hơ trong gia
đình người Pháp và Việt, chúng ta đã phần nào
thấy được ẩn chứa trong hành động giao tiếp đặc
biệt này những dấu ấn văn hóa của hai dân tộc.


<b>3.1. Sắc thái biểu cảm qua cách sử dụng đại </b>
<b>từ nhân xưng</b>


Nhìn nhận tổng quan về các đại từ nhân xưng
chỉ ngôi và trường từ vựng liên quan đến các thành
viên trong gia đình, hai ngơn ngữ đều khơng có
điểm khác biệt. Tuy nhiên, các đại từ nhân xưng
của tiếng Việt vô cùng phong phú và mang giá trị
biểu đạt sắc thái cảm xúc, ý đồ của người giao tiếp
rất cao. Nếu trong tiếng Pháp chỉ có hai đại từ ngơi
thứ hai <i>“tu”</i> và <i>“vous”</i> có thể thay thế để biểu đạt
về mối quan hệ thân mật hay có khoảng cách giữa
các cá thể giao tiếp thì trong tiếng Việt cả ba ngơi
đều chứa rất nhiều đại từ mà trong mỗi ngữ cảnh
cụ thể, với tâm trạng nhất định, các đối tượng giao
tiếp sẽ chọn lựa sử dụng. Ví dụ, giữa cha và con,
bình thường sẽ xưng hơ: <i>“bố-con”</i> nhưng khi con
phạm lỗi, trong cơn giận dữ bố có thể xưng hơ:


<i>“tao-mày”</i> (bậc làm con thì khơng được phép nói



lành canh chẳng ngọt” có thể xưng hô<i>“tôi-anh/</i>
<i>cô”</i> mặc dù đây không phải là những cách xưng
hô chuẩn mực. Đối với người Pháp, cách xưng hô
trong mối quan hệ này luôn luôn sử dụng đại từ <i>“je </i>


<i>-</i> tu<i>/vous”</i> trong bất cứ hồn cảnh và tình huống nào.


Có lẽ sắc thái biểu cảm chứa đựng qua cách sử
dụng đã làm cho hệ thống đại từ nhân xưng tiếng
Việt ln phong phú, đa dạng và có thể trở nên
phức tạp với một số người sử dụng. Đây chính là
biểu hiện của văn hóa, lối tư duy tỉ mỉ, quan niệm
thứ bậc, phép tắc trong giao tiếp của người Việt.


<b>3.2. Thói quen sử dụng danh xưng thân mật</b>
Một điểm chung thứ hai của hai cách xưng hô,
đó là tần suất và thói quen sử dụng các danh xưng
thân mật với các con trong mỗi gia đình Việt và
Pháp. Đối với người Pháp, việc sử dụng những
danh xưng đáng yêu, dễ thương, mang nhiều ý
nghĩa đã tồn tại và phổ biến trong cách xưng hô
giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà và các cháu
của mình. Đối với gia đình Việt, nếu như ngày xưa
các “tên yêu” được dùng để gọi các con, cháu là
nhằm dễ ni, dễ gọi thì ngày nay xu hướng “Âu
hóa” rất rõ qua các danh xưng. Những cái tên thân
mật như Tom, Nicky, Nil… xuất hiện khá nhiều.
Bên cạnh đó, cũng giống như tên yêu trong tiếng
Pháp, những cái tên mang tên các con vật yêu,
nhân vật hoạt hình như Mickey, Miu, Cún, Ben…


cũng rất quen thuộc. Bên cạnh đó, cịn có những
tên độc đáo gắn liền với câu chuyện riêng từ thuở
trong bào thai cho đến khi ra đời của mỗi đứa trẻ
như: Bánh Bao, Cơ Ca, Hạt Xồi, Cà Phê … cũng
rất riêng và thú vị. Có một điểm chung nằm trong
điều cấm kỵ trong gia đình người Pháp cũng như
người Việt, đó là gọi tên tục của cha mẹ để xưng
hô. Tuy nhiên, nếu với người Pháp là một nguyên
tắc theo suốt cuộc đời thì với người Việt có sự thay
đổi theo giai đoạn. Khi còn nhỏ, các em bé vẫn nói:


<i>- Mẹ Linh ơi, Ken yêu mẹ nhất trên đời!</i>


</div>

<!--links-->

×