Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Bài soạn Tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần 1 năm học 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.81 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần1 Thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 2008 Ngày soạn: 22/8/2008 Ngày giảng: 25/8/2008 Tiết 1- Chào cờ ------------------------------------------------------------------------Tiết 2+ 3: Tiếng Việt. Ổn định tổ chức I/Mục tiêu: - Giúp HS nắm được các đồ dùng học tập môn Tiếng Việt và cách sử dụng nó. - Rèn một số kỹ năng ngồi học, kỹ năng sử dụng dụng cụ học tập, sử dụng SGK, sử dụng các loại vở,... - HS có ý thức giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập học môn Tiếng Việt. II/ Đồ dùng dạy học: GV: Một số đồ dùng môn Tiếng việt HS : Hộp đồ dùng học môn Tiếng việt, SGK,... III/ Các hoạt động dạy học: 1.ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn học sinh một số nền nếp học tập - GV sắp xếp chỗ ngồi cho hợp lý với từng học sinh. - Nêu một số quy định về tư thế, tác phong học tập trong lớp. - Hướng dẫn HS cách sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập trong từng tiết học. - Hướng dẫn sử dụng đồ dùng học tập, SGK, bảng con,... - HS thực hành cách sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập, cách lấy sách vở, đồ dùng học tập, cách cầm bảng, giơ bảng... 4.Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét chung giờ học. - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng . - Dặn HS chuẩn bị đủ bộ đồ dùng để học toán. ------------------------------------------------------------------------Tiết 4 - Toán:. Tiết học đầu tiên I/Mục tiêu: Giúp HS : 1 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Nhận biết những việc thường phải làm trong tiết học Toán . - Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập Toán 1. II/Đồ dùng dạy học : GV: Bộ đồ dùng toán 1 HS : Bộ đồ dùng học toán 1 III/ Các hoạt động dạy học: 1.ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3.Bài mới: a, Giới thiệu bài b, Hướng dẫn HS cách sử dụng sách Toán 1 GV. HS. * HĐ/1: Quan sát, tìm hiểu SGK Toán1 - GV cho HS xem sách Toán 1. - Hướng dẫn HS mở sách đến trang bài "Tiết học đầu tiên" - GVgiới thiệu ngắn gọn về sách Toán1 - GVhướng dẫn HS làm quen một số hoạt động học tập toán ở lớp 1.. - HS mở sách Toán 1 quan sát - HS theo dõi - HS quan sát tranh sách giáo khoa, thảo luận và nói tên các hoạt động trong mỗi tranh. - HS nghe. - GVgiới thiệu các yêu cầu cần đạt khi học toán1. *HĐ/2: Giới thiệu bộ đồ dùng học Toán 1 - Hướng dẫn HS cách sử dụng bộ đồ - HS theo dõi dùng học toán. *HĐ/3: Thực hành - GV yêu cầu HS lấy từng loại đồ dùng - HS thực hành lấy đồ dùng và cất đồ trong bộ đồ dùng học Toán. dùng trong bộ đồ dùng học toán. 4.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét chung tiết học ------------------------------------------------------------------------Tiết 5 - Đạo đức. Em là học sinh lớp 1 I/ Mục tiêu: HS biết được: - Trẻ em có quyền có họ và tên, có quyền được đi học. - Vào lớp 1, em sẽ có thêm nhiều bạn bè, thầy cô và được học nhiều 2 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> điều mới lạ. - Các em vui vẻ, tự hào khi trở thành học sinh lớp 1. II/ Đồ dùng dạy học: GV: Điều 7 và điều 8 trong công ước quyền trẻ em. HS : Vở bài tập III/ Các hoạt động dạy học: 1.ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra : GV kiểm tra sách vở của học sinh. 3.Bài mới : a,Giới thiệu bài: b,Tìm hiểu bài Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. *Hoạt động 1: Chơi "Vòng tròn giới thiệu tên" (bài tập 1) -Thảo luận: - Trò chơi này đã giúp em hiểu điều gì? - Em có vui thích khi được giới thiệu tên mình với các bạn không? - GV kết luận *Hoạt động 2:Bài tập 2 (Giới thiệu với bạn bè về sở thích của em). - GV nêu yêu cầu. - Học sinh xếp thành vòng tròn , mỗi vòng tròn 6 em. - HS tập giới thiệu tên mình , tên bạn trong nhóm.. - HS tự giới thiệu trong nhóm đôi. - Một số em giới thiệu trước lớp.. - Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống nhau không? - GV kết luận *Hoạt động 3: Bài tập 3 - Kể về ngày đầu tiên đi học của em. - HS bày tỏ ý kiến cá nhân 4. Củng cố - dặn dò: - HS lớp 1 có gì khác với mẫu giáo? - Nhận xét tiết học ------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ ba ngày 26 tháng 8 năm 2008 Ngày soạn: 23/8/ 2008 Ngày giảng: 26/8/2008 Tiết 1 + 2: Tiếng Việt. Các nét cơ bản I/Mục tiêu: Giúp HS nắm được : 3 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Tên gọi các nét cơ bản để sử dụng khi dạy học viết chữ. - HS viết được các nét cơ bản trên. II/Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ ghi các nét cơ bản HS : Bảng con, phấn III/ Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3.Bài mới: a, Giới thiệu bài b, Hướng dẫn HS tìm hiểu bài GV. HS. *HĐ/1:Giới thiệu các nét cơ bản - GV treo bảng phụ - GV lần lượt giới thiệu các nét về tên gọi, đặc điểm từng nét. *HĐ/2: Hướng dẫn HS đọc tên các nét cơ bản - GV chỉ từng nét trên bảng phụ- đọc mẫu *HĐ/3: Hướng dẫn viết các nét cơ bản. - GV viết mẫu- nêu quy trình viết các nét - Yêu cầu HS viết bảng con - GV quan sát uốn nắn, chỉnh sửa cho HS - Hướng dẫn HS tập tô trong vở tập viết - GV uốn nắn chỉnh sửa cho HS. - HS theo dõi. - HS đọc ĐT- N - CN - HS theo dõi - HS viết bảng con - HS tập tô trong vở tập viết. 4.Củng cố - dặn dò: - GV tổ chức trò chơi"Gọi tên các nét cơ bản đã học" - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài học sau. --------------------------------------------------------------------------Tiết 3 - Tự nhiên và xã hội 4 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Cơ thể chúng ta I/ Mục tiêu: HS biết: - Kể tên các bộ phận chính của cơ thể . - Biết một số cử động của cổ, đầu, mình, chân, tay. - Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để cơ thể phát triển tốt. II/ Đồ dùng dạy học: GV: Tranh ảnh HS : SGK III Các hoạt động dạy học 1.ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: a, Giới thiệu bài b, Tìm hiểu bài GV. HS. *HĐ/ 1: Quan sát tranh - GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK/ 4 rồi chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. - GV kết luận *HĐ/2: Quan sát tranh - GV chia lớp thành 4 nhóm - Hãy chỉ và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì? - Hãy cho biết cơ thể chúng ta gồm mấy phần? - GV kết luận *HĐ/3: Tập thể dục - GV hướng dẫn HS học bài hát - GV làm mẫu động tác. - HS hoạt động theo cặp. - Một số HS lên bảng chỉ và nói trước lớp. - HS quan sát tranh trang 5 - 4 HS tạo thành 1 nhóm quan sát tranh và thảo luận - Cơ thể gồm 3 phần: đầu, mình, chân tay. - HS học hát - HS làm theo vừa làm vừa hát.. 4. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét chung giờ học - Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau. --------------------------------------------------------------------------Tiết 4: Âm nhạc: ( GV chuyên soạn giảng ) --------------------------------------------------------------------------Thø t­ ngµy 27 th¸ng 8 n¨m 2008. 5 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ngµy so¹n: 24. 8. 08. Ngµy gi¶ng: 27. 8. 08. Tiết 1+2 - Tiếng Việt: Bài 1 :. e. I/ Mục tiêu - HS làm quen và nhận biết được chữ và âm e. - Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Trẻ em và loài vật đều có lớp học. II/ Đồ dùng dạy học GV: Mẫu chữ e viết in, viết thường, tranh minh hoạ SGK HS : SGK, vở bài tập, bộ đồ dùng học Tiếng việt III/ Các hoạt động dạy- học 1.ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra: Đồ dùng của học sinh. 3.Bài mới: a, Giới thiệu bài b, Hướng dẫn HS nhận biết chữ và âm e GV. HS. *HĐ/1:Giới thiệu âm mới - GVyêu cầu HS quan sát tranh SGK và thảo luận cặp - Tranh vẽ những gì? - GVgiới thiệu các tiếng me, xe, … đều có âm e. - GV ghi bảng - GVđọc mẫu - GV chỉnh sửa cho HS - Yêu cầu HS tìm âm e trong bộ chữ rời *HĐ/2 : Ghép chữ và phát âm - GV phát âm mẫu tiếng - GV sửa lỗi cho HS - Nhận xét *HĐ/3: Hướng dẫn viết chữ - GVviết mẫu chữ e lên bảng - hướng dẫn quy trình viết. - Chữ e gồm những nét cơ bản nào?. - HS quan sát tranh SGK, thảo luận cặp - HS trình bày. - HS đọc đồng thanh, cá nhân - HS cài chữ e và đọc.. - HS đọc ĐT- N- CN - HS cài e. 6 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Nêu độ cao chữ e? - Hướng dẫn viết tiếng có chữ vừa học GV viết mẫu lên bảng- nêu quy trình viết - Nhận xét, sửa chữa cho HS Tiết 2 - Luyện tập *HĐ/1: Luyện đọc - GVyêu cầu HS đọc lại bài trên bảng - GV sửa phát âm cho HS *HĐ/2 Luyện viết - Hướng dẫn tập tô trong vở tập viết - GV uốn nắn cho HS *HĐ/3: Luyện nói - Nêu tên chủ đề luyện nói? - Yêu cầu HS quan sát tranh nói trong nhóm theo câu hỏi gợi ý: + Quan sát tranh em thấy gì? + Mỗi tranh nói về loài vật nào?. - GV gọi một số em nói trước lớp *Trò chơi:"Tìm nhanh, đúng tiếng có âm mới học". - Chữ e gồm 1 nét: nét thắt. - Chữ e cao 2 dòng kẻ ô ly - HS viết bảng con chữ e - HS viết bảng con :e. - Đọc ĐT- N - CN - HS tập tô vào vở tập viết - Việc học tập của từng cá nhân. - HS quan sát tranh SGK nói trong nhóm 4. - Ai cũng đang tập trung vào việc học tập. - Một số em nói trước lớp - HS tham gia trò chơi. 4.Củng cố- dặn dò: - Yêu cầu HS đọc lại toàn bài. - GV nhận xét chung giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài học sau. --------------------------------------------------------------------------Tiết 3 - Toán. Nhiều hơn, ít hơn I/ Mục tiêu 7 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - HS biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật. - Biết sử dụng các từ : "Nhiều hơn, ít hơn". II/Đồ dùng dạy- học GV:Tranh SGK/6 HS :SGK III/Các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra: GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS 2.Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Tìm hiểu bài GV. HS. *HĐ/1: Giới thiệu nhiều hơn, ít hơn - GVhướng dẫn HS quan sát tranh 1 SGK và thảo luận theo câu hỏi gợi ý - Tranh vẽ đồ vật gì? - Nếu ta đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa thì em thấy thế nào? - GVkết luận: Ta nói rằng số cốc nhiều hơn số thìa hay số thìa ít hơn số cốc. - GVtiếp tục hướng dẫn HS quan sát rồi so sánh các đồ vật vẽ trong các hình còn lại trong SGK và nêu nhận xét. *HĐ/2: Thực hành - Cho HS thực hành trên các nhóm đối tượng khác - Chỉ cho HS so sánh các nhóm không quá 5 đối tượng. - HS quan sát tranh SGK và thảo luận theo nhóm 4 - Tranh vẽ một số cái cốc và một số cái thìa. - Có một cái cốc không có thìa. - HS nhắc lại - HS thảo luận nhóm đôi. - Một số HS nêu trước lớp. - HS so sánh. 3.Củng cố- dặn dò: - Cho HS chơi trò chơi " Nhiều hơn, ít hơn" - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài học sau. -------------------------------------------------------Tiết 4: Mĩ thuật ( Giáo viên chuyên soạn giảng) --------------------------------------------------------------------------Thứ năm ngày 28 tháng 8 năm 2008 8 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Ngày soạn: 25/8/2008 Ngày giảng: 28/8/2008 Tiết 1+2 - Tiếng Việt. b. Bài 2 :. I/ Mục tiêu - HS làm quen và nhận biết được chữ và âm b.Ghép được tiếng be. - Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động học tập khác nhau của trẻ em và của các con vật. II/ Đồ dùng dạy học GV: Mẫu chữ b viết in, viết thường, tranh minh hoạ SGK HS : SGK, vở bài tập, bộ đồ dùng học Tiếng việt III/ Các hoạt động dạy- học 1.ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra: Cho HS đọc, viết chữ e. 3.Bài mới: a, Giới thiệu bài b, Hướng dẫn HS nhận biết chữ và âm b GV. HS. *HĐ/1:Giới thiệu âm mới - GVyêu cầu HS quan sát tranh SGK/6 và thảo luận cặp - Tranh vẽ những gì? - GVgiới thiệu các tiếng bé, bê, bà, bóng đều có âm b. - GV ghi bảng - GVđọc mẫu - GV chỉnh sửa cho HS - Yêu cầu HS tìm âm b trong bộ chữ rời *HĐ/2 : Ghép chữ và phát âm - GV nêu cách ghép tiếng be: Âm b ghép với âm e cho ta tiếng be - ghi bảng tiếng be - GV hỏi vị trí của b và e trong tiếng be - GV phát âm mẫu tiếng be - GV sửa lỗi cho HS. - HS quan sát tranh SGK, thảo luận cặp - HS trình bày. - HS đọc đồng thanh, cá nhân - HS cài chữ b và đọc. b. e be. - b đứng trước, e đứng sau - HS đọc ĐT- N- CN 9. GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Yêu cầu HS tìm và cài tiếng be - Nhận xét *HĐ/3: Hướng dẫn viết chữ - GVviết mẫu chữ b lên bảng - hướng dẫn quy trình viết. - Chữ b gồm những nét cơ bản nào? - Nêu độ cao chữ b? - Hướng dẫn viết tiếng có chữ vừa học GV viết mẫu lên bảng- nêu quy trình viết( Lưu ý: nét nối giữa b và e) - Nhận xét, sửa chữa cho HS Tiết 2 - Luyện tập *HĐ/1: Luyện đọc - GVyêu cầu HS đọc lại bài trên bảng - GV sửa phát âm cho HS *HĐ/2 Luyện viết - Hướng dẫn tập tô trong vở tập viết - GV uốn nắn cho HS *HĐ/3: Luyện nói - Nêu tên chủ đề luyện nói? - Yêu cầu HS quan sát tranh nói trong nhóm 4 theo câu hỏi gợi ý + Ai đang học bài? +Ai đang tập viết chữ e? + Bạn voi đang làm gì? +Ai đang kẻ vở? + Hai bạn gái đang làm gì? + Các bức tranh đều có gì chung? - GV gọi một số em nói trước lớp *Trò chơi:"Tìm nhanh, đúng tiếng có âm mới học". - HS cài tiếng be. - Chữ b gồm 2 nét: nét khuyết trên và nét thắt. - Chữ b cao 5 dòng kẻ ô ly - HS viết bảng con chữ b - HS viết bảng con : be. - Đọc ĐT- N - CN - HS tập tô vào vở tập viết - Việc học tập của từng cá nhân. - HS quan sát tranh SGK/7 nói trong nhóm 4. - Ai cũng đang tập trung vào việc học tập. - Một số em nói trước lớp - HS tham gia trò chơi. 4.Củng cố- dặn dò: - Yêu cầu HS đọc lại toàn bài. - GV nhận xét chung giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài học sau. ----------------------------------------------------------------Tiết 3 - Thể dục 10 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> ( GV chuyên soạn giảng) ----------------------------------------------------------------Tiết 4 - Toán. Hình vuông - hình tròn I/ Mục tiêu - HS nhận biết và nêu đúng tên hình vuông, hình tròn. - Biết nhận ra các vật thật là hình vuông, hình tròn. II/ Đồ dùng dạy học GV: Các hình vuông, hình tròn. HS : Bộ đồ dùng học toán. III/ Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới a, Giới thiệu bài b, Hướng dẫn HS tìm hiểu bài GV. HS. *HĐ/1: Giới thiệu hình vuông. - GV giới thiệu các hình vuông - Yêu cầu HS tìm hình vuông trong bộ đồ dùng học toán . - Yêu cầu HS quan sát các hình vẽ trong SGK. - Em thấy hình vuông được sử dụng làm những vật gì? * HĐ/2: Giới thiệu hình tròn (Quy trình tương tự hình vuông) *HĐ/2: Thực hành - Hướng dẫn HS xếp hình. *Trò chơi:" Thi chọn nhanh các hình đã học". - GV tổ chức trò chơi - GV nêu cách chơi, luật chơi. - HS quan sát - HS tìm hình vuông trong bộ đồ dùng học toán. - HS quan sát hình vẽ SGK - Làm khăn tay, gạch bông, ….. - HS xếp trang trí, xếp nhà, xếp thuyền, cây... - 3 tổ chơi, mỗi tổ cử 1 bạn tham gia chơi.. 4.Củng cố - dặn dò - Kể tên các hình đã học? - Dặn học sinh chuẩn bị bài học sau. 11 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> --------------------------------------------------------------Tiết 5- Thủ công. Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công I/ Mục tiêu - Giúp HS hiểu biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công, tác dụng của từng loại dụng cụ. II/ Đồ dùng dạy học GV: Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ học (kéo, hồ dán,...) HS : Giấy thủ công, kéo, keo dán III/Các hoạt đông dạy học 2.Kiểm tra: GVkiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Giới thiệu giấy, bìa GV. HS. * HĐ/1: Giới thiệu sơ lược về các nguyên liệu được dùng để làm giấy, bìa. - Hướng dẫn cách phân biệt giữa giấy và bìa.. - HS nghe Ví dụ: Quyển sách giấy là phần bên trong, bìa là tờ đóng ngoài cùng dày hơn giấy. - HS quan sát. - GV giới thiệu giấy thủ công *HĐ/2: Giới thiệu dụng cụ học thủ - Thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán,... công - Học môn thủ công cần những dụng cụ - HS trả lời nào? - Nêu tác dụng của từng loại dụng cụ? 4.Củng cố- dặn dò: - Nhận xét chung tiết học - Dặn HS chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học thủ công. ----------------------------------------------------------------Thứ sáu ngày 29 tháng 8 năm 2008 Ngày soạn: 26/8/2008. Ngày giảng: 29/8/2008. 12 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Tiết 1+2 Tiếng Việt. Bài 3 : Dấu sắc / I/ Mục tiêu - Giúp HS nhận biết được dấu và thanh sắc(/ ). - Biết ghép tiếng bé. - Biết được dấu và thanh sắc(/ ) ở các tiếng chỉ các đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung các hoạt động khác nhau. III/ Đồ dùng dạy học GV: Bộ đồ dùng dạy Tiếng Việt, tranh minh hoạ HS :Sách vở, bộ đồ dùng học Tiếng Việt III/ Các hoạt động dạy học 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra: Gọi HS đọc, viết: b, be 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài b.Tìm hiểu bài GV. HS. *HĐ/1 : Giới thiệu dấu sắc -Yêu cầu HS quan sát các tranh vẽ SGK/8 - Các tranh này vẽ gì? - Các tiếng bé, cá, lá, chó, khế đều có gì giống nhau? - GV nói tên của dấu này là dấu sắc - GV ghi bảng- đọc mẫu - Dấu sắc có cấu tạo như thế nào? *HĐ/2: Ghép chữ và phát âm - Bài trước ta học chữ gì, tiếng gì? - Khi thêm dấu sắc vào tiếng be ta được tiếng gì? - Dấu sắc được đặt ở vị trí nào của tiếng bé? - Hướng dẫn cách đọc - GV sửa lỗi phát âm cho HS - Yêu cầu HS tìm và cài tiếng bé *HĐ/3: Hướng dẫn viết dấu thanh. - HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp - Một số em nêu tên các hình vẽ.. - Dấu sắc / - HS đọc - Dấu sắc được tạo nên bởi một nét sổ nghiêng phải. - b, be - Khi thêm dấu sắc vào tiếng be ta được tiếng bé. / be bé - HS đọc lần lượt theo lớp, bàn, cá nhân. - HS cài tiếng bé 13. GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Hướng dẫn viết dấu thanh, tiếng có dấu thanh vừa học (bé ). - GVviết mẫu - Yêu cầu HS viết vào bảng con - GV uốn nắn, sửa lỗi. Tiết 2 Luyện tập * HĐ/1:Luyện đọc -Yêu cầu HS đọc bài tiết 1 - GV sửa lỗi cho HS *HĐ/2: Luyện viết - Hướng dẫn HS tô chữ be, bé trong vở tập viết. *HĐ/3: Luyện nói - Yêu cầu HS quan sát tranh SGK/ 9 - GVnêu câu hỏi về nội dung bức tranh - Quan sát tranh, các em thấy những gì? - Các bức tranh này có gì giống và khác nhau?. - HS theo dõi - HS viết bảng con dấu sắc, tiếng bé.. - HS đồng thanh, nhóm, cá nhân. - HS tô chữ be, bé - HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp - Các bạn ngồi học trong lớp, hai bạn gái nhảy dây,... - Giống nhau: đều có các bạn đi học. - Khác nhau:các hoạt động học, nhảy dây, đi học, tưới rau.. 4.Củng cố - dặn dò -Tìm thêm tiếng có dấu vừa học? - Nhận xét chung tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài học sau. ---------------------------------------------------------------Tiết 3- Toán. Hình tam giác I/ Mục tiêu - HS nhận biết và nêu đúng tên hình tam giác. - Biết nhận ra các vật thật là hình tam giác. II/ Đồ dùng dạy học GV: Các hình tam giác. HS : Bộ đồ dùng học toán. III/ Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: - Kể tên các hình đã học? - Kể tên các đồ vật mà em thấy là hình tròn, hình vuông? 2. Bài mới 14 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài GV. HS. *HĐ/1: Giới thiệu hình tam giác - GV giới thiệu các hình tam giác - Yêu cầu HS tìm hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán . - Yêu cầu HS quan sát các hình vẽ trong SGK/ 9. - Em thấy hình tam giác được sử dụng làm những vật gì? *HĐ/2: Thực hành - Hướng dẫn HS xếp hình. *Trò chơi:" Thi chọn nhanh các hình đã học". - GV tổ chức trò chơi - GV nêu cách chơi, luật chơi. - HS quan sát - HS tìm hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán. - HS quan sát hình vẽ SGK/ 9 - Làm biển báo đường bộ, ê ke , khăn quàng ... - HS xếp trang trí, xếp nhà, xếp thuyền, cây... - 3 tổ chơi, mỗi tổ cử 1 bạn tham gia chơi.. 4.Củng cố - dặn dò - Kể tên các hình đã học? - Dặn học sinh chuẩn bị bài học sau. ---------------------------------------------------------------Tiết 4:. Sinh hoạt lớp I/ mục tiêu - Nhận xét, rút kinh nghiệm các hoạt động trong tuần. - Nêu phương hướng hoạt động tuần tới. II/ Nội dung sinh hoạt 1.Nhận xét tuần a, Đạo đức: - Là tuần đầu tiên của năm học, các em đã ổn định được các nề nếp hoạt động. - Nhìn chung các em ngoan, lễ phép biết chào hỏi thầy cô, đoàn kết với bạn bè. - Biết thực hiện nội quy của lớp, của trường đề ra . b, Học tập - Các em đi học đều, đúng giờ. - Đa số các em có ý thức học tập, tích cực tham gia các hoạt động của lớp. 15 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - HS có đầy đủ đồ dùng học tập. *Tồn tại: - Vẫn còn hiện tượng nghỉ học: G¬m, sÐt. - Việc sắp xếp đồ dùng học tập chưa ngăn nắp, gọn gàng. c, Các hoạt động khác - Bước đầu các em biết chấp hành nền nếp học tập, nền nếp sinh hoạt tập thể. - Việc xếp hàng giờ sinh hoạt tập thể chưa nhanh nhẹn. - Thực hiện vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ, gọn gàng . 2.Phương hướng hoạt động tuần - ổn định các nền nếp học tập. - Có đủ đồ dùng học tập - Đi học đều đúng giờ, thực hiện tốt các nền nếp học tập. - Thực hiện tốt các nền nếp thể dục, vệ sinh, sinh hoạt tập thể. ---------------------------------------------------------------------------------------------. 16 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> ---------------------------------------------------------Tiết 4 - Âm nhạc. Học hát bài :. Quê hương tươi đẹp Dân ca Nùng. I/ Mục tiêu - Hát đúng giai điệu và lời ca. - Hát đồng đều, rõ lời. - Biết hát bài" Quê hương tươi đẹp"là dân ca của dân tộc Nùng. II/ Đồ dùng dạy học GV:Tranh SGK HS : Đồ dùng học tập III/ Các hoạt động dạy học 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra: GV kiểm tra sách vở của học sinh 3.Bài mới: a,Giới thiệu bài b,Hướng dẫn HS hát GV. HS. *HĐ/1: Dạy hát - GV hát mẫu - GV đọc lời ca - Hướng dẫn HS đọc - Dạy hát từng câu - GV hát mẫu từng câu - GV chỉnh sửa cho HS. - HS lắng nghe - HS đọc theo - HS hát từng câu. *HĐ/ 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ. 17 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - GV hướng dẫn HS hát vỗ tay theo phách - Hát kết hợp với vận động phụ hoạ - GV làm mẫu động tác. - HS vừa hát vừa vỗ tay theo phách. Quê hương em biết bao tươi đẹp * * * * Đồng lúa xanh, núi rừng ngàn cây * * * * - HS vừa hát vừa nhún chân nhẹ. 4. Củng cố - dặn dò: - HS cả lớp hát lại toàn bài. - GV nhận xét giờ học ---------------------------------------------------------. Tiết 4 Tập viết:. Tô các nét cơ bản I/ Mục tiêu - HS biết tô đúng quy trình các nét cơ bản đã học. - Rèn kỹ nằng ghi nhớ tên các nét và cách viết các nét cơ bản đã học. II/ Đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ ghi sẵn các nét cơ bản đã học. HS : Bảng con, vở bài tập III/Các hoạt động dạy học 1.ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3.Bài mới: a,Giới thiệu bài: b, Hướng dẫn HS tập tô: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - GVtreo bảng phụ - Gọi HS đọc tên các nét cơ bản đã học - HS đọc tên các nét cơ bản đã học - Hướng dẫn HS tô + GVtô mẫu, nêu quy trình tô + Yêu cầu HS tập viết các nét cơ bản - HS tập viết trên bảng con vào bảng con. + GVsửa chữa, uốn nắn cho HS - Yêu cầu HS tập tô vào vở tập viết - HS tô vào vở tập viết - GVtheo dõi uốn nắn HS tập tô - GVchấm điểm 18 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Nhận xét, sửa chữa cho HS 4. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét chung giờ học - Dặn HS tập viết vào vở ô ly các nét cơ bản đã học. TDục. ổn định tổ chức, trò chơi I/ Mục tiêu - Phổ biến nội quy tập luyện, biên chế tổ học tập, chọn cán sự bộ môn. - Yêu cầu HS biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục. - Chơi trò chơi :" Diệt các con vật có hại".Yêu cầu biết tham gia được vào trò chơi. II/ Địa điểm, phương tiện Địa điểm : Trên sân trường GV : chuẩn bị 1 còi, một số tranh ảnh III/Nội dung và phương pháp Nội dung. Thời lượng Phương pháp tổ chức. *Phần mở đầu - GV tập hợp lớp thành 3 hàng dọc rồi quay sang hàng ngang để phổ biến yêu cầu, nội dung bài học. - Đứng vỗ tay và hát - Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp 1- 2 *Phần cơ bản - Biên chế tổ tập luyện, chọn cán sự bộ môn. - Phổ biến nội quy học tập. - HS sửa lại trang phục gọn gàng. - Trò chơi" Diệt các con vật có hại" - GV nêu tên trò chơi, hỏi để HS trả lời những con vật nào có hại, có ích. - Nêu cách chơi, luật chơi - GV gọi tên các con vật cho HS làm quen với cách chơi. *Phần kết thúc - Đứng vỗ tay và hát. - GV hệ thống bài học. * * * *. 8/. * * *. * * *. * * *. - Tập đồng loạt 10 /. 10. /. Chơi cả lớp theo đội hình vòng tròn.. * 7/. * *. * *. * *. * * 19. GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Nhận xét giờ học. *. *. *. *. 20 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×