Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp (Phần 1) - Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.27 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho
doanh nghiệp (phần 1)


<b>BÀI 3 </b>

<b>SẢN PHẨM BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI DÀNH CHO </b>



<b>DOANH NGHIỆP (PHẦN 1) </b>



<b>Hướng dẫn học</b>


Để học tốt bài này,sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:


 Học đúng lịch trình của mơn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.


 Đọc tài liệu:


1. Nguyễn Văn Định (chủ biên), 2012, <i>Giáo trình Bảo hiểm</i>, Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.


2. Nguyễn Văn Định (chủ biên), 2009, <i>Giáo trình Quản trị Kinh doanh Bảo hiểm,</i>
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.


3. C. Arthur Williams, JR. Richard. M. Heins, 1989, <i>Risk Management and </i>
<i>Insurance</i>, McGrawn-Hill International Editions, Singapore.


 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.


 Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.


<b>Nội dung </b>



 Khái niệm, đặc điểm và phân loại sản phẩm bảo hiểm thương mại;


 Bảo hiểm xe cơ giới;


 Bảo hiểm hàng hải.


<b>Mục tiêu </b>


 Trình bày khái niệm về sản phẩm bảo hiểm;


 Trình bày các đặc điểm riêng của sản phẩm bảo hiểm;


 Phân loại sản phẩm bảo hiểm;


 Tìm hiểu sâu một số sản phẩm bảo hiểm cơ bản: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hải;


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho
doanh nghiệp (phần 1)


<b>T</b>

<b>ình huống dẫn nhập </b>



<b>Số lượng sản phẩm khổng lồ </b>


Tại Lễ Kỷ niệm 20 năm ngày thị trường Bảo hiểm Việt Nam, ông
Trịnh Quang Tuyến – Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã
cho biết: Hiện thị trường có hơn 800 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
và phi nhân thọ đáp ứng nhu cầu đa dạng và riêng biệt của từng
đối tượng khách hàng.



<b>1.</b> Sản phẩm bảo hiểm là gì?


<b>2.</b> Đặc trưng của sản phẩm bảo hiểm?


<b>3.</b> Nội dung một số sản phẩm bảo hiểm nổi bật?


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho
doanh nghiệp (phần 1)


<b>3.1. </b> <b>Khái niệm, đặc điểm và phân loại sản phẩm bảo hiểm thương mại </b>
<b>3.1.1. </b> <b>Khái niệm sản phẩm bảo hiểm thương mại </b>


<b>Có nhiều khái niệm khác nhau về sản phẩm bảo hiểm </b>


 SPBH là sự cam kết của DNBH đối với bên mua bảo hiểm về việc bồi thường hay
trả tiền bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xẩy ra.


 Hay có khái niệm khác đơn giản hơn: SPBH là sản phẩm mà DNBH bán.


<b>Khái niệm SPBH bao gồm 3 cấp độ: </b>


 Cấp độ thứ nhất - Thành phần cốt lõi: Đây là các
bảo đảm bảo hiểm, những lợi ích cơ bản mà khách
hàng nhận được khi mua bảo hiểm.


 Cấp độ thứ hai - Thành phần hiện hữu: đó là những
yếu tố như tên gọi, vỏ bọc bề ngoài…


 Cấp độ thứ ba - Thành phần gia tăng: các yếu tố
phụ thuộc về dịch vụ trong và sau khi bán như thái


độ phục vụ, phương thức thanh tốn…


Do đó, khi đề cập đến một sản phẩm bảo hiểm phải đề cập đầy đủ đến cả 3 cấp độ đó.


<b>3.1.2. </b> <b>Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm </b>


Ngành bảo hiểm là một ngành dịch vụ, do đó SPBH cũng có các đặc điểm chung của
các sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên, SPBH cịn có các đặc điểm riêng. Chính vì thế,
SPBH được xếp vào loại sản phẩm dịch vụ “đặc biệt”.


 <b>Đặc điểm chung của sản phẩm dịch vụ </b>
o <i><b>Tính vơ hình </b></i>


Khi mua bảo hiểm, mặc dù khách hàng nhận được các yếu tố hữu hình đó là
những tờ giấy trên đó có in biểu tượng của doanh nghiệp, in tên gọi của sản
phẩm, in những nội dung thoả thuận… Nhưng khách hàng không thể chỉ ra
được màu sắc, kích thước, hình dáng hay mùi vị của sản phẩm. Nói cách khác,
SPBH là sản phẩm “vơ hình”, người mua không thể cảm nhận được SPBH
thơng qua các giác quan của mình.


Tính vơ hình của SPBH làm cho việc giới thiệu, chào bán sản phẩm trở nên
khó khăn hơn. Khi mua sản phẩm bảo hiểm, người mua chỉ nhận được những
lời hứa, lời cam kết về những đảm bảo vật chất trước các rủi ro.


o <i><b>Tính khơng thể tách rời và không thể cất trữ </b></i>


SPBH không thể tách rời, tức là việc tạo ra sản phẩm dịch vụ bảo hiểm trùng
với việc tiêu dùng sản phẩm đó (quá trình cung ứng và quá trình tiêu thụ là một
thể thống nhất). Thêm vào đó, SPBH cũng khơng thể cất trữ được, có nghĩa là
khả năng thực hiện dịch vụ bảo hiểm vào một thời điểm nào đó sẽ không thể


cất vào kho dự trữ để sử dụng vào một thời điểm khác trong tương lai. Điều
này hoàn toàn khác biệt với sản phẩm hữu hình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho
doanh nghiệp (phần 1)


thực hiện không phải lúc nào cũng nhất quán. Ví dụ, các đại lý khi bán sản
phẩm có thể quên các chi tiết, có thể chậm trễ hoặc mất kiên nhẫn... Nhìn
chung chất lượng phục vụ của một cá nhân nào đó tại các thời điểm khác nhau,
với các khách hàng khác nhau là khác nhau. Chất lượng phục vụ này phụ thuộc
vào tình trạng sức khoẻ, các yếu tố xung quanh. Ngoài ra, giữa các cá nhân
khác nhau, chất lượng phục vụ cũng khác nhau.


o <i><b>Tính khơng được bảo hộ bản quyền </b></i>


Mặc dù trước khi đưa một sản phẩm nào đó ra thị trường, các DNBH thường
phải đăng ký sản phẩm để nhận được sự phê chuẩn của cơ quan quản lý nhà
nước về kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên việc phê chuẩn này chỉ mang tính
nghiệp vụ kỹ thuật chứ khơng mang tính bảo hộ bản quyền. Do đó, các DNBH
cạnh tranh có thể bán một cách hợp pháp các SPBH là bản sao của các hợp
đồng bảo hiểm của các doanh nghiệp khác.


 <b>Đặc điểm riêng của sản phẩm bảo hiểm </b>


o <i><b>Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm “không mong đợi” </b></i>


Một trong những đặc điểm riêng của SPBH là
sản phẩm không mong đợi. Điều này thể hiện ở
chỗ, đối với các sản phẩm mang tính bảo hiểm
thuần tuý, mặc dù đã mua sản phẩm nhưng


khách hàng đều không mong muốn rủi ro xảy ra
để được DNBH bồi thường hay trả tiền bảo
hiểm. Đặc tính này cũng làm cho việc giới thiệu,
chào bán sản phẩm trở nên vô cùng khó khăn.


o <i><b>Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm của “chu trình hạch tốn đảo ngược” </b></i>


Nếu như trong các lĩnh vực kinh doanh khác, giá cả sản phẩm được xác định
trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh thì trong lĩnh vực bảo hiểm, phí bảo hiểm
(giá cả của SPBH) được xác định dựa trên những số liệu ước tính về các chi
phí có thể phát sinh trong tương lai như chi bồi thường (trả tiền bảo hiểm), chi
hoa hồng, chi tái bảo hiểm…


o <i><b>Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm có “hiệu quả xê dịch” </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho
doanh nghiệp (phần 1)


<b>3.1.3. </b> <b>Phân loại sản phẩm bảo hiểm </b>


Để thuận lợi cho công tác quản lý sản phẩm, tuỳ theo lĩnh vực kinh doanh là BHNT
hay bảo hiểm phi nhân thọ, DNBH tiến hành phân loại các SPBH theo các tiêu thức
phù hợp.


<b>3.1.3.1. Đối với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ </b>


Các DNBH nhân thọ có thể phân loại các SPBH theo các tiêu thức:


 <i><b>Theo thời hạn bảo hiểm và sự kiện được bảo hiểm: Sản phẩm BHNT được </b></i>
chia thành:



o <i>Nhóm SPBH tử kỳ</i>: Đây là các sản phẩm mà thời hạn bảo hiểm là xác định


trước và số tiền bảo hiểm chỉ được chi trả khi người được bảo hiểm tử vong
trong thời hạn hợp đồng.


o <i>Nhóm SPBH nhân thọ trọn đời</i>: Nhóm sản


phẩm này có thời hạn bảo hiểm khơng xác định
trước và số tiền bảo hiểm được chi trả bất cứ
khi nào người được bảo hiểm tử vong.


o <i>Nhóm SPBH sinh kỳ thuần tuý</i>: Các sản phẩm


này cũng có thời hạn bảo hiểm xác định, số tiền
bảo hiểm chỉ được chi trả khi người được bảo
hiểm còn sống tại thời điểm kết thúc thời hạn
hợp đồng.


o <i>Nhóm sản phẩm trả tiền định kỳ</i>: Đây là các SPBH nhân thọ, trong đó nếu


người được bảo hiểm còn sống đến một độ tuổi xác định, định kỳ (hàng năm,
hàng tháng…) họ sẽ được nhận số tiền bảo hiểm. Thời hạn chi trả số tiền bảo
hiểm này có thể xác định trước hoặc khơng xác định.


o <i>Nhóm SPBH nhân thọ hỗn hợp</i>: Đây là nhóm các sản phẩm mà thời hạn bảo


hiểm xác định trước và số tiền bảo hiểm được chi trả khi người được bảo hiểm
tử vong trong thời hạn hợp đồng hoặc tại thời điểm kết thúc thời hạn hợp đồng
người được bảo hiểm còn sống.



Phân loại theo thời hạn bảo hiểm và sự kiện được bảo hiểm sẽ giúp DNBH quản lý
được kết quả triển khai các sản phẩm theo từng nhóm. Ngồi ra nó cịn giúp doanh
nghiệp xác định được quỹ tiền mặt cần có để thực hiện việc chi trả kịp thời.


 <i><b>Theo đặc tính tham gia chia lãi: Các SPBH nhân thọ được chia thành hai nhóm lớn: </b></i>


o <i>Nhóm các sản phẩm tham gia chia lãi</i>: Đây là các sản phẩm có cam kết chia


lãi, tức là ngồi quyền lợi cơ bản là nhận số tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo
hiểm xảy ra, người tham gia còn được nhận lãi từ kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp bảo hiểm.


o <i>Nhóm các sản phẩm khơng tham gia chia lãi</i>: Đây là các sản phẩm, trong đó


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho
doanh nghiệp (phần 1)


 <i><b>Theo loại hình sản phẩm (kết cấu sản phẩm): SPBH nhân thọ được chia thành </b></i>
nhóm các sản phẩm chính, các sản phẩm phụ (còn gọi là sản phẩm bổ trợ hay sản
phẩm bổ sung), sản phẩm riêng lẻ và sản phẩm trọn gói.


o <i>Nhóm các sản phẩm chính</i>: Đây là các sản phẩm nhân thọ thuần tuý. Các sản


phẩm này thuộc một trong các nhóm sản phẩm đã đề cập ở trên (bảo hiểm tử
kỳ, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trả tiền định kỳ, BHNT
trọn đời…).


o <i>Nhóm các sản phẩm bổ trợ</i>: Đây là các sản phẩm về bản chất không phải là SPBH



nhân thọ mà là các SPBH con người phi nhân thọ. Các sản phẩm này được kết hợp
với sản phẩm chính nhằm tăng tính hấp dẫn của các sản phẩm chính.


o <i>Nhóm các sản phẩm riêng lẻ</i>: Đây là các sản phẩm được tạo nên chỉ từ sản


phẩm chính, khơng có sự kết hợp sẵn với sản phẩm bổ trợ. Nếu có nhu cầu mua
sản phẩm bổ trợ, người tham gia sẽ lựa chọn mua thêm.


o <i>Nhóm các sản phẩm trọn gói</i>: Các sản phẩm này có sự kết hợp sẵn giữa một


sản phẩm chính với một hoặc nhiều sản phẩm bổ trợ nhằm giúp khách hàng dễ
dàng lựa chọn.


Phân loại theo tiêu thức này giúp DNBH dễ dàng quản lý các sản phẩm chính, sản
phẩm bổ trợ, sản phẩm riêng lẻ và sản phẩm trọn gói; Thêm vào đó, cịn giúp
doanh nghiệp có kế hoạch phát triển thêm các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.


 <i><b>Theo nhóm khách hàng: SPBH nhân thọ được chia thành </b></i>


o <i>SPBH nhân thọ cá nhân</i>: Đây là các sản phẩm


được thiết kế nhằm bảo hiểm cho một cá nhân
trên một hợp đồng bảo hiểm. Nói cách khác, số
lượng người được bảo hiểm trên hợp đồng bảo
hiểm cá nhân chỉ là một người.


o <i>SPBH nhân thọ nhóm</i>: Đây là các SPBH cho


nhiều người trên một hợp đồng. Nói cách khác,



thay vì cấp hợp đồng cho từng cá nhân trong nhóm, DNBH sẽ cấp một hợp
đồng chung cho cả nhóm – hợp đồng này được gọi là hợp đồng bảo hiểm chủ.


<b>3.1.3.2. Đối với các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ </b>


Tương tự như các DNBH nhân thọ, các DNBH phi nhân thọ có thể phân loại các
SPBH theo các tiêu thức:


 <i><b>Theo đối tượng bảo hiểm. Theo tiêu thức này, sản phẩm các DNBH phi nhân thọ </b></i>
triển khai được chia thành:


o <i>Nhóm SPBH con người phi nhân thọ</i>: Đây là các SPBH cho các rủi ro liên quan


đến sức khoẻ của con người như ốm đau, bệnh tật, tai nạn.


o <i>Nhóm SPBH tài sản</i>: Các sản phẩm này có đối tượng bảo hiểm là các loại tài sản.
o <i>Nhóm SPBH trách nhiệm dân sự</i>: Nhóm sản phẩm này có đối tượng bảo hiểm


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho
doanh nghiệp (phần 1)


 <i><b>Theo nhóm khách hàng. Theo tiêu thức này, các SPBH phi nhân thọ được chia </b></i>
thành hai nhóm lớn:


o <i>Nhóm các sản phẩm dành cho các cá nhân</i>: Đây là các SPBH đáp ứng nhu cầu


bảo hiểm của các cá nhân.


o <i>Nhóm các sản phẩm dành cho các tổ chức (cho nhu cầu công việc)</i>: Đây là các



sản phẩm cung cấp cho các cơ quan, doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu được
bảo đảm an toàn cho tài sản, trách nhiệm dân sự và con người làm việc trong
các tổ chức này.


 <i><b>Theo hình thức triển khai sản phẩm. SPBH phi nhân thọ được chia thành hai nhóm: </b></i>


o <i>Nhóm các sản phẩm bắt buộc</i>: Đây là những sản phẩm mà pháp luật qui định


một số đối tượng buộc phải tham gia, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của họ.


o <i>Nhóm sản phẩm khơng bắt buộc (sản phẩm tự nguyện):</i> Đây là những SPBH


phi nhân thọ mà việc tham gia là khơng bắt buộc, hồn toàn tùy thuộc vào ý
muốn chủ quan của khách hàng.


<b>3.2. </b> <b>Bảo hiểm xe cơ giới </b>
<b>3.2.1. </b> <b>Khái niệm xe cơ giới </b>


Xe cơ giới là tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng động cơ của chính
chiếc xe đó. Trong Nghị định 103/2008/NĐ-CP, đã liệt kê ra rất nhiều loại xe cơ giới,
nhưng trong khuôn khổ môn học này, chỉ đề cập đến xe ô tô, xe mô tô và xe gắn máy.


<b>Xe cơ giới có thể tham gia nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau, như:</b>


 Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe;


 Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ ba;
 Bảo hiểm tai nạn hành khách (xe khách);



 Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe;
 Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe;


 Bảo hiểm TNDS đối với hàng hóa trên xe…


Tuy nhiên, trong phạm vi bài này, chúng ta chỉ đi tìm hiểu Bảo hiểm TNDS của chủ
xe đối với người thứ ba và Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe.


<b>3.2.2. </b> <b>Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe đối với người thứ ba </b>
<b>3.2.2.1. Khái niệm về trách nhiệm dân sự </b>


Có thể hiểu đơn giản về TNDS như sau: Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi
thường của 1 cá nhân, tổ chức gây thiệt hại đến tài sản, sức khoẻ... của chủ thể khác,
có thể quy đổi về mặt tài chính, mà hành vi đó chưa phải là tội phạm theo quy định tại
Bộ luật hình sự.


 <b>Cơ sở hình thành TNDS:</b>
o Có lỗi;


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho
doanh nghiệp (phần 1)


 <b>Người thứ ba: </b>bên thứ ba trong bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới là những người
trực tiếp bị thiệt hại do hậu quả của vụ tai nạn nhưng loại trừ


o Lái, phụ xe, người làm công cho chủ xe;


o Những người lái xe phải nuôi dưỡng như cha, mẹ, vợ, chồng, con cái...;
o Hành khách, những người có mặt trên xe;



o Tài sản, tư trang, hành lý của những người nêu trên.


<b>3.2.2.2. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm </b>


 Đối tượng bảo hiểm là TNDS phát sinh khi gây ra
thiệt hại cho người thứ ba.


 Công ty bảo hiểm nhận bảo đảm cho các rủi ro bất
ngờ không lường trước được gây ra tai nạn và làm
phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe. Cụ thể,
các thiệt hại nằm trong phạm vi trách nhiệm của
công ty bảo hiểm bao gồm:


o Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khoẻ của bên thứ ba;
o Thiệt hại về tài sản, hàng hoá... của bên thứ ba;


o Thiệt hại tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc giảm thu nhập;
o Các chi phí cần thiết và hợp lý để ngăn ngừa hạn chế thiệt hại; các chi phí thực


hiện biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm (kể cả biện pháp không mang lại
hiệu quả);


o Những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của những người tham gia cứu chữa,


ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân.


 Cơng ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các vụ tai nạn
mặc dù có phát sinh trách nhiệm dân sự trong các trường hợp sau:



o Hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại.


o Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao thông theo


quy định của điều lệ trật tự an tồn giao thơng vận tải đường bộ;


o Chủ xe hoặc lái xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an tồn giao thơng đường bộ


như: Xe khơng có giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ
thuật và môi trường. Lái xe khơng có bằng lái hoặc bằng bị tịch thu, bằng
không hợp lệ. Lái xe bị ảnh hưởng của các chất kích thích như rượu, bia,
ma tuý...


o Thiệt hại do chiến tranh, bạo động.


o Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản xuất


kinh doanh.


o Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, mất cắp trong tai nạn.


o Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia, trừ khi có thoả thuận khác.


o Ngồi ra, công ty bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm đối với tài sản đặc


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho
doanh nghiệp (phần 1)


<b>3.2.2.3. Hạn mức trách nhiệm và phí bảo hiểm </b>



STBH chính là giới hạn tối đa trách nhiệm của DNBH. Giới hạn này thường do Nhà
nước quy định.


Phí bảo hiểm được tính theo đầu phương tiện. Người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo
hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba theo số lượng đầu phương tiện của
mình. Mặc khác, các phương tiện khác nhau về chủng loại, về độ lớn có xác suất gây
ra tai nạn khác nhau nên phí bảo hiểm được tính riêng cho từng loại phương tiện (hoặc
nhóm phương tiện).


<b>3.2.2.4. Trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm </b>


Khi tai nạn xảy ra, chủ xe (lái xe) phải gửi hồ sơ khiếu
nại bồi thường cho công ty bảo hiểm.


Sau khi nhận được hồ sơ khiếu nại bồi thường, công ty
bảo hiểm sẽ tiến hành giám định để xác định thiệt hại
thực tế của bên thứ ba và bồi thường tổn thất.


<b>Thiệt hại của bên thứ ba bao gồm: </b>


 <i>Thiệt hại về tài sản</i> bao gồm: tài sản bị mất, bị hư


hỏng hoặc bị huỷ hoại; thiệt hại liên quan đến việc sử dụng tài sản và các chi phí
hợp lý để ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục thiệt hại.


 <i>Thiệt hại về con người </i>bao gồm thiệt hại về sức khoẻ và thiệt hại về tính mạng.


o Thiệt hại về sức khoẻ bao gồm:


 Các chi phí hợp lý cho cơng việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ và


chức năng bị mất hoặc giảm sút như: chi phí cấp cứu, tiền hao phí vật chất
và các chi phí y tế khác (thuốc men, dịch truyền, chi phí chiếu chụp
X-quang...).


 Chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc bệnh nhân và
khoản tiền cấp dưỡng cho người mà bệnh nhân có nghĩa vụ ni dưỡng.


 Khoản thu nhập bị mất hoặc giảm sút của người đó.


 Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.


o Thiệt hại về tính mạng của người thứ ba bao gồm:


 Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc, cứu chữa người thứ ba trước khi chết.


 Chi phí hợp lý cho việc mai táng người thứ ba.


 Tiền trợ cấp cho những người mà người thứ ba phải nuôi dưỡng.


<b>3.2.3. </b> <b>Bảo hiểm vật chất xe cơ giới </b>
<b>3.2.3.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho
doanh nghiệp (phần 1)


 <b>Rủi ro được bảo hiểm: </b>


o Đâm va, lật đổ, cháy nổ, bão lũ, mưa đá, sạt đất…;
o Mất cắp tồn bộ xe;



o Các chi phí cần thiết, hợp lý.


 <b>Rủi ro bị loại trừ: </b>


o Khấu hao, hao mòn tự nhiên;
o Mất cắp bộ phận;


o Hành vi cố ý của người tham gia bảo hiểm;
o Vi phạm pháp luật;


o Xe vượt ra ngoài biên giới…


<b>3.2.3.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm </b>


Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm
người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm. <b>Trong thực tế, các công ty bảo hiểm </b>
<b>thường dựa trên các nhân tố sau để xác định giá trị xe:</b>


 Loại xe;
 Năm sản xuất;


 Mức độ mới, cũ của xe;


 Thể tích làm việc của xi lanh...


Một phương pháp xác định giá trị bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm hay áp dụng là
căn cứ vào giá trị ban đầu của xe và mức khấu hao. Cụ thể:


<i><b>Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu – Khấu hao </b>(nếu có)</i>



Số tiền bảo hiểm được xác định dựa trên giá trị bảo hiểm. Đối với xe mô tô, xe máy,
các chủ xe thường tham gia bảo hiểm toàn bộ vật chất thân xe. Đối với xe ơ tơ, các
chủ xe có thể tham gia tồn bộ hoặc cũng có thể tham gia từng bộ phận của xe.


Giống như cách tính phí bảo hiểm nói chung, phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi đầu xe
đối với mỗi loại xe được tính theo cơng thức sau:


<i><b>P = f + d </b></i>
Trong đó:


P: Phí bảo hiểm tính theo đầu xe
f: Phí thuần


d: Phụ phí


<b>Giảm phí bảo hiểm: </b>Để khuyến khích các chủ xe có số lượng lớn tham gia bảo hiểm
tại cơng ty mình, các cơng ty bảo hiểm thường áp dụng mức giảm phí so với mức phí
chung theo số lượng xe tham gia bảo hiểm.


Đối với những xe hoạt động mang tính chất mùa vụ, tức là chỉ hoạt động một số ngày trong
năm, thì chủ xe chỉ phải đóng phí cho những ngày hoạt động đó theo cơng thức sau:


<i><b>Số tháng xe hoạt động trong năm</b></i>
<i><b>Phí bảo hiểm = Mức phí cả năm </b></i>


</div>

<!--links-->

×