Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

hiệu quả truyền thông nâng cao kiến thức, thực hành phòng, chống sốt xuất huyết tại hộ gia đình tại quận bình thạnh, tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 88 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------------

ĐỖ NGỌC HÀ

HIỆU QUẢ TRUYỀN THƠNG
NÂNG CAO KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
PHỊNG, CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
TẠI HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH
THẠNH, TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ



ĐỖ NGỌC HÀ

HIỆU QUẢ TRUYỀN THƠNG NÂNG CAO
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG, CHỐNG
SỐT XUẤT HUYẾT TẠI HỘ GIA ĐÌNH TẠI
QUẬN BÌNH THẠNH, TP. HỒ CHÍ MINH
Ngành: Y tế công cộng
Mã số: 8720701
Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÙNG ĐỨC NHẬT
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào.
Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu
từ Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Đại học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh số 701/HĐĐĐ-ĐHYD ký ngày 10 tháng 10 năm 2020
TP. HCM, ngày 30 tháng 10 năm 2020
Tác giả

Đỗ Ngọc Hà


.


.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN Y VĂN .............................................................................5
1.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe: .....................................................................5
1.2. Bệnh Sốt xuất huyết: ......................................................................................13
1.3. Kiến thức, thực hành về phòng bệnh SXH và các yếu tố liên quan...............20
1.4. Tình hình bệnh Sốt xuất huyết tại thành phố Hồ Chí Minh: ..........................25
1.5. Một số đặc điểm của quận Bình Thạnh: ........................................................28
1.6 Đặc điểm Phường 2 Quận Bình Thạnh: ..........................................................29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ......................................................30
2.1. Thiết kế nghiên cứu:.......................................................................................30
2.2. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................30
2.3. Xử lý dữ kiện: ................................................................................................31
2.4. Thu thập dữ kiện: ...........................................................................................35
2.5. Phân tích dữ kiện:...........................................................................................37
2.6. Vấn đề y đức: .................................................................................................37
2.7. Khả năng khái quát hóa và ứng dụng: ............................................................38
Chương 3: KẾT QUẢ ...............................................................................................39
3.1. Đặc tính mẫu nghiên cứu ...............................................................................39
3.3. Thực hành của người dân về phòng, chống sốt xuất huyết:...........................44
3.4. Mối liên quan giữa đặc tính nền với kiến thức đúng, thực hành đúng: .........45
3.5 Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành của người dân trước và sau can
thiệp: ......................................................................................................................50
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................53

4.1. Đặc tính mẫu nghiên cứu: ..............................................................................53
4.2. Kiến thức về bệnh sốt xuất huyết: ..................................................................54
4.3. Thực hành phòng, chống bệnh sốt xuất huyết: ..............................................56
4.4. Mối liên quan giữa biến số nền với kiến thức, thực hành của người dân trước
can thiệp: ...............................................................................................................57

.


.

4.5. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành của người dân trước và sau can
thiệp: ......................................................................................................................58
KẾT LUẬN ...............................................................................................................61
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên văn

Nghĩa Tiếng Việt


Tiếng Việt
SXH

Sốt xuất huyết

SXHD

Sốt xuất huyết Dengue

TTGDSK

Truyền thông giáo dục sức khỏe

CSHQ

Chỉ số hiệu quả

TTV

Truyền thông viên

Tiếng Anh
WHO

World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới

DHF


Dengue hemorrhagic fever

Sốt xuất huyết Dengue

DSS

Dengue Shock syndrome

Hội chứng sốc Dengue

.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ/HÌNH
Hình 1 - Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

05

Hình 1.1 – Số ca mắc SXH tại các quận huyện trên địa bàn TP.HCM năm 20172019

29

Bảng 1.1 – Báo cáo ca bệnh phân bố theo quận huyện tại TP.HCM năm 2018-2020
30
Bảng 1.2 – Tình hình bệnh SXH tại quận Bình Thạnh năm 2018-2020

29


Bảng 1.3 – Tình hình bệnh SXH tại phường 2 quận Bình Thạnh năm 2018-2020 29
Bảng 2.1 – Nội dung các thành phần của bảng câu hỏi phỏng vấn

39

Bảng 3.1– Đặc tính mẫu nghiên cứu

43

Bảng 3.2 – Số năm sinh sống tại địa phương

43

Bảng 3.3 – Nguồn thông tin tiếp cận về bệnh SXH

43

Bảng 3.4 – Tỉ lệ kiến thức đúng về bệnh SXH trước và sau can thiệp

47

Bảng 3.5 – Tỉ lệ thực hành đúng về bệnh SXH trước và sau can thiệp

49

Bảng 3.6 - Mối liên quan giữa đặc tính nền và kiến thức đúng về bệnh sốt xuất
huyết

50


Bảng 3.7 - Mối liên quan giữa đặc tính nền và thực hành đúng về bệnh sốt xuất
huyết

52

Bảng 3.8 - Mối liên quan giữa kiến thức chung đúng với thực hành chung đúng 54
Bảng 3.9 - So sánh kiến thức đúng, thực hành đúng về sốt xuất huyết của người dân
trước và sau can thiệp

55

Bảng 3.10 - Hiệu quả truyền thông trong việc nâng cao kiến thức đúng về bệnh sốt
xuất huyết của người dân

56

Bảng 3.11 - Hiệu quả truyền thông trong việc nâng cao thực hành đúng về phòng,
chống bệnh sốt xuất huyết của người dân

.

57


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành

dịch do vi rút Dengue gây ra với 4 týp gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3,
D4. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với
từng týp cho nên một người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ hai hoặc
thứ ba bởi những týp vi rút khác nhau.
Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền
bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh là Aedes
aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh SXH đang diễn biến phức tạp, gia tăng
về phạm vi và số lượng người mắc bệnh qua từng năm tại nhiều quốc gia. Hiện
bệnh lưu hành tại 128 quốc gia, hơn 3,9 tỉ người sống trong vùng nguy cơ bị
mắc bệnh, hàng năm có khoảng 390 triệu người nhiễm bệnh. Tại khu vực Đơng
Nam Á, có tới 7 trong số 10 nước có số người bị mắc sốt xuất huyết cao, bệnh
luôn là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp nhập viện và tử vong ở trẻ
em; từ năm 1980 trở lại đây số mắc sốt xuất huyết đã tăng lên gần gấp 5 lần so
với 30 năm về trước. Năm 2019, Một số quốc gia ở khu vực Tây Thái Bình
Dương như Campuchia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam đã
quan sát thấy sự gia tăng sớm về số ca mắc sốt xuất huyết được báo cáo trong
năm 2019: Campuchia: Hơn 1.300 trường hợp nghi ngờ đã được báo cáo; Lào:
tổng cộng 4.216 trường hợp nghi ngờ bao gồm 14 trường hợp tử vong đã được
báo cáo; Malaysia: tổng cộng 52.941 trường hợp trong đó có 81 trường hợp tử
vong đã được báo cáo gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018. Philippines: tổng cộng
77.040 trường hợp nghi mắc sốt xuất huyết, trong đó có 328 trường hợp tử
vong, gần gấp đôi so với 41.104 trường hợp được báo cáo trong cùng khoảng
thời gian năm ngoái; Singapore: có tổng cộng 3.886 trường hợp được báo cáo,
so với 1.049 trường hợp được báo cáo trong cùng kỳ năm ngoái; Việt Nam:

.


.


2

tổng cộng 59.959 trường hợp nghi ngờ được báo cáo trong đó có bốn trường
hợp tử vong tính đến tuần 19, nhiều hơn ba lần số lượng cho cùng kỳ năm 2018.
[26]
Tại Việt Nam, bệnh SXH lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành phố, nhưng
tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam và miền Trung. Giai đoạn từ 1980 1999, trung bình mỗi năm ghi nhận 100.000 trường hợp mắc, 300 - 400 trường
hợp tử vong, tỉ lệ tử vong trung bình từ 0,08-0,09%. Trong đó có năm bùng
phát với số mắc trên 300.000 trường hợp (năm 1987), trên 1.500 trường hợp tử
vong (năm 1983, 1987). Giai đoạn từ 2000 - 2015 (có Chương trình mục tiêu
quốc gia) tình hình dịch đã giảm, trung bình mỗi năm ghi nhận khoảng 50.000
đến 100.000 trường hợp mắc, gần 100 trường hợp tử vong.[10]
Quận Bình Thạnh là một trong những quận có số ca mắc SXH cao của
thành phố. Năm 2018, số ca mắc SXH của Bình Thạnh đứng thứ 6 toàn thành
phố và năm 2019 số ca mắc SXH của quận Bình Thạnh đứng thứ 7 tồn thành
phố. [6]
Những nghiên cứu về bệnh SXH trong những năm gần đây thường tập
trung ở những lĩnh vực như khảo sát tình hình dịch bệnh SXH; hiệu quả trong
việc điều trị bệnh SXH; nghiên cứu kiến thức - thái độ - thực hành trong việc
phòng chống SXH ở các khu vực, quốc gia… Các kết quả nghiên cứu cho thấy
người dân có kiến thức cao nhưng tỉ lệ thực hành thấp. Những nghiên cứu về
hiệu quả truyền thơng trong cơng tác phịng chống SXH vẫn chưa nhiều.
Trên cơ sở đó, tơi thực hiện đề tài "Hiệu quả truyền thông trong việc
nâng cao kiến thức, thực hành phòng, chống bệnh sốt xuất huyết tại hộ gia đình
tại quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh" nhằm tìm hiểu và đánh giá hiệu quả
truyền thơng về bệnh SXH.
Câu hỏi nghiên cứu

.



.

3

Tỉ lệ người dân quận Bình Thạnh có kiến thức, thực hành đúng về phòng
chống SXH thay đổi là bao nhiêu sau 01 tháng triển khai các hoạt động truyền
thông trực tiếp kết hợp với phát tài liệu truyền thông và các biện pháp hỗ trợ?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định hiệu quả của hoạt động truyền thông trực tiếp kết hợp với phát
tài liệu truyền thông trong việc nâng cao kiến thức, thực hành phòng bệnh SXH
của người dân quận Bình Thạnh trước và sau can thiệp
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỉ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh SXH trước và sau can thiệp
2. Xác định tỉ lệ người dân có thực hành đúng về bệnh SXH trước và sau can thiệp
3. Xác định hiệu quả hoạt động truyền thông trực tiếp trong việc nâng cao kiến

thức, thực hành phòng bệnh SXH của người dân quận Bình Thạnh

.


.

4

SƠ ĐỒ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU


Đặc tính mẫu khảo sát
Hoạt động TT-GDSK cho
người dân

Nhóm được can thiệp (trước):
kiến thức, thực hành đúng về
phịng chống bệnh SXH

Biến đổi do
can thiệp

So sánh
nhóm trước
và sau can
thiệp
(p≤0,05)

Nhóm được can thiệp (sau):
kiến thức, thực hành đúng về
phịng chống bệnh SXH

Hình 1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

.


.

5


Chương 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe:
1.1.1 Định nghĩa truyền thông, giáo dục sức khỏe:
Truyền thơng giáo dục sức khỏe (TT-GDSK), là q trình tác động có
mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao
kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và
nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. TT-GDSK nói chung
tác động vào 3 lĩnh vực: kiến thức của con người về sức khỏe, thái độ của con
người đối với sức khỏe, thực hành hay cách ứng xử của con người đối với bảo
vệ và nâng cao sức khỏe. [15]
Truyền thông là tiến trình truyền đạt thơng tin từ người này sang người
khác. Thơng tin có thể là những kiến thức, quan điểm cũng có thể là những cảm
xúc, tình cảm, thái độ... Vấn đề quan trọng nhất của truyền thông là làm sao
truyền đạt được đúng thông tin muốn truyền đạt.[16]
TT-GDSK khơng phải chỉ là cung cấp thơng tin hay nói với mọi người
những gì họ cần làm cho sức khỏe của họ mà là quá trình cung cấp kiến thức,
tạo điều kiện thuận lợi về môi trường để nâng cao nhận thức, chuyển đổi thái
độ về sức khỏe và thực hành hành vi sức khỏe lành mạnh. Mục đích quan trọng
cuối cùng của TT-GDSK là làm cho mọi người từ bỏ các hành vi có hại và thực
hành các hành vi có lợi cho sức khỏe, đây là một quá trình lâu dài, cần phải tiến
hành theo kế hoạch, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, với sự tham gia của
ngành y tế và các ngành khác. [15]
1.1.2. Các mục tiêu của TT-GDSK:
- Tạo ra sức khỏe có giá trị cho cộng đồng
- Gia tăng hiểu biết về các yếu tố liên quan tới sức khỏe
- Thúc đẩy các hành vi giúp tăng cường và duy trì sức khỏe

.



.

6

- Liệt kê các hỗ trợ, công cụ, phương tiện y tế công cộng và khi cần
thiết kiến nghị, yêu cầu những hành động từ chính quyền
- Khuyến khích sử dụng các dịch vụ y tế thích hợp đặc biệt là các dịch
vụ dự phịng.
- Thơng báo cho cộng đồng về những tiến bộ y học, ứng dụng và những
hạn chế của chúng [15]
1.1.3. Vai trị của truyền thơng:
Truyền thơng giúp trang bị cho người dân các thông tin về các sự việc,
quan điểm và thái độ họ cần có để đưa ra các quyết định về các hành vi sức
khỏe: Truyền thông diễn ra khi các thông điệp về sức khỏe được truyền đi và
thu nhận. Những thông điệp về sức khỏe là những điều quan trọng cần được
cân nhắc cho mọi người trong cộng đồng biết và làm. Nguồn phát thơng tin về
sức khỏe có thể từ các cán bộ y tế địa phương hoặc trung ương, cũng có thể
chính các thành viên trong cộng đồng nhận ra những nhu cầu cần thay đổi. [15]
1.1.4. Đối tượng truyền thông:
Đối tượng truyền thông là đối tượng mà các thông điệp, tài liệu và các
chiến dịch truyền thông sẽ tập trung vào. Vì vậy, các hoạt động truyền thơng
cụ thể cần bắt đầu từ việc tìm hiểu, phân loại và phân tích đối tượng truyền
thơng.[18]
Căn cứ vào các mục tiêu cụ thể trong TT-GDSK, có thể phân đối tượng
truyền thơng thành ba nhóm sau:
+ Nhóm 1: Đối tượng đích: nhóm đối tượng đích gồm những người đang
có vấn đề sức khỏe hoặc đang có hành vi có hại cho sức khỏe mà cộng đồng
mong muốn giải quyết.
+ Nhóm 2: Đối tượng hỗ trợ: nhóm này gồm người thân, lãnh đạo các tổ
chức ban ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp trong cộng


.


.

7

đồng. Nhóm này có vai trị hỗ trợ và huy động cộng đồng tham gia và giúp đỡ
cụ thể để đối tượng đích thay đổi và duy trì hành vi có lợi cho sức khỏe.
+ Nhóm 3: Đối tượng vận động chính sách: nhóm này gồm lãnh đạo
Đảng và chính quyền, đồn thể các cấp. Nhóm đối tượng này đóng vai trị tạo
mơi trường chính sách, mơi trường xã hội và dư luận ủng hộ cho các tổ chức,
ban ngành, đoàn thể cùng tham gia thực hiện các hoạt động truyền thơng với
đối tượng đích ở cộng đồng.[18]
Phân tích đối tượng truyền thông là bước rất quan trọng, làm cơ sở cho
việc xác định các yếu tố khác của mô hình truyền thơng sao cho phù hợp. Do
vậy, để q trình truyền thơng có hiệu quả cần phân tích kỹ các đặc điểm sau
của đối tượng truyền thông:
+ Các đặc điểm về nhân khẩu học: tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp, hồn
cảnh gia đình…
+ Các đặc điểm về văn hóa: phong cách sống, phong tục tập quán, tôn
giáo
+ Các đặc điểm thể chất: tình trạng sức khỏe, điều kiện chăm sóc sức
khỏe
+ Các đặc điểm về tâm lý: thái độ, niềm tin, chuẩn mực xã hội, kênh
truyền thơng ưa thích…
+ Các đặc điểm về hành vi: các hành vi nguy cơ…[18]
1.1.5. Thông điệp truyền thông:
Thông điệp truyền thông là những nội dung truyền thơng cơ bản được

trình bày ngắn gọn, súc tích, thuyết phục về một vấn đề nào đó mà người truyền
thông muốn chuyển tới người nhận nhằm thu hút, kêu gọi họ hành động theo
mục tiêu truyền thông.[18]
Thông điệp truyền thơng cần rõ nghĩa, ngắn gọn và có tính khuyến khích,
thuyết phục hành động. Nên sử dụng các số liệu chính xác, cập nhật để tạo thêm

.


.

8

sức thuyết phục của thông điệp. Những thông điệp tốt thường kết hợp chặt chẽ
giữa từ ngữ, hình ảnh minh họa mang tính tích cực, có ý nghĩa với đối tượng
đích.[18]
Lựa chọn thơng điệp truyền thơng khơng chỉ phụ thuộc vào mục đích,
u cầu của hoạt đơng truyền thơng mà cịn phụ thuộc vào các yếu tố khác của
q trình truyền thơng như đối tượng đích, người truyền thơng, kênh và phương
tiện truyền thông.[18]
Đặc điểm của một thông điệp truyền thơng có hiệu quả gồm:
+ Rõ ràng, chính xác, có thể áp dụng được.
+ Thu hút và tạo sự tin tưởng.
+ Nhất quán và hướng tới hành động.

1.1.6. Kênh truyền thông:
Là cách thức để chuyển tải thông điệp truyền thông đến đối tượng truyền
thơng. Có hai phương pháp truyền thơng chính:
+ Truyền thơng trực tiếp: là q trình trao đổi thông tin, hoặc cảm xúc
trực tiếp giữa cá nhân với cá nhân, hoặc giữa cá nhân với nhóm bằng lời nói

hoặc các giao tiếp khơng lười. Ví dụ như nói chuyện, tư vấn, thảo luận nhóm,
thăm hộ gia đình, hội họp…[18]
 Ưu điểm chính:
- Thơng tin/ thơng điệp lựa chọn phù hợp với đối tượng.
- TTV nhận được phản hồi nhanh, trực tiếp từ đối tượng.
 Nhược điểm chính:
- Số lượng đối tượng hạn chế.
- Hiệu quả truyền thông phụ thuộc vào kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm
của TTV.
 6 nguyên tắc trong TT-GDSK trực tiếp:

.


.

9

Tìm hiểu đối tượng: tìm hiểu những điều mà đối tượng đã biết, tin và
làm. Khen ngợi nếu họ đã hiểu đúng, làm tốt.
Bổ sung/ cung cấp / truyền đạt thơng tin: chỉ bổ sung thơng tin cịn
thiếu, mơ tả chính xác những điều đối tượng nên làm và lợi ích của
hành vi mới.
Tìm hiểu khó khăn, cản trở khi thực hiện hành vi mới và thảo luận
cách giải quyết.
Kiểm tra đối tượng: hỏi/ quan sát xem đối tượng có hiểu những gì đã
trao đổi.
Động viên, khuyến khích đối tượng làm theo.
Đạt được cam kết về những việc làm tiếp theo.
+ Truyền thơng gián tiếp: là q trình trao đổi thông tin giữa nguồn

truyền và người nhận thông qua những phương tiện như loa, đài phát thanh, đài
truyền hình, các tài liệu in ấn như báo, tạp chí, áp phích, tranh quảng cáo,
internet…
 Ưu điểm chính:
- Đến được đơng đảo đối tượng
- Thông tin/ thông điệp chuyển tải nhanh, rộng rãi, tạo môi trường
thuận lợi cho các hoạt động thay đổi hành vi.
 Nhược điểm chính:
- Khơng nhận được phản hồi, hoặc chậm, gián tiếp.
- Khó nắm bắt được tình cảm, suy nghĩ của đối tượng.
- Thông tin/ thông điệp truyền thơng khó phù hợp từng đối tượng.
Mỗi kênh/ phương pháp truyền thơng đều có những ưu điểm và hạn chế.
Vì vậy, TTV cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn và phối hợp các kênh/
phương pháp truyền thông. Cần lưu ý, các kênh truyền thơng khác nhau địi hỏi

.


.

10

các tài liệu và thông điệp truyền thông khác nhau cả về hình thức và nội
dung.[18]
1.1.7. Giáo dục sức khỏe:
Giáo dục sức khỏe là một q trình tác động có mục đích, có kế hoạch
đến tình cảm và lý trí của con người nhằm làm thay đổi hành vi có hại thành
hành vi có lợi cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Giáo dục sức khỏe có hai
đặc điểm chủ yếu sau:
- Giáo dục sức khỏe là quá trình truyền thông.

- Giáo dục sức khỏe tập trung chủ yếu vào nâng cao nhận thức, thay đổi
thái độ và nâng cao kỹ năng thực hành hành vi của đối tượng đích, khơng chú
ý đến việc tạo mơi trường hỗ trợ cho thay đổi và duy trì hành vi mới.[18]
1.1.8. Truyền thông thay đổi hành vi:
Truyền thông thay đổi hành vi là q trình truyền thơng nhằm mục đích
đạt được sự thay đổi hành vi bền vững của đối tượng đích thông qua nâng cao
nhận thức, giáo dục nâng cao kỹ năng và tạo môi trường hỗ trợ thay đổi hành
vi cho đối tượng đích.[18]
Mục đích của truyền thơng thay đổi hành vi sức khỏe tập trung vào hai
mục tiêu chính sau:
- Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cho đối tượng đích về một hay
nhiều vấn đề có hại cho sức khỏe mà cộng đồng và xã hội đang quan tâm.
- Tạo mơi trường hỗ trợ (gia đình, cộng đồng, cung cấp dịch vụ, chính
sách…) cho thay đổi và duy trì hành vi có lợi cho sức khỏe của đối tượng đích,
giúp duy trì và nâng cao hiệu quả chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đối tượng
đích và cộng đồng.[18]
1.1.9. Q trình thay đổi hành vi cá nhân:
Bước 1 – Chưa biết: ở bước này, cá nhân chưa nhận thức được hành vi
hiện tại của họ có hại cho sức khỏe của bản thân họ và những người xung quanh.

.


.

11

Vì vậy, khi được truyền thơng, họ sẽ nhận thức được vấn đề đó. Khi đó, thay
đổi hành vi sẽ chuyển lên bước 2 – Đã biết.
Bước 2 – Đã biết: ở bước này, đối tượng vẫn cần được tiếp tục cung cấp

thơng tin và phân tích cụ thể hành vi có hại nào từ bản thân họ, hành vi đó cần
thay đổi ở mức nào và thay đổi như thế nào. Một khi nhận thức đã được củng
cố, họ sẽ quan tâm xem thái độ của cộng đồng đối với vấn đề đó ra sao. Và như
vậy, q trình thay đổi hành vi đã chuyển sang bước 3 – Quan tâm thay đổi.
Bước 3 – Quan tâm hành vi mới: hành vi mới đã được đối tượng đích
quan tâm, chú ý. Ở bước này, đối tượng sẽ xem xét những người xung quanh
có thái độ hoặc hành động như thế nào với vấn đề mà cá nhân đối tượng đang
quan tâm để thay đổi. Ở bước này cần cung cấp thơng tin, đặc biệt là những ví
dụ và bằng chứng từ cộng đồng về sự hưởng ứng/ quan tâm của cộng đồng
trong việc giải quyết vấn đề mà cá nhân đối tượng đang quan tâm. Khi có được
những thơng tin tích cực từ cộng đồng, cá nhân đối tượng sẽ có thái độ tích cực
cho sự thay đổi. Vì vậy họ sẽ quyết định kiểm định bằng bằng chứng về lợi ích
của sự thay đổi. Khi có quyết định này, quá trình thay đổi hành vi đã chuyển
sang bước 4 – Làm thử.
Bước 4 – Làm thử: làm thử để củng cố lòng tin trước khi quyết định thay
đổi hành vi có hại. Ở bước này, cá nhân đối tượng có thể tự làm để kiểm nghiệm
hoặc tìm kiếm bằng chứng về kết quả từ cộng đồng. Một khi đã có đủ bằng
chứng rõ ràng là thay đổi sẽ có lợi thì họ sẽ tin và quyết định thay đổi hành vi
thực sự. Ở bước này cần giúp cho đối tượng tự thử nghiệm để kiểm chứng kết
quả và cung cấp thêm các bằng chứng từ cộng đồng cho đối tượng. Khi đối
tượng có quyết định rõ ràng cho thay đổi thì quá trình thay đổi hành vi chuyển
sang bước 5 – Thay đổi và duy trì hành vi.
Bước 5 – Thay đổi và duy trì hành vi mới: khi đã đạt được bước này thì
truyền thơng được xem là đạt kết quả. Tuy nhiên, kết quả có được duy trì bền

.


.


12

vững hay khơng thì cần phải có mơi trường hỗ trợ. Môi trường hỗ trợ là mọi
người trong cộng đồng đều có thái độ hưởng ứng và cùng làm những việc có
lợi, tránh chỉ một số cá nhân hành động đơn lẻ. Nếu khơng có mơi trường hỗ
trợ, duy trì hành vi sẽ khơng thể bền vững được. Vì vậy, truyền thông thay đổi
hành vi cần tạo ra môi trường hỗ trợ cho thay đổi và duy trì hành vi bền vững.
Tạo ra mơi trường hỗ trợ cần có sự tham gia và ủng hộ của cả bộ máy chính
quyền và các tổ chức xá hội trong cộng đồng.
Lưu ý:
- Hành vi chịu tác động của nhiều yếu tố bên trong như kiến thức, niềm
tin…và bên ngồi như văn hóa, kinh tế, chính trị…
- Có hành vi thay đổi nhanh, có hành vi thay đổi chậm.
- Các bước có thể thay đổi song song, đan chéo hoặc cách xa nhau.
- Bước 1, 2 và 3 có thể tác động dễ dàng nhưng sẽ khó khăn hơn ở bước
4 và 5.
- Có thể thất bại ở các bước nếu gặp trở ngại. Khi thất bại, TTV cần phân
tích nguyên nhân từ các yếu tố cản trở thay đổi hành vi đã thảo luận ở trên.[18]
1.1.10. Vãng gia truyền thơng:
Là q trình gặp gỡ trao đổi về một vấn đề sức khỏe, y tế nào đó giữa
truyền thơng viên với đối tượng và có thể với thành viên khác trong gia đình,
được thực hiện tại nhà đối tượng.[16]
Vãng gia là hình thức thường được cán bộ y tế xã/ phường, nhân viên y
tế thơn bản, cộng tác viên của các chương trình y tế thực hiện.
Vãng gia truyền thơng có nhiều ưu điểm:
- Tạo dựng mối quan hệ tình cảm tốt giữa cán bộ truyền thơng với các
thành viên gia đình, với cộng đồng dân cư.
- Buổi nói chuyện diễn ra tại nhà đối tượng nên họ có cảm giác yên tâm,
dễ tiếp thu, đồng thời có cơ hội tự tin trình bày ý kiến, quan điểm của mình.


.


.

13

- Trong quá trình thăm hộ gia đình, người làm truyền thơng có thể trực
tiếp quan sát phát hiện những vấn đề sức khỏe cịn tồn tại, hiểu được hồn cảnh
sống của gia đình để từ đó có những lời khuyên phù hợp.
- Trong buổi thăm hộ gia đình GDSK, ngồi việc tiếp cận được tới đối
tượng đích, cán bộ truyền thơng có thể tiếp cận tới đối tượng liên quan. Đây là
điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự thay đổi hành vi của đối tượng đích.
Mục đích của vãng gia truyền thông:
- Phát hiện các vấn đề sức khỏe cịn tồn tại trong các hộ gia đình, tìm
hiểu ngun nhân của các vấn đề đó.
- Cung cấp thơng tin, hướng dẫn cho đối tượng đích và các thành viên
trong gia đình các kiến thức, thực hành nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
- Thu thập các thông tin cần thiết, ví dụ: số người trong gia đình, những
ai vừa chuyển đến, chuyển đi, việc thực hiện các hành vi sức khỏe lành mạnh…
- Giữ mối quan hệ tốt với gia đình.[18]
1.2. Bệnh Sốt xuất huyết:
1.2.1. Bệnh SXH Dengue là gì?
SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút
Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó
truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên
khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes
aegypti[17].
1.2.2. Đặc điểm của muỗi truyền bệnh SXH:



Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi
là muỗi vằn.



Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm
và chiều tối.

.


.

14



Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo,
chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.



Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ
chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại,
lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa
nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa... Muỗi vằn phát
triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt
trên 20º C [7].


1.2.3. Vi-rút gây bệnh
SXH Dengue (Dengue hemorrhagic fever - DHF hay Sốt Dengue) tại Việt
Nam thường được gọi chung là bệnh SXH, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là
hội chứng sốc Dengue (Dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue
virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).
Virus này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3
và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên
miễn dịch suốt đời với chủng virus đó mà thơi. Chính vì vậy mà những người
sống trong vùng lưu hành dịch Dengue có thể mắc bệnh SXH nhiều hơn một
lần trong đời. Sốt Dengue và SXH Dengue chủ yếu là bệnh ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới. Nhiễm virus Dengue gây nên triệu chứng lâm sàng khác nhau
tùy từng cá thể. Bệnh có thể chỉ biểu hiện như một hội chứng nhiễm virus không
đặc hiệu hoặc bệnh lý xuất huyết trầm trọng và đưa đến tử vong. Trong luận
văn này, thuật ngữ Dengue được sử dụng để chỉ chung cho ba thể bệnh nêu
trên. Khi nói đến từng thể riêng biệt thì tên chính xác của thể bệnh đó sẽ được
sử dụng.
Có thể nói Dengue là một bệnh do virus lây truyền do muỗi thường gặp
nhất ở người. Trong những năm gần đây bệnh đã trở thành mối quan ngại lớn

.


.

15

đối với sức khỏe cộng đồng trên bình diện quốc tế. Trên tồn thế giới có khoảng
2,5 tỉ người hiện đang sống trong vùng có lưu hành bệnh. Sự lan tràn về mặt
địa lý của cả véc tơ truyền bệnh (muỗi) và virus đã đưa đến sự tăng cao tỉ lệ
bệnh trong vòng 25 năm qua cũng như khả năng xuất hiện dịch do nhiều chủng

huyết thanh khác nhau ở các đô thị trong vùng nhiệt đới [17].
1.2.4. Đặc điểm lưu hành bệnh:
Những trận dịch đầu tiên đã được ghi nhận xảy ra vào những năm từ
1778-1780 ở châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ. Sự xuất hiện gần như đồng thời của
các trận dịch trên ba lục địa khác nhau chứng tỏ rằng virus gây bệnh cũng như
véc tơ truyền bệnh đã phân bố rộng rãi trên toàn thế giới từ hơn 200 năm trước.
Trong thời gian này Dengue chỉ được xem là bệnh nhẹ. Một vụ đại dịch Dengue
xuất hiện ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ II và từ đó lan rộng trên
tồn cầu. Cũng ở khu vực Đông Nam Á, Dengue lần đầu tiên được phát hiện ở
Philippines vào năm 1950 nhưng đến năm 1970 bệnh đã trở thành nguyên nhân
nhập viện và tử vong thường gặp ở trẻ em trong vùng này [17].
Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt
Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 khu vực: miền Bắc, Trung, Nam và
Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm
nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7,
8, 9, 10.[7]. Tình hình dịch bệnh SXH không ổn định phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như thời tiết khí hậu, lượng mưa trong năm[11].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lành về “Mối tương quan của
SXH Dengue và hiện tượng cơng nghiệp hóa thực hiện năm 2016 tại Bình
Dương và Đồng Nai cho thấy những biến động do hiện tượng cơng nghiệp hóa
có ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ SXH. Và 3 yếu tố góp phần giải thích cho tỉ lệ
SXH/100.000 dân mạnh nhất là số khu công nghiệp (R2=0,46), mật độ dân số

.


.

16


(R2=0,34) và số lao động (R2= 0,35) trong khu vực. Sự thay đổi về cơ sở sản
xuất, các khu nhà trọ và số dân nhập cư gia tăng cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ SXH
có ý nghĩa thống kê, với p<0,05[5]. Thành phố Hồ Chí Minh đều có những yếu
tố thuận lợi tác động đến việc lưu hành bệnh trong nhiều năm qua.
1.2.5. Sự nguy hiểm của bệnh SXH:


Bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.



Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác
điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt
hại lớn về kinh tế, xã hội.



Bệnh SXH do vi rút Dengue gây ra với 4 týp gây bệnh được ký hiệu là
D1, D2, D3, D4. Cả 4 týp gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân
phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có
tính đặc hiệu đối với từng týp cho nên người ta có thể mắc bệnh SXH lần
thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những týp khác nhau [7].

1.2.6. Diễn biến lâm sàng bệnh SXH Dengue
Bệnh SXH Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh
chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba
giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Phát hiện
sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh giúp
chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh.
A. Giai đoạn sốt

* Lâm sàng:
- Sốt cao đột ngột, liên tục.
- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
- Da xung huyết.
- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

.


.

17

- Nghiệm pháp dây thắt dương tính.
- Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc
chảy máu cam.
* Cận lâm sàng:
- Dung tích hồng cầu (Hematocrit) bình thường.
- Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần (nhưng còn trên
100.000/mm3).
- Số lượng bạch cầu thường giảm.
B. Giai đoạn nguy hiểm: Thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh
* Lâm sàng
- Người bệnh có thể cịn sốt hoặc đã giảm sốt.
- Có thể có các biểu hiện sau:
 Đau bụng nhiều: đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác
đau nhất là ở vùng gan.
 Vật vã, lừ đừ, li bì.
 Gan to > 2cm dưới bờ sườn, có thể đau.
 Nơn ói

 Biểu hiện thốt huyết tương do tăng tính thấm thành mạch
(thường kéo dài 24 - 48 giờ):
+ Tràn dịch màng phổi, mơ kẽ (có thể gây suy hô hấp), màng bụng,
phù nề mi mắt.
+ Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện
vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp
kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg), tụt huyết áp,
không đo được huyết áp, mạch không bắt được, da lạnh, nổi vân
tím (sốc nặng), tiểu ít.
 Xuất huyết:

.


.

18

+ Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất
huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh
tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc mảng bầm tím.
+ Xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu chân răng, chảy máu
mũi, nôn ra máu, tiêu phân đen hoặc máu, xuất huyết âm đạo
hoặc tiểu máu.
+ Xuất huyết nặng: chảy máu mũi nặng (cần nhét bấc hoặc gạc
cầm máu), xuất huyết âm đạo nặng, xuất huyết trong cơ và phần
mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng (phổi, não, gan,
lách, thận), thường kèm theo tình trạng sốc, giảm tiểu cầu, thiếu
oxy mơ và toan chuyển hóa có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và
đơng mạch máu nội tạng nặng. Xuất huyết nặng cũng có thể xảy

ra ở người bệnh dùng các thuốc kháng viêm như acetylsalicylic
acid (aspirin), ibuprofen hoặc dùng corticoid, tiền sử loét dạ
dày-tá tràng, viêm gan mạn
- Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như viêm
gan nặng/ suy gan, thận, tim, phổi, não. Những biểu hiện nặng này
có thể xảy ra ở người bệnh có hoặc khơng có sốc do thoát huyết
tương.
+ Tổn thương gan nặng/ suy gan cấp, men gan AST, ALT ≥
1000U/L.
+ Tổn thương/ suy thận cấp.
+ Rối loạn tri giác (sốt xuất huyết Dengue thể não)
+ Viêm cơ tim, suy tim, hoặc suy chức năng các cơ quan khác
C. Giai đoạn hồi phục
* Lâm sàng

.


×