THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chữ viết
cho học sinh lớp 1”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy Tập viết, Luyện viết cho học sinh lớp 1.
3. Tác giả:
Họ và tên:
Nguyễn Thị Yến
Nữ
Ngày tháng/năm sinh: 25 tháng 8 năm 1975
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm
Chức vụ: Tổ trưởng tổ chuyên môn lớp 1
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lê Lợi
Điện thoại: 01699 714 696
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tổ chuyên môn lớp 1, trường Tiểu học Lê LợiChí Linh- Hải Dương.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Tổ chuyên môn lớp 1, trường Tiểu học
Lê Lợi- Chí Linh- Hải Dương.
Địa chỉ: xã Lê Lợi- Chí Linh- Hải Dương. Điện thoại: 03203593106
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Mỗi phòng học được trang bị máy tính, máy chiếu phục vụ cho các tiết
dạy giáo án điện tử.
- Áp dụng với tất cả giáo viên, học sinh lớp 1 trong các giờ học Tập viết,
Luyện viết.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: năm học 2014-2015.
TÁC GIẢ
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN
1
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Học sinh lớp 1 vừa bước ở mẫu giáo lên, các em đang chuyển hoạt động chủ
đạo từ vui chơi sang hoạt động học tập nên gặp nhiều khó khăn trong việc tập
trung chú ý học tập, đặc biệt là tập viết. Hơn nữa, cơ tay các em còn yếu, chóng
mệt mỏi, những giờ học viết thường khô khan, đơn điệu, không tạo được sự hấp
dẫn với các em.
Thấy rõ được những khó khăn trên trong việc rèn chữ viết cho học sinh lớp
1 nên tôi đã quyết định chọn đề tài này với mục đích đưa ra một số biện pháp góp
phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học viết, giúp các em có không khí vui
vẻ, thoải mái, hào hứng học tập. Đồng thời, bản thân giáo viên sẽ thích dạy các tiết
học có liên quan đến tập viết, luyện viết cho học sinh. Từ đó sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả, chất lượng chữ viết cho các em.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
2.1. Điều kiện:
- Phòng học có trang bị máy tính, máy chiếu (hoặc màn hình ti vi) để trình
chiếu giáo án điện tử.
- Giáo viên yêu nghề, tâm huyết với việc rèn chữ cho học sinh: có sự đầu tư
thiết kế bài giảng điện tử từng tiết học (hoặc phần mềm dạy chữ viết lớp 1).
- Sĩ số lớp học không quá đông (khoảng 25 đến 30 học sinh) để thuận lợi
cho GV trong việc kèm cặp, sửa lỗi chữ viết cho học sinh.
2.2. Thời gian: Thời gian áp dụng trong suốt năm học lớp 1.
2.3. Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 1 nơi trường tôi công tác.
3. Nội dung sáng kiến:
Qua thực tế giảng dạy của bản thân, tôi đã đi sâu tìm hiểu nội dung, chương
trình, thực trạng dạy và học tập viết, luyện viết của giáo viên và học sinh nơi
trường tôi công tác. Từ những kinh nghiệm của nhiều năm giảng dạy và thông qua
nghiên cứu đọc tài liệu về phương pháp dạy học, cách đánh giá học sinh theo thông
tư 30, tôi mạnh dạn đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho
học sinh lớp 1.
2
- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
Sáng kiến nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn về tâm lí của học sinh
lớp 1 trong giờ học viết chữ. Trước đây, những giờ học này thường khô khan, đơn
điệu, học sinh có tâm lí mệt mỏi, viết cho xong bài. Tôi đã đưa ra một số biện pháp
để giúp cho giờ học viết trở nên nhẹ nhàng, cuốn hút học sinh. Từ đó góp phần
nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh.
- Khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến mang tính khả thi cao do những biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng chữ viết cho học sinh lớp 1 mà tôi đưa ra hoàn toàn phù hợp với thực tế,
năng lực, trình độ, tâm lí và nét đặc thù của học sinh lớp đầu cấp tiểu học.
- Lợi ích thiết thực của sáng kiến
Qua quá trình áp dụng sáng kiến, chất lượng chữ viết của học sinh lớp tôi
được nâng lên rõ rệt, học sinh hào hứng đón chờ giờ học tập viết, các em tích cực,
say sưa tập viết. Giờ học tập viết, luyện viết trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:
Sau khi nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
chữ viết cho học sinh lớp 1, tôi thấy tiết học viết của học sinh lớp tôi trở hào hứng,
nhẹ nhàng. Các em tích cực luyện tập để phát huy hết khả năng viết chữ của mình.
Chữ viết của học sinh đã đúng mẫu, đúng cỡ chữ, đảm bảo khoảng cách và tốc độ
viết. Tất cả học sinh trong lớp cầm bút đúng và ngồi viết đúng tư thế. Tôi cảm thấy
an tâm phấn khởi hơn đối với chất lượng chữ viết của học sinh lớp mình.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến:
- Nhà trường trang bị máy tính, máy chiếu phục vụ cho tiết dạy giáo án điện
tử.
- Giáo viên phải yêu nghề, tâm huyết với việc rèn chữ cho học sinh, thiết kế
được giáo án điện tử hoặc có phần mềm dạy chữ viết lớp 1.
3
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
1.1. Lời dẫn:
Được cắp sách đến trường là niềm hạnh phúc- mơ ước lớn lao đối với
mọi trẻ em. Đến trường, các em được học đọc, học viết. Đọc được, viết được là
cả thế giới rộng lớn mở ra trước mắt các em. Chữ viết là một trong những điểm
mấu chốt, quan trọng khi học sinh tham gia các hoạt động học tập ở trường.
Đối với học sinh lớp 1, các em được học chữ, học viết chủ yếu qua môn Tiếng
Việt. Trong đó, Học vần, Tập viết, Luyện viết là những phân môn có tầm quan
trọng đặc biệt, trang bị cho học sinh toàn bộ hệ thống chữ viết ghi âm Tiếng
Việt, là cầu nối với tất cả các môn học khác. Khi học sinh viết đúng mẫu, rõ
ràng, đẹp và nhanh, đó là cơ sở giúp các em chép bài học của tất cả các môn
được tốt hơn. Rèn chữ viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn cho học sinh
những phẩm chất cần thiết như tính cẩn thận, tỉ mỉ, ý thức kỉ luật, sự khéo léo
và óc thẩm mỹ.
1.2. Điều kiện thực tế:
Tôi đã từng quan sát và nhận thấy: Những ngày đầu của cuộc đời học
sinh tiểu học, việc học viết là cả một kì công với bao nhiêu khó khăn, vất vả đối
với các em. Qua những giờ lên lớp, tôi thấy các em phải ra sức, căng mắt để
phân biệt chữ cái rồi vẽ lên từng trang giấy hay mặt bảng con từng con chữ mà
nhiều khi bản thân tôi cũng cảm thấy chùn bước bởi bắt gặp những ánh mắt và
vẻ mặt mệt mỏi, chán chường ở các em. Nhưng rồi, tất cả những khó khăn, mệt
mỏi cũng qua đi, thay vào đó là những ánh mắt chờ đợi, khao khát được viết
cùng với gương mặt rạng rỡ, sáng ngời khi tiết học tập viết, luyện viết- đó là
nhờ tia sáng của lòng tin, của sự hứng thú .
1.3. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Là giáo viên trực tiếp dạy lớp 1, tôi nhận thấy:
- Viết chữ không đơn giản đối với học sinh lớp 1, nó đòi hỏi người học
phải khéo léo, cẩn thận, các cơ quan giác quan phải tập trung cao. Điều này
hoàn toàn mâu thuẫn với sự phát triển tâm lý của các em: Học sinh lớp 1 hiếu
4
động, thích chơi hơn là học, thích hoạt động mà không thích bị gò ép theo
khuôn mẫu. Hơn nữa, cơ tay các em còn yếu, khả năng tập trung chưa cao,
chóng mệt mỏi.
- Những giờ học viết thường khô khan, đơn điệu, không tạo được sự hấp
dẫn đối với các em.
Thấy rõ được những khó khăn trên trong việc rèn chữ viết cho học sinh
lớp 1 nên tôi đã quyết định chọn đề tài này với mục đích đưa ra một số biện
pháp góp phần tạo hứng thú, tạo niềm tin cho các em trong giờ học viết, giúp
các em có không khí giờ học vui vẻ, thoải mái, không còn đơn điệu, mệt mỏi.
Đồng thời, bản thân giáo viên sẽ thích dạy các tiết học có liên quan đến tập
viết, luyện viết cho học sinh. Từ đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng
chữ viết cho các em.
2. Cơ sở lí luận của vấn đề:
2.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 1:
Học sinh lớp 1 là lứa tuổi đầu tiên cắp sách tới trường để tham gia những
hoạt động học tập theo chương trình giáo dục tiểu học. Ở lứa tuổi này, các em
dễ bị cuốn hút bởi những điều mới lạ nhưng đồng thời cũng rất chóng chán.
Những vấn đề khó hiểu khiến các em dễ phân tán, mất tập trung. Do sự chi
phối của đặc điểm tâm sinh lí, học sinh lớp 1 có đặc điểm nhận thức và đặc
điểm về ngôn ngữ thiên về trực quan, cụ thể. Các kiến thức trừu tượng sẽ trở
nên dễ hiểu, dễ nắm bắt với các em khi nó được diễn đạt một cách trực quan
bằng mô hình, vật thật, tranh ảnh đẹp và nhiều màu sắc. Các thao tác thực hành
của học sinh cũng sẽ trở nên thành thạo nếu các em được quan sát kĩ mẫu, được
sử dụng đồ dùng học tập thích hợp và được chuẩn bị những cơ sở vật chất ban
đầu thật tốt. Hơn nữa, tư duy của học sinh lớp 1 thường là tư duy cụ thể, mang
tính hình thức nên bài giảng hấp dẫn, sinh động, mẫu mực, có nhiều hình thức
tổ chức trong tiết học sẽ dễ thu hút sự tập trung chú ý của các em. Khi tổ chức
dạy học, giáo viên nên sử dụng đồ dùng trực quan, bài mẫu, hình ảnh sinh động
để kích thích tư duy học sinh, giúp các em ôn tập, củng cố, hình thành kiến
thức mới một cách dễ dàng.
5
2.2. Nội dung, chương trình tập viết, luyện viết lớp 1:
Chữ viết của học sinh lớp 1 chủ yếu được hình thành trong phân môn
Học vần - Tập viết và Luyện viết (với mỗi tiết là 35 phút).
Ở giai đoạn Học vần (từ tuần 1 đến tuần 24), vở tập viết lớp 1 được bố
trí: cứ sau mỗi bài học vần lại có một bài tập viết để học sinh rèn luyện cách
viết các âm, vần vừa học. Và khoảng sau hai tuần lại có hai tiết tập viết nhằm
giúp học sinh ôn cách viết các âm, vần đã học trước đó.
Ở giai đoạn Luyện tập tổng hợp (từ tuần 25) thì mỗi tuần có một tiết tập
viết giúp học sinh làm quen với chữ viết hoa và củng cố lại cách viết các vần đã
học.
Ngoài vở Tập viết, học sinh còn được luyện thêm trong vở Luyện viết
(do Sở GD-ĐT Hải Dương phát hành). Ở vở luyện viết, mỗi tuần có hai tiết,
giúp học sinh rèn luyện cách viết các âm, vần và từ ứng dụng.
2.3 Yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng viết chữ đối với học sinh lớp 1:
- Kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết ban đầu về đường
kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi của các nét chữ, cấu tạo chữ cái,
khoảng cách giữa các nét chữ, các chữ cái, chữ ghi tiếng, dấu thanh và chữ số.
- Kĩ năng: Học sinh phải viết được chữ ghi âm (chữ ghi vần), tiếng, từ và
câu ứng dụng đảm bảo các yêu cầu: đúng quy trình các nét, chữ cái, liên kết các
chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng, đúng
dòng kẻ. Ngoài ra, học sinh còn được rèn thêm những kĩ năng như: tư thế ngồi
viết, cách cầm bút, để vở hay di chuyển tay, vở như thế nào cho hợp lý khi viết
bài.
3. Thực trạng của vấn đề:
3.1. Về phía giáo viên:
Nhiều năm gần đây, việc dạy chữ viết cho học sinh đã được coi trọng và
được quan tâm đúng mức. Mỗi năm học, hầu hết các nhà trường đều tổ chức
chấm vở sạch chữ đẹp nhằm đánh giá chất lượng chữ viết của học sinh. Đã có
những nhà giáo tâm huyết với việc rèn chữ cho học sinh. Bên cạnh đó vẫn còn
có một số ít giáo viên còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy tập
6
viết, luyện viết: viết chưa đúng mẫu, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học qua loa,
chiếu lệ. Khi lên lớp, giáo viên truyền thụ một cách máy móc, không linh hoạt,
sáng tạo, chưa tạo hứng thú cho học sinh khi học viết, chưa chú ý giúp đỡ, uốn
nắn kịp thời cho học sinh, nhận xét bài viết của học sinh chưa chú ý tới động
viên, khích lệ làm cho giờ học viết trở nên nhàm chán, mệt mỏi.
3.2. Về phía học sinh:
Đối với học sinh lớp 1, hoạt động viết chiếm rất nhiều thời gian, học sinh
chóng mệt mỏi. Nếu giáo viên không tâm huyết với việc rèn chữ cho học sinh
thì các tiết học viết sẽ bị xem nhẹ. Học sinh thường có tâm lí viết cho xong.
Các em viết thường không được nắn nót, không đúng quy cách, kích cỡ,
khoảng cách giữa các chữ không đều. Hiện tượng viết sai nét, sai chữ, hở nét,
thừa nét, thiếu nét, thiếu dấu hoặc dấu đánh không đúng vị trí diễn ra thường
xuyên.
Để nắm rõ hơn thực trạng học giờ tập viết, luyện viết của học sinh lớp 1,
tôi đã tiến hành khảo sát học sinh tại hai lớp 1B và 1D ( Thời điểm khảo sát:
tuần 5).
Đề bài (viết chữ cỡ vừa): e, v, b, h, i, a, n, m, đ, th, bé, lê, lò cò, đi đò, thỏ mẹ.
Kết quả thu được cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ số
Lớp đối chứng (1D)
22
Lớp thực nghiệm (1B) 29
Tổng
51
Qua bài kiểm tra khảo
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
18
81.8
4
18.2
23
79.3
6
20.7
41
80.4
10
19.6
sát, tôi nhận thấy bài viết của học sinh mắc rất
nhiều lỗi khác nhau như viết nguệch ngoạc, không đúng kích cỡ, khoảng cách
giữa các chữ không đều, viết sai âm, thừa nét, thiếu nét, thiếu dấu hoặc dấu
đánh không đúng vị trí.
Qua kết quả thống kê trên có thể thấy chất lượng bài viết của học sinh
chưa cao, còn 19.6 % bài chưa hoàn thành. Trong đó, số học sinh hoàn thành
tốt ở cả hai lớp đều rất thấp. Lớp 1D: 3 em= 13.6%; Lớp 1B: 4 em =13.7%.
Ngoài khảo sát mức độ hoàn thành và chưa hoàn thành bài viết, tôi còn
khảo sát thái độ, hứng thú của học sinh trong giờ tập viết.
7
Kết quả như sau:
Thích thú khi
học tập viết
SL
%
1D
22
7
31.8
1B
29
10
34.5
Tổng 51
17
33.3
Qua tìm hiểu, tôi được biết
Lớp
Sĩ số
Bình thường
SL
%
8
36.4
10
34.5
18
35.3
học sinh không
Mệt mỏi, không thích
học tập viết
SL
%
7
31.8
9
31.0
16
31.4
thích thú khi học tập viết,
luyện viết do nhiều nguyên nhân khác nhau: giờ học buồn tẻ, mỏi tay, mỏi mắt,
bút gãy ngòi, thiếu bảng con và giẻ lau, ngồi viết gò bó, hay bị cô giáo chê, ….
Vì vậy, tôi cho rằng việc chuẩn bị tốt về tâm lí cho học sinh, về đồ dùng
dạy học và sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức phong phú, cuốn hút học
sinh sẽ tạo nên hiệu quả của mỗi giờ học viết.
Qua kinh nghiệm từ những ngày đầu đứng lớp, bản thân luôn học hỏi
đồng nghiệp về chuyên môn, cách rèn chữ cho học sinh. Đến năm học này, tôi
luôn trăn trở và tự nhận thấy mình cần làm như thế nào để nâng cao chất lượng
chữ viết cho học sinh trong lớp mình phụ trách và những biện pháp đó có thể
giúp gì cho đồng nghiệp trong việc rèn chữ cho học sinh.
Từ những thực trạng trên giúp đã giúp tôi mạnh dạn đề ra một số biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1.
4. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1:
4.1. Thu hút sự chú ý của học sinh bằng đồ dùng trực quan:
* Thứ nhất: Tôi sử dụng đồ dùng trực quan trong phần giới thiệu bài.
Khác với phương pháp trước đây, ở phương pháp thử nghiệm này, tôi không
viết trước bài lên bảng mà cho học sinh quan sát các hình ảnh trực quan để gợi
chữ ghi âm, chữ ghi vần, tiếng, từ ứng dụng (đưa hình ảnh đó lên máy).
Ví dụ 1: Khi dạy Tập viết Bài 12 (tập 1): i, a, bi, cá. Tôi lần lượt đưa ra 2
hình ảnh sau cho học sinh quan sát:
8
Hình 1
Hình 2
Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt học sinh đến chữ ghi âm,
tiếng sẽ học trong bài đó. Cụ thể:
+Quan sát hai bức tranh, con thấy gì?
- HS nêu: hòn bi, con cá
+Hãy đoán xem bài hôm nay chúng ta viết âm gì,
tiếng gì?
-Nhiều HS trả lời
+Giáo viên kết luận: bài hôm nay chúng ta viết âm
i, a, và tiếng bi, cá.
-HS nhắc lại.
Ví dụ 2: Khi dạy Tập viết Tuần 15 (Tập 1): đỏ thắm, mầm non, trẻ em,
ghế đệm, ...
Giáo viên đưa ra hình ảnh lá cờ đỏ thắm, trẻ em, ghế đệm, … lên màn hình
cho các em quan sát. Tương tự như ở ví dụ 1, giáo viên dùng câu hỏi dẫn dắt
học sinh nảy ra vần, tiếng, từ sẽ viết.
trẻ em
đỏ thắm
9
* Thứ hai: Tôi sử dụng đồ dùng trực quan trong phần hướng dẫn học
sinh viết chữ.
Khi hướng dẫn học sinh trong giờ tập viết, luyện viết, tôi đã ứng dụng
công nghệ thông tin để kích thích sự tò mò, hứng thú ở học sinh qua các nét
chữ được thiết kế sẵn trên màn hình (Hoặc sử dụng phần mềm dạy Tập viết lớp
1). Cho học sinh quan sát chữ mẫu, quy trình viết chữ ghi âm, chữ ghi vần hoặc
tiếng trên màn hình (sử dụng giáo án điện tử) kết hợp thuyết minh những điểm
cần lưu ý: điểm đặt bút, dừng bút, nét nối, … giúp học sinh nắm được quy trình
viết. Điều đó, giúp các em tiếp cận với chữ ghi âm, chữ ghi vần, tiếng hoặc từ
sẽ viết một cách chính xác, rõ ràng hơn về khoảng cách, cấu tạo, độ cao, chiều
rộng cũng như hào hứng hơn trong khi học.
Trình tự thực hiện:
- Giáo viên giới thiệu chữ mẫu (trên màn -HS quan sát chữ mẫu
hình) yêu cầu học quan sát, nhận xét về cấu - Nêu nhận xét
tạo, độ cao, độ rộng các con chữ, …
- Giới thiệu quy trình viết chữ trên màn
hình.
- HS theo dõi quy trình viết.
Ví dục: Bài 93: oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn
1
1
4 3
2
1
2
34
1
4 3
2
23
6 5
4
10
Kết quả: Tôi nhận thấy rằng, sau khi vận dụng công nghệ thông tin trong
việc dạy chữ cho học sinh sẽ thuận lợi rất nhiều đối với cả giáo viên và học
sinh. Giáo viên sẽ đỡ vất vả hơn khi hướng dẫn viết. Giáo viên không phải cặm
cụi vừa viết mẫu trên bảng lớp vừa nêu quy trình viết như mọi khi mà chỉ cần
bấm máy là có quy trình viết chữ. Còn học sinh thì được quan sát một cách đầy
đủ về quy trình viết, về khoảng cách, độ cao, chiều rộng và cách nối nét. Khi
đó, học sinh đã nắm rõ cách viết và rất muốn được thể hiện chữ viết của mình,
làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, sôi nổi hơn.
4.2. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh
trong khâu giới thiệu bài và hướng dẫn viết cho học sinh:
Trong các tiết dạy tập viết, luyện viết, tôi luôn so sánh đối chiếu giữa
phương pháp dạy học cũ và phương pháp dạy học mới để lựa chọn phương
pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình, phù hợp với nội dung
từng tiết dạy trong khâu giới thiệu bài và hướng dẫn viết cho học sinh.
* Trong phần giới thiệu bài :
Phương pháp cũ
GV chuẩn bị viết sẵn bài trên
Phương pháp mới
Thu hút sự chú ý của HS bằng
bảng lớp (bảng phụ), gọi 1 - 2 học phương pháp trực quan. Ví dụ khi giới
sinh đọc toàn bộ bài đã viết trên thiệu viết chữ n.
bảng. Với cách giới thiệu như vậy, - Giáo viên đưa lên màn hình hai nét
tôi nhận thấy:
chữ: nét móc xuôi và nét móc hai đầu.
+ Ưu điểm: Giảm việc làm cho giáo - Giáo viên đặt câu hỏi: trên màn hình
viên.
có hai nét gì?
+ Hạn chế: Vì biết bài viết trước nên - Hai nét này có thể tạo thành chữ gì?
học sinh phân tán, ít tập trung.
- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên đưa
chữ mẫu n lên bảng - học sinh đọc "n"
+ Ưu điểm: Với phương pháp này, giáo
viên không chỉ củng cố các nét cơ bản
mà ngay từ đầu đã xác định được trọng
tâm của kiến thức thông qua việc giúp
11
học sinh tự phát hiện cấu tạo của con
chữ.
* Trong phần hướng dẫn học sinh viết:
Phương pháp cũ
Phương pháp mới
- Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi - Giáo viên đưa ra hình ảnh trực quan
để học sinh tự nhận xét cấu tạo, hình nhằm thu hút sự sự chú ý của học sinh.
dáng, kích thước của từng con chữ:
- Học tới đâu thực hành tới đó.
- Ví dụ: + Chữ n được viết bằng mấy -Ví dụ: Bài 13. n, m, nơ, me
nét, là những nét nào?
Với 2 nét đã đưa trên màn hình, giáo
+ Chiều rộng chữ n này nằm trong viên yêu cầu:
mấy ô?
+ Nhận xét chiều cao, chiều rộng của 2
+ Chiều cao mấy ô, nét nối như thế nét móc?
nào?
+ Ghép 2 nét móc thành chữ n? (Các
+ Khoảng cách giữa 2 nét chữ là bao trường hợp có thể xảy ra: 2 nét chưa
nhiêu?
đều; 2 nét chưa liền, rời rạc; 2 nét sát
+ Cách viết chữ n như thế nào?
nhau (chữ bị gầy).
+ GV hỏi: Viết như vậy có được không?
+ Tại sao (so sánh với chữ mẫu)
Giáo viên coi đó là những tình huống
cần cho học sinh tự nhận xét, so sánh
với chữ mẫu để học sinh thấy khoảng
cách hợp lí giữa hai nét. Từ đó đi tới
thống nhất một cách viết đúng.
- Khi hướng dẫn quy trình viết: giáo
viên đưa ra chữ mẫu, cho HS quan sát
lại quy trình viết chữ trên màn hình và
cuối cùng HS viết bảng con.
Sau đó giáo viên vừa viết chữ vừa - Học sinh được thực hành viết ngay chữ
hướng dẫn cách viết. Quy trình này vừa học trên bảng con. Như vậy học
được thực hiện tương tự với chữ m, sinh sẽ tránh tất cả các trường hợp sai
12
và tiếng ứng dụng. Sau đó học sinh khi đã được nêu ở trên.
thực hành viết.
- Giáo viên hướng dẫn HS nhận xét
- Khi giáo viên vừa viết vừa hướng bảng con, GV chữa bằng phấn màu (nếu
dẫn đơn điệu sẽ hạn chế trong việc HS viết sai hoặc viết chưa đẹp).
bao quát lớp, còn học sinh ngồi
* Học xong chữ n, giáo viên hướng dẫn
nghe, không có hứng thú.
học sinh viết chữ m bằng phương pháp
bắc cầu. Thông qua trực quan cho học
sinh so sánh 2 chữ phát hiện ra điểm
khác biệt.
- Thực hành dựa trên chữ n
* Sang phần tiếng ứng dụng: nơ, me. Để
gây hứng thú cho trẻ, tôi sử dụng trực
quan để gợi tiếng, từ ứng dụng; giới
- Nếu giáo viên hướng dẫn viết liền thiệu chữ mẫu và quy trình viết (thực
mạch cả bài rồi mới cho học sinh hiện theo biện pháp đã trình bày ở phần
viết. Như vậy lượng kiến thức quá 4.1).
nhiều khiến cho học sinh mệt mỏi,
khó nhớ khi thực hành.
Phần viết chữ ứng dụng, giáo viên cần
chú ý giúp học sinh vận dụng kĩ thuật
nối nét, rê bút, lia bút để viết đúng quy
trình liền mạch, đúng khoảng cách.
Biện pháp trên đây áp dụng được cho tất cả các bài viết ở phần âm.
Kết quả: Trong những giờ học tập viết, luyện viết, tôi đã vận dụng
phương pháp dạy học phù hợp đối tượng như vừa nêu. Tôi thấy học sinh tập
trung hơn, tích cực tập viết, viết chữ đúng mẫu, tỉ lệ học sinh viết sai còn rất ít.
Sự thay đổi hợp lý các thao tác đã kích thích sự hào hứng ở các em, tránh cho
các em những mệt mỏi, căng thẳng. Còn giáo viên chỉ là người điều khiển nên
dễ bao quát lớp, nhận xét, giúp đỡ kịp thời cho học sinh và kiểm soát được kết
quả học tập của lớp. Nhờ vậy giờ học trôi đi rất nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao
hơn.
13
4.3. Kích thích sự phát triển ở học sinh, tạo lòng tự tin cho các em khi
học viết.
Tôi nhận thấy ở bất kỳ môn học nào cũng vậy, học sinh sẽ tích cực học
hơn, chủ động hơn trong quá trình nhận thức khi các em không còn mặc cảm
với chính mình. Thầy cô giáo chính là người sẽ giúp các em bằng cách: Tôn
trọng sự tự phát hiện ở học sinh để gây lòng tự tin. Tự tin để các em không chỉ
viết đúng mà cần phải viết nhanh, viết đẹp.
Trong giờ học viết, khi học sinh phân tích cấu tạo chữ, hay quan sát mẫu
để khái quát quy trình viết, sau khi nghe học sinh trả lời, dù học sinh yếu nhất
tôi cũng cố "nhặt nhạnh" những ưu điểm rất nhỏ để kịp thời động viên. Tôi thấy
học sinh được động viên bao giờ cũng hứng thú học hơn và đó chính là động
lực thúc giục các em mạnh dạn, tiếp tục tìm tòi và sáng tạo.
Ví dụ:
- Khi cho học sinh ghép các nét cơ bản để tạo ra chữ cái: Đây là thao tác
dễ thực hiện nhưng lại chứa đựng kiến thức trọng tâm (nhận biết cấu tạo chữ).
Do đó, tôi thường dành yêu cầu này cho học sinh nhận thức chậm hơn so với
các bạn hoặc những học sinh có sức tập trung kém. Mục đích là để trẻ thực hiện
được yêu cầu. Bên cạnh với lời khen của giáo viên, của các bạn, các em tự tin
hơn ở chính mình, yêu thích môn học hơn.
- Khi luyện viết bảng con: học sinh viết xong, giáo viên chọn một bài
đẹp nhất và 2 đến 3 bài cần sửa để hướng dẫn học sinh trong lớp quan sát, tìm
lỗi sai của bạn bằng các gợi ý sau:
+ Con hãy chọn bài nào con cho là đẹp nhất.
+ Vì sao con thích bài viết đó?
+ Các bài còn lại thì sao?
+ Hãy nêu cách sửa sai giúp bạn (sửa bài bằng phấn màu).
GV là người cuối cùng đưa ra kết luận và bổ sung thêm cách chữa lỗi mà
học sinh chưa nhận ra.
14
Tôi xác định, việc nhận xét bài, chỉ ra lỗi sai và chữa lỗi tay đôi với từng
học sinh là công việc cần thiết và thường xuyên trong từng tiết học. Giáo viên
cần chữa tỉ mỉ, không bỏ qua bất kì lỗi nào từ hình dáng, kích thước con chữ
đến khoảng cách, vị trí các dấu. Tôi đặc biệt chú ý tới cách nhận xét làm sao
vừa chỉ ra lỗi sai vừa nêu được biện pháp khắc phục vừa mang tính khích lệ,
động viên, luôn chứa đựng tình cảm yêu quý học sinh để học sinh tự tin vào
bản thân khi viết bài. Tránh những lời lẽ nặng nề, miệt thị, gây căng thẳng, áp
lực cho học sinh để các em thêm yêu thích môn học và có ý thức cố gắng viết
mỗi ngày một tiến bộ.
Ví dụ: Một số lời nhận xét với bài viết của học sinh:
15
+ Đối với học sinh viết đúng, viết đẹp:
“ Bài viết đúng. Nét chữ mềm mại. Con thật đáng khen!”
+ Đối với học sinh viết chưa đẹp mà có tiến bộ:
“ Chữ viết con đã có tiến bộ. Con hãy cố gắng hơn nữa!”
+ Đối với học sinh viết sai, tôi nhận xét thật rõ ràng những nét chữ sai đó và viết
mẫu cho các em 1- 2 chữ để các em tự tập viết lại theo mẫu.
“ Con viết sai (viết chưa đẹp) nét ..., hãy tập viết lại theo mẫu của cô!”
Với biện pháp này, tôi thấy học sinh trong lớp đều hứng thú trong các
giờ học, kết quả chữ viết của các em tốt hơn. Về phía phụ huynh học sinh thì
cảm thấy yên tâm khi con được giáo viên hướng dẫn viết chữ, được sửa nét một
cách tỉ mỉ. Đồng thời từ những nhận xét của giáo viên, các bậc phụ huynh biết
cách kết hợp cùng giáo viên khắc phục những sai sót về chữ viết của con em
mình trong khi hướng dẫn con tự học ở nhà.
4.4. Rèn cho học sinh tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở đúng trong khi
viết:
Trong tất cả các giờ học và đặc biệt là trong giờ tập viết, GV rất cần
quan tâm, chú ý đến tư thế ngồi của học sinh khi viết.
- Tư thế ngồi viết: Lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt
cách vở 25 – 30cm; cầm bút tay phải, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ trang vở
không bị xê dịch; hai chân để song song, thoải mái.
- Cách cầm bút: Học sinh cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và
ngón giữa) với độ chắc vừa phải (không cầm bút chặt quá hay lỏng quá). Khi
viết, dùng ba ngón tay di chuyển bút nhẹ nhàng, từ trái sang phải, cán bút
nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo, mềm mại,
thoải mái.
- Cách để vở, xê dịch vở khi viết: Khi viết chữ đứng, học sinh cần để vở
ngay ngắn trước mặt. Nếu tập viết chữ nghiêng, tự chọn cần để vở hơi nghiêng
sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ.
- Cách trình bày bài: Học sinh nhìn và viết đúng theo mẫu trong vở tập
viết; viết theo yêu cầu được giáo viên hướng dẫn, tránh viết dở dang chữ ghi
16
tiếng hoặc viết chòi ra mép vở không có dòng kẻ li; khi viết sai chữ, không
được tẩy xoá mà cần để cách một khoảng ngắn rồi viết lại.
Trong khi học sinh viết, giáo viên luôn để ý, nhắc nhở các em ngồi viết,
cầm bút sao cho đúng. Giáo viên có thể đến tận nơi những em nào chưa ngồi
đúng tư thế hoặc cầm bút chưa đúng, cho học sinh quan sát hình ảnh bạn ngồi
viết, cầm bút đúng tư thế. Giáo còn có thể liên hệ, trao đổi với các bậc phụ
huynh về việc con em học cần ngồi viết, cầm bút như thế nào cho đúng để giúp
các em sửa tư thế ngồi học cho đúng. Có như vậy, học sinh mới thấy thoải mái
để viết đúng và đẹp được.
4.5. Chuẩn bị tốt các đồ dùng học tập cho giờ học viết:
Chất lượng về chữ viết của học sinh không chỉ phụ thuộc vào điều kiện
chủ quan: năng lực cá nhân, sự luyện tập kiên trì, trình độ sư phạm của giáo
viên, … mà còn có sự tác động của những yếu tố khách quan: điều kiện,
phương tiện phục vụ cho việc dạy và học tập viết, luyện viết. Do vậy, muốn rèn
cho học sinh nề nếp viết rõ ràng, sạch đẹp, giáo viên cần quan tâm định hướng
cho phụ huynh học sinh trong việc lựa chọn, sử dụng bảng con, phấn, giẻ lau,
bút chì, bút mực cho học sinh. Cụ thể như sau:
- Bảng con màu đen, bề mặt có độ nhám vừa phải, dòng kẻ ô rõ ràng, đều
đặn tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh viết phấn. Phấn trắng có chất liệu tốt
làm nổi rõ hình chữ trên bảng. Khăn lau sạch sẽ, có độ ẩm vừa phải, giúp cho
việc xoá bảng vừa đảm bảo vệ sinh, vừa không ảnh hưởng đến chữ viết.
- Vở tập viết, luyện viết cần được bọc bìa, dán nhãn, giữ gìn sạch sẽ,
không để quăn góc hoặc giây bẩn. Mỗi học sinh có một tờ giấy để kê tay khi
viết tránh giây bẩn ra bài viết.
- Bút chì là đồ dùng không thể thiếu được ở giai đoạn viết chì (7 tuần
đầu), vì vậy cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi nhọn đúng tầm để dễ viết
rõ nét chữ. Nếu đầu chì quá nhọn dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi khi còn chọc
thủng giấy. Ngược lại, đầu nét chì quá “ tù”, viết nét chữ sẽ to, rất xấu.
- Về bút mực, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bút. Mẫu mã có
thể giống nhau nhưng chất lượng khác nhau làm cho các bậc phụ huynh trở nên
17
lúng túng khi mua và chọn bút cho con. Vì vậy, giáo viên là điểm tựa giúp phụ
huynh lựa chọn bút mực cho phù hợp nhất. Theo tôi, chúng ta nên chọn những
loại bút yêu cầu: nhẹ, chắc chắn, ngòi bút trơn để học sinh dễ viết và viết không
bị mỏi tay.
- Về mực thì quy định cả lớp dùng chung loại mực là Cửu Long xanh
đen. Yêu cầu học sinh phải bơm mực đầy đủ ở nhà trước khi đến lớp.
Việc chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập như trên sẽ giúp cho giờ học
được thuận lợi, cả giáo viên và học sinh không bị chi phối vào việc gọt bút, sửa
bút hay bơm mực, … Điều đó giúp cho việc thực hành viết chữ của học sinh
trôi chảy, đạt kết quả tốt.
4.6. Kết hợp với cha mẹ học sinh và tổ chức tốt các phong trào thi đua:
Đặc điểm của học sinh lớp 1 là nhanh quên, vì vậy việc rèn luyện viết chữ
đúng, đẹp cần được làm thường xuyên và liên tục ở mọi nơi, mọi lúc. Bên cạnh
sự rèn rũa của thầy cô ở lớp, việc cha mẹ giúp đỡ con rèn chữ ở nhà là rất quan
trọng Vì vậy, trong các buổi họp hoặc gặp gỡ với phụ huynh, tôi đã trao đổi rất kĩ
tầm quan trọng của việc rèn chữ cho học sinh lớp 1 và phổ biến cách dạy các con
ở nhà cho thống nhất với giáo viên ở lớp. Tôi phát tới từng phụ huynh tờ hướng
dẫn rèn chữ và yêu cầu chữ viết cần đạt để cha mẹ học sinh có cách dạy thống
nhất với giáo viên.
Mặt khác, tôi luôn chú ý bồi dưỡng lòng say mê và quyết tâm rèn chữ
viết cho học sinh thông qua các phong trào thi đua theo tuần, theo chủ điểm và
kết hợp với hội cha mẹ học sinh khen thưởng, động viên kịp thời những học
sinh viết đẹp hoặc viết có tiến bộ.
Ví dụ: Mỗi tuần vào tiết sinh hoạt lớp, tôi thường dành khoảng 5-10 phút
để tổng kết đánh giá việc rèn chữ, giữ vở của học sinh trong tuần và phát
thưởng.
Ngoài việc phát động thi đua trong học sinh, tôi còn giới thiệu các bài
viết đẹp của học sinh trong các buổi họp phụ huynh để cha mẹ học sinh tham
khảo và cùng thi đua rèn luyện chữ viết cho con em mình.
18
5. Kết quả đạt được:
Sau khi nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng chữ viết cho học sinh lớp 1 như tôi đã trình bày trên, tôi thấy giờ học viết
của lớp tôi chủ nhiệm đã bước đầu có kết quả khả quan, cụ thể:
- Học sinh không cảm thấy mệt mỏi mà trái lại các em thấy hào hứng,
chờ đợi giờ tập viết, các em tích cực luyện tập để phát huy hết khả năng viết
chữ của mình để được cô khen, bạn khen và được nhận phần thưởng.
- Chữ viết của học sinh đã đúng mẫu, đúng cỡ chữ, đảm bảo khoảng cách
và tốc độ viết.
- 100 % số học sinh trong lớp cầm bút đúng và phần lớn ngồi viết đúng
tư thế.
- Tất cả học sinh đến lớp đều có đầy đủ đồ dùng, bút tốt, cha mẹ học sinh
quan tâm, kết hợp với giáo viên trong việc rèn chữ cho con em mình.
Để khảo nghiệm kết quả sau khi áp dụng, tôi đã tiến hành khảo sát chất
lượng chữ viết ở lớp tôi và một lớp trong trường để so sánh và khẳng định hiệu
quả của các biện pháp tôi đã nêu ra.
Thời điểm khảo sát: tuần 24
Đề bài (Học sinh viết chữ cỡ vừa, thời gian làm bài 25 phút):
Vần: am, yêu, uôm, êch, et, ương, anh, ôp, iêp, oay, uân
Từ: hòa bình, kế hoạch, mùa xuân, lưỡi liềm, trăng khuya.
Câu: Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Kết quả thống kê thu được như sau:
Lớp
Lớp đối chứng (1D)
Lớp thực nghiệm (1B)
Tổng
Sĩ số
22
29
51
Hoàn thành
SL
%
20
90.9
28
96.6
48
94.1
Chưa hoàn thành
SL
%
2
9.1
1
3.4
3
5.9
Qua kết quả thống kê trên cho thấy chất lượng bài viết của học sinh lớp
tôi đã tiến bộ rõ rệt, chỉ còn 1 bài chưa hoàn thành là do học sinh đó sức khỏe
yếu, nhận thức chậm so với các bạn trong lớp. Trong khi đó, số học sinh hoàn
19
thành tốt tăng đáng kể, đầu năm là 4 em =13.7% thì đến thời điểm này là 15 em
= 51.7% (tăng 38%).
Kết quả khảo sát thái độ, hứng thú của học sinh trong giờ tập viết như
sau:
Lớp
Sĩ số
Lớp đối
chứng (1D)
Lớp thực
nghiệm (1B)
Tổng
Thích thú khi
học tập viết
SL
%
Bình thường
SL
%
Mệt mỏi, không
thích học tập viết
SL
%
22
12
54.5
6
27.3
4
18.2
29
23
79.3
6
20.7
0
0
51
35
68.6
12
23.5
4
7.9
Nhìn vào kết quả trên tôi hết sức phấn khởi vì giải pháp của tôi đưa ra đã
bước đầu thành công khi áp dụng trong lớp 1B. Số học sinh hứng thú với giờ
học tập viết, luyện viết tăng lên rõ rệt, số học sinh không thích học viết không
còn nữa. Đối với thầy trò chúng tôi, tiết học viết trở hào hứng, nhẹ nhàng, hiệu
quả. Tôi cảm thấy an tâm phấn khởi hơn đối với chất lượng chữ viết của học
sinh lớp mình.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
Việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 là việc làm thường xuyên, liên tục
và là cả một quá trình lâu dài. Tôi thấy việc áp dụng sáng kiến này không khó,
mọi giáo viên dạy lớp 1 đều có thể làm được để nâng cao chất lượng giờ dạy,
chất lượng chữ viết của học sinh trong lớp. Tuy nhiên, để việc rèn chữ cho học
sinh đạt kết quả tốt thì cần phải có những điều kiện sau:
- Đòi hỏi giáo viên phải là người có sự tâm huyết với việc rèn chữ cho
học sinh; có sự đầu tư thiết kế bài giảng điện tử từng tiết học (hoặc phần mềm
dạy tập viết lớp 1) và phải có thời gian thực hiện bền bỉ, lâu dài.
- Sĩ số lớp học không quá đông (từ 25- 30 em) để thuận lợi cho GV trong
việc kèm cặp, sửa lỗi cho học sinh.
-Lớp học phải có máy tính, máy chiếu (hoặc màn hình ti vi) để trình
chiếu giáo án điện tử.
20
-Học sinh được trang bị đầy đủ vở tập viết, bảng con, bút chì, bút mực,
…. Và có ý thức luôn luôn cố gắng luyện viết chữ đúng, đẹp.
21
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Từ thực trạng học sinh lớp 1 không hào hứng trong giờ học tập viết, các
em chỉ viết đối phó cho xong. Bài viết của học sinh mắc rất nhiều lỗi khác nhau
như viết nguệch ngoạc, không đúng kích cỡ, khoảng cách giữa các chữ không
đều, viết sai âm, thừa nét, thiếu nét, thiếu dấu hoặc dấu đánh không đúng vị trí.
Nhiều giáo viên còn xem nhẹ việc rèn chữ cho học sinh lớp 1: giáo viên viết
chưa đúng mẫu, truyền thụ một cách máy móc, không linh hoạt, sáng tạo, chưa
tạo hứng thú cho học sinh khi học viết, làm cho giờ học viết trở nên nhàm chán,
mệt mỏi. Tôi đã trăn trở suy nghĩ và thấy được việc chuẩn bị tốt về tâm lí cho
học sinh, về đồ dùng dạy học và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp đối
tượng, hình thức tổ chức phong phú, cuốn hút học sinh sẽ tạo nên hiệu quả của
mỗi giờ học tập viết, luyện viết
Tôi đã mạnh dạn đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chữ
viết cho học sinh lớp 1, cụ thể như sau:
- Thu hút sự chú ý của học sinh bằng đồ dùng trực quan.
- Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trong khâu
giới thiệu bài và hướng dẫn viết cho học sinh.
- Kích thích sự phát triển ở học sinh, tạo lòng tự tin cho các em khi học viết
chữ.
- Rèn cho học sinh tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở đúng trong khi viết.
- Chuẩn bị tốt các đồ dùng học tập cho giờ học viết.
- Kết hợp với cha mẹ học sinh và tổ chức tốt các phong trào thi đua.
Qua thực tế giảng dạy, sau khi áp dụng phối hợp đồng bộ các biện pháp
của sáng kiến này trong việc rèn chữ viết cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm, tôi
nhận thấy giờ học tập viết, luyện viết học sinh hào hứng, tích cực học tập, cả cô
và trò đều thấy hứng thú, say sưa, làm cho tiết học nhẹ nhàng mà hiệu quả.
Việc sử dụng đồ dùng trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học giúp cho học sinh giảm căng thẳng, mệt mỏi đồng thời các em được quan
sát một cách đầy đủ, trọn vẹn quy trình viết từ điểm đặt bút đến điểm kết thúc
22
một chữ. Học sinh có đầy đủ dụng cụ cần thiết cho giờ học viết. Hơn nữa trong
giờ học, học sinh được giáo viên quan tâm, giúp đỡ, được động viên, khích lệ
kịp thời; các em được thầy cô, được bạn bè khen ngợi, tặng thưởng khi các em
viết tiến bộ. Đó là động lực để học sinh vượt qua mọi khó khăn vươn lên đạt
kết quả cao trong việc rèn luyện chữ viết.
2. Khuyến nghị:
Để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh
lớp 1 nói riêng, tôi mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị sau:
Với giáo viên:
- Bản thân mỗi giáo viên phải kiên trì, chịu khó học hỏi để nâng cao chất lượng
chữ viết cho bản thân để mỗi chữ giáo viên viết ra sẽ làm khuôn mẫu cho học
sinh noi theo. Chữ viết của giáo viên khi chữa bài, nhận xét bài đều được học
sinh quan sát như một loại chữ mẫu. Vì thế, giáo viên cần có ý thức viết đẹp,
đúng mẫu, rõ ràng. Giáo viên tự trang bị cho mình kiến thức, kĩ năng về sử
dụng máy tính, cách khai thác thông tin trên mạng internet đặc biệt trong việc
thiết kế bài giảng điện tử, tranh ảnh, đồ dùng trực quan phục vụ cho tiết dạy
viết.
- Lựa chọn nội dung và phương pháp phù hợp với trình độ học sinh trong lớp
dựa trên nguyên tắc tiếp cận cá thể và phân hoá trong giảng dạy để phát huy
tính tích cực, sáng tạo cho từng học sinh.
- Kiên trì uốn nắn, sửa chữa lỗi cho học sinh, biết chờ đợi sự tiến bộ của trò.
Động viên khích lệ kịp thời sự tiến bộ dù rất nhỏ của học sinh qua các giờ học
về chữ viết, cách trình bày.
- Biết kết hợp sự ủng hộ của cha mẹ học sinh trong việc rèn chữ cho con em họ.
Với nhà trường:
- Bố trí mỗi lớp học không quá đông học sinh (khoảng 25- 30 học sinh) để việc
rèn chữ cho học sinh được thực hiện dễ dàng hơn.
- Mỗi phòng học được trang bị máy tính, máy chiếu phục vụ cho các tiết dạy
giáo án điện tử.
Với lãnh đạo cấp trên:
23
- Nên điều chỉnh lại nội dung vở tập viết, luyện viết sao cho phù hợp với
chương trình mà Bộ Giáo dục quy định: từ tuần 25, nên cho học sinh tập viết
chữ cỡ nhỏ.
- Nâng cao chất lượng vở tập viết: vở tập viết hiện nay giấy quá mỏng, học sinh
viết hay bị nhòe.
- Vở tập viết nên in trên giấy vở 5 ô li để thống nhất với các loại vở khác vì
hiện nay vở tập viết chỉ có 4 dòng kẻ ngang.
Trên đây là toàn bộ những vấn đề tôi đã nghiên cứu và thực hiện tại
Trường nơi tôi công tác. Dù mức độ thành công chưa phải là nhiều nhưng phần
nào cũng giúp tôi làm tốt hơn việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 1. Trên cơ sở
đó mà tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề rèn chữ viết cho học sinh các
lớp ở Tiểu học trong quá trình công tác lâu dài để nâng cao năng lực chuyên
môn.
Tuy nhiên do năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên các giải pháp tôi
đưa ra chắc hẳn còn thiếu sót, tôi rất mong được sự góp ý của Hội đồng Khoa
học Nhà trường và Phòng Giáo dục để Sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
24
PHỤ LỤC
25