Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác của trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Bình Dương - Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.35 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0037
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 136-147


This paper is available online at


<b>THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CỦA TRẺ 5 - 6 TUỔI</b>
<b>TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG</b>


Vũ Thị Nhân


<i>Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một</i>


<b>Tóm tắt.</b>Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” (Karl Marx) - đời sống con người
vận hành với sự giao tiếp cộng đồng trong mọi sinh hoạt, học tập và làm việc, vì vậy kĩ
năng hợp tác được coi là một trong những trang bị thiết yếu nhất. Đối với trẻ, đặc biệt là trẻ
mẫu giáo lớn với những đặc thù lứa tuổi trong ứng xử và tiếp nhận, hợp tác là kĩ năng quan
trọng cần được hình thành, trau dồi và rèn luyện. Nghiên cứu nhìn nhận vào bản chất của
kĩ năng hợp tác đồng thời khẳng định vai trò của việc giáo dục kĩ năng này trong việc hình
thành – phát triển nhân cách trẻ 5 – 6 tuổi. Bằng việc khảo sát thực trạng nhận thức về việc
giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ của giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh Bình Dương, và
thực tế biện pháp giảng dạy sử dụng trong các nhà trường, nghiên cứu đã nhìn nhận và chỉ
ra ưu điểm và hạn chế của thực trạng. Từ thực tế giáo dục của giáo viên mầm non trên địa
bàn tỉnh Bình Dương, nghiên cứu là cơ sở để xuất những biện pháp hiệu quả cho việc giáo
dục kĩ năng hợp tác trẻ 5 – 6 tuổi trong nhà trường mầm non.


<i><b>Từ khóa:</b></i>Kĩ năng, kĩ năng sống, kĩ năng hợp tác, thực trạng giáo dục, trẻ 5 - 6 tuổi.

<b>1. Mở đầu</b>



Xã hội hiện nay là xã hội của sự hội nhập, toàn cầu hóa và đề cao giá trị của sự hợp tác,
cùng nhau làm việc, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau...Vì vậy mục tiêu học tập trong các nhà trường
trong đó có trường mầm non đã có sự thay đổi. Người học khơng chỉ lĩnh hội kiến thức có sẵn và


phát triển năng lực trí tuệ mà quan trọng hơn cả là hình thành và phát triển các kĩ năng giải quyết
các mối quan hệ xã hội có hiệu quả [2].


Nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam, Thái Duy Tuyên (2008) cho rằng hợp tác là một yếu
tố không thể thiếu trong cuộc sống. Sự hợp tác diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi con người, diễn ra
trong mọi gia đình, mọi cộng đồng khi các thành viên cùng hoạt động để đạt mục đích chung. Đối
với học sinh, việc dạy, rèn luyện kĩ năng hợp tác ngay từ khi trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường là rất
quan trọng, cần được coi trọng như việc dạy kiến thức và các kĩ năng cơ bản khác [9].


Cao Thị Cúc (2009) cho rằng trẻ 5-6 tuổi đã có những kĩ năng hợp tác cơ bản khi tham gia
vào các hoạt động chung của lớp mẫu giáo như cùng bạn thỏa thuận về chủ đề chơi, nội dung chơi,
phân vai chơi cho nhau... nhưng tác giả cho rằng những kĩ năng này chưa được hình thành đầy đủ
và bền vững. Các kĩ năng này cần được rèn luyện trong nhóm bạn bè thông qua hoạt động vui chơi
ở trường mầm non, cụ thể là thơng qua các trị chơi như: trị chơi đóng vai theo chủ đề, trị chơi
xây dựng lắp ghép, trò chơi vận động... [3].


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Trong “Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” do Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) đưa ra, tích cực
hợp tác là một trong những nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực tình cảm – quan hệ xã hội cần rèn
cho trẻ 5-6 tuổi để chuẩn bị vào lớp một. Bộ chuẩn này cũng đưa ra các chỉ số thể hiện sự hợp tác
với bạn bè và mọi người xung quanh như: lắng nghe ý kiến của mình với người khác, trao đổi ý
kiến với người khác, thể hiện sự thân thiện, đồn kết với bạn bè, chấp nhận sự phân cơng của nhóm
bạn và người lớn, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác. . . [1].


Trên thế giới, nghiên cứu về vấn đề này, Joseph S. Krajcik và cộng sự (2003) cho rằng: trong
sự hợp tác giữa trẻ với cộng đồng, trẻ làm việc với cha mẹ, hàng xóm, bạn bè, người thân, những
“chuyên gia” mà trẻ biết qua giáo viên giới thiệu hoặc qua các phương tiện truyền thông trong lĩnh
vực học tập. . . , bằng cách gặp trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, thư từ để chia sẻ, học hỏi các
thông tin. Thông qua việc hợp tác với cộng đồng, trẻ nhận ra rằng kiến thức mà trẻ học ở trường
học có liên quan đến những vấn đề trong thế giới thực. Chúng khơng chỉ học được kiến thức khoa
học mà cịn học được cả về con người và nghề nghiệp, học cả cách giao tiếp với người khác trong


mối quan hệ hợp tác [5].


Trung tâm Nghiên cứu về giáo dục và phát triển trẻ em - thanh niên thuộc Đại học
Ochanomizu, Nhật Bản (2004) đã đưa ra sổ tay giáo dục trẻ giai đoạn đầu, trong đó đề cập đến các
mối quan hệ của trẻ với bạn cùng lứa nhằm phát triển sự hợp tác, tương tác tích cực giữa các trẻ
với nhau [4].


Theo Press và cộng sự (2009), việc phát triển sự hợp tác, phối hợp ở trẻ em là rất quan trọng
nhằm giúp trẻ phát huy tối đa sự ảnh hưởng đối với nhau theo nhiều cách khác nhau, trong bối
cảnh gia đình và cộng đồng của chúng [7]. Ở Australia, nghiên cứu Investing in the Early Years –
A National Early Childhood Development Strategy (Đầu tư trong giai đoạn đầu – Chiến lược quốc
gia phát triển trẻ em) đã xác định “hợp tác, xét về phương diện vật chất hay tinh thần, đều thúc đẩy
việc đáp ứng nhu cầu của trẻ và gia đình của trẻ theo nhiều hướng khác nhau”, được coi như một
thành tố quan trọng trong hệ thống phát triển trẻ giai đoạn đầu một cách hiệu quả (Hội đồng Chính
phủ Australia, 2009) [6].


Như vậy, kĩ năng hợp tác là một kĩ năng xã hội rất quan trọng, để trẻ chiếm lĩnh được kĩ
năng này đòi hỏi các trường mầm non nói chung và các trường mầm non trên địa bàn Tỉnh Bình
Dương nói riêng phải có những biện pháp cụ thể và đồng bộ tác động lên trẻ 5-6 tuổi nhằm giúp
trẻ đạt được kĩ năng này. Trên thực tế hiện nay các trường mầm non trên địa bàn Tỉnh đã quan tâm
đến việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ,tuy nhiên những biện pháp tác động chưa đồng bộ và
chưa mang lại hiệu quả cao trên trẻ.


<b>2. Nội dung nghiên cứu</b>



<b>2.1. Khái niệm giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo (5-6) tuổi</b>



Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo là một q trình tác động sư phạm có mục đích,
có kế hoạch của nhà giáo dục đến trẻ nhằm hình thành và phát triển ở trẻ sự phối hợp hành động
để cùng thực hiện có hiệu quả một nhiệm vụ chung nào đó dựa trên những tri thức và vốn kinh


nghiệm đã có trong điều kiện nhất định [8].


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

động chung, mỗi trẻ bằng hoạt động giao tiếp của mình đã tích cực chiếm lĩnh các mối quan hệ xã
hội. Về thực chất, đây là nền tảng của quá trình phát triển nhân cách.


<i>Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ là tạo cơ hội để trẻ được chơi và rèn luyện các kĩ năng</i>
<i>khác qua chơi.</i>


Không phải ngẫu nhiên mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng: Đối với
trẻ nhỏ, chơi là nhu cầu của một cơ thể đang phát triển, là “trường học của cuộc sống”. Khi chơi,
trẻ trở nên cao hơn chính mình và chúng có thể làm được nhiều việc mà trong thực tế không thể
làm được. Khi tham gia vào trò chơi do được thoả mãn nhu cầu nên mang lại niềm vui cho trẻ,
làm cho tinh thần của trẻ sảng khối, phấn khởi...đó là những yếu tố quan trọng để tăng cường sức
khoẻ cho trẻ. Khi trẻ được cùng chơi với nhau trong nhóm, trẻ sẽ cọ sát với nhau, học hỏi lẫn nhau.
Trong khi chơi trẻ biết thỏa thuận với nhau để phân vai chơi, hành động chơi, biết lắng nghe ý kiến
của nhau, biết chia sẻ... Có thể nói rằng, chơi trong nhóm bạn bè là nhu cầu bức thiết của trẻ và trò
chơi cũng là nội dung chủ yếu để tập hợp trẻ thành nhóm. Phần lớn các nét tính cách của trẻ được
nhen nhóm trong nhóm bạn bè. Đây là một điều vô cùng quan trọng đối với trẻ.


<i>Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ là giúp trẻ bước vào cuộc sống xã hội.</i>


Thông qua hoạt động hợp tác với các bạn trong nhóm, trẻ tự tìm kiếm sự hồn thiện của
những quan hệ giữa con người với con người. Vì vậy cũng khơng nên cho rằng chơi theo nhóm chỉ
giúp trẻ lĩnh hội kiến thức hay một tiêu chuẩn ứng xử nào đó, mà cịn là cơ sở ban đầu để trẻ xây
dựng cách ứng xử của mình để bước vào thế giới mai sau. Vì vậy, có thể nói giáo dục kĩ năng hợp
tác cho trẻ là tạo ra cho trẻ các kinh nghiệm về quan hệ đạo đức, quan hệ trách nhiệm và giúp đỡ
lẫn nhau, cùng nhau hướng đến mục tiêu chung, làm nảy sinh rung cảm về nhau, gây ảnh hưởng
tới việc hình thành động cơ chung của tập thể. Hoạt động nhóm dạy trẻ những bài học có giá trị và
hình thành ở trẻ những kĩ năng xã hội [7].



<b>2.3. Nội dung giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi</b>



Giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện việc nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến 6 tuổi (Điều 21, Luật Giáo dục, 2005) [2].


Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm
mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; hình thành và
phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ
năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn,
đặt nền tảng cho việc học ở các cấp tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [2].


Trong đó nội dung giáo dục kĩ năng chơi hợp tác cho trẻ 5- 6 tuổi nằm trong mục tiêu phát
triển tình cảm và các kĩ năng xã hội cho trẻ 5- 6 tuổi. Cần phát triển ở trẻ các kĩ năng xã hội như:
“biết lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự; biết tôn trọng,
hợp tác, chấp nhận; quan tâm chia sẻ, giúp đỡ bạn; nhận xét và tỏ thái độ với hành vi đúng – sai,
tốt – xấu.”


Bên cạnh đó, trong “Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” do Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) đưa
ra, tích cực hợp tác là một trong những nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực tình cảm – quan hệ xã
hội cần rèn cho trẻ 5-6 tuổi để chuẩn bị vào lớp một. Bộ chuẩn này cũng đưa ra các chỉ số thể hiện
kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh như: lắng nghe ý kiến của mình với người
khác, trao đổi ý kiến với người khác, thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè, chấp nhận sự phân
cơng của nhóm bạn và người lớn, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác. . . [1].


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

5- 6 tuổi trong trị chơi đóng vai có chủ đề như sau:


- Giáo dục trẻ em biết lắng nghe chia sẽ kinh nghiệm, ý tưởng với các bạn trong nhóm chơi.
Biết chấp nhận sự phân cơng nhiệm vụ của nhóm và hồn thành nhiệm vụ nhóm giao cho.


- Biết phối hợp hành động với các bạn tronh nhóm để thực hiện cơng việc chung.


- Chủ động hổ trợ bạn và yêu cầu bạn hỗ trợ mình một cách tự tin, chân thực, cởi mở.
- Biết điều tiết hoạt động chơi và thể hiện thái độ tích cực đối với kết quả hoạt động chung.

<b>2.4. Kết quả khảo sát trực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác trẻ 5-6 tuổi trên địa</b>



<b>bàn Tỉnh Bình Dương</b>



Khảo sát thực trạng thực hiện các biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi ở các
trường mầm non trên địa bàn Tỉnh Bình Dương được thực hiện bằng phương pháp sử dụng phiếu
điều tra, trao đổi, đàm thoại với 404 GV và CB quản lí, đồng thời quan sát quá trình tổ chức các
hoạt động của GV ở trường mầm non. Kết quả thu được xử lí bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.


<i>- Mục đích khảo sát:</i>


Xác định thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non
hiện nay. Trên cơ sở đó, xác định nguyên nhân dẫn đến thực trạng làm cơ sở để đề xuất biện pháp.


<i>- Nội dung khảo sát</i>


Khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên về vấn đề giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ.
Khảo sát trực trạng các biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác mà giáo viên đã sử dụng để giáo
dục trẻ.


Thực trạng các yếu tố ảnh hướng đến giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ.


Thực trạng những thuận lợi và khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình giáo dục kĩ
năng hợp tác cho trẻ.


Xác định nguyên nhân dẫn đến thực trạng
<i>- Phương pháp khảo sát</i>



Để đánh giá thực trạng nhận thức của giáo viên về việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ
cũng như thực trạng biện pháp mà giáo viên đã sử dụng để giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ, chúng
tôi sử dụng các phương pháp thu thập thông tin: điều tra bằng bảng hỏi; đàm thoại, trao đổi với
giáo viên; quan sát cách thức giáo viên tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.


<b>2.4.1. Kết quả khảo sát trực trạng nhận thức của giáo viên về vấn đề giáo dục kĩ năng hợp</b>
<b>tác trẻ 5 - 6 tuổi</b>


<i>Nhận thức của giáo viên về khái niệm kĩ năng hợp tác và ý nghĩa của việc giáo dục kĩ năng</i>
<i>hợp tác cho trẻ.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

GV cho rằng kĩ năng hợp tác là khả năng tương tác trong khi khả năng tương tác được hình tượng
hóa bằng sự tiếp xúc bề mặt của hai đối thể, còn khả năng phối hợp hành động được thể hiện bởi
sự hòa quyện, kết hợp của các đối tượng tham gia hướng tới kết quả cuối cùng chính là sản phẩm
– mục tiêu của quá trình hợp tác.


<i><b>Bảng 1. Nhận thức của GV về khái niệm kĩ năng hợp tác</b></i>


<b>Nhận thức của GV về khái niệm kĩ năng hợp tác</b> <b>Tần số</b> <b>Tỉ lệ %</b> <b>Tần xuất<sub>tích lũy</sub></b>


Là khả năng giao tiếp dựa trên đối thoại; 63 15,6 15,6
Hệ thống mối quan hệ giữa người với người 79 19,6 35,1
Khả năng phối hợp hành động cùng nhau thực hiện có hiệu


quả hoạt động chung dựa trên những tri thức và vốn kinh


nghiệm đã có trong những điều kiện nhất định 105 26,0 61,1
Khả năng tương tác thực hiện hiệu quả một công việc dựa


trên kinh nghiệm và tri thức đã có nhằm đạt mục đích chung 157 38,9 100,0



<i><b>Bảng 2. Nhận thức của giáo viên</b></i>


<i><b>về ý nghĩa của việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi</b></i>
<b>Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của việc giáo dục kĩ</b>


<b>năng hợp tác</b> <b>Tần số</b> <b>Tỉ lệ %</b> <b>Tần xuấttích lũy</b>


Giúp trẻ hòa đồng hơn với các bạn 162 40,1 40,1
Giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp 69 17,1 57,2
Giúp trẻ biết cách tự khẳng định bản thân trong tập thể 77 19,1 76,2
Giúp nâng cao phẩm chất đạo đức cho trẻ 40 9,9 86,1
Giúp phát triển các kĩ năng xã hội ở trẻ 56 13,9 100,0


Dù chưa nhận thức đúng bản chất của khái niệm hợp tác trong hoạt động nhóm của trẻ, các
giáo viên đều thấy được ý nghĩa của việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ ở các khía cạnh khác
nhau. 100% GV cho rằng việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ là cần thiết. Khi được hỏi phần lớn
GV (40,1%) cho rằng, giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ là góp phần phát triển sự hòa đồng ở trẻ.
Một số GV cho rằng hợp tác giúp trẻ tự tin đến trường hơn và tự tin trong giao tiếp (17.1%). Bên
cạnh đó (19.1%) GV cho rằng hợp tác phát triển ở trẻ khả năng tự khẳng định bản thân trong tập
thể. 13.9% GV cho rằng giáo dục kĩ năng hợp tác là phát triển các kĩ năng xã hội ở trẻ. Và 9.9%
GV cho rằng giáo dục kĩ năng hợp tác góp phần phát triển phẩm chất đạo đức cho trẻ.


Như vậy, các giáo viên mầm non đều nhận thức rõ về vai trò quan trọng của việc giáo dục
kĩ năng hợp tác cho trẻ, và điều này sẽ là điều kiện thúc đẩy GV thiết kế, xây dựng các hoạt động
dạy học nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kĩ năng này ở trẻ.


<b>Nhận thức của giáo viên về phương tiện giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

giáo viên sử dụng để tổ chức cho trẻ hợp tác với nhau, trẻ có thể cùng giải quyết nhiệm vụ học tập,


như cùng nhau học thuộc bài thơ, câu chuyện, bài hát. . . Bên cạnh đó, hoạt động lao động cũng
được (15.1%) GV sử dụng để giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ. GV giải thích rằng khi có nhiệm
vụ lao động như nhặt lá cây, dọn rác xung quanh lớp học, quanh sân trường. . . giáo viên giao cho
một nhóm trẻ thực hiện, và nhắc nhở các em cùng nhau hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ. 4% GV
lựa chọn giáo dục trẻ hợp tác thông qua chế độ sinh hoạt như giao nhiệm vụ cho trẻ cùng nhau dọn
dẹp đồ chơi, sắp xếp đồ chơi trên kệ, hoặc cùng nhau chuẩn bị bàn ăn. . .


<i><b>Bảng 3. Nhận thức của giáo viên</b></i>


<i><b>về phương tiện giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi</b></i>
<b>Nhận thức của giáo viên về phương tiện giáo dục kĩ</b>


<b>năng hợp tác cho trẻ</b> <b>Tần số</b> <b>Tỉ lệ %</b> <b>Tần xuấttích lũy</b>


Hoạt động vui chơi 206 51,0 51,0


Hoạt động học tập 121 30,0 80,9


Hoạt động lao động 61 15,1 96,0


Chế độ sinh hoạt 16 4,0 100,0


Trong 51% giáo viên đã lựa chọn hoạt động vui chơi để giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ,
khi được hỏi các cơ sử dụng trị chơi nào để thơng qua đó giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ thì kết
quả nhận được cho thấy các giáo viên không tập trung vào một trò chơi nào để giáo dục kĩ năng
hợp tác cho trẻ, mà các trò chơi được sử dụng gần như dàn trải với mức độ phần trăm khá tương
đối: trị chơi đóng vai theo chủ đề (24%), đóng kịch (21%), học tập (18,6%), vận động (19.3%),
xây dựng – lắp ghép (13.1%).


<b>2.4.2. Kết quả khảo sát thực trạng các biện pháp giáo viên đã sử dụng để giáo dục kĩ năng</b>


<b>hợp tác cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi</b>


Khi được hỏi về các biện pháp mà GV đã sử dụng để giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ thì
câu trả lời của các GV xoay quanh những biện pháp sau:


<i><b>Bảng 4. Thực trạng các biện pháp GV thường sử dụng</b></i>
<i><b>để giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ</b></i>


<b>Các biện pháp GV thường sử dụng để giáo dục kĩ năng</b>


<b>hợp tác cho trẻ</b> <b>xuấtTần</b> <b>Tỉ lệ %</b>


<b>% các</b>
<b>trường</b>
<b>hợp</b>


Xây dựng môi trường thân thiện trong lớp học 145 19,3% 35,9%
Tạo tình huống chơi mang tính hợp tác và ứng xử theo


hướng hợp tác 98 13,0% 24,3%


Xây dựng chủ đề và nội dung chơi phong phú 184 24,5% 45,5%
Khuyến khích trẻ thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng


chơi cùng nhau 183 24,4% 45,3%


Theo dõi việc chơi và kịp thời giải quyết những xung đột 141 18,8% 34,9%


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>Xây dựng môi trường thân thiện trong lớp học</i>



35.9% GV cho rằng sự thân thiện, cởi mở giữa giáo viên với trẻ và với các trẻ với nhau trong
khi chơi là việc làm tuy đơn giản nhưng mang lại bầu khơng khí tích cực góp phần giúp trẻ phát
triển kĩ năng hợp tác.


Để làm được điều này các cô cho rằng trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi, giáo viên
ln có những cử chỉ nhẹ nhàng, gần gũi với trẻ, lời nói nhỏ nhẹ, thiện cảm...từ đó giúp trẻ tự tin
thể hiện bản thân mình, bày tỏ suy nghĩ của mình với bạn, mạnh dạn trong khi chơi.


<i>Tạo tình huống chơi cho trẻ</i>


24.3% GV cho rằng trong quá trình trẻ chơi cũng nảy sinh các tình huống khác nhau, tuy
nhiên tình huống chơi của trẻ cịn nghèo nàn, chủ yếu trẻ chơi trong nhóm của mình và ít liên kết với
nhóm khác, đặc biệt là đối với trị chơi đóng vai, chính vì vậy GV nên tạo tình huống chơi cho trẻ.
Để làm điều này thì GV cho rằng trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi, thì GV nên
theo dõi, quan sát từng nhóm chơi để kịp thời phát hiện ra những tình huống nảy sinh trong khi
chơi, từ đó kích thích, u cầu trẻ giải quyết tình huống. Qua đó GV chủ động tạo ra các tình huống
chơi cho trẻ theo diễn biến của cuộc chơi. Khi tạo tình huống chơi GV khơng gợi ý cách giải quyết
cho trẻ mà để trẻ tự tìm kiếm cách giải quyết. Sau đó GV quan sát và kịp thời động viên, khích lệ
trẻ có những biểu hiện hợp tác như biết chia sẻ, lắng nghe bạn...bằng cách nêu gương trẻ để các trẻ
khác học tập.


<i>Xây dựng chủ đề chơi và nội dung chơi phong phú</i>


45,5% GV cho rằng thông thường, việc tổ chức hoạt động vui chơi là cơng việc giáo viên tổ
chức thường xun, trong đó chủ đề chơi là mảng hiện thực của cuộc sống sinh hoạt xung quanh
trẻ được phản ánh trong trò chơi, thường là các lĩnh vực gần gũi quen thuộc với trẻ và khi tìm hiểu
sâu hơn về biện pháp xây dựng chủ đề và nội dung chơi phong phú của các giáo viên thì kết quả
thu được như sau: Đối với trị chơi đóng vai theo chủ đề, giáo viên thường chọn các chủ đề chơi
như chủ đề gia đình, bệnh viện, bán hàng... Ngoài ra, giáo viên cũng tổ chức thêm các chủ đề khác
như chủ đề trường tiểu học, cửa hàng uốn tóc, cấp dưỡng...Đối với trị chơi xây dựng lắp ghép GV


cũng thay đổi đồ dùng đồ chơi liên tục theo chủ đề chơi: xây công viên, xây sở thú, trường học,
bệnh viện...Đối với trị chơi đóng kịch thì GV thay đổi thường xuyên các câu chuyện theo chủ đề
chơi, cho trẻ cùng nhau tái hiện lại câu chuyện... Đồng thời GV xây dựng nội dung và xác định
nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng hoạt động và lên kế hoạch thực hiện phù hợp.


<i>Theo dõi trẻ chơi, và kịp thời giải quyết những xung đột</i>


34.9% GV cho rằng trong khi chơi, không thể tránh khỏi giữa các trẻ xảy ra xung đột, vướng
mắc. Kết quả của những vướng mắc đó có thể dẫn đến mất vui, đổ vỡ tình bạn, quá trình chơi bị bỏ
giữa chừng. Vì vậy, tình đồn kết, gắn bó của trẻ sẽ bị mất đi, những cơng việc địi hỏi sự hợp tác
sẽ khó thực hiện được. Tuy nhiên, xung đột có thể sẽ là động lực của sự phát triển, tăng thêm sự
hiểu biết, sự đoàn kết và giúp cho mối quan hệ trở lên tốt đẹp hơn nếu giáo viên biết cách hướng
dẫn, chỉ bảo cho trẻ một cách khoa học và hợp lí.


Trong q trình tổ chức hoạt động vui cơi, giáo viên luôn gần gũi với trẻ. Khi thấy có biểu
hiện xung đột xảy ra mà trẻ khơng tự giải quyết được thì giáo viên cần kịp thời giúp trẻ giải quyết
những vướng mắc đó một cách thoả đáng, làm cho xung đột dịu xuống, thảo luận một cách bình
tĩnh với thái độ xây dựng. Làm được điều này sẽ tạo điều kiện cho trẻ có hứng thú tham gia vào
cuộc chơi, có tinh thần hợp tác với mọi người để thực hiện nhiệm vụ chung.


<i>Khuyến khích trẻ thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi cùng nhau</i>


</div>

<!--links-->

×