Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

AIDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.23 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Hồ sơ mật của CIA: Giờ phút định mệnh - kỳ 14</b>


<b>Kissinger dùng tiểu xảo</b>


<b>TP - Đối với Nhà Trắng, cuộc chiến Việt Nam thực chất kết thúc từ</b>
<b>ngày 23/4/1975 (ngày 24/4 giờ Sài Gòn), khi Tổng thống Ford</b>
<b>trước hàng ngàn sinh viên đại học Tulane (New Orleans) chậm rãi</b>
<b>dằn từng tiếng: “Đối với Mỹ, chiến tranh Việt Nam kết thúc rồi”.</b>


Trong lúc chờ Liên Xô hồi đáp đề nghị của Mỹ từ ngày 20/4 về việc
“nhắn Hà Nội ngừng khoảng hai tuần cho người Mỹ di tản“, ngày 25/4,
Kissinger gửi mật điện cho Đại sứ Martin “Liên Xô cho biết Hà Nội sẽ
không làm trở ngại cuộc di tản”.


Lúc đó, Đại sứ Martin là người duy nhất ở Sài Gịn nhận được thơng
tin này, nên ông tiếp tục sinh hoạt hết sức bình tĩnh để khơng đổ thêm
dầu vào lửa.


Ơng Martin nhất định khơng đóng gói đồ đạc, sách vở, hồ sơ, hình ảnh... dù Polgar đóng gói xong đồ đạc
và dành mọi thời gian cịn lại để tiếp xúc với Trưởng đồn Hungary ở Trại Davis với hy vọng có tín hiệu
đàm phán nào đó cho tướng Minh và nội các mới, ngõ hầu ngăn hoặc làm chậm lại cuộc tấn cơng qn
sự của Bắc Việt vào Sài Gịn.


Chủ nhật ngày 27/4/1975, tướng Dương Văn Minh được lưỡng viện VNCH bầu làm tổng thống, song vấn
đề xúc tiến “đàm phán ngừng bắn với Bắc Việt” vẫn còn nguyên, lại thêm việc tướng Kỳ kiên quyết chống
đối ông Minh.


Nhưng Kissinger lo sợ rằng một “nỗ lực song song có thể làm trật đường ray” viễn cảnh sáng sủa mà
ông mong đợi từ Liên Xô, nên ông ta quở mắng Polgar, đồng thời chuyển thông điệp lạc quan đến Đại sứ
Martin rằng “Tôi nghĩ Dương Văn Minh là một điều kiện tốt để đàm phán lập một chính phủ ba bên, và tôi
đang chờ tin tốt từ Liên Xô”.



Viễn cảnh thành công của cuộc di tản bị mờ đi bởi một tin xấu: Bắc Việt đã cắt đứt đường bộ từ Sài Gòn
xuống Vũng Tàu và Thái Lan từ chối cho Mỹ sử dụng căn cứ Năm Phon là nơi tập kết người di tản.
Nửa đêm 27/4, trong tiếng pháo kích, Martin vẫn ngoan cố gửi điện cho Kissinger khẳng định “sẽ khơng
có cuộc tổng tấn cơng trực tiếp của Bắc Việt vào Sài Gòn”.


Polgar buộc phải cử chun viên phân tích của CIA Sài Gịn là Frank Snepp cùng hai người nữa đi khảo
sát thực địa về vành đai tử thủ Sài Gòn của quân lực VNCH để thuyết phục Martin. Kết quả cho thấy, tình
hình rất nguy ngập vì quân đội Bắc Việt đã áp sát Sài Gòn và giao tranh đang rất ác liệt ở Biên Hịa.
Trong lúc đó, Đại sứ Martin và Đơ đốc Gayler (Tư lệnh quân Mỹ ở Thái Bình Dương) vẫn chưa thống
nhất được các bước cụ thể của kế hoạch di tản mà tòa đại sứ xây dựng. Quân đội Mỹ sẵn sàng cho
bước cuối cùng để di tản, nhưng ơng Martin sợ điều đó tạo hoảng loạn cho Sài Gịn, nên ơng khơng cho
chặt một cây me cổ thụ trong sân tòa đại sứ để làm bãi đáp cho trực thăng.


Một tin tốt đến với Sài Gòn, Mỹ được người Thái cho sử dụng căn cứ Năm Phon (rất gần đảo Phú Quốc)
để thực hiện cuộc di tản. Đơ đốc Gayler chỉ cịn lo việc Tân Sơn Nhất liệu sử dụng được mấy ngày nữa,
vì đường băng tại đây vừa bị đánh bom, và theo tin tình báo nó đang nằm trong tầm pháo của Bắc Việt.
Những chuyến di tản khẩn trương bằng máy bay C-130 từ Tân Sơn Nhất vẫn tiếp tục trong ngày 28/4,
trong đó có chuyến bay chở cựu Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, tướng Nguyễn Khắc Bình Tư lệnh Cảnh sát
cùng các quan chức cảnh sát và gia đình họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Polgar điện về tổng hành dinh CIA rằng, vẫn chưa thấy ý định cụ thể của ông Minh, song ông ta ghi chú
rằng “có thể có sự đối thoại theo một điều khoản của Hiệp định Paris” và phỏng đốn việc này nếu có thì
sẽ diễn ra tại thủ đô Paris. Polgar gần như kiệt sức.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×