Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Hệ thống đẳng cấp ở ấn độ công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học euréka lần thứ 10 năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 62 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC-EURÉKA
LẦN THỨ 10 NĂM 2008

TÊN CƠNG TRÌNH:

HỆ THỐNG ĐẲNG CẤP
Ở ẤN ĐỘ
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI

Mã số cơng trình:


ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC-EURÉKA
LẦN THỨ 10 NĂM 2008

TÊN CƠNG TRÌNH:

HỆ THỐNG ĐẲNG CẤP
Ở ẤN ĐỘ
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn : TS. Lê Tây
Nhóm thực hiện :
Nguyễn Thị Thu Hương chủ nhiệm
Tham gia
Trần Thị Thúy Hằng
Đoàn Thị Thanh Nhiệm
Phạm Thị Ngọc Hiếu
Lý Vũ Nhật Tú

Tp. Hồ Chí Minh năm 2008


1

Tóm Tắt Nội Dung Đề Tài
Bên cạnh các chương mục trong đề tài như khái quát về tình hình nghiên
cứu trong và ngoài nước, cơ sở lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài, đóng góp
của đề tài…thì nội dung chính của đề tài mà nhóm chúng tơi thực hiện là bàn về
chế độ đẳng cấp. Phần II với 3 chương đã giải quyết nhiệm vụ chính của đề tài mà
nhóm đã đặt ra.
Chương 1: Đẳng Cấp Ấn Độ - Những Vấn Đề Lịch Sử là chương trình bày
về những khái niệm, định nghĩa về đẳng cấp và chế độ đẳng cấp, về lịch sử ra đời
của chế độ đẳng cấp cũng như cách phân chia và đặc điểm chính trong hệ thống
đẳng cấp. Chương này sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin đầy đủ về hệ
thống đẳng cấp ở Ấn Độ.
1.1 Khái quát về Ấn Độ: nêu lên những điểm tổng quan về vị trí địa lý,
diện tích cũng như dân số của Ấn Độ.
1.2 Định nghĩa, khái niệm đẳng cấp: nêu lên những định nghĩa trong các

từ điển về từ đẳng cấp (Việt và Anh) và nghĩa thực sự của từ varna
(được dịch ra là casta - đẳng cấp theo tiếng Bồ Đào Nha) theo gốc
của Ấn Độ để thấy sự khác biệt về quan niệm đẳng cấp.
1.3 Khái quát về lịch sử đẳng cấp ở Ấn Độ: nêu lên lịch sử hình thành tư
tưởng về trật tự varna một cách khái quát theo các quan điểm khác
nhau của các nhà nghiên cứu có chuyên môn trên thế giới.
1.4 Đặc điểm của hệ thống đẳng cấp: những đặc điểm chính về nghề
nghiệp và bổn phận trong xã hội, về phong tục hôn nhân, ăn uống, và
tục hỏa thiêu quả phụ theo chồng - Suttee.
Chương 2: Đẳng Cấp Ấn Độ - Những Vấn Đề Về Văn Hóa là chương sẽ đi
sâu vào nhiều lĩnh vực trong đời sống văn hóa của Ấn Độ mà có sự liên quan đến
vấn đề đẳng cấp. Từ chương này ta sẽ thấy rõ hơn sự biểu hiện của đẳng cấp trong
các lĩnh vực như tôn giáo, triết học, tư tưởng, văn học, lịch sử - chính trị dưới
nhiều góc nhìn khác nhau, từ ủng hộ cho đến phản đối, từ ca ngợi cho đến phỉ
báng, từ tôn vinh cho đến xem thường, từ quá khứ cho đến hiện tại.
Vấn đề đẳng cấp trong đời sống văn hóa Ấn Độ thể hiện trên các lĩnh vực:
2.1 Tôn giáo và Triết học: các tôn giáo như Hindu giáo, Phật giáo là hai
tôn giáo thể hiện rõ nhất nhưng cũng trái ngược nhau nhất về vấn đề
đẳng cấp. Các tư tưởng triết học thể hiện trong các kinh Veda,
Lokayata và những tư tưởng chống đối chế độ đẳng cấp từ xưa đến
nay cũng đã bàn rất nhiều về đề tài này.
2.2 Văn học: các tác phẩm của các tác giả tiêu biểu như nhà thơ Kabir,
Vemana, R.Tagore nêu quan niệm của mình về vấn đề đẳng cấp và


2

lòng yêu thương của họ đối với tất cả mọi người không phân biệt
đẳng cấp, giàu nghèo, sang hèn.
2.3 Lịch sử, chính trị: lịch sử hình thành tư tưởng phân chia đẳng cấp xã

hội qua các thời kì gắn liền với những biểu hiện của nó trong đời
sống người dân Ấn Độ.
Chương 3: Đẳng Cấp Ấn Độ Trong Thời Đại Ngày Nay là chương thể hiện
rõ nhất những tác động của chế độ đẳng cấp lên hầu như toàn bộ đời sống kinh tế,
cũng như văn hóa tinh thần của người dân Ấn Độ hiện nay. Bên cạnh đó nhóm
cũng đã liên hệ với cách phân chia giai tầng xã hội ở một số nước để thấy tính chất
đặc trưng riêng biệt của đẳng cấp Ấn Độ.
3.1 Tìm hiểu các ảnh hưởng của vấn đề đẳng cấp trong lịch sử, kinh tế,

văn hóa, xã hội Ấn Độ: những ảnh hưởng chính như làm nền kinh tế
phát triển trì trệ, tụt hậu so với thế giới, tỉ lệ mù chữ cao, nhất là đối với
những người thuộc đẳng cấp thấp; sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng
cao gây ra nhiều xung đột và mâu thuẫn đáng ngại.
3.2 So sánh quan niệm về trật tự đẳng cấp của Ấn Độ với quan niệm về
đẳng cấp của các nước khác trên thế giới: so sánh với quan niệm về thứ
bậc xã hội với các nước phong kiến phương Đông như Việt Nam, Nhật
Bản và chủ nghĩa phân biệt Apartheid ở Nam Phi những năm 90.
3.3 Biện pháp của chính phủ Ấn Độ với tình trạng phân biệt đẳng cấp:
những biện pháp mà chính phủ cũng như các đoàn thể xã hội ở Ấn Độ
đã và đang thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người tiện dân
Dalit trước sự phân biệt đối xử của các đẳng cấp trên.
3.4 Một số nhận định về đẳng cấp: các nhận định về cấn đề đẳng cấp
được cố thủ tướng J. Nehru nên lên trong tác phẩm The Discovery of
India (Khám phá Ấn Độ) và lời nhận xét của thủ tướng đương nhiệm
Manmohan Singh trong hội nghị bàn về sự bất công trong xã hội cũng
như trong chế độ đẳng cấp diễn ra tại thủ đô New Dehli hơm
27/12/2006 thể hiện rõ quan điểm của chính những nhà lãnh đạo cấp cao
của Ấn Độ về vấn đề đẳng cấp.



3

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đến với Ấn Độ ta không chỉ ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp của những cơng trình
kiến trúc nổi tiếng như lăng Taj Mahal, pháo đài Red Fort mà còn bởi những thiếu
nữ trẻ trung, xinh đẹp trong bộ áo sari truyền thống làm lay động lịng người và
cịn bởi những món ăn nhiều màu sắc làm ta choáng ngợp. Đất nước Ấn Độ khơng
chỉ đẹp ở thiên nhiên, con người mà nó cịn là một trong những nền văn minh lớn
của nhân loại chứa đựng bao thành tựu văn hóa có giá trị đến mn đời. Lồi
người chịu ơn đất nước này vì con số 0 tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại là linh
hồn của số học và cả những tôn giáo mà ở đó con người ta tìm được đức tin của
mình, hướng đến sự giải thốt, bên cạnh đó cịn rất rất nhiều những giá trị mà
không thể kể bằng lời hay đếm trên đầu ngón tay mà được.
Đã qua rồi thời hoàng kim của Harappa và Mohenjodaro, Ấn Độ ngày nay
đang muốn được khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế vì những năm
tháng tuyệt đẹp ngày xưa đã qua. Đất nước này vẫn đẹp như bản thân nó vẫn vậy
nhưng đi sâu vào cuộc sống của con người Ấn Độ, với những gì mà những người
Dalit vẫn đang ngày ngày phải gánh chịu mới hiểu tại sao “thời oanh liệt nay còn
đâu ?”1. Khi con người ta vẫn phải sống như thời trung cổ thì khơng thể gọi cuộc
sống là đẹp được nữa. Vậy nguyên nhân nào đã khiến một nước vừa giàu về
truyền thống văn hóa, vừa dồi dào tài nguyên thiên nhiên, vừa lớn về diện tích vừa
đơng về dân số như Ấn Độ vẫn bị xếp vào trong số những nước đang phát triển?
Là do người dân Ấn không chỉ cho rằng sẽ phải sống thật giàu có sung túc trong
kiếp này mới là sống mà họ còn mơ tới chốn Niết bàn, tới cuộc sống kiếp sau?
Mặc dù người dân thuộc tầng lớp nghèo vẫn đang thật sự rất khó khăn vì bị phân
biệt về đẳng cấp và khinh miệt về nhân phẩm nhưng họ vẫn phải chịu đựng, vì
đâu? Do Thượng đế đã an bài như vậy! Đó là lời ngụy biện mà các giáo sĩ
Bàlamôn tạo ra để ép con người vào những khuôn khổ cứng nhắc của bốn đẳng

cấp xã hội để phục vụ cho lợi ích cá nhân của mình. Cũng chính vì quan điểm về
trật tự đẳng cấp hình thành từ thời Veda này mà tồn bộ đời sống kinh tế, văn hóa,
tinh thần của người Ấn bị chi phối cho đến tận ngày nay và có lẽ cả đến tận tương
lai sau này.
Đẳng cấp là một biểu tượng văn hóa trung tâm của Ấn Độ để phân biệt nó
với các nước khác trên thế giới vì trật tự đẳng cấp như thế này chỉ có thể tìm thấy
ở đây mà thơi. Là sinh viên của ngành Ấn Độ học, để tìm hiểu về văn hóa đất nước
này, thiết nghĩ khơng có cách nào hay hơn là tìm hiểu về vấn đề đẳng cấp (varna).
Đó chính là lý do để nhóm chúng tơi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu về hệ
thống đẳng cấp ở Ấn Độ. Bên cạnh việc tìm hiểu về văn hóa Ấn, chúng tơi cịn
1

Ý thơ trong bài Nhớ Rừng của nhà thơ Thế Lữ


4

mong muốn tìm hiểu nguyên nhân vì sao chế độ đẳng cấp vốn dĩ ra đời từ rất lâu
rồi vẫn có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của người Ấn đến như vậy.
Đồng thời đây cũng là một cơ hội tốt để chúng tơi tìm hiểu những nguyên nhân
dẫn đến tình trạng chậm phát triển của kinh tế, giáo dục Ấn Độ ngày nay.

2. Lịch sử vấn đề:
Vấn đề đẳng cấp ở Ấn Độ khơng cịn là đề tài mới mẻ ở Việt Nam, càng
không mới với thế giới nữa. Để đưa đề tài của mình vào một quỹ đạo riêng, không
trùng lắp ý tưởng với những đề tài đã thực hiện quả là việc rất khó đối với những
người thiếu chuyên môn như chúng tôi. Nhưng nghiên cứu khoa học là cơng việc
địi hỏi sự tìm tịi và tình u thật sự với đề tài mà mình đã chọn, vì vậy vẫn ln
có hướng đi cho những người muốn tìm đến cái mới. Tìm hiểu qua một số đề tài
của các tác giả trước đã thực hiện (chỉ giới hạn ở Việt Nam vì thời gian và khả

năng không cho phép) chúng tôi đúc kết được một điều là hầu hết các cơng trình
mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu về trật tự đẳng cấp ở Ấn Độ mà thôi, chưa
nêu lên những ảnh hưởng và tác động của nó lên thực tế đời sống:
- Trong cuốn Văn Hóa Ấn Độ, tác giả Nguyễn Tấn Đắc đã dành nguyên
một mục để nói về vấn đề đẳng cấp (phần 4.3 Từ những cơ cấu xã hội, mục 4.3.2
Từ cơ cấu đẳng cấp, từ trang 101 đến trang 115). Tác giả đã đi từ định nghĩa của
từ varna để khái niệm đẳng cấp Ấn Độ, phân loại các đẳng cấp chính và nêu lên
những ví dụ về các đẳng cấp nhỏ (jati), từ đó nêu những đặc điểm của trật tự đẳng
cấp. Phần kết luận, tác giả trích những ý kiến của cố thủ tướng Nehru trong cuốn
Phát Hiện Ấn Độ để tóm gọn tất cả những ý chính mà mình muốn thể hiện về vấn
đề. Vì đây là tác phẩm nghiên cứu về văn hóa Ấn Độ mà đẳng cấp chỉ là một phần
trong đó nên tác giả không dành trọng tâm vào mà chỉ lướt sơ qua nên kết quả chỉ
ở mức độ giới thiệu về đẳng cấp. Cái hay ở đây là tác giả đã phân biệt được giữa
khái niệm đẳng cấp của người Ấn với khái niệm đẳng cấp ở những nước khác,
phân biệt rõ giữa Varna (theo nghĩa sắc đẳng) và Jati (theo nghĩa nghiệp đẳng) và
nêu được khá nhiều các Jati trong xã hội Ấn. Tuy nhiên tác giả chỉ dừng lại ở việc
giới thiệu về đẳng cấp chứ không đi sâu về vấn đề này nên không thể hiện hết
những cái cần thiết mà đề tài có liên quan.
- Thạc sĩ Lê Thị Hằng Nga (khoa Đông Phương học) đã có một đề tài hấp
dẫn về vấn đề đẳng cấp ở Ấn Độ (thực hiện năm 2007). Tuy nhiên mục tiêu của đề
tài là đi vào tìm hiểu vì sao mà đẳng cấp lại trở thành biểu tượng văn hóa trung
tâm của Ấn Độ nên đề tài chỉ dừng lại ở việc giải thích nguyên nhân của vấn đề.
Cái hay ở đề tài là đã đưa ra được nhiều quan điểm giải thích sự ra đời của hiện
tượng đẳng cấp ở Ấn Độ (như quan điểm của trường phái hiện thực khách quan,
quan điểm trường phái chủ nghĩa lãng mạn và quan điểm của các trường phái
khác), và đã chứng minh được vấn đề đặt ra: “Đẳng cấp là biểu tượng văn hóa
trung tâm của Ấn Độ”.
- Trong cuốn sách Lịch Sử Thế Giới Cổ Đại, nhóm tác giả Lương Ninh
(chủ biên) - Đinh Ngọc Bảo - Đặng Quang Minh - Nguyễn Gia Phu - Nghiêm



5

Đình Vỳ đã nghiên cứu vấn đề đẳng cấp ở Ấn Độ theo tiến trình của lịch sử, từ khi
hình thành vào thời kì Veda cho đến Vương triều Mauryan (321-232 BC) (từ trang
92 đến trang 105 của chương IV: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI). Xét về phương diện lịch sử
thì các tác giả đã giải quyết tốt quá trình hình thành, đặc điểm đẳng cấp ở từng thời
kì và nêu lên được những ảnh hưởng của vấn đề đẳng cấp lên đời sống xã hội Ấn
Độ thời cổ đại. Đáng tiếc là trong tập tiếp theo về Lịch Sử Thế Giới Cận - Hiện
Đại nhóm tác giả đã khơng tiếp tục quá trình này vì cho tới bây giờ thì đẳng cấp
vẫn tồn tại ở Ấn Độ và ảnh hưởng của nó cũng vẫn mạnh mẽ như trước kia.
- Nhóm tác giả Dỗn Chính (chủ biên) - Vũ Tình - Trương Văn Chung Nguyễn Thế Nghĩa trong tác phẩm Đại Cương Lịch Sử Triết Học Phương Đông
Cổ Đại đã nghiên cứu vấn đề đẳng cấp dưới khía cạnh tác động của tư tưởng và tín
ngưỡng của nó tới đời sống tinh thần xã hội Ấn Độ (trang 64 đến trang 73, chương
3: Những Đặc Điểm Lịch Sử, Kinh Tế, Chính Trị, Xã Hội của Ấn Độ Cổ Đại).
Các tác giã đã nêu khái quát về 4 đẳng cấp trong xã hội Ấn, đồng thời liên hệ chế
độ đẳng cấp với chế độ nô lệ ở Ấn Độ thời cổ đại và nêu lên được những bất công
mà những người thuộc đẳng cấp thấp phải gánh chịu dưới trật tự xã hội đó. Và tất
nhiên vấn đề chỉ dừng lại ở những tác động của tư tưởng và tín ngưỡng lên đời
sống xã hội mà thơi.
Nói tóm lại, các đề tài đã thực hiện trong nước mới chỉ dừng lại ở mức đưa
vấn đề ra xem xét ở khía cạnh tổng quan với mục đích giúp người đọc có thể hiểu
được thế nào là trật tự đẳng cấp theo quan niệm của Ấn Độ, chưa thật sự đi sâu
vào những tác động, ảnh hưởng của nó lên thực tế đời sống xã hội Ấn.

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
- Mục đích: mục đích đặt ra ban đầu của đề tài là tìm hiểu về hệ thống đẳng
cấp của Ấn Độ - một vấn đề rất quan trọng liên quan đến ngành học mà từ đó có
thể đào sâu tìm hiểu về văn hóa, đất nước, con người Ấn. Cũng thơng qua đề tài,
một mục đích nữa mà chúng tơi hướng đến đó là thấy được sự khác biệt cơ bản

giữa hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ với một số vấn đề xã hội tương tự ở các nước
khác trên thế giới để khẳng định được trật tự đẳng cấp (varna) là nét rất riêng của
đất nước Ấn Độ. Qua đó thể hiện quan điểm riêng của chúng tôi về vấn đề đẳng
cấp với những ảnh hưởng đang ngày ngày tác động lên đời sống kinh tế, văn
hóa…của Ấn Độ.
- Nhiệm vụ của đề tài: với những mục đích đã đặt ra, nhiệm vụ của các
thành viên trong nhóm là phải giải quyết cho tốt những vấn đề cơ bản như: định
nghĩa, khái niệm đẳng cấp và nêu được biểu hiện của nó trong tiến trình lịch sử Ấn
Độ, sự khác biệt giữa hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ với những vấn đề tương tự
(như vấn đề phân biệt giai cấp ở các nước phong kiến phương Đông, chủ nghĩa
Apartheid), đồng thời làm rõ những ảnh hưởng của hệ thống đẳng cấp lên đời sống
kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước này.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:


6

- Cơ sở lý luận: cơ sở chính mà nhóm căn cứ vào để nghiên cứu đề tài là từ
quan niệm về trật tự đẳng cấp của người Ấn. Theo quan điểm đó thì mỗi người
sinh ra đã phải tn theo những quy định về quy tắc xử sự, giới hạn hành động,
những gì có thể và khơng thể làm vì họ thuộc những đẳng cấp khác nhau. Những
đẳng cấp chính ở Ấn Độ bao gồm Brahman (đẳng cấp của tu sĩ Bàlamôn), đẳng
cấp Kshatriya (chiến binh, vua chúa), đẳng cấp Vaishya (thương nhân, thợ thủ
công) và đẳng cấp Shudra (nô lệ, những hạng người khốn cùng). Theo kinh Veda
(Rig -Veda), con người được sinh ra từ các bộ phận trên cơ thể thần Brahma, từ
miệng ngài sinh ra người Brahman, từ hai cánh tay ngài sinh ra người Kshatriya,
từ hai bắp đùi ngài sinh ra người Vaishya và từ hai bàn chân ngài sinh ra người
Shudra. Những người đẳng cấp Brahman mới là những người cao quý, trong sạch,
là người “hai lần sinh” và được nhận mọi đặc quyền xã hội. Hai đẳng cấp

Kshatriya và Vaishya trung tính, cũng có địa vị trong xã hội tuy khơng bằng đẳng
cấp Brahman. Đẳng cấp cịn lại Shudra bị coi là ơ uế về mặt tinh thần, là người
“một lần sinh”, là nguồn uế tạp và không thể đụng chạm tới (untouchable) vì sẽ bị
lây sự ơ uế đó. Họ là tầng lớp thấp nhất của xã hội và bị khinh miệt về mặt nhân
phẩm cũng như chịu sự phân biệt đối xử rất nặng nề. Chính điều đó đã tạo nên một
bức tranh tương phản hai màu sáng tối rất rõ rệt ở Ấn Độ hàng nghìn năm nay.
Những người đẳng cấp cao thì sống sung sướng, muốn gì được nấy cịn những
người lỡ sinh vào đẳng cấp thấp thì chỉ có chịu đau khổ suốt đời. Hệ quả của nó là
Ấn Độ ngày nay đang phải đối mặt với tình trạng kinh tế chậm phát triển, nhân
quyền chưa được nâng cao; tỉ lệ mù chữ, sự phân biệt giàu nghèo cao, ảnh hưởng
lớn đến đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần…Ấn Độ.
Căn cứ vào quan niệm về trật tự đẳng cấp của Ấn Độ, nhóm đã có những cơ
sở nền tảng cho việc nhận định, đánh giá và bày tỏ quan điểm chủ quan của mình
về vấn đề này.
- Phương pháp nghiên cứu: từ tổng hợp đi đến phân tích các nguồn tài liệu
sách, báo, internet và các cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác. Trong giai
đoạn đầu cơng việc chủ yếu là đi tìm tài liệu từ các nguồn đáng tin cậy với các
sách viết về đẳng cấp của các tác giả có tên tuổi như Văn hóa Ấn Độ của tác giả
Nguyễn Tấn Đắc, Lịch sử văn minh Ấn Độ - bản dịch của Nguyễn Hiến Lê, và bản
tiếng Anh The Laws of Manu của Wendy Dominger và K.Smith. Bên cạnh đó là
các nguồn tài liệu từ nhiều phía như sách, báo, tạp chí, những trang Web trong và
ngồi nước có đề cập tới vấn đề đẳng cấp. Để hiểu biết được vấn đề đẳng cấp trên
nhiều khía cạnh như văn hóa, tư tưởng, chính trị, tơn giáo, triết học, văn học,
nhóm cũng tập trung nhiều tài liệu có liên quan và liên hệ chúng với vấn đề chính
để từ đó rút ra những ảnh hưởng cũng như tác động của vấn đề đẳng cấp lên đất
nước Ấn Độ. Vì mỗi tác giả, mỗi sách lại đề cập tới một khía cạnh riêng có liên
quan đến đẳng cấp nên công việc tiếp theo chúng tôi cần làm là phân tích, tổng
hợp, khái qt hóa tài liệu. Đây là một công việc hết sức quan trọng vì chính nó
mới thể hiện được cái riêng mà nhóm đã góp vào cho cơng trình của mình.



7

5. Giới hạn của đề tài:
Vì hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ là một đề tài lớn mà rất nhiều nhà nghiên
cứu đi trước đã thực hiện nên khi thực hiện đề tài này, nhóm chúng tơi đã quyết
định không chỉ dừng lại ở việc tham khảo những nguồn tài liệu liên quan rồi rút ra
những nhận định chung của mình mà cịn tìm hiểu ảnh hưởng của vấn đề đẳng cấp
này lên đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị…ở đất nước Ấn Độ hiện nay. Tuy
nhiên, vì thời gian và khả năng có hạn nên chúng tơi chỉ giới hạn việc nghiên cứu
ở các đề tài mà các tác giả nước ta đã từng thực hiện, với các tác giả nước ngoài
chỉ xem như nguồn tham khảo. Nguồn tài liệu chủ yếu là sách, báo, internet vì
chúng tơi khơng có điều kiện để nghiên cứu thực địa. Dù vậy, để đề tài đạt được
chất lượng nhất định, chúng tôi sẽ chọn lọc kĩ càng các nguồn tài liệu thu thập
được.

6. Đóng góp của đề tài:
Đã có rất nhiều bài nghiên cứu, bài báo bàn về đẳng cấp ở Ấn Độ nhưng chỉ
dừng lại ở việc đưa ra vấn đề, định nghĩa và lịch sử của nó, chưa thực sự liên hệ
đến thực tế đời sống và ảnh hưởng của việc phân chia đẳng cấp đến đời sống xã
hội và kinh tế, văn hóa của nước này, đặc biệt là đời sống của tầng lớp tiện dân
(untouchnable). Liên hệ với đời sống hiện tại và đưa ra những dẫn chứng điển
hình về các ảnh hưởng khơng tốt của việc phân biệt đẳng cấp này chính là đóng
góp của đề tài.
7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: ngoài những kiến thức tổng quát về
vấn đề đẳng cấp ở Ấn Độ, đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho những nhà đầu
tư Việt Nam muốn mở rộng quan hệ đầu tư kinh tế vào đất nước Ấn Độ về vấn đề
nhạy cảm này. Đây là một đất nước đầy tiềm năng kinh tế, và có khả năng là đối
trọng lớn với các nước Tây Âu, cũng như Mỹ trong tương lai. Nhưng muốn đầu tư
hay phát triển quan hệ với một quốc gia khác thì điều quan trọng nhất là phải hiểu

về phong tục, tập quán, lối suy nghĩ của họ. Quan niệm về đẳng cấp đã bắt rễ rất
sâu vào tư tưởng người Ấn nên việc thận trọng để không đụng chạm tới niềm tin
của họ là rất cần thiết. Mặc dù vấn đề đẳng cấp đang gây ra rất nhiều sự tranh cãi ở
Ấn Độ và cộng đồng quốc tế nhưng với vai trò của một người ngoại quốc thì tốt
hơn hết là ta nên biết để tuân theo và làm những việc trong chừng mực cho phép
mà thôi.


8

Phần II:
Chương 1: ĐẲNG CẤP ẤN ĐỘ - NHỮNG VẤN ĐỀ
LỊCH SỬ
1.1 Khái quát về Ấn Độ:

Ấn Độ là một nước có diện tích đứng hàng thứ 7 trên thế giới với 3.280.483
km và có số dân đơng thứ hai thế giới với hơn 1.260 triệu người, sau Trung Quốc.
Nhìn trên bản đồ, Ấn Độ gần như chiếm trọn cả vùng Nam Á, kéo dài từ 806’ đến
3706’ vĩ độ Bắc và trải rộng từ 6807’ đến 97025’ kinh độ Đơng. Phía Bắc, Ấn Độ
có biên giới chung với Trung Quốc, Nepal, Bhutan; phía Đơng bắc giáp Myanma
và Bangladesh, phía Tây Bắc giáp Pakistan và Afghanistan. Cịn lại, tồn bộ phía
Đơng, phía Tây và phía Nam của Ấn Độ được biển cả và đại dương bao bọc: biển
Arab ở phía Tây, vịnh Bengal ở phía Đơng và Ấn Độ Dương ở phía Nam. Bờ biển
của Ấn Độ dài tới 6.100 km.
2

Ấn Độ hiện đại là một nước lớn trên thế giới. Tuy nhiên, xưa kia Ấn Độ
còn lớn hơn nước Ấn Độ bây giờ và Ấn Độ xưa còn là một trong những quốc gia
có nền văn minh cổ vào loại lớn của thế giới. Nền văn minh Ấn Độ được coi là
một trong những nền văn minh lớn nhất, tiêu biểu nhất và có giá trị nhất đối với

tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.

1.2 Định nghĩa, khái niệm đẳng cấp:


9

Đẳng cấp (tiếng Anh là Caste) là từ mà người Bồ Đào Nha dịch từ varna
trong tiếng Ấn. Theo Từ Điển Tiếng Việt1 đẳng cấp có 3 nghĩa sau đây:
 Là tập đồn người có địa vị xã hội như nhau, được pháp luật thừa
nhận, hợp thành thứ bậc tách biệt với các tập đồn khác trong chế
độ nơ lệ và phong kiến ở một số nước.
 Là tập đoàn người có những đặc quyền riêng, khác các tập đồn
khác về thứ bậc trong xã hội nói chung.
 Là trình độ, thứ bậc cao thấp.
Nhưng theo từ điển Oxford2 thì từ caste ln có các nghĩa:
 Là một trật tự xã hội riêng biệt ở Ấn Độ được tạo thành dựa trên
sự khác nhau về thứ bậc, nguồn gốc, địa vị và sự giàu có.
 Là một tập đồn người có địa vị đặc biệt trong xã hội mà những
người ở ngồi tập đồn đó khơng được tham dự vào.
Bởi vì đẳng cấp là một nét riêng biệt của Ấn Độ nên trong các từ điển tiếng Anh
luôn nêu rõ nó là một trật tự xã hội riêng biệt ở Ấn Độ (như trên đã dẫn). Thuật
ngữ ở Ấn Độ để nói về đẳng cấp là varna và jati.
o Varna là một thuật ngữ Sanskrit bao gồm 2 ý nghĩa: thứ nhất là
“màu sắc”, thứ hai là “mạng che mặt”. Thuật ngữ varna đề cập
tới sự phân chia có phần lý tưởng của xã hội Hindu truyền thống
thành bốn thứ bậc là Brahman, Kshatriya, Vaishya và Shudra mà
chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở phần sau. Bên dưới chúng là những
người “không thể đụng chạm tới” (untouchable) hay các
Panchama (nghĩa đen là đẳng cấp thứ năm), những người làm

công việc dơ bẩn bằng tay.
o

Jati là một thuật ngữ thường để chỉ những nhóm khác nhau về
kích cỡ từ một số ít đến hàng ngàn người, cùng sống ở một địa
phương, cùng làm chung một loại nghề và cùng tuân thủ những
quy tắc xử sự nhất định giữa những người cùng jati và ngoài jati.

1.3 Khái quát về lịch sử đẳng cấp ở Ấn Độ :
Đẳng cấp là một cấu trúc xã hội thể hiện nét đặc trưng trong văn hóa Ấn Độ
có ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống vật chất, tinh thần của người Ấn. Có rất
nhiều giả thiết giải thích về nguồn gốc của đẳng cấp nhưng cho đến nay, người ta
vẫn chưa biết được nguồn gốc và thời điểm ra đời thực sự của nó.

1
2

Viện Ngơn Ngữ Học,(2003), Từ Điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng,Trung Tâm Từ Điển Học.
Oxford Advanced Learner’s dictionary,(2003), Oxford University Press.


10

D.D.Kosmbi viết trong cuốn “An introduction to the Study of Indian
History” (Lời mở đầu cho việc nghiên cứu lịch sử Ấn Độ, India, Bombay, 1975,
trang 154) cho rằng sự chuyển biến thông thường là từ bộ lạc đến phường hội, rồi
sau đó đến đẳng cấp dưới tác động của những cuộc chinh phục, của tàn dư bộ lạc
và của tôn giáo.
Theo kinh Veda (Rig -Veda), con người được sinh ra từ các bộ phận trên cơ
thể thần Brahma, từ miệng ngài sinh ra người Brahman, từ hai cánh tay ngài sinh

ra người Kshatriya, từ hai bắp đùi ngài sinh ra người Vaishya và từ hai bàn chân
ngài sinh ra người Shudra3. Thấp nhất là những người khơng có giai cấp được gọi
là bọn cùng đinh, những người không đáng chạm tới, họ là những kẻ được tạo ra
từ đất.
Một quan điểm khác là sự đầu thai cũng liên quan mật thiết với hệ thống
giai cấp. Người Ấn Độ giáo cho rằng thể xác chỉ là một cái vỏ tạm thời dùng để
bao che linh hồn. Sự sống của thể xác đơn thuần là thành quả của một giai đoạn
trong muôn ngàn giai đoạn hóa thân của linh hồn trong một hành trình xun qua
miền vĩnh cửu, quy luật tuần hồn này được bắt đầu và kết thúc trong sự hợp nhất
với vũ trụ. Sự tổng kết thiện và ác tích lũy của mỗi cá nhân được gọi là Karma
(nghiệp). Chính nó là thành quả xác định cho một linh hồn trong giai đoạn hóa
thân mới, để có thể được nâng lên hay hạ xuống trong các thứ bậc của giai cấp.
Như thế nếu chấp nhận lối lý luận tâm linh này thì tất nhiên đã gián tiếp chấp nhận
một xã hội mà trong đó quyền lực đẳng cấp khơng thể thay thế trong đời sống.
Cùng với tư tưởng đó, Ấn Độ giáo đã vận động những người cùng đinh hãy cam
chịu số phận của họ hiện nay, vì chắc chắn đó sẽ là một phương tiện để họ có được
một định mệnh tốt hơn trong giai đoạn hoá thân của kiếp sau.
Nhưng có giả thiết lại cho rằng, chế độ đẳng cấp ra đời vào thời kỳ Vêda
(khoảng 1500 – 700 TCN), khi người Aryan4 di cư vào Ấn Độ, chinh phục, đồng
hóa người Dravidian bản địa. Từ đó, xã hội có sự phân biệt giữa người Aryan da
trắng chiến thắng với người Dravidian chiến bại. Người Dravidian trở thành đẳng
cấp nơ lệ Shudra. Do đó, sự phân biệt đẳng cấp đồng nghĩa với việc phân biệt màu
da. Ngay trong bản thân người Aryan cũng có sự phân biệt giữa những người làm
nghề tôn giáo, những người làm nghề chiến sĩ và những người làm nghề khác.

3

Nguồn gốc chính xác của hệ tư tưởng này vẫn còn mơ hồ, tuy nhiên chúng ta có thể tìm thấy những
yếu tố của nó trong một số bài ca tụng sau này của Rig-Veda trong đó miêu tả sự chia cắt của người
vũ trụ khổng lồ Purusha, người đàn ông nguyên thủy đã hiến dâng cuộc sống của mình để tạo r a thế

giới:”Khi người ta chia cắt con Người, họ đã cắt anh ta thành mấy phần? Họ đã gọi miệng anh ta là
gì, hai tay và đùi và bàn chân là gì?/ Miệng anh ta thành người Brahmin; cánh ta anh ta trở thành
Chiến binh (Kshatriya), đùi anh ta trở thành Quần chúng - People (Vaishya), và từ hai bàn chân anh
ta là những người phục vụ (Shudra) được sinh ra”
4
Aryan là một chủng tộc chính ở Ấn Độ. Bản quán của họ là ở vùng biển Caspien, bắc Iran. Họ du
nhập vào Ấn Độ khoảng giữa thiên niên kỉ thứ II trước CN. Đặc điểm chủng tính: to lớn, da trắng,
mắt đen, mũi hẹp và cao. Họ khác với người Dravidian bản địa: nhỏ bé, da sẫm màu, mũi tẹt.


11

Ban đầu, sự phân biệt đẳng cấp chưa chặt chẽ và cố định. Người ở các đẳng
cấp khác nhau có thể lấy nhau, thay đổi nghề nghiệp và ngồi ăn chung với nhau.
Địa vị của người phụ nữ cũng chưa thấp kém như sau này.
Về sau, người Aryan mở rộng dần lãnh vực cư trú, thiết lập cơ cấu nhà
nước lớn hơn, bắt đầu sống định cư và làm nông nghiệp. Lúc này, đẳng cấp bắt
đầu mang tính cha truyền con nối. Địa vị của người phụ nữ bị giảm sút hẳn, họ
khơng có quyền hành gì trong gia đình, không được tham gia vào các hoạt động xã
hội. Đẳng cấp Shudra bị xem là ô uế cả về mặt tôn giáo lẫn tinh thần và thể xác.
Sự phân biệt đẳng cấp càng sâu sắc hơn trong nền đế chế Gupta (320550).Ý niệm về sự trong sạch và ô uế mang tính chất tơn giáo xã hội bắt đầu xuất
hiện. Những người “ơ uế” bị gạt ra ngồi các đẳng cấp và trở thành những người
không được đến gần. Tục Suttee5, tục hỏa thiêu góa phụ bắt đầu xuất hiện và phổ
biến.
Hiện nay chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ vẫn cịn tồn tại dưới nhiều hình thức
mặc dù Hiến pháp tuyên bố ngày 26/1/1950 cấm sinh ra những vấn đề bất bình
đẳng xã hội nhức nhối. Chế độ đẳng cấp lâu đời hiện tới nay vẫn còn điều chỉnh
các quan hệ trong xã hội Ấn Độ.

1.4 Đặc điểm đẳng cấp ở Ấn Độ:

Đẳng cấp là một hiện tượng xã hội, văn hóa riêng biệt rất riêng của Ấn Độ
được thể hiện qua nhiều mặt, mỗi mặt có một nét riêng nhưng đều thể hiện một
quan điểm nhất quán: đẳng cấp là một trật tự thiêng liêng mà mỗi người dân phải
phục tùng từ khi mới chào đời. Cuộc đời con người như thế nào là do nhân–quả
mà thành, muốn được thốt kiếp phải hết lịng tn theo những điều đã được quy
định sẵn, dù cho có đau khổ đi chăng nữa, bởi có tuân theo đấng tối cao mới có thể
nhận được sự giải thốt và hóa kiếp ở kiếp sau. Những mặt đó bao gồm:

1.4.1 Về nghề nghiệp và bổn phận xã hội Ấn Độ:
Xã hội Ấn được chia thành bốn đẳng cấp lớn là: đẳng cấp Brahman, đẳng cấp
Kshatriya, đẳng cấp Vaishya và đẳng cấp Shudra.
a. Đẳng cấp Brahman: đẳng cấp của những tu sĩ Bàlamơn.

5

Hay cịn gọi là sati.


12

b. Đẳng cấp Kshatriya: đẳng cấp của vua và chiến sĩ.

Đẳng cấp Vaishya: đẳng cấp của những thương nhân và dân tự do.


13

c.
Đẳng cấp Shudra: đẳng cấp của những người nô lệ.



14

Bên cạnh bốn đẳng cấp chính kể trên là hàng nghìn những jati - tức là
những cộng đồng người cùng làm một nghề, cùng ở một địa phương và tuân giữ
chặt chẽ những quy định của đẳng cấp mình cũng như trong quan hệ với những
đẳng cấp khác. Theo điều tra năm 1901 có tất cả 23786 những đẳng cấp như vậy.
Sau đây là một vài ví dụ cụ thể:
 Agarwala là một đẳng cấp nhà buôn quan trọng ở Thượng Ấn, tự xem
mình là thuộc dịng dõi của một bà tổ Rắn.
 Ahar là đẳng cấp của những người chăn ni và bn trâu bị ở Rohikhand.
 Ambavalasi là đẳng cấp của những người phục dịch trong các đền thờ ở
Malabar.
 Babhan là đẳng cấp của những người thợ cạo ở Tamil.
 Bagdi là đẳng cấp của những điền chủ và người trồng trọt ở Bihar.
 Baidya là đẳng cấp của những người đánh cá, khiêng kiệu và làm ruộng ở
Bengal, Bihan.
 Koli là đẳng cấp của những người làm việc đồng áng ở Tây Ấn, thường đi
làm thuê, nên tên đẳng cấp này trở thành tên chỉ những người làm thuê nói
chung: Culi.
 Barhai là đẳng cấp của những người thợ mộc ở Thượng Ấn.
 Bekanwala là đẳng cấp của những người mổ lợn ở Khatik.
 Bhangi là đẳng cấp của những người đi ở và quét đường ở hầu khắp Ấn
Độ, trừ miền Nam.
 Bharbunja là đẳng cấp của những người rang hạt ở Thượng Ấn.
 Bhat là đẳng cấp của những nhà thơ, người lập phả hệ và người đưa tin.
 Chakkiliyan là đẳng cấp của những người làm nghề da ở Tamil.
 Chaliyan là đẳng cấp của những người dệt vải ở Malabar.
 Cheruman là đẳng cấp của những người nông nô ở Kanara.
 Chetti là đẳng cấp của những nhà ngân hàng, chủ hiệu cho vay ở Nam Ấn.

 Darzi là đẳng cấp của những người thợ may nói chung ở Ấn.
 Dharbi là đẳng cấp của những người nhạc công và những người tán tụng.
 Dhobi là đẳng cấp của những người thợ giặt ở Ấn nói chung.

6

Theo Nguyễn Tấn Đắc, (2000), Văn hóa Ấn Độ, Nxb Tp.HCM.


15

 Gayawal là đẳng cấp của những tu sĩ Brahman hành khất sống nhờ vào của
bố thí của người hành hương ở thành phố Gaya.
 Gandijoji là đẳng cấp của những người nuôi lợn, thầy lang và người bắt
rắn ở Nam Ấn.
 Kaniyan là đẳng cấp của những nhà chiêm tinh ở Malabar.
 Karan là đẳng cấp của những người thư ký viết thuê ở Orissa.
 Khangar là đẳng cấp của những người canh gác ở Trung Ấn.
 Khati là đẳng cấp của thợ đóng xe ở Punjab.
 Nayadi là những chuyên làm nghề ăn xin, thuộc loại ngoài đẳng cấp ở
Malabar.
 Nat là đẳng cấp của những người hát, múa, làm xiếc và những người phạm
tội chuyên nghiệp.
 Rajput là đẳng cấp quý tộc ở Bắc và Trung Ấn, chức năng truyền thống là
chiến đấu và cai trị, tiêu biểu cho varna Kshatriya cổ.
 Tawaif là đẳng cấp của gái nhảy và kỹ nữ. Những người đàn ông của đẳng
cấp này lấy vợ bên ngoài, thường làm việc mối lái hay nhạc công.
v.v.

Đặc điểm của các jati là cùng làm một nghề hoặc vài nghề nhất định và

mang tính chất cha truyền con nối. Nghề của cha ông cho dù có bị người đời coi
khinh thì con cái cũng không được bỏ, phải nối ngiệp của cha ông, kể cả những
nghề kỳ lạ như ăn xin, bói tốn… thậm chí là nghề phạm tội.
Ba đẳng cấp trên chủ yếu thuộc chủng Aryan, được xem là trong sạch về
mặt tôn giáo, có quyền học tập kinh Veda. Họ được xem là người sinh ra hai lần,
một lần sinh thể xác và một lần sinh tinh thần (khi học xong kinh Veda), nên được
gọi là dvija (người hai lần sinh) và được đeo vào sợi dây thiêng (theo Văn hóa Ấn
Độ).
Trên hết là đẳng cấp Brahman. Đẳng cấp Brahman được ban cho tinh
thần thiêng, có thể tiếp xúc trực tiếp với thần thánh. Ban đầu, đẳng cấp Kshatriya
được cho là cao nhất. Chính vua chúa cử hành các buổi lễ tơn giáo, vua là giáo
trưởng, các tu sĩ Bàlamơn chỉ đóng vai phụ. Nhưng dần dần, hết chiến tranh đến
hịa bình, đất nước phát triển nông nghiệp. Việc chăm lo trồng trọt rất cần đến các
buổi lễ, nghi thức tôn giáo phức tạp mang tính chun mơn nên vai trị của đẳng
cấp Brahman ngày càng trở nên quan trọng. Vì thế, đẳng cấp Brahman ngày càng
đông lên, họ chuyên chăm lo việc tôn giáo, học và dạy kinh Veda, giáo dục cho
thanh niên.


16

Theo luật Manou7, người Brahman có quyền đứng trên người khác. Nhưng
trước đó họ phải học kinh Veda trong nhiều năm, sau đó được “tái sinh” và phong
chức, trở thành nhân vật linh thiêng mà khơng ai có quyền xâm phạm đến thân thể
và của cải của họ. Họ phải được tôn trọng như một vị thần.
Theo luật Manou: “Một người Brahman mới 10 tuổi phải được những
người khác 100 tuổi xem như là bố. Họ có phạm tội ác thì cũng khơng bị xử án tử
hình mà chỉ bị đi đày. Không tội lỗi nào lớn bằng tội giết một người Brahman.
Người phạm tội phải tái sinh làm một con thú dữ. Ai nắm tóc người Brahman thì
phải chặt tay, ai ăn cắp một con bị cái thì phải chặt một bàn chân.”

“Người nào chết khơng có kẻ thừa tự thì gia sản thuộc về người Brahman.
Nếu người Brahman tìm thấy một kho báu, người đó có thể lấy tất cả. Nếu nhà vua
tìm thấy thì phải cho những người Brahman một phần. Ai ở đẳng cấp thấp mà tỏ ra
kính trọng người Brahman thì sẽ được tái sinh lên đẳng cấp trên”. (Tư tưởng triết
học và đời sống văn hóa, văn học Ấn Độ).
Bên cạnh đó, luật Manou cũng quy định nghĩa vụ của người Brahman.
Người Brahman phải học kinh Veda, khơng tham lam, kiêu ngạo, nói dối;
phải tốt bụng với những người ở đẳng cấp thấp, không đoán mộng, xem tướng số,
thực hiện ma thuật và theo chiêm tinh học, phải tuân thủ tinh thần bất bạo động
nhưng có quyền giết người và ăn thịt các nạn nhân tế sinh.
“Một phần tư đầu cuộc sống là ở với bố mẹ, phần tư thứ hai làm bố gia
đình, bắt đầu sang phần tư thứ ba đã có cháu, người Brahman rút lui vào ở ẩn
trong rừng. Phần tư cuối cùng, y cắt đứt tất cả mọi quan hệ với thế giới và với tư
cách nhà tu tu hành khổ hạnh, y chỉ quan tâm đến những cái vĩnh cửu.”
“Lời nói của nó phải là chân lý, trong tim chỉ có sự trong sáng. Vui vẻ chịu
đựng mọi sự chửi rủa, không khinh miệt ai, không thù ghét ai. Không được nổi
giận khi người khác nổi giận, phải đáp lại tiếng chửi bằng lời nói êm đẹp.”
“Nhà tu hành Brahman khơng đi tìm cái chết, nó đợi chờ cái chết đến. Nó có
trách nhiệm bảo vệ quyền lợi và che chở người yếu chống kẻ mạnh.”(Theo Tư
tưởng triết học và đời sống văn hóa văn học Ấn Độ)
Theo luật Manou: “Hết thảy cái gì ở trong vũ trụ đều là vật sở hữu của các
người Brahman. Dân chúng phải ni họ hoặc cúng dường họ vì đó là một bổn
phận thiêng liêng.”
Đẳng cấp đứng thứ 2 là Kshatriya, được ban cho sức mạnh chuyên sử dụng
vũ khí để bảo vệ sinh mạng và của cải, bảo vệ chính quyền.

7

Luật Manou do các thầy tu Brahman sáng tác nên mang đậm chất Brahman và quan điểm một
chiều của họ. Niên đại của bộ luật này còn nhiều tranh cãi nhưng được khẳng định là ở khoảng thế

kỷ 3,4. Bộ luật này lần đầu tiên được dịch sang tiếng Anh bởi William Jones. Giới viên chức thực dân
Anh và các nhà Ấn Độ học coi bộ luật này là quan trọng nhất và có quyền lực nhất ở Ấn Độ.


17

Thời chiến, đẳng cấp Kshatriya được coi là đẳng cấp cao nhất, họ quan
niệm: “Chết trên sa trường mới là vinh, chết trên giường là có tội.”
Theo luật Manou: “Nhà vua không được đi săn bắn, cờ bạc, ngủ ngày, nói
xấu người khác, ham thích phụ nữ, say rượu, nhảy múa, ca hát và có những cuộc
đi chơi vơ ích”.
“Nhà vua phải khiêm tốn, không được dùng vũ lực và không được cướp tài
sản của thần dân”.
“Trong cuộc chiến, y phải có tinh thần hiệp sĩ. Nếu kẻ thù yếu, khơng được
bảo vệ, phải bỏ chạy hoặc đầu hàng thì khơng được đánh đập, khơng được dùng
tên bắn có thuốc độc, không được dùng các chiến thuật gian dối… Nhà vua chỉ
được thu thuế từng ít một. Nhà vua phải che chở kẻ yếu, đàn bà góa bụa và phụ nữ
khơng có con, chú ý đến tất cả những kẻ đau khổ”.
“Đối với chính sách đối ngoại, nhà vua phải nghe những lời khuyên của các
người Brahman có kinh nghiệm. Phải tìm cách chinh phục hịa bình… Phải tìm
cách bảo vệ thủ đơ có hiệu quả”.
“Người Brahman và các chiến sĩ không được cho vay lãi.” (Tư tưởng triết
học và đời sống văn hóa văn học Ấn Độ).
Đẳng cấp Vaishya được giao cho việc lao động sản xuất, tạo ra của cải vật
chất cho xã hội bằng chăn nuôi, trồng trọt, mua bán.
Đẳng cấp thấp nhất, đẳng cấp Shudra có bổn phận phải hầu hạ ba đẳng
cấp trên. Có lẽ đây là người dân bản địa trước người Aryan vì có màu da tối hơn.
Họ bị coi la những người không trong sạch về mặt tôn giáo, chỉ là những người
eka-jati, chỉ có một lần sinh thể xác. Đẳng cấp Shudra không được thực hành các
nghi lễ tôn giáo, không được học kinh Veda, khơng được có và sử dụng vũ khí. Họ

sống khơng có chút quyền lợi nào, cuộc sống khơng khác gì thú vật, có thể bị
người ở các đẳng cấp trên giết bất cứ lúc nào.
Theo luật Manou: “Kẻ nào mà mới có ý định đánh đập Bàlamơn thơi thì sẽ
bị đày xuống địa ngục trăm năm; nếu thực sự đánh đập rồi thì phải xuống địa ngục
ngàn năm. Một Shudra mà thông dâm với vợ một Bàlamơn thì bị hoạn và tịch thu
hết tài sản. Một Shudra mà giết một Shudra thì có thể được tha tội nếu nộp cho
một Bàlamơn mười con bị cái; nếu giết một Vaishya thì phải nộp trăm con bị cái;
nếu giết một Kshatriya thì ít nhất phải ngàn con bị cái; nhưng nếu giết một
Bàlamơn thì khơng có cách gì chuộc tội được, thế nào cũng bị xử tử; chỉ giết một
Bàlamôn mới thực sự là giết người”. (theo Tư tưởng văn hóa Ấn Độ)
Mặc dù Shudra bị cho là đẳng cấp thấp hèn nhất nhưng nó vẫn được xếp
vào hệ thống đẳng cấp của xã hội. Ngoài ra, trong xã hội cịn có những người
ngồi đẳng cấp 8 (outcastes), còn gọi là những kẻ bẩn thỉu (untouchables) hay
8

Thường gọi là người Dalit.


18

những người hèn hạ (pariah). Đó là bộ phận những người làm những nghề bị coi là
bẩn thỉu như giặt quần áo, quét đường, giết súc vật, thợ sửa giày và tất cả những
nghề liên quan đến sản phẩm của xác súc vật chết.

1.4.2 Về hôn nhân:
Đẳng cấp là cộng đồng nội hôn, các thành viên trong một đẳng cấp chỉ có
thể kết hơn với người cùng đẳng cấp với mình, kết hơn với người khác đẳng cấp là
một hành động đáng khinh và sẽ bị gạt ra khỏi đẳng cấp. Trong mỗi đẳng cấp lại
có những nhóm người tự xem là có cùng một vị tổ, gọi là gotra. Các thành viên
trong một gotra không được phép lấy nhau. Theo nguyên tắc, chế độ đẳng cấp chỉ

cho phép sự kết hôn giữa các gotra trong cùng một đẳng cấp. Nếu vi phạm nguyên
tắc này, họ sẽ không thuộc về một trong hai đẳng cấp của vợ hoặc chồng mà sẽ trở
thành những người ngoài đẳng cấp và bị xã hội khinh rẻ. Nếu một phụ nữ đẳng
cấp Brahman lấy một người đàn ơng đẳng cấp Shudra thì họ sẽ chẳng còn thuộc
đẳng cấp Brahman hay Shudra nữa mà trở thành người Chandala ở ngồi đẳng
cấp. Một người đàn ơng đẳng cấp Brahman lấy một người phụ nữ đẳng cấp Shudra
thì họ sẽ trở thành người Nishala. Người Chandala và người Nishala là những
đáng khinh và tồi tệ nhất trong xã hội. Luật Manou bảo: “Một người đàn ông
thượng lưu mà ái ân với những người đàn bà hạ lưu thì là tự hạ mình xuống;
nhưng một người đàn ơng hạ lưu mà ái ân với những người đàn bà thượng lưu thì
khơng thể nâng cao thân phận của mình được”.
Theo tục lệ Ấn Độ, hôn nhân là việc cưỡng bách, đàn ơng khơng có vợ thì
khơng được ở trong đẳng cấp, mất hết thân phận trong xã hội, bị khinh bỉ, càng
giữ tân được lâu thì càng bị chê trách. Luật Manou chê trách hôn nhân tự do, cho
điều đó là bậy, đáng phỉ nhổ. Hơn nữa, hơn nhân là việc nghiêm trọng, liên quan
tới xã hội và giống nịi nên người Ấn thường lo chuyện hơn nhân cho con từ rất
sớm. Đó là lý do chính dẫn tới tục tảo hôn ở Ấn Độ.

1.4.3 Chế độ đẳng cấp quy định rất chặt chẽ về việc ăn
uống:
Theo quy định của chế độ đẳng cấp thì khơng được ăn, uống (hút), với
người thuộc đẳng cấp khác, đặc biệt là đẳng cấp thấp hơn, nhất là đẳng cấp
Shudra. Có thể vì ăn chung với người đẳng cấp thấp hơn mà bị đuổi khỏi đẳng cấp
mình. Người Ấn rất coi trọng viếc ai nấu ăn. Thức ăn khi nấu lên trở thành bản
chất tối thượng Brahman nên chỉ cái bóng của người lạ ngã vào hay cái nhìn của
người thuộc đẳng cấp thấp hơn thì thức ăn cũng phải đổ đi.
Việc ăn uống của người Ấn được quy định bởi rất nhiều những quy tắc khắt
khe và phức tạp. Mỗi đẳng cấp lại có những quy định về ăn uống của riêng mình.
Người Brahman ở Đơng Ấn cấm khơng cho anh em trai nấu chung bếp, hoặc lấy
lửa từ bếp khác về nhóm. Đàn bà phải ăn sau đàn ơng. Một người Kabar đi ở hay

làm công cho những đẳng cấp trên được ăn thức ăn thừa của chủ khi chưa có vợ,
sau khi lấy vợ rồi anh ta không được ăn của thừa đó nữa. Có đẳng cấp chỉ nhận


19

thức ăn của người con gái khi chưa có chồng, có chồng rồi khơng được ăn nữa.
Trước khi ăn, người Naga Brahman phải tắm, mặc quần áo sạch, không được
chạm vào một chậu đất đựng nước hay da, xương, giấy, lừa, lợn, chó, một đứa bé
đã đến tuổi ăn cơm. Trước khi ăn cơm, anh ta không được chạm vào một người
Brahman đang ăn hay đã ăn xong. Có người ăn nơi chỗ kín để tránh cái nhìn của
kẻ xấu. Người Kurmi thuộc đẳng cấp làm ruộng ở Tây Bengal không ăn cơm của
người Brahman nào cả trừ của vị thầy (Guru) của mình, nhưng người vợ thì lại
khơng ăn thức ăn của vị Guru của chồng. Ở Nam Ấn, có nơi trong khi người mẹ
chồng khơng được ăn cơm của người con gái mình lại có thể ăn cơm của con dâu
và hai bà thông gia với nhau không được ăn cơm của nhau. Ở Bengal có đẳng cấp
Pirali, là nhóm người đã phải tách ra khỏi đẳng cấp gốc là Rarhi Brahman chỉ vì đã
ăn một bữa cơm của người Muslim (theo Văn hóa Ấn Độ - Nguyễn Tấn Đắc).
Theo quy định thì khơng được ăn thịt, trứng, hành, tỏi, nấm và tỏi tây. Chỉ
được uống nước lã thôi, mà nước cũng phải do một Brahman múc, gánh mới được.
Từ khi người Brahman cấm ăn thịt thì các nhóm người ăn thịt, đặc biệt là thịt bị bị
xem là những người ơ uế. Vì những quy tắc ăn uống khắt khe như vậy nên ngày
nay nghề bán cơm, bán nước chủ yếu do người Brahman làm.

1.4.4 Quan niệm về sự ô uế:
Theo quan niệm của người Ấn, đẳng cấp Brahman là hoàn toàn trong sạch,
tinh khiết, Kshatriya và Vaishya là hai đẳng cấp trung tính, Shudra là đẳng cấp bẩn
thỉu và uế tạp cịn nhóm người ngồi đẳng cấp thuộc loại hạ đẳng cùng đinh là
nguồn uế tạp. Người Ấn bỏ mỗi ngày bỏ ra mấy giờ để tự tẩy uế. Họ rất sợ bị
nhiễm uế: ăn nhầm thức ăn không hợp với nghi thức tôn giáo, đụng nhầm một

đống rác hay một người Shudra, một người ngoài đẳng cấp, một thây ma, thậm chí
một cái nhìn, hơi thở hay cái bóng… cũng có thể làm nhiễm uế. Phụ nữ có tháng
bị coi là ơ uế, phải nằm một chỗ và phải theo những quy tắc vệ sinh thật tỉ mỉ.
Những người thuộc các tiểu đẳng cấp khác nhau, nếu chạm vào nhau thì tuỳ
theo quy định, người thuộc đẳng cấp cao hơn bị ơ uế và có thể phải tẩy uế hay trở
thành một kẻ hạ đẳng, suốt đời phải tránh khỏi gia đình mình để khỏi phải truyền ơ
uế cho cả gia đình, một cái nhìn của người hạ đẳng làm nghề thợ giặt cũng có thể
làm ô uế người khác nên họ phải làm việc từ khuya cho đến gần sáng, cấm khơng
được ra ngồi vào ban ngày. Hơi thở của vị triều thần cũng có thể gây ơ uế nhà
vua. Những người ở đẳng cấp dưới khi vào đền phải che mũi và miệng bằng khăn
để khỏi làm ô uế tượng thần. Các đẳng cấp trên thường quy định khoảng cách an
toàn để tránh ơ uế vì trong vịng một khoảng cách nào đó cũng có thể “lây uế”.
Khi bị nhiễm uế, người Ấn phải làm những nghi thức tẩy uế: nếu là trường
hợp nhẹ chỉ cần tưới bằng nước thánh, nếu nặng thì nghi thức rắc rối hơn, nếu cực
nặng thì phải làm phép Panchagavia rất đáng sợ, phép này là một cách trừng phạt
kẻ nào phạm phải những lỗi nặng không theo luật của tập cấp (chẳng hạn tội rời bỏ
Ấn Độ): kẻ phạm tội phải uống một thứ nước trộn “5 chất” của con bò cái linh


20

thiêng: sữa lỏng, sữa đặc lại, bơ nước, nước tiểu và phân.” (theo Lịch sử văn minh
Ấn Độ-Will Durant).
Chính vì quan niệm về sự ô uế như vậy nên người Bàlamơn rất chú ý đến
việc giữ gìn vệ sinh thân thể: “Khơng có một dân tộc nào sạch sẽ như dân tộc Ấn.
Họ nổi tiếng là tắm gội nhiều.” (William Huber). Các sách Ấn Độ viết về phép cư
xử trong xã hội cũng dạy tỉ mỉ về cách vệ sinh thân thể.

1.4.5 Tục lệ Suttee, hỏa thiêu quả phụ:
Đây là tục lệ du nhập từ nước ngồi, khi một ơng vua hay một vị đại thần

chết, người ta bắt vợ hay nàng hầu của họ chết theo để xuống dưới có người hầu
hạ. Theo kinh Veda, quả phụ chỉ cần nằm trên giàn hỏa của chồng một lát trước
khi châm lửa. Đến thời xuất hiện anh hùng ca Mahabharata, tục đó lại trở nên
nghiêm khắc. Quả phụ bị thiêu sống trên giàn hỏa của chồng hay bị chôn sống
trong một cái huyệt. Các tu sĩ Bàlamôn ban đầu phản đối, nhưng sau đó chấp nhận
vì cho rằng đó là một tính cách tơn giáo. Đối với phụ nữ Ấn Độ, tuẫn tiết theo
chồng mang lại cho họ hy vọng được gặp lại chồng ở kiếp sau. Theo người Ấn, tái
giá là làm nhục vong linh của chồng và gây vô số những rắc rối không sao gỡ
được trong kiếp sau của chồng. Vì thế, luật Bàlamơn cấm họ tái giá, nếu khơng
tuẫn tiết thì phải cạo trọc đầu, sống thêm chỉ để chăm sóc con và làm việc thiện
(theo Lịch sử văn minh Ấn Độ-Will Durant).


21

Chương 2: ĐẲNG CẤP ẤN ĐỘ - NHỮNG VẤN ĐỀ
VĂN HÓA
Vấn đề đẳng cấp trong đời sống Ấn Độ thể hiện trong rất nhiều phương
diện, từ những học thuyết tôn giáo, tư tưởng triết học cho đến những tác phẩm văn
chương đều thể hiện những quan niệm về vấn đề đẳng cấp. Vấn đề đẳng cấp là
một vấn đề quen thuộc trong các lĩnh vực đời sống tư tưởng, đạo đức, lối sống của
người dân Ấn. Mặc dù có những luồng tư tưởng trái ngược nhau về việc ủng hộ
hay phản đối trật tự đẳng cấp nhưng chính điều đó đã làm nên những cái hay cho
bản thân những tư tưởng đó.

2.1

Tơn giáo và triết học:

Tư tưởng chính trị và pháp luật của Ấn Độ là sự phản ánh toàn bộ đặc điểm

chế độ nơ lệ mang tính chất gia trưởng và chế độ phân biệt đẳng cấp của Ấn Độ cổ
đại.
Xã hội Ấn Độ không chỉ bị chi phối bởi chế độ nơ lệ mang tính chất gia
trưởng mà cịn bị bóp nghẹt bởi chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội nghiệt ngã. Chế
độ đẳng cấp gọi là chế độ “varna”, tiếng Phạn cổ có nghĩa là chủng tính, với cơ sở
tơn giáo và giáo lý là đạo Bàlamơn. Lúc đầu, đó là sự phân biệt về màu da, chủng
tộc chủ yếu giữa người Aryan và người Dravidian. Người Aryan đã dùng chế độ
phân biệt sắc tộc, chủng tính, màu da để thống trị những người bản địa. Sau đó chế
độ varna đã mở rộng sang cả phân biệt về huyết thống, nghề nghiệp, tôn giáo, tục
cấm kị hôn nhân, quan hệ giao tiếp, quan niệm về sự trong sạch… Người Bồ Đào
Nha khi đến Ấn độ đã dịch varna thành casta (gốc Latinh là castus nghĩa là thuần
túy không pha trộn để chỉ sự phân chia đẳng cấp chế độ xã hội). Trong chế độ
varna mỗi đẳng cấp có một địa vị và quyền hạn riêng được quy định bởi giáo lý
Bàlamơn có tính chất thần khải và các điều luật của nhà nước.
Chế độ đẳng cấp một mặt là cơng cụ đắc lực để duy trì sự ổn định trật tự xã
hội đương thời nhưng mặt khác, nó cũng đã kìm hãm sự phát triển của xã hội Ấn
Độ. Tư tưởng chính trị và hệ thống pháp luật của Ấn Độ cổ đại bằng các hình thức
khác nhau đều tập trung lý giải, và biện hộ cho chế độ nô lệ và trật tự xã hội bất
bình đẳng về chính trị xã hội của các tầng lớp giai cấp trong chế độ đẳng cấp đó.

2.1.1 Tư tưởng chính trị tơn giáo Bàlamơn chính thống:
Với u cầu tuân thủ nghiêm ngặt mọi trật tự đẳng cấp có tính chất tiền
định, giáo lí Bàlamơn đã biện hộ cho đẳng cấp dưới cái vỏ của tơn giáo. Trong đó
theo giáo lí Bàlamơn, đẳng cấp Bàlamơn là đẳng cấp cao trọng nhất có nhiệm vụ
chăn dắt phần hồn của con người, chuyên việc tế tự đọc kinh Veda, giảng dạy tri
thức. Đẳng cấp Kshatriya là đẳng cấp có quyền tham gia quản lý bộ máy nhà


22


nước, duy trì trật tự xã hội. Đẳng cấp Vaishya có nhiệm vụ làm nghề canh nơng,
thủ cơng và bn bán, cung cấp sản phẩm nuôi sống xã hội. Đẳng cấp Shudra là
đẳng cấp luôn luôn phục tùng đẳng cấp trên. Mỗi người trong xã hội phải bằng
lòng với trật tự phân chia đẳng cấp của mình và phải phục tùng nghiêm ngặt
những luật lệ quy định (dharma) cho mỗi varna của mình. Như vậy dưới cái vỏ tín
ngưỡng tơn giáo và luân lý đạo đức, tư tưởng chính trị trong giáo lí Bàlamơn đã ra
sức biện hộ cho chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội, bảo vệ lợi ích kinh tế, địa vị
chính trị xã hội của đẳng cấp thượng lưu và giai cấp quý tộc thống trị.
Thực chất tư tưởng chính trị trong giáo lí đạo Bàlamơn là nhằm bào chữa
cho tình trạng bất bình đẳng giữa các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ, là liều thuốc ru
ngủ mê hoặc, nô dịch người lao động nghèo khổ về mặt tinh thần nhằm thủ tiêu ý
chí vươn lên đấu tranh cải biến xã hội của họ, từ đó ngăn ngừa mọi sự phản kháng,
duy trì trật tự xã hội đương thời. Nó ra sức thuyết phục mọi người tin rằng những
đau khổ ở trên đời này chỉ là tạm bợ và khơng đáng quan tâm, vì cuộc đời này chỉ
là ảo tưởng, chỉ có Brahman, đấng sáng tạo vũ trụ, mới là bản chất chân thực.
Cuộc sống con người khổ cực là do kiếp trước đã mắc nhiều tội lỗi, vi phạm luật
dharma do thần ban ra. Người bị áp bức, đau khổ chì có thể hy vọng vào kiếp sau
được đầu thai vào một varna cao hơn bằng cách tuân thủ chặt chẽ những luật lệ
quy định trách nhiệm, bổn phận của mỗi con người, nghĩa là phải ra sức làm việc,
an phận, nhẫn nhục, không đấu tranh, không ham muốn, không ghanh ghét với
những người quý tộc và những kẻ giàu có. Rõ ràng tư tưởng chính trị của đạo
Bàlamơn đã trở thành một liều thuốc ru ngủ, mê hoặc, nô dịch người lao động
nghèo khổ về mặt tinh thần, nhằm thủ tiêu ý chí vươn lên đấu tranh cải biến xã hội
của họ, từ đó ngăn ngừa mọi sự phản kháng chế độ áp bức, bóc lột, duy trì trật tự
xã hội đương thời.

2.1.2 Tư tưởng chính trị trong bộ luật Manou:
Bộ luật Manou - bộ luật cổ nhất, một trong những tài liệu quan trọng trong
hệ tư tưởng chính thống Bàlamơn. Tư tưởng chính trị quan trọng nhất của bộ luật
này là sự thần thánh hóa chính quyền nhà nước, quyền lực vua chúa và sự bất bình

đẳng về chính trị xã hội qua chế độ đẳng cấp.
Để bảo vệ lợi ích của giai cấp quý tộc thống trị và thuyết giáo cho trật tự
đẳng cấp xã hội, bộ luật đặt ra những điều lệ quy tắc rất nghiêm ngặt nhằm quy
định quyền hạn, nghĩa vụ, bổn phận cho mỗi đẳng cấp, mà đạo Bàlamơn cho rằng
đó là sự an bài tự nhiên, theo trật tự thiền định bởi ý chí của thần thánh. Trong đó
nó đặc biệt đề cao vị trí, quyền uy của đẳng cấp tăng lữ Bàlamôn.
Theo bộ luật này, đẳng cấp Bàlamơn có quyền hành tối cao, được coi là
“chúa tể vũ trụ” được hưởng mọi đặc quyền đặc lợi. Họ nắm độc quyền tri thức.
Họ bảo vệ tục lệ, nhưng nếu có lợi cho họ thì họ khơng quên sửa đổi tục lệ. Họ
dạy dỗ thanh niên, viết lách và chỉ họ mới là những nhà chuyên môn giảng kinh


23

Veda. Họ là người duy nhất chủ trì các buổi lễ tiếp xúc với thần thánh. Đạo
Bàlamôn là đạo riêng của đẳng cấp Bàlamôn, không cho bất cứ đẳng cấp nào len
lỏi vào. Theo bộ luật, người Bàlamôn được thượng đế trao cho uy quyền đứng trên
mọi người khác. Nhưng muốn được hưởng đặc quyền của đẳng cấp, một người
Bàlamôn phải chuẩn bị trong nhiều năm sau đó được tái sinh và phong chức một
cách long trọng. Từ đó họ trở thành một nhân vật linh thiêng không ai được quyền
xâm phạm tới thân thể hay của cải của họ. Dân chúng phải nuôi họ hoặc riêng biệt
từng người hoặc cùng nhau góp sức cúng dường ni họ. Cơng việc đó khơng phải
là chuyện bố thí mà được coi là bổn phận thiêng liêng.
Trong quan hệ giao tiếp, luật quy định người thuộc đẳng cấp dưới phải tôn
trọng và phục tùng vô điều kiện người thuộc đẳng cấp Bàlamôn. Nếu một người
Bàlamơn chỉ mới lên năm tuổi mà nói chuyện với một người Shudra trăm tuổi thì
người Shudra phải có thái độ tơn kính như con đối với cha. Những người ngoài lề
đẳng cấp xã hội được coi là hèn mọn ti tiện và đáng nguyền rủa của xã hội. Luật
nói rằng họ phải sống ở rìa làng để các đẳng cấp khác khỏi nhiễm xú uế. Họ phải
ăn bằng những bát mẻ và những đồ giống như chó và lừa. Nếu người thuộc đẳng

cấp Bàlamôn không may bị người Pariah dẫm lên cái bóng của mình thì người
Bàlamơn phải làm lễ thanh tẩy bằng cách nhịn ăn, tắm nước thánh và đọc Thánh
kinh Veda suốt cả ngày hơm đó.
Luật Manou còn đề ra những điều luật chặt chẽ, nhưng rất bất bình đẳng
quy định việc xử phạt những kẻ phạm tội trong các đẳng cấp xã hội khác nhau,
trong đó những điều luật đặt ra chủ yếu là bênh vực cho đẳng cấp trên, nhất là
đẳng cấp Bàlamôn. Theo bộ luật Manou thì “Kẻ nào có ý định đánh đập người
Bàlamơn thì phải bị đày xuống địa ngục 100 năm. Một người Shudra mà giết một
người Shudra thì có thể được tha tội nếu nộp phạt 10 con bò cái, giết một người
Vaishya thì phải nộp phạt 100 con bò cái. Cũng theo bộ luật Manou, giết một
người Shudra chỉ bị xử phạt bằng 1/16 tội giết một người Bàlamôn, giết một người
Vaishya sẽ bị xử phạt bằng 1/8 giết người Bàlamôn, giết một người Kshatriya sẽ
bị xử phạt bằng 1/4 tội giết người Bàlamôn nhưng nếu giết một người Bàlamơn thì
khơng có cách gì chuộc tội được, nhất định phải bị xử tử vì đã xâm phạm quyền
thiêng liêng của thần thánh. Tăng lữ Bàlamôn được coi là người của thần nên dù
họ có phạm tội nặng đến đâu đi nữa thì vua cũng khơng có quyền xử tử mà chỉ có
quyền đày đi nơi khác, nhưng vẫn giữ được mọi tài sản”. Bộ luật Manou cũng đòi
hỏi sự thống nhất giữa đẳng cấp Bàlamôn và đẳng cấp Kshatriya nhằm củng cố
chính quyền nhà nước và thể chế xã hội rằng: “Khơng có tăng lữ Bàlamơn thì
chiến binh Kshatriya khơng thể thành đạt, khơng có Kshatriya thì đẳng cấp
Bàlamôn không thể hưng thịnh. Tăng lữ Bàlamôn và Kshatriya trong sự thống
nhất sẽ hưng thịnh ở thế giới này và cả ở thế giới bên kia”.
Luật Manou chứa các quy tắc, luật lệ (dharma) có tính chất thần khải quy
định, đàn áp trừng trị nghiêm khắc những ai dám nổi dậy chống lại chế độ đẳng
cấp và thể chế xã hội đương thời, bảo vệ quyền lợi của vua chúa và các varna
thượng lưu.


×