Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân cao tuổi suy tim có phân suất tống máu thất trái giảm bằng công cụ mna sf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 113 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

---------------

DƯƠNG THỊ BÍCH NGUYỆT

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRÊN
BỆNH NHÂN CAO TUỔI SUY TIM CÓ PHÂN SUẤT
TỐNG MÁU THẤT TRÁI GIẢM BẰNG
CÔNG CỤ MNA-SF

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH



---------------

DƯƠNG THỊ BÍCH NGUYỆT

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRÊN
BỆNH NHÂN CAO TUỔI SUY TIM CÓ PHÂN SUẤT
TỐNG MÁU THẤT TRÁI GIẢM BẰNG
CÔNG CỤ MNA-SF
Ngành: LÃO KHOA
Mã số: 8720107
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ ĐÌNH THANH

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020
.


.

TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
ĐANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4
1.1 Định nghĩa và dịch tể học người cao tuổi ................................................ 4
1.2 Đại cương về suy tim ............................................................................... 4
1.2.1 Định nghĩa suy tim ............................................................................. 4
1.2.2 Dịch tể học suy tim cao tuổi. ............................................................. 5
1.2.3 Các nguyên nhân suy tim ................................................................... 6
1.2.4 Phân loại suy tim................................................................................ 8
1.2.5 Chẩn đoán suy tim. ............................................................................ 8
1.2.5.1 Vai trị của BNP và NT-proBNP trong chẩn đốn suy tim. ...... 13
1.2.5.2 Vai trò của siêu âm tim trong chẩn đoán suy tim. ..................... 15
1.2.5.3 Phân độ suy tim. ........................................................................ 15
1.3 Suy dinh dưỡng ...................................................................................... 18

.


.

1.3.1 Định nghĩa suy dinh dưỡng............................................................. 18
1.3.2 Tình trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân suy tim cao tuổi................. 18
1.3.3 Hậu quả suy dinh dưỡng ở bệnh nhân suy tim cao tuổi. ................ 21
1.3.4 Thang điểm đánh giá....................................................................... 23
1.4 Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................ 28
1.4.1 Nghiên cứu trong nước ................................................................... 28
1.4.2 Nghiên cứu nước ngoài ................................................................... 29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 31
2.1 Thiết kế nghiên cứu................................................................................ 31
2.2 Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 31
2.3 Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 31

2.4 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 31
2.4.1 Dân số mục tiêu ............................................................................... 31
2.4.2 Dân số chọn mẫu.............................................................................. 31
2.5 Phương pháp chọn mẫu .......................................................................... 31
2.5.1 Kỹ thuật chọn mẫu ........................................................................... 31
2.5.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu ....................................................................... 31
2.6 Cỡ mẫu ................................................................................................... 32
2.7 Các biến số trong nghiên cứu................................................................. 32
2.7.1 Các biến số nhân khẩu học .............................................................. 32
2.7.2 Các biến số đặc điểm lâm sàng và bệnh lý. ..................................... 33
2.7.3 Biến số kết cục ................................................................................. 36
2.8 Phương pháp thu thập số liệu. ................................................................ 37

.


.

2.9 Quản lý và xử lý số liệu ......................................................................... 37
2.9.1 Quản lý số liệu ................................................................................. 37
2.9.2 Xử lý số liệu ..................................................................................... 37
2.10 Quy trình thực hiện nghiên cứu ........................................................... 39
2.11 Y đức trong nghiên cứu ....................................................................... 40
CHƯƠNG 3: KẾT QỦA .............................................................................. 41
3.1 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NGHIÊN CỨU .................................................. 41
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học.................................................................. 41
3.1.1.1 Giới ............................................................................................ 41
3.1.1.2 Tuổi ............................................................................................ 42
3.1.1.3 Tình trạng hơn nhân. .................................................................. 43
3.1.1.4 Trình độ học vấn ........................................................................ 44

3.1.1.5 Nguồn thu nhập.......................................................................... 45
3.1.2 Đặc điểm nhân trắc học và bệnh lý dân số nghiên cứu. .................. 45
3.1.2.1 Các chỉ số nhân trắc: .................................................................. 45
3.1.2.2 Tình trạng đa bệnh, đa thuốc ..................................................... 47
3.1.2.3 Hạn chế hoạt động sống cơ bản hằng ngày (BADL): ............... 48
3.1.2.4 Sa sút trí tuệ ............................................................................... 49
3.1.2.5 Phân suất tống máu thất trái và NT-proBNP ............................. 50
3.1.2.6 Phân độ mức độ suy tim theo Hội tim mạch New York . ......... 51
3.1.2.7 Thời gian nằm viện .................................................................... 52
3.1.2.8 Tình trạng dinh dưỡng ............................................................... 53

.


.

3.2 XÁC ĐỊNH TỈ LỆ SUY DINH DƯỠNG THEO MNA-SF Ở BỆNH
NHÂN CAO TUỔI SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN. ............................................................... 54
3.2.1 Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo MNA-SF ở bệnh nhân cao tuổi suy tim
nhập viện trong nghiên cứu. ..................................................................... 54
3.2.2 Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và một số yếu tố: .................... 55
3.2.3 Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và NYHA. .............................. 57
3.2.4 Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và thời gian nằm viện ............. 57
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN........................................................................... 59
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DÂN SỐ NGHIÊN CỨU ........................ 59
4.1.1 Giới tính ........................................................................................... 59
4.1.2 Tuổi .................................................................................................. 59
4.1.3 BMI, vịng cẳng chân. ...................................................................... 60
4.1.4 Trình độ học vấn .............................................................................. 61

4.1.5 Sa sút trí tuệ ..................................................................................... 61
4.1.6 Hoạt động chức năng cơ bản hằng ngày .......................................... 63
4.1.7 Phân độ suy tim theo NYHA ........................................................... 64
4.2 TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI SUY TIM
CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU THẤT TRÁI GIẢM. ............................... 65
4.3 LIÊN QUAN GIỮA SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ .... 66
4.3.1 Suy dinh dưỡng và tuổi .................................................................... 66
4.3.2 Suy dinh dưỡng và giới .................................................................... 67
4.3.3 Suy dinh dưỡng và tình trạng hơn nhân ........................................... 68

.


.

4.3.4 Suy dinh dưỡng và trình độ học vấn. ............................................... 69
4.3.5 Suy dinh dưỡng và hạn chế hoạt động sống cơ bản hằng ngày
(BADL) ..................................................................................................... 69
4.3.6 Suy dinh dưỡng và sa sút trí tuệ. ..................................................... 70
4.3.7 Suy dinh dưỡng và phân độ suy tim theo NYHA ............................ 71
4.3.8 Suy dinh dưỡng và thời gian nằm viện ............................................ 72
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 75
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 76
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 78
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1: Hoạt động chức năng cơ bản hằng ngày ADL
Phụ lục 2: Chẩn đoán sa sút trí tuệ theo MMSE
Phụ lục 3: Tầm sốt trầm cảm theo PHQ-2
Phụ lục 4: Phiếu thu thập số liệu
Phụ lục 5: Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu


.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng chúng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được cơng bố dưới bất kỳ
hình thức nào.

DƯƠNG THỊ BÍCH NGUYỆT

.


.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT
BV

Bệnh viện

BN

Bệnh nhân

NCT


Người cao tuổi

PSTM

Phân suất tống máu

RL

Rối loạn

SDD

Suy dinh dưỡng

SSTT

Sa sút trí tuệ

VN

Việt Nam

VT

Thất trái

UCMC

Ức chế men chuyển


UCTT

Ức chế thụ thể

TIẾNG ANH
ACC/AHA

American College of Cardiology/American Heart
Association
Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ/Hội Tim mạch Hoa Kỳ

ASPEN

American Society for Parenteral and Enteral Nutrition
Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ

ARNI

Angiotensin receptor neprilysin inhibitor

BMI

Body mass index
Chỉ số khối cơ thể

BNP

B-type natriuretic peptide
Peptide lợi niệu B


.


.

CI

Confidence Interval
Khoảng tin cậy

CONUT

Control Nutritional Status
Kiểm sốt tình trạng dinh dưỡng

COPD

Chronic obstructive pulmonary disease
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

CRP

C-Reactive Protein
Protein C tái hoạt hóa

CRT

Cardiac resynchronization therapy
Điều trị tái đồng bộ tim


ESPEN

European Society for Clinical Nutrition and Metabolism
Hội Dinh dưỡng Lâm sàng châu Âu

ESC

European Society of Cardiology
Hội Tim mạch châu Âu

EF

Ejection fraction
Phân suất tống máu

GNRI

Geriatric Nutritional Risk Index
Chỉ số nguy cơ Dinh dưỡng Người cao tuổi

H-ISDN

Hydralazine and isosorbide dinitrate

Hb

Hemoglobin

HF


Heart failure
Suy tim

HFrEF

Heart failure Reduced ejection fraction
Suy tim phân suất tống máu giảm

HFmrEF

Heart failure mid range ejection fraction
Suy tim phân suất tống máu khoảng giữa

.


.

HFpEF

Heart failure Preserved ejection fraction
Suy tim phân suất tống máu bảo tồn

HR

Hazard ratio
Tỉ số rủi ro

ICD


Implantable cardioverter defribillator
Máy phá rung

IL-6

Interleukin-6

MPI

Chỉ số tiên lượng đa chiều
Multidimensional Prognostic Index

MNA

Mini Nutritional Assessment
Đánh giá Dinh dưỡng tối thiểu

MNA-F

Mini Nutritional Assessment Full
Đánh giá Dinh dưỡng tối thiểu bản đầy đủ

MNA-SF

Mini Nutritional Assessment Short-Form
Đánh giá dinh dưỡng tối thiểu bản ngắn gọn

MRA


Mineralocorticoid receptor antagonist

MUST

Malnutrition Universal Screening
Tầm sốt dinh dưỡng phổ thơng

NRI

Nutritional Risk Index
Chỉ số nguy cơ Dinh dưỡng

NRS

Nutritional Risk Screening
Tầm soát nguy cơ Dinh dưỡng

NYHA

New York heart association
Hội Tim mạch New York

SGA

Subjective global assessment
Đánh giá tổng thể chủ quan

.



.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nguyên nhân gây suy tim ................................................................. 7
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim theo Framingham ............................ 9
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại suy tim mạn theo khuyến cáo Hội
Tim mạch châu Âu năm 2016 ......................................................................... 10
Bảng 1.4: Triệu chứng và dấu hiệu trong suy tim ........................................... 11
Bảng1.5: Điểm cắt của BNP và NT – proBNP trong ứng dụng lâm sàng ...... 14
Bảng 1.6: Các yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi.................... 20
Bảng 1.7: Đặc điểm của một số công cụ đánh giá dinh dưỡng....................... 25
Bảng 1.8: Bảng tầm soát dinh dưỡng MNA-SF.............................................. 27
Bảng 3.1: Tình trạng hơn nhân theo giới ........................................................ 43
Bảng 3.2: Đặc điểm nhân trắc chung .............................................................. 46
Bảng 3.3: Đặc điểm nhân trắc theo giới.......................................................... 46
Bảng 3.4: Sa sút trí tuệ theo nhóm tuổi ........................................................... 49
Bảng 3.5: Phân suất tống máu và NT-proBNP ............................................... 50
Bảng 3.6: Số ngày nằm viện theo giới và nhóm tuổi ...................................... 52
Bảng 3.7: Suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi và giới ......................................... 54
Bảng 3.8: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và đặc điểm
dân số nghiên cứu............................................................................................ 55
Bảng 3.9 Phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và đặc
điểm dân số nghiên cứu................................................................................... 56
Bảng 3.10: Mối tương quan giữa suy dinh dưỡng và NYHA ......................... 57

.


.


Bảng 3.11: Mối liên quan giữa thời gian nằm viện với giới và nhóm tuổi ở bệnh
nhân suy dinh dưỡng ....................................................................................... 58
Bảng 4.1: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân suy tim trong một số nghiên
cứu ................................................................................................................... 60
Bảng 4.2: Sa sút trí tuệ của các nghiên cứu .................................................... 62
Bảng 4.3: Tỉ lệ bệnh nhân suy tim theo phân độ NYHA trong một số nghiên
cứu ................................................................................................................... 64
Bảng 4.4: Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và thời gian nằm viện trên bệnh
nhân suy tim trong một số nghiên cứu. ........................................................... 73

.


.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Vịng xoắn bệnh lý giữa suy dinh dưỡng và suy tim ...................... 22
Hình 2.1: Minh họa cách đo chiều cao............................................................ 34
Hình 2.2: Minh họa cách đo chiều dài nửa sải tay .......................................... 34
Hình 2.3: Minh họa cách đo vòng cẳng chân.................................................. 35

.


.

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Chẩn đoán suy tim ......................................................................... 12
Sơ đồ 1.2: Điều trị suy tim PSTM giảm theo Hội Tim mạch Châu Âu 2016. 17
Sơ đồ 1.3: Các cơng cụ tầm sốt và đánh giá dinh dưỡng trên bệnh nhân suy

tim cao tuổi ...................................................................................................... 24
Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu ..................................................... 39

.


.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố giới tính ........................................................................ 41
Biểu đồ 3.2: Phân bố các nhóm tuổi theo giới ................................................ 42
Biểu đồ 3.3: Tình trạng hơn nhân theo nhóm tuổi .......................................... 43
Biểu đồ 3.4: Trình độ học vấn theo giới ......................................................... 44
Biểu đồ 3.5: Nguồn thu nhập .......................................................................... 45
Biểu đồ 3.6: Tình trạng đa bệnh ...................................................................... 47
Biểu đồ 3.7: Tình trạng đa thuốc..................................................................... 47
Biểu đồ 3.8: Hạn chế hoạt động chức năng cơ bản hằng ngày (BADL) ........ 48
Biểu đồ 3.9: Tỉ lệ sa sút trí tuệ theo giới ......................................................... 49
Biểu đồ 3.10: Phân độ suy tim theo NYHA.................................................... 51
Biểu đồ 3.11: Ngày nằm viện theo giới .......................................................... 52
Biểu đồ 3.12: Tình trạng dinh dưỡng .............................................................. 53
Biểu đồ 3.13: Tỉ lệ suy dinh dưỡng................................................................. 54
Biểu đồ 3.14: Thời gian nằm viện ở bệnh nhân suy dinh dưỡng .................... 57

.


.

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim (HF) là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, một vấn đề sức
khỏe cộng đồng nghiêm trọng đang gia tăng trên toàn thế giới và là con đường
chung cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch [71]. Suy tim có tác động
đáng kinh ngạc đến chất lượng cuộc sống, chức năng và tuổi thọ, chi phí cao
cho hệ thống chăm sóc sức khỏe [41].
Ở Việt Nam ước tính có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người mắc suy
tim, chiếm 1-1.5% dân số chung [4]. Tại 5 trung tâm tim mạch lớn (gồm Viện
Tim mạch Việt Nam (VN), Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy, BV Đại Học Y Dược
Thành Phố Hồ Chí Minh, Viện Tim Thành Phố Hồ Chí Minh, BV Thống
Nhất) số bệnh nhân nhập viện do suy tim khoảng 4000 ca/năm, chi phí mỗi
đợt điều trị lên đến 25 triệu đồng, chi phí cho bệnh nhân (BN) chủ yếu là cho
các đợt nằm viện điều trị nội trú [4], trong khi đó thu nhập bình quân một
người một tháng ước tính đạt 3,76 triệu đồng cùng kỳ năm 2018 [7]. Bên cạnh
đó, những người chăm sóc hỗ trợ bệnh nhân bị suy tim phải đối mặt với nhiều
thách thức ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần [97].
Suy tim cũng như các bệnh lý mạn tính khác gây ảnh hưởng đến tình
trạng dinh dưỡng của bệnh nhân [84], mặt khác suy dinh dưỡng cũng là yếu
tố nguy cơ cao xảy ra biến chứng [52], [70], kéo dài thời gian nằm viện, tái
nhập viện và tử vong [69], [90]. Việc đánh giá sớm để can thiệp sớm cải thiện
tình trạng dinh dưỡng có thể ngăn ngừa các biến cố bất lợi và nâng cao chất
lượng cuộc sống cho bệnh nhân [36], [83].
Hiện nay tuy nhiều nhưng chưa có phương pháp nào được coi là tiêu
chuẩn vàng trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng [83]. Trên đối tượng người
cao tuổi, Hội Dinh dưỡng Lâm sàng châu Âu (ESPEN) khuyến cáo sử dụng
thang điểm MNA trong đánh giá dinh dưỡng lão khoa thường quy cả trên đối

.



.

2

nội viện và ngoại viện [56]. Việc đánh giá và tầm sốt dinh dưỡng theo cơng
cụ MNA-F (Mini Nutritional Assessment Full) và MNA-SF (Mini Nutritional
Assessment Short Form) được cho là yếu tố tiên đoán độc lập đối với bệnh
nhân suy tim [61], [100].
Ở VN cũng đã có nhiều nghiên cứu dinh dưỡng trên đối tượng người
cao tuổi cùng các bệnh lý đi kèm. Theo kết quả của một số nghiên cứu về tình
trạng dinh dưỡng người cao tuổi ở một số tỉnh thành gần đây cho thấy tỉ lệ suy
dinh dưỡng ở người cao tuổi vẫn chiếm tỉ lệ cao [8], [9], [11] . Tuy nhiên chưa
có nhiều nghiên cứu về tình trạng suy dinh dưỡng trên đối tượng suy tim người
cao tuổi tại Việt Nam đặc biệt suy tim tâm thu. Để có thể nhìn khái qt hơn
về tình trạng suy dinh dưỡng trên đối tượng bệnh nhân cao tuổi suy tim tâm
thu tại Việt Nam, vì vậy đề tài này được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi
sau:
- Tỉ lệ bệnh nhân cao tuổi suy tim tâm thu bị suy dinh dưỡng đánh giá
theo công cụ MNA-SF là bao nhiêu?
- Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và một số yếu tố khác như tuổi,
giới, hoạt động chức năng, sa sút trí tuệ, mức độ nặng của suy tim…
như thế nào?
- Mối tương quan giữa suy dinh dưỡng và thời gian nằm viện như thế
nào?

.


.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát:
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân cao tuổi suy tim có phân suất
tống máu thất trái giảm nhập viện tại Trung tâm Tim Mạch – BV Thống Nhất
trong thời gian từ tháng 11/2019 đến tháng 6/2020.
Mục tiêu chuyên biệt:
1. Khảo sát tỉ lệ suy dinh dưỡng bằng thang điểm MNA-SF ở bệnh nhân cao
tuổi suy tim có phân suất tống máu thất trái giảm nhập viện tại Trung tâm
Tim Mạch – BV Thống Nhất.
2. Khảo sát mối liên quan giữa suy dinh dưỡng với tuổi, giới, trình độ học
vấn, tình trạng hơn nhân, tình trạng đa bệnh, đa thuốc, hạn chế hoạt động
sống cơ bản hằng ngày, sa sút trí tuệ và mức độ nặng của suy tim theo
phân loại NYHA.
3. Khảo sát mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và thời gian nằm viện.

.


.

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Định nghĩa và dịch tể học người cao tuổi
Định nghĩa người cao tuổi rất khác nhau ở các nước và khu vực, nhìn
chung liên quan đến tuổi nhận trợ cấp hưu trí. Hầu hết các nước phát triển lấy

mốc người cao tuổi là ≥ 65 tuổi [88]. Liên hợp quốc và tại VN lấy mốc người
cao tuổi là ≥ 60 tuổi. Trong y học Lão khoa phân ra [16]:
60-69 tuổi:

Sơ lão

70-79 tuổi:

Trung lão

≥ 80 tuổi:

Đại lão

Con người sống lâu hơn nhờ các điều kiện tốt hơn về chế độ dinh dưỡng,
tiến bộ y học, chăm sóc y tế, giáo dục và đời sống kinh tế…, tuổi thọ con
người ngày càng tăng, ở Hoa Kỳ tuổi thọ từ 47 tuổi vào năm 1900 lên đến 79
tuổi vào năm 2014, dự đoán năm 2030 tỉ lệ người cao tuổi chiếm 20% dân số
[33]. Trên toàn thế giới, dự đoán năm 2050 số lượng người cao tuổi khoảng
2 tỉ, chiếm 20% toàn dân số [92].
Ở VN, dân số NCT (≥ 60 tuổi) từ năm 1989 chiếm 7,1% trên tổng 64,41
triệu dân, đến 2012 tăng lên 10,2% trên tổng dân số 88,81 triệu dân cả nước
[6].
1.2 Đại cương về suy tim
1.2.1 Định nghĩa suy tim
Suy tim có nhiều định nghĩa, nhìn chung đều làm nổi bật chức năng
tống máu và khả năng nhận máu của thất. Theo Hội Tim mạch châu Âu 2016
(ESC) định nghĩa suy tim là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi các triệu
chứng cơ năng (ví dụ như khó thở, phù mắt cá chân và mệt mỏi) có thể đi kèm
với các dấu hiệu thực thể (ví dụ như tăng áp lực tĩnh mạch cảnh, ran ở phổi và

phù ngoại biên) do bất thường về cấu trúc và/hoặc chức năng của tim, hậu quả

.


.

5

giảm cung lượng tim và/hoặc tăng áp lực trong tim khi nghỉ ngơi hoặc gắng
sức [74].
Định nghĩa suy tim theo Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ/Hội Tim mạch
Hoa kỳ 2015 (ACC/AHA), suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, hậu
quả từ bất kỳ sự suy giảm cấu trúc hoặc chức năng của thất (chức năng đổ đầy
hoặc tống máu). Các biểu hiện chính của suy tim là khó thở và mệt mỏi, có
thể hạn chế dung nạp hoạt động thể lực và giữ nước, có thể dẫn đến sung huyết
phổi và/hoặc phù ngoại biên [99].
Theo Hội Tim Mạch Việt Nam, suy tim là một hội chứng lâm sàng phức
tạp, là hậu quả của những tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của tim
dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc
tống máu (suy tim tâm thu) [26].
1.2.2 Dịch tể học suy tim cao tuổi.
Suy tim là một vấn đề sức khỏe của cộng đồng và đang gia tăng trên
toàn thế giới, với tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và chi phí điều trị cao [78]. Một
nghiên cứu hồi cứu của Kaiser Permanente Center trên các bệnh nhân ≥ 65
tuổi cho thấy tỷ lệ mắc bệnh HF được điều chỉnh theo tuổi tăng 14% trong hai
khoảng thời gian từ 1970-1974 và 1990-1994 [34].
Lão hóa dân số và kéo dài cuộc sống của bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
bằng các phương pháp điều trị mới cũng đã dẫn đến tỉ lệ hiện mắc suy tim
ngày càng tăng. Tại Hoa Kỳ, trong số dân số tuổi ≥ 65 tuổi, HF là một trong

những nguyên nhân hàng đầu của việc nhập viện [72]. Hiện tại ước tính có
5,7 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ mắc bệnh HF, 92% trong số đó là từ
60 tuổi trở lên và hơn một nửa từ 80 tuổi trở lên [29].
Tỷ lệ tử vong do HF tăng theo tuổi và cao hơn gấp ba lần ở những bệnh
nhân ở độ tuổi 65-74 so với những người độ tuổi 25-54 [66]. Hơn nữa, ngay
cả trong dân số cao tuổi, tỷ lệ tử vong vẫn tiếp tục tăng mạnh theo tuổi và tỷ

.


.

6

lệ tử vong sau 5 năm đối với bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh HF, bất kể EF, đạt
tới 50% [48].
Ở VN, tuy chưa có thống kê chính thức nhưng ước tính có khoảng
320.000 đến 1,6 triệu người mắc suy tim, ước tính 1-1,5% dân số chung. Theo
GS. Phạm Gia Khải, bệnh tim mạch đang ngày càng gia tăng nhanh chóng cả
về số người mắc và số ca tử vong. Nếu như trong những năm 1990, tình hình
tử vong do các loại bệnh gây ra đứng đầu là bệnh nhiễm khuẩn, sau đó là bệnh
tim mạch và ung thư thì từ năm 2000 trở lại đây, tỷ lệ tử vong do bệnh tim
mạch đã vượt lên hàng đầu, tiếp theo mới đến ung thư và nhiễm khuẩn, trong
đó suy tim chiếm tỉ lệ tử vong cao [20].
Mặc dù đã có những đổi mới mạnh mẽ trong điều trị trong những thập
kỷ gần đây, tỷ lệ mắc suy tim đang gia tăng, chi phí trong chi trả cho bệnh
nhân suy tim cao, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của cả bệnh
nhân và người chăm sóc, nhất là trong thời gian nằm viện, trở thành một gánh
nặng cho toàn cầu. Vì vậy đánh giá tồn diện, điều trị và chăm sóc tối ưu thực
sự cần thiết trong q trình chăm sóc sức khỏe.

1.2.3 Các nguyên nhân suy tim
Ở châu Âu và Hoa Kì vào khoảng năm 1970, những nguyên nhân gây
suy tim hàng đầu là tăng huyết áp và bệnh lý mạch vành, đặc biệt là nhồi máu
cơ tim [51]. Nhưng những thập niên gần đây thì bệnh lý mạch vành và đái
tháo đường đóng vai trị quan trọng nhất trong các nguyên nhân gây HF [53].
Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, ngoài những nguyên nhân như tăng
huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(COPD)… thì tại Việt Nam bệnh lý van tim hậu thấp cũng là một trong những
nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao [4].

.


.

7

Bảng 1.1: Nguyên nhân gây suy tim [21]
Nguyên nhân suy tim tâm thu

Nguyên nhân suy
tim tâm trương

1. Bệnh động mạch vành

5. Rối loạn nhịp và tần 1. Bệnh động mạch

• Nhồi máu cơ tim

số tim


• Thiếu máu cục bộ cơ tim

• Rối loạn nhịp chậm 2. Tăng huyết áp

2. Tăng tải áp lực mạn

mạn tính

• Tăng huyết áp

• Rối loạn nhịp nhanh mạch chủ

vành
3. Hẹp van động

• Bệnh van tim gây tắc nghẽn mạn tính

4. Bệnh cơ tim phì

3. Tăng tải thể tích mạn

6. Bệnh tim do phổi

đại

• Bệnh van tim gây hở van

• Tâm phế mạn


5. Bệnh cơ tim hạn

• Luồng thơng trong tim (trái • Bệnh lý mạch máu chế
qua phải)

phổi

• Luồng thơng ngồi tim

7. Các tình trạng cung

4. Bệnh cơ tim dãn không lượng cao
liên quan với thiếu máu cục

Rối loạn chuyển hóa

bộ

• Cường giáp

• Rối loạn di truyền hoặc gia • Rối loạn dinh dưỡng
đình

(ví dụ: Beriberi)

• Rối loạn do thâm nhiễm

Nhu cầu lưu lượng

• Tổn thương do thuốc hoặc máu q mức

nhiễm độc

• Thơng động tĩnh

• Bệnh chuyển hóa

mạch hệ thống

• Virus hoặc các tác nhân • Thiếu máu mạn
nhiễm trùng khác

.


.

8

1.2.4 Phân loại suy tim
Có nhiều phân loại suy tim [23]:
- Suy tim tâm thu, suy tim tâm trương.
- Suy tim cấp, suy tim mạn.
- Suy tim cung lượng thấp, suy tim cung lượng cao.
- Suy tim phải, suy tim trái
Suy tim cấp định nghĩa là hội chứng lâm sàng với triệu chứng và dấu
hiệu mới xuất hiện hoặc thay đổi xấu đi của suy tim, cần phải điều trị khẩn
cấp. Suy tim cấp có thể là một suy tim mới khởi phát, cũng có thể là tình trạng
nặng lên của suy tim mạn có trước đó, biểu hiện tình trạng cấp cứu như phù
phổi cấp. Suy tim mạn có đặc điểm là dai dẳng, ổn định, có thể nặng lên hoặc
mất bù [44].

Trong nghiên cứu này, bệnh nhân suy tim là những bệnh nhân được
chẩn đoán suy tim mạn.
1.2.5 Chẩn đốn suy tim.
Hiện nay có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim, dựa trên hỏi bệnh,
khám lâm sàng, các xét nghiệm, điện tâm đồ, X-Quang ngực, siêu âm tim.
Trong thực tế lâm sàng hai tiêu chẩn thường được sử dụng nhất là: Tiêu chuẩn
chẩn đoán suy tim theo Framingham; tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại suy tim
dựa vào phân suất tống máu thất trái (LVEF) và sơ đồ chẩn đoán của Hội Tim
mạch châu Âu (ESC).

.


.

9

Bảng 1.2: Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim theo Framingham [62].

Tiêu chuẩn chính:

Tiêu chuẩn phụ

Cơn khó thở kịch phát về đêm hoặc

Phù mắt cá chân

khó thở khi nằm

Ho về đêm


Tĩnh mạch cổ nổi

Khó thở khi gắng sức

Ran ở phổi

Gan to

Bóng tim to

Tràn dịch màng phổi

Phù phổi cấp

Dung tích sống giảm 1/3 so với

Tiếng T3

tối đa

Tăng áp lực tĩnh mạch > 16 cm H₂O

Nhịp tim nhanh ≥ 120 lần/phút

Thời gian tuần hoàn > 24 giây

Giảm 4,5 kg trong 5 ngày

Phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+)


không liên quan điều trị suy

Giảm 4,5 kg trong 5 ngày điều trị

tim

suy tim
Chẩn đoán xác định: Khi có 2 tiêu chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính kèm
theo 2 tiêu chuẩn phụ. Tiêu chuẩn phụ được chấp nhận chỉ khi chúng không
phải do những bệnh lý khác gây ra.

.


×