Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Khi chàng tí hon sánh vai cùng gã láng giềng khổng lồ câu chuyện của các quốc gia công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học euréka lần thứ 10 năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 65 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – EURÉKA
LẦN THỨ 10 NĂM 2008

TÊN CƠNG TRÌNH:

“KHI CHÀNG TÍ HON SÁNH VAI CÙNG GÃ
LÁNG GIỀNG KHỔNG LỒ” –
CÂU CHUYỆN CỦA CÁC QUỐC GIA

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: Xã hội và nhân văn
THUỘC NHÓM NGÀNH: Khoa học xã hội

Mã số cơng trình:……………


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – EURÉKA”
LẦN THỨ 10 NĂM 2008

TÊN CƠNG TRÌNH:

“KHI CHÀNG TÍ HON SÁNH VAI CÙNG GÃ
LÁNG GIỀNG KHỔNG LỒ” –


CÂU CHUYỆN CỦA CÁC QUỐC GIA

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: Xã hội và nhân văn
THUỘC NHĨM NGÀNH: Khoa học xã hội

Họ và Tên nhóm tác giả
Trưởng nhóm:
- Dương Hạnh Nga
Thành viên:
- La Hồng Thắm
Thành viên:
- Võ Trần Trung Nhân
Cộng tác viên:
- Nguyễn Thị Bích Trâm

Giới tính

Sinh viên năm thứ

Nữ

4/4

Nữ

4/4

Nam

3/4


Nữ

3/4

Người hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Vũ Tùng,
Chuyên ngành Chính trị học/Quan hệ quốc tế,
Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao.


MỤC LỤC

Trang
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH .........................................................................
MỞ ĐẦU
1. Cơ sở nền tảng, tính cấp thiết của đề tài ...................................................
2. Tình hình nghiên cứu ...............................................................................
3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu .............................................................
4. Cơ sở lý luận, phương pháp và tài liệu nghiên cứu ..................................
5. Giới hạn đề tài .........................................................................................
6. Đóng góp mới của đề tài ..........................................................................
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ........................................................
8. Kết cấu đề tài ...........................................................................................
NỘI DUNG
Chương 1 – KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG GIẢ THUYẾT

3
6
7
9

10
11
12
12
13

1.1. Khái niệm
1.1.1. Độc lập ..............................................................................................
1.1.2. Chủ quyền ..........................................................................................
1.1.3. Độc lập và chủ quyền trong thời đại ngày nay ...................................
1.1.4. Tiểu quốc – Cường quốc ....................................................................

14
15
16
19

1.2. Những giả thuyết
1.2.1. Nước nhỏ dựa vào thế “cân bằng lực lượng” ......................................
1.2.1. Nước nhỏ mở rộng hợp tác tạo “sự phụ thuộc lẫn nhau” ....................
1.2.2. Nước nhỏ tạo được “sự răn đe” ..........................................................
Chương 2 – TỪ GIẢ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN

20
21
22

2.1. CUBA
2.1.1. Khái quát về Cuba .............................................................................
2.1.2. Quan hệ Cuba – Mỹ ...........................................................................

2.1.3. Cuba đã đối phó thế nào? ...................................................................

26
27
30

2.2. GRUZIA
2.2.1. Khái quát về Gruzia ...........................................................................
2.2.2. Quan hệ Gruzia – Nga .......................................................................
2.2.3. Chính sách đối ngoại của Gruzia ........................................................

32
34
36

2.3. PAKISTAN
2.3.1. Khái quát về Pakistan ........................................................................

37


2.3.2. Chính sách đối ngoại của Pakistan .....................................................
2.3.3. Quan hệ Pakistan – Ấn Độ .................................................................

38
38

2.4. VIỆT NAM
2.4.1. Khái quát về Việt Nam ......................................................................
2.4.2. Chính sách đối ngoại của Việt Nam ...................................................

2.4.3. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ......................................................

44
46
46

Chương 3 – KẾT QUẢ
3.1. Kết hợp là sự lựa chọn tốt nhất .............................................................
3.2. Sức mạnh quốc gia – yếu tố không thể thiếu .........................................

51
54

KẾT LUẬN
Kết luận .......................................................................................................
Tài liệu tham khảo .......................................................................................
Phụ lục ........................................................................................................

56
58
60


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH

Q trình tồn cầu hóa ngày càng mở rộng phát triển, xu hướng phụ thuộc
lẫn nhau ngày càng tăng, vấn đề độc lập chủ quyền nay vô cùng nhạy cảm và quan
trọng. Theo dòng chảy lịch sử, những trường hợp của Cuba, Gruzia, Iran, Pakistan,
Singapore hay Việt Nam đã tốn bao giấy mực nghiên cứu của các học giả.
Singapore được xem như một bài học điển hình của thành cơng trong chính sách

đối ngoại. Vấn đề Iran, Pakistan cũng ngày càng nóng bỏng cùng tình hình chính
trị quốc tế. Bản thân nước Việt Nam chúng ta cũng vậy, một quốc gia nhỏ bé vừa
giành được độc lập chủ quyền cách đây không lâu, đang phải vừa phát triển đất
nước vừa đấu tranh với những khó khăn, thách thức từ những cường quốc láng
giềng để đảm bảo giữ vừng chủ quyền dân tộc. Chúng tôi cảm nhận một sự bức
bách của nhu cầu cần tìm hiểu những yếu tố tạo nên thành công của các tiểu quốc
đối với cường quốc láng giềng, những yếu tố thành công trong bài học Cuba hay
rút ra kinh nghiệm từ mối quan hệ phức tạp của Pakistan - Ấn Độ, và cũng là để
đóng góp, tìm ra hướng đi mới cho một chính sách đối ngoại của một Việt Nam
đang phát triển. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu ngun nhân, yếu tố nào đã tạo nên khả
năng giữ vững được độc lập chủ quyền của các tiểu quốc đối với cường quốc láng
giềng trở nên thiết thực hơn bao giờ hết. Đó cũng là lý do nhóm chúng tơi quyết
định chọn nghiên cứu đề tài khoa học này.
Về cơ cấu đề tài, Phần Mở đầu trình bày những nội dung căn bản thiết yếu
như cơ sở nền tảng, tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu đề tài, mục tiêu
nhiệm vụ, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài, giới hạn, những đóng
góp mới cùng như ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Phần Nội dung sẽ là những chương đề cập rất cụ thể với:
- Chương 1 trình bày các khái niệm, vấn đề cơ bản như độc lập chủ
quyền, quan hệ nước lớn nước nhỏ và các giả thuyết bước đầu của đề
tài.
- Chương 2 phân tích những kết quả nghiên cứu thu được qua các trường
hợp lịch sử điển hình, làm sáng tỏ những giả thuyết đã nêu.
- Từ đó, Chương 3 sẽ tổng hợp lại, đưa ra một lựa chọn hợp lý nhất, xét
trong bối cảnh thời đại ngày nay, đề xuất ý kiến nghiên cứu của nhóm.
Phần Kết luận sẽ lại một lần nữa tổng hợp và khẳng định vấn đề nghiên cứu
với cái nhìn tổng thể tồn diện.
Chúng tơi đã bắt đầu với việc trích lọc các cứ liệu nghiên cứu đã có. Một số
tác phẩm được chúng tơi đề cập đến như GS.TS. Trần Hữu Tiến cùng nhiều tác giả


3


(2002), Quan hệ giai cấp dân tộc – quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 174
trang; Hồng Thụy Giang – Nguyễn Mạnh Hùng (2002), Một số vấn đề về liên kết,
tập hợp lực lượng trên thế giới ngày nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 150
trang; Dương Văn Quảng (2007), Singapore đặc thù và giải pháp, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 287 trang; TS. Nguyễn Vũ Tùng – TS. Hoàng Anh Tuấn (2006),
Quan hệ đối tác chiến lược trong Quan hệ quốc tế – Từ lý thuyết đến thực tiễn,
Học viện Quan hệ quốc tế, 179 trang. Thơng qua đó, chúng tơi có được nền tảng
ban đầu đối với tình hình nghiên cứu đề tài hiện nay. Đồng thời, chúng tơi cũng
nhận thấy việc tìm hiểu nghiên cứu về độc lập chủ quyền không phải là vấn đề quá
mới, tuy nhiên xét trong tương quan sức mạnh hai nước láng giềng kề cận vẫn rất
ít được nhắc đến. Cũng từ đó, chúng tơi đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
cụ thể cho đề tài của mình. Cơ sở lý luận được chúng tơi dựa trên các học thuyết
cơ bản của quan hệ quốc tế: Thuyết hiện thực, Thuyết tự do, Thuyết cấp tiến. Các
phương pháp nghiên cứu như truy nguyên, lịch sử, so sánh sẽ được vận dụng cùng
với nguồn tài liệu tham khảo phong phú. Chúng tôi cũng chú trọng giới hạn đề tài
nghiên cứu từ sau Chiến tranh thế giới II 1945.
Ở phần nội dung, trước tiên, chúng tôi khái quát sơ lược những khái niệm
cơ bản như độc lập, chủ quyền, chủ quyền trong thời đại ngày nay cũng như các
hiểu thế nào là nước nhỏ nước lớn. Chúng tôi cũng đưa ra các giả thuyết ban đầu
cho nghi vấn đề tài của mình, có thể là nước nhỏ vận dụng “cân bằng lực lượng”
tạo đối trọng, vận dụng “sự phụ thuộc lẫn nhau” mở rộng quan hệ, hay tạo “sự răn
đe” nhờ một thế mạnh nào đó. Các giả thuyết này đều được đưa ra dựa trên các
học thuyết cơ bản của quan hệ quốc tế cũng như các trường hợp lịch sử đã vận
dụng. Sau đó, chúng tơi chọn ra các trường hợp điển hình, đưa ra các cặp quan hệ
nước nhỏ – lớn để nghiên cứu. Các trường hợp điển hình được chúng tơi chọn ra ở
đây gồm Cuba – Mỹ, Gruzia – Nga, Pakistan – Ấn Độ, Việt Nam – Trung Quốc.
Với mỗi cặp quan hệ như thế, chúng tơi lần lượt phân tích, lý giải các nguyên

nhân, cách thức vận dụng chính sách, đường lối đối ngoại của từng nước. Cuối
cùng, chúng tôi sẽ so sánh tổng hợp để rút ra kết quả nghiên cứu.
Theo như kết quả của nhóm đã thể hiện được, sự lựa chọn khơn ngoan và
thích hợp nhất trong bối cảnh thời đại ngày nay đối với một nước nhỏ, chính là vận
dụng một chính sách đối ngoại mở rộng quan hệ, tạo “sự phụ thuộc lẫn nhau”. Đây
nên là xu hướng quan trọng nền tảng đối với mỗi quốc gia. Bên cạnh đó cũng cần
vận dụng bổ trợ các phương cách khác như “cân bằng lực lượng” hay “tạo sự răn
đe” để việc áp dụng chính sách đối ngoại có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Song song
đó, việc chú trọng, tăng cường phát triển tiềm lực sức mạnh quốc gia cũng là yếu
tố quan trọng, không kém phần quyết định, ảnh hưởng đến vị thế, tương quan lực
lượng của nước nhỏ trên trường quốc tế, mà đặc biệt là đối với người láng giềng
cường quốc. Có như vậy, việc vận dụng đường lối đúng đắn mới phát huy được
hiệu quả tối ưu.

4


Chúng tơi cũng hy vọng rằng với những gì mà chúng tơi đã nghiên cứu và
đúc kết, cơng trình nghiên cứu khoa học này sẽ là một trong những công trình bổ
ích, đóng góp vào kho tàng lý luận về quan hệ quốc tế cũng như sẽ có ích phần nào
đối với quyết sách của các nước nhỏ trong việc xây dựng, phát triển đất nước, đặc
biệt có thể vận dụng thiết thực hiệu quả đối với nước Việt Nam ta.

5


MỞ ĐẦU


1. Cơ sở nền tảng, tính cấp thiết của đề tài

Kinh thánh1 có kể rằng, lúc bấy giờ, người Philistine và Israel đang chiến
đấu với nhau, mỗi bên đóng quân ở hai sườn núi, cách giữa họ là một thung lũng
sâu và hẹp. Đã liên tục trong bốn mươi ngày người Philistine cử một gã khổng lồ
tên Goliath cao hơn chín feet, mặc áo giáp đồng, đầu đội mão đồng, chân mang
ủng đồng, trên lưng mang một chiếc lao đồng, đến bên Israel đe dọa, thách thức.
Vua Saul và quân lính Israel rất khiếp sợ trước sức mạnh của hắn. Người con trai
út của Jesse, David, đã tình nguyện xin vua Saul cho chàng chiến đấu. David ra
chiến trường chỉ với một cây gậy, năm hòn đá và chiếc ná bắn đá quen thuộc.
Khơng mặc áo giáp vì nó làm cho David thấy vướng víu bất tiện. Goliath và người
Philistine cười nhạo.

Kết quả, bằng lòng dũng cảm, sự mưu trí nhanh nhạy, David đã chiến thắng
Goliath khổng lồ nhanh chóng. Quân Philistine đã phải bỏ chạy sau đó. Câu
chuyện David và Goliath vì thế được truyền tụng như một bài học về lịng quả
cảm, can trường, mưu trí đối đầu với kẻ mạnh.
David và Goliath khiến chúng tôi liên tưởng đến một nghịch lý trong thực
tiễn quan hệ quốc tế. Từ sau Hiệp ước Westphalia 1648 phân chia lại thế giới,
quốc gia dân tộc trở thành chủ thể chính của quan hệ quốc tế. Khái niệm độc lập
chủ quyền, vốn bắt nguồn từ rất sớm, nay càng được xem trọng hơn. Theo tiến

1

Liên hiệp Thánh kinh hội (2003), Kinh Thánh, NXB Tôn giáo, I Samual 17

6


trình phát triển của lịch sử, hệ thống thế giới dần có sự phân chia ngầm của nó
thành tiểu quốc, cường quốc. Và theo lẽ thường, hai quốc gia láng giềng, nếu quốc
gia này yếu thế hơn so với quốc gia kia q mạnh, nguy cơ bị thơn tính, phụ thuộc,

xâm lược là rất lớn. Lịch sử thế giới trải dài qua hàng loạt các cuộc chiến tranh đã
minh chứng cho điều ấy. Vậy mà trong một vài trường hợp, quốc gia hùng cường
có sức mạnh áp đảo kia lại khơng dám làm gì tiểu quốc cạnh mình, thậm chí dè
chừng e sợ dù rất muốn thơn tính, và tiểu quốc rốt cuộc vẫn giữ vững được độc lập
chủ quyền. Nếu như xưa kia David chiến thắng nhờ tài thao lược mưu trí, thì
nay bí quyết nào, ngun nhân nào đã giúp các tiểu quốc ấy vẫn có thể giữ
vững? Q trình tồn cầu hóa ngày càng mở rộng phát triển, xu hướng phụ thuộc
lẫn nhau ngày càng tăng, vấn đề độc lập chủ quyền nay vô cùng nhạy cảm và quan
trọng. Theo dòng chảy lịch sử, những trường hợp của Cuba, Gruzia, Iran, Pakistan,
Singapore hay Việt Nam đã tốn bao giấy mực nghiên cứu của các học giả.
Singapore được xem như một bài học điển hình của thành cơng trong chính sách
đối ngoại. Vấn đề Iran, Pakistan cũng ngày càng nóng bỏng cùng tình hình chính
trị quốc tế. Bản thân nước Việt Nam chúng ta cũng vậy, một quốc gia nhỏ bé vừa
giành được độc lập chủ quyền cách đây không lâu, đang phải vừa phát triển đất
nước vừa đấu tranh với những khó khăn, thách thức từ những cường quốc láng
giềng để đảm bảo giữ vừng chủ quyền dân tộc. Chúng tôi cảm nhận một sự bức
bách của nhu cầu cần tìm hiểu những yếu tố tạo nên thành công của các tiểu quốc
đối với cường quốc láng giềng, những yếu tố thành công trong bài học Cuba hay
rút ra kinh nghiệm từ mối quan hệ phức tạp của Pakistan - Ấn Độ, và cũng là để
đóng góp, tìm ra hướng đi mới cho một chính sách đối ngoại của một Việt Nam
đang phát triển. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu nguyên nhân, yếu tố nào đã tạo nên khả
năng giữ vững được độc lập chủ quyền của các tiểu quốc đối với cường quốc láng
giềng trở nên thiết thực hơn bao giờ hết. Đó cũng là lý do nhóm chúng tơi quyết
định chọn nghiên cứu đề tài này.

2. Tình hình nghiên cứu

a. GS.TS. Trần Hữu Tiến cùng nhiều tác giả (2002), Quan hệ giai cấp dân
tộc – quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 174 trang.
Sách phân tích về vấn đề quan hệ giai cấp – dân tộc – quốc tế, nhấn mạnh

lợi ích dân tộc chính đáng, vốn có tính lịch sử, khơng xâm phạm lợi ích chính đáng
dân tộc khác. Trong đó bao hàm quyền tồn tại và những điều kiện để tồn tại với
tính cách dân tộc – sự tồn vong của dân tộc; độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia –
quyền dân tộc tự quyết và quyền dân tộc bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Ngồi ra
cịn đề cập đến độc lập kinh tế và sự bảo đảm điều kiện phát triển kinh tế lâu dài,
bền vững của dân tộc; giữ gìn phát triển ngơn ngữ dân tộc, đi đôi nâng cao địa vị
ngôn ngữ dân tộc trong giao lưu quốc tế, giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc, bản
sắc dân tộc. Tất cả thể hiện tập trung ở việc tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc

7


gia dân tộc, cả sức mạnh chính trị, kinh tế, quốc phịng, văn hóa… Từ đó bật lên
mục tiêu giữ vững chủ quyền độc lập dân tộc của quốc gia trong thời đại ngày nay.
Tuy sách khơng phân tích sâu mảng chủ quyền và thiên phần nhiều về lợi ích giai
cấp – dân tộc, nhưng đã bật lên được một số vấn đề độc lập chủ quyền trong thời
đại ngày nay, có thể dùng để làm nền tư liệu phân tích.
b. Hồng Thụy Giang – Nguyễn Mạnh Hùng (2002), Một số vấn đề về liên
kết, tập hợp lực lượng trên thế giới ngày nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
150 trang.
Tác giả cho rằng cơ sở dẫn đến việc hình thành các liên kết, tập hợp lực
lượng trên thế giới là sự trùng hợp lợi ích trong việc giải quyết các mâu thuẫn, vấn
đề quốc tế và sự gần gũi về địa lý, dân tộc, tôn giáo, lịch sử, văn hóa… Do dó các
xu thế liên kết tập hợp lực lượng trên thế giới chủ yếu sẽ là: theo ý thức trên cơ sở
các mâu thuẫn cơ bản của thời đại; do trùng hợp về lợi ích trong việc giải quyết
các vấn đề quốc tế; có cơ sở gần gũi về địa lý, truyền thống lịch sử, văn hóa, tơn
giáo… Sách cũng phân tích khái qt q trình vận động phát triển của lịch sử thế
giới, đặc biệt trong thời kỳ cận hiện đại, tập trung phác họa bức tranh đa dạng,
phức tạp về liên kết, tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế, các hình thức biểu
hiện và xu thế vận động, cùng những tác động to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội

của nó đối với nhân loại. Điểm thiếu sót theo chúng tơi nghĩ đó là vẫn chưa có một
khái niệm hồn chỉnh để người đọc hiểu rõ hơn về liên kết tập hợp lực lượng thông
qua những dẫn chứng lịch sử đã nêu.
c. Dương Văn Quảng (2007), Singapore đặc thù và giải pháp, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 287 trang.
Singapore là một quốc gia ra đời và phát triển trong những điều kiện đặc
biệt về vị trí địa lý, diện tích, dân cư và cả thể chế chính trị. Singapore có nhiều
chiến lược xây dựng phát triển đất nước dựa trên việc đề cao nguồn lực con người.
Điểm độc đáo là ở mối quan hệ của Singapore với Mỹ, Trung Quốc, Malaysia rất
khéo léo tài tình. Ngoại giao được hình thành trên cơ sở bang giao quốc tế, nguyên
tắc ứng xử minh bạch, rõ ràng nhằm tạo sự tin cậy. Với vị thế Singapore trên
trường quốc tế hiện nay, bài học về Singapore rất đáng để tìm hiểu nghiên cứu.
d. TS. Nguyễn Vũ Tùng – TS. Hoàng Anh Tuấn (2006), Quan hệ đối tác
chiến lược trong Quan hệ quốc tế – Từ lý thuyết đến thực tiễn, Học viện Quan hệ
quốc tế, 179 trang.
Tác giả tập trung phân tích các mối quan hệ quốc tế mang tính đối tác và
chiến lược giữa các quốc gia, trong đó giải thích ngun nhân hình thành nên các
liên minh để tạo thế cân bằng quyền lực với các mối đe dọa hoặc sức ép từ cường
quốc trên cơ sở các lý thuyết chính của quan hệ quốc tế như thuyết hiện thực,
thuyết thể chế, thuyết kiến tạo và một số lý thuyết khác về hợp tác quốc tế. Từ đó,

8


viện dẫn những minh họa thực tiễn đầy thuyết phục về các mối quan hệ hợp tác
mang tính đối tác chiến lược giữa các quốc gia lớn mạnh, các quốc gia nhỏ bé. Tuy
nhiên sách không đề cập cụ thể mối quan hệ nước lớn nước nhỏ trong mối quan hệ
láng giềng kề cận, và cũng chưa phân tích đến khía cạnh xung đột trong mối quan
hệ các nước đó.


3. Mục tiêu và nhiệm vụ
Cục diện chính trị thế giới luôn vận động không ngừng và ngày càng phức
tạp. Các nhà chính trị, nghiên cứu, học thuật, triết gia… khơng ngừng sáng tạo ra
những trường phái, những thuật ngữ để giải thích cho những khía cạnh hay vấn đề
nào đó trong hệ thống chính trị chằng chịt các mối quan hệ quốc tế này. Một điểm
đặc biệt trong việc nghiên cứu quan hệ quốc tế chính là việc khó mà tìm ra một
cơng thức hồn hảo nhất để giải thích cho một vấn đề, mà phải thu thập rất nhiều ý
kiến đánh giá về vấn đề đó qua q trình nghiên cứu. Vấn đề chúng tôi lựa chọn
nghiên cứu đây cũng đang là một thách thức gây nhiều tranh cãi trên thế giới hiện
nay. Làm thế nào một quốc gia nhỏ bé vẫn có thể tồn tại, vẫn giữ vững được độc
lập chủ quyền, dù đã, đang và sẽ phải chịu nhìu sức ép từ quốc gia láng giềng hùng
mạnh? Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa các quốc gia
này, chúng tôi đã đặt ra những mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài như sau:
a. Mục tiêu:
 Đóng góp vào q trình nghiên cứu những đường lối, chủ trương trong
chính sách đối ngoại của các tiểu quốc khi có láng giềng là một cường
quốc về vấn đề đảm bảo độc lập và chủ quyền của quốc gia mình, từ đó
vận dụng vào thực tế: vấn đề độc lập và chủ quyền của Việt Nam với
láng giềng cường quốc Trung Quốc;
 Giúp cho sinh viên chuyên ngành Quan hệ quốc tế hiểu rõ hơn về tầm
quan trọng của độc lập và chủ quyền của một quốc gia cũng như có
được cách tiếp cận sâu hơn về thực tiễn áp dụng những lý luận quan hệ
quốc tế mà các quốc gia sử dụng trong quan hệ với các nước khác.
b. Nhiệm vụ:
 Tìm hiểu và phân tích các vấn đề cơ bản như thế nào là nước nhỏ, nước
lớn; thế nào là độc lập chủ quyền, mối quan hệ nước nhỏ nước lớn…
 Tiến hành tìm tư liệu, đánh giá các cơng trình nghiên cứu của các học
giả về vấn đề này để có thể rút ra một kết luận chung về tình hình nghiên
cứu đề tài này hiện nay. Từ đó chúng tơi có thể đưa ra những hướng
nghiên cứu mới hơn, góp phần đóng góp vào nền tảng lý luận quan hệ

quốc tế;
 Vận dụng các học thuyết chính trong quan hệ quốc tế để giải thích cho
vấn đề mấu chốt của đề tài là làm thế nào một nước nhỏ có thể giữ độc
lập chủ quyền bên cạnh một cường quốc láng giềng.

9


4. Cơ sở lý luận, phương pháp và tài liệu nghiên cứu
a. Cơ sở lý luận:
 Thuyết hiện thực: Ra đời từ sau Chiến tranh thế giới II, chủ nghĩa hiện
thực thể hiện mục tiêu của các nhà lãnh đạo Mỹ, nổi bật qua tác phẩm “Chính trị
giữa các quốc gia” của Hans Morgenthau. Theo học thuyết này, các quốc gia là
chủ thể duy lý quan trọng và đơn nhất. Bản chất của mối quan hệ quốc tế là vơ
chính phủ, khơng một quốc gia nào có tiềm lực mạnh nhất để chi phối tất cả, do đó
các quốc gia phải tự cứu lấy mình để bảo vệ lợi ích dân tộc và an ninh quốc gia, lợi
ích đó là lợi ích tuyệt đối. Để đạt được điều đó cần phải thường xuyên tăng cường
sức mạnh tiềm lực quốc gia và tìm kiếm biện pháp cân bằng sức mạnh trong hệ
thống quốc tế. Do sự bất biến của bản chất con người và vì mục tiêu dân tộc là trên
hết, các cuộc xung đột sẽ thường xuyên xảy ra, đỉnh cao của nó là các cuộc chiến
tranh. Quan hệ quốc tế vì thế dường như khơng có tương lai. Những đại diện tiêu
biểu của chủ nghĩa hiện thực là Thucydies với “History of the Peloponnesian
War”, N. Machiavelli với “Quân vương”, T. Hobbs với “Đấng quyền năng”, E.
Carr, H. Morghenthau…
 Thuyết tự do: Ra đời sau Chiến tranh thế giới I theo nhu cầu của giai cấp
thống trị, thể hiện qua Chương trình 14 điểm của Wilson. Sau đó lần lượt một loạt
các tác phẩm, tạp chí đã đề cập đến học thuyết này. Có thể kể qua như Tạp chí
Foreign Affairs, “World Politics” của Paul Reinseh, “An Introduction to the Study
of Int’l Relations” của A. J. Grant, “Int’l Relations” của J. Bryde… Các đồn thể
học thuật chính trị quốc tế cũng vì thế được thành lập như American Politics

Science Association, American Economic Association, The Royal Institute of Int’l
Affairs, The Council of Foreign Relations. Thuyết tự do cho rằng chủ thể cơ bản là
các quốc gia và phi quốc gia. Bản chất của quan hệ quốc tế là hịa bình và hợp tác.
Mục tiêu của các chủ thể rất đa dạng, tập trung vào các giá trị và lý tưởng phổ cập
về nhân quyền, về tự do dân chủ… Thông qua các tổ chức quốc tế, hợp tác quốc
tế, luật quốc tế mà thực hiện những mục tiêu đó. Xu hướng quốc tế là các quốc gia
sẽ tăng tính phụ thuộc lẫn nhau, hợp tác và phát triển. Trên những giá trị và lý
tưởng phổ cập, tương lai của quan hệ quốc tế có thể đạt được hịa bình, khắc phục
được xung đột, chiến tranh. Các đại diện tiêu biểu là DJ. Lokke, L. Kant, I.
Bentham, A. Smith, W. Wilson…
 Thuyết cấp tiến (Marxism): Dựa trên uy tín của “Tư bản luận” và
“Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, sự ra đời của Nhà nước XHCN đầu tiên – Liên bang
Xô Viết, những luận điểm của V. I. Lenin về quan hệ quốc tế và thông qua thực tế
đối đầu của CNTB và CNXH, chủ nghĩa cấp tiến đã được hình thành. Chủ thể
chính của chủ nghĩa cấp tiến là các giai cấp xã hội – tư sản và vô sản quốc tế. Bản
chất quan hệ quốc tế thể hiện qua sự bóc lột của tư bản đế quốc, do đó mục tiêu đặt
ra là phải lật đổ giai cấp thống trị. Điều đó chỉ được thực hiện thơng qua đấu tranh
giai cấp và tiến hành cách mạng xã hội. Xuất phát chủ yếu từ lợi ích kinh tế mà các
giai cấp xung đột, khủng hoảng dẫn đến đấu tranh, cuối cùng là chiến tranh quốc

10


tế. Tuy nhiên sau cùng giai cấp vô sản và CNXH vẫn sẽ toàn thắng. Đại diện tiêu
biểu là K. Marx, P. Anghen, V. I. Lenin
b. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp truy nguyên (process tracing): là phương pháp chủ yếu
được chúng tơi sử dụng để giải thích cho các giả thuyết của mình. Phương pháp
này chủ yếu tập trung vào việc tìm kiếm và tổng hợp những cơng trình nghiên cứu
của các học giả về vấn đề này, từ đó đưa ra những phân tích và đánh giá cũng như

xem xét giai đoạn nào vấn đề được hình thành và nổi lên như một thách thức buộc
các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế bắt tay vào cuộc.
 Phương pháp lịch sử: là một trong những phương pháp vô cùng quan
trọng không thể thiếu trong nghiên cứu quan hệ quốc tế. Phương pháp dựa trên hai
bước chủ yếu là mô tả và diễn dịch. Phương pháp này sẽ cung cấp những bằng
chứng lịch sử, bối cảnh cũng như những biến cố lịch sử mang tính tồn cầu và có
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới mối quan hệ láng giềng nước nhỏ – nước lớn
như các cuộc Thế Chiến I và II, thời kỳ Chiến tranh Lạnh…

 Phương pháp so sánh: bất kỳ một vấn đề nào cũng tồn tại nhiều quan
điểm khác nhau cũng như những cách đánh giá khác nhau tuỳ theo hệ quy chiếu
mà nhà nghiên cứu dựa vào. Do đó, để có thể bao quát vấn đề cần phái tập hợp các
nguồn ý kiến ấy và sử dụng phương pháp so sánh để phân tích và so sánh, đối
chiếu những điểm đồng và khác biệt giữa các nguồn tài liệu, các học thuyết, các
quan điểm. Từ đó, chúng tơi có thể tiếp cận vấn đề ở nhiều hệ qui chiếu hơn.
Ngồi ra, chúng tơi cũng sẽ vận dụng một số phương pháp bổ trợ như
phương pháp logic, phương pháp định lượng – phân tích những dữ kiện, con số có
sẵn; hoặc sẽ kết hợp các phương pháp với nhau để thực hiện nghiên cứu dễ dàng
hơn.
c. Nguồn tài liệu:
Cả ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh bao gồm các sách tham khảo, sách
nghiên cứu đã xuất bản, các bài báo, tư liệu từ các tạp chí chuyên ngành, các bài
viết của các học giả quốc tế…

5. Giới hạn của đề tài
Năm 1648, Hiệp ước Westphalia được ký kết đã hình thành nên trật tự Thế
giới mới, kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm và làm tan rã Đế quốc Thần Thánh,
hình thành nên các quốc gia dân tộc đầu tiên trên thế giới. Cục diện chính trị thế
giới hồn tồn thay đổi, các quốc gia hình thành đã tạo nên các mối quan hệ quốc
tế chằng chịt đan xen nhau. Do những điều kiện khách quan (địa hình, dân cư…)

và chủ quan (tiềm lực quốc gia, khả năng lãnh đạo…) đã tạo nên các quốc gia có
diện tích lãnh thổ cũng như sức mạnh không ngang nhau. Quan niệm về cường
quốc, tiểu quốc với vấn đề độc lập chủ quyền càng được xem trọng hơn. Vấn đề
độc lập chủ quyền của nước nhỏ bên cạnh láng giềng cường quốc cũng không là
11


một ngoại lệ và nổi lên thành một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong thời gian dài.
Theo suốt tiến trình lịch sử, nước nhỏ liên tục bị xâm lược, thơn tính bởi quốc gia
láng giềng hùng mạnh, và cho dù sau này đã tuyên bố độc lập, vẫn có thể chỉ là
độc lập danh nghĩa, vẫn bị ảnh hưởng lệ thuộc, can thiệp của láng giềng cường
quốc. Tình trạng này kéo dài mãi cho đến sau Chiến tranh thế giới II kết thúc. Lúc
bấy giờ khối XHCN cùng phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, đặc biệt
là ở các nước nhỏ thuộc châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin. Các nước nhỏ dần có
cơ hội tham gia vào tiến trình quan hệ quốc tế với tư cách là quốc gia vừa giành
được độc lập và có chủ quyền thực sự. Quá trình chuyển biến thay đổi này vấp
phải sự cản trở rất lớn từ các nước đế quốc láng giềng. Song các nước nhỏ vẫn cố
gắng duy trì và phát huy tính độc lập tự chủ của mình. Chính vì lẽ đó, chúng tơi
quyết định giới hạn đề tài nghiên cứu bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới II kết
thúc.

6. Đóng góp mới của đề tài
Mặc dù bàn về vấn đề độc lập chủ quyền không phải là một vấn đề mới mẻ,
thế nhưng sau khi nghiên cứu và đọc trước một vài tài liệu tham khảo, chúng tơi
nhận ra rằng, vẫn có rất ít tài liệu tập trung nghiên cứu đến quan hệ của hai nước
láng giềng trong tương quan lực lượng khác biệt – một lớn một nhỏ, cũng như tập
trung trực tiếp về nguyên nhân, bài học tạo nên sự thành công trong khả năng bảo
vệ, giữ vững chủ quyền của các nước nhỏ này trước sự đe dọa công khai lẫn đe dọa
ngầm từ láng giềng hùng mạnh. Bên cạnh đó, vấn đề nghiên cứu này lại bàn đến
một trong những khía cạnh quan trọng, tiên quyết của Việt Nam ta – độc lập chủ

quyền và quyền tự quyết dân tộc, nên có ý nghĩa vơ cùng thiết thực. Với vị thế
ngày càng cao trong khu vực cũng như trên thế giới, Việt Nam đang phải lựa chọn
hướng đi đúng đắn cũng như hoạch định những chính sách phù hợp để có thể giữ
vững độc lập chủ quyền trên con đường hội nhập và phát triển. Lựa chọn chính
sách như thế nào là một vấn đề địi hỏi sự tìm hiểu nghiên cứu sâu sắc từ phía các
nhà lãnh đạo Việt Nam. Và một chính sách hợp lý nhằm đảm bảo quyền lợi dân
tộc đồng thời duy trì vị thế chính trị hiện nay của Việt Nam là một trong những
yêu cầu cấp bách.

7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
a. Ý nghĩa lý luận:
Ngoài những kết quả thu được từ việc nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề này có
thể đóng góp thêm một cách nhìn mới tồn diện và khách quan hơn về vấn đề giữ
vững độc lập chủ quyền của một tiểu quốc khi có láng giềng là một cường quốc.
Khơng chỉ có vậy, đề tài cịn đóng góp những ý kiến mới cho phương pháp luận
quan hệ quốc tế, điểm tô cho kho tàng giả thuyết hiện có những hướng đi mới đối
với việc giải thích vấn đề chủ quyền nhạy cảm của các tiểu quốc nói chung và Việt
12


Nam nói riêng trong việc ngăn cản sự bành trướng thế lực của các láng giềng
cường quốc.
b. Ý nghĩa thực tiễn:
Từ những đóng góp lý luận, về mặt thực tiễn, đề tài sẽ đóng góp đưa ra giải
pháp thiết thực cho các nước nhỏ trong thời đại ngày nay, nhằm tìm ra lối đi riêng,
giải pháp riêng cho mình sao cho phù hợp với ưu thế riêng từng nước, để đảm bảo
giữ vững độc lập chủ quyền mà vẫn đảm bảo hòa hiếu đối với người láng giềng
cường quốc. Thực tiễn đó sẽ dùng để vận dụng vào trường hợp Việt Nam, để có
thể hoạch định một chính sách ngoại giao thiết thực và hữu ích.
Đồng thời, việc đánh giá lại tình hình thế giới về những mối quan hệ quốc

tế giữa các cường quốc và tiểu quốc có thể phục vụ tốt hơn cho công việc học tập,
để nghiên cứu sâu hơn về những nguyên nhân và bản chất của những sự kiện đã,
đang và sẽ diễn ra cũng như những mối quan hệ ngày càng phức tạp trên thế giới.
Đây là một yêu cầu cần thiết và mang tính thực tiễn bởi việc giải thích ở những
khía cạnh phổ biến nhưng đa dạng các vấn đề quốc tế phục vụ tốt cho việc lựa
chọn những giải pháp, những đối sách thích hợp trên những nguyên tắc phát triển
của cả cộng đồng quốc tế về nhiều mặt.

8. Kết cấu của đề tài
Phần Mở đầu trình bày những nội dung căn bản thiết yếu như cơ sở nền
tảng, tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu đề tài, mục tiêu nhiệm vụ, cơ
sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài, giới hạn, những đóng góp mới cùng
như ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Phần Nội dung sẽ là những chương đề cập rất cụ thể với:
Chương 1 trình bày các khái niệm, vấn đề cơ bản như độc lập chủ quyền,
quan hệ nước lớn nước nhỏ và các giả thuyết bước đầu của đề tài.
Chương 2 phân tích những kết quả nghiên cứu thu được qua các trường hợp
lịch sử điển hình, làm sáng tỏ những giả thuyết đã nêu.
Từ đó, Chương 3 sẽ tổng hợp lại, đưa ra một lựa chọn hợp lý nhất, xét trong
bối cảnh thời đại ngày nay, đề xuất ý kiến nghiên cứu của nhóm.
Phần Kết luận sẽ lại một lần nữa tổng hợp và khẳng định vấn đề nghiên cứu
với cái nhìn tổng thể tồn diện.

13


NỘI DUNG

Chương 1


KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG GIẢ THUYẾT
1.1. KHÁI NIỆM
1.1.1. Độc lập (Independence)
Theo Từ điển ngôn ngữ, “độc lập là trạng thái của một nước hoặc một dân
tộc có chủ quyền về chính trị, khơng phụ thuộc vào nước khác hoặc dân tộc
khác.”2 Theo Bách khoa toàn thư, “độc lập là tình trạng tự do về chính trị của một
quốc gia, có khả năng tồn quyền quyết định các vấn đề riêng của quốc gia đó.”3
Theo Bách khoa tồn thư Luật, “độc lập là một nhân tố quan trọng, cần thiết để
hình thành nên chủ quyền của một quốc gia. Khi cơng nhận nền độc lập hồn tồn
của một quốc gia cũng đồng nghĩa phải cơng nhận khơng được có bất kỳ hình thức
can thiệp, ảnh hưởng của một siêu cường nào khác lên quốc gia đó.”4
Như vậy, độc lập là chế độ tự trị của một đất nước, một quốc gia hoặc một
nhà nước bởi chính người dân sinh sống ở đó, khi mà chủ quyền quốc gia là tối
cao. Vì thế mà khái niệm “độc lập” ra đời từ sau Hiệp ước Westphalia và thường
đi kèm với khái niệm “chủ quyền”, hình thành nên cách gọi chung “độc lập chủ
quyền”.
Thuật ngữ độc lập được dùng để chỉ sự đối lập với sự nô dịch trong một khu
vực lãnh thổ khi phải chịu sự phụ thuộc và điều khiển về chính trị và quân sự của
một chính quyền ở bên ngồi. Độc lập cũng chỉ tình trạng vừa được giải phóng
khỏi sự thống trị và hình thành nên một quốc gia mới.
Mặc dù khái niệm độc lập thường đi kèm với chủ quyền, nhưng cần nhận rõ
rằng không phải lúc nào chúng cũng song đôi cùng nhau. Quốc gia có giành được
độc lập thì mới có được chủ quyền. Thế nhưng khi một quốc gia tuyên bố độc lập,
điều đó chưa đảm bảo quốc gia đó có chủ quyền thực sự. Độc lập chỉ thể hiện tình
trạng thực tế của quốc gia khi vừa giành lại quyền làm chủ đất nước, thốt khỏi sự
nơ dịch của một quốc gia khác. Độc lập có thể chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Còn

2

“The American Heritage Dictionary of the English Language” (2007), NXB Houghton Mifflin


3

“Roget’s II: The New Thesaurus” (1995), NXB Houghton Mifflin

4

“West’s Encyclopedia of American Law” (1998), NXB The Gale Group

14


thực tế, quốc gia có thể vẫn bị chi phối bởi thế lực bên ngồi dưới nhiều hình thức,
chủ quyền vì vậy vẫn bị xâm phạm. Chỉ khi nào nền độc lập của quốc gia được
thừa nhận và quốc gia có được chủ quyền đầy đủ thì khi đó nền độc lập chủ quyền
quốc gia mới tồn tại đúng với ý nghĩa của nó.

1.1.2. Chủ quyền (Sovereignty)
Theo Từ điển ngơn ngữ, “chủ quyền là quyền làm chủ của một nước về tất
cả các mặt.”5 Theo Bách khoa toàn thư, “chủ quyền là quyền và sức mạnh quyết
định mọi việc của quốc gia.”6 Theo Bách khoa toàn thư Luật, “chủ quyền là quyền
tối cao của một quốc gia độc lập, cho phép kiểm sốt tồn bộ các hoạt động đối
nội, đối ngoại từ xây dựng, thi hành luật pháp, đánh thuế và thu thuế đến ký kết
các hiệp ước, tham gia hoạt động thương mại với các quốc gia khác…”7 Theo Từ
điển Thuật ngữ ngoại giao, “chủ quyền là quyền làm chủ tối cao về mọi mặt của
một quốc gia, là quyền của mỗi quốc gia tự quyết định chế độ chính trị – xã hội,
đường lối đối nội, đường lối đối ngoại của mình. Về mặt đối nội khơng có bất cứ
quyền nào khác ngang hàng với nó. Về mặt đối ngoại, quốc gia không phụ thuộc
bất cứ mối quan hệ nào trừ trường hợp có những cam kết quốc tế hay những quy
định của luật quốc tế mà quốc gia đó cơng nhận hay cam kết thực hiện.”8

Như vậy, chủ quyền là quyền tối cao của một quốc gia, thể hiện khả năng
làm chủ của một quốc gia về tất cả các mặt quân sự, an ninh, chính trị, kinh tế, văn
hóa… của đất nước mình. Chủ quyền quốc gia cũng chính là thuộc tính chính trị
pháp lý quan trọng nhất để xác định vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Nó là
khái niệm để chỉ tính độc lập, tự khẳng định của một quốc gia đối với bên ngồi
lãnh thổ, là một tiêu chí cơ bản để xác định quyền bình đẳng trong quan hệ quốc
tế. Chủ quyền quốc gia nhìn từ góc độ hình thành được coi là nền độc lập của một
dân tộc, một quốc gia khơng chịu sự phụ thuộc. Từ góc độ hành vi cai trị, quản lý
xã hội, chủ quyền là hoạt động quản lý trên tất cả các mặt đời sống xã hội không bị
chi phối, phụ thuộc vào sự khác biệt, hạn chế của chủ quyền bên ngoài.
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, khái niệm “chủ quyền” thay đổi dần và
ngày càng mở rộng. Bước ngoặt quan trọng nhất chính là sự phát triển của việc
hình thành khái niệm “chủ quyền” qua các tác phẩm của
Machiavelli, Luther, Jean Bodin và Thomas Hobbes, mà
đỉnh cao là Hiệp ước Westphalia. Jean Bodin (1530 – 1596)

5

“The American Heritage Dictionary of the English Language” (2007), NXB Houghton Mifflin

6

“Roget’s II: The New Thesaurus” (1995), NXB Houghton Mifflin

7

“West’s Encyclopedia of American Law” (1998), NXB The Gale Group

8


Học viện Quan hệ quốc tế, “Từ điển Thuật ngữ ngoại giao” (2000), NXB Thế giới

15


được xem như là người khởi đầu cho khái niệm chủ quyền hiện đại. Theo ông
“Chủ quyền là quyền lực cuối cùng, quyền lực tuyệt đối và vĩnh viễn”. Cả Bodin và
Hobbes đều quan tâm đến việc thiết lập tính chính đáng của một quyền lực trong
nước tổ chức theo đẳng cấp từ trên xuống. Họ chấp nhận sự tồn tại của luật tự
nhiên và luật thánh thần nhưng vẫn tin rằng lời nói của vua là luật. Thần dân khơng
có quyền nổi dậy, dù rằng đánh đồng chủ quyền với quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến
độc tài, nhưng cả hai đều muốn duy trì trật tự trong nước, nếu khơng sẽ khơng có
cơng lý. Hiệp ước Westphalia 1648 kết thúc 30 năm cuộc chiến chống đế chế La
Mã, vơ hiệu hóa vai trị xun quốc gia của nhà thờ công giáo, củng cố lại hệ
thống quan hệ quốc tế, các quốc gia khơng cịn được dùng tơn giáo như lý do để
phát động chiến tranh can thiệp, chấm dứt việc xâm phạm đặc quyền quốc gia. Từ
đó hình thành nên tình trạng vơ chính phủ trong quan hệ quốc tế, mà kết quả là
nguyên tắc không can thiệp sau này. Chiến tranh thế giới II kết thúc, bắt đầu có sự
nảy sinh một số hạn chế, khó khăn, sửa đổi, suy ngẫm đối với khái niệm “chủ
quyền” nguyên thủy và hiện vẫn còn đang tiếp diễn. Về mặt lý luận, một số tác
phẩm của Bertrand de Jouvenel hay Jacques Maritain, Hugo Grotias, Alberico
Gentili, Francisco Suarez đã đề cập đến. Hiểu chủ quyền ngày nay phải hiểu trong
một bối cảnh mới, với những suy nghĩ mới thích nghi thời đại ngày nay.

1.1.3. Độc lập chủ quyền trong thời đại ngày nay
Chủ quyền ngày nay khơng cịn là quyền lực cuối cùng, là trật tự thứ bậc
duy nhất về quyền lực. Trong thế giới đương đại, chủ quyền chủ yếu gắn với ý
tưởng các quốc gia có quyền lực và độc lập với nhau. Trong phạm vi ranh giới của
mình, các thành viên của một chính thể có quyền lựa chọn hình thức chính quyền
của mình. Kết quả tất yếu của ý tưởng này là nguyên tắc không can thiệp – một

nước khơng có quyền can thiệp vào cơng việc nội bộ của nước khác.
Gần đây, chủ quyền đã được gắn với ý tưởng về kiểm soát các hoạt động
xuyên biên giới. Khi những nhà quan sát thời nay khẳng định nhà nước chủ quyền
đang hấp hối, họ không định nói rằng những thể chế hiến pháp sẽ mất đi. Trái lại,
họ cho rằng những thay đổi công nghệ làm cho nhà nước thấy rất khó, thậm chí
khơng thể kiểm soát sự vận động của tất cả các dạng vật chất và phi vật chất xuyên
qua biên giới nước mình.
Chủ quyền ngày nay cịn có nghĩa là quyền lực chính trị có thể đi vào các
thỏa ước quốc tế. Các nước được tự do tham gia vào các hiệp định mà họ thấy hấp
dẫn. Bất kì hiệp định nào giữa các nước cũng đều có giá trị pháp lý nếu nó khơng
bị ép buộc phải kí.
Sự chú ý của thế giới hiện nay tập trung lo ngại sự mờ nhạt của biên giới
quốc gia dưới tác động của toàn cầu hố. Các chính phủ và các nhà hoạt động lo
lắng các cơ chế đa phương như Liên hiệp quốc, WTO,
IMF vượt quá quyền hạn khi thúc đẩy những tiêu chuẩn
16


phổ quát liên quan đến mọi thứ, từ nhân quyền và mơi trường tới những chính sách
tiền tệ, nhập cư. Tác động quan trọng nhất của tồn cầu hố kinh tế và các tiêu
chuẩn hành vi xuyên quốc gia sẽ thay đổi phạm vi của chủ quyền quốc gia mà
không đưa lại một giải pháp căn bản nào dể tổ chức đời sống chính trị. EU là một
trong những minh chứng cho mơ hình chính quyền siêu quốc gia, khi mà chủ
quyền từng thành viên đã bị hạn chế nhiều mặt về kinh tế, tiền tệ, phúc lợi xã hội,
và cả an ninh trong tương lai khơng xa.
Phân tích rõ hơn, những khái niệm phổ quát về nhân quyền, tự do dân
chủ… mà đặc biệt là vấn đề nhân quyền trở thành vấn đề trọng tâm sau Chiến
tranh thế giới II. Hiến chương Liên hiệp quốc ủng hộ cả nhân quyền và nguyên tắc
chủ quyền kinh điển không can thiệp. Hơn 20 Hiệp ước liên quan đến nhân quyền
đã được ký trong nửa sau thế kỷ XX liên quan rất nhiều vấn đề về nạn diệt chủng,

tra tấn, phân biệt chủng tộc, chiếm hữu nô lệ, lao động cưỡng bức, tị nạn, quyền
phụ nữ, quyền trẻ em... Tuy cơ chế thực thi vẫn còn kém hiệu quả, nhưng đã tạo
nên động cơ pháp lý cho những nước lớn cũng như Liên hiệp quốc hay NATO tiến
hành những cuộc can thiệp an ninh nhân đạo như ở Yugoslavia, Bosnia, Kosovo,
Iraq, Somali, Rwanda, Haiti, Liberia…
Tồn cầu hố mang lại những thách thức mới, trong đó thách thức chính trị
là quan trọng nhất, đang và sẽ thách thức sự độc lập, tự chủ của các dân tộc và chủ
quyền quốc gia. Chưa nói đến các cuộc “chiến tranh nóng” do các siêu cường bất
chấp luật pháp quốc tế gây ra, nền độc lập, tự chủ, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của
các nước nhỏ, của các nước chậm phát triển đứng trước nguy cơ tiềm tàng bị cộng
đồng quốc tế can thiệp ngày một nhiều hơn thì hệ thống và cơ chế quyền lực quốc
tế đang gây ra cho các quốc gia nhiều mối lo ngại khi nó được sử dụng như là cơ
sở để cộng đồng quốc tế, hoặc nhân danh cộng đồng quốc tế, can thiệp trực tiếp và
thách thức chủ quyền chính trị truyền thống. Ngay cả những quyền định ra chính
sách, mục tiêu kinh tế, kiểm sốt, điều hồ nguồn tài ngun và nguồn thơng tin,
quyền quản lý các hoạt động kinh tế và khả năng hành động của một nước cũng sẽ
bị tác động và bị các tổ chức kinh tế quốc tế, các công ty xuyên quốc gia ràng buộc
chặt chẽ, khó có thể phát triển kinh tế dân tộc theo chiến lược riêng. Những quy
tắc thị trường tồn cầu, bn bán tồn cầu, tiền tệ toàn cầu, hoạt động kinh tế toàn
cầu đã trở thành lực lượng mang tính cưỡng chế về mặt pháp luật quốc tế đối với
một nước, nhất là các nước nhỏ, buộc họ phải điều chỉnh chủ quyền kinh tế cho
phù hợp với quy định chung, thường là do các nước lớn áp đặt.
Đứng trước sự thách thức về chủ quyền quốc gia trong tồn cầu hố, có
những ý kiến khác nhau, thậm chí có khi rất trái ngược nhau. Một số người cho
rằng, trong tiến trình tồn cầu hố, vai trị của nhà nước khơng giảm đi mà ngược
lại, cịn tăng lên, sự tăng lên đó khơng phải để cản trở sự phát triển, mà là để thúc
đẩy tiến bộ. Một số khác cho rằng, chủ quyền quốc gia ngày nay khơng cịn giữ

17



nguyên giá trị cơ bản như trước đây nữa, do vậy, địa vị và vai trò của nhà nước
giảm đi rõ rệt.
Nếu nói rằng tồn cầu hố khơng thách thức gì
đối với chủ quyền quốc gia là khơng thực tế. Chỉ cần
nhìn vào cơ chế Liên hiệp quốc liên tiếp can dự đến
các cơng việc chính trị và an ninh quốc tế, việc Tổ
chức thương mại thế giới WTO có quyền trừng phạt
đối với những hành vi vi phạm quy tắc bn bán của
WTO (có quyền phán xử đối với những tranh chấp
mua bán), việc Quỹ tiền tệ quốc tế IMF thường cho
vay với điều kiện nước đi vay phải thực hiện những cải cách trong nước, hoặc Tổ
chức năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA tuyên bố họ có quyền tiến hành kiểm tra
các thiết bị hạt nhân đối với nước vi phạm hiệp định sử dụng hạt nhân mà khơng
cần có sự đồng ý của chính phủ nước đó thì chúng ta cũng đủ hiểu. Trái lại, nếu
cho rằng do tồn cầu hố mà quốc gia mất đi quyền độc lập tự chủ thì là sai lầm
nguy hiểm. Sứ mệnh lịch sử của nhà nước vẫn còn lâu dài. Nhà nước vẫn là nhân
tố chính trị cơ bản nhất, đã có khả năng thích nghi cao độ phù hợp tình hình mới.
Những thay đổi cơng nghệ trong vịng 200 năm đã làm tăng dịng chu chuyển
người, hàng hố, tư bản, tư tưởng… Tầm với của nhà nước tăng lên ở một số lĩnh
vực, tuy bị thu hẹp ở một số lĩnh vực khác như về tơn giáo, chính sách tiền tệ, sự
suy giảm của đồng tiền quốc gia, của quốc tịch (Nhiều nước hiện nay khơng cịn
sự phân biệt rõ ràng giữa cơng dân và người nước ngồi. Việc đi lại dễ dàng và
nhu cầu của nhiều nước nhằm thu hút vốn hoặc công nhân lành nghề đã làm tăng
lợi ích trong việc áp dụng những tiêu chí linh hoạt xét quy chế công dân). Người ta
vẫn thấy rằng tăng trưởng của các chương trình phúc lợi xã hội đi cùng với mức độ
hội nhập của nước đó vào nền kinh tế toàn cầu.
Sự bùng nổ các tổ chức phi chính phủ quốc tế NGO cũng là một thách thức.
Số lượng các NGO xuyên quốc gia tăng vọt từ 200 năm 1909 lên khoảng 17000
vào hiện nay. Các phương tiện truyền thông nhanh và rẻ tạo điều kiện gây ảnh

hưởng với chính sách cơng và luật quốc tế dễ dàng hơn. Có ý kiến cho rằng các
NGO đang gặm nhấm chủ quyền quốc gia. Nhưng điều này chỉ đúng ở một mức
độ nào đó. Các nhóm phi chính phủ đã làm nổi lên câu hỏi về chủ quyền quốc gia
vì dường như chúng đe dọa tính thống nhất của quyết sách trong nội bộ quốc gia.
Những nhà hoạt động khơng thành cơng trong nước có thể gây áp lực lên chính
quyền nước ngồi và các chính quyền đó đến lượt mình có thể gây ảnh hưởng lên
chính quyền của các nước mà những nhà hoạt động sinh sống. Nhưng dù có nói gì
đi nữa về ảnh hưởng tăng lên của NGO, quyền năng tác động của chúng đối với
tình hình trong nước cũng cịn hạn chế khi so với chính quyền, tổ chức quốc tế, và
các cơng ty đa quốc gia. Các nước nhỏ và yếu hơn thường là những mục tiêu của

18


các nỗ lực từ bên ngoài nhằm thay đổi thể chế bên trong, mặc dù các nước lớn
cũng không ngoại lệ.
Khi các vấn đề vượt quá khả năng giải quyết tối ưu của một nhà nước, như
trong thế giới toàn cầu hố, thì việc ủy quyền cho một thể chế cao hơn vừa là điều
tất yếu, vừa là cách lấy lại phần nào sự chủ động vì được tham gia vào việc giải
quyết ở mức độ đa phương. Vì vậy nếu định nghĩa chủ quyền quốc gia dưới một
góc độ khác, như khả năng thực hiện các chức năng quản lý và bảo vệ quyền lợi
của xã hội dân tộc, và sự thừa nhận của các quốc gia độc lập khác, thì có thể nói
trong bối cảnh hiện nay, cách bảo tồn chủ quyền quốc gia tốt nhất là tham gia vào
hệ thống pháp lý và quản trị đa phương. Chỉ một khi đã hội nhập vào hệ thống đa
phương, một quốc gia mới được thừa nhận như một thực thể độc lập, có chủ quyền
pháp lý ngang hàng với các nước khác. Và chỉ khi vừa là thành viên vừa là chủ thể
trong một hệ thống quản trị quốc tế, một quốc gia mới có thể khắc phục được
những vấn đề vượt quá biên giới lãnh thổ của mình, bảo vệ quyền lợi của dân tộc
và đáp ứng định nghĩa của chủ quyền thực tiễn. Mơ hình Westphalia đã rất xa
chúng ta. Ngày nay, điều quan trọng không phải là có mất mát chủ quyền hay

khơng mà là biết được cái phần chủ quyền bị “mất” ấy đi về đâu, vì sao và trong
mục đích gì.

1.1.4. Tiểu quốc – Cường quốc
Theo Từ điển ngôn ngữ, “cường quốc hay nước lớn là những nước lớn
mạnh về chính trị, kinh tế, xã hội, có vai trị và ảnh hưởng quan trọng trong quan
hệ quốc tế.”9 Theo Từ điển chính trị, “đây là một cụm từ nhằm chỉ những quốc gia
có sức mạnh vượt bậc, xác định bởi kết hợp nhiều yếu tố đa dạng như về tiềm lực
kinh tế, dân số, mà trên hết là sức mạnh quân sự, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến
quan hệ quốc tế.”10 Và ngược lại, “tiểu quốc hay nước nhỏ nhằm chỉ những quốc
gia, trước hết có diện tích nhỏ và dân số thấp, sau là yếu thế về sức mạnh, chịu
nhiều áp lực, ít có khả năng tác động ảnh hưởng đến các nước chung quanh.”11
Xuất phát từ sau Hiệp ước Westphalia 1648, khái niệm quốc gia dân tộc
hình thành và được chú trọng nhiều hơn. Cũng từ đây, việc can thiệp nội bộ quốc
gia khác được xem là bất hợp pháp, chủ quyền và độc lập dân tộc trở thành điều
kiện tiên quyết của một quốc gia. Các quốc gia tập trung toàn bộ nguồn lực, phát
triển đất nước, mong muốn vươn xa, khẳng định địa vị của nước mình trên trường
quốc tế. Thế nhưng trên thực tế, cho dù có thể nỗ lực ngang bằng nhau, nhưng cuối

9

“The American Heritage Dictionary of the English Language” (2007), NXB Houghton Mifflin

10

“The Concise Oxford Dictionary of Politics” (2003), Oxford University Press

11

“Encyclopedia of Education” (2002), NXB The Gale Group


19


cùng hệ thống quan hệ quốc tế vẫn hình thành nên trật tự lớn – nhỏ, mạnh – yếu.
Điều này là do đâu mà có?
Về ngữ nghĩa, nhỏ – lớn, đề cập trước hết về mặt điều kiện tự nhiên – địa lý
– xã hội, các quốc gia phân thành lớn, vừa hay nhỏ qua các tiêu chí về diện tích,
dân số… Theo ước tính, thế giới chúng ta có hơn phân nửa các quốc gia có dân số
ít hơn 5 triệu, và khoảng 50 quốc gia có dân số ít hơn 1,5 triệu. Các quốc gia này
rải rác khắp nơi, tập trung nhất ở vùng biển Caribe và Nam Thái Bình Dương.
Thêm vào đó, nhỏ – lớn là những khái niệm mang tính tương quan so sánh.
Singapore có thể nhỏ so với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, nhưng lại lớn so với
Fiji. Tương tự, Fiji có thể nhỏ so với Papua New Guinea, nhưng so với Tuvalu,
Tonga hay Vanuatu lại là lớn.
Một thực tế là không phải quốc gia nào có diện tích rộng lớn, dân số đơng
cũng có thể trở thành một cường quốc được. Vì thế mà sau này, khi đánh giá, so
sánh cấp độ quốc gia, bên cạnh những yếu tố tự nhiên về diện tích, dân số, người ta
chú trọng nhiều hơn về sức mạnh quốc gia, tổng hợp từ các khả năng quân sự, kinh
tế, công nghệ, ngoại giao cùng nhiều khả năng mà quốc gia đó có trong tay trong
mối tương quan với các quốc gia khác. Mỗi quốc gia lại có sự khác biệt về địa lý,
địa hình, lịch sử, văn hóa, tài nguyên… dẫn đến khả năng phân bố sức mạnh giữa
các quốc gia khác nhau, và cuối cùng là hệ thống quốc tế sẽ chia thành quốc gia
siêu cường, tầm trung, vừa hay nhỏ… Nói nước nhỏ – nước lớn ngày nay mang
hàm ý thiên về mặt tổng hợp sức mạnh quốc gia.
Và cứ theo quy luật tự nhiên, “mạnh được yếu thua”, tự bao đời, cứ hễ có
sức mạnh, có quyền lực, thì sẽ muốn chèn ép, đe dọa, bắt kẻ yếu hơn mình phải
phục tùng. Mối quan hệ nước lớn – nước nhỏ vì vậy phức tạp và diễn biến theo
nhiều mơ hình trong lịch sử. Đó có thể là kiểu “minh chủ – chư hầu” khi mà nước
nhỏ phục tùng, thần phục nước lớn, kiểu “liên minh” với nước nhỏ tìm kiếm quan

hệ bình đẳng với nước lớn. Tuy nhiên những trường hợp nước lớn mong muốn có
mối quan hệ hịa hiếu, thân thiện là rất hiếm và khó duy trì. Căng thẳng và khó giải
quyết nhất, nước nhỏ và nước lớn xảy ra quan hệ xung đột không dàn xếp được
dẫn đến “đối đầu”, phần thiệt thòi lại thuộc về các nước nhỏ. Lịch sử đã chứng
kiến hàng loạt các cuộc xâm lược thơn tính của các nước lớn. Và dù sau này nước
nhỏ đã giành được độc lập đi chăng nữa thì nguy cơ bị chèn ép, đe dọa, ảnh hưởng
phụ thuộc chủ quyền vẫn rất rõ ràng và hiển nhiên.
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung vào nghiên cứu những
trường hợp điển hình, nghĩa là hai quốc gia láng giềng, quốc gia được xem là nước
lớn thì tiềm lực sức mạnh sẽ cực kỳ lớn và quốc gia được xem là nước nhỏ sẽ cực
kỳ yếu thế.

1.2. NHỮNG GIẢ THUYẾT

20


Dựa trên các học thuyết lý luận quan hệ quốc tế và các trường hợp điển
hình trong lịch sử cũng như ở thời đại ngày nay, chúng tôi đã đưa ra một số giả
thuyết ban đầu. Ở mỗi giả thuyết, chúng tơi đều trình bày cơ sở nền tảng cũng như
những trường hợp trong quan hệ quốc tế khiến chúng tơi nghĩ đến giả thuyết đó.

1.2.1. Nước nhỏ dựa vào thế “cân bằng lực lượng”
Giả thuyết này đề ra dựa trên cơ sở tiếp cận Thuyết hiện thực với một trong
những khái niệm cơ bản quan trọng nhất – khái niệm về “cân bằng lực lượng”
(Balance of Force). Định nghĩa chung nhất, “sức mạnh hay quyền lực là khả năng
của một cá nhân, tập đoàn hoặc một quốc gia để gây ảnh hưởng lên hành vi của
các cá nhân, tập đồn hay quốc gia khác phù hợp với mục đích của mình. Quyền
lực là sự kiểm sốt của người này đối với suy nghĩ và hành động của người khác,
sức mạnh chính là khả năng giành thắng lợi trong xung đột và khắc phục các trở

ngại.”12 Theo đó, sức mạnh là một thuộc tính của quốc gia, là tổng cộng các khả
năng của quốc gia đó, về quân sự, kinh tế, công nghệ, ngoại giao… bất kể xem xét
một cách biệt lập hay trong tương quan với quốc gia khác. Ảnh hưởng của một
quốc gia (hoặc khả năng gây ảnh hưởng hay sức ép) không chỉ xác định bởi khả
năng của quốc gia đó mà cịn bởi ý muốn của quốc gia (cả sự nhận thức của các
quốc gia khác về ý muốn đó) về việc sử dụng khả năng của mình và việc quốc gia
đó khống chế hoặc gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác. Sức mạnh quốc gia từ đó
suy ra được bằng cách quan sát hành vi các quốc gia khi họ tác động lẫn nhau,
thông qua kết quả của các tác động qua lại giữa các quốc gia mà bộc lộ rõ ràng
nhất. Trong hệ thống quốc tế mang tính vơ chính phủ – khi khơng có quốc gia hoặc
quyền lực quốc tế siêu đẳng thống trị thế giới, lại có cách phân bố khả năng, sức
mạnh quyền lực khác nhau giữa các quốc gia, đã hình thành nên khái niệm cân
bằng lực lượng. Các quốc gia sẽ tập hợp lại và góp sức với nhau khi thấy một hay
một nhóm quốc gia có vẻ như đang tập trung một khối sức mạnh quá mức, có nguy
cơ đe dọa thống trị thế giới hay một phần thế giới. Lịch sử đã cho thấy nguy cơ đe
dọa độc lập của nước này hay nước khác, hay ít nhất là một phần, đều xuất phát từ
ưu thế tạm thời của một nước láng giềng, vào một lúc nào đó, hùng mạnh về quân
sự, có nền kinh tế vững mạnh, và tham vọng muốn mở rộng biên giới hoặc bành
trướng ảnh hưởng của mình. “Cách duy nhất để ngăn chặn việc lạm dụng ưu thế
chính trị có được nhờ thế mạnh đó là tạo ra một thế đối lập bằng một đối thủ có
sức mạnh quyền lực tương đương, hoặc một liên minh phòng thủ của một số quốc
gia. Sự thăng bằng đó được thiết lập do sự tập hợp lực lượng ấy tạo ra…”13 Nước
12

A.F.K. Organski (1968), World Politics, New York Knopf, tr.104; Karl Deustch (1967), The Analysis of
International Relations, NJ Pren tice Hall, tr.22
13

Fred A. Sordermann (1979), The Theory and Practice of International Relations, book 5, NJ. Prentice
Hall, tr.120


21


Anh, trong chính sách mn thuở của mình, đã áp dụng rất linh hoạt, khi thì ủng
hộ phía này, khi thì ủng hộ phía khác, nhưng bao giờ cũng nhằm chống lại thế độc
tài chính trị của một quốc gia hay một nhóm quốc gia hùng mạnh trong thời điểm
nhất định. Các cuộc Chiến tranh 30 năm, Chiến tranh thế giới I và II, Chiến tranh
lạnh của hai khối Mỹ và Liên Xơ chính là những ví dụ điển hình cho trạng thái cân
bằng lực lượng.
Trong bối cảnh đó, bản thân một nước nhỏ, đứng trước nguy cơ bị đe dọa,
ảnh hưởng, thơn tính bởi sự hùng mạnh của nước láng giềng, sẽ tìm cách để thốt
khỏi kìm hãm đe dọa bằng cách tham gia vào quá trình Cân bằng lực lượng – liên
kết với một nước lớn khác hoặc với các nước nhỏ khác. Khi đó, nước lớn láng
giềng nếu muốn gây ảnh hưởng cho nước nhỏ sẽ phải đối mặt với sự giúp đỡ, hậu
thuẫn từ một nước lớn khác hoặc cả một nhóm nước đang có cùng chung mục đích
chống lại mình. Q trình thơn tính, gây sức ép cho nước nhỏ cũng vì thế mà bị
gián đoạn, đắn đo và gặp nhiều trở ngại. Nước nhỏ do đó sẽ có cơ hội thốt khỏi sự
đe dọa và giữ vững được độc lập chủ quyền. Như trường hợp của Cộng Hòa
Ireland, một đảo quốc nhỏ thuộc vùng Bắc Âu, ra đời năm 1922 sau khi 26 tỉnh
của đảo Ireland tách khỏi Vương Quốc Anh. Sáu tỉnh còn lại vẫn thuộc Anh,
thường gọi là Vùng Bắc Ireland. Trước đó, Ireland nằm dưới quyền cai trị của đất
nước hùng mạnh láng giềng – Vương Quốc Anh trong nhiều thế kỷ. Ngay từ trong
quá khứ, quan hệ giữa hai quốc gia đã mang tính đối đầu. Nhân dân Ireland đã ý
thức việc tập hợp và liên kết lực lượng để chống lại sự xâm lược của Anh. Nhân
dân Ireland tiến hành nổi loạn, dựa vào các đối thủ của Anh như Tây Ban Nha và
Pháp lúc bấy giờ. Từ cuối thế kỷ 19 (1874), người Ireland đã đấu tranh xây dựng
một hệ thống luật pháp riêng nhằm dành quyền tự trị mà không buộc đảo này phải
tách hẳn khỏi Anh quốc. Hay như nước Cộng hòa Cuba, từ sau những năm 1960,
mối quan hệ Mỹ – Cuba trở nên xấu đi, bởi Cuba đã giành được độc lập, muốn

thoát khỏi sự ảnh hưởng phụ thuộc vào Mỹ. Cuba đã nhanh chóng trở thành đồng
minh của Liên Xơ, cùng với các nước Đông Âu trong khối XHCN. Chiến tranh
lạnh giữa Mỹ và Liên Xơ ngày càng căng thẳng, Mỹ đã tìm mọi cách phá hoại,
xâm lược, tiêu diệt chính quyền Cuba, nhưng đều thất bại. Cuba, dưới sự viện trợ,
hậu thuẫn mọi mặt của Liên Xô vẫn phát triển mạnh mẽ.

2.2. Nước nhỏ mở rộng hợp tác tạo “sự phụ thuộc lẫn nhau”
“Sự phụ thuộc lẫn nhau” theo thuyết tự do cũng gần giống như “cân bằng
quyền lực” theo thuyết hiện thực và “sự phụ thuộc” theo thuyết toàn cầu. Tuy
nhiên, những người theo thuyết tự do cho rằng khái niệm này thể hiện cách nắm
bắt chính xác hơn bản chất hiện nay của chính trị thế giới. “Sự phụ thuộc lẫn nhau
là những tác động tương hỗ giữa các nước hay giữa các chủ thể trong các nước

22


khác nhau.”14 Nước B có sự nhạy cảm đối với điều gì đang diễn ra ở nước A, hay
bắt nguồn từ nước A và ngược lại. Sự phụ thuộc lẫn nhau thể hiện qua các quan hệ
liên nhà nước, xuyên chính phủ và xun quốc gia. “Do tình trạng phụ thuộc lẫn
nhau phức tạp như vậy, quân đội sẽ có xu hướng giảm tác dụng trong việc giải
quyết xung đột.”15 Bất kể đó là vấn đề thương mại, tài chính, viễn thông, ô nhiễm
môi trường hay chuyển giao công nghệ, cũng tìm thấy cơ hội để thiết lập quan hệ
tốt đẹp. Các chế định quốc tế sẽ chi phối các mối quan hệ tương tác này. Khi sự
hợp tác được điều chỉnh bởi luật lệ dần dần sẽ có thể khiến cho các chủ thể thay
đổi quan niệm cũng như xác lập mối quan hệ với các chủ thể còn lại trong hệ thống
quốc tế. Khi hợp tác trở thành thói quen thì quốc gia có thể phát triển nhiều hơn
những bản sắc tập thể và củng cố hơn nữa sự sẵn sàng hợp tác. Thơng qua q
trình này diễn ra dần dần, các quốc gia có thể tránh được những khía cạnh xấu nhất
của tính chất vơ chính phủ trên trường quốc tế.
Dựa trên cơ sở đó, ở trường hợp này, nước nhỏ vận dụng tính chất phụ

thuộc lẫn nhau, hợp tác các mặt với nước láng giềng hùng mạnh, thông qua các chế
định quốc tế – các nguyên tắc hoạt động, các tổ chức quốc tế, các khối cộng đồng
quốc tế… Dần dần sẽ hình thành nên mối liên hệ ràng buộc, tác động ảnh hưởng
qua lại. Khi đó, bất kỳ ảnh hưởng tác động nào xảy đến đối với nước nhỏ cũng sẽ
ảnh hưởng đến nước lớn, và ngược lại. Điều này đảm bảo cho sự suy xét, cẩn trọng
trong từng bước đi của mỗi nước khi quyết định thực thi chính sách như thế nào
đối với nước kia. Và như vậy, nước nhỏ sẽ có cơ hội đảm bảo độc lập chủ quyền,
thông qua sự đảm bảo của các chế định quốc tế, và tính phụ thuộc lẫn nhau của
nước mình và nước lớn đó. Bên cạnh đó, hợp tác phát triển cùng các nước lớn khác
trên thế giới giúp nước nhỏ có được một vị thế tương đối, phát triển ổn định, tránh
tình trạng bị bao vây cô lập.
Singapore là một quốc gia tiêu biểu vận dụng tích cực tính chất này. Như
đối với Trung Quốc, kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao,
quan hệ kinh tế đã có những bước phát triển rất ngoạn mục. Singapore thấy rất
sớm thời cơ làm ăn trong sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trung Quốc ngay lập tức đã
trở thành tâm điểm thu hút FDI của Singapore và là thị trường nhập khẩu đứng thứ
ba sau EU và Mỹ (năm 2005). Singapore muốn đón đầu cơ hội kinh doanh trong
chiến lược phát triển các tỉnh miền Tây Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc cũng
chọn Singapore là điểm đến đầu tiên ở Đông Nam Á cho các doanh nghiệp của
mình. Từ khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện chính sách “Bốn hiện đại hóa” cho đến
cuối thế kỷ XX, Trung Quốc tập trung học hỏi kinh nghiệm về kinh tế thị trường từ
Singapore. Vào thời điểm đó, khơng có nước nào khác ngồi Singapore là nơi học

14

Keohane và Nye, Power and Interdependence, tr.8

15

Keohane và Nye, Power and Interdependence, tr.24 – 29


23


×