Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Chùa dâu trong bước chuyển biến tín ngưỡng tôn giáo ở việt nam công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.05 MB, 97 trang )

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2008

Tên cơng trình:

CHÙA DÂU
TRONG BƯỚC CHUYỂN BIẾN
TÍN NGƯỠNG TƠN GIÁO Ở
VIỆT NAM

THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI 2b (XH 2b)


CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2008

Tên cơng trình:

CHÙA DÂU
TRONG BƯỚC CHUYỂN BIẾN
TÍN NGƯỠNG TƠN GIÁO Ở
VIỆT NAM

THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI 2b (XH 2b)

Người hướng dẫn : TS. Đặng Văn Thắng
Nhóm thực hiện
Vũ Văn Thuân : chủ nhiệm
Phạm Thị Ly : tham gia



Tp. Hồ Chí Minh, 2008


1

TĨM TẮT ĐỀ TÀI
Chùa Dâu là một trong những ngơi chùa nổi tiếng ở Việt Nam. Đây cũng là
nơi mà rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu đến tìm hiểu và nghiên cứu. Mặc dù
đã có khơng ít bài viết và tác phẩm viết về chùa Dâu, nhưng đề tài: “chùa Dâu
trong bước chuyển biến tín ngưỡng và tơn giáo ở Việt Nam” là một sự tiếp cận
mới mà trước đó chưa có cơng trình nào nghiên cứu.
Với đề tài này nhóm nghiên cứu khơng chỉ cho người đọc thấy được bao
quát về chùa Dâu dưới góc độ lịch sử, văn hóa, lâu đời từ khi phật giáo bắt đầu du
nhập vào nước ta cho tới tận ngày nay, mà cịn tổng hợp, phân tích q trình
chuyển biến giữa tín ngưỡng bản địa từ khi Phật giáo có mặt tại Việt Nam.
Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương chính, đó cũng là ba bước tiến hành
giải quyết vấn đề đặt ra mà nhóm nghiên cứu thực hiện.
Ơ chương một, nhóm tác giả đã giới thiệu chi tiết về vị trí của chùa Dâu.
Chùa Dâu khơng chỉ nằm trong vị trí trung tâm của thành Luy Lâu xưa mà cịn
nằm trên con đường thơng thương giữa các nước trong khu vực châu Á, Vì vậy mà
Phật giáo đã được truyền bá vào Việt Nam trước cả Trung Hoa. Cũng trong
chương 1 này, chúng tơi cịn nghiên cứu q trình hình thành và phát triển của
chùa Dâu với mốc niên đại xác định đầu tiên là vào thơi Thái thú Sĩ Nhiếp(187226), qua các triều đại phong kiến Việt Nam cho tới ngày nay. Đặc biệt là trong
phần vị trí chùa Dâu trong hệ thống Tứ pháp, nhóm tác giả đã đưa ra nhận định:
chùa Dâu là ngôi chùa quan trọng và đặc sắc nhất trong hệ thống chùa Tứ Pháp
không những chỉ ở Bắc Ninh mà là so với cả hệ thống chùa tứ pháp ở Việt Nam,
cũng từ nơi đây mà hệ thống phật Tứ Pháp đã được lan truyền khắp khu vực đồng
bằng Bắc bộ.
Chương hai là chương quan trọng nhất trong đề tài. Vì vậy chúng tôi đã đi

lý giải những tiền đề kinh tế- chính trị- văn hóa- xã hội cũng như bản chất tâm lý
người Việt đã dẫn đến sự chuyển biến tín ngưỡng và tơn giáo tại chùa Dâu nói
riêng và ở Việt Nam nói chung. Trong q trình chuyển biến biến đó thì các tín
ngưỡng thờ mẫu, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực… trong văn
hóa Việt Nam đã kết hợp với tinh thần từ bi bác ái, tư tưởng cơng bình trong xã
hội cũng như quan niệm về kiếp luân hồi, nhân quả báo ứng trong Phật giáo để
hình thành nên một Phật giáo Việt Nam ln song hành với lịch sử và nền văn hóa
đậm đà bản sắc dân tộc, mà chùa Dâu là một minh chứng tiêu biểu. Cũng trong
chương này, nhóm nghiên cứu đã khái quát sự phát triển của Phật giáo từ khi vào
Luy Lâu cho tới ngày nay. Đặc biệt là nửa sau của chương, bằng các tài liệu đi
điền dã kết hợp với các tài liệu qua sách, báo… nhóm nghiên cứu đã đi vào trình
bày sự chuyển biến giữa các tín ngưỡng và tơn giáo bản địa với Phật giáo, cơ sở
chung nhất để cho chúng có thể tồn tại, phát triển cùng nhau, cùng góp phần làm


2

nên lịch sử văn hóa dân tộc.Ngày nay, trong sự vận động đi lên của xã hội thì quá
trình chuyển biến tín ngưỡng và tơn giáo đó vẫn khơng ngừng diễn ra.
Chương cuối cùng trong đề tài là chương 3: Nâng cao giá trị di tích chùa
Dâu. đây cũng là một chương quan trọng của đề tài, nó thể hiện rõ nét quá trình đi
khảo sát thực tế tại chùa Dâu của nhóm nghiên cứu. Chương này thể hiện những
quan sát, phân tích, tổng hơp của nhóm nghiên cứu để thấy được sự độc đáo chính
trong cách bày bố tượng phật cũng thể hiện sự chuyển biến tín ngường, tơn giáo
tại chùa Dâu. Ngồi ra nhóm nghiên cứu cịn đưa ra những thực trạng và một số
giải pháp đối với những cơ quan chức năng cũng như người dân trong việc giữ gìn
và phát huy giá trị chùa Dâu trong vốn tài sản của Nhà nước Việt Nam.


3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngay từ khi mới ra đời, Phật giáo đã phát triển mạnh mẽ tới các nước xung
quanh trong đó có Việt Nam. Nhưng vấn đề đặt ra là Phật giáo vào Việt Nam
chính xác từ thời gian nào? Và vào như thế nào? thì chưa có đủ tài liệu để khẳng
định. Song một điều khơng thể phủ định là Phật giáo đã đóng một vị trí quan trọng
trong đời sống của nhân dân Việt Nam.
Vào buổi đầu Công Nguyên khi xã hội Việt Nam đang có sự vận động và
chuyển biến tích cực thì các thế lực phong kiến phương Bắc đã tiến hành xâm
lược. Kể từ đó sau hơn nghìn năm nhân dân Việt Nam phải sống một cuộc sống
lầm than khổ cực. Giai cấp thống trị khơng chỉ tiến hành bóc lột của cải vật chất
mà cịn nơ dịch nhân dân Việt Nam cả về văn hóa. Giai cấp phong kiến phương
Bắc muốn đồng hóa nhân dân Việt Nam thành người của họ, biến Việt Nam thành
một bộ phận đất đai của Trung Hoa. Đang trong cảnh lầm than “nước mất nhà tan”
đó thì Phật giáo được truyền vào Việt Nam một cách mạnh mẽ.
Phật Giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phật Giáo với những giáo lý của mình
đã làm cho cư dân Việt dường như tìm thấy một chân lý cho cái khổ của mình.
Những giáo lý Phật Giáo hướng con người đến với cuộc sống tốt đẹp hơn nên
phần nào chia sẻ được nỗi khổ của nhân dân. Hơn nữa giáo lý Phật Giáo cịn có sự
tương đồng với những tín ngưỡng bản địa như thờ cúng ơng bà tổ tiên, thờ mẫu…
nên rất sớm được sự ủng hộ của nhân dân. Kể từ đó Phật giáo ngày càng phát triển
và gắn bó mật thiết với nhân dân Việt Nam. Đến khi đất nước giành được độc lập
Phật giáo lại càng có điều kiện phát triển. Đặc biệt là triều đình phong kiến Lý Trần, Phật giáo đã phát triển thành quốc giáo.
Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ cho thấy vai trò của Phật giáo trong đời sống
nhân dân Việt Nam như thế nào. Đến thế kỷ XV tuy Phật giáo khơng cịn là quốc
giáo nữa nhưng với nhân dân Việt Nam Phật giáo vẫn vô cùng quan trọng. Để phát
huy bảo, tồn những giá trị Phật giáo thì sự nghiên cứu tìm hiểu Phật giáo và sự
dung hịa của nó vào với tín ngưỡng bản địa là một vấn đề cần thiết.
Chùa Dâu ở Việt Nam là một trong những nơi tiếp nhận đầu tiên của Phật

Giáo. Chùa Dâu được xây dựng ở Luy Lâu thuộc quận Giao Chỉ thời Bắc thuộc
(ngày nay thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh). Với lịch sử lâu đời gần hai nghìn năm
chùa Dâu là một di tích lịch sử quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng của Việt
Nam
Chùa Dâu được xây dựng, đó là bước đánh dấu cho sự du nhập và phát
triển của Phật Giáo tại Việt Nam. Chùa Dâu được xây dựng theo kiểu “ nội công
ngoại quốc” với nhiều nét văn hóa nghệ thuật độc đáo. Đó là sự thể hiện tài ba
khéo léo, một trình độ nghệ thuật đã rất phát triển của người xưa. Chỉ với lao động
thủ công thông thường nhân dân đã xây dựng lên một chùa Dâu bề thế, uy nghi
với những nét nghệ thuật hết sức tinh vi. Điều đó thể hiện sự phong phú trong đời


4

sống tinh thần của người dân Việt Nam. Với nhiều nét nghệ thuật thu hút độc đáo
của chùa Dâu vừa thể hiện giá trị của sức lao động, giá trị của văn hóa nghệ thuật
vừa thể hiện đời sống tinh thần phong phú của đời xưa. Do vậy việc nghiên cứu
tìm hiểu cũng là một vấn đề đặt ra đang được quan tâm.
Người ta biết đến chùa Dâu không chỉ với các hình dáng bề thế của nó mà
cịn với nhiều giá trị tinh thần sâu sắc. Ngay từ rất sớm thì đây đã là nơi tơn
nghiêm, là nơi để nhân dân có thể đến cầu niệm, tụng kinh niệm Phật mong sao
thốt khỏi nỗi khổ. Chùa Dâu cịn là nơi hội tụ những yếu tố tâm linh, thể hiện văn
hóa nơng nghiệp, vai trị của người mẹ, người phụ nữ trong lịch sử dân tộc Việt
Nam. Chùa Dâu-hội Dâu mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Hàng
năm vào lễ hội mọi người dân không những trong vùng mà cả các vùng khác cũng
về đây tham dự. Về với hội Dâu ngoài phần lễ hội thuộc về tâm linh tín ngưỡng
tơn giáo thì người tham dự cịn được vui chơi, tham gia vào các hoạt động văn hóa
hoặc múa trống, múa gậy hay hát ca trù… Cùng với các trò chơi dân gian khác,
hội Dâu đã thể hiện tính đồn kết, tính cộng đồng của nhân dân Việt Nam mà ngày
nay đã thành truyền thống, thành một bản sắc văn hóa mang tính đắc sắc của dân

tộc. Để phát huy hơn nữa giá trị hội Dâu thì việc nghiên cứu tìm hiểu bản sắc của
nó là một việc có ý nghĩa thiết thực đồi với nhân dân vùng Bắc Ninh nói riêng và
với Việt Nam nói chung.
Việc nghiên cứu nâng cao giá trị của chùa Dâu là một vấn đề cần thiết song
việc bảo vệ các di vật tại chùa Dâu cũng như việc chống lại sự xuống cấp của di
tích này là vấn đề địi hỏi các bộ, ban ngành có liên quan cần phải quan tâm hơn
nữa.
Chùa Dâu là nơi lưu giữ và bảo quản rất nhiều hiện vật, tượng thờ cùng các
đồ tế lễ… Mỗi hiện vật lại thường gắn liền với những sự kiện lịch sử văn hóa nhất
định. Đó đều là những hiện vật có giá trị, vì vậy ln bị kẻ gian nhịm ngó. Việc
bảo vệ di vật tại chùa Dâu là một vấn đề vô cùng cấp bách và mang tính liên tục.
Bởi vì, trong thời gian gần đây việc mất cắp đã từng xảy ra “ chỉ trong một đêm
mà đã mất bảy pho tượng gỗ” (Nguyễn Mạnh Cường). Do đó phải cần có biện
pháp tích cực hơn nữa để đề phòng việc mất cắp này.
Bên cạnh việc bảo vệ thì việc trùng tu di tích và chống sự xuống cấp cho di
tích chùa Dâu cũng là vấn đề cấp thiết. Trong những năm qua Bộ Văn hóa – thể
thao và du lịch, Sở Văn hóa – Thơng tin cũng như Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh cùng
với cơ quan địa phương sở tại đã có nhiều biện pháp tích cực để trùng tu, chống sự
xuống cấp cho di tích lịch sử văn hóa này. Chùa Dâu cũng là một trong số những
cơng trình được sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước phục vụ cho việc tu sửa và gìn
giữ. Đến nay việc tu sửa cho chùa Dâu về cơ bản đã được hoàn thành. Nhưng vấn
đề đặt ra là chùa Dâu khơng thể tự nó chống lại sự tác động của yếu tố ngoại cảnh
cũng như của con người. Đó là sự ích kỷ, lịng tham muốn chiếm đoạt các di vật
làm của riêng của con người hay các yếu tố như thời tiết, khí hậu, thời gian sẽ làm
cho chùa Dâu xuống cấp nếu khơng có biện pháp bảo vệ ngay từ đầu. Vì vậy,


5

nghiên cứu về chùa Dâu và đưa ra những biện pháp để nâng cao hơn nữa giá trị

cho di tích này là rất cần thiết, nó khơng chỉ giữ gìn, bảo vệ những nét tinh hoa
lịch sử truyền thống của dân tộc Việt Nam, vừa có vai trị giáo dục và phát huy
tinh thần nhớ về nguồn cội cho thế hệ hôm nay và cho cả mai sau.
Xuất phát từ tất cả những yêu cầu trên chúng tôi quyết định chọn đề tài:
“Chùa Dâu trong bước chuyển biến tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu của mình.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nhằm nghiên cứu sự du nhập và phát triển của Phật Giáo ở Việt Nam
trong giai đoạn đầu cũng như tìm hiểu lịch sử chùa Dâu trong quá trình chuyển
biến với những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc được gìn giữ và phát huy trong
suốt gần hai nghìn năm lịch sử. Trên cơ sở đó đề tài sẽ làm rõ sự dung hồ giữa
Phật giáo và các tín ngưỡng bản địa. Đề tài sẽ cho người đọc thấy được sự chuyển
biến của tín ngưỡng bản địa cũng như những thay đổi của Phật giáo, để từ đó có
thể biết được điểm chung nào mà chúng lại có thể dung hồ được với nhau. Đề tài
sẽ đi đến xác định thực trạng chùa Dâu và đưa ra những đề xuất nhằm khôi phục
và phát triển hơn nữa giá trị lịch sử văn hóa của chùa Dâu.
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài sẽ nghiên cứu rõ những vấn đề liên
quan đến sự hình thành và phát triển của chùa Dâu.
Đề tài góp phần tìm hiểu sự hình thành và phát triển của chùa Dâu.
Đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ sự du nhập và quá trình phát triển của Phật
Giáo tại Việt Nam. Đồng thời đề tài sẽ cho người đọc thấy được sự chuyển biến
giữa tín ngưỡng bản địa với tôn giáo – Phật giáo.
Đề tài cũng sẽ đi đến nghiên cứu những giá trị của chùa Dâu, đánh giá thực
trạng và đưa ra những đề xuất góp phần nâng cao hơn nữa giá trị của di tích chùa
Dâu.

3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đã có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu về chùa Dâu, về sự du nhập
và phát triển của Phật giáo. Các công trình này đã nghiên cứu một cách khá đầy đủ

về sự du nhập và phát triển của Phật giáo, về chùa Dâu, về tín ngưỡng bản địa.
Chùa Dâu khơng chỉ được nghiên cứu trong những cơng trình riêng biệt mà cịn
được các cơng trình nghiên cứu về lịch sử, văn hoá của quốc gia đề cập tới.
Trong phần giới thiệu về lịch sử nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu chỉ giới
thiệu một số cơng trình nghiên cứu có tích chất tiêu biểu nhất về Phật giáo, về
chùa Dâu và về tín ngưỡng bản địa. Sau đây là một số cơng trình nghiên cứu tiêu
biểu.
Về Phật giáo:


6

- Việt Nam Phật giáo sử luận của tác giả Nguyễn Lang, Nhà xuất bản Văn
Học, Hà Nội, 1994.
Đây là tác phẩm nghiên cứu khá công phu về sự phát triển của Phật giáo tại
Việt Nam. Cuốn sách đã cho người đọc thấy được sự phát triển tổng thể của các
dòng Phật giáo qua các thời đại Việt Nam cùng với tên tuổi của một số nhà sư có
cơng lớn trong việc truyền bá Phật giáo cũng như trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước.
- Lịch sử Phật giáo Việt Nam của tác giả Lê Mạnh Thát, Nhà xuất bản
Thuận Hoá, Huế, 1999.
Đây là một trong những tác phẩm nghiên cứu khá kỹ về sự du nhập và phát
triển của Phật giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa đề cấp đến vấn đề Phật giáo tồn
tại như thế nào trước các yếu tố văn hóa bản địa. Sự tương đồng nào để Phật giáo
có thể tồn tại cùng với các yếu tố văn hóa bản địa, thậm trí Phật giáo cịn có phần
nào đó bị bản địa hóa.
Về chùa Dâu:
- Chùa Dâu - Tứ Pháp và hệ thống chùa Tứ Pháp của Nguyễn Mạnh
Cường, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nôi, 2000.
Trong tác phẩm này Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường đã nghiên cứu một cách

khá tổng quan về chùa Dâu và hệ thống chùa Tứ Pháp. Tuy nhiên Tiến sĩ Cường
lại chưa đi vào nghiên cứu một cách trực tiếp vấn đề chuyển biến tín ngưỡng tơn
giáo mà trong đó chùa Dâu là một trong những cái nôi của sự chuyển biến ấy.
- Di văn chùa Dâu tác giả Nguyễn Quang Hồng, Nhà xuất bản Khoa học
Xã hội Hà Nội – 1997.
Đây là tác phẩm dịch từ bộ ván khắc nguyên văn chữ Hán "Cổ Châu Hạnh"
gồm 246 cặp thơ lục bát, ngót 3450 chữ, được khắc trên 21 tấm ván tại chùa Dâu.
Trong tác phẩm này lại bao gồm hai bộ "Hiến Cổ Châu Phật Tổ Nghi " và " Hiến
Cố Châu Phật Bản Hạnh". Toàn bộ tác phẩm cho người đọc thấy được sự tích về
bà Man Nương và hệ thống chùa Tứ Pháp, đồng thời cho ta thấy được một phần
lịch sử hình thành và phát triển của chùa từ thế kỉ XVII.
- Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Kinh Bắc của tác giả Trần Đình
Luyện, Nhà xuất bản Văn học Nghệ thuật-2006.
Tác giả Trần Đình Luyện đã cho độc giả thấy được vị trí địa lý của vùng
Kinh Bắc xưa và nay cùng với những truyền thống của các làng nghề với những
nét dắc sắc độc đáo của vùng đất Văn hiến lâu đời. Trong tác phẩm này tác giả đã
miêu tả phần lễ hội của chùa Dâu rất chi tiết và đưa ra những ý kiến nhằm góp
phần giữ gìn và bảo vệ những nét tinh hoa của vùng Kinh Bắc.
Về tín ngưỡng bản địa:


7

- Văn hố dân gian ở Gia Đơng (Bắc Ninh) của tác giả Chu Quang Trứ,
Nhà xuất bản Mỹ Thuật, Hà Nội – 2001.
Các tác giả đã đi miêu tả và phân tích khá rõ về hệ thống tượng trong chùa
Dâu cũng như các tượng phật trong chùa Tứ Pháp ở Bắc Ninh. Ngồi ra tác giả
cịn đưa ra những đánh gía, nhận định về niên đại cũng như giá trị của các pho
tượng.
Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam của Ngô Đức Mạnh (chủ

biên) Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001.
Tác giả không chỉ phân biệt cho độc giả thấy được thế nào là tín ngưỡng,
tơn giáo mà cịn chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa tín ngưỡng và
tơn giáo . Ngồi ra tác giả cịn phân tích các loại hình tín ngưỡng trong văn hóa
Việt Nam như tín ngưỡng nơng nghiêp, tín ngưỡng thờ Phật, thờ Thành hồng…
và xuất phát từ tín ngưỡng mà lễ hội dân gian đã trở thành , một sinh hoạt quan
trọng trong làng xã Việt Nam
Một số bài viết về tôn giáo học của Nguyễn Duy Hinh, Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam, Viện nghiên cứu Tôn giáo, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội,
2007.
Trong tác phẩm này tác giả đã đưa ra những định nghĩa về tín ngưỡng và
tơn giáo. Tác giả cho thấy trong đời sống văn hóa, xã hội của các dân tộc, thì tín
ngưỡng tơn giáo ln có sự kế thừa của các thời đại trước. Những biểu tượng tôn
giáo ban đầu phần nhiều là biểu tượng chung ở trong từng nhóm dân tộc, sau khi
các nhóm được phân tách ra đã phát triển phù hợp với đắc thù sinh hoạt của dân
tộc ấy
- Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
Đây là cuốn sách nghiên cứu một cách tổng quan về tơn giáo tín ngưỡng
Việt Nam. Tuy là một cơng trình nghiên cứu tổng quan về tơn giáo tín ngưỡng
nhưng chưa tập trung làm rõ sự du nhập của đạo phật có làm hạn chế sự phát triển
của các tơn giáo tín ngưỡng bản địa hay khơng và giữa chúng có sự chuyển biến
như thế nào thì tác phẩm cũng chưa đề cập đến.
Trên đây là những cơng trình nghiên cứu khá công phu về Phật giáo về
chùa Dâu, và về các hình thái tín ng ỡng, nh ng các cơng trình này ch a đi
vào nghiên cứu một cách cụ thể, rõ ràng về sự chuyển biến tín ng ỡng tơn giáo ở
Việt Nam. Chính vì vậy đề tài “chùa Dâu trong bước chuyển biến tín ngưỡng tơn
giáo ở Việt Nam” sẽ đi vào nghiên cứu sự chuyển biến của các hình thái tín
ngưỡng ở Việt Nam.


4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận


8

Thực hiện đề tài: “Chùa Dâu trong bước chuyển biến tín ngưỡng tơn giáo ở
Việt Nam” nhóm nghiên cứu mong muốn đem đến cho người đọc một cách nhìn
khách quan và tổng quát về chùa Dâu. Chùa Dâu vừa là một di tích văn hóa vật
chất đồng thời cũng thể hiện giá trị tinh thần sâu sắc với lối kiến trúc, nghệ thuật
hay những ngày lễ hội….Đề tài sẽ nghiên cứu, làm rõ những giá trị và sự đóng
góp của chùa Dâu vào nền văn hóa dân tộc. Để nghiên cứu vấn đề này một cách
khách quan, tránh những sai lầm về tư tưởng, nhóm nghiên cứu đã xử dụng lý luận
của Chủ nghĩa Mác-Lênin làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu của mình.

4.2. Nguồn tài liệu
Tài liệu thứ cấp: Thực hiện đề tài nhóm nghiên cứu đã sưu tầm được
những loại tài liệu thứ cấp như: tài liệu từ Uỷ ban nhân dân huyện Thuận Thành,
Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, từ chùa Dâu, Sở Văn hố Thơng tin tỉnh Bắc Ninh, các
loại tài liệu sách, báo, tạp chí và các websize…
Tài liệu sơ cấp: Nguồn tài liệu sơ cấp chủ yếu ở đây là các ảnh chụp, các
tài liệu phỏng vấn. Tuy nhiên do thời gian có hạn, phương tiện thiếu thốn, nên việc
thực hiện phỏng vấn sâu cịn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, các cuộc phỏng vấn chỉ
được thực hiện cùng lúc với việc tham quan chùa Dâu và hệ thống các chùa Tứ
Pháp ở Bắc Ninh. Đối tượng hỏi chủ yếu là những du khách đến viếng chùa trong
các khoảng thời gian hè của năm học 2006- 2007 và vào dịp tết Nguyên Đán
(2007) vừa qua, và một số cán bộ quản lý như Giám đốc Bảo tàng tỉnh Băc Ninh,
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường một trong số những cán bộ của Viện nghiện cứu Tôn
giáo Hà Nội đã bỏ rất nhiều công sức để tìm hiểu chùa Dâu và là chủ nhân của
cuốn sách “chùa Dâu - Tứ Pháp và hệ thống chùa Tứ Pháp”.


4. 3. Phương pháp nghiên cứu
4. 3. 1. Phương pháp tiếp cận
- Sử học: Tiếp cận dưới góc độ sử học sẽ mang lại cho đề tài những thông
tin khơng những là đồng đại mà cịn là những thơng tin có tính chất lịch đại.
- Địa lý học: Đây là cách tiếp cận để tìm hiểu một số yếu tố như vị trí địa
lý, mơi trường tự nhiên, nhằm xác định rõ không gian chùa Dâu cũng như những
thuận lợi khó khăn của các yếu tố trên đối với q trình chuyển biến tín ngưỡng
tơn giáo.
- Xã hội học: Đây là cách tiếp cận nhằm tìm hiểu ý thức của của người dân
trong việc tham gia vào quá trình chuyển biến tín ngưỡng tơn giáo cũng như việc
bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử như chùa Dâu ở Bắc Ninh.
- Nhân học: Dưới góc độ này, đề tài nhằm tìm hiểu phong tục tập quán, các
hoạt động văn hố, sinh hoạt tín ngưỡng tơn giáo… của người dân vùng Thuận
Thành nói riêng và của nhân dân Việt Nam nói chung.
4.3.2. Phương pháp nghiên cứu


9

Phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc:
Phương pháp lịch sử: Là phương pháp tái tạo lại quá khứ, làm sống lại
những diễn tiến đã xảy ra trong quá khứ một cách cụ thể.
Phương pháp lơgíc: Là phương pháp nhằm tìm ra những khuynh hướng
chung, những quy luật chung của sự vật hiện tượng trong quá trình phát triển.
Hai phương pháp trên là hai phương pháp có quan hệ biện chứng với nhau,
không tách rời nhau. Phương pháp lịch sử ln theo sát tiến trình phát triển của
lịch sử nhưng không là miêu tả lịch sử theo kiểu “chất đống” tài liệu. Đó là sự
dựng lại những diễn biến của q khứ theo một sợi dây lơgíc hồn tồn khách
quan. Nếu thiều phương pháp lịch sử thì dễ mắc vào bệnh lý luận xng, thiếu

phương pháp lơgíc thì dễ mắc vào bệnh “chất đống” tài liệu lịch sử.
Phương pháp xã hội học
Phương pháp quan sát: Là phương pháp cơ bản để nhận thức các hiện
tượng sự vật. Đây là phương pháp thu thập thông tin dựa trên sự quan sát sự kiện
đã hoặc đang tồn tại trên cơ sở đó phát hiện những quy luật của sự vật.
Trong đề tài này nhóm nghiên cứu sử dụng chủ yếu là phương pháp quan
sát tham dự. Trong q trình thực địa nhóm nghiên cứu đã đóng vai trị như một
du khách tham quan chùa Dâu và các chùa Tứ Pháp (ở Thuận Thành, Bắc Ninh),
trên cơ sở đó nhóm đã thu thập được những tư liệu, hình ảnh, gặp gỡ và nói
chuyện với du khách một cách khách quan.
Phương pháp phỏng vấn: Là đưa ra những câu hỏi với người đối thoại để
thu thập thông tin. Xét về mặt thực chất, phỏng vấn là một phương pháp quan sát
gián tiếp bằng cách nhờ người khác quan sát hộ.
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp phân tích: Là tách một vật thể hoặc một hiện tượng phức
tạp ra thành những bộ phận, những yếu tố, những mặt đơn giản của nó.
Phương pháp tổng hợp: Là liên kết thống nhất lại các bộ phận, các mặt,
các yếu tố đã được phân tích.
Giữa phân tích và tổng hợp có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Khơng tách
bộ phận để nghiên cứu thì khơng thể hiểu được thấu đáo cái tồn bộ. Và ngược lại,
khơng tổng hợp các bộ phận vào cái tồn bộ thì khơng hiểu được vai trị, vị trí,
tính chất của các bộ phận ấy trong cái toàn bộ.

5. Giới hạn đề tài
Chùa Dâu là một ngôi chùa nằm trong hệ thống “chùa Tứ pháp” với bốn
ngôi chùa thờ Phật Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện ở Thuận
Thành, Bắc Ninh. Vì vậy, giới hạn nghiên cứu của đề tài đó là tồn bộ di tích chùa
Dâu với tháp Hòa Phong, vườn Mộ, bia ký… để làm rõ sự chuyển biến tín ngưỡng



10

bản địa với sự phát triển của Phật Giáo tại chùa Dâu. Ngồi ra đề tài cịn tiến hành
khảo sát ba ngôi chùa: chùa Đậu, chùa Dàn, chùa Tướng để thấy được mối quan
hệ mật thiết của bốn vị thần: Mây, Mưa, Sấm, Chớp trong tín ngưỡng nơng nghiệp
bản địa và sự ảnh hưởng của chúng đối với văn hóa xã hội Việt Nam.

6. Đóng góp mới của đề tài
Thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu muốn góp phần làm rõ Phật Giáo và
tín ngưỡng bản địa đã tác động, giao lưu và ảnh hưởng qua lại với nhau như thế
nào để có thể hình thành lên ngơi chùa khá đặc biệt ở Việt Nam - chùa Dâu.
Với đề tài: “Chùa Dâu trong bước chuyển biến tín ngưỡng tơn giáo ở Việt
Nam” nhóm nghiên cứu sẽ nghiên cứu tổng quan về tất cả những giá trị vật chất
cũng như giá trị tinh thần mà lịch sử đã tạo nên cho ngơi chùa.
Qua q trình nghiên cứu, khảo sát thực tế nhóm nghiên cứu mong muốn
đưa đến cho người đọc một cái nhìn khá chân thực về ngơi chùa. Qua đó đưa ra
những biện pháp mang tính thực tiễn và ứng dụng trong việc bảo vệ, trùng tu và ý
thức giữ gìn di tích văn hóa q báu của dân tộc, góp phần chống lại hiện tượng
mê tín dị đoan của người dân.

7. Ý nghĩa thực tiễn - ý nghĩa lý luận
Đề tài “Chùa Dâu trong bước chuyển biến tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam”
sẽ giúp cho người đọc hiểu biết sơ bộ về quá trình du nhập của Phật Giáo vào Việt
Nam. Đồng thời cũng giúp cho người đọc có cái nhìn tổng qt về q trình
chuyển biến tín ngưỡng tơn giáo trong q trình hình thành chùa Dâu. Nhóm
nghiên cứu đưa đến cho người đọc hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của
ngơi chùa cùng với những vai trị của nó trong nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
Việt Nam.
Đề tài sẽ góp phần bổ xung nguồn tài liệu tham khảo cho các cơng trình
nghiên cứu sau có liên quan đến chùa Dâu cũng như Phật Giáo ở Việt Nam.

Bên cạnh ý nghĩa về mặt lý luận thì đề tài cũng mang tính thực tiễn sâu sắc,
qua cơng trình nghiên cứu bao qt về chùa Dâu đây sẽ là nguồn tài liệu góp phần
giúp cho các cơ quan, chính quyền địa phương có thêm cơ sở để có chính sách tu
bổ, khơi phục lại những giá trị vật chất cũng như tinh thần của chùa Dâu. Đồng
thời cũng góp phần giúp cho việc giáo dục các thế hệ trẻ có tinh thần yêu q
hương đất nước, tìm về nguồn cội. Từ đó ý thức được việc gìn giữ, bảo vệ, phát
huy những tinh hoa mà tổ tiên để lại.

8. Kết cấu đề tài
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHÙA DÂU VÀ HỆ THỐNG CHÙA
TỨ PHÁP


11

Chương 1 giới thiệu về vị trí địa lý, về lịch sử hình thành và phát triển chùa
Dâu, đồng thời cũng giới thiệu về hệ thống chùa Tứ Pháp ở Bắc Ninh cùng với vị
trí của chùa Dâu trong hệ thống các chùa Tứ Pháp ở Bắc Ninh.
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TÍN NGƯỠNG VÀ TƠN
GIÁO
Đây là chương cơ bản nói nên sự chuyển biến tín ngưỡng tơn giáo ở Việt
Nam thông qua sự xuất hiện của chùa Dâu - một trong những ngôi chùa đánh dấu
cho sự xuất hiện của Phật giáo ở Việt Nam. Để thấy được sự chuyển biến ấy, đề tài
đã giới thiệu một số tín ngưỡng bản địa cũng như sự truyền bá và phát triển của
Phật giáo ở Việt Nam. Từ đó, đề tài đã phân tích những chuyển biến cùng với sự
phát triển cùng nhau như thế nào của các tôn giáo tín ngưỡng nói trên.
CHƯƠNG 3: NÂNG CAO GIÁ TRỊ DI TÍCH CHÙA DÂU
Chương 3 xác định một cách khái quát về thực trạng chùa Dâu hiện nay,
đồng thời trên cơ sở đó nhóm nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
giá trị của chùa Dâu, để chùa Dâu thực sự là một nơi tôn nghiêm, đáp ứng được

các nhu cầu về đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân trong vùng.


12

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CHÙA DÂU VÀ HỆ
THỐNG CHÙA TỨ PHÁP
1. 1. Vị trí địa lý cuả chùa Dâu
Chùa Dâu ngày nay tọa lạc
trên vùng đất với diện tích khoảng
1730m2 thuộc địa phận thôn Khương
Tử, xã Thanh
Khương, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Là một trong 64 tỉnh, thành
phố trên đất nước Việt Nam, Bắc
Ninh là một thành phố giáp ranh
giữa vùng đồng bằng sông Hồng và
Ảnh 1.1: Bản đồ Bắc Ninh
(Nguồn:
www.bacninhdpi.gov.vn/3p/0/9/115/TV.html)
vùng trung du Bắc bộ, cách thủ đô
Hà Nội 31 km về phía Đơng Bắc.
Phía Tây và Tây Nam giáp với thủ đơ Hà Nội, phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Giang,
phía Đơng và Đơng Nam giáp với tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp với Tỉnh Hưng
n.
Bắc Ninh có một hệ thống đường giao thông rộng khắp tỏa đi các nơi. Hệ
thống giao thơng đường bộ gồm có: quốc lộ 1A nối giữa Hà Nội- Bắc Ninh - Bắc
Giang - Lạng Sơn; đường 18 nối giữa sân bay Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long Móng Cái; đường 38 từ Bắc Ninh nối với quốc lộ 5 đi Hải Dương – Hải Phịng, đi
Hưng n, Thái Bình. Bên cạnh hệ thống giao thơng đường bộ, Bắc Ninh cịn có

một tuyến đường sắt chạy qua là tuyến đường sắt quốc tế từ Hà Nội đi Hữu Nghị
quan. Ngoài ra giao thông đương thủy của tỉnh vô cùng đa dạng với hệ thơng sơng
ngịi chằng chịt qua sơng Cầu, sơng Thái Bình, sơng Đuống nối ra con sơng lớn
nhất miền Bắc là sông Hồng, cùng rất nhiều các con sông nhỏ khác trong tỉnh như
sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Đơng Cơi… với vị trí như vậy, Bắc Ninh là
một trong những thành phố trọng điểm của khu vực kinh tế - chính trị- văn hóa
miền Bắc, mà chùa Dâu là một di sản văn hóa nằm trong tổng quan của tỉnh.
Nơi mà chùa Dâu hiện nay đang tọa lạc là trung tâm của huỵên Thuận
Thành, thuộc phía Tây Nam của thành phố Bắc Ninh, huyện có đơn vị hành chính
cấp huyện rộng thứ 2 (116km2) cùng với dân số lớn thứ 2 của tỉnh (136.000 người)
theo số liệu năm 2004 của tỉnh. Chùa Dâu nằm ngay cạnh trung tâm kinh tế của
huyện là chợ Dâu, phía trước mặt là con sông Dâu nổi tiếng một thời, nay đã bị
thu hẹp.
Đi theo tất cả các tuyến đường kể trên ta đều có thể đến chùa Dâu. Riêng từ
Hà Nội tới chùa Dâu chúng ta có thể đi theo hai con đuờng khá gần đó là: con
đường thứ nhất theo đường quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng, đến ga Phú Thụy ở cây
số 15, rẽ trái qua chợ Keo, đi thêm khoảng 15 km nữa thì tới chùa. Con đường thứ


13

hai thì tốt hơn, nhưng lại xa hơn, từ Hà Nội rẽ phải, qua khu đô thị mới Nam Côn
Sơn, qua trung tâm thành phố Bắc Ninh đi thẳng, gặp quốc lộ 282 rẽ phải đi thêm
khoảng 2 km nữa thì tới chùa Dâu.
Chùa Dâu xưa kia cũng thuộc trung tâm đô thị sầm uất của Quận Giao Chỉ,
gần thành Luy Lâu dưới thời Sĩ Nhiếp (187-226) cai trị, và chùa cũng được xây
dựng vào trong thời gian này. Luy Lâu ngày xưa đựơc các học giả nghiên cứu cho
rằng là trung tâm kinh tế - chính trị của Giao Chỉ: “Giao” trong “Giao Chỉ” có
nghĩa là giao nhau, mơi giới, giao tiếp; giao tiếp giữa lục địa nhà Hán với nước
ngồi, đặc biệt là các nước phía Nam, Ấn Độ, giữa Bắc và Nam… Giao Chỉ nằm

giữa ngã ba giao lưu văn hóa, là đại lục để đi vào đại lục Trung Quốc hay như Luy
Lâu nằm ở trung tâm đồng bằng sơng Hồng, từ đây có đường thủy, bộ tản đi khắp
nơi, đến những kinh thành lớn. Chính vì vậy mà Sĩ Nhiếp đã chọn Giao Châu là
thủ phủ của mình1.
Qua đây chúng ta có thể thấy nhận rằng chính vị trí địa lý thuận lợi đã là
điều kiện tiên quyết để chùa Dâu có thể hình thành và phát triển để trở thành trung
tâm Phật giáo, nơi dịng Thiền tơng ra đời và lan tỏa ra khắp đẩt nước, trở thành
nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam trong tiến trình lịch sử và xuyên suốt trong
nền văn hóa Việt Nam.

1. 2. Lịch sử hình thành và phát triển chùa Dâu
. Sự hình thành chùa Dâu
Sự hình thành của
mỗi sự vật và hiện tượng,
bao giờ cùng đi liền với điều
kiện hình thành của nó. Sự
hình thành nên chùa Dâu
cũng khơng khơng nằm
ngồi những điều kiện khách
quan và điều kiện chủ quan
dẫn đến một tôn giáo ra đời
hoặc cho sự du nhập của một
tôn giáo, mà ở đây trong bài
nghiên cứu là sự du nhập của
tôn giáo - Phật giáo.
- Điều kiện khách
quan đầu tiên cho sự hình
thành đó là sức mạnh lan tỏa
của Phật giáo khơng những
đựợc truyền bá trên khắp đất

1

Ảnh 1.2: Toàn cảnh chùa Dâu
(Nguồn: ảnh chụp của nhóm nghiên cứu
ngày 11/2/ 2008)

Nguyễn Hùng Hậu, Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2002, tr 35.


14

nước Ấn Độ, mà nó đã vượt qua biên giới của quốc gia vốn khai sinh ra nó để
truyền bá ra các quốc gia khác trên thế giới từ sau khi Phật giáo ra đời vào khoảng
thế kỷ VI TCN. Đặc biệt là vào thời kỳ vua Asoka trị vì (thế kỷ III TCN), đã có
những khuyến khích truyền bá Phật giáo ra ngoài cương vực lãnh thổ Ấn Độ.
- Điều kiện khách quan thứ hai như đã trình bày ở phần trên, đó là Việt
Nam có một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, là con đường chung chuyển trên biển,
là ngã ba giao lưu kinh tế, văn hóa mà thương gia nước ngồi thường lui tới làm
ăn, bn bán, trong đó có rất nhiều thương nhân người Ấn Độ và Trung Quốc đến
giao lưu, bn bán. Vì vậy mà Phật giáo mới có thể theo các thương gia này
truyền bá vào Việt Nam để có thể hình thành nên trung tâm phật giáo Luy Lâu, mà
chùa Dâu cũng được hình thành nên tại đó.
- Điều kiện khách quan thứ ba phải kể đến ở đây là Phật giáo vốn là một tôn
giáo dân gian, bênh vực những con người nghèo và chống lại chế độ phân biệt
đẳng cấp trên đất nước Ấn Độ, lại được truyền bá vào Việt Nam bằng con đường
hịa bình từ phía Nam lên (Ấn Độ qua các nước Đông Nam Á rồi đến Việt Nam),
và theo hướng Bắc xuống là từ Trung Quốc. Chính vì vậy mà khi được truyền bá
vào đất nước Việt Nam Phật giáo đã không gặp một sự cản trở, ngăn cấm nào. Và
đây cũng là nguyên nhân khiến cho chùa Dâu đựợc ra đời sớm trên vùng Luy Lâu,

nơi quận trị của chính quyền đơ hộ phương Bắc lúc bấy giờ.
Bên cạnh những yếu tố khách quan dẫn đến việc chùa Dâu sớm được ra đời
như đã trình bày ở trên, cịn có những yếu tố chủ quan dẫn đến việc hình thành nên
chùa Dâu ở Việt Nam đó là:
Trước những chính sách cai trị tàn ác cùng với những phương thức bóc lột
vơ cùng tàn bạo, nhằm vơ vét một cách tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên, các
sản phẩm lao động cũng như thợ khéo cung cấp trước hết cho bộ máy cai trị tại
chỗ. Và việc thu gom về nước đã làm cho nhân dân vùng Dâu bấy giờ trở lên vô
cùng thống khổ. Chính vì vậy mà con người nơi đây cần đến một nơi để nương tựa
tinh thần, để hy vọng vào một tương lai tốt đẹp, chống lại chính sách đồng hóa của
nhà Hán lúc bấy giờ. Chùa Dâu cũng đựợc ra đời trên cơ sở ấy.
Một yếu tố chủ quan nữa dẫn đến sự ra đời của chùa Dâu đó là sự giao lưu
tiếp biến trong văn hóa của người Việt là tục thờ cúng tổ tiên, là yếu tố trọng nữ,
trọng tình của văn hóa Việt đã nhanh chóng hịa nhập vào với Phật giáo để tạo nên
một ngơi chùa ở vùng đất đô hội buôn bán sầm uất. Nơi mà ai cũng mong muốn
việc buôn bán được suôn sẻ “buôn may bán đắt”, cầu xin thần phật giúp đỡ làm
ăn, nhu cầu của con người ngày càng cao thì ngơi chùa, nơi tiến hành việc cầu xin
càng sớm đuợc ra đời. Mà chùa Dâu được hình thành cũng từ trên những điều
kiện, yếu tố ấy.
. Truyền thuyết về sự ra đời của chùa Dâu


15

Theo truyền thuyết
thì sự ra đời của chùa Dâu
gắn liền với sự tích bà phật
mẫu Man Nương và hệ
thống phật Tứ pháp (Pháp
Vân – Pháp Vũ - Pháp Lôi

- Pháp Điện) hay còn được
gọi là (Mây - Mưa - Sấm Chớp).
Căn cứ theo Nguyễn
Hữu, Chùa Dâu lịch sử và
truyền thuyết, Nxb Văn
hố Thơng tin, Hà Nội,
2007 thì câu truyện ấy
được kể lại chi tiết như
sau:

Ảnh 1.3: Tượng Man Nương tại chùa Tổ, Thuận Thành, Bắc Ninh
(Nguồn: ảnh chụp của nhóm nghiên cứu
ngày 11/2/ 2008)

Vào thời vua Hiến
đế nhà Hán, Sỹ Nhiếp làm thái thú quận Giao Chỉ, trị sở đóng tại Luy Lâu, bên bờ
sơng Dâu. Phía bắc sơng thuộc huyện Tiên Du, gần rừng Mả Mang, bên cạnh Am
Thạch Thất làng Non Tiên có ngơi chùa Linh Quang trên núi Phượng Hồng. Nhà
sư trụ trì chùa Linh Quang là người bên nước Tây Trúc, hiệu là Gia La Đồ Lê,
quen gọi là Khâu Đà La. Sư tinh thông pháp thuật, giỏi phép đứng một chân, già,
trẻ, trai, gái đều tin mến, kính thờ, gọi là Tơn sư.
Bấy giờ ở phía nam sơng, ở làng Mãn Xá (tục gọi làng Mèn) có gia đình
ơng bà Tu Định, là một người ăn ở nhân đức, dốc lòng mộ đạo phật, chăm làm
việc bố thí cúng dàng. Ơng bà sinh được một người con gái dung mạo đoan trang,
tính nết hiền dịu, đặt tên là Man Nương. Ông bà Tu Định yêu quý con gái, coi như
vàng ngọc.
Năm Man Nương mười hai tuổi, ông Tu Định đem con đến thụ giáo sư
Khâu Đà La.
Man Nương ở chùa đã mấy năm, nhưng vì nói năng chậm chạp, khơng thể
cùng mọi người tụng kinh được nên thường lui xuống sau bếp giã gạo, hái củi, sắp

đặt nấu nướng phục vụ cho sư sãi cả chùa cùng khách thập phương tới học. Vào
khoảng tháng năm năm ấy, canh đêm ngắn chóng, món ăn Man Nương chuẩn bị
dưới bếp đã chín mà sư sãi tụng kinh vẫn chưa xong, nàng ngồi chờ, rồi ngủ quên
lúc nào không hay. Tới khi sơ sãi tụng kinh xong, ai về phòng nấy, chỉ còn Man
Nương nằm tựa cửa. Sư Khâu Đà La khơng ngờ nàng cịn nằm đó, nên đã vơ tình
bước qua người Man Nương. Thốt nhiên, Man Nương khấp khởi động lòng, bụng
bỗng thụ thai. Được khoảng ba, bốn tháng, nàng xấu hổ bỏ về thưa thực với mẹ
cha. Ơng bà Tu Định khơng tin, sang tận chùa để trách cứ sư Khâu Đà La.


16

Sư Khâu Đà La nói rõ ngọn nguồn cho cha mẹ Man Nương và nói rằng
nàng là do “nhân thiên hợp khí”, khun ơng bà Tu Định khơng nên buồn phiền lo
lắng, cũng đừng nghe lời bàn tán của thế gian bởi họ là người trần mắt thịt, hiểu
sao được lẽ nhiệm màu của tạo hố.
Man Nương có thai được 14 tháng, đến giờ ngọ ngày mồng tám tháng tư,
sinh hạ được một bé gái. Khi tiểu nhi ra đời, trong nhà hương thơm ngào ngạt,
mây ngũ sắc che khắp bầu trời, ánh hào quang toả khắp nơi.
Nghe lời cha, nàng Man Nương ôm con đến chùa Linh Quang trả cho sư
Khâu Đà La. Sư mang tiểu nhi đến trước cây dung thụ già, gõ cây và đọc kệ. Cây
bỗng nứt tách ra làm hai, ông đặt tiểu nhi vào giữa, nói với cây: “ta gửi con này
của phật cho ngươi giữ lấy, rồi sẽ danh thành phật đạo”
Sư nói dứt lời, cây bỗng khép lại, cành lá vẫn xum xuê như cũ, nhưng có
thêm mùi hương thơm ngát và trăm hoa đua nở, rực rỡ khắp non tiên.
Trước khi chia tay, sư Khâu Đà La đưa cho Man Nương một cái gậy và
bảo: “ta đưa nàng cây gậy này, gặp khi thời tiết đại hạn thì lấy cắm vào đất, ắt sẽ
có nước cứu sinh dân”. Man Nương cung kính nhận lấy. Nàng về ở tại chùa Dâu,
bên cạnh sơng Dâu, ngày đêm tụng kinh niệm phật.
Gặp thời kì đại hạn, ba năm liền khơng có mưa, sơng ngịi cạn trơ, cỏ cây

khô héo. Muôn dân bị mất mùa đói khát, người chết đầy đường. Man Nương nhớ
lời thầy dặn năm xưa, bèn đem cây gậy cắm xuống đất rồi phát nguyện. Quả nhiên
trên trời mưa xuống, dưới đất nước phun lên, tràn trề, lai láng. Muôn dân vui
sướng, hả hê, tranh nhau lấy nước về ăn uống, khơi ngòi tưới nước cho cây, vạn
vật hồi sinh, thảy đều ca ngợi phép phật màu nhiệm.
Vào năm Giáp Tý, khi Man Nương đã ngoài tám mươi tuổi, trời làm một
trận bão táp, phong ba khủng khiếp. Cây dung thụ trên rừng bị bão táp đánh đổ trôi
về sông Dâu. Đến trước của chùa thì quẩn lại khơng trơi nữa. Dân làng tranh nhau
chặt củi, nhưng rìu búa bổ vào đều sứt mẻ hết. Ba trăm người trong làng rủ nhau
hợp lực ra kéo, cây vẫn không chuyển.
Vừa lúc Man Nương ra bến rửa tay, cây bỗng rập rình như con mừng thấy
mẹ. Mọi người kinh ngạc, nhân đó bảo Man Nương kéo cây lên bờ. Man Nương
ném dải yêm ra rồi nói “có phải con mẹ thì về đây với mẹ”. Lập tức cây dung thụ
như có người lơi, lao thẳng lên bờ. Ai lấy đều lè lưỡi chắp tay kinh sợ.
Lại nói đêm hơm trước, quan Thái thú Sĩ Nhiếp ở trong thành nằm mộng
thấy Phật hiện ra báo cho biết phải tạc cây dâu thành Tứ Pháp. Hôm sau thấy Man
Nương kéo cây lên bờ, thì cho là có sự linh ứng bèn cho mời thợ đến tạc cây dâu
thành tượng.
Tốp thợ họ Đào được mời đến. Họ chia cây dung thụ làm bốn khúc, tạc ra
bốn pho tượng. Khi tượng đã tạc xong, làm lễ đặt tên cho pho thứ nhất thấy mây
ngũ sắc tường vân, bèn gọi là Pháp Vân, đặt ở chùa Thiên Định Diên Ứng (Dâu).


17

Đến pho thứ hai thấy mưa gọi là Pháp Vũ, đặt ở chùa Thành Đạo (Đậu), sang pho
thứ ba thấy sấm, gọi là Pháp Lôi, thờ ở chùa Phi Tương (Tướng), tới pho tượng
cuối cùng thấy chớp, gọi là Pháp Điện, thờ ở chùa Phương Quan (Dàn).
Lạ thay, khi làm lễ rước phật lên tồ thì chỉ kiệu được ba pho là Pháp Vũ,
Pháp Nơi, Pháp Điện. Cịn pho tượng Pháp Vân không sao kiệu nổi. Mọi người

cho gọi thợ ra hỏi mới biết rằng khi tạc đến khúc ngọn, rìu va phải đá tảng trong
gỗ bị sứt mẻ, họ đã tức giận quăng hịn đá xuống sơng. Sĩ nhiếp bèn sai dân các
làng chài đi mị, nhưng khơng ai tìm được. Lại phải cho mời Man Nương giúp đỡ.
Man Nương ngồi thuyền ra giữa sơng Dâu nói rằng: “Con mẹ ở đâu lên đây với
mẹ!”. Lập tức hòn đá dưới sơng nhảy tót vào lịng, toả ánh hào quang rực rỡ. Sĩ
nhiếp cho là lạ liền đem hòn đá ấy tạc thành tượng, gọi là Đức Quang để thờ.
Tứ Pháp rất linh ứng, luôn giúp dân làm mưa thuận gió hồ. Tiếng thơm
đồn tới Kinh đơ. Gặp năm đại hạn, vua Lý Nhân Tông sai rước phật Pháp Vân về
chùa Báo Thiên để cầu đảo, liền được phong đăng hoà cốc. Lần sau mưa liền ba
năm, gây úng lụt, nhà vua lại sai rước phật Pháp Vân về chùa Khán Sơn ở phía tây
điện rồng để làm lễ. Phật ban cho mưa thuận gió hồ.
Sang đời vua lý Thánh Tông, gặp hạn, bà Nguyên phi Ỷ Lan là người vùng
Dâu, vốn rất mộ đạo Phật, xin vua cho rước Pháp Vân về chùa Báo Thiên ở Thăng
Long. Đích thân Nguyên phi tắm gội sạch sẽ, thành tâm ăn chay niệm phật, Phật
liền cho mưa thuận gió hồ ba ngày.
Các triều đại sau đều cầu đảo phật Pháp Vân và đều ứng nghiệm, mới ban
sắc chỉ tôn phong mỹ hiệu cho Tứ Pháp và cho dân vùng Dâu được làm táo lệ,
miễn binh lương, sai dịch để thờ cúng Tứ Pháp.
Danh tiếng Tứ Pháp truyền sang tận Trung Quốc. Vua Minh Đế nhà Đông
Tấn liền sai tướng Đào Khản, mang một ngàn quân sang cướp Tứ Pháp đem về.
Nhưng một ngàn quân mà không rước nổi kiệu Tứ Pháp, lần sau tăng quân lên đến
ba ngàn mới rước được Tứ Pháp ra khỏi chùa. Nhưng đi chưa được mấy dặm
đường, quân Đào Khản đã tự nhiên không bệnh mà lăn ra chết. Chúng sợ mất vía,
quỳ lạy Tứ Pháp và xin rước trả về chùa. Riêng tượng Đức thánh Thạch Quang vì
bé nhỏ nên quân cướp đã mang sang được đất Bắc. Sau nhờ có người họ Nguyễn ở
Đại Tự, tình nguyện xin đi cứu, Đức Thạch Quang mới cịn tới ngày nay.
Man Nương mất được tôn là Phật mẫu, xá lị gói chơn trong chùa. Trên nền
nhà cũ của ông bà Tu Định ở làng Mãn Xá, người dân đã lập chùa để thờ Man
Nương và ông bà Tu Định gọi là chùa Tổ.
Ngày nay trong sân chùa Dâu vẫn cịn cái giếng, quanh năm khơng cạn,

tương truyền đó là nơi Man Nương cắm cây gậy thần ngày xưa.
Trong chùa Dâu vẫn cịn đơi câu đối nhắc đến sự tích Man Nương và Tứ
Pháp như sau:
Dung thụ ức niên truyền Pháp Tướng


18

Khương giang thiên cổ báo Từ Ân
Tựơng bà Dâu sau khi tạc xong đã không thể di chuyển đi nơi khác được vì
vậy đã được thờ tại ngơi chùa có tên là chùa Dâu từ đó.
Trên đây là truyền thuyết dân gian truyền từ đời này sang đời khác để lý
giải sự ra đời của chùa Dâu. Tuy nó cịn chứa đựng nhiều yếu tố ly kỳ, nhưng khi
ta bóc tách và so sánh với lịch sử dân tộc Việt Nam, với các thư tịch ghi chép lại
của Trung Quốc thì có thể cho rằng chùa Dâu đã ra đời vào khoảng thế kỷ II,
muộn nhất là vào thế kỷ III sau công nguyên trong khoảng thời gian Sĩ Nhiếp cai
trị ở Giao Châu (187-226 SCN)
. Quá trình xây dựng và phát triển của chùa Dâu
Chùa Dâu là ngôi chùa thờ bà Pháp Vân, được nhân dân nhân hóa thành bà
chị cả trong bốn chị em trong hệ thống chùa Tứ pháp. Có lẽ cũng chính vì vậy mà
chùa Dâu cịn có tên gọi khác là chùa Cả, Cổ Châu Tự (viên ngọc q), Diên Ứng
Tự, đời Lý cịn có tên là Thiền Định Tự.
Sở dĩ ngày nay chùa Dâu là tên gọi chính của ngơi chùa là vì xưa kia ngôi
chùa nằm giữa một vùng đồng bằng rộng lớn trồng dâu nuôi tằm để chăn tơ, dệt
lụa. Và cái tên chùa Dâu không chỉ nôm na dễ nhớ đối với đại bộ phận những
người ít học bấy giờ, mà nó cịn nói nên đựợc nét đặc trưng trong lao động sản
xuất rất gần gũi trong tâm thức của người dân.
Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Dâu từ thời Bắc Thuộc được ghi
lại rất ít trong lịch sử Việt Nam cũng như thư tịch của Trung Quốc. Nó chủ yếu
được nhắc tới trong cơng cuộc trùng tu và số lần cầu đảo linh ứng mà các vua

quan phong kiến thực hiện, được ghi chép rất ngắn trong “Đại Việt sử ký tồn thư”
của Ngơ Sỹ Liên, hay trong tác phẩm "Pháp Vân phật bản hạnh ngữ lục". Trong
một số tác phẩm thời Pháp thuộc cũng chỉ chủ yếu ghi lại khái quát về diện mạo,
cảnh quan của ngơi chùa trong tổng thể trung tâm văn hóa – kinh tế - chính trị phát
triển sầm uất trong tác phẩm “ Bắc kỳ thời cổ” mà thôi.
Trong thời kỳ Bắc thuộc kéo dài cả nghìn năm, do điều kiện lịch sử cũng
như tài liệu rất hiếm hoi, do vậy để có thể biết đến trung tâm Phật giáo Luy Lâu
trong “Thiền uyển tập anh” về đoạn pháp sư Đàm Thiên có tâu với vua Tùy Văn
Đế sau khi đến Giao Châu về: “Xứ Giao Châu có đường thơng trực tiếp với Thiên
Trúc. Khi Phật giáo mới đến Giang Đông chưa đầy đủ thì ở Luy Lâu của Giao
Châu đã có tới 20 bảo tháp, độ được 500 vị tăng và dịch được 15 cuốn kinh rồi”1.
Vì vậy có thể khẳng định rằng chùa Dâu đã được xây dựng vào thế kỷ I - II cơng
ngun. Cũng tiếp sau đó do những biến loạn ở bên Trung Quốc dẫn đến một lực
lượng đông đảo các sư tăng phải chạy sang Giao Châu lánh nạn và truyền bá Phật
giáo như Ma – Ha - Kỳ - Vực, Mâu Tử, Khâu - Đà - La, Khương – Tăng – Hội…
1

Trần Đình Luyện, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Kinh Bắc, Nxb Văn hố Thơng tin, Hà Nội, 2006,
tr 195.


19

và vị tổ sư thiền phái ở Việt Nam là nhà sư Tì- Ni - Đa – Lưu - Chi (580-?), người
đã làm trụ trì ở chùa Dâu và nhờ đó phái Thiền tơng sau đó đã được truyền bá rộng
rãi ra khắp đất nước, mà cho đến tận đời Trần sau này vẫn còn ảnh hưởng khá đậm
nét.
Nằm trong tổng quan của trung tâm Phật giáo Luy Lâu, thì chắc chắn một
điều rằng, chùa Dâu lúc đầu được thành lập nó có thể chỉ là nơi am cốc nhỏ.
Nhưng từ khi Phật giáo phát triển ở Luy Lâu cùng các bậc cao tăng liên tiếp đến

trụ trì, thì chùa Dâu ngày càng được trùng tu, xây dưng lớn và to đẹp hơn .
Bước sang giai đoạn phong kiến, để củng cố quyền lực và bộ máy cai trị
trên toàn lãnh thổ, mà thời kỳ này Nho giáo trở nên quá khắt khe hà khắc đối với
người dân Việt Nam mới trải qua cả ngàn năm Bắc thuộc mới giành được quyền
tự do. Do vậy chính quyền phong kiến Việt Nam thời kỳ này đã lấy Phật giáo làm
quốc giáo. Đó cũng là sự giải thích vì sao mà giai đoạn nhà Lý – Trần, Phật giáo
lại phát triển đến mức cực thịnh ở Đại Việt, với số lượng chùa xây dựng và trung
tu lớn, trong đó khơng thể thiếu được chùa Dâu.
Trải qua rất nhiều những giai đoạn thăng trầm trong lịch sử, phải đến tận
năm 1752 thì chùa Dâu mới thực sự đi vào trong văn bản chữ bởi việc tiến hành
việc san khắc hai bộ ván khắc có tên là “ Cổ châu pháp vân phật bản hạnh” và tác
phẩm “Hiến cổ châu phật tổ nghi”: Nói về lịch sử hình thành và q trình xây
dựng ngơi chùa do nhà sư Tính Mộ (1706-1775) trụ trì cùng các mơn đồ thực
hiện. Đây là những tác phẩm nói về sự tích Man Nương cùng hệ thống chùa Tứ
Pháp, quá trình xây dựng, trùng tu và số lần cầu đảo linh nghiệm của các vị vua,
quan được ghi chép lại. Qua sự so sánh, đối chiếu với các tài liệu khác như Việt sử
lược, Đại Việt sử kỷ toàn thư có ghi: tháng giêng năm Nhâm Tý (1072) khi Lý
Nhân Tông lên ngôi vua, ngày tám tháng tư, làm lễ rước phật, rước tượng phật
Pháp Vân về kinh sư cầu tạnh. Trong Đại việt sử ký tồn thư có viểt: Qúy SửuThái Ninh năm thứ 2 (1703), bấy giờ mưa dầm. Rước tượng phật chùa Pháp Vân
về kinh sư cầu tạnh… và có lẽ chính do sự linh nghiệm của tượng phật chùa Dâu,
mà các triều đại vua phong kiến đã nhiều lần trùng tu rất lớn.
Đợt trùng tu lớn nhất của chùa Dâu được nhắc tới là vào năm 1313, đời vua
Trần Anh Tông do Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đứng ra hưng công sửa chữa.
Tương truyền là đã xây dựng chùa Dâu có “tháp 9 tầng, cầu 9 nhịp, chùa trăm
gian”1. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa dám khẳng định vào
những con số thống kể trên.
Chùa Dâu được xây dựng theo kiểu kiến trúc “Nội cơng, ngoại quốc”, với
ba tịa nhà Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện nối tiếp nhau như chữ cơng, và
tồn bộ diện tích hơn 1700m2 của chùa đựợc bao quanh bởi bốn bức tường hình
chữ quốc. Đi từ Tam quan vào thì Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện được

xây dựng cao dần theo từng nấc. Tiền đường rộng nhất với 7 gian, phong cách
1

Đại Nam Nhất Thống Chí, bản dịch, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1971, tr 109


20

Nguyễn muộn, ứng với niên đại tuyệt đối ghi trên câu đầu: “hoàng triều Khải Định
tam niên cửu nguyệt sơ cửu nhật trùng tu phật mộc nhận khởi công” và ghi trên
thượng lương: “Hoàng triều Khải Định tam niên thập nhất nguyệt thập ngũ nhật
trùng tu tự vũ thụ trụ thượng lương đại cát” khẳng định tòa nhà này được làm lại
chỉ trong hơn ba tháng từ 9-9 đến 15-11 năm Khải Định 3 (tức 13-10-1918 đến 1712-1918)1. Bên cạnh hai pho tượng Hộ pháp như đã nói ở trên, thì Tiền đường cịn
có Bát bộ kim cương, trơng rất sinh động, cũng mang phong cách Nguyễn muộn.
Kế tiếp theo tòa Tiền đường là tòa Thiêu hương với ban thờ Tam bảo, hai
bên được bố trí Thập điện Diêm vương. Tiếp đó cuối tường hai bên trái và phải là
hai pho tượng đối diện nhau: Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (người có cơng trùng tu
xây dựng chùa) và thái tử Kỳ Đà.
Vượt lên cao nhất trong chùa là tòa Thượng Điện một gian hai trái, với 4
mái cong, tạo khối như bông sen, được trạm trổ điêu khắc rất tỉ mỉ với các hình Tứ
linh (Long – Ly – Quy – Phụng) rất mềm mại, khéo léo. Tòa này đựơc làm lại ở
thời Lê Trung Hưng mà tấm bia khối trụ ở cửa chùa mang tên “Diên ứng đại thiền
tự bi ký” dựng năm Vĩnh Thịnh 12 (1716) cho biết lúc này chùa cũ bị hư hỏng, gia
đình ơng Chánh đội trưởng Cao Đình Thuế đã xuất tiền hưng cơng tu sửa, tịa nhà
này nổi bật lên ở chính giữa vơi tượng bà pháp Vân cao 185cm, hiện lên với vẻ
hiền từ phúc hậu của người phu nữ phương Đông, và dấu ấn ảnh hưởng của Phật
giáo Ấn Độ với nốt ruồi giữa hai hàng lông mày. Cạnh bên tay trái của bà pháp
Vân là tựơng Pháp Vũ, cao 128 cm, đựơc rước sang thờ cúng khi chùa Đậu bị tàn
phá trong kháng chiến chống Pháp. Cả hai pho tượng này đều được sơn bằng lớp
sơn màu cánh dán rất đẹp. Đứng bên cạnh bà Dâu là tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ

cùng với tượng chúa Đỏ và chúa Trắng ở hai bên, phía dưới Thạch Quang Phật.
Với mật độ các pho tượng được bố trí cân xứng trong chùa, góc cuối bên tay phải
phật Pháp Vân là vị tổ sư Tì- Ni- Da- Lưu- Chi, người có cơng phát triển dịng
Thiền tơng lên mức cực thịnh, để chùa Dâu trở thành ngôi chùa Thiền tông đầu
tiên ở Việt Nam.
Thông với khu nhà hậu là hai dãy hành lang chạy dài, đựợc bố trí bởi 18
pho tượng Thập Bát La Hán quen thuộc trong kết cấu chùa Việt. Riêng phần gian
thờ hậu phía sau có thờ 15 pho tượng theo kết cấu tiền phật hậu thần của phật giáo
Viêt Nam. Đặc biệt trong gian thờ hậu này cịn có một tủ kính chứa 2 bộ ván khắc
kể về sự tích Man Nương cùng q trình xây dựng chùa như đã nói ở phần trên.
Ngồi ra ở gian thờ này cịn chứa các bia đá “hậu phật bi ký” đời Lê Trung Hưng,
Tây Sơn và Nhà Nguyễn.
Nằm ở phía trước sân nhà Tiền đường là tháp Hòa Phong uy nghi, quen
thuộc trong câu ca dao: “Dù ai đi đâu về đâu, hễ trơng thấy tháp chùa Dâu thì về”,
“ Tương truyền, trước kia cao 9 tầng, xây bằng gạch lớn, đựợc nung rắn như
sành, màu tím sẫm, bên ngồi khơng trát vữa cũng khơng tơ vẽ trang trí, nay tháp
1

Chu Quang Trứ, Văn hóa dân gian ở Gia Đơng (Bắc Ninh), Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội, 2001, tr 71.


21

chỉ còn lại 3 tầng mà đã cao tới 17 m”1. Tháp được xây dựng từ mùa thu năm
1737 đến mùa thu năm 1738 thì song, do nhà sư Tính Mộ khởi cơng tu tạo. Trong
lịng tháp rỗng, tầng trệt có đặt bốn bức tượng Tứ Trấn, phía trên có treo quả
chuông đúc năm đầu vua Cảnh Thịnh (1793) nhà Tây Sơn. Qủa chuông này do
nhà sư Chiếu Tuyên trông coi, và cũng chính nhà sư tự khun mình là “nói năng
chậm chạp, bút viết vụng về này đã khơng ngần ngại viết lên bài minh tuyệt hảo và
đem khắc lên chuông với tên đề là Cổ Châu Diên ứng đại thiền tự tạo chú đại

pháp chung”2. Treo bên cạnh chuông đồng là Khánh đồng, được đúc dưới thời
Minh Mạng (năm 1818).
Vào năm Cảnh Hưng 1740, chùa Dâu đã bị một trận hỏa hoạn, các sắc
phong từ các đời trước bị cháy hết, vì thế năm 1741 chúa Trịnh Doanh đã ban sắc
cho dân Khương Tự phải tạo lệ trông nom chùa, sẽ đựợc miễn phu phen tạp dịch..
Đợt khởi công trùng tu lớn cuối cùng trong các triều đại phong kiến Việt
Nam là vào năm 1918 dưới triều vua Khải Định, như phần trên đã trình bày.
Như vậy, có thể thấy rằng trong các triều đại phong kiến Việt Nam thì chùa
Dâu có một vai trị quan trọng trong đời sống nhân dân, luôn được các triều đại
phong kiến trùng tu, xây dựng.
Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập cho đến nay, thời
gian đầu do chiến tranh, nên chùa Dâu khơng có điều kiện trùng tu tôn tạo lớn.
Nhưng đến ngày 28/4/1962, chùa Dâu đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch
sử quốc gia đặc biệt quan trọng cần được bảo tồn và trùng tu theo quyết định số
313- VH/QD.
Đợt trùng tu kéo dài và quy mô nhất từ sau năm 1975 là đợt trùng tu bắt
đầu từ năm 2001 đến nay được sự phê duyệt của Bộ Văn hóa Thơng tin, với kinh
phí lên tới hàng chục tỉ đồng, nhằm trùng tu tôn tạo lại chùa Dâu cho xứng tầm với
một di sản văn hóa quốc gia. Niềm tự hào khơng chỉ của nhân dân vùng Giao
Châu một thời, mà còn là niềm tự hào của nhân dân Kinh Bắc nói riêng mà đối với
cả dân tộc Việt Nam ngày nay.

1.3. Vị trí chùa Dâu trong hệ thống chùa Tứ Pháp
Chùa Dâu là một ngôi chùa thuộc hệ thống chùa Tứ Pháp. Thường khi nói
đến tứ pháp là người ta nghĩ ngay đến bốn hiện tượng của tự nhiên là mây, mưa,
sấm, chớp. Thế nhưng cũng với cái tên tứ pháp này người ta cịn dùng để nói đến
một hệ thống các chùa, tượng, tiêu biểu cho hệ thống chùa Tứ Pháp mà người dân
Việt Nam biết đến khá nhiều đó là nhóm chùa Tứ Pháp ở huyện Thuận Thành, Bắc
Ninh như chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Dàn, chùa Tướng. Cùng là chùa Tứ Pháp
nhưng ở mỗi nới lại có sự khác nhau. Có những tỉnh như tỉnh Hà Tây tuy chỉ thờ

Pháp Vũ người ta cũng gọi là chùa Tứ Pháp, ở Hà Nội, Hưng Yên cũng có nhóm
1
2

Đặng Đức Siêu, Sổ tay văn hóa Việt Nam, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2005, tr 327, 328.
Nguyễn Quang Hồng (chủ biên), Di văn chùa Dâu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội1997. tr 20


22

chùa Tứ Pháp nhưng chỉ có 2 đến 3 chùa, nhưng đó cũng là một nhóm chùa Tứ
Pháp.
Ngay như ở Bắc Ninh, thì hệ thống chùa Tứ Pháp cũng khơng phải chỉ có 4
ngơi chùa như trên mà cịn phải kể đến một ngơi chùa tiêu biểu nữa đó là chùa Tổ
(Mãn Xá) thì mới thật đầy đủ. Theo truyền thuyết và các hoạt động trong lễ hội
còn lưu lại thì chính bà Man Nương đã được nhân cách hố thành mẹ của các pho
tượng là bà Dâu, bà Đậu, bà Dàn, bà Tướng.

Chùa Dâu

Chùa Dàn

Chùa Bình

Chùa Đậu

Anh 1.4: Bốn ngôi chùa Tứ Pháp tại Thuận Thành, Bắc Ninh
(Nguồn: ảnh chụp của nhóm nghiên cứu)

Trong mối quan hệ “huyết thống” thì bà Dâu được coi là người con đầu của

bà phật mẫu Man Nương, và cũng là chị cả của các Bà Pháp Vũ, Pháp Lơi, Pháp
Điện cịn lại. Đó cũng là một cách thể hiện tinh thần đoàn kết, sự gắn bó, sự tưởng
tượng này thể hiện tư duy của những cư dân nông nghiệp lúa nước. Đối với họ thì
người hay vật, kể cả thần thánh cũng phải có mẫu, có chị, có em.
Nhưng thơng qua hình ảnh các phật Tứ Pháp còn cho người ta thấy được lối
tư duy lơ gíc của người dân nơng nghiệp trong cách nhìn nhận về thế giới quan,
nhân sinh quan. Cư dân nông nghiệp buổi đầu sơ khai phải phụ thuộc hoàn toàn
vào điều kiện tự nhiên đề tồn tại, yếu tố thời tiết lại đóng một vai trị rất quan
trọng, quyết định đến mùa mạng – nguồn ni sống chính của con người. Tầm
quan trọng của tự nhiên đã được người dân đúc kết thành kinh nghiệm trong sản


23

xuất “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, trong đó yếu tố tự nhiên là “nước”
đóng vai trị hàng đầu. Nhưng muốn có nước thì phải có mưa, có sấm, có chớp và
đặc biệt là phải có mây – là yếu tố đầu tiên để tạo ra mưa, sấm, chớp. Chính vì lẽ
đó mà chùa Dâu, nơi có vị phật Pháp Vân lúc nào cũng được người dân tôn thờ và
xếp vào vị trí quan trọng nhất trong hệ thống chùa Tứ Pháp.
Hơn nữa, chùa Dâu còn là nơi ghi dấu sự hình thành và phát triển của dịng
Phật giáo Thiền Tông ở Việt Nam, và từ đây với sự ảnh hưởng và lan toả của
trường phái này đã biến dịng Thiền Tơng trở thành phái Phật giáo chính ở Việt
Nam. Phật giáo Thiền Tơng nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung đã tồn tại
song hành với lịch sử dân tộc và trở thành một nét văn hố khơng thể thiếu trong
nền văn hố Việt Nam.
Khơng biết là sự trùng lặp hay cố ý mà chùa lại nằm trên một vùng “địa
linh” của Việt Nam. Theo truyền thuyết thì chùa Dâu là nơi rất thiêng và rất linh
ứng, chẳng hạn như trong các lần cầu đảo của một số vua triều Lý đều mang lại
được mưa thuận gió hồ, mùa màng tươi tốt cho nhân dân. Điều đó đã làm cho
người dân khơng chỉ ở Bắc Ninh mà cả cư dân nước Việt đều tin vào phật pháp,

vào sự linh nghiệm của chùa Dâu mà càng tôn trọng và ngưỡng mộ hơn. Có lẽ
chính những lần cầu đảo linh nghiệm từ tượng phật Pháp Vân, cùng với sự thuận
lợi về vị trí địa lý, có nhiều bậc cao tăng tu hành, lại nằm ở trung tâm kinh tề,
chính trị của đất Giao Châu xưa mà chùa Dâu đã sớm đóng vai trị là nơi chuyển
biến tín ngưỡng tơn giáo (giữa Phật giáo với các tín ngưỡng của dân tộc Việt
Nam), mà không phải là chùa Tổ hay các chùa khác trong hệ thống các chùa Tứ
Pháp.
Chính vai trò lấn át mà lễ hội của cả một hệ thống các chùa bao gồm chùa
Dâu, chùa Đậu, chùa Dàn, chùa Tướng đều được gọi chung là hội Dâu. Chùa Dâu
không những đã trở thành nơi hoạt động cộng đồng không thể thiếu đối với người
dân vùng Tổng Khương huyện Thuận Thành, nó cịn là nơi sinh hoạt của cư dân
đồng bằng Bắc bộ trong dịp tết đến xuân sang, ngồi ra cịn có rất nhiều du khách
từ trong nước đến nước ngoài cũng đến viêng thăm. Chùa Dâu vừa là một nơi thờ
tự cũng vừa là một cơng trình văn hố, nó vừa có giá trị văn hố lịch sử vừa mang
tính thời đại mang tính tiêu biểu cho hệ thống chùa Tứ Pháp ở Bắc Ninh.
Như vậy, với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hố nơng nghiệp, việc
xây dựng chùa Tứ Pháp là một hiện tượng khá phổ biến ở khu vực đồng bằng Bắc
bộ như: nhóm chùa Tứ Pháp ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây; nhóm Tứ Pháp ở
chùa Sét, chùa Dâu Thượng Phúc thuộc Hà Hội, nhóm Tứ Pháp ở chùa Thái Lạc,
chùa Đại Bi ở Hưng Yên… mà Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường đã nghiên cứu rất kĩ
trong cơng trình nghiên cứu “Chùa Dâu – Tứ Pháp và hệ thống chùa Tứ Pháp”,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2000. Nhưng chùa Dâu vẫn là ngôi chùa nổi tiếng
nhất, độc đáo cả về mặt kiến trúc, nghệ thuật cũng như sự tin tưởng của người dân
vào sự linh thiêng của Pháp Vân trong chùa.


×