Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Hàm ý và vấn đề dạy hàm ý ở nhà trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**************************

CHÂU THỊ MỸ DUYÊN

HÀM Ý VÀ VẤN ĐỀ DẠY HÀM Ý
Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH : NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ : 602201

Thành phố Hồ Chí Minh - 2009


-2-

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**************************

CHÂU THỊ MỸ DUYÊN

HÀM Ý VÀ VẤN ĐỀ DẠY HÀM Ý
Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH : NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ : 602201
Người hướng dẫn khoa học


GS. TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2009


-1-

A. DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài và giới hạn phạm vi nghiên cứu
Con người là thực thể cực kì phức tạp.Cuộc sống thì mn màu mn vẻ.
Ngơn ngữ lại phản ánh nhận thức con người về cuộc sống hiện thực . Cho nên,
nhận thức của con người rất phong phú và đa dạng . Làm sao cho người khác
hiểu được đầy đủ và chính xác nhận thức của mình khơng phải là chuyện
dễ.Ngược lại, làm thế nào để hiểu được người khác và những gì họ đang nghĩ
trong đầu là điều khơng ít khó khăn.
Vấn đề trên sẽ được giải đáp khi chúng ta đến với dụng học . Vì Ngữ
dụng học ( linguistic pragmatics ) liên quan đến việc bằng cách nào mà người này
hiểu được người kia thông qua ngôn ngữ. Bởi thế, luận văn đã chọn bình diện
dụng học để nghiên cứu.
Hơn nữa, ngơn ngữ lại là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con
người . “Trên nguyên tắc giao tiếp, người ta có thể nói bất cứ điều gì mà người ta
muốn – what can be meant can be said ( nguyên tắc khả biểu – the principle of
expressibility- Searle (1969))” .[ Dẫn theo 50, tr.80]
Nhưng trong thực tế, không phải người ta ln ln cần nói ra chính xác
những gì người ta muốn biểu đạt và cũng khơng phải những gì muốn biểu đạt,
người ta đều cần nói ra tất cả . Lắm khi người ta nói điều này nhưng lại muốn
người nghe nhận ra điều khác, hoặc hiểu thêm một điều khác nữa. Lại có lúc
người ta nói mà làm như khơng nói, khơng nói mà như đã nói. Bởi lẽ người ta thấy
khơng cần phải nói rõ ra, khơng tiện nói thẳng, hoặc khơng muốn chịu trách nhiệm
về điều mình đã nói .

Nhìn chung, đây là vấn đề cực kì hiểm hóc nhưng khơng kém phần lí thú.
Nó giúp ta tìm hiểu những ý nghĩ trong dự định của con người và mục đích của họ
cùng những kiểu hành động của họ khi nói. Có nghiên cứu vấn đề này, chúng ta
mới thật sự tìm ra cái bản chất rất “Người” trong phương tiện giao tiếp vạn năng là
ngôn ngữ. Và tất cả đều nằm trong cái mà các nhà ngữ dụng học gọi là Hàm ý,


-2-

một trong những vấn đề trung tâm của ngữ dụng học. Cho nên, luận văn sẽ đi
sâu vào lĩnh vực “ hàm ý ”, lĩnh vực của những thông tin ngầm ẩn.
Thêm vào đó, các nhà ngữ học lại cho rằng trong ngơn ngữ thường ngày,
lời nói thường có hàm ý . Muốn nắm được những hàm ý phức tạp, muốn hiểu
được những hàm ý sâu sắc trong tác phẩm văn học nghệ thuật, địi hỏi phải có sự
nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ và rèn luyện tư duy nghệ thuật . Hai vấn đề này đi
đôi với nhau, gắn chặt nhau và phải thực hiện trong quá trình học tập chủ yếu ở
nhà trường , trước hết trong mơn học ngữ văn [24,tr.184]. Vì vậy, luận văn hướng
đến thực tiễn giảng dạy hàm ý ở nhà trường phổ thông .
2. Mục tiêu nghiên cứu
Người nghiên cứu ngôn ngữ nào cũng mong muốn vận dụng những cơ
sở lí thuyết có sẵn để phân tích, lí giải khả năng của ngơn ngữ trong hoạt động
hành chức của nó. Từ đó, có thể sử dụng ngơn ngữ vào cuộc sống một cách thực
sự hữu hiệu.
Từ bình diện dụng học , luận văn quan tâm đến nội dung, ý nghĩa của
thông điệp được người nói thể hiện và xem thơng điệp đó được người nghe tiếp
nhận như thế nào trong ngữ cảnh tình huống. Qua đó làm rõ tính chất dụng học
của ngôn ngữ, cũng như các phương tiện sử dụng ngôn ngữ để phục vụ mục đích
và ý đồ giao tiếp .
Mục tiêu chính của luận văn là nghiên cứu tiếng Việt trong giao tiếp,
nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong ngữ cảnh cụ thể để đạt những mục đích

cụ thể. Tập trung vào tìm hiểu hàm ý, tìm hiểu một số cơ chế thường dùng để tạo
hàm ý, phát hiện và giải mã hàm ý. Từ đó, vận dụng vào thực tế để đạt hiệu quả
giao tiếp.
Ngoài ra, luận văn còn mong muốn ứng dụng kết quả nghiên cứu này vào
việc giảng dạy tiếng Việt trong nhà trường phổ thông, gắn với chiến lược, phương
pháp giáo dục hiện nay .
Những vấn đề trên được trình bày trong bốn chương , cụ thể là :


-3-

Ở chương 1, luận văn hướng đến sự liệt kê, miêu tả, phân loại những
thông tin từ sự phát ngôn ( gồm thành tố ngôn từ và thành tố phi ngôn từ ) và
phân biệt các kiểu nghĩa của phát ngôn. Đồng thời lưỡng phân nghĩa của phát
ngôn thành hiển ngôn và hàm ngôn ( gồm hàm ngôn vô hướng và hàm ngôn hữu
hướng( hàm ý) . Tiếp tục lưỡng phân hàm ý thành hàm ý ngôn ngữ và hàm ý hội
thoại . Đây cũng là cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu .
Việc sử dụng ngôn ngữ như là một cơng cụ giao tiếp là q trình rất phức
tạp . Ngôn ngữ không tồn tại ở dạng đơn nhất khi hành chức . Điều này giúp cho
người sử dụng một loạt các phương tiện để biểu đạt cái điều mình muốn nói trong
ngữ cảnh, trong các lĩnh vực khác nhau.
Ở lĩnh vực hàm ý, chương 2, luận văn đi sâu vào phương tiện biểu đạt thứ
nhất của hàm ý là hàm ý ngôn ngữ . Loại hàm ý này được nghiên cứu từ bình diện
dụng học nên mọi ý đồ giao tiếp và mục đích sử dụng của con người đều được
bóc bách và lộ rõ ( khác hẳn với việc nghiên cứu mà nghĩa học hướng đến. Nhiệm
vụ của ngữ nghĩa học là đào sâu sự phân tích, miêu tả các kiểu nghĩa tình thái đa
dạng, thuộc phạm vi nghĩa hiển ngơn) .
Trong đó, giao tiếp bằng ngôn ngữ nghệ thuật thông qua tác phẩm văn
học, một hình thức giao tiếp độc đáo được luận văn chú ý khai thác. Và gắn với
việc phân tích ngơn ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học trong giảng dạy tiếng

Việt theo hướng tích hợp ở trường phổ thơng .
Đến chương 3, hàm ý hội thoại là phương tiện biểu đạt thứ hai của hàm ý.
Hội thoại và dạy giao tiếp cho người Việt là vấn đề đang được quan tâm. Hội thoại
thường tồn tại ở hai dạng : dạng lời ăn tiếng nói hàng ngày và dạng được mã hố
bằng hình thức chữ viết, nhằm thể hiện lời của nhân vật trong tác phẩm văn học.
Hàm ý hội thoại được nghiên cứu ở cả hai dạng này, cùng với sự biến thiên theo
ngữ cảnh.
Chương 4, đích cuối cùng của luận văn là vận dụng những vấn đề đã
nghiên cứu về hàm ý vào việc dạy tiếng Việt theo hướng giao tiếp trong nhà
trường phổ thông ( THCS và THPT). Nhằm rèn luyện việc nhận diện, lí giải hàm ý
và sử dụng hàm ý để đem lại một giá trị biểu đạt cho người nói và buộc người
nghe nâng cao năng lực tư duy của mình.Từ đó, làm tăng sự hấp dẫn, thú vị đối
với người nghe, nảy nở những quan hệ hợp tác, thân thiện từ hai phía .


-4-

3. Đối tượng , phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhìn chung, đối tượng của dụng học là ý nghĩa, ngữ cảnh và giao tiếp.
Các vấn đề về ý nghĩa, ngữ cảnh và giao tiếp, đều nằm trong một vấn đề khác lớn
hơn, bao trùm cả ngữ dụng học là hàm ý, đối tượng nghiên cứu chính của luận
văn.
Loại hàm ý độc lập với ngữ cảnh gọi là hàm ý ngôn ngữ. Những hàm ý
biến thiên theo ngữ cảnh là hàm ý ngữ dụng hay hàm ý hội thoại.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp miêu tả
Theo Nguyễn Thiện Giáp (2009), hai phương pháp nghiên cứu chính có
vai trị quyết định khuynh hướng nghiên cứu của ngôn ngữ học là phương pháp
miêu tả và phương pháp so sánh.

Bất cứ vấn đề khoa học nào cũng đều có phương pháp nghiên cứu thích
hợp. Phương pháp càng nhằm đúng đối tượng, càng có hiệu lực.Cho nên, căn cứ
vào đặc tính của đối tượng nghiên cứu (hàm ý), mục đích nghiên cứu, bình diện
nghiên cứu, luận văn lựa chọn phương pháp chủ yếu là miêu tả .
Cũng theo tác giả :
Phương pháp ( method ) ngôn ngữ học là tổng thể các thủ pháp
nghiên cứu ngôn ngữ được thống nhất bởi một diện nghiên cứu. Còn thủ pháp
( procedure) là một hệ thống những nguyên tắc xác định cách nghiên cứu để đạt
tới những tri thức mới trong khoa học.[ 62,tr.15 ]
Như vậy, thủ pháp là bộ phận của một phương pháp cơ bản nào đó. Với
phương pháp miêu tả, luận văn đã sử dụng những thủ pháp:


-5-

(1) Thủ pháp phân tích ngơn cảnh ( context – là mơi trường phi ngơn
ngữ, trong đó ngơn ngữ được sử dụng, bao gồm : ngơn cảnh tình huống và ngơn
cảnh văn hóa ). Nghiên cứu hàm ý phải sử dụng thủ pháp này vì hàm ý được xác
định dựa vào ngơn cảnh. Ngơn cảnh tình huống bao gồm cả sự chấp nhận ngầm
của người nói và người nghe về tất cả các qui ước, các tiền đề ,... Ngôn cảnh văn
hóa bao gồm các nhân tố như phong tục, tập quán, tri thức về tự nhiên, xã
hội,…Hơn nữa, phân tích ngữ nghĩa gắn liền với ngơn cảnh rất quen thuộc với
truyền thống dạy học ngữ văn Việt Nam.
(2) Thủ pháp phân tích văn cảnh ( co-text)
Văn cảnh là những hình thức ngơn ngữ cùng xuất hiện trên văn bản
có hiện tượng ngôn ngữ được khảo sát . Dùng thủ pháp này, luận văn có thể
nghiên cứu những nhân tố phi ngôn ngữ qui định ý nghĩa của đối tượng khảo sát.
Hai thủ pháp trên là những thủ pháp giải thích bên ngồi rất đắc dụng khi
nghiên cứu hàm ý. Trong ngơn ngữ nói, hồn cảnh nói năng (ngơn cảnh) rất quan
trọng vì người nói trực tiếp nói với người nghe và người nghe hiểu được ý người

nói khơng chỉ thơng qua lời nói, mà cịn căn cứ vào bối cảnh, cùng với động tác,
ngữ điệu,…của người nói. Trong ngơn ngữ viết, người viết không trực tiếp tiếp
xúc với độc giả, những yếu tố hồn cảnh khơng lộ ra đối với độc giả, nhưng vẫn
hàm chứa cuộc trao đổi. Cho nên, văn cảnh là điều kiện duy nhất để độc giả lĩnh
hội.
(3) Thủ pháp phân loại và hệ thống hóa
Trong nghiên cứu hàm ý, các nhà ngôn ngữ học phần lớn đều sử
dụng rộng rãi thủ pháp lưỡng phân, tức chia đôi nghĩa của phát ngôn. Một bên là
hiển ngôn và một bên là hàm ngôn. Thủ pháp lưỡng phân này lại tiếp tục dùng để
phân loại ở cấp độ dưới. Luận văn cũng dùng thủ pháp này để phân chia khái
niệm hàm ý ra hai loại đối lập lẫn nhau là hàm ý ngôn ngữ và hàm ý hội thoại.
Đồng thời dùng thủ pháp hệ thống hóa để trình bày cơ chế tạo lập của chúng.


-6-

(4) Thủ pháp logic học
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng những thủ pháp logic trong phân tích
ngơn ngữ học là những thủ pháp nghiên cứu mối liên hệ của các đơn vị và các
phạm trù ngôn ngữ với các đơn vị và phạm trù của tư duy. Tư duy thế nào thì
ngơn ngữ thế ấy. Ngơn ngữ là hình thức của tư duy.
Những quan hệ logic, những lập luận logic, các phép suy luận logic,
…được luận văn vận dụng để phân tích hàm ý. Vì trong giao tiếp, người nói
truyền đạt ý nghĩa qua hàm ý và người nghe nhận thức cái ý nghĩa được truyền
đạt đó qua suy luận (inference). Suy luận là hình thức logic của tư duy.
(5) Thủ pháp vận dụng các phép toán mệnh đề trong miêu
tả ngôn ngữ
Nguyễn Đức Dân đã vận dụng rất thành công các phép toán mệnh
đề : phép phủ định, phép hội, phép tuyển, phép kéo theo, phép tương đương ,…
trong miêu tả tiếng Việt . Luận văn cũng học tập cách vận dụng các phép tốn

mệnh đề này để phân tích hàm ý, phân biệt phép kéo theo logic (dẫn ý) với các
hàm ngôn khác.
Nhằm vận dụng những thành tựu đã nghiên cứu về hàm ý vào việc
dạy hàm ý trong nhà trường. Cho nên, ngoài phương pháp miêu tả, luận văn còn
sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan .
3.2.2 Phương pháp trắc nghiệm khách quan
D.I. Mendêlêep cho rằng : “ Ở đâu có sự đo lường thì ở đó bắt đầu có
khoa học ”.Trong đó, “trắc nghiệm là một trong những phương pháp khoa học về
đo lường, đánh giá trong giáo gục ” .[37]
Việc sử dụng phương pháp đo lường, đánh giá này cho phép luận văn
xác định : thứ nhất là mục tiêu đào tạo, phương pháp giáo dục được đặt ra có phù
hợp hay khơng và có đạt được hay khơng; thứ nhì là việc dạy có thành cơng hay
khơng, học sinh có tiếp thu được hay không, ở mức độ nào.


-7-

Đề trắc nghiệm được xây dựng, một mặt phù hợp với những kiến thức về
hàm ý theo nội dung bài học và mức trí năng của học sinh. Mặt khác, câu hỏi trắc
nghiệm được xây dựng sao cho phù hợp mục đích yêu cầu của việc đánh giá.
4. Lịch sử nghiên cứu
Không phải ngẫu nhiên mà từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhiều nhà
ngữ học hiện đại như: Austin, Searle, Ducrot, Grice, Dik, Halliday, Hagège,… đều
nhấn mạnh đến dụng học.
Dụng học đề cập đến sự vận dụng kết học và nghĩa học trong những tình
huống khác nhau. Do đó, nó có điều kiện để đi sâu, phân tích các khái niệm tiền
giả định, hiển ngôn, hàm ngôn, suy ý, ẩn ý, hàm ý,..[29]
Ngữ pháp chức năng hiện đại (functional grammar) chính là một thứ ngữ
pháp “hành chức”. Nó nhận ra rằng trong câu cịn có cái gì đấy quan trọng hơn
cấu trúc chủ - vị quen thuộc, đó là ý nghĩa logic. Câu được coi là hành động của

ngôn ngữ diễn đạt hành động của tư duy. Nội dung logic- ngữ nghĩa ẩn sâu trong
bề mặt của câu đó, được ngữ pháp chức năng gọi là hàm ý .[ 20,tr.202]
Hàm ý là lĩnh vực của những thông tin hàm ẩn . Có nhiều đường hướng
nghiên cứu về lĩnh vực này như : ngữ dụng học , ngữ nghĩa học , logic học,..Luận
văn nghiên cứu hàm ý theo đường hướng dụng học.
Ngữ dụng học có một số xu hướng khác nhau, song có liên quan chặt chẽ
với nhau là : lí thuyết hành động nói và ngun tắc cộng tác. Cả hai xu hướng này
đều chi phối việc hình thành hàm ý.
Ở xu hướng thứ nhất, phải kể đến cha đẻ của ngành ngữ dụng là John
Austin (1962) trong cơng trình “ How to do things with words”, với lí thuyết hành vi
ngơn ngữ trở thành xương sống của dụng học. Ơng cho rằng bản chất của các
phát ngơn là thực hiện hành động nói.
Theo Austin (1962), nói năng là hành động và hành động cũng có mặt nội
dung và hình thức của nó. Mặt hình thức gồm các đơn vị ngôn ngữ, ngữ điệu và
các dấu hiệu phi lời khác. Mặt nội dung bao trùm ý nghĩa mệnh đề, lõi miêu tả hay
nội dung thơng tin, sự tình là các nhân tố ngữ dụng gồm chức năng ở lời, lí do,


-8-

đích giao tiếp, chiến lược tác động, các đặc trưng xã hội và tâm lí cá nhân của
những người tham gia và cả chức năng mượn lời.[ 65 ]
Theo đó, Austin cịn nhân định : Thứ nhất, câu khơng chỉ để đánh giá tính
đúng /sai logic mà cịn để biểu thị tình cảm và cịn tác động đến người khác. Thứ
hai, câu khơng chỉ được phân tích theo cấu trúc mà cịn được phân tích theo các
hành vi vì chúng thể hiện những mục đích sử dụng khác nhau .Thứ ba, ý nghĩa
của câu không chỉ do các thực từ đưa lại mà nhiều khi hư từ lại đóng vai trị quan
trọng.
Nói chung, mặt dụng học của ngơn ngữ đã được tác giả quan tâm đến
một cách hệ thống. Ông là tác giả đầu tiên đã nghiên cứu khả năng thực hiện các

hành động ở phát ngôn, tạo ra một hiệu lực ngơn trung nào đó.
Một trong những nhà ngơn ngữ có cơng phát triển lí thuyết hành động nói
của Austin là Searle (1969) . Ông cho rằng hành động nói là đơn vị cơ bản của
giao tiếp, tức là đặt nó trong mối quan hệ giữa việc nghiên cứu ngôn ngữ với ý
nghĩa và giao tiếp. Searle đã tập trung xem xét đến ý nghĩa của phát ngôn như là
các hành động chứa nội dung giao tiếp. Lí thuyết hành động nói cũng là một cơng
cụ đặc biệt để đi sâu vào phân tích hàm ý hội thoại.
Ở xu hướng thứ hai, nếu hành động nói được nghiên cứu tương đối nhiều
thì hàm ý chưa được chú ý mấy. Những nghiên cứu đáng chú ý nhất về hàm ý từ
bình diện dụng học, trong vài thập kỉ gần đây là của O. Ducrot và H.P.Grice .
Cùng với Austin, Searle, Ducrot cũng là người đi đầu trong việc nghiên
cứu nghĩa của phát ngôn .
Oswald Ducrot (1972), một nhà ngôn ngữ học hiện đại với nhiều cơng
trình có liên quan đến vấn đề hiển ngơn,hàm ngơn.Ơng quan niệm : hiển ngơn là
cái người ta nói ra ( ce qu’on dit) và hàm ngơn là cái người ta muốn nói mà khơng
nói ra ( ce qu’on veut dire sans le dire).[ Dẫn theo 25, tr.930 ]
Theo Ducrot, thực chất của hàm ngôn là nói mà như khơng nói, nghĩa là
nói một cái gì đó mà khơng vì thế nhận trách nhiệm là đã có nói, có nghĩa là có thể
vừa có được hiệu lực của sự nói năng, vừa có được sự vô can của im lặng.[ Dẫn
Theo24 ,tr.41 ]


-9-

Nhà triết học ngôn ngữ Paul Grice , cũng là một chuyên gia về lĩnh vực
hàm ý.Ông cho rằng : mói một cách hiển ngơn là nói điều gì đó ( to tell something)
và nói một cách hàm ngơn là làm cho ai đó nghĩ tới điều gì đó ( to get someone to
think something) .[ Dẫn theo 25,tr. 930 ]
Dụng học theo Grice (1967) về cơ bản dựa trên hai căn cứ là ý nghĩa của
người nói ( speaker meaning) và nguyên tắc cộng tác ( the co-operative principle)

bao gồm bốn phương châm khác nhau ( lượng , chất, quan hệ, cách thức).
Ý nghĩa của người nói được hiểu là ý định hay nội dung giao tiếp mà anh
ta muốn chuyển tải qua phát ngôn. Cùng một phát ngôn, có thể thực hiện các ý
định khác nhau tuỳ thuộc vào ngữ cảnh. Còn nguyên tắc cộng tác là căn cứ cho
việc suy ra ý định phát ngôn của người nói. Grice đã đưa ra ngun tắc này để
giải thích cho ý nghĩa hàm ngôn trong hội thoại và mối quan hệ cần thiết giữa ý
nghĩa và giá trị của phát ngôn trong giao tiếp.
Theo ý kiến của nhiều nhà ngơn ngữ thì ngun tắc cộng tác thường bị vi
phạm hơn là được tuân thủ, nghĩa là có thể gây nên những bất thường về ngữ
dụng hoặc liên quan tới một nội dung ngầm ẩn nào đó. Chính sự vi phạm này đã
tạo ra hàm ý hội thoại.
Cả Ducrot và Grice đều nhấn mạnh quan hệ mật thiết giữa hiển ngơn với
hàm ngơn : có hiển ngơn là có hàm ngơn ; đã có hàm ngơn tức là có đối lập hiển
ngơn với hàm ngơn. [ 25 ]
Ngồi ra, dụng học theo George Yule (1996) cũng được các nhà nghiên
cứu chú ý, gồm có bốn lĩnh vực. Thứ nhất, ngữ dụng học là sự nghiên cứu phần
ý nghĩa thuộc về người nói ( Pragmatics is the study of speaker meaning ).Thứ
hai, ngữ dụng học là sự nghiên cứu ý nghĩa của ngữ cảnh (Pragmatics is the
study of contextual meaning).Thứ ba, ngữ dụng học là sự nghiên cứu những
cách giúp thông báo được nhiều hơn những gì nói ra bằng lời (Pragmatics is the
study of how more gets communicated than is said). Thứ tư, ngữ dụng học nghiên
cứu về việc thể hiện khoảng cách tương đối (Pragmatics is the study of the
expression of relative distance ). [22]
Theo George Yule “ người ta không giản đơn tạo ra một phát ngôn mang
một chức năng mà khơng chủ định làm cho nó có một hiệu quả nhất định”.


- 10 -

Với Yule, hàm ý là những ví dụ đầu tiên cho hiện tượng cái được thông

báo là nhiều hơn cái được nói ra. Nhưng để giải thích được chúng, thì trước hết
phải thừa nhận rằng có một ngun tắc cơ bản nào đó đang hoạt động. Điều quan
trọng cần ghi nhận rằng người nói là người thơng báo ý nghĩa bằng hàm ý và
người nghe là người nhận thức được ý nghĩa đó bằng suy luận. Những suy luận
được chọn là những suy luận sẽ duy trì được việc thừa nhận là có cộng tác.
Ở Việt Nam, ngữ dụng học được các nhà Việt ngữ học quan tâm từ
những năm 80 của thế kỉ XX. Riêng về lĩnh vực của những thơng tin ngầm ẩn đã
có những cơng trình nghiên cứu tiên phong của Hồng Phê (1975) với : Phân tích
ngữ nghĩa (1975), ngữ nghĩa của lời (1981), tiền giả định và hàm ý tiềm tàng trong
ngữ nghĩa của từ (1982), ý nghĩa của hàm ngôn trong lời nói (1988),…
Tác giả cho rằng cái kì diệu của ngơn ngữ là cho phép có thể nói ít mà
làm cho người nghe có thể hiểu nhiều. Bên trong những điều nói trực tiếp cịn cịn
có những điều nói gián tiếp, gợi ý cho người nghe tự mình suy nghĩ mà hiểu lấy.
Điều nói trực tiếp là hiển ngơn, điều nói gián tiếp là hàm ngơn. Hàm ngơn có thể
phong phú hơn hiển ngơn. Có khi mâu thuẫn với hiển ngơn, nhưng thường hiển
ngơn là để nói hàm ngơn. Hàm ngơn mới chính là cái ý muốn nói.[ 24 ]
Tiếp đó, cũng theo hướng này, Nguyễn Đức Dân đã có những nghiên cứu
về : ngữ nghĩa các từ hư (1984), logic và hàm ý trong câu trỏ quan hệ nhân quả
(1990) ; các kiểu nghĩa của phát ngôn : các tiền giả định, hành vi ngôn ngữ, hàm ý
ngôn ngữ, hàm ý hội thoại (1996). Đến 1998, tác giả cho ra đời cuốn “Ngữ dụng
học” ( tập 1).
Tác giả đã phân biệt hai loại hàm ý là hàm ý ngôn ngữ và hàm ý ngữ
dụng (hàm ý hội thoại). Hàm ý ngơn ngữ được hình thành từ các phương tiện
ngơn ngữ. Hàm ý hội thoại được hình thành trên cơ sở các nguyên lí và phương
châm hội thoại. Đây là sự phân định rõ ràng và hợp lí, được giới nghiên cứu đồng
tình.
Ngay từ buổi sơ khai của dụng học cho đến thời điểm hiện nay, có thể
khẳng định Nguyễn Đức Dân là nhà Việt ngữ học có nhiều đóng góp đáng kể cho
lĩnh vực hàm ý, đóng góp khơng ngừng. Hầu hết các cơng trình nghiên cứu của
tác giả đều liên quan đến hàm ý. Từ hàm ý ngôn ngữ ( các từ hư: liên từ, trợ từ,

phó từ,…đến các câu: khẳng định, phủ định, chất vấn,.. các cấu trúc nhân quả,


- 11 -

nghịch nhân quả…) đến hàm ý hội thoại ( hành vi gián tiếp, nguyên tắc hợp tác,
nguyên tắc lịch sự, lập luận, lí lẽ …). Từ khái niệm, phân loại, cơ chế hình thành
cho đến cơ chế giải mã các hàm ý.
Hồng Tuệ (1991) cho rằng hiển ngơn và hàm ngôn là vấn đề hấp dẫn
ngôn ngữ học . Nó thuộc lí thuyết giao tiếp, ngữ dụng học, ngôn ngữ học văn bản,
logic- ngữ nghĩa học,…Vấn đề này xuất hiện trong giao tiếp bình thường và tất
nhiên cả trong văn chương nghệ thuật.[25 ]
Nhìn nhận ngữ dụng học một cách tổng quát và đi vào cụ thể về hàm
ngôn qui ước và hàm ngôn hội thoại, phải kể đến Đỗ Hữu Châu với Đại cương
ngôn ngữ học được xuất bản lần đầu năm 1993. Đây cũng là nền tảng lí luận của
dụng học ở Việt Nam.
Theo tác giả, tất cả các qui tắc, cơ chế ngữ dụng học như : chiếu vật và
chỉ xuất ; các hành vi ngơn ngữ; lí thuyết lập luận ; lí thuyết hội thoại khơng chỉ tạo
ra nghĩa tường minh mà cịn tạo ra các nghĩa hàm ẩn cho phát ngơn. Chỉ có thể
giải thích được các nghĩa hàm ẩn một cách thoả đáng sau khi đã thông tỏ được
các qui tắc chiếu vật, các cơ chế hoạt động của các hành vi ngôn ngữ, của lập
luận, của phép lễ độ và của sự tương tác ( bằng lời và phi lời ). [18 ]
Cao Xuân Hạo (1998) trong “Tiếng Việt -mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp,
ngữ nghĩa” cũng đã nghiên cứu về hiển ngôn và hàm ngôn.
Tác giả cho rằng nếu ngơn ngữ chỉ là cơng cụ thơng tin thì lời nói chỉ cần
minh xác là đủ. Nhưng thơng tin khơng phải là mục đích của hoạt động ngơn ngữ
mà chỉ là một trong những phương tiện tác động lẫn nhau. Sở dĩ có hàm ý, hàm
ngơn là vì những u cầu phức tạp của hoạt động giao tiếp xã hội, của những tác
động lẫn nhau giữa những con người cùng một cộng đồng ngơn ngữ, của nền văn
hóa dân tộc và của những xu hướng thẩm mỹ của con người.[ 7]

Nguyễn Thiện Giáp trong “Cơ sở ngôn ngữ học”cũng dành một chương
cho ngữ dụng học [xem 58]. Đến năm 2000, trong “Dụng học Việt ngữ”, tác giả
cho rằng muốn giao tiếp thành công, người ta phải hiểu đầy đủ cả nghĩa hiển
ngôn lẫn nghĩa hàm ẩn của phát ngôn. Không hiểu nghĩa hàm ẩn của một câu nói
là chưa thật sự hiểu câu nói đó. [59]
Gần đây nhất, Nguyễn Văn Hiệp (2007), trong “ Cơ sở ngữ nghĩa phân
tích cú pháp” theo quan điểm ngữ nghĩa học mở rộng của Lyons bao gồm cả


- 12 -

những vấn đề mà ngữ dụng học quan tâm. Phạm vi khảo sát của tác giả không
chỉ hiển ngôn, mà cả hàm ngôn. Tác giả đã nghiên cứu về hàm ngơn qui ước và
đưa ra ba tiêu chí phân biệt các loại thông tin ngầm ẩn của phát ngơn : tiêu chí về
hàm chân trị, tiêu chí về tính khử bỏ và tiêu chí về ngữ cảnh. Điều này giúp cho
việc phân loại và nhận dạng các thông tin ngầm ẩn được dễ dàng và thuyết
phục. [63]
Tạp chí ngôn ngữ những năm qua cũng đã đăng rải rác một số bài nghiên
cứu liên quan đến lĩnh vực của những thông tin gián tiếp, thông tin hàm ẩn, hàm
ngôn, hàm ý :
Dương Hữu Biên (1997) , trong “ Vài ghi nhận về logic và hàm ý ” từ bình
diện logic , đã chứng minh : hàm ý không dễ dàng nảy sinh rừ cấu trúc bề mặt mà
nảy sinh từ cấp độ của sự biểu hiện ngữ nghĩa của câu. Tác giả còn khẳng định
rằng trong giao tiếp , đặc biệt là trong hội thoại, các hàm ý luôn luôn được căn cứ
trên các qui luật logic. [10]
Phạm Văn Thấu (1997), trong “ Hiệu lực ở lời gián tiếp: cơ chế và sự biểu
hiện” đã phân tích và đi đến việc giải thích cho câu hỏi: Tại sao và khi nào người
ta ưa dùng hành vi gián tiếp? Thứ nhất là do người ta mong muốn nói nhiều hơn
cái được nói ra. Thứ hai, phát ngơn gián tiếp có thể tạo ra khơng khí hịa bình lịch sự cho cuộc giao tiếp. Thứ ba, người ta mong muốn nói điều khác với cái
người ta đã nói ra. [ 65 ]

Đặng Thị Hảo Tâm (2001) trong “ Bước đầu tìm hiểu khả năng sử dụng
hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại ở trẻ em lứa tuổi tiểu học < 7 – 11 tuổi>”
đã nghiên cứu và khẳng định : ngay từ lứa tuổi tiểu học, trẻ em đã có khả năng
tạo lập, lí giải nghĩa hàm ẩn của phát ngôn. Tác giả đặt câu hỏi : trẻ em sử dụng
hàm ẩn do động cơ gì? vì sao ? Có một khoảng cách, một sự khác biệt nào khơng
giữa cách thức sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp ở trẻ em và người lớn? [ 13 ]
Đặng Thị Hảo Tâm (/2001) trong “ Bước đầu tìm hiểu cơ chế lí giải nghĩa
hàm ẩn của một số hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại” đã xây dựng mơ
hình lí giải nghĩa hàm ẩn dựa vào : ngữ năng ngôn ngữ, ngữ năng bách khoa,
ngữ năng logic, ngữ năng tu từ dụng học. [14 ]


- 13 -

Lê Xuân Mậu (2001) trong “ Hàm ngôn và dạy hàm ngơn” cho rằng : nên
có sự thống nhất cơ bản giữa các nhà ngôn ngữ học về nội dung hàm ngơn và
hình thành phương pháp nhận biết, giải mã các hàm ngôn . [32]
Lê Xuân Mậu (2005) trong “ Ý tại ngơn ngoại- những bí ẩn dần được khám
phá ” đã ghi nhận : với những thành tựu của dụng học, nhiều nhà nghiên cứu đã
đi tới những kĩ thuật giải mã “ý tại ngôn ngoại” và đã cố gắng khai thác những yếu
tố tiềm ẩn trong giao tiếp nhưng vẫn cịn nhiều bí ẩn chưa dễ khám phá như : một
ánh nhìn, một sự thay đổi kín đáo trên nét mặt, diễn biến tinh tế của ngữ
điệu,…[33]
Mai Thị Kiều Phượng (2005) trong “ Nghĩa hàm ẩn và cơ chế tạo ra các ý
nghĩa hàm ngôn của hành động hỏi trong hội thoại mua bán bằng tiếng Việt ” đã
đưa ra 5 cách thức chính để tạo nên cơ chế mở của nghĩa hàm ngôn ở cấp độ từ
vựng và cú pháp. [39]
Nguyễn Thị Tố Ninh (2007) trong “ Hàm ý và nội dung ngầm ẩn của các
phát ngơn có sử dụng phương tiện và biện pháp tu từ ” đã xem hàm ý là ý nghĩa
mệnh đề được suy ra từ một phát ngôn cụ thể, gắn với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể

và là nội dung đích thực mà người nói, muốn hướng đến người nghe. Tác giả kết
luận : không phải nội dung ngầm ẩn nào của phát ngôn cũng là hàm ý và không
phải phương tiện, biện pháp tu từ nào cũng là phương thức biểu thị hàm ý. [ 57 ]
Nhìn chung, những bài được đăng tải này có những thành tựu nghiên cứu
từ nhiều bình diện khác nhau và ít nhiều liên quan đến các khía cạnh của hàm ý,
chứ chưa đi sâu vào cơ sở ngữ nghĩa của phát ngôn, vào cấu trúc sâu để tìm ra
cơ chế tạo lập và giải mã hàm ý.
5. Ý nghĩa của luận văn
5.1 Ý nghĩa khoa học
Trong ngôn ngữ học và ngôn ngữ đời thường có nhiều tên gọi khác nhau
để chỉ ý nghĩa hàm ẩn như : suy ý, ẩn ý, ngụ ý, hàm ý, ám chỉ, …mà sự phân biệt
giữa chúng không rõ ràng. Cho đến nay, hàm ý ngôn ngữ cịn khơng ít vấn đề


- 14 -

đang phải gác lại, cũng như hàm ý hội thoại cũng còn nhiều vấn đề đang bỏ ngỏ.
Ngay cả các thuật ngữ cũng chưa thống nhất .
Chính vì thế, kế thừa những thành tựu của các nhà ngôn ngữ học, tiếp
bước những nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học, luận văn nhằm làm rõ thêm
một số vấn đề lí thuyết khoa học và bổ sung thêm những thơng tin như sau :
(1) Trong phân tích những thơng tin từ sự phát ngôn, luận văn chú ý
đến những đặc trưng phi ngôn từ như ngôn điệu (ngữ điệu, trọng âm) và những
dấu hiệu kèm lời ( cử chỉ điệu bộ ), được mã hóa trong thành tố ngơn từ của phát
ngôn .Trong khi thực tế , đây là những vấn đề cịn nhiều bí ẩn, chưa được khám
phá từ bình diện dụng học..
(2) Hệ thống lại những thơng tin ngầm ẩn, thông tin đàng sau câu chữ,
không chỉ có một mà có đến bốn loại : dẫn ý, tiền giả định, hàm ý ngôn ngữ, hàm
ý hội thoại. Luận văn hướng đến các tiêu chí để phân biệt chúng và thống nhất
một số thuật ngữ cùng với cách gọi tên của các nhà ngữ dụng học.

(3) Bổ sung thêm lí thuyết về hàm ý. Hình thức hóa các phương tiện
chuyên dụng để thể hiện hàm ý ngôn ngữ, trong khi đây lại là vấn đề mà các nhà
nghiên cứu trình bày kém minh bạch hơn cả. Hoặc chỉ nêu khái quát ở dạng khái
niệm, hoặc chỉ nêu khái quát ở cách thức sử dụng. Trong khi các nhà Việt ngữ chỉ
chú ý phân tích hàm ý của các hư từ theo quan điểm của chức năng thì cũng trên
quan điểm này, luận văn còn nêu cả hàm ý của thực từ.
(4) Nghiên cứu về hàm ý ngôn ngữ xưa nay cịn có logic học, nghĩa học
quan tâm. Luận văn nghiên cứu từ bình diện dụng học qua cấu trúc thơng báo,
các hành vi ngơn ngữ, đích ngơn trung, hiện tượng nhấn mạnh, tiêu điểm, lập
luận,… để làm rõ các ý đồ, quan điểm của người tạo lập phát ngơn trong những
tình huống cụ thể.
(5) Mặt khác, luận văn cịn nêu rõ và đi sâu vào phân tích cơ chế tạo
lập hàm ý hội thoại bằng cách vi phạm các qui tắc ngữ dụng: từ qui tắc chiếu vật


- 15 -

và chỉ xuất, qui tắc chi phối các hành vi ngôn ngữ, qui tắc lập luận cho đến các qui
tắc hội thoại. Đây cũng là vấn đề mà các nhà Việt ngữ chỉ trình bày một cách rất
khái quát, rải rác các tài liệu nghiên cứu. Đồng thời luận văn cũng nêu rõ cơ chế
giải mã các hàm ý với những thao tác và qui trình khoa học, chứ không tuỳ tiện.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trong khoa học, phải nói rằng ngày nay, khơng một cơng trình nghiên cứu
nào về ngôn ngữ học đại cương, về từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp hay phong
cách lại khơng ít nhiều đề cập đến ngữ dụng học. Chẳng những các nhà ngôn
ngữ học quan tâm mà nhiều nhà khoa học ở các ngành kế cận như văn học, xã
hội học, triết học, tâm lí học,… cũng rất quan tâm.
Do vậy, dụng học chính là cái đích cuối cùng của tồn bộ ngôn ngữ học.
Tất cả các bộ môn khác như ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học, ngữ nghĩa
học,…đều nhằm tới cái đích này.

Hơn nữa, lĩnh vực hàm ý lại là vấn đề trung tâm của ngữ dụng học. Vấn
đề có tầm quan trọng hàng đầu được đặt ra là vì sao mà từ hiển ngơn lại nảy sinh
hàm ngôn ? Dựa vào cơ sở nào để suy ra hàm ngơn từ ý nghĩa tường minh(hiển
ngơn)? Do đó, nghiên cứu hàm ý mang lại một ý nghĩa thiết thực cho ngôn ngữ
học.
Trong đời sống, hằng ngày dùng ngôn ngữ để giao tiếp là chúng ta mặc
nhiên thừa nhận và tuân theo một qui tắc: chỉ nói điều đáng nói, khơng nói điều vơ
nghĩa.Thế nhưng, ngơn ngữ cũng sẽ bất lực nếu lời nói chỉ là hiển ngơn. Bởi vì
hàm lượng ngữ nghĩa của hiển ngơn có hạn ; cịn hàm lượng ngữ nghĩa của hàm
ngôn lớn hơn nhiều, nếu cần thì có thể như vơ hạn. Hàm ngơn cho phép con
người nói những điều mà khơng thể nói bằng hiển ngơn thật đầy đủ, thật chính
xác được. Vì thế, nghiên cứu hàm ý cũng chính là nghiên cứu mọi yếu tố con
người trong q trình giao tiếp. Có nghiên cứu vấn đề này, chúng ta mới thật sự
tìm ra bản chất rất “Người” trong phương tiện giao tiếp vạn năng là ngôn ngữ .


- 16 -

Trong giáo dục hiện nay , dạy tiếng Việt cho học sinh người Việt ở bậc
phổ thông được đánh giá là có tầm quan trọng hàng đầu. Trong đó, quan điểm
giao tiếp là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tồn bộ mục tiêu giảng dạy ở trường phổ thơng .
Ở chương trình tiếng Việt bậc phổ thơng, hàm ý được xem là một trong những
vấn đề then chốt. Vì dạy những kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
cuối cùng cũng để đi đến việc tạo lập, giải mã hàm ý trong các văn bản nghệ thuật
và trong thực tế giao tiếp.
Do vậy, những thành tựu nghiên cứu về hàm ý trong ngôn ngữ học bắt
nguồn từ thực tế giao tiếp hàng ngày của con người đã được luận văn kiểm
chứng lại trong đời sống. Những thành tựu nghiên cứu này lại được ứng dụng vào
thực tiễn giảng dạy hàm ý ở nhà trường phổ thông để tìm ra những vấn đề cịn
tồn tại, những bất cập và nêu lên những kiến nghị để việc giảng dạy hàm ý đạt

hiệu quả so với mục tiêu của ngành giáo dục đã đề ra.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, luận văn gồm bốn chương :
Chương 1, chúng tơi trình bày những thơng tin từ sự phát ngơn và các
kiểu nghĩa của phát ngôn gồm hiển ngôn và các loại hàm ngơn,hàm ý, đồng thời
nêu những tiêu chí phân loại chúng.
Chương 2, luận văn đi cụ thể vào hàm ý ngôn ngữ từ cơ chế tạo lập bằng
cách dùng từ ngữ ( thực từ , hư từ ) và cấu trúc ( so sánh , nhân quả, chất vấn,
nghịch nhân quả ) cho đến cơ chế giải mã.
Chương 3 là hàm ý hội thoại, cũng được trình bày từ cơ chế tạo
lập bằng cách cố ý vi phạm qui tắc chiếu vật và chỉ xuất , sử dụng hành vi ngôn
ngữ gián tiếp , cố ý vi phạm qui tắc lập luận , cố ý vi phạm phương châm hội thoại
để tạo hàm ý . Và tiếp đến là cơ chế giải mã .


- 17 -

Chương 4 là ứng dụng của luận văn vào vấn đề dạy hàm ý ở trường phổ
thông , đối chiếu với mục tiêu, chiến lược , quan điểm , phương pháp mới của
ngành giáo dục đã đề ra.
Cuối cùng là kết luận, tóm lược lại những vấn đề đã nghiên cứu, đồng thời
nêu những đóng góp của luận văn và những khuyến nghị với Bộ giáo dục, với các
nhà biên soạn chương trình và với các nhà giáo.


- 18 -

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 . CÁC KIỂU NGHĨA CỦA PHÁT NGƠN
1.1 Những thơng tin từ sự phát ngơn

Ở bất kỳ phát ngôn nào, chồng lên trên thành tố ngơn từ (verbal
component ) bao giờ cũng có thành tố phi ngôn từ ( non-verbal component ).
Trong việc xác định nghĩa của phát ngôn, những đặc trưng phi ngôn từ cũng
quan trọng như nghĩa của các từ được dùng trong phát ngơn, đều được mã
hóa trong thành tố ngơn từ của phát ngôn. Những đặc trưng này là một bộ
phận hữu cơ của những phát ngôn chứa chúng, và không được coi chúng, theo
một cái nghĩa nào đó, là thứ yếu hay tùy nghi . [38, tr.53]
Các nhà ngôn ngữ học chia thành tố phi ngôn từ làm hai tiểu thành tố :
ngôn điệu ( prosodic) và kèm lời ( paralinguitic ).
1.1.1 Các đặc trưng ngôn điệu ( prosodic feature )
Khi các phát ngơn được nói ra, ngồi các từ cấu thành, sẽ cịn mang một
ngữ điệu và mơ hình trọng âm riêng : chúng được gọi theo thuật ngữ chuyên môn
là các đặc trưng ngôn điệu ( prosodic feature ). Ngôn điệu của phát ngôn chủ
yếu bao gồm các yếu tố : ngữ điệu ( intonation ), và có thể cả mơ hình trọng âm
( accent ) của nó. [38,tr.32]
Vai trò biểu nghĩa, đặc biệt là biểu nghĩa ngữ dụng của các đặc trưng
ngôn điệu được thể hiện qua :
1.1.1.1.

Ngữ điệu ( intonation )

Là sự biến đổi về cao độ, trường độ, cường độ trong phạm vi cả câu hơn
là trong một từ . [ 61]


- 19 -

Ngữ điệu (giọng nói) là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ và bổ sung
thơng tin .
Một trong số các chức năng quan trọng của ngữ điệu mà ngữ dụng học

quan tâm là chức năng biểu cảm (chức năng thể hiện tình thái). Hầu như ai cũng
sử dụng để biểu hiện tất cả những sắc thái cảm xúc đa dạng của phát ngơn .
Tính cảm xúc gắn với ngữ điệu (giọng nói), vốn là biểu hiện tự nhiên của
hành vi nói năng.Khơng có phát ngơn nào mà khơng thể hiện một thái độ, tình
cảm, tâm trạng của người nói. Người nghe nhờ những yếu tố cảm xúc mà hiểu
nhanh hơn, cụ thể hơn những gì được nói ra .
Qua giọng nói, người nghe có thể biết được đặc điểm thể chất : giới tính
( nam hay nữ ), tuổi tác ( già hay trẻ ),…như trong phát ngơn sau:
(1) Ơng lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xơn
xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua
lanh lảnh của người đàn bà cho con bú :
- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó ! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được
người ta còn thương . Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhác .
( Kim Lân,Làng, Ngữ văn(NV) 9, tập1(t1) )
Trong (1), dù đã đi thẳng ra chỗ khác, ơng lão vẫn nhận ra giọng nói của
người đàn bà cho con bú , dù chỉ mới trò chuyện qua một lần .
Với tiếng Việt, ngữ điệu thường được sử dụng đồng thời với những tình
thái như : à,ạ,ư,nhỉ,nhé,…và thể hiện trạng thái tinh thần , thái độ, tình cảm của
người nói ( vui, buồn, lo lắng, sợ hãi, giận dữ, cáu kỉnh, hờn dỗi, yêu thương,
căm ghét, khinh bỉ , mỉa mai , nịnh hót,…) , sắc thái ngơn ngữ ( ấm áp, thân tình,
khiêm tốn, nhã nhặn, kênh kiệu,…).
Ta dễ dàng nhận ra giọng nói u thương,tình tứ của Chí Phèo đối với thị
Nở qua phát ngôn sau :


- 20 -

(2) Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn
bảo thị:
- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.

( Nam Cao, Chí Phèo, NV 11, t1 )
Hoặc giọng đay nghiến, xỉa xói của bà cơ thị Nở :
(3) Bà cô thị Nở chỉ vào tận mặt cháu mà đay nghiến:
- Phúc đời nhà mày, con nhé. Chả ôm lấy ông Chí Phèo.
( Nam Cao,Chí Phèo , NV 11, t1 )
Qua giọng nói, ta có thể biết được người nói là ai, tính cách, địa vị xã hội
của họ. Hãy nghe:
(4) Giọng quát mấy bà vợ và đuổi họ vào nhà của bá Kiến :
- Các bà đi vào nhà : đàn bà chỉ lơi thơi, biết gì !
Và giọng dịu ngọt , tìm cách giải tán đám đông :
- Các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ ! Có gì mà xúm lại như thế
này ?
Giọng đường mật gọi Chí Phèo:
- Anh Chí ơi ! sao anh lại làm ra thế ?
Rồi đổi giọng , cụ thân mật hỏi :
- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi ? Đi vào nhà uống nước.
( Nam Cao,Chí Phèo, NV11, t1 )
Qua ngữ điệu đa dạng trên đã bộc lộ cho ta thấy tính cách xảo quyệt, lọc
lõi của tên cường hào bá Kiến .
Ngữ điệu cũng có thể làm thay đổi hồn tồn ý nghĩa ban đầu của từ ngữ,
của phát ngôn. Một câu như “ Xin lỗi chị ”, với một ngữ điệu đặc biệt, có thể khơng
phải là một lời xin lỗi chân thành mà là một lời nói mỉa mai hoặc một sự phản đối
quyết liệt. Nhờ ngữ điệu mà những cách nói như “ Vâng, anh tài, anh giỏi ” … đều


- 21 -

được người nghe hiểu với ý nghĩa khác hẳn với nghĩa vốn có của các từ “tài, giỏi”.
Chẳng hạn như :
Hành động hỏi của người cô với giọng châm chọc, nhục mạ đã làm thay

đổi hoàn toàn ý nghĩa của phát ngôn. Đây không phải là hỏi để quan tâm, thân
tình thực sự nên khiến Hồng lập tức nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng
nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô :
(5) Một hôm , cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi :
- Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không ?
Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh
thiếu thốn một tình thương ủ ấp từng phen làm tôi rớt nước mắt , tôi toan trả lời có.
Nhưng nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất
kịch của tơi kia, tôi cúi đầu không đáp.
( Nguyên Hồng,Những ngày thơ ấu, NV 8, t 1)
Ngoài ra, đặc trưng của phương ngữ, biệt ngữ - từ nghề nghiệp và
tiếng lóng - cũng thể hiện rất rõ trong ngữ điệu. Qua đó ta có thể biết được người
miền nào, vùng nào , tầng lớp xã hội nào như :
Ta dễ dàng nhận ra giọng địa phương Quảng Bình,QuảngTrị,Thừa ThiênHuế ( nớ: ấy ; hiện chừ : bây giờ ; ra ri : như thế này ) qua phát ngôn sau:
(6)

Bếp lửa rung rung đơi vai đồng chí
- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri .
( Hồng Nguyên, Nhớ , NV, t1)

Hay tiếng địa phương Nam bộ ( hãn ( rõ ); nầy ( này ) ; chưa hãn dạ này :
lòng này chưa tỏ, chưa biết ) qua giọng thương cảm, động lòng của Lục Vân
Tiên :
(7)

Trước sau chưa hãn dạ nầy,
Hai nàng ai tớ ai thầy nói ra

(Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên , NV 9, t1 )



- 22 -

Trong phát ngơn sau :
(8)

- Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm
( Nguyên Hồng , Bỉ vỏ , NV 8 , t1)

Qua biệt ngữ, một loại tiếng lóng ( cá: ví tiền; dằm thượng : túi áo trên;
mõi : lấy cắp), ta biết được đây là hạng lưu manh, trộm cướp trong xã hội .
Ngồi ra, biểu nghĩa của phát ngơn cịn có :
1.1.1.2. Trọng âm ( accent )
Là hiện tượng nêu bật một đơn vị ngôn ngữ nằm trong một chuỗi các đơn
vị cùng loại bằng cách tăng cường cao độ, cường độ, trường độ của đơn vị đó .
Thuộc phạm trù trọng âm, có một kiểu đặc biệt là trọng âm logic. Trong
một phát ngơn, tùy vào mục đích nói năng, người nói cố tình nêu bật một từ nào
đó bằng một cách nào đó chính là trọng âm logic.
Trong tiếng Việt, vai trò của trọng âm bị hạn chế một phần do sự hiện diện
của thanh điệu (tone) . Tuy nhiên không nên cực đoan cho rằng ở các ngơn
ngữ có thanh điệu, trọng âm khơng tồn tại hoặc khơng có tác dụng gì như
trường hợp sau :
(9)

Cơ liền vỗ vai tơi cười mà nói rằng :
- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu .

Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ .
Nước mắt tơi rịng rịng rớt xuống hai bên mép rồi chan hịa

đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “ em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật
rõ , quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
( Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu, Ngữ Văn 8, tập 1)
Trong phát ngôn của người cô, với mục đích châm chọc, nhục mạ, bà ta
cố tình nêu bật từ “em bé” bằng cách ngân dài ra thật ngọt, thật rõ. Đây chính là


- 23 -

trọng âm và nó có tác dụng nhất định trong việc biểu nghĩa của phát ngôn ,
khiến cho người nghe có thể hiểu cụ thể hơn những gì được nói ra.
Ngồi ra, các phát ngơn nói ra cũng có thể được hỗ trợ bởi cái gọi là
những dấu hiệu kèm lời ( paralinguitic features ).Thực tế nghiên cứu cho thấy
các đặc trưng ngôn điệu và những dấu hiệu kèm lời gắn liền với phát ngôn
trong những ngôn ngữ cụ thể, thuộc các nền văn hóa cụ thể cần phải được học
với tư cách là một phần của quá trình thụ đắc ngơn ngữ bình thường. [38 , tr.32]
1.1.2. Những dấu hiệu kèm lời ( paralinguitic features )
Những dấu hiệu kèm lời, vốn thường được gọi là ngôn ngữ cử chỉ
( điệu bộ, tư thế, ánh mắt , nét mặt , …) cũng mang nghĩa và cũng giống như
những đặc trưng ngơn điệu, chúng đóng vai trị nhất định trong việc lí giải
nghĩa của phát ngơn .
Tầm quan trọng của những cử chỉ được thấy rõ trong kết quả nghiên cứu
của Albert Maerabian : trao đổi thông tin diễn ra bằng lời là 7% , qua các phương
tiện âm thanh (giọng điệu, giọng nói, ngữ điệu và âm thanh) là 33%, cịn qua các
phương tiện khơng bằng lời là 55% .

( Dẫn theo 49,tr. 219)

Theo Nguyễn Đức Dân, qua ánh mắt, giọng nói, cái bắt tay, … chúng ta
nhận ra một lời chào khách sáo, một lời chia buồn đầy ác ý, một sự giận dữ giả vờ

…bởi vì những cử chỉ được biểu hiện hết sức đa dạng và ý nghĩa của chúng rất
phong phú [49]
Thật vậy, cử chỉ điệu bộ vừa có chức năng kèm lời ( thường đi kèm với
lời, bổ sung và tác động qua lại với lời) vừa có chức năng thay lời ( chức năng
giao tiếp một cách độc lập cả trong hoàn cảnh đặc biệt lẫn bình thường ) .Trong
đó chức năng được thể hiện thường xuyên và thông dụng trong phát ngôn
là chức năng kèm lời . [66]
Vậy cử chỉ điệu bộ có ý nghĩa thơng tin thế nào trong phát ngôn ? Phi
Tuyết Hinh (1996) đã nêu cụ thể như sau:


×