Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Bước đầu tìm hiểu nguyên tắc và phương pháp giám định cổ vật gốm ở việt nam công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học euréka lần thứ 10 năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.72 KB, 56 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC –
EURÉKA LẦN THỨ 10 – NĂM 2008

TÊN CƠNG TRÌNH:

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NGUN TẮC VÀ
PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT GỐM
Ở VIỆT NAM
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: KHẢO CỔ HỌC
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Mã số cơng trình:..........................


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1. Mục đích nghiên cứu đề tài ................................................................. 1
2. Đối tượng nghiên cứu đề tài ................................................................ 2
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài .................................................................... 2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài........................... 2
5. Đóng góp mới và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài 3
6. Bố cục đề tài .............. ........................................................................ 4
Chương 1: Khái quát lịch sử nghiên cứu giám định cổ vật gốm ở Việt
Nam ............................... ........................................................................ 5
1. Khái niệm về Gốm sứ ........................................................................ 5
2. Lịch sử nghiên cứu giám định cổ vật gốm ở việt Nam ........................ 7
2.1 Giai đoạn trước 1945 ........................................................................ 8


2.2 Giai đoạn 1945 – 1975 ...................................................................... 9
2.3 Giai đoạn từ 1975 đến nay ............................................................ 10
Chương 2: Những nguyên tắc trong giám định cổ vật gốm ở Việt Nam 13
1. Nắm vững những nội dung liên quan đến cổ vật theo tinh thần của luật
Di sản Văn hóa Việt Nam .................................................................... 14
2. Trang bị kiến thức trước khi tiến hành giám định............................. 19
3. Nguyên tắc khi tiến hành giám định cổ vật Gốm ............................. 26
Chương 3: Phương pháp giám định cổ vật Gốm ở Việt Nam ............... 31
1. Mục đích của công tác giám định ..................................................... 31
2. Quan điểm về phân kỳ lịch sử trong giám định cổ vật gốm ở Việt
Nam ............................. ..................................................................... 5
3. Xác định cơ sở giám định, phân kì niên đại và nguồn gốc................ 38
4. Phương pháp xác định cổ vật Gốm ở Việt Nam ............................... 40
Kết Luận ........................ ..................................................................... 53


1

Lời mở đầu
1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Trong hệ thống di sản văn hóa Việt Nam, cổ vật gốm – “Chữ cái của
nhà Khảo cổ học”, đóng dấu ấn của mỗi thời đại, là bức thông điệp của các thế
hệ đi trước gửi lại cho các thế hệ hôm nay, là chứng tích phản ánh bước đi của
mỗi dân tộc trải qua những giai đoạn lịch sử nhất định. Tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại, đồng thời với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là
một trong những nhiệm vụ to lớn và cấp bách của nhiều quốc gia, trong đó có
Việt Nam. Năm 2001, Quốc hội nước ta lần đầu tiên thông qua Luật Di Sản
Văn Hóa, đánh dấu bước phát triển mới về nhận thức xã hội, về tư duy luật
pháp của nhân dân ta đối với vấn đề gìn giữ và phát huy di sản văn hóa. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, do mặt trái của cơ chế thị trường và xu hướng

tồn cầu hóa, tình trạng xâm phạm di tích và nạn “chảy máu” cổ vật, đặc biệt
là cổ vật gốm do các hoạt động buôn bán trái phép ngày càng gia tăng, dưới
nhiều hình thức mới, tinh vi và có tính chất liên quốc gia. Thêm vào đó các
hoạt động nghiên cứu, điều tra, khai quật khảo cổ học đã và đang cung cấp
thêm nhiều tài liệu hiện vật mới là cổ vật gốm, đòi hỏi phải nghiên cứu, giám
định một cách khoa học - hiện đại, nhằm góp phần khơi phục lại mọi mặt của
q khứ dân tộc, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Năm 2002
Chính phủ ban hành nghị định 92\CP về việc đăng ký cổ vật trn tồn quốc, cũng
l một địi hỏi lớn của x hội về việc thnh lập cc trung tm nghin cứu, gim định cổ
vật. Trong khi đo, cơng tác giám định cổ vật nói chung và cổ vật gốm nói riêng
vốn nhiều bất cập và hạn chế về số lượng, chất lượng thì nay lại càng trở nên
lạc hậu do thiếu ứng dụng những nguyên tắc và phương pháp giám định mới
theo hướng hiện đại, chưa đáp ứng cho việc phục vụ nghiên cứu khoa học,
quảng bá, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Chính vì thế, tơi chọn đề
tài: Bước đầu tìm hiểu Nguyên tắc và Phương pháp trong giám định cổ vật
gốm ở Việt Nam, nhằm tìm hiểu, nghiên cứu, đưa ra những nguyên tắc và
phương pháp giám định mới trong công tác giám định cổ vật gốm ở Việt Nam.


2

2. Đối tượng nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ những cổ vật gốm hiện có
trên đất nước Việt Nam có từ 100 năm tuổi trở lên, tồn tại từ thời kì văn hóa
Bắc Sơn – nơi phát hiện gốm có niên đại sớm nhất Việt Nam, cho đến gốm thời
Nguyễn và các cổ vật gốm sản xuất ở nước ngoài qua các thời kỳ lịch sử nhưng
có mặt trên đất nước ta theo tinh thần của luật Di Sản Văn Hóa Việt Nam. Tuy
nhiên đề tài cũng chỉ giới hạn trong những cổ vật gốm có tính chất dùng trong
sinh hoạt, gia dụng và do đo, cổ vật gốm thuộc loại hình vật liệu xây dựng kiến
trúc sẽ không được đề cập tới trong đề tài nghiên cứu này.


3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về gốm sứ cổ ở Việt Nam, đã có rất nhiều các cơng trình, đề
tài từ gốm Tiền, Sơ sử với sự mở đầu là di vật gốm tìm thấy trong di tích khảo
cổ học Bắc Sơn có niên đại khoảng 1 vạn năm cách ngày nay, cho đến gốm
triều Nguyễn. Các nhà nghiên cứu đã “dần lấp đầy những khoảng trống lịch sử”
trong truyền thống gốm Việt Nam, làm rõ được những đặc trưng, diễn biến của
gốm qua các thời kì và các loại hình địa phương….Tuy nhiên, hiện chưa có
một cơng trình nào đề cập trọng tâm vào nguyên tắc và phương pháp giám định
cổ vật gốm ở Việt Nam được công bố, ngoại trừ một vài Đề cương bài giảng
trong đó có đề cập đến nguyên tắc và phương pháp của công tác giám định cổ
vật gốm của PGS Nguyễn Bích, dùng để giảng dạy cho sinh viên khoa Bảo
tàng trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội và của TS Đặng Văn Thắng dùng giảng
dạy chuyên ngành Khảo cổ học cho sinh viên khoa Lịch sử Đại Học Khoa Học
Xã Hội và Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra, ở một vài cơng trình
nghiên cứu về gốm cổ, có đề cập tới những vấn đề liên quan đến giám định cổ
vật gốm. Song, đó chỉ là những vấn đề thuộc phương pháp luận để nghiên cứu
đề tài.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Để tạo cơ sở lý luận trong nghiên cứu, luật Di Sản Văn Hóa Việt Nam
được áp dụng, đồng thời kết hợp với việc tiếp thu, vận dụng tri thức về cổ vật


3

nói chung và cổ vật gốm nói riêng trong chương trình đào tạo của chuyên
ngành Khảo cổ học, cơ sở lý luận Sử học.
Phương pháp nghiên cứu đề tài, về mặt tư liệu là thu thập, thao tác hoá
các khái niệm và xử lí các nguồn tài liệu, các cơng trình nghiên cứu Khảo cổ

học, Gốm học và gốm Việt Nam, Lịch sử Mĩ thuật, Sử học, Dân tộc học, Thư
tịch cổ… viết và nghiên cứu về gốm cổ Việt Nam và các nước trong khu vực.
Kết hợp với việc điều tra, điền dã, tham gia khai quật khảo cổ, tham quan các
hệ thống bảo tàng, di tích khảo cổ, các sưu tập tư nhân… những nơi hiện đang
bảo quản, gìn giữ khối lượng lớn cổ vật gốm ở Việt Nam. Đồng thời, tiến hành
khảo sát một số lò gốm hiện nay đang hoạt động nhằm có một nguồn tài liệu
dân tộc học so sánh về nghề sản xuất gốm trong lịch sử.

5. Đóng góp mới và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của việc
nghiên cứu đề tài
Đóng góp mới của đề tài là sự vận dụng các phương pháp giám định cổ
vật gốm có tính truyền thống, kết hợp với những thành tựu khoa học hiện đại
đưa ra những nguyên tắc và phương pháp giám định mới được hệ thống hố.
Ý nghĩa lí luận của đề tài là hồn thiện và bổ sung về mặt lí luận các
nguồn tài liệu liên quan tới công tác giám định cổ vật gốm của Việt Nam nói
riêng và một số nứơc trên thế giới nói chung qua những thành tựu nghiên cứu
khoa học mới. Bởi thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện nay, cổ
vật gốm có nguồn gốc từ Việt Nam hiện đang có mặt trong các sưu tập của một
số bảo tàng lớn trên thế giới và các sưu tập tư nhân khác ở nước ngồi. Điều đó
đã và đang địi hỏi những cơ sở lí ln để giám định nguồn gốc, sự giao lưu văn
hoá, kinh tế và các giá trị khoa học.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là giúp cho những người làm công tác giám
định và quản lí cổ vật, di tích, khảo cổ học… cũng như những ai yêu thích và
quan tâm tới cổ vật gốm Việt Nam có được một phương pháp tiếp cận, nhìn
nhận và đánh giá mới về giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học…của cổ vật gốm ở
Việt Nam, từ đó trân trọng, gìn giữ, tun truyền, quảng bá và phát huy vốn di
sản văn hóa quý báu đó của dân tộc.


4


6. Bố cục của đề tài
Bố cục của đề tài, ngoài lời mở đầu và phần kết luận, đề tài được cấu
thành bởi 3 chương. Chương 1, tác giả khái quát lịch sử nghiên cứu giám định
cổ vật gốm nói riêng và cổ vật nói chung ở nước ta trong thời gian qua. Chương
2, tác giả tập trung làm rõ những nguyên tắc trong công tác giám định cổ vật
gốm ở Việt Nam. Chương 3, tác giả đi sâu nghiên cứu và đưa ra những phương
pháp giám định cổ vật gốm ở Việt Nam, hồn thiện và bổ sung lí luận và thực
tiễn công tác giám định cổ vật gốm với những cách tiếp cận mới.


5

Chương 1
Khái qt lịch sử nghiên cứu giám định cổ vật gốm ở
Việt Nam
1. Khái niệm về gốm sứ
Gốm - “chữ cái của nhà khảo cổ”, gốm là một loại hình di vật đóng một vai
trị quan trọng trong việc nghiên cứu các xã hội đã qua của khảo cổ học. Bởi,
gốm là một loại hình hiện vật có phản ứng nhạy bén nhất đối với cuộc sống của
con người, gốm có lịch sử lâu dài, số lượng phong phú, loại hình đa dạng…
Theo các nhà nghiên cứu thì gốm ở Việt Nam xuất hiện sớm nhất trong thời kỳ
văn hóa Bắc Sơn, có niên đại trên dưới 1 vạn năm1 và cịn tồn tại cho đến hơm
nay, mai sau.
Với việc phát minh ra gốm, lần đầu tiên con người đã biến đất sét thành một
loại vật dụng mới chưa từng có trong thiên nhiên. Vì sao con người lại nhận
biết và phát minh, sử dụng gốm? Cho đến nay chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Người ta cho rằng, con người tiền sử nhận biết được đồ gốm sau các đám cháy
rừng khi đất bám vào cỏ cây bị đốt cháy, hoặc là trong quá trình đốt lửa để sưởi
ấm, nướng chín thức ăn, đốt lửa sinh hoạt, do vơ tình mà có một tảng đất, một

miến đất nào đó nằm trong đống lửa và sau khi lửa tắt đã tạo thành đồ đất nung
mà con người nhận biết được khi chúng lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong cuốn Cơ
sở khảo cổ học, các tác giả đã viết “có giả thuyết cho rằng người nguyên thủy
đã trát đất sét lên những đồ đựng đan bằng cành cây để cho chúng khỏi cháy
hoặc không thấm nước, rồi ngẫu nhiên, đồ đựng đó rơi vào lửa, những lan cây
cháy đi và đất sét lại rắn lại. Thế là người ta phát hiện được ra đồ gốm. Nhưng
cũng có thể có nhiều con đường khác để tạo ra đồ gốm”2. Tuy nhiên theo các
nhà nghiên cứu thì đồ gốm được làm từ nguyên liệu chủ yếu là đất sét, nhưng
không phải đất sét nào cũng có thể làm được gốm. Vậy con người bằng cách
nào, thời gian nào đã nhận biết được điều đó, câu hỏi đó cho đến nay vẫn cịn
1

Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Diệp Đình Hoa (1977), Cơ sở khảo cổ học, ĐH&THCN, HàNội:
trang 127.
2
Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Diệp Đình Hoa (1977): sdd, trang 113.


6

bỏ ngỏ. Bước vào thời kỳ đá mới – khoảng trên dưới 1 vạn năm, với một cuộc
cách mạng đá mới mà chủ yếu là việc con người phát minh ra nông nghiệp, đưa
cuộc sống của người nguyên thủy chuyển từ phương thức khai thác những thứ
có sẵn trong tự nhiên (săn bắn, hái lượm…) sang phương thức sản xuất sơ khai,
sự tăng dân số đòi hỏi phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp qua các giai đoạn
khác nhau (rau củ, lúa..), sự phát triển của công cụ sản xuất với các loại hình
cơng cụ đá được mài, cưa tạo độ sắc bén đã thúc đẩy sản xuất phát triển, năng
suất lao động tăng, mở rộng địa bàn cư trú và sản xuất…tất cả những điều đó
đã làm cho sản phẩm nông nghiệp của con người thu về ngày càng nhiều và
dẫn tới là nhu cầu về nơi chứa, chế biến lương thực, thực phẩm nảy sinh, con

người đã phát minh ra đồ gốm. Lúc đầu có thể những hình dáng của sản phẩm
gốm đều được bắt nguồn từ hình dáng có sẵn trong tự nhiên như quả bầu, bí,
dưa… trong rừng. Một điều khơng thể thiếu được trong q trình sản xuất gốm
đó là lửa, lúc này con người đã nhận thức và sử dụng lửa một cách thành thạo,
con người đã biết được nhiệt độ của lửa qua các cấp độ khác nhau. Ở thời kỳ
đầu, chắc chắn gốm được sản xuất và nung ngoài trời mà chưa hể có loại lị nào
được sử dụng.
Gốm sứ ở mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia có nhiều khái niệm khác nhau. Tuy
nhiên có thể khái quát những khái niệm về gốm sứ như sau:
Trung Quốc:
Gốm được gọi là Đào, là đồ vật dùng nguyên liệu đất để nung thành. Từ là
Sứ, là đồ vật dùng nguyên liệu hỗn hợp giữa đất, cao lanh và thạch anh được
nung ở nhiệt độ 12500C1.
Phương Tây
-

Tiếng Anh: Earthenware/ Terracotta/ Pottery – Stone ware/ Faience –
Ceramics/ Porcelain.

-

Tiếng Pháp: Poterie/ Terrecuite – Faience/ Protoporcelaine –
Céramique/ porcelaine.

Việt Nam:
1

Đặng Văn Thắng 2008, , Đề cương bài giảng Gốm sứ học và Lịch sử gốm sứ Việt Nam, Đại học
KHXH&NV Tp.Hồ Chí Minh: trang 4.



7

Gốm – đất nung – sành – sứ. Gốm là một khái niệm chung nhất để chỉ các
loại sản phẩm được chế tạo từ đất sét và được nung qua lửa.1
Đất nung (Earthenware) là vật dụng làm bằng nguyên liệu đất sét, có pha
thêm tạp chất, khơng tráng men, cứng, thấm nước, nung có thể trong lị hoặc
ngồi trời ở nhiệt độ khoảng 700 đến 8000C.
Sành (Stoneware) là vật dụng được làm từ đất sét, có hoặc khơng tráng
men, cứng, không thấm nước, nguyên liệu được tăng tỉ lệ SIO2, được nung
trong lò với nhiệt độ trên 10000C.
Sứ (Porcelain) là vật dụng được làm từ nguyên liệu đất sét, có tráng men,
cứng, khơng thấm nước, nung trong lị với nhiệt độ trên 12500C. Nguyên liệu
thường được làm từ đất sét do núi lửa phún xuất (có hàm lượng các loại khoáng
thạch anh, cao lanh, Feldspar cao) và những đất sét giầu cao lanh khác, tạo cho
gốm trắng mịn và cứng.

2. Lịch sử nghiên cứu giám định cổ vật gốm ở Việt Nam
Từ xa xưa, khi con người có nhu cầu hiếu cổ thì cũng là lúc con người đã
dần nhận biết được đặc điểm, tính chất của mỗi loại hình cổ vật đó. Điều đó có
thể là do những kinh nghiệm nhận biết có tính chất truyền đới trong các gia
đình giàu có, quan lại, vua chúa. Bởi vì chỉ có trong điều kiện kinh tế khá giả,
quyền lực thì mới có khả năng lưu giữ lại được những vật dụng truyền từ đời
này qua đời khác. Mục đích của tính hiếu cổ có những khác nhau ở mỗi thời
kỳ, có thời kỳ người ta muốn chơi, lưu giữ lại những vật dụng cổ xưa là bởi nó
có giá trị thẩm mỹ mà cho đến lúc đương thời nó có thể đã thất truyền, có thời
kỳ người ta muốn lưu giữ lại với một tinh thần luyến tiếc sự hưng vong của một
triều đại, có thời kỳ người ta muốn lưu giữ lại nhằm mục đích thể hiện sự giàu
sang, quý phái… Ở Việt Nam đã có nhiều thời kỳ người ta cũng có tinh thần
hiếu cổ như trên. Tuy nhiên cho đến trước năm 1945, tinh thần hiếu cổ đó cũng

chỉ dừng lại ở đó mà chưa có một khái niệm nào về cổ vật như là một vốn di
sản quý báu của dân tộc, là minh chứng cho các thời kỳ lịch sử, là bức thông
điệp của quá khứ gửi lại cho đến mai sau. Chính vì thế mà trong các bước tiếp
cận cổ vật của các triều đại trước để lại thì hầu như khơng có những sự tìm hiểu
1

Đặng Văn Thắng 2008: Sách đã dẫn: tr.4.


8

về đặc trưng, phong cách của mỗi loại hình cổ vật, và cũng khơng có được
phương pháp tiếp cận nghiên cứu giám định cổ vật, hơn nữa, trước năm 1945
thì cũng chưa có một cuộc khai quật khảo cổ học nào do người Việt Nam tiến
hành nghiên cứu, những cuộc khai quật của thực dân Pháp trong những năm
đầu thể kỉ XX cũng chỉ là những cuộc đào bới tìm kiếm cổ vật mà khơng hề có
những phương pháp nghiên cứu một cách khoa học. Chỉ từ sau cuộc cách mạng
tháng 8 thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Công Hòa ra đời, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, khoa học xã hội trong đó có sử học, khảo cổ học được quan tâm
nghiên cứu mới có những nhận thức đầy đủ, khoa học về quá khứ của dân tộc.
Cùng với đó là việc gìn giữ, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc
ngày càng được quan tâm. Đây cũng là lúc địi hỏi phải có những phương pháp
nghiên cứu giám định cổ vật để gìn giữ và phát huy vốn di sản văn hóa đó vào
việc giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc. Lịch sử nghiên cứu giám định cổ vật
ở Việt Nam có thể được khái quát trong các giai đoạn sau:
-

Giai đoạn trước năm 1945.

-


Giai đoạn 1945 – 1975.

-

Giai đoạn 1975 đến nay.

2.1 Giai đoạn trước năm 1945
Lịch sử nghiên cứu giám định cổ vật ở Việt Nam được hình thành và phát
triển gắn liền với sự ra đời của ngành khảo cổ học, của hệ thống các bảo tàng.
Bởi một điều là, khảo cổ học là một ngành của khoa học Lich sử nghiên cứu hệ
thống các di tích và di vật nhằm khôi phục lại mọi mặt của đời sống trong quá
khứ của dân tộc. Bảo tàng là một thiết chế văn hóa đặc biệt có nhiệm vụ lưu
giữ, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày, tuyên truyền và phổ biến giáo
dục bằng các tài liệu hiện vật. Chính vì thế đối tượng chung trong nghiên cứu
của khảo cổ học và bảo tàng học là hệ thống di tích và di vật, điều đó địi hỏi cả
hai ngành này đều phải xây dựng những phương pháp nghiên cứu giám định cổ
vật một cách khoa học ngay từ khi ra đời.
Có thể lấy năm 1898 làm mốc ra đời của ngành khảo cổ học Việt Nam với
sự thành lập “Ủy ban khảo cổ học Đông Dương”, sau đổi thành “Trường Viễn
Đơng Bác Cổ” (1900). “Đây là cơ quan đóng vai trị chủ yếu trong việc tìm


9

kiếm, thu thập, lưu giữ và nghiên cứu nhiều di tích, di vật lịch sử ở Việt Nam
và Đơng Dương… có nhiều kết quả khai quật và nghiên cứu được cơng bố
trong tạp chí của trường Viễn Đơng Bác Cổ (xuất bản từ năm 1900)1.
Vào năm 1932 trường Viễn Đông Bác Cổ trở thành bảo tàng Louis Finot ở
Hà Nội và trước đó là bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng (1918), bảo tàng Blanchar De

la Brosse tại Sài Gòn (1929). Công cuộc phát hiện và khai quật các nền văn hóa
khảo cổ và văn minh nổi tiếng ở Việt Nam gắn liền với các hoạt động của các
Bảo tàng trên: văn hóa Hịa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long – Bàu Tró – Đơng Sơn
– Sa Huỳnh, văn minh Chăm Pa, Óc Eo…Tuy nhiên, cần phải nhận thấy rằng,
các nhà khảo cổ người Pháp không đào tạo người bản xứ làm công tác nghiên
cứu khảo cổ hay bảo tàng và trong đó là cơng tác khơng thể thiếu được trong
hoạt động là công tác nghiên cứu giám định cổ vật. Người Pháp coi những
người bản xứ chỉ là những người làm th hay cơng chức đơn thuần. Vì thế có
thể thấy cơng tác nghiên cứu giám định vốn đã không đạt được những đảm bảo
về mặt khoa học của các nhà nghiên cứu người Pháp mà cịn có phần rất hạn
chế cho người Việt Nam. Điều này dẫn đến một hệ quả là hàng loạt các hệ
thống di tích, di vật trong đó có gốm sứ cổ đã khơng được đánh giá đúng mức
về tính chất, nguồn gốc… gây ra những hạn chế trong việc nhận thức truyền
thống dân tộc.

2.2 Giai đoạn 1945 – 1975
Ngay sau khi giành được độc lập dân tộc (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
ký sắc lệnh số 65 ngày 23 tháng 11 năm 1945 về bảo vệ di sản văn hóa dân tộc,
đây có thể là văn bản pháp lý đầu tiên của dân tộc ta trong việc bảo vệ và gìn
giữ, phát huy di sản văn hóa. Thực hiện sắc lệnh đó, các hệ thống bảo tàng đều
thành lập các hội đồng giám định cổ vật tùy theo tính chất và loại hình của hoạt
động bảo tàng. Cùng với đó, một số cơ quan được thành lập để nghiên cứu, bảo
vệ các di tích, di vật. Năm 1958 bảo tàng Louis Finot được đổi thành Viện Bảo
Tàng Lịch Sử Việt Nam, là nơi lưu giữ khối lượng rất lớn tài liệu hiện vật và
quy tụ nhiều chuyên gia có kinh nghiệm về khảo cổ, giám định cổ vật, có
1

Nguyễn Thị Hậu 2002, “Khảo cổ học trong công tác bảo tàng”. Trong Tạp chí Di sản văn hóa, số
1(2002): tr. 70.



10

nhiệm vụ giúp đỡ các bảo tàng khác ở trung ương và địa phương trong việc
nghiên cứu giám định cổ vật. Ngày 8 tháng 10 năm 1963 Đội khảo cổ trực
thuộc Bộ Văn Hóa được thành lập, tạo tiền đề để đến năm 1968 thành lập Viện
Khảo cổ học Việt Nam. Đây là cơ quan có nhiệm vụ nghiên cứu, điều tra khai
quật các di tích khảo cổ, nghiên cứu hệ thống di vật, là cơ quan hội tụ nhiều
chuyên gia nghiên cứu, giám định. Thành tựu quan trọng nhất trong giai đoạn
này là những kết quả khai quật – nghiên cứu về thời đại đồ đá và thời kỳ Hùng
Vương trên địa bàn miền Bắc Việt Nam. Nhờ có phương pháp nghiên cứu giám
định gốm một cách khoa học mà các nhà khảo cổ đã làm rõ được sự diễn biến
liên tục từ Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gị Mun – Đơng Sơn, chứng minh về
một thời đại Hùng Vương có thực trong lịch sử dân tộc và đặc biệt là chứng
minh được yếu tố bản địa của nền văn hóa Đơng Sơn rực rỡ từ các di tích Tiền
Đơng Sơn, loại bỏ những luận điệu xun tạc lịch sử dân tộc Việt Nam của các
học giả phương Tây. Bên cạnh đó Viện nghiên cứu Mỹ thuật cũng được thành
lập và đã làm rất nhiều việc trong nghiên cứu mỹ thuật cổ, xác định được đặc
trưng tính chất của mỹ thuật các thời kỳ khác nhau với những phương pháp
nghiên cứu giám định tỷ mỉ, khoa học. Công tác đào tạo cán bộ nghiên cứu
khảo cổ, mỹ thuật, bảo tàng… tập trung chủ yếu ở trường Đại Học Tổng hợp
Hà Nội, Đại Học Mỹ Thuật…cũng được chú trọng với các chương trình cụ thể,
thiết thực, trong đó bên cạnh việc trang bị kiến thức khoa học cơ bản, thì việc
đào tạo cơng tác giám định cổ vật cũng đã trang bị cho học viên và sinh viên
những phương pháp tiếp cận chuyên sâu. Đó có thể là một thành công lớn của
việc đào tạo cán bộ làm công tác giám định cổ vật trong hoàn cảnh đất nước
chiến tranh tàn phá.

2.3


Giai đoạn 1975 đến nay

Sau ngày thống nhất đất nước 1975, công việc nghiên cứu khảo cổ học,
công tác nghiên cứu giám định cổ vật được đẩy mạnh hơn nữa ở miền Bắc và
hình thành mạng lưới hoạt động ở các tỉnh phía Nam với nhiều nội dung và tính
chất mới theo tinh thần Xã Hội Chủ Nghĩa. Hàng loạt các văn bản pháp lí của
nhà nước quy định về việc bảo vệ, gìn giữ và phát huy tác dụng của hệ thống di
tích, di vật được ban hành như pháp lệnh bảo vệ di tích, di vật (1984), hiến


11

pháp năm 1992, nghị quyết TW 5 khóa VIII của Đảng về việc xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và đặc biệt là năm 2001
Luật Di Sản Văn Hóa Việt Nam được ban hành, Nghị định 92\CP của Chính
Phủ về việc đăng ký cổ vật trên toàn quốc, tạo cơ sở cho công tác giám định cổ
vật hoạt động mạnh và đạt được nhiều hiệu quả. Bộ Văn Hóa Thơng Tin – cơ
quam Trung ương về quản lí văn hóa (nay là Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du
Lịch) đã thành lập một Hội đồng giám định cổ vật Quốc gia, do đồng chí thứ
trưởng làm Chủ tịch cùng với các thành viên là những chuyên gia đầu ngành
của cả nước trong nghiên cứu giám định cổ vật hiện đang công tác ở các cơ
quan nghiên cứu như Viện khảo cổ học, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu Mỹ thuật…Sở Văn Hóa Thể Thao và
Du Lịch ở mỗi tỉnh cũng đều thành lập một Hội đồng giám định cổ vật ở địa
phương mình phụ trách. Tất cả nhằm nghiên cứu, giám định cổ vật, gìn giữ và
bảo vệ, phát huy hệ thống cổ vật, di sản văn hóa. Chương trình đào tạo cán bộ
giám định cổ vật theo các lớp chính quy dài và ngắn hạn, các khóa bồi dưỡng
tập huấn cho cán bộ làm công tác nghiên cứu giám định cổ vật cũng tổ chức
thường xuyên có sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia đầu ngành trong
nước và quốc tế. Nội dung và chương trình đào tạo cũng được đổi mới thường

xun theo tính chất cập nhật thơng tin, cơng nghệ mới. Các nhà nghiên cứu
cũng từng bước xây dựng những tiêu chí dựa trên sự nghiên cứu, tổng hợp cũng
như khái qt hóa các đặc trưng, tính chất của cổ vật qua từng thời kỳ, từng
giai đoạn lịch sử gốm sứ và của các dòng gốm. Kết hợp nghiên cứu tìm hiểu và
sử dụng các cơng trình nghiên cứu gốm sứ ở nước ngoài tuy nhiên, nghiên cứu
giám định cổ vật nói chung và cổ vật gốm nói riêng ở nước ta vẫn còn tồn tại
nhiều bất cập mà tựu chung lại có các vấn đề sau:
- Về đội ngũ cán bộ, mặc dù đã được chú trọng đào tạo trong suốt mấy chục
năm, nhưng cho đến nay, số lượng người làm cơng tác giám định cổ vật vẫn
cịn rất mỏng, mỗi tỉnh chỉ có 1, 2 cán bộ làm công tác giám định và đủ tiêu
chuẩn chuyên môn để làm cơng tác đó.
- Do phần lớn người làm công tác giám định hiện đang công tác tại các bảo
tàng, viện nghiên cứu nên có nhiều cơng việc phân tán chun mơn, dẫn tới ít


12

có thời gian để cập nhật thơng tin, cơng nghệ, cũng như những nghiên cứu khoa
học để nghiên cứu, vận dụng, ứng dụng tri thức, trau dồi vào trong công tác
giám định.
- Sự kém phát triển khoa học kỹ thuật trong nước, cùng với sự thiếu đầu tư
máy móc trang thiết bị cũng như việc hạn chế ứng dụng công nghệ tiên tiến
trên thế giới phục vụ công tác giám định còn thể hiện rõ. Hiện nay đa phần
những người làm công tác giám định chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm để
nhận biết, cho nên dễ dẫn tới những sai lầm chủ quan.
- Các nhà nghiên cứu giám định ở một số nơi còn thiếu nhất quan trong
phương pháp giám định, điều này dẫn tới nhiều kết luận gây tranh cãi khi giám
định.
- Những phát hiện mới của khảo cổ học đã chứng minh có nhiều quan điểm,
phương pháp nghiên cứu giám định từ trước tới nay đã trở thành khơng cịn

đảm bảo tính chất khoa học nữa, địi hỏi phải thay đổi trước ánh sáng của khoa
học mới.
- Trình độ ngoại ngữ của hầu hết người làm cơng tác giám định còn chưa
được đầu tư đúng mức, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự kết nối tri
thức tồn cầu thì khả năng ngoại ngữ là một trở lực đối với việc tiếp cận tri
thức, hạn chế đến khả năng trau dồi tri thức và ứng dụng các phương pháp tiên
tiến của nước ngoài vào trong cơng tác giám định.
Nhìn chung, lịch sử nghiên cứu giám đinh cổ vật ở nước ta đã đạt được
nhiều thành tựu lớn, góp phần gìn giữ, bảo vệ và phát huy vốn di sản văn hóa
của dân tộc. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật, sự quốc
tế hóa trong nghiên cứu và đặc biệt là những phát hiện mới của khoa học đòi
hỏi chúng ta phải có những sự đổi mới trong phương pháp nghiên cứu giám
định cổ vật nói chung và cổ vật gốm nói riêng. Những nguyên tắc và phương
pháp giám định cổ vật mới có tính chất khoa học, hiện đại sẽ là một đóng góp
lớn lao cho việc gìn giữ và phát huy vốn di sản văn hóa là cồ vật, cổ vật gốm
vào trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, giáo dục truyền thống lịch
sử dân tộc.


13

Chương 2
NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG GIÁM ĐỊNH CỔ
VẬT GỐM Ở VIỆT NAM
Từ trong giai đoạn văn hoá Bắc Sơn – di chỉ khảo cổ học nơi tìm thấy
dấu tích gốm đầu tiên ở Việt Nam với niên đại khoảng 1 vạn năm cách ngày
nay1, truyền thống gốm Việt Nam luôn có sự phát triển liên tục cùng với những
thăng trầm của lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, sử cũ Việt Nam duờng như khơng có
nhiều trang viết ghi chép về nghề sản xuất gốm hay mô tả về các loại đồ gốm,
cũng như lịch sử giao thương của gốm Việt Nam. Do đó việc nghiên cứu để

phục dựng lại diện mạo lịch sử nghề gốm Việt Nam trong lịch sử dân tộc chủ
yếu dựa vào nguồn tư liệu của khảo cổ học. “Thực trạng này cho thấy rằng,
việc xác định niên đại và nguồn gốc cho cổ vật gốm Việt Nam là một vấn đề
quan trọng. Nếu nhận thức đúng và làm tốt cơng tác giám định thì chúng ta mới
có thể làm sáng rõ những giai đoạn phát triển của cổ vật gốm Việt Nam trong
lịch sử, đồng thời những nhận xét đánh giá về những cống hiến của cổ vật gốm
Việt Nam trên các lĩnh vực lịch sử, kinh tế, văn hố, mỹ thuật… cũng mới có
đủ sức thuyết phục.”2
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà nhiều khám phá mới của khảo cổ học
đã và đang góp phần tạo ra những thay đổi quan trọng trong nhận thức về gốm
sứ cổ ở Việt Nam, thì vấn đề xác định niên đại và nguồn gốc cho các loại hình
đồ gốm cổ theo những quan niệm một thời rất cần được xem xét lại. Điều đó
khơng những là một sự phù hợp trong quá trình vận động nhận thức khoa học
theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin mà còn do bởi “Những khám phá

1

Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Diệp Đình Hoa (1977), Cơ sở khảo cổ học, 127, ĐH&THCN,
HàNội.
2
Bùi Minh Trí (2005), “ Gốm sứ cổ Việt Nam: vấn đề niên đại và nguồn gốc”. Trong Một thế kỉ khảo
cổ học Việt Nam. tập 2, KHXH Hà Nội: trang 390.


14

mới này cho thấy rõ rằng, có nhiều quan điểm xưa cũ khơng cịn phù hợp nữa,
cần phải có sự thay đổi và nhìn nhận lại.”1
Chính vì thế mà trước khi tiến hành công tác giám định cổ vật gốm,
người làm cơng tác giám định phải cần có những ngun tắc sau.


1. Nắm vững những nội dung liên quan tới cổ vật theo tinh thần
của luật Di Sản Văn Hoá Việt Nam
Đây là một số vấn đề quan trọng, liên quan tới việc nhận thức của người
làm công tác giám định, tạo cơ sở lí luận và thực tiễn khi tiến hành tiếp cận
giám định cổ vật gốm ở Việt Nam.

1.1 Khái niệm của của luật Di Sản Văn Hoá Việt Nam về cổ vật
Luật Di Sản Văn Hoá Việt Nam được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 9, tháng 6 năm 2001 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2002. Bên cạnh những vấn đề chung quy
định về di sản văn hố Việt Nam thì tại điều 4, mục 6, chương 1 đã nêu khái
niệm về cổ vật như sau:
“Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa,
khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên” 2.
Như vậy để được gọi là cổ vật nói chung và cổ vật gốm nói riêng thì
ngồi việc đảm bảo về mặt thời gian với tuổi từ trăm năm trở lên, bản thân nó
phải làsản phẩm văn hố vật thể tiêu biểu, minh chứng cho một thời kỳ, một
giai đoạn nhất định trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội… của thời
kỳ đó, nó giúp cho các ngành khoa học nghiên cứu để thấy được những mặt
khác nhau của quá khứ, thấy được những quy luật vận động và phát triển của
lịch sử tự nhiên, xã hội và tư duy.
Đây là cơ sở tạo tiền đề cho chúng ta đánh giá tiêu chí, giá trị, chức
năng… của cổ vật gốm nói riêng và cổ vât ở Việt Nam nói chung.

1

Bùi Minh Trí (2005), “ Gốm sứ cổ Việt Nam: vấn đề niên đại và nguồn gốc”. Trong Một thế kỉ khảo
cổ học Việt Nam. tập 2, KHXH Hà Nội: trang 390.


2

Luật Di sản văn hoá Việt Nam (2001), Chính trị quốc gia, Hà Nội: trang 12.


15

1.2 Tiêu chí của cổ vật gốm
Khái niệm tiêu chí: “tiêu chí là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận
biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm”1
Theo tinh thần của luật Di sản văn hoá Việt Nam thì cổ vật gốm cần có
những tiêu chí sau:
- Tiêu chí cổ, tức là được gọi là cổ vật gốm thì bản thân hiện vật đó phải
đạt từ 100 năm tuổi trở lên tính đến thời điểm nghiên cứu giám định.
- Tiêu chí quý hiếm. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của một dân
tộc anh hùng trong lao động xây dựng đất nước và đấu tranh bảo vệ tổ quốc
trong suốt tiến trình lịch sử. Thiên nhiên Việt Nam với nhiều ưu đãi đã là môi
trường tốt cho cư dân định cư và phát triển. Tuy nhiên cũng cịn khơng ít khó
khăn khắc nghiệt mà thiên nhiên đã gây ra trên các mặt của cuộc sống cho cư
dân nới đây như hạn hán, lũ lụt… Bên cạnh đó, dân tộc Việt Nam hầu như
khơng có một thời kỳ nào là không phải tiến hành đấu tranh chống lại các thế
lực xâm chiếm của ngoại bang và các cuộc nội chiến kéo dài. Với các lí do đó
mà những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của người dân đất Việt sáng tạo
ra trong lịch sử đã dần bị mai một, các đồ vật sản xuất hàng loạt ngày xưa cịn
tồn tại rất ít, khí hậu khắc nghiệt đã từng bước huỷ hoại cổ vật gốm. Kẻ thù
từng bước lấy đi những di sản văn hoá của dân tộc, của cha ông với một âm
mưu nham hiểm là huỷ hoại nền văn hoá dân tộc ta, tiến tới đồng hoá và từng
bước xoá sổ dân tộc ta, bởi chúng hiểu rất rõ rằng “một dân tộc chỉ tồn tại khi
nền văn hố nước đó tồn tại”2. Thêm vào đó những hiện vật văn hố đẹp, có
giá trị thẩm mỹ cao thường là những vật được chọn lựa làm đồ cống nạp, tặng

biếu, hoặc do những người chơi cổ vật sưu tập từ đời này sang đời khác, các gia
đình quý tộc, các bậc vua chúa, quan lại gìn giữ làm đồ “gia bảo”, “quốc bảo”,
một số sản phẩm có thể từ khi ra đời đã được chế tạo rất ít, thậm chí chỉ sản
xuất một cái duy nhất. Đó là những nguyên do mà những cổ vật gốm còn lưu
giữ lại được cho đến ngày nay cịn tồn tại rất ít, nó có tuổi thọ cao và vô cùng
quý hiếm.
1

Viện Ngôn Ngữ Học (2000), Từ điển tiếng Việt, KHXH, Hà Nội: trang 990.
Koichiro Matsuura (2002), “Bài phát biểu nhân năm Niên Hiệp Quốc về di sản văn hóa”. Trong Tạp
chí Di sản văn hố, số1(2002): trang 4.
2


16

- Tiêu chí về các giá trị tiêu biểu cho lịch sử, văn hoá, khoa học, mỹ
thuật, kĩ thuật, kinh tế…Một sản phẩm đã có tuổi lại vừa mang nhiều thơng tin
tiêu biểu về lịch sử, văn hố, kỹ thuật, đồng thời lại vừa đẹp, đắt tiền, sản phẩm
như vậy rất có những giá trị, điều này được thể hiện ở những hiện vật ưu tú
nhất trong số những hiện vật của Bảo tàng, khảo cổ học, các sưu tập tư nhân.
Đó là 3 tiêu chí mà người làm cơng tác giám định phải nắm được trong khi
tiến hành tiếp cận giám định cổ vật gốm ở Việt Nam.

1.3 Giá trị của cổ vật gốm
“Giá trị là cái làm cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa là đáng q về một
mặt nào đó”1
Đối với loại hình cổ vật gốm thì chúng ln mang theo các giá trị sau:
- Trước hết một cổ vật có giá vì là lâu đời – niên đại càng xưa càng quý.
Vỏ quýt để lâu trở thành trần bì – một vị thuốc quý và tất nhiên là đắt giá gấp

bội. Vật càng xưa càng ít, đại diện cho một nền kĩ thuật của thời đại đã qua
khơng trở lại, thậm chí một cộng đồng, một dân tộc khơng cịn nữa, vì vậy
chúng là những di vật vô giá.
- Giá trị về mặt lịch sử: Trên thế giới đã có những dân tộc, những quốc
gia bị xoá tên trong lịch sử mà cho đến nay khơng có nhiều thơng tin gì về tất
cả các mặt của quốc gia đó qua lịch sử thành văn, ngày nay chỉ còn dựa vào cổ
vật mà dựng lại lịch sử nước đó, ví dụ như nước Đại Nguyệt Thị (Trung Quốc)
ngày nay chỉ dựa vào tiền cổ để dựng lại lịch sử. Ơ nước ta, nhà Mạc (thế kỉ
XVI) được coi là “nguỵ triều”, do vậy sử cũ ghi chép lại rất sơ sài, ngày nay
nhờ có những đồ gốm sứ có niên hiệu nhà Mạc mà các nhà nghiên cứu có thể
hiểu được trình độ của nền sản xuất xã hội thời đó, đặc biệt là nhận biết thời kỳ
này đồ gốm Bát Tràng đã phát triển tới một trình độ khá cao. Đó là những biểu
hiện về mặt cung cấp niên đại và niên đại học, cho việc nghiên cứu lịch sử.
- Giá trị về mặt hoạt động kinh tế: khi chúng ta tiếp cận một cổ vật gốm,
chúng ta có thể nhận biết được những hoạt động kinh tế và giao lưu kinh tế
đương thời thơng qua kĩ thuật chế tác, loại hình, men và đề tài trang trí…của cổ
vật gốm.
1

Viện Ngơn Ngữ Học (2000), Từ điển tiếng Việt, KHXH, Hà Nội: tr.368.


17

- Giá trị về mặt văn hoá: dựa vào cổ vật gốm qua đề tài trang trí,
men…ta có thể nhận biết được các giá trị văn hóa như văn hóa mặc (đề tài thể
hiện trang phục), văn hố ở (hình ảnh những mơ hình nhà), văn hố tín ngưỡng
(các hình thức tín ngưỡng, thờ cúng…)… và đặc biệt là nhận biết được sự giao
lưu văn hoá đương thời.
- Giá trị về mặt chính trị xã hội: các đề tài trang trí trên cổ vật gốm ít

nhiều có phản ánh các hình thức sinh hoạt cộng đồng, chính trị, xã hội như sự
phân hoá xã hội, chiến tranh, luật pháp, bộ máy quan lại…. Đồng thời phản ánh
những phế tích của xã hội đương thời khi gặp phải tiên tai, chiến tranh bất ngờ
mà trong sử sách không hề ghi chép.
- Giá trị về mặt kĩ thuật: Cổ vật gốm thể hiện kĩ thuật chế tác của từng
thời kỳ khác nhau. Tất cả các cách chế tác đều để lại dấu vết, dấu ấn kĩ thuật
của từng thời kì. Điều này cổ vật đã chứng minh nền kỹ thuật của thời đại mà
bản thân nó được tạo ra. Qua cổ vật có thể xét đốn trình độ sản xuất đương
thời mà lịch sử không ghi chép rõ ràng hoặc không chép. Ví dụ như gốm trong
các di chỉ của văn hóa Phùng Nguyên mách bảo kỹ thuật sản xuất rất cao của
cư dân văn hố tiền Đơng Sơn mà các thời kỳ nối tiếp sau đó khơng thể đạt
được.
- Giá trị về mặt mỹ thuật: Cổ vật gốm tồn tại cho đến ngày nay, trước
hết nó là một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện trình độ và quan niệm thẩm mỹ của
mỗi thời. Điều đó khơng chỉ là thể hiện góc độ cảm nhận thẩm mĩ của nhu cầu
đương thời mà còn thể hiện cảm nhận và phản ánh thẩm mĩ của chính những
người sáng tạo ra các sản phẩm đó. Nó hàm chứa nhiều giá trị mỹ thuật nhiều
khi có giá trị hơn trong nội dung giá trị cổ vật. Đồ gốm sứ Việt Nam về mặt kỹ
thuật thường không sánh được với đồ gốm sứ Trung Hoa, song do có dáng hình
riêng độc đáo, màu men và hoa văn trang trí đẹp và riêng có của Việt Nam mà
được ưa chuộng khơng chỉ trong nước mà cịn đối với rất nhiều các quốc gia
trong khu vực và các nước trên thế giới.
- Giá trị về mặt kinh tế: mỗi cổ vật gốm có đủ các yếu tố, tiêu chí đã
trình bày trên thì ngồi các giá trị trên, nó cịn có giá trị về vật chất hiện tại. Bởi
chúng ta biết rằng, từ xa xưa nhu cầu hiếu cổ đã là một món ăn tinh thần khơng


18

thể thiếu trong các tầng lớp xã hội, đặc biệt là những tầng lớp có kinh tế, quan

chức. Họ sẵn sàng bỏ ra một khối lượng vật chất lớn để có được một món đồ cổ
nhằm thoả mãn các nhu cầu về thẩm mỹ và hưởng thụ các giá trị di sản văn
hố. Do đó cổ vật nói chung và cổ vật gốm nói riêng hiện tại cũng như trong
tương lai ln có gía trị kinh tế cao. Đó cũng là những nguyên nhân làm cho
nạn trôm cắp, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, ảnh hưởng tới việc
gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc.
- Giá trị về mặt khoa học: đây là giá trị quan trọng nhất của cổ vật gốm,
nó cung cấp về mặt tư liệu cho các ngành khoa học khác về niên đại học
(chronology), giao dịch thương mại (trade), kĩ thuật học (technology)… trong
đó quan trọng nhất là cung cấp cho các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, khảo
cổ học, dân tộc học, lịch sử mỹ thuật…

1.4. Chức năng của cổ vật gốm
“Chức năng: tác dụng, vai trị bình thường hoặc đặc trưng của một người
nào hoặc một cái gì đó”1. Cổ vật gốm có nhiều chức năng khác nhau, tuy nhiên
tựu chung lại thì nó có hai chức năng sau:
- Chức năng nghiên cứu khoa học: nó cung cấp về mặt tư liệu cho các
ngành khoa học khác như Dân tộc học, Sử học, Khảo cổ học, Mĩ thuật học,
Ngôn ngữ học, Nhân chủng học… Các thông tin được khai thác từ cổ vật gốm
là bằng chứng xác thực nhất, cứu cánh của một số ngành khoa học như Khảo
cổ học, Dân tộc học, Sử học…các nhà nghiên cứu lịch sử có thể dựa vào hoa
văn trang trí, minh văn khắc hoặc viết trên cổ vật gốm có thể biết được tình
hình chính trị, xã hội, kinh tế, văn hoá, kỹ thuật, khoa học đương thời mà cổ vật
được sản xuất. Qua màu sắc, hình dáng và hoa văn trang trí…những người
nghiên cứu mỹ thuật có thể biết được quan niệm về cái đẹp của thời kỳ sản xuất
ra cổ vật.
- Chức năng thoả mãn đời sống vật chất và thỏa mãn các nhu cầu tinh
thần về việc hưởng thụ các giá trị di sản văn hoá. Con người chế tạo ra các loại
sản phẩm nhằm mục đích để sử dụng trong q trình sinh hoạt cuộc sống


1

Viện Ngôn Ngữ Học (2000), Từ điển tiếng Việt, KHXH, Hà Nội: trang 191.


19

thường ngày như đồ dùng, đồ thờ cúng, tế lễ…Những sản phẩm tốt, đẹp,
thường được nâng niu, gìn giữ cẩn thận lúc sử dụng. Có thể những đồ dùng quý
thường ít dùng hoặc không dùng mà đem cất dấu làm đồ gia bảo, quốc bảo.
Những bảo vật quý sẽ được lưu truyền từ đời này sang đời khác và nó sẽ trở
thành vật quý hiếm. Khi các đồ vật quý đã có tuổi, nó trở thành đối tượng
thưởng ngoạn của con người. Như vậy cổ vật trở thành thứ bồi bổ tinh thần của
của cuộc sống con người, tạo cho họ một cuộc sống sảng khoái, thú vị, khoẻ
mạnh và trường thọ.
Trên đây là những vấn đề cơ bản liên quan đến cổ vật nói chung và cổ
vật gốm nói riêng mà người làm công tác giám định cổ vật gốm ở Việt Nam
phải nắm được, có như thế chúng ta mới cơ sở lí luận để tiến hành nghiên cứu
giám định.

2. Trang bị kiến thức trước khi tiến hành giám định
Nói tới giám định một món đồ cổ – cổ vật gốm hay cổ vật nói chung
người làm cơng tác giám định phải đạt được 3 hiệu quả sau đây:
- Biết được cổ vật gốm đó là đồ thật hay đồ giả
- Biết được tuổi (niên đại) và nguồn gốc xuất xứ
- Biết được giá trị văn hoá nghệ thuật, kinh tế, lịch sử…
Muốn như vậy, người làm công tác giám định phải có một q trình tìm
hiểu nghiên cứu khá công phu, trước hết là phải phải học hỏi, được tiếp xúc với
nhiều loại cổ vật, sau là phải tiếp xúc nhiều lần để nắm được những đặc điểm
của từng loại, từng thời kỳ và sau nữa là phải có kiến thức rộng về lịch sử.


2. 1 Qua trường lớp đào tạo
Hiện nay tại Việt Nam, có nhiều cơ quan phụ trách đào tạo các khố
chính quy dài hạn và ngắn hạn cán bộ nghiên cứu về Cổ vật và Mĩ thuật cổ với
các hình thức khác nhau. Tuy nhiên theo tìm hiểu, các trung tâm được coi là
đào tạo có uy tín, chất lượng là Viện khảo cổ học Việt Nam với các chuyên đề
nghiên cứu gốm sứ cổ, chuyên ngành Khảo cổ học thuộc khoa Lịch sử hai
trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh đều có những chuyên đề đào tạo về gốm học và gốm Việt Nam. Ngoài ra


20

trong chương trình đào tạo cho cán bộ Bảo tàng bảo tồn của trường Đại học
Văn Hoá Hà Nội, thnh phố Hồ Chí Minh và khoa Mĩ thuật cổ của Đại học Mĩ
thuật Hà Nội cũng có những nội dung chuyên sâu về cổ vật gốm ở Việt Nam.
Đó là những trung tâm được đánh giá đáng tin cậy cho việc đào tạo cán bộ làm
công tác nghiên cứu giám định cổ vật gốm nói riêng và cổ vật nói chung. Tại
những trung tâm đào tạo này, ngoài việc trang bị các tri thức về lịch sử Gốm
học và Gốm Việt Nam bằng lí thuyết cịn có những hình ảnh và hiện vật cổ vật
gốm qua các thời kì lịch sử để cho học viên và sinh viên được tiếp cận, tìm
hiểu, nghiên cứu ban đầu. Ngồi ra trong chương trình đào taọ, học viên và
sinh viên thường xuyên được các cán bộ giảng dạy, hướng dẫn tham quan học
tập thực tế tại các bảo tàng và di tích, những nơi lưu giữ các tài liệu hiện vật là
cổ vật gốm Việt Nam và các nước khác có mặt trên đất nước Việt Nam.

2.2 Qua sự say mê đọc sách, tạp chí, báo, xem phim ảnh, truy
cập hệ thống Internet
Như trên đã trình bày, sử sách Việt Nam khơng có nhiều trang ghi chép
về lịch sử gốm sứ nước ta. Tuy nhiên cũng có một số sử sách cổ có ghi chép

đơi dịng liên quan trực tiếp và gián tiếp về đồ gốm cổ, ở Việt Nam chúng ta có
Đại Việt Sử Kí Tồn Thư của Ngơ Sĩ Liên, các tác phẩm của các sử gia thời
Nguyễn như Đại Nam Thực Lục Chính Biên…. Người làm cơng tác giám định
phải tiến hành thu thập, nghiên cứu tìm hiểu các sách sử đó để có được những
thơng tin cần thiết phục vụ cho công tác giám định. Đặc biệt hiện nay, với sự
nỗ lực của các nhà nghiên cứu, với sự phát triển và ứng dụng của khoa học kĩ
thuật, sự giao lưu, trao đổi thông tin nghiên cứu, học thuật giữa các nhà nghiên
cứu ở các quốc gia mà hàng loạt các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố,
trong đó phần lớn đã được xuất bản thành sách với nhiều thứ ngơn ngữ khác
nhau đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, thông tin lư liệu cho đông đảo các nhà nghiên
cứu. Chúng ta có thể thấy tiêu biểu ở Việt Nam là các cơng trình Gốm Bát
Tràng thế kỉ XIV – XIX do GS Phan Huy Lê chủ biên (1995), 2000 năm gốm
Việt Nam của Phạm Quốc Quân và Nguyễn Đình Chiến (2005), Gốm Hoa Nâu
Việt Nam của Phạm Quốc Quân và Nguyễn Đình Chiến (2005), Gốm Việt
Nam từ đất nung đến sứ của Trần Khánh Chương (2001), Khảo về đồ sứ Trung


21

Hoa của Vương Hồng Sển (1971), Gốm Hoa Lam Việt Nam của Bùi Minh Trí
và Kerry Nguyễn Long (2001), Gốm Chu Đậu của Tăng Bá Hoành chủ biên
(1999), Gốm thời Nguyễn của Đặng Văn Thắng (2005)… và hàng loạt các
công trình nghiên cứu trong và ngồi nước về gốm sứ cổ ở Việt Nam. Đây là
những cơng trình có thể nói là đã đạt được những thành tựu to lớn, có giá trị
khoa học, trình bày tường tận lịch sử các dịng gốm qua các thời kì ở Việt Nam
và một số nước trong khu vực. Khi tiếp cận với các nguồn tài liệu này, chúng ta
có thể có những thơng tin đáng tin cậy, vì vậy nó trở thành những tài liệu
không thể thiếu được đối với người làm cơng tác giám định cổ vật nói chung và
cổ vật gốm nói riêng. Ngồi ra với những bài thơng tin khoa học thơng báo trên
các tạp chí, báo, Internet cũng là những nguồn thơng tin mới, có nhiều giá trị

khoa học, phát hiện mới mà chúng ta thường xuyên phải cập nhật để mở rộng
kiến thức, nâng cao hiểu biết, đặc biệt là những phát minh, ứng dụng các thành
tựu của các ngành khoa học khác, trong đó nổi trội là các ngành khoa học tự
nhiên sẽ cung cấp cho người làm công tác giám định những phương pháp tiếp
cận mới, đạt hiệu quả nhanh và chính xác. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên lưu ý
với các nguồn tài liệu này, đặc biệt là các tài liệu trên mạng Internet, vì nhiều
nguyên do khác nhau mà nhiều khi độ tin cậy của chúng chưa được thẩm định,
do đó chúng ta phải tỏ ra hết sức thận trọng khi tiếp thu, ứng dụng các thơng tin
đó, cần phải có những đánh giá thẩm định vào trong quá trình sử dụng để tiến
hành giám định cổ vật gốm.

2.3 Tham quan và trao đổi thơng tin tại Bảo tàng, Di tích, Sưu
tập tư nhân, cửa hàng Lưu niệm
Việt Nam, được mệnh danh là “ra ng gặp di tích”, các di tích như Đình,
Đền, Chùa, Miếu Mạo, Phủ, Điện, Am, Nhà thờ họ…đặc biệt là các hệ thống
bảo tàng Lịch sử, chuyên ngành ở Trung ương và cc bảo tàng Khảo cứu địa
phương, các nhà sưu tập tư nhân và các cửa hàng buôn bán hàng lưu niệm, mỹ
nghệ là những nơi lưu giữ phần lớn các tài liệu hiện vật, cổ vật gốm ở nước ta.
Chúng ta có thể tiếp cận quan sát trực quan các cổ vật gốm đó với những thơng
tin về hiện vật có thể được trình bày dưới dạng các Takét trưng bày trong bảo
tàng và được học hỏi các chuyên gia nghiên cứu chuyên ngành và những người


22

chơi sưu tập. Điều đáng lưu ý là những nhà sưu tập tư nhân, thông thường họ
chỉ giỏi ở từng lĩnh vực. Ví dụ có người rất am hiểu về đồ cổ gốm tráng men,
có người rất am hiểu về gốm đất nung, có người am hiểu về gốm Việt Nam, có
người am hiểu về gốm Trung Hoa, Thái Lan, Nhật Bản…những sự hiểu biết
của họ là tương đối kĩ càng đối với từng loại hình cổ vật gốm, vì họ cho rằng

họ phải bỏ tiền ra mua và chắc chắn “trong cuộc chơi” họ đã nhiều lần phải “trả
giá”. Do đó khi được trao đổi thơng tin với họ chúng ta sẽ tiếp thu được nhiều
kiến thức mới mà trong lí thuyết nhiều khi khơng được đề cập tới và cái chính
là trong q trình đó chúng ta có nhiều cơ hội được “cầm, nắm, sờ mó…” hiện
vật – phương pháp tiếp cận cho chúng ta nhiều hiểu biết nhất về cổ vật gốm với
những đặc trưng, loại hình…qua các thời. Để thực hiện nghiên cứu đề tài,
chúng tôi đã thâm nhập vào thị trường buôn bán cổ vật ở các phố: Nghi Tàm,
Hàng Mành, Hàng Điếu, Hàng Bạc, Hàng Gai…(Hà Nội), Lê Cơng Kiều, Lê
Lợi…(thành phố Hồ Chí Minh), Chợ Viềng (Nam Định), Phố Nhà Thờ (tp
Thanh Hóa), và một số thành phố như Huế, Hội An…và thật ngạc nhiên khi mà
các nhà sưu tập và tham gia thị trường ở những nơi đây họ đang sở hữu một
khối lượng rất lớn cổ vật gốm, thậm chí cịn gấp nhiều lần số lượng hiện vật
trong bảo tàng mà tôi được biết ở cả Trung ương và địa phương. Kinh nghiệm
dày dặn và “tuổi nghề” của họ cũng rất khác nhau. Nhưng hầu hết họ đều có
những nhận biết rất nhanh về cổ vật, về đặc trưng của từng loại hình khơng
những “đồ Ta”, “đồ Tầu” mà cịn cả rất nhiều đồ gốm cổ ở cả các nước khác
nữa. Những “mánh khóe” của thị trường cũng được họ sử dụng rất thành thạo,
tinh vi. Họ thường xuyên trao đổi với nhau những thông tin về thị trường và
các loại hình cổ vật. Đó là những nơi trao đổi thơng tin rất tốt cho những người
làm công tác giám định. Cng với việc tiếp cận các cổ vật gốm bằng hình thức
đã trình bày ở trên thì việc được xem các loại hình sản phẩm giả cổ bày bán
trong các cửa hàng lưu niệm, cửa hàng bán đồ mĩ nghệ… cũng giúp ích rất
nhiều cho chúng ta về phương pháp chế tác, các loại hình và đặc điểm của các
đồ giả cổ. Từ đó chúng ta nhận biết được thế nào là đồ giả cổ và các đặc điểm
của chúng để cho chúng ta có một cái nhìn nhanh và chính xác khi tiếp cận


23

giám định cổ vật gốm mà những sản phẩm đó, chúng có mặt trong những lần

giám định.1

2.4 Đi thực tế khảo sát, điền dã, khai quật khảo cổ học
“Trên đồ gốm sứ Việt Nam phần lớn khơng có minh văn ghi niên đại rõ
ràng như nhiều đồ gốm sứ của Trung Quốc, ngoại trừ một vài trường hợp hiếm
hoi như chiếc bình gốm hoa lam trưng bày tại Bảo tàng Tokapi Saray (Thổ Nhĩ
Kỳ) và một số đồ gốm thời Mạc”2. Trong khi đó, nguồn tư liệu quan trọng để
khắc phục được tình trạng này là tư liệu về địa tầng của nghiên cứu khảo cổ
học, thì hiện nay đang dần được phát huy và nghiên cứu trên diện rộng. Trước
đây các nguồn tư liệu gián tiếp trở nên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
giám định và xác định niên đại cho đồ gốm sứ cổ ở Việt Nam. Đặc biệt có một
thời gian dài, niên đại đồ gốm Việt Nam thường được đoán định dựa vào kết
quả đối sánh với gốm Trung Quốc. “Thực tế cho thấy, phương pháp xác định
niên đại này có rất nhiều hạn chế, bởi khơng phải bất cứ loại hình đồ gốm Việt
Nam nào cũng có được những tư liệu gián tiếp để so sánh, đó là chưa kể tới độ
tin cậy của các nguồn tư liệu ấy”3. Mặt khác khi đối sánh, xưa nay các nhà
nghiên cứu thường vẫn dùng hình thức áp dụng đơn thuần phương pháp thống
kê theo phong cách kiểu dáng và hoa văn trang trí. Thực tế đã chứng minh
rằng, những kết quả phân tích đó chỉ có thể đúc rút ra những cứ liệu quan
trọng, tạo cơ sở để đưa ra những luận điểm có sức thuyết phục cao khi nó được
kết hợp chặt chẽ với những kết quả khảo nghiệm về kĩ thuật sản xuất. Một điểm
khác nữa là xưa nay với quan niệm “Trung Hoa có trước” mà trong khi so sánh
với những hiện vật gốm cổ Trung Quốc, người ta thường hay nghĩ về một
khoảng thời gian trễ và xếp niên đại của đồ gốm Việt Nam muộn hơn khoảng

1

Đặng Văn Thắng (2008), Đề cương bài giảng Gốm học và gốm Việt Nam. ĐHKHXH&NV tp HCM:

trang 6.

2

Bùi Minh Trí (2005), “Gốm sứ cổ Việt Nam: vấn đề niên đại và nguồn gốc”. Trong Một thế kỉ khảo
cổ học Việt Nam. tập 2, KHXH Hà Nội: trang 391.
3

Bùi Minh Trí (2005), “ Gốm sứ cổ Việt Nam: vấn đề niên đại và nguồn gốc”. Trong Một thế kỉ khảo
cổ học Việt Nam. tập 2, KHXH Hà Nội: trang 391.


×