Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

tổng kết năm học 2015-2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Ảnh đẹp



Thiên văn



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Không phải Trăng xanh
Ảnh: Stefano De Rosa


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Nguyệt thực Trăng xanh
Ảnh: Jean Paul Roux


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Một lực từ không gian trống rỗng: Hiệu ứng Casimir
Ảnh: Umar Mohideen


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Nhân Sao chổi Halley: Một núi băng đang quay
Ảnh: Halley Multicolor Camera Team, Giotto Project, ESA


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Một đám mây cuộn trên bầu trời Uruguay
Ảnh: Daniela Mirner Eberl


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Bề mặt lốm đốm của ngôi sao Betelgeuse
Ảnh: Xavier Haubois


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Cái đuôi của Đám mây Magellan nhỏ


Ảnh: NASA / JPL-Caltech / STScI


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Bí mật của ngôi sao lu mờ
Ảnh: Alson Wong và Citizen Sky


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Các vệ tinh của sao Mộc




Ngày 07/01/1610, những cải tiến của Galileo Galilei với chiếc kính thiên văn đã cho phép
nhân loại lần đầu tiên nhìn thấy bốn vệ tinh lớn nhất của Mộc tinh. Io, Europa, Ganymede và
Callisto – gọi chung là các vệ tinh Galileo – đã được quan sát bởi Thiết bị Ghi ảnh Trinh sát
Tầm xa trên phi thuyền New Horizons trong chuyến bay ngang qua Mộc tinh hồi cuối tháng 2
năm 2007. Các bức ảnh đã được định cỡ để thể hiện kích thước tương đối thực của bốn vệ tinh
và được sắp xếp theo thứ tự tính từ Mộc tinh ra.


Io đáng chú ý vì các hiện tượng núi lửa hoạt động mạnh của nó, cái đã được New Horizons
nghiên cứu rộng rãi. Mặt khác, bề mặt phẳng lì, băng giá của Europa có khả năng che giấy một
đại dương nước ở thể lỏng. New Horizons đã thu thập dữ liệu về thành phần bề mặt của
Europa và chụp ảnh những đặc điểm bề mặt không dễ nhận thấy, và việc phân tích những dữ
liệu này có thể cung cấp thơng tin mới về lớp vỏ băng và đại dương bao phủ bề mặt của nó.
New Horizons trinh sát Ganymede từ cự li 2,2 triệu dặm. Ganymede, vệ tinh lớn nhất trong hệ
mặt trời, có bề mặt băng bụi bẩn bị che cắt bởi những khe gãy và rải rác những miệng hố va
chạm. Những quan sát hồng ngoại của New Horizons có thể mang lại kiến thức mới về thành
phần của bề mặt và lõi của vệ tinh trên.


Các nhà khoa học đang sử dụng phổ hồng ngoại do New Horizons thu thập về bề mặt cổ xưa,
nhiều miệng hố của Callisto để xác định các phép phân tích phổ sẽ giúp họ tìm hiểu bề mặt
của Diêm vương tinh và vệ tinh Charon của nó khi New Horizons đi qua chúng vào năm 2015.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Vén màn lịch sử



Hơn 12 tỉ năm lịch sử vũ trụ được thể hiện trong bức ảnh màu toàn cảnh gồm hàng ngàn thiên
hà này.


Bức ảnh này, do Kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA chụp, được ghép từ nhiều ảnh chụp
trong tháng 9 và 10 năm 2009 với Camera Trường rộng 3 mới lắp đặt và hồi năm 2004 với
Camera Tân tiến dùng cho Khảo sát và bao quát một phần thuộc vùng phía nam của một đám
thiên hà lớn gọi là Great Observatories Origins Deep Survey, một nghiên cứu vũ trụ sâu thẳm


do một vài đài thiên văn thực hiện để theo vết sự tiến hóa của các thiên hà.


Bức ảnh cho thấy hình dạng các thiên hà dường như ngày càng hỗn độn ở từng thời kì sơ khai,
khi các thiên hà lớn lên qua sự bồi tụ, va chạm và hợp nhất, thay đổi từ dạng xoắn ốc thuần
thục và elip ở cận cảnh, cho đến những thiên hà nhỏ hơn, mờ nhạt, hình dạng không đều, đa
phần ở xa hơn, và do đó tồn tại lâu hơn tính ngược dịng thời gian. Những thiên hà nhỏ hơn
này được xem là những viên gạch cấu trúc của những thiên hà lớn hơn mà chúng ta thấy ngày
nay.


Bức ảnh này thể hiện một bức thảm thêu giàu có gồm 7500 thiên hà trải ngược về phần lớn
lịch sử của vũ trụ. Thiên hà gần nhất nhìn thấy ở cận cảnh phát ra ánh sáng quan sát thấy của
chúng cách nay khoảng 1 tỉ năm. Những thiên hà ở xa nhất, một vài đốm nhỏ màu đỏ rất mờ,
được trông thấy khi chúng xuất hiện cách nay hơn 13 tỉ năm, hay đại khái là 650 triệu năm sau
Big Bang. Bức ảnh ghép này bao quát một lát không gian bằng khoảng một phần ba đường
kính của mặt trăng ngày rằm (10 phút cung).


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Hathi (University of California, Riverside), R. Ryan (University of California, Davis), và H.
Yan (Ohio State University)


Trái tim của Bóng đêm



Các nhà thiên văn đã biết từ lâu rằng lỗ đen siêu trọng nằm tại trung tâm của Dải Ngân hà, gọi
là Sagittarius A* (hay viết gọn là Sgr A*), là một kẻ ăn thịt đặc biệt nghèo túng. Nhiên liệu
cho lỗ đen này đến từ những cơn gió mạnh thổi tung hàng tá ngơi sao trẻ nặng tập trung gần
đó. Những ngơi sao này nằm ở khoảng cách tương đối xa so với Sgr A*, nơi lực hấp dẫn của
lỗ đen trên yếu, và vì thế những cơn gió vận tốc cao của chúng thật khó cho lỗ đen bắt lấy và
nuốt chửng. Trước đây, các nhà khoa học tính tốn thấy Sgr A* chỉ tiêu thụ khoảng 1% nhiên
liệu mang bởi những cơn gió trên.


Tuy nhiên, hình như Sgr A* tiêu thụ nhiên liệu cịn ít hơn người ta nghĩ – nó chỉ nuốt khoảng


1% của 1% đó mà thơi. Tại sao nó lại ăn ít như thế? Câu trả lời có thể tìm thấy trong một mơ
hình lí thuyết mới phát triển, sử dụng dữ liệu từ một ảnh phơi sáng rất sâu do Đài thiên văn tia
X Chandra của NASA thực hiện. Mơ hình này xem xét hai dòng năng lượng giữa hai vùng
xung quanh lỗ đen trên: một vùng bên trong ở gần cái gọi là chân trời sự kiện (ranh giới mà
vượt qua đó ngay cả ánh sáng cũng khơng thể thốt ra được), và một vùng bên ngoài bao gồm
nguồn nhiên liệu của lỗ đen – các ngôi sao trẻ - trải rộng xa ra bên ngoài tới 1 triệu lần. Va
chạm giữa các hạt trong vùng nóng bên trong truyền năng lượng cho các hạt trong vùng bên
ngoài nguội hơn qua một quá trình gọi là sự dẫn nhiệt. Hiện tượng này, thành ra, mang lại một
áp suất nữa hướng ra bên ngoài làm cho hầu như toàn bộ chất khí trong vùng bên ngồi thổi ra
xa lỗ đen. Mơ hình trên có vẻ giải thích tốt hình dạng trải rộng của chất khí nóng đã phát hiện
xung quanh Sgr A* trong vùng phổ tia X cũng như những đặc điểm trơng thấy ở những bước
sóng khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

các nhà khoa học cái nhìn khơng có tiền lệ về tàn dư sao siêu mới ở gần Sgr A* (gọi là Sgr A
Đông) và những cái thùy của đám khí nóng trải rộng trong cả tá năm ánh sáng ở mỗi bên của
lỗ đen trên. Những cái thùy này mang lại bằng chứng cho những sự phun trào dữ dội xảy ra
vài lần trong mười nghìn năm qua.


Bức ảnh này cũng chứa một vài sợi nhỏ tia X bí ẩn, một vài trong số chúng có thể là những
cấu trúc từ tính khổng lồ đang tương tác với những dịng electron năng lượng cao tạo ra bởi
các sao neutron đang quay nhanh. Những đặc điểm như vậy được gọi là tinh vân gió pulsar.
Mơ hình mới này của Sgr A* được trình bày tại cuộc họp lần thứ 215 của Hội Thiên văn học
Hoa Kì hồi tháng 1 năm 2009, do Roman Shcherbakov và Robert Penna tại trường đại học
Harvard, và Frederick K. Baganoff tại Viện Công nghệ Massachusetts, thực hiện.


Ảnh: NASA/CXC/MIT/F. Baganoff, R. Shcherbakov et al.


Ngôi sao bị xé toạc ra



Bằng chứng từ Đài thiên văn tia X Chandra của NSSA và kính thiên văn Magellan cho thấy


một ngôi sao đã bị xé toạc ra bởi một lỗ đen khối lượng trung bình trong một cụm sao hình
cầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Dữ liệu ánh sáng quang học thu được với các kính thiên văn Magellan I và II ở Las Campanas,
Chile, cũng cung cấp thông tin hấp dẫn về vật thể này, nó được nhận ra trong thiên hà elip
NGC 1399 trong cụm Fornax. Phân tích phổ cho biết phát xạ từ oxygen và nitrogen nhưng
không có hydrogen, một bộ tín hiệu hiếm thấy từ trong những cụm sao hình cầu. Kết hợp phổ
phát xạ tia X và quang học khác thường này khiến đây là một vật thể thật đáng chú ý. Điều
này đưa các nhà nghiên cứu đến chỗ nghi ngờ rằng một sao lùn trắng đã đi lạc quá gần lỗ đen
khối lượng trung bình trên và bị xé toạc ra bởi lực thủy triều.


Một mặt hấp dẫn nữa đối với vật thể này là nó được tìm thấy bên trong một cụm sao hình cầu,
một nhóm sao rất già, rất đông đúc. Lâu nay, các nhà thiên văn vẫn ngờ rằng những cụm sao
hình cầu chứa những lỗ đen khối lượng trung bình, nhưng khơng có bằng chứng có sức thuyết
phục nào cho sự tồn tại của chúng ở đó tính cho đến nay. Nếu được xác nhận, thì kết quả này
sẽ tiêu biểu cho một minh chứng đầu tiên kiểu như thế.


Ảnh: Tia Xy: NASA/CXC/UA/J. Irwin et al. Quang họcl: NASA/STScI


Mảnh vườn đá



Bức ảnh này của một cụm đá được đặt tên là ‘Mảnh vườn đá’ nơi Xe thám hiểm sao hỏa Spirit
của NASA bị mắc kẹt hồi tháng 4 năm 2009. Xe thám hiểm Spirit và Opportunity đã hạ cánh
xuống Hành tinh Đỏ vào tháng 1 năm 2004 cho cái là một sứ mệnh 90 ngày, nhưng nó đã kéo
dài hơn 6 năm, tương đương 3,2 năm sao Hỏa. Trong thời gian này, Spirit đã tìm thấy bằng
chứng của mơi trường ẩm thấp và khốc liệt trên Hỏa tinh thời cổ đại khá khác với quá khứ ẩm
ướt và nhiều acid cung cấp bởi Opportunity, thiết bị đã và đang hoạt động thành cơng và nó đã
thám hiểm nửa hành trình vịng quanh hành tinh đỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Các bánh xe ở phía tây của chiếc xe đã nghiền nát bề mặt đen đúa, giòn cứng thành chất liệu


dạng cát, tơi xốp, sáng sủa khơng nhìn thấy khi chiếc xe đi tới địa điểm trên. Spirit bị mắc kẹt
trong một khu vực ở gần phía bên trái phần giữa bức ảnh trên vào cuối tháng 4.


Ảnh: NASA/JPL-Caltech


Những đám mây và ánh sáng Mặt trời



Ảnh do nhà du hành chụp nhìn từ vũ trụ này cho thấy vùng Calabria thuộc miền nam Italy –
phần ngón chân của “chiếc giày ống” Italy – bao quanh bởi những vùng biển Ionian và
Tyrrhenian tương ứng ở phía đơng nam và tây bắc. Phần nước xuất hiện hầu như giống như
gương do sự phản chiếu ánh nắng mặt trời. Hiện tượng này gây ra bởi ánh sáng mặt trời bị
phản xạ khỏi bề mặt nước chiếu thẳng trở lại phía người quan sát ở trên Trạm Khơng gian
quốc tế (ISS). ISS nằm phía trên vùng tây bắc Romania, ở hướng đông bắc của Calabria, khi
bức ảnh này được chụp.


Bán đảo Calabria dường như bị thu ngắn lại và méo mó do góc nhìn cực kì nghiêng từ trên
ISS. Một sự phối cảnh như thế được gọi là phối cảnh xiên, trái với trường hợp nhìn trực diện,
trong đó nhà du hành từ trên ISS nhìn thẳng xuống dưới mặt đất. Ảnh nhìn xiên cao độ này
cịn làm nổi bật hai kiểu mây trên vùng nội địa Calabria. Những đám mây tích lốm đốm có
mặt ở những cao độ thấp, cịn những đám mây xám trung tầng thì bị phân tán ra bởi những
cơn gió thổi ở những cao độ lớn hơn. Eo biển Messina, có thể nhìn thấy ngay ở góc trên bên
phải ảnh, đánh dấu ranh giới giữa vùng duyên hải của Italy và đảo Sicily.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Thổ tinh oai vệ



Thổ tinh, oai vệ và lộng lẫy trong bức ảnh màu sắc tự nhiên này, át hẳn vệ tinh Rhea băng giá
của nó.


Rhea (đường kính 949 dặm) quay phía ngoài các vành sang bên phải của bức ảnh trên. Vệ tinh
Tethys khơng nhìn thấy ở đây, nhưng cái bóng của nó có thể trơng thấy trên hành tinh ở phía


bên trái bức ảnh. Bức ảnh này trơng về phía những cái vành phía bắc, chan hịa ánh nắng từ
ngay phía trên mặt phẳng vành.


Ảnh chụp sử dụng các bộ lọc phổ đỏ, lục và lam kết hợp để tạo ra ảnh màu sắc tự nhiên này.
Các ảnh thu được với camera góc rộng trên tàu Cassini vào hôm 4 tháng 11 năm 2009, ở
khoảng cách xấp xỉ 808.000 dặm tính từ Thổ tinh ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Hòn đảo vũ trụ Andromeda
Ảnh: Martin Pugh


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Một quả cầu nhỏ trên Mặt trăng


Ảnh: Timothy Culler (UCB) et al., Apollo 11 Crew, NASA


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Nhà du hành bắt lấy vệ tinh
Ảnh: STS-51A, NASA


Năm 1984, ở cao trên bề mặt Trái đất, một nhà du hành vũ trụ đã bắt lấy một vệ tinh. Nó là vệ
tinh thứ hai do sứ mệnh trên bắt lấy. Trong ảnh chụp ở trên, nhà du hành Dale A. Gardner bay
tự do đang sử dụng Đơn vị Điều khiển Có người lái và bắt đầu gắn một dụng cụ điều khiển có
tên là Stinger lên vệ tinh Westar 6 đang quay trên quỹ đạo. Vệ tinh viễn thông Westar 6 đã gặp
trục trặc động cơ tên lửa khiến nó không thể đạt tới quỹ đạo địa tĩnh cao như dự tính. Cả vệ
tinh Palapa B-2 bị bắt trước đó và vệ tinh Westar 6 đều được dẫn về bãi neo đậu của Tàu con
thoi vũ trụ và quay trở về Trái đất. Westar 6 sau đó đã được tân trang lại và bán cho chủ sở
hữu khác.


Xem thêm tại thuvienvatly.com !
Chuyên mục Mỗi ngày một ảnh thiên văn đẹp


</div>


<!--links-->

×