Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Hướng dẫn một số kỹ thuật chính tả và rèn chữ viết cho học sinh ở lớp một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.29 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Hướng dẫn một số kỹ thuật chính tả và rèn chữ viết cho học sinh ở lớp một  I- ĐẶT VẤN ĐỀ: Bậc Tiểu học quan trọng nhất là lớp Một. Vì nó là nền tảng kiến thức để học tốt các lớp trên. Phải đạt yêu cầu chuẩn kiến thức đó là “Đọc thông viết thạo” thì mới có cơ sở để học tập tốt các môn học khác. Đó là vấn đề rất khó đối với học sinh lớp Một; tri thức của các em dễ nhớ nhưng chóng quên, miệng nói nhưng tay lại viết sai. Yêu cầu phân môn chính tả đối với học sinh tiểu học nói chung, lớp một ở giai đoạn cuối nói riêng trước hết là phải viết đúng, viết đẹp và viết nhanh. Đúng vậy nó góp phần quan trọng rất lớn trong việc giảng dạy, học tập và giáo dục đức tính tốt cho học sinh để trở thành con ngoan, trò giỏi. Người xưa nói: “Nét chữ - nết người “ Thông qua chữ viết ta hiểu được tính cách của con người… Để có được những nét chữ, đều, đẹp người học sinh cần phải viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ và đúng chính tả. Công việc rèn chữ và viết đúng chính tả là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đặc biệt học sinh lớp 1 là những mầm non tương lai của đất nước. Việc “Viết chuẩn và viết đúng” là mơ ước của tất cả các em học sinh, khi các em đang chập chững bước vào đời. Song mong muốn ấy của các em còn tùy thuộc rất nhiều vào sự quan tâm dìu dắt của các thầy cô giáo trực tiếp đứng lớp. Ở mẫu giáo hoạt động của trẻ chủ yếu là vui chơi, khi vào lớp Một tất cả các hoạt động đều mới mẻ, chuyển sang giai đoạn chủ đạo học tập. Các em. Trang: 1 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> phải học một lượng kiến thức cao hơn. Cụ thể ở môn Tiếng Việt: Sang tuần thứ 7 của năm học các em đã phải làm quen với những câu văn dài và những đoạn thơ từ 4 đến 5 dòng. Vì thế để học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác đòi hỏi các em phải đọc thông, viết thạo các chữ đã học, phải nắm vững quy tắc chính tả để đọc và viết đúng. Thực trạng hiện nay có nhiều học sinh đọc lưu loát, trình bày bài văn sạch đẹp nhưng lại mắc nhiều lỗi chính tả (do cách phát âm, do tiếng địa phương) và đặc biệt là do các em không nhớ quy tắc chính tả khi viết. Trong quá trình học tập, bài viết sai nhiều lỗi chính tả, thì kết quả bài tập đạt điểm không cao, hơn nữa đầu năm viết bút chì các em có thể tẩy sửa, nhưng từ tuần 19 trở đi viết bút mực, nếu các em không nắm được quy tắc viết chính tả, sẽ dẫn đến bài viết bị tẩy xoá, chữa qua chữa lại nhiều lần, mất thẩm mĩ của bài viết, dẫn đến bài viết chậm, viết không kịp. Do đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các em. Hơn nữa, hiện nay việc rèn: “Viết đẹp, viết đúng chính tả” luôn được Ngành giáo dục cả Nước và Nhà trường phát động đồng thời nhận thức của xã hội của phụ huynh học sinh ngày càng coi trọng hơn. Qua khảo sát đầu năm như sau: Lớp 1A1. Sĩ số: 35 em. Giỏi. Khá. Nữ : 17 em. Trung bình. yếu. T.S. %. T.S. %. T.S. %. T.S. %. 6. 17,1%. 10. 28,6%. 10. 28,6%. 9. 25,7. Trang: 2 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Thực tế giảng dạy trong những năm qua và khảo sát năm học này tôi nhận thấy học sinh thường viết sai chính tả, viết chưa đẹp.Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Hướng dẫn một số kỹ thuật chính tả và rèn chữ viết cho học sinh ở lớp một”. II- NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Để thực hiện được mong muốn trên tôi chỉ có thể nêu lên một vài suy nghĩ và một vài biện pháp nhỏ để góp phần giúp học sinh, một số kỹ thuật chính tả và rèn chữ viết cho học sinh lớp một. Trước tiên cho hoc sinh xác định ô, hàng. Nắm vững tên gọi các nét cơ bản, quy ước và cấu tạo đặc điểm của từng con chữ trong hệ thống chữ cái, chữ số, từng bước tôi hướng dẫn học sinh viết bài vào vở trắng, điểm đặt bút, điểm dừng bút, kỹ thuật lia bút, rê bút, viết liền mạch … Hướng dẫn viết đúng độ cao, đều, khoảng cách giữa các con chữ, nét chữ viết thẳng không xiêu vẹo.. Trang: 3 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Thường xuyên nhắc nhở cách trình bày vở, ý thức chữ viết và cách giữ gìn vở sạch, đẹp. Trong chương trình lớp một về hệ thống chữ viết có hai lối viết: lối viết tay và lối viết in, mỗi lối có hai kiểu: chữ thường và chữ hoa, chữ viết phải đúng kiểu, không được viết chữ in xen lẫn chữ viết tay. 1. Nguyên nhân: Qua nhiều năm giảng dạy tìm hiểu cho thấy học sinh thường viết sai lỗi chính tả do nhiều nguyên nhân. - Thứ nhất : Các em phát âm sai do tiếng địa phương nên dẫn đến các em viết sai. - Thứ hai: Do học sinh chưa nắm vững kết cấu âm tiết Tiếng Việt, cấu tạo âm, vần , âm đệm, nguyên âm đơn, nguyên âm đôi dẫn đến viết sai. - Thứ ba: Do học sinh chưa nắm vững quy tắc viết chính tả. Để khắc phục những trường hợp nêu trên trong dạy học, học sinh viết đúng chính tả, viết đẹp không phải chỉ rèn ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ trong công việc giảng dạy và học tập của học sinh lâu dài. Vì vậy ngay từ đầu năm học bước vào tiết học vần đầu tiên tôi đã coi trọng việc học âm nào, vần nào thì phải thuộc và viết được ngay âm và vần đó dưới nhiều hình thức như: Viết bảng con, bảng lớp, bảng học nhóm, vở in, vở trắng - trò chơi ghép chữ, nối chữ, điền chữ cái, âm, vần còn thiếu vào ô trống... 2. Biện pháp thực hiện: a) Trường hợp thứ nhất: do sai tiếng địa phương *- Ngay từ buổi học đầu tiên nhận lớp tôi đã tìm hiểu về cách phát âm của học sinh qua lời đối thoại thường nhầm lẫn phổ biến những âm đầu như: l, n, r, gi, s, x, ch, tr, p... giữa (âm ê và ơ). Đối với những bài có các âm này tôi Trang: 4 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> cho các em phát âm nhiều hơn như: Đọc nối tiếp, đọc theo tổ, nhóm để cả lớp đều được đọc và dừng lại sửa khi các em đọc còn sai. Khuyến khích các em tìm tiếng mới có các chữ hay sai viết vào bảng con và luyện đọc kỹ hơn. *- Buộc giáo viên phải phát âm chính xác, viết đúng chính tả trên bảng lớp đặc biệt không viết tắt. Rèn cho học sinh cách phát âm chuẩn rồi sửa sai bằng phấn màu hoặc bút đỏ đồng thời kèm theo lời giải nghĩa của từ để học sinh so sánh. Ví dụ: quả lê = đi về. lơ mơ. = giả vờ…. b) Trường hợp thứ hai: Do học sinh chưa nắm vững kết cấu âm tiết Tiếng Việt, cấu tạo âm, vần, âm đệm, nguyên âm đơn, nguyên âm đôi. Trong khi dạy học môn Tiếng Việt giáo viên thường xuyên cho học sinh phân tích âm, vần, tiếng từ ứng dụng trong bài mới. Đặt nhiều câu hỏi liên quan đến bài học để học sinh nắm chắc hơn. Vì đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp một dễ nhớ nhưng chóng quên. Vì vậy trong quá trình giảng dạy cần được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Ví dụ: quả chuối phân tích tiếng chuối gồm: Am ch đứng trước, vần uôi đđứng sau dấu sắc trên âm ô. - Khi dạy hướng dẫn cách đánh vần nhẩm rồi đọc thành tiếng, đánh vần theo thứ tự (ví dụ: vần“ uôi” đọc: uô - i – uôi; tiếng “ chuối” đọc: chờ - uôi – chuôi – sắc – chuối ) tránh tình trạng các em đọc viết thành chúi. c) Trường hợp thứ ba: Khi dạy kết hợp nhiều phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ và nắm chắc qui tắc viết chính tả. Về quy tắc viết chính tả: Từ tuần thứ 5 trở đi được học các tiếng có phụ âm k, gh, ngh; khi học đến các bài này tôi nhấn mạnh về quy tắc chính tả: k, gh, ngh chỉ ghép với các nguyên âm đơn: e ,ê, i. các nguyên âm còn lại ghép Trang: 5 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> với c, g, ng. Tuần 7, 8, 9 các em học sang phần vần cho học sinh nhận biết về các nguyên âm đôi: uô; ươ; (iê, yê); ( ia; ya)... Để học sinh nắm chắc bài tôi thường lồng trò chơi vào cuối mỗi tiết học theo nhiều dạng thi đua như: Dạng 1: Thi đua tìm tiếng mới ngoài bài cuối mỗi tiết học. (Nói, ghép bảng chữ hoặc viết vào bảng con). Mỗi từ nói, ghép hoặc viết đúng được thưởng một bông hoa. Kết thúc trò chơi đội nào được thưởng nhiều bông hoa đội đó thắng cuộc, và được thưởng bông hoa điểm 10. Dạng 2: Giáo viên đọc một số tiếng từ cho học sinh viết vào bảng con, viết vào vơ. ví dụ: kì cọ, ghế gỗ, nghỉ ngơi…..Trước khi viết cho học sinh nhắc lại quy tắc viết chính tả trường hợp nào thì viết k, gh, ngh... viết xong buộc các em đánh vần để kiểm tra lại bài. Dạng 3: Nối tiếng thành từ, nối từ thành câu giúp các em hiểu nghĩa từ hoặc điền âm, vần còn thiếu vào chỗ trống. Vừa học vừa chơi như thế nhằm gây hứng thú học tập, các em sẽ nhớ bài lâu hơn. Trường hợp học sinh viết sai lỗi chính tả tôi đều dừng lại và xem xét vì sao học sinh mắc lỗi chính tả và tìm cách giải quyết như: + Trường hợp nào viết (g, gh) (ng, ngh) + Trường hợp nào viết: c, k, g. + Trường hợp nào viết: i, y … + Trường hợp nào thì viết hoa… * - Trường hợp viết “g, gh” “ng, ngh” - Viết gh, ngh khi đứng trước các nguyên âm: e, , i (nghi, nghề, ngh…) (ghi nhớ, bn ghế,…) - Viết g, ng khi đứng trước các nguyên âm còn lại: a, o, ô, ơ, u, ư (g, gờ, gụ, gĩc, gần…) (ngỡ ngàng, ngơ ngác, ngắc ngứ…). Trang: 6 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ví dụ: Dạy bài 23 âm “g, gh”. Bài 25 âm “ ng, ngh” Cho học sinh nắm được: -- g, ng: ghép với chữ cái ghi âm a, o, ô, ơ, u, ö. -- gh, ngh: ghép với chữ cái ghi âm e, , i. Như: ga, gơ, gơ, nga ngo, ngơ, ghi, ghe, gh, nghỉ, nghệ… * - Trường hợp viết “c, k, q” + Viết “k” đứng trước các kí hiệu ghi nguyên âm e, , i. như: kẻ, kệ, kia, kín đáo, kẽ hở, kể lể… + Viết “c” đứng trước các kí hiệu ghi nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ u, ö như: ca, căn, cân, co, cô, cơ, cụ, cứ… + Viết “q” viết trước âm đệm u như: quả, quang, quăng, quầng, qun tử, quả quýt, quyển vở… Ví dụ: Dạy bài 20: âm “ k, kh.” Cần cho học sinh nắm được: -k: ghép với các chữ ghi âm: e, , i... Ôn lại kiến thức cũ : -c: ghép với các chữ ghi âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. -kh: ghép đđược với tất cả các chữ ghi nguyên âm: o, ô, ơ, u, ö , e, ê, i như: cá kho, cá khô, khe đá, kê hở, ki co … * - Trường hợp viết “i , y” Tuần 6 các em học âm y (y dài) khi giới thiệu tiếng từ mới tôi nhấn mạnh khi nào viết (y dài) khi nào viết (i ngắn).. Trang: 7 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Viết “y” đứng trước nó không có các kí hiệu nào như: y t, ý nghĩ, yn vui, yu b, con yểng… + Viết “i” đứng trước các kí hiệu ghi phụ âm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, r, s, t, v, x. như: bc sĩ, li bì, * - Trường hợp viết “i, y, ia, ya” + Viết “ i “ sau âm đầu, trước âm cuối: hiền, nghing, diều so, kiểu o, cơ lin, trống, ching… + Viết “ yê “ sau âm đệm, trước âm cuối: tuyn, quyết…hoặc mở đầu âm tiết: yn, yết… + Viết “ ia “ viết sau âm đầu không có âm cuối: chia, phía, vỉa, thìa… * - Trường hợp viết “ ua ,uơ ” + Viết “ ua” Viết khi không có âm cuối như: lúa mùa, mùa dưa… + Viết “ uơ ” Viết trước âm cuối như: buổi chiều, đuổi bắt… * -Trường hợp viết “ ưa, ươ ” + Viết “ ưa “ Viết khi không có âm cuối như: mưa, dừa… + Viết “ ươ “ Viết trước âm cuối như: vượt, nước, đường… * -Trường hợp viết “ o, u ” làm âm đệm. + Viết “ u ” Viết sau kí hiệu ghi phụ âm q như: quan, qun, quen, quyết… + Viết “ o ” trước các nguyên âm a, ă, e. như: hoa, xoăn, khoét… + Viết “ â “ đi với y; riêng a có thể đi với i hoặc y các âm còn lại buộc phải đi với i… Còn âm e; a đi với âm đệm o; âm a và các âm còn lại đi với âm u…. Trang: 8 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> d) Trường hợp phát âm: Phát âm các phụ âm đầu chưa chuẩn dẫn đến viết sai như: Ví dụ: Âm ch hay tr - (che chở viết tre trở ) Để khắc phục tôi hướng dẫn học sinh một số mẹo viết đúng chính tả: + Viết ch: trong trường hợp từ chỉ quan hệ họ hàng gia đình, đồ dùng trong nhà: cha, chú, cháu, chắt, chai, chén, chăn, chiếu, chảo, chum, chĩnh, chan,, chng, chậu… + Viết tr: trong các từ không có sự che đậy (trống trải, trọc lốc…), từ chỉ tính xấu (trơ tráo, trơ trẽn…) + Lưu ý: -- Am tr không bao giờ đi với các âm: oa, oă, uê. Ví dụ: Âm s hay x + Viết x: Am s không bao giờ đi với các âm: oa, oă, oe, uê. Vì vậy khi gặp vần này ta viết với âm x như: xum xu, trịn xoe, xoa đầu, xoắn xuýt. Còn các trường hợp khác cần giải nghĩa từ để học sinh viết đúng. + Viết “gi, r hay d. ” Ví dụ 5: âm gi, r hay d. như: - (g giị viết g dị) (ra vo viết gia vo ) + Viết âm d: Âm“ r , gi” không bao giờ đi với âm đệm: oa, oă, uâ, oe, uê, uy. Vì vậy khi gặp vần này ta viết với âm d như: dọa nat, vơ duyn, kiểm duyệt, duy trì, duy nhất… + Viết âm r, gi: Đối với học sinh lớp một tôi chỉ phân biệt bằng cách phát âm của cô giáo. Âm r: Tôi cong lưỡi lên khi đọc. Âm gi: Tôi khép hàm răng, đầu lưỡi bật ra khi đọc. Đồng thời kết hợp giải nghĩa một số từ để học sinh hiểu dần dần. + Viết vần: “ăc- ăt và ăng, ăn” Trang: 9 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Từ viết vần ăc-thường chỉ sự lung lay, dao động: lc lắc, c nhắc, ngắc ngứ… Từ viết vần ăt có nghĩa là cắt nhỏ, tách rời: cắt, chặt, thắt, ngắt.… Từ viết vần ăng thường có nghĩa là băng ra, thẳng ra: căng, thẳng, phẳng… Từ viết vần ăn thường chỉ sự cuộn tròn, không thẳng: tĩc xoăn, xoắn ốc, nhăn nheo, lăn tăn. … Phần kiểm tra bài cũ của giai đoạn học âm, vần cũng như các buổi học có 4 tiết (thời gian còn lại) tôi thường đọc cho các em viết một số vần, tiếng từ mà các em vừa được học xong vào bảng con, vào vở trắng. Thời gian đầu tôi cho các em viết ít sau đó nâng dần lượng kiến thức lên và lồng ghép thêm những chữ đã học từ đầu năm, trọng tâm vẫn là những lỗi các em còn đọc, viết sai. Bước sang tuần 22 trở đi: Ví dụ 5: Dạy bài vần oe và vần oa học sinh thường viết lẫn lộn vần: oe = eo ; oa = ao. - Trường hợp này giáo viên cho học sinh phân tích, nhẩm đánh vần lại tiếng. Ví dụ: ma xịe = bnh xo họa sĩ. = hạo. hoa đào = hao tốn (xịe: xờ - oe – xoe - huyền - xịe) ( họa: hờ - oa – hoa - nặng - họa) để học sinh nhớ lại vần oe = eo và vần oa = ao Đặc biệt có môt số em hay nhầm lẫn thanh huyền (\ )và sắc ( / ); hỏi ( ? ) và ngã( ~ ). Tôi hướng dẫn kỹ ngay từ bài đầu; ví dụ: thanh huyền là nét xiên trái, viết hơi xiên từ trái sang, tương tự thanh sắc viết hơi xiên từ bên phải Trang: 10 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> sang. Đối với dấu hỏi, ngã tôi yêu cầu học sinh đánh vần cả chữ sau đó mới viết. Phân biệt cách phát âm những tiếng có dấu hỏi được đọc ngắn hơn, dấu ngã được nhấn mạnh và kéo dài hơn. Khi viết xong đánh vần, kiểm tra lại; ví dụ: ( ngủ):ng – u- ngu – hỏi – ngủ chứ không thể ng- u- ngu – ngã- ngủ được. Những trường hợp này trước khi viết bài, giáo viên cần giải nghĩa từ, cho học sinh viết vào bảng con từ 1 đến 2 lần. Tiếp tục luyện viết vào vở trắng để hạn chế viết sai lỗi chính tả. Từ tuần 25 trở đi các em bắt đầu học môn chính tả (mỗi tuần một tiết), những bài đầu tiên các em viết theo hình thức tập chép. Từ bài chép sẵn trên bảng tôi gợi ý để học sinh tìm ra tiếng khó các em hay viết sai. Yêu cầu học sinh phân tích, đánh vần, nêu quy tắc chữ viết. Gạch chân tiếng khó bằng phấn màu để các em nhớ khi viết bài. Sau khi các em viết bài xong tôi hướng dẫn các em soát lỗi, tìm và chữa những lỗi các em còn hay mắc phải. Những bài sau được nâng dần lên. Tôi đọc học sinh nghe viết vào vở. Cuối mỗi bài viết cho các em làm bài tập để củng cố lại quy tắc chính tả: -Loại bài tập1: Cho học sinh làm bài trong vở bài tập Tiếng Việt -Loại bài tập 2: Tôi thiết kế và in các bài tập ra phiếu, phát cho các em. Nhắc các em đọc kỹ, nêu yêu cầu của bài. Gợi ý để các em nêu quy tắc viết và làm bài đó, tôi ưu tiên những em thường mắc lỗi chính tả nêu câu trả lời: + Ví dụ 1: Bài tập điền ( k hay c) các em sẽ nêu k ghép với i, ê, e ; c ghép với các âm còn lại ; bài tập điền ( ng hay ngh ) các em cũng nêu: ngh luôn ghép với i, ê, e; ng ghép với u, ô, ư, o, a, ơ. + Ví dụ 2: Bài tập điền (ươc hay ươt) tôi nhắc học sinh điền nhẩm thử từng vần sau đó đọc tiếng, từ vừa điền xem đã phù hợp chưa và chọn từ hay nhất, cảm thấy đúng hơn mới viết.. Trang: 11 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Ví dụ: Dùng thước để kẻ hết bài (chọn ươc). Dùng thước để kẻ hết bài (không chọn ươt). Hoặc : “Bé treo áo lên mắc” chứ không thể viết “Bé treo áo lên mắt”. Đối với bài chính tả nghe đọc, yêu cầu học sinh đọc thầm từ 1 đến 2 em, đọc to để cả lớp cùng tìm ra tiếng khó. Tôi viết tiếng khó (tiếng các em hay viết sai) lên bảng, gọi học sinh phân tích tiếng, nhấn mạnh những điểm các em hay viết sai. Ví du: Tiếng “ mắt, hoắt” (trong bài ò…ó…o) phân tích tiếng mắt: Âm m đứng trước vần ăt đứng sau, dấu sắc trên âm ă; tiếng hoắt: Âm h đứng trước vần oăt đứng sau, dấu sắc trên âm ă, viết âm cuối là “t” chứ không viết là “c" …. Tôi đọc các tiếng đó cho các em viết vào bảng con (che các tiếng khó trên bảng lớp), nếu các em viết sai tôi gợi ý để học sinh so sánh với bài viết đúng để tự các em nhận ra chữ sai. Khi đọc bài cho học sinh viết, nhắc lại quy tắc viết. Viết xong soát lỗi, giáo viên đọc chậm rãi, đánh vần tiếng khó học sinh kiểm tra lại bài bằng bút chì phát hiện mình mắc lỗi sửa. Sau đó hướng dẫn học sinh ghi số lỗi ra lề (nếu viết sai). Cuối cùng kiểm tra số học sinh mắc lỗi: 3- 4 lỗi; 1-2 lỗi; không sai lỗi nào? Tuyên dương học sinh viết không sai. Học sinh viết sai nêu được sai tiếng gì? và sửa lại tiếng đó trên bảng (học sinh nêu cách sửa), nhắc học sinh viết sai sửa lại ra lề thẳng hàng với chữ viết sai. Phần chấm bài viết và làm bài tập tôi cũng tiến hành như bài tập chép, chính tả. đ) Trường hợp viết hoa: Từ tuần 7 các em được làm quen chữ viết hoa: + Viết hoa chữ cái đầu câu: - Sau dấu chấm. - Sau dấu chấm than (chấm cảm),dấu hỏi. - Sau dấu gạch đầu dòng bắt đầu bằng một lời thoại. Trang: 12 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> + Viết hoa chữ cái đứng đầu một dòng thơ. Bước đầu tôi chú ý rèn cách viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng đoạn văn và có sự thống nhất cách vào một ô. Khi viết đoạn thơ thì tất cả các chữ đầu dòng đều viết hoa và viết thẳng hàng đối với loại thơ có bốn hoặc năm chữ, so le đối với đoạn thơ lục bát. Phần này tôi cung cấp cho học sinh nhận biết về đoạn văn, đoạn thơ. Đối với tên riêng thì các em cần biết viết hoa tên: Người, con vật, đất nước, sông núi, địa danh… Đầu tiên tôi cho các em về nhà viết tên người thân trong gia đình (chỉ viết tên), sau đó dần dần yêu cầu các em viết hoa cả họ tên của người thân, viết tên huyện, tỉnh, viết tên một số con vật (ví dụ: Mèo, Hổ,Voi…). Trong khi dạy tạo điều kiện để học sinh nhận ra các chữ viết hoa, lý do vì sao? Bài viết trên bảng của giáo viên cần thể hiện trực quan tốt nhất đối với học sinh lớp 1. Khi viết giáo viên phải chú ý cách trình bày bảng, thống nhất ở từng môn học, từng loại bài. Từ đó tôi quy định và hướng dẫn các em trình bày bài viết trong vở thật chi tiết như gạch chân, gạch hết bài, cả việc trình bày thứ… ngày… tháng… năm… viết sát lề đỏ, phân môn Toán, tập chép, chính tả, tập viết được cách từ lề đỏ 4 ô. Đề bài viết tùy theo dài hay ngắn, viết cách vào từ lề đỏ 3 hoặc 4 ô. Đầu dòng được viết hoa và cách vào 1 ô, gạch chân cách xuống 1 ly nhỏ, gạch hết bài mỗi bên cách vào 3 ô và gạch ngay trên dòng kẻ, tạo ra sự thống nhất chuẩn mực. Ngoài việc viết đúng quy tắc còn phải viết đẹp, đúng độ cao, cỡ chữ, viết đều nét, vì thế cuối mỗi tuần tôi cho các em viết thêm một bài rèn chữ viết đẹp. Hình thức kẻ sẵn dòng trên bảng lớp, viết mẫu sau đó cho học sinh nhắc lại độ cao, cỡ chữ, khoảng cách giữa các chữ rồi luyện viết vào vở trắng. Trong quá trình viết giáo viên quan sát theo dõi nhắc nhở thêm để các em nắn nót chữ viết của mình ngày càng đẹp.. Trang: 13 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Cuối mỗi tiết dạy tôi không xem nhẹ việc chấm, chữa bài cho học sinh ở tất cả các đối tượng. Đây là việc làm rất quan trọng, chấm điểm không những là thước đo để đánh giá chất lượng bài viết đúng, viết đẹp của học sinh mà quan trọng hơn là chỉ cho học sinh thấy được lỗi sai của bài viết và nguyên nhân của nó đồng thời giúp các em sửa sai bằng cách gọi các em lên bảng viết lại, dưới lớp các em quan sát cùng tham gia sửa sai. Sau mỗi buổi học, những bài viết của học sinh chưa được sạch sẽ, chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lỗi chính tả. Tôi yêu cầu các em về nhà viết lại và được kiểm tra vào giờ học sau. Chính việc viết lại bài này, đã giúp các em hạn chế về lỗi chính tả. Việc chấm điểm cũng giúp cho học sinh thi đua học tập tốt. - Thường xuyên theo dõi đánh giá sự tiến bộ của học sinh, động viên, tuyên dương kịp thời những em tiến bộ rõ nét, tạo cho các em phấn khởi, tự tin vào sức học của mình. 3 . Kết hợp giữa gia đình và học đường: Trong các cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm hoặc gặp gỡ phụ huynh, khi đưa đón con đến lớp học. Tôi khéo léo thông báo việc học tập của các em. Ngoài việc quy định về nội quy, nề nếp đồng thời cho phụ huynh biết tầm quan trọng về việc học tập đối với học sinh lớp một. Tôi không quên đưa vấn đề: “Viết đúng chính tả, viết đẹp và viết nhanh” và giải thích để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của nó, đề nghị phụ huynh mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cũng như vở trắng năm ô ly để viết tập chép, chính tả cũng như cách trình bày bài toán… - Muốn viết đúng chính tả trước hết các em phải phát âm đúng, cần có sự hỗ trợ của phụ huynh nhắc nhở các em đọc bài thật thuộc vào các buổi tối và theo dõi uốn nắn sửa sai tiếng địa phương An Khê nhự: An Khê đọc là An. Trang: 14 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Khơ; về quê đọc là về quơ…và thường xuyên kiểm tra bài vở của các em khi ở nhà. - Đối với những em học yếu, chữ viết chưa đẹp tôi thuyết phục phụ huynh hỗ trợ nhắc nhở và có biện pháp giúp đỡ các em rèn luyện thêm khi ở nhà, cùng nhau giúp đỡ các em học tập ngày càng tốt hơn. Công việc rèn: “Viết đúng chính tả- viết đẹp” như một sợi chỉ đỏ, dài xuyên suốt trong quá trình học tập của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy đòi hỏi người thầy cần kiên trì, tỉ mỉ mỗi ngày một ít không nóng vội. Ngoài các biện pháp trên tôi phân công đôi bạn cùng tiến: Em học giỏi kèm em học yếu, em học khá kèm em trung bình. 15 phút đầu giờ thường xuyên kiểm tra bài học, bài tập về nhà của các em đã hoàn thành chưa, để đầu giờ báo cáo với cô giáo, kịp thời nhắc nhở. Cuối tuần vào tiết SHTT, giáo viên nhận xét tuyên dương cụ thể những cặp đôi bạn cùng tiến, có nhiều tiến bộ. Cuối mỗi tháng tôi đều tổ chức kiểm tra đánh giá xếp loại vở sạch chữ đẹp ghi điểm công khai trước lớp – tuyên dương những em viết đẹp, viết đúng chính tả, trình bày đẹp để kích thích tính thi đua học tập.. Trang: 15 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> II. KếT QUả ĐạT ĐƯợC: Từ nhận thức của bản thân, gia đình và học sinh, các biện pháp triển khai đề tài. Với những quy tắc nêu trên tôi thấy các em có nhiều tiến bộ. Số em nhớ quy tắc chính tả đã tăng lên nhiều. Các em đã viết được nhiều tiếng từ, câu chính xác, nhanh, bài viết trình bày khoa học sạch, đẹp. Chữ viết đều, ngay ngắn có ý thức giữ gìn sách vở sạch sẽ, một số em tạo được nét thanh, nét đậm, nét phăng cuộn tròn các chữ cái viết hoa rất đẹp. Cụ thể qua đợt thi chữ viết đẹp cấp Trường lớp tôi đạt: Giải nhất : Nguyễn Lâm Hàn Ni Giải nhì. : Trần Đinh Nguyên. Giải ba. : Nguyễn Gia Bảo Hân. Qua kiểm chứng đến tuần 24 của năm học như sau. Sĩ số:35 em Nữ:17 em Giỏi T.S. 26. Khá. Trung bình. yếu. %. T.S. %. T.S. %. T.S. %. 74,3%. 7. 20,0%. 2. 5,7%. 0. /. Cho đến nay số học sinh còn viết sai chính tả không đáng kể, những em trung bình bắt đầu viết đúng qui trình nhưng vẫn còn sai sót về lỗi chính tả. Mặc dù chất lượng này so với yêu cầu chưa thật cao nhưng đó là kết quả đáng. Trang: 16 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> phấn khởi cho quá trình rèn luyện và còn tiếp tục rèn tiếp ở cuối học kỳ II sẽ đạt kết quả cao hơn nữa. IV- BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Để đạt được kết quả đáng phấn khởi về kỹ thuật chính tả và rèn chữ viết cho học sinh. Bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: 1- Giáo viên phải thật sự có tâm huyết với nghề dạy học, phải có ý thức nâng cao kỹ năng viết, đảm bảo đạt yêu cầu chuẩn mực và luôn là tấm gương sáng để học sinh noi theo. 2- Phải nâng cao nhận thức trong giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh về phong trào viết đúng chính tả và rèn luyện chữ viết đẹp. 3- Trong quá trình dạy cần bao quát lớp học chặt chẽ, quan tâm đều đến tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt học sinh yếu kém và có hoàn cảnh khó khăn. 4- Nắm vững phương pháp, lựa chọn phương pháp và luôn thay đổi hình thức dạy học, hướng dẫn rõ ràng, tỉ mỉ. Trong quá trình giảng dạy những bài học có liên quan cần nhắc đi nhắc lại nhiều lần để học sinh nắm chắc bài. Nói, đọc, viết trình bày bảng thật chuẩn, mẫu mực để học sinh noi theo đồng thời uốn nắn kịp thời những sai sót, tạo không khí lớp học sôi nổi để tiết học diễn ra một cách tự nhiên. 5- Tận tình giúp đỡ các em phát âm chuẩn – nắm được kết cấu âm tiết Tiếng Việt, luôn ghi nhớ qui tắc viết chính tả và cách rèn chữ. 6- Cần tận dụng việc viết lại bài, làm bài ở các môn học khác. Để rèn luyện chữ viết, lỗi chính tả và cách trình bày. Nói chung giáo viên phải nghiêm khắc về chất lượng chữ viết ở tất cả các môn học khác, có như vậy việc luyện tập chữ viết mới được củng cố đồng bộ và thường xuyên. Trang: 17 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 7- Phải theo dõi từng đối tượng học sinh, đồng thời đòi hỏi không ít lòng nhiệt tình, kiên trì, tỉ mỉ luôn yêu thương tôn trọng trẻ, vừa dạy, vừa dỗ mới đem lại hiệu quả cao. 8- Trong dạy học tôi luôn tổ chức trò chơi dưới nhiều hình thức như: Nói, viết, ghép từ mới ngoài bài, điền âm, vần còn thiếu vào chỗ trống, nối tiếng, từ... Mục đích thứ nhất học sinh mạnh dạn trước tập thể, hòa đồng cùng bạn bè. Thứ hai giúp các em ghi nhớ và củng cố kiến thức một cách chắc chắn. 9- Phân công đôi bạn cùng tiến. Học sinh giỏi giúp học sinh yếu; học sinh khá giúp học sinh trung bình. 10- Thường xuyên chấm trả bài, đánh giá nhận xét, sửa sai, uốn nắn cho các em từng chi tiết nhỏ. Cuối mỗi tháng tôi đều tổ chức kiểm tra vở sạch chữ đẹp đánh giá ghi điểm công khai vào sổ chủ nhiệm, tuyên dương khen thưởng kịp thời bài viết sạch, trình bày đẹp, không mắc lỗi chính tả, để động viên học sinh, tạo cho các em một niềm tin tuyệt đối. 11- Kết hợp giữa nhà trường và gia đình cùng nhau hỗ trợ dạy dỗ các em, tạo ra động lực thúc đẩy cho các em học tập tốt. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ bản thân tôi thực hiện và được tiến hành liên tục trong quá trình giảng dạy để giúp các em một số kỹ thuật viết đúng chính tả và rèn chữ viết cho học sinh ở lớp một. Với đề tài trên, trong quá trình vận dụng, bản thân tôi thấy vẫn cần phải học hỏi thêm nhiều. Rất mong sự góp ý và trao đổi của hội đồng khoa học, ban giám hiệu, các thầy cô giáo, bạn đồng nghiệp góp ý thêm để công việc hướng dẫn các em viết đúng chính tả, viết đẹp ngày càng hoàn thiện hơn để đáp ứng với công việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.. Trang: 18 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> An Khê, ngày 20 tháng 2 năm 2012 Người viết. Dương Thị Nuôi. MỤC LỤC. I-. ĐẶT VẤN ĐỀ. Trang: 19 GiaoAnTieuHoc.com. Trang. 1.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> II-. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 4. 1- Nguyên nhân. 4. 2- Biện pháp thực hiện. 5. 3- Kết hợp giữa gia đình và học đường. 17. III-. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 19. IV-. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 21. Trang: 20 GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×