Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.73 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Nguyễn Minh Trang1*
1<sub>Học viện Ngoại giao </sub>
*<sub>Tác giả liên hệ, Email: </sub>
<b>THƠNG TIN </b> <b>TĨM TẮT </b>
Ngày nhận: 25/05/2020
Ngày nhận lại: 21/07/2020
Duyệt đăng: 23/08/2020
<i>Từ khóa: </i>
4.0, nhân lực, Việt Nam<i> </i>
<i>Keywords: </i>
4.0, human resources,
Vietnam
Trong những năm gần đây, xu hướng tồn cầu hóa cùng sự
phát triển của công nghệ mang lại nhiều tác động tích cực đối với
nền kinh tế như tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều hàng hóa,
dịch vụ mới. Tuy nhiên, những tiến bộ của máy móc kĩ thuật trong
cuộc cách mạng 4.0 cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm trong
các ngành sản xuất, đặc biệt ở các nước tiên tiến. Các nước đang
phát triển trong đó có Việt Nam cũng khơng tránh khỏi sẽ bị ảnh
hưởng bởi xu thế này. Công nhân tay nghề thấp hoặc trung bình sẽ
<b>ABSTRACT</b>
<b>1. Giới thiệu </b>
Ngày nay, đổi mới khoa học - công nghệ đang trở thành một xu hướng toàn cầu. Sự xuất
hiện và mở rộng mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang mang đến những
bước đột phá về công nghệ và có ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các
quốc gia. CMCN 4.0 đem đến nhiều lợi thế cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của các
quốc gia do những tiến bộ kỹ thuật, cơng nghệ có thể cải thiện năng lực sản xuất và mang lại hiệu
suất cao hơn. Tuy nhiên, cuộc CMCN lần này cũng đặt ra những thách thức không nhỏ với các
quốc gia có các ngành nghề thâm dụng lao động chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Nguyên
nhân là do khi máy móc dần thay thế con người, một lượng lớn lao động sẽ rơi vào tình trạng thất
nghiệp. Hệ quả của việc này sẽ là sự suy giảm hiệu suất kinh tế và gia tăng các gánh nặng cũng
như bất ổn về xã hội. Bên cạnh đó, những quốc gia khơng đủ khả năng để tiếp thu các tiến bộ của
CMCN cũng dễ rơi vào tình trạng tụt hậu, kém phát triển so với phần cịn lại của thế giới. Vì vậy,
việc xây dựng một nguồn nhân lực chất lượng và có đủ trình độ để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật -
công nghệ của CMCN lần thứ tư là hết sức cần thiết với tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Cách mạng 4.0 là cuộc chạy đua bằng năng lực và khả năng làm chủ công nghệ. Bởi vậy,
con người khơng chỉ đóng vai trị trung tâm trong việc tạo ra cơng nghệ mà cịn là nhân tố quyết
định cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ đi xa tới đâu. Để đáp ứng được yêu cầu này, nhân lực
khoa học công nghệ thời đại 4.0 buộc phải có chun mơn vững vàng, sự chủ động, trách nhiệm
và khả năng thích ứng nhanh chóng với mơi trường liên tục biến đổi. Nhân lực khoa học và công
nghệ thường được hiểu là nguồn nhân lực nghiên cứu phát triển, hay còn gọi là R&D để thể hiện
lực lượng lao động khoa học và cơng nghệ của mình. Việt Nam có những lợi thế nhất định về lao
động, đặc biệt là lực lượng lao động vẫn còn dồi dào và cơ cấu lao động tương đối trẻ. Tính đến
hết năm 2019, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 56,1 triệu người, chiếm gần
60% tổng dân số. Đây là nhóm tuổi có khả năng năng tiếp thu được những tri thức mới, kỹ năng
mới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động của Việt Nam.
<b>2. Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam </b>
<i><b>2.1. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động </b></i>
Ở Việt Nam, giáo dục đào tạo ln có được vị trí quan trọng trong các chính sách của Nhà
nước và trong đầu tư của các gia đình. Chi phí cho giáo dục đào tạo tính bằng phần trăm GDP ln
dao động ở mức cao so với các nước có trình độ phát triển tương đồng và cả các nước ở trong khu
vực. Cụ thể, tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương
đương 5% GDP, cao hơn cả Singapore (3,2%), Malaysia (5,1%), Thái Lan (3,8%), Hàn Quốc
(5,2% năm 2011) và Hồng Kông (3,5%) (Bộ Khoa học và Công nghệ - Cục Thông tin khoa học
và công nghệ quốc gia, 2017). Nhờ vậy, hệ thống giáo dục của Việt Nam đạt nhiều kết quả được
quốc tế thừa nhận. Điều này được minh chứng rất rõ thông qua cuộc khảo sát PISA - Chương trình
đánh giá chất lượng học sinh của Khối hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) qua các năm. Ngoài
một số những lợi thế về số lượng và điều kiện như trên, chất lượng nguồn nhân lục tại Việt Nam
vẫn còn những điểm hạn chế.
của đội ngũ viên chức khoa học và công nghệ trên cả nước chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
<b>Hình 1: </b>Trình độ lao động Việt Nam năm 2019
Nguồn: Tổng cục thống kê (2019)
<i><b>2.2. Về năng suất lao động </b></i>
Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2019
ước tính đạt 110,4 triệu VNĐ/lao động (tương đương khoảng 4.791 USD/lao động). Năng suất lao
động của Việt Nam thời gian qua tuy có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm
nhưng vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Nếu chọn năm 2011 là năm gốc thì năng suất
lao động năm 2018 của Việt Nam chỉ bằng 7,3% mức năng suất của Singapore, 19% của Malaysia;
37% của Thái Lan; 44,8% của Indonesia và bằng 55,9% của Philipines (Bộ Khoa học và Công
nghệ - Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, 2016). Mặc dù Việt Nam đã có mức tăng
trưởng rất nhanh qua các năm về năng suất lao động nhưng rõ ràng vẫn có khoảng tương đối xa so
với các quốc gia khác trong cùng khu vực. Với mức năng suất lao động thấp như vậy thì dù có lợi
thế về số lượng lao động tham gia trên thị trường và nhân công giá rẻ nhưng lợi thế cạnh tranh vẫn
không cao so với các nền kinh tế đang phát triển khác.
<i><b>2.3. Về tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành </b></i>
yếu tập trung vào các lĩnh vực có cơng nghệ thấp và sử dụng nhiều nhân công. Năm 2019, tỷ lệ
lao động trong các ngành nơng, lâm, ngư nghiệp ước tính chiếm 35,4%, trong khi tỷ lệ này ở các
ngành công nghiệp xây dựng là 28,6%, còn ở ngành dịch vụ là 36% (Tổng Cục Thống Kê, 2019b).
Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực trong nhiều ngành dịch vụ và
công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin. Nhu cầu đối với ngành này tăng liên tục nhưng thị
trường luôn trong tình trạng thiếu cung. Ở Việt Nam, cơ cấu nguồn nhân lực R&D hiện còn tồn
tại rất nhiều điểm bất hợp lý. Theo số liệu điều tra cuối năm 2016, nguồn nhân lực là cán bộ kỹ
thuật tại Việt Nam chỉ chiếm 6,8% lực lượng lao động. Trong khi đó, ở các quốc gia Châu Âu, tỷ
lệ này luôn ở mức từ 25 – 35%, gấp 4- 5 lần Việt Nam (Le Anh, 2020). Điều này đã và đang tạo
ra một thách thức không nhỏ cho nền khoa học cơng nghệ khi nhân lực R&D chính là một trong
hai nhân tố quyết định trong mỗi cuộc cách mạng công nghiệp. Cán bộ nghiên cứu thường chiếm
trên 70% trong tổng số lượng cán bộ của ngành R&D, trong khi cán bộ kỹ thuật và cán bộ hỗ trợ,
người sẽ đem những phát minh sáng chế hiện thực hóa ngồi đời sống lại chiếm số lượng khá nhỏ,
chỉ dao động ở mức 10% (Duong Tam, 2019). Điều này đang thực sự gây ra nhiều khó khăn trong
cơng tác đưa khoa học cơng nghệ vào đời sống kinh tế - xã hội bởi những phát minh, sáng chế do
các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học tạo ra sẽ chỉ nằm trên giấy mà khơng có ứng dụng thực
tiễn cho đại đa số người dân. Theo thống kê của Bộ Khoa học và Cơng nghệ năm, cả nước có tới
1055 tổ chức khoa học và cơng nghệ, trong đó tổ chức nghiên cứu và phát triển chiếm 47,9%,
nhóm cơ sở giáo dục đại học chiếm 32% và các tổ chức dịch vụ khoa học công nghệ chiếm 20,1%.
Tổ chức khoa học công nghệ là các trường đại học có 339 trường. Trong đó, 46,6% hoạt động
trong lĩnh vực khoa học, xã hội và nhân văn; chỉ có 31% nằm trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và
công nghiệp; lĩnh vực y dược chiếm 9,4%, lĩnh vực khoa học tự nhiên: 7,7% và đứng cuối bảng là
lĩnh vực nông nghiệp với chỉ 5,3%. Với mức phân bổ nhân lực chênh lệch giữa các ngành như vậy,
Việt Nam khó có thể đẩy nhanh cuộc cách mạng 4.0 (Giang Le, 2019).
<b>Hình 2: </b>Nhu cầu lao động trong ngành CNTT tại Việt Nam
Nguồn: forbesvietnam
<i><b>2.4. Về trình độ ngoại ngữ </b></i>
<b>3. Các giải pháp giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực </b>
Từ những đặc điểm hiện tại của nguồn nhân lực và kết quả thực tế của các chính sách nâng
cao chất lượng nhân lực tại Việt Nam, quá trình cải thiện chất lượng lao động có thể tập trung vào
các khía cạnh: đổi mới giáo dục, thu hút nhân tài, đào tạo kỹ thuật cho lao động và tăng cường hợp
tác quốc tế, trong đó quan trọng nhất là các chính sách đưa ra cần bám sát và có sự liên kết chặt
chẽ với tình hình thực tiễn.
<i><b>3.1. Gắn chiến lược phát triển nhân lực với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội </b></i>
Điểm yếu lớn nhất trong các chính sách của Việt Nam là thiếu sự bám sát với tình hình
thực tế, dẫn tới việc khó đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Do đó, các chương trình, đề án nhằm
nâng cao chất lượng lao động được đưa ra cần phải thực hiện theo lộ trình nhiều bước để đạt được
mục tiêu một cách ổn định hơn. Ngoài ra, các mục tiêu đặt ra cũng cần phải cụ thể, sát thực, phản
ánh đúng nhu cầu của thị trường lao động và bối cảnh kinh tế đất nước, tránh việc đặt ra đích đến
quá cao, quá thiếu thực tế. Như ở Trung Quốc, các mục tiêu thu hút nhân tài hay đào tạo nhân lực
đều được đưa ra dựa trên tình hình thực tế của cả nước và từng địa phương. Chính phủ Trung Quốc
cũng khuyến khích các tỉnh thành chủ động đưa ra các chính sách phát triển nhân lực riêng bằng
(một phần) nguồn tài chính được cấp bởi Nhà nước. Điều này giúp các chương trình, dự án được
triển khai có mức độ tương thích cao với bối cảnh và nhu cầu thực tế của các địa phương, tránh
việc thu hút tràn lan, sử dụng kinh phí thừa thãi. Từ đó, nếu muốn thực hiện hiệu quả mục tiêu
phát triển nguồn nhân lực, việc bám sát vào tình hình thực tế trong q trình hoạch định chính sách
là rất cần thiết với cả cơ quan Trung ương và chính quyền địa phương ở Việt Nam.
Để làm được điều này, nên tổ chức điều tra khảo sát nhân lực hiện đang làm việc và nhu
cầu nhân lực trong các năm tới của các ngành kinh tế, vùng miền. Mặt khác, cần xây dựng và vận
hành có hệ thống cơ sở dữ liệu tốt nhất về nguồn nhân lực để theo dõi tình hình thực hiện và phục
<i><b>3.2. Cải thiện trình độ chun mơn và kỹ thuật cho lao động Việt Nam </b></i>
trọng đến chất lượng dạy và học. Thực tế từ Trung Quốc cho thấy, việc quá đề cao thứ hạng và
bằng cấp chỉ làm yếu đi vai trò của giảng dạy và nghiên cứu trong các trường, đặc biệt là trường
ĐH. Tuy nhiên, bù lại cho sự quan trọng hóa thứ hạng của Trung Quốc, hệ thống giáo dục của
nước này vẫn đạt được những bước tiến đáng chú ý nhờ các chính sách hỗ trợ giáo dục trọng điểm
có hiệu quả. Thay vì đào tạo tràn lan, Trung Quốc tập trung nguồn lực cho một nhóm trường có
chất lượng nghiên cứu tốt. Thơng qua việc phát triển nhóm trường này, Chính phủ Trung Quốc hy
vọng có thể kéo được chất lượng của cả một hệ thống giáo dục đi lên. Ngoài ra, Trung Quốc cũng
hỗ trợ các trường trong việc mời các chuyên gia nước ngoài về giảng dạy và nghiên cứu để học
Để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, ngành giáo dục cần phải có những đổi
mới sâu rộng trên nhiều cấp học. Với giáo dục phổ thông, cần cải cách nội dung và phương pháp
giảng dạy theo hướng phát huy tư duy sáng tạo, khả năng tự học, tăng thời gian thực hành, nâng
cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ cho học sinh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xã hội hóa, giao quyền tự
chủ cho các trường ĐH, CĐ và dạy nghề cơng lập, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào
tạo dạy nghề cũng là những biện pháp khả quan. Ngồi ra, Nhà nước cũng cần kiểm sốt việc thực
hiện tốt cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển giáo dục - đào tạo, coi trọng đào tạo ĐH và trên
ĐH, CĐ và dạy nghề theo chuẩn khu vực và quốc tế. Thêm vào đó, cần thành lập các trung tâm
đào tạo nghề kỹ thuật cao tại các tỉnh thành trên cả nước để đáp ứng nhu cầu lao động của các
ngành kỹ thuật trong tương lai. Bên cạnh đó, đào tạo ĐH và sau ĐH cũng cần được cải thiện theo
hướng tập trung vào chất lượng thay vì số lượng. Cần đổi mới phương thức giảng dạy theo hướng
thực hành nhiều hơn, tạo điều kiện cho các chương trình trao đổi quốc tế, giúp sinh viên có cơ hội
tiếp cận với các môi trường nghiên cứu tiên tiến và hiện đại. Ngoài ra, cần tăng cường thu hút các
giảng viên, nhà nghiên cứu uy tín nước ngồi đến giảng dạy và làm việc tại các trường ĐH trong
cả nước. Thêm vào đó, cần chú trọng phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đặc biệt là trong lĩnh vực
khoa học và công nghệ, đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao của một nền kinh tế tri thức
trong tương lai.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng cần hoạch định rõ ràng các nhóm trường, nhóm
ngành cần được ưu tiên tài trợ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. Với số lượng các trường
ĐH, CĐ nhiều như hiện nay, việc phát triển đồng đều giữa các trường là rất khó có thể đạt được.
Do đó, thay vì sử dụng nguồn lực có hạn một cách tràn lan, việc tập trung đầu tư cho một nhóm
trường cụ thể là một giải pháp đáng để cân nhắc. Khi một số trường được tập trung tài trợ để nâng
cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu, hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục bậc cao nói riêng
của Việt Nam cũng có động lực để đổi mới và phát triển. Do vậy, đây cũng là biện pháp hiệu quả
giúp nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam.
<i><b>3.3. Đẩy mạnh thu hút nhân tài</b></i>
Việc kết hợp các chính sách giáo dục với thu hút nhân tài là yêu cầu cấp thiết đối với Việt
Nam để phát triển nguồn nhân lực. Để thực hiện mục tiêu đó, các chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài
chính dành riêng cho những đối tượng nhân tài là biện pháp có hiệu quả nhanh chóng nhất. Ngồi
ra, Việt Nam cũng cần phải cải thiện môi trường làm việc theo hướng năng động và sáng tạo hơn.
Thêm vào đó, việc thành lập các giải thưởng nghiên cứu với nguồn tài trợ lớn cũng là một giải
pháp giúp Việt Nam thu hút và chọn lọc được những học giả uy tín trong và ngồi nước. Kết hợp
với việc hỗ trợ tài chính cho một nhóm trường và nhóm ngành cụ thể, Nhà nước cũng có thể sử
dụng nguồn lực này để khuyến khích các trường mời giảng viên nước ngoài về dạy hay chủ động
đề xuất các đối tác nước ngoài tham gia vào các dự án nghiên cứu của mình. Điều này giúp các
nhà nghiên cứu trong nước có điều kiện học tập kỹ năng, kinh nghiệm của các chuyên gia nước
ngồi, từ đó góp phần nâng cao chất lượng khoa học tại Việt Nam. Ngoài ra, chính quyền địa
phương cũng nên triển khai các chính sách riêng nhằm thu hút các nhân tài từ nước ngoài đến làm
việc trên địa bàn của mình, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh
vùng của từng tỉnh thành trên cả nước.
<i><b>3.4. Nâng cao khả năng quản lý </b></i>
Doanh nghiệp là nhân tố chủ chốt đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Do
đó, việc nâng cao trình độ cho nhóm đối tượng này là rất cần thiết để giúp các công ty hoạt động
hiệu quả và tạo ra lợi nhuận cao hơn. Điều này không chỉ thể hiện qua các chương trình đào tạo
riêng dành cho những nhà điều hành cơng ty mà cịn dễ nhận thấy qua các dự án thu hút doanh
nhân thành đạt ở nước ngoài quay trở lại đất nước, hay các chính sách đầu tư cho những cơng ty
khởi nghiệp có tiềm năng.
Do đó, để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng nhân lực, Việt Nam cũng cần tập trung
phát triển khả năng sáng tạo và tầm nhìn quốc tế của những người chủ doanh nghiệp. Điều này
giúp họ phát triển các chiến lược kinh doanh có hiệu quả dài hạn, có thể vươn tầm đến phạm vi
quốc tế. Ngoài ra, phương thức quản lý cũng có ảnh hưởng rất lớn đến mơi trường làm việc và
<i><b>3.5. Tăng cường kết nối giữa các trường ĐH và cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp</b></i>
Hiện nay, nhiều trường ĐH ở Việt Nam còn đối mặt với tình trạng đào tạo tràn lan, số
lượng sinh viên tốt nghiệp rất nhiều nhưng không đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Đặc biệt
trong bối cảnh nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tập trung sang các ngành công nghệ và kỹ thuật
cao, Việt Nam sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng. Vì vậy,
việc tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có thể giải quyết phần
nào tình trạng này. Các trường ĐH và doanh nghiệp có thể phối hợp xây dựng chương trình giảng
dạy, thực hiện các cơng trình nghiên cứu, triển khai các chương trình thực tập và giới thiệu việc
làm cho sinh viên. Điều này không chỉ giúp đổi mới nội dung giảng dạy và tạo ra nguồn lực cho
hoạt động nghiên cứu và phát triển mà còn giúp nâng cao chất lượng nhân lực theo hướng phù hợp
với bối cảnh thực tế hơn.