Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

khảo sát tỷ lệ và mối liên quan giữa suy giảm hoạt động chức năng cơ bản và dự hậu trên bệnh nhân cao tuổi nhồi máu cơ tim không st chênh lên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 133 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
---oOo---

TRẦN QUỐC TUẤN

KHẢO SÁT TỶ LỆ VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA
SUY GIẢM HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG CƠ BẢN
VÀ DỰ HẬU TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI
NHỒI MÁU CƠ TIM KHÔNG ST CHÊNH LÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Ngành: NỘI KHOA (LÃO KHOA)
Mã số: 8720107

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. THÂN HÀ NGỌC THỂ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu


nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì cơng
trình nào khác.

Ngƣời thực hiện

TRẦN QUỐC TUẤN

.


.

MỤC LỤC

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................... 6
1.1. Nhồi máu cơ tim không ST chênh lên ......................................................... 6
1.2. Hoạt động chức năng cơ bản ........................................................................ 22
1.3. Một số nghiên cứu về hoạt động chức năng cơ bản và nhồi máu cơ tim liên
quan đề tài ........................................................................................................... 29
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 32
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 48
3.1 Đặc điểm dân số ............................................................................................ 48

3.2. Mục tiêu 1: Xác định tỷ lệ suy giảm HĐCNCB ở BN cao tuổi NMCT không
ST chênh lên theo thang điểm Katz. ................................................................... 55

.


.

3.3 Mục tiêu 2: Mối liên quan giữa suy giảm HĐCNCB với tuổi, giới, phương
pháp điều trị, thời gian nằm viện, tử vong nội viện, biến chứng khi nằm viện ở
BN cao tuổi NMCT không ST chênh lên............................................................ 57
3.4 Mục tiêu 3: Liên quan giữa suy giảm HĐCNCB với tỷ lệ tái nhập viện, tử
vong do mọi nguyên nhân tại thời điểm 90 ngày sau xuất viện ở bệnh nhân cao
tuổi NMCT không ST chênh lên. ........................................................................ 65
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 72
4.1 Đặc điểm dân số nghiên cứu ......................................................................... 72
4.2. Mục tiêu 1: Xác định tỷ lệ suy giảm HĐCNCB ở BN cao tuổi NMCT không
ST chênh lên theo thang điểm Katz. ................................................................... 76
4.3 Mục tiêu 2: Mối liên quan giữa suy giảm HĐCNCB với tuổi, giới, phương
pháp điều trị, thời gian nằm viện, tử vong nội viện, biến chứng khi nằm viện ở
BN cao tuổi NMCT không ST chênh lên............................................................ 79
4.4 Mục tiêu 3: Liên quan giữa suy giảm HĐCNCB với tỷ lệ tái nhập viện, tử
vong do mọi nguyên nhân tại thời điểm 90 ngày sau xuất viện ở bệnh nhân cao
tuổi NMCT không ST chênh lên. ........................................................................ 89
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU........................................................................ 93
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 94
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO

.



.

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CHỈ SỐ KATZ
PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐỒNG Ý TỰ NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 3: PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU

.


.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BMV

Bệnh mạch vành

BN

Bệnh nhân

ĐMV

Động mạch vành

ĐTNKOĐ


Đau thắt ngực không ổn định

HA

Huyết áp

HCVC

Hội chứng vành cấp

HCMVC

Hội chứng mạch vành cấp

HĐCNCB

Hoạt động chức năng cơ bản

KTPV

Khoảng tứ phân vị

NCT

Người cao tuổi

NMCT

Nhồi máu cơ tim


NMCTKSTCL

Nhồi máu cơ tim không ST chênh lên

NMCTSTCL

Nhồi máu cơ tim ST chênh lên

YTNC

Yếu tố nguy cơ

.


.

Tiếng Anh
ACS

Acute coronary syndrome
Hội chứng động mạch vành cấp

AADL

Advanced activities of daily living
Hoạt động nâng cao trong cuộc sống hàng ngày

ADLs


Activities of daily living
Hoạt động chức năng cơ bản

ADA

American Diabetes Association
Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

BADLs

Basic activities of daily living
Hoạt động chức năng cơ bản

BI

Barthel Index
Chỉ số Barthel

CABG

Coronary artery bypass grafting
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

CDC

Centers for Disease Control and Prevention
Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ)

CK


Creatinin kinase

cTn

Cardiac troponin

.


.

Men Troponin tim
ECG

Electrocardiogram
Điện tâm đồ

eGFR

Estimated glomerular filtration rate
Độ lọc cầu thận ước tính

HbA1C

Hemoglobin A1c

HDL

High-density lipoprotein
Lipoprotein trọng lượng phân tử cao


IADLs

Instrumental activites of daily living
Hoạt động chức năng sinh hoạt

JNC

Joint National Committee
Uỷ Ban Quốc Gia Hoa Kỳ

KI

Katz Index
Chỉ số Katz

LDL

Low-density lipoprotein
Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp

NCEP ATP

National Cholesterol Education Program-Adult Treatment
Panel
Chương trình giáo dục cholesterol quốc gia- bảng điều trị
dành cho người lớn

NYHA


The New York Heart Association

.


.

Hội Tim New York
NSTEMI

non-ST-segement elevation myocardial infarction
Nhồi máu cơ tim ST không chênh lên

NT-proBNP

N-terminal pro b-type natriuretic peptide
Chuỗi peptide lợi niệu típ B

PCI

Percutaneous Coronary Intervention
Can thiệp mạch vành qua da

STEMI

ST-segement elevation myocardial infarction
Nhồi máu cơ tim có ST chênh lên

TIMI


Thrombolysin in Myocardial Infarction
Tiêu sợi huyết trong nhồi máu cơ tim

UA

Unstable Angina
Cơn đau thắt ngực không ổn định

VLDL

Very low density lipoprotein
Lipoprotein trọng lượng phân tử rất thấp

WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới

WPRO

Western Pacific regional office
Cơ quan khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Đánh giá các mức rối loạn lipid máu theo NCEP ATP III ................... 11

Bảng 1.2 Đánh giá BMI theo theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
và dành riêng cho người châu Á (IDI & WPRO) ................................................ 13
Bảng 1.3 Thang điểm GRACE ............................................................................ 17
Bảng 1.4 Tử vong nội viện và thời điểm 6 tháng theo thang điểm GRACE ....... 17
Bảng 1.5 Phân độ suy tim theo Killip và tiên lượng tử vong ............................. 18
Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi dân số nghiên cứu..................................................... 49
Bảng 3.2 Đặc điểm về giới tính dân số nghiên cứu ............................................. 50
Bảng 3.3 Đặc điểm tiền sử bệnh, các yếu tố nguy cơ .......................................... 50
Bảng 3.4 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhập viện ........................................ 51
Bảng 3.5 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhập viện: ....................................... 51
Bảng 3.6 Phân tầng nguy cơ theo thang điểm Grace khi nhập viện .................... 53
Bảng 3.7 Phân tầng nguy cơ theo thang điểm Grace khi ra viện ......................... 53
Bảng 3.8 Đặc điểm thời gian nằm viện ................................................................ 53
Bảng 3.9 Biến chứng trong thời gian nằm viện ................................................... 54
Bảng 3.10 Kết cục lâm sàng sau 3 tháng ............................................................. 54
Bảng 3.11 Gía trị điểm HĐCNCB theo thang điểm Katz .................................... 55
Bảng 3.12 Đặc điểm về tình trạng HĐCNCB khi nhập viện ............................... 55
Bảng 3.13 Đặc điểm về tình trạng HĐCNCB khi xuất viện ................................ 56

.


.

Bảng 3.14 Tỉ lệ suy giảm thêm HĐCNCB khi xuất viện .................................... 57
Bảng 3.15 So sánh mối liên quan giữa các đặc nhân trắc, tiền căn bệnh lý với suy
giảm HĐCNCB .................................................................................................... 57
Bảng 3.16 Phân tích hồi quy đa biến Logistic giữa tuổi, tiền căn bệnh lý nội khoa
với suy giảm HĐCNCB ....................................................................................... 59
Bảng 3.17 So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở hai nhóm độc lập và suy

giảm HĐCNCB .................................................................................................... 60
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa suy giảm HĐCNCB với phương pháp điều trị PCI
.............................................................................................................................. 61
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa suy giảm HĐCNCB với thời gian nằm viện, biến
chứng nội viện ...................................................................................................... 61
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa tuổi, giới, tiền căn bệnh nội khoa, đặc điểm lâm
sàng, tình trạng HĐCNCB với tử vong nội viện................................................. 62
Bảng 3.21 Phân tích hồi quy logistic đơn biến các yếu tố nhân trắc, tiền căn bệnh
nội khoa, đặc điểm lâm sàng, HĐCNCB trước nhập viện, thời gian nằm viện với
suy giảm thêm HĐCNCB..................................................................................... 62
Bảng 3.22 Phân tích hồi quy logistic đa biến giữa các yếu tố tuổi, giới, tiền căn
bệnh nội khoa, đặc điểm lâm sàng với suy giảm thêm HĐCNCB ...................... 65
Bảng 3.23: Liên quan giữa giữa các đặc điểm nhân trắc, tiền căn bệnh lý nội
khoa, tình trạng HĐCNCB, đặc điểm lâm sàng, biến chứng nội viện với tái nhập
viện do mọi nguyên nhân thời điểm 90 ngày theo dõi ......................................... 66

.


.

Bảng 3.24: Phân tích hồi quy logistic đa biến các biến số chỉ số nhân trắc, tiền
căn bệnh nội khoa, đặc điểm lâm sàng, suy giảm HĐCNCB, biến chứng nội viện
với tái nhập viện do mọi nguyên nhân tại thời điểm 90 ngày theo dõi............... 67
Bảng 3.25: Phân tích đơn biến giữa các yếu tố nhân trắc, tiền căn bệnh lý nội
khoa, đặc điểm lâm sàng, phương pháp điều trị, biến chứng nội viện với tử vong
do mọi nguyên nhân tại thời điểm 90 ngày theo dõi…………………… ........... 68
Bảng 3.26 : Phân tích hồi quy logistic đa biến các yếu tố tuổi, thiếu cân, tiền căn
bệnh nội khoa, suy giảm HĐCNCB, đặc điểm lâm sàng, phương pháp can thiệp,
biến chứng nội viện với tử vong do mọi nguyên nhân tại thời điểm 90 ngày theo

dõi:…………………………………………………………………………… ... 70
Bảng 4.1 So sánh đặc điểm tuổi và giới tính ....................................................... 72
Bảng 4.2 So sánh đặc điểm tiền căn bệnh lý........................................................ 73

.


.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Phân bố tuổi ................................................................................. 48
Biểu đồ 3.2 Phân bố theo nhóm tuổi ............................................................... 49
Biểu đồ 3.3 Phân phối điểm GRACE trước nhập viện ................................... 52

.


.

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 1.1 Lược đồ thiết kế nghiên cứu. .......................................................... 38
Hình 1.1 Định nghĩa hội chứng vành cấp ......................................................... 6
Hình 1.2 Sinh lý bệnh nhồi máu cơ tim cấp...................................................... 8
Hình 1.3 Chẩn đốn nhồi máu cơ tim không ST chênh lên ............................ 16

.


.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong trên toàn cầu. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm
2016, bệnh tim mạch chiếm 31% nguyên nhân tử vong, làm chết 17,9
triệu người [82], trong đó gần 10 triệu người tử vong do bệnh mạch vành
[83]. Hội chứng vành cấp là một biến cố cấp tính quan trọng và phức tạp
của bệnh mạch vành, là nguyên nhân gây tử vong và thương tật hàng đầu
tại các nước đã phát triển và gánh nặng ngày càng tăng ở các nước đang
phát triển. Tại Hoa Kì, hàng năm có khoảng 2,5 triệu người nhập viện vì
HCVC và có khoảng 500.000 ca tử vong [80]. Ước tính chi phí trực tiếp
điều trị cho bệnh mạch vành mà phần lớn trong số đó là hội chứng vành
cấp lên tới 75,2 tỷ đô la, và nếu ước tính cả chi phí xã hội gián tiếp và
chi phí kinh tế do mất năng suất lao động là 142,5 tỷ đơ la [17]. Tại Việt
Nam, mơ hình các bệnh tim mạch cũng thay đổi, số bệnh nhân nhập viện
vì bệnh tim thiếu máu cục bộ tại Viện tim mạch Việt Nam có khuynh
hướng tăng lên rõ rệt (11,2% năm 2003 lên tới 24% năm 2007) [8]. Năm
2010, bệnh viện Chợ Rẫy có 1538 trường hợp nhập viện vì hội chứng
vành cấp, trong đó 267 trường hợp tử vong [12].
Người cao tuổi trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói
riêng đang chiếm một tỷ lệ lớn trong số những bệnh nhân mắc hội chứng
vành cấp và có xu hướng gia tăng theo tuổi [69]. Độ tuổi trung bình xuất
hiện hội chứng vành cấp đầu tiên ở Mỹ là 65 tuổi đối với nam, 72 tuổi
đối với nữ, và khoảng 60% số ca nhập viện vì hội chứng vành cấp là
người cao tuổi và hội chứng vành cấp đã gây ra một phần ba số ca tử
vong trên bệnh nhân cao tuổi [61].

.



.

2

Theo ESC 2015, hội chứng vành cấp gồm 2 nhóm: nhồi máu cơ
tim cấp ST chênh lên và hội chứng vành cấp không ST chênh lên dựa
vào sự thay đổi của đoạn ST trên điện tâm đồ [39], trong đó hội chứng
vành cấp không ST chênh lên chiếm tỷ lệ khá cao với 75% và thường
gặp ở người cao tuổi [31]. Tuy nhiên các nghiên cứu về lâm sàng trên
nhóm đối tượng này vẫn còn khá khiêm tốn. Tại Việt Nam, nghiên cứu
Medi-ACS thực hiện vào năm 2009 tại 11 trung tâm tim mạch ở Việt
Nam đã ghi nhận trong 1 năm có 121 bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu
cơ tim không ST chênh lên và tử vong chung nội viện là 2,8%[14].
Trạng thái hoạt động chức năng là khả năng hoạt động trong cuộc
sống hàng ngày và xã hội. Một trong những chỉ số thường dùng để đánh
giá tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi là
mức hoạt động chức năng cơ bản (ADLs). Mức hoạt động chức năng cơ
bản suy giảm là một tình trạng nghiêm trọng vì làm hạn chế khả năng tự
chủ của người cao tuổi và khiến cho cuộc sống của họ trở nên phụ thuộc,
yêu cầu phải có người trợ giúp hoặc chăm sóc đặc biệt. Theo các nghiên
cứu ngoài nước, sự hiện diện của suy giảm hoạt động chức năng cơ bản
là yếu tố tiên đoán độc lập cho thời gian nằm viện, biến chứng tim mạch
và tử vong trong 1 năm [27]. Tại Pháp nghiên cứu trên 151 bệnh nhân ≥
70 tuổi vào viện vì hội chứng vành cấp ghi nhận suy giảm hoạt động
chức năng cơ bản là một yếu tố dự báo đơn biến về kết cục xấu, làm gia
tăng nguy cơ tử vong gấp 2 lần sau hơn 1 năm theo dõi, mặc dù bệnh
nhân được điều trị tương tự như bệnh nhân có hoạt động chức năng cơ
bản bình thường [29]. Một khảo sát khác tại Nhật Bản vào năm 2016 cho
thấy, bệnh nhân có suy giảm hoạt động chức năng cơ bản làm gia tăng

các biến cố tim mạch lên gấp 5,11 lần và nguy cơ tử vong trong 1 năm
gấp 4,32 lần [40] .

.


.

3

Vậy liệu rằng tại Việt Nam, bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì nhồi
máu cơ tim khơng ST chênh lên có tình trạng độc lập hoạt động chức
năng cơ bản, có tiên lượng tốt hơn bệnh nhân suy giảm hoạt động chức
năng cơ bản hay khơng ? Nếu có câu trả lời cụ thể cho vấn đề này thì
việc phịng ngừa hoặc phục hồi hoạt động chức năng cơ bản trên người
cao tuổi sẽ đem lại nhiều ý nghĩa thực tiễn trong cải thiện tiên lượng
bệnh. Do đó chúng tơi thực hiện nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi
sau:
 Tỷ lệ suy giảm hoạt động chức năng cơ bản, tỷ lệ tử vong, các
biến chứng khi nằm viện trên BN cao tuổi nhồi máu cơ tim không
ST chênh lên là bao nhiêu?
 Có mối liên quan nào giữa suy giảm hoạt động chức năng cơ bản
với tuổi, giới, phương pháp điều trị, thời gian nằm viện, các biến
chứng khi nằm viện, tử vong nội viện trên bệnh nhân cao tuổi nhồi
máu cơ tim không ST chênh lên hay khơng?
 Có mối liên quan nào giữa suy giảm hoạt động chức năng cơ bản
với tỷ lệ tái nhập viện, tử vong do mọi nguyên nhân tại thời điểm
90 ngày sau xuất viện ở bệnh nhân cao tuổi nhồi máu cơ tim
không ST chênh lên hay không?


.


.

4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu tổng quát:
 Xác định tỷ lệ suy giảm hoạt động chức năng cơ bản và thăm dò
mối liên quan giữa suy giảm hoạt động chức năng cơ bản và dự
hậu trên bệnh nhân cao tuổi nhồi máu cơ tim không ST chênh lên.
Mục tiêu chuyên biệt:
1. Xác định tỷ lệ suy giảm hoạt động chức năng cơ bản tại thời điểm
trước nhập viện và tỷ lệ gia tăng thêm mức độ suy giảm HĐCNCB
ở thời điểm xuất viện so với trước nhập viện trên bệnh nhân cao
tuổi nhồi máu cơ tim không ST chênh lên theo thang điểm Katz.
2. Khảo sát:
o Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân trắc, tiền căn bệnh lý
nội khoa với suy giảm hoạt động chức năng cơ bản trên
bệnh nhân cao tuổi nhồi máu cơ tim không ST chênh lên
o Mối liên quan giữa suy giảm hoạt động chức năng cơ bản
với đặc điểm lâm sàng, phương pháp điều trị, thời gian nằm
viện, biến chứng khi nằm viện, tử vong nội viện trên bệnh
nhân cao tuổi nhồi máu cơ tim không ST chênh lên.
o Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân trắc, tiền căn bệnh lý
nội khoa, đặc điểm lâm sàng, thời gian nằm viện với suy
giảm thêm hoạt động chức năng cơ bản tại thời điểm ra
viện.
3. Khảo sát mối liên quan giữa suy giảm hoạt động chức năng cơ bản

trước nhập viện với tỷ lệ tái nhập viện do mọi nguyên nhân và với

.


.

5

tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân tại thời điểm 90 ngày sau xuất
viện ở bệnh nhân cao tuổi nhồi máu cơ tim không ST chênh lên.

.


.

6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. NHỒI MÁU CƠ TIM KHÔNG ST CHÊNH LÊN:
1.1.1. Định nghĩa hội chứng vành cấp: [63], [1]
Hội chứng động mạch vành cấp- Acute coronary syndrome (ACS),
còn gọi ngắn gọn là hội chứng vành cấp (HCVC) là đợt cấp tính của
bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính. HCVC chia thành 2 nhóm là hội
chứng mạch vành cấp ST không chênh lên và hội chứng mạch vành cấp
có ST chênh lên.

Hình 1.1 Định nghĩa hội chứng vành cấp
Hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên có 2 thể:


.


.

7

 Đau thắt ngực khơng ổn định (UA): là tình trạng thiếu máu cơ tim
cấp mà khơng có chất đánh dấu của hoại tử cơ tim
 Nhồi máu cơ tim khơng ST chênh lên (NSTEMI): là tình trạng
thiếu máu cơ tim cấp với chất đánh dấu của hoại tử cơ tim dương
tính
Hội chứng vành cấp ST chênh lên: là tên gọi khác của nhồi máu
cơ tim điển hình (STEMI).
1.1.2. Sinh lý bệnh nhồi máu cơ tim [7], [8]:
Cơ tim được nuôi dưỡng bởi hai động mạch vành là ĐMV trái và
ĐMV phải. ĐMV trái xuất phát từ lá vành trái của ĐMC và ĐMV phải
xuất phát từ lá vành phải. ĐMV trái lại chia làm hai nhánh là nhánh liên
thất trước và nhánh mũ. Do vậy người ta thường gọi là 3 thân ĐMV.
NMCT là do sự tắc nghẽn hoàn toàn một hoặc nhiều nhánh ĐMV
gây thiếu máu cơ tim đột ngột và hoại tử vùng cơ tim được tưới máu bởi
nhánh ĐMV đó. Cho đến nay, người ta đã hiểu khá rõ về cơ chế của
HCMVC không ST chênh lên và nhồi máu cơ tim ST chênh lên là sự
không ổn định và nứt vỡ của mảng xơ vữa, tuy nhiên mức độ và diễn
biến có khác nhau đơi chút. Nếu sự nứt vỡ lớn và hình thành máu đơng ồ
ạt lấp tồn bộ lịng mạch thì sẽ dẫn đến NMCT xuyên thành, hay NMCT
có ST chênh lên. Nếu sự nứt vỡ nhỏ hơn và cục máu đông chưa dẫn đến
tắc hồn tồn lịng ĐMV thì đó là HCMVC khơng ST chênh lên. Bên
cạnh đó, các cơ chế về sự di chuyển của huyết khối nhỏ gây tắc vi mạch

phía sau và sự co thắt càng làm cho tình trạng thiếu máu cơ tim thêm
trầm trọng.

.


.

8

Sự hình thành cục máu đơng: khi mảng xơ vữa bị vỡ, lớp dưới nội
mạc được lộ ra và tiếp xúc với tiểu cầu, dẫn đến hoạt hoá các thụ thể GP
IIb/IIIa trên bề mặt tiểu cầu và hoạt hoá q trình ngưng kết của tiểu cầu.
Thêm vào đó, đám tiểu cầu ngưng kết này sẽ giải phóng ra một loạt các
chất trung gian làm co mạch và hình thành cục máu đơng nhanh hơn.
Hậu quả là lịng mạch bị hẹp đi nhanh chóng, làm giảm nghiêm
trọng dịng máu tới vùng cơ tim do ĐMV đó ni dưỡng, và biểu hiện
trên lâm sàng là cơn đau thắt ngực mới xuất hiện, kéo dài trên 20 phút,
trên ĐTĐ có thể là hình ảnh thiếu máu cơ tim cấp với ST chênh xuống
hoặc T âm nhọn, các chất chỉ điểm sinh học cơ tim như Troponin có thể
tăng khi có thiếu máu cơ tim nhiều gây hoại tử vùng cơ tim.

Hình 1.2 Sinh lý bệnh nhồi máu cơ tim cấp [85].

.


.

9


1.1.3. Các yếu tố nguy cơ (YTNC) xơ vữa động mạch vành và nhồi máu
cơ tim cấp:
Ngồi các YTNC khơng thay đổi được như: độ tuổi (nam ≥ 45, nữ ≥ 55),
giới tính (nam giới hay gặp hơn nữ giới), tiền căn gia đình (cha, mẹ, anh
chị ruột mắc bệnh lý mạch vành). Thì các yếu tố sau là quan trọng và có
thể điều chỉnh thay đổi được:
 Tăng huyết áp: Định nghĩa tăng huyết áp được đưa ra theo JNC 7
[25]:
Tiền tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 120-129 mmHg
và/hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg.
Tăng huyết áp độ 1: khi tăng huyết áp tâm thu từ 140-159 mmHg
và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90-99 mmHg.
Tăng huyết áp độ 2: khi huyết áp tâm thu trên 160mmHg và/hoặc
huyết áp tâm trương trên 100 mmHg.
Trên đối tượng người cao tuổi, vấn đề kiểm soát huyết áp cần dựa
theo tuổi và bệnh lý đi kèm để có chiến lược điều trị phù hợp [43].
 Đái tháo đường:
Đái tháo đường là bệnh lý chuyển hóa, đặc trưng bởi tình trạng
tăng đường huyết do sự khiếm khuyết tiết insulin và/hoặc sự suy giảm
hoạt tính insulin. Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) 2015
chẩn đoán đái tháo đường dựa vào các tiêu chuẩn sau [18]:

.


.

10


o Đường huyết đói ≥ 126 mg/dL (7,0 mmol/L) (sau một đêm
nhịn ăn ít nhất 8 tiếng). Nếu dương tính nên lặp lại xét
nghiệm lần nữa để xác định chẩn đốn.
o Triệu chứng điển hình của đái tháo đường (ăn nhiều, uống
nhiều, tiểu nhiều, sụt cân) và xét nghiệm đường huyết bất
kỳ ≥ 200 mg/dL (11,1 mg/dL).
o Hemoglobin A1c (HbA1c) ≥ 6,5% đã được chuẩn hóa
(National Glycohemoglobin Standardization Program).
o Nghiệm pháp dung nạp glucose với kết quả đường huyết
sau khi uống 75g glucose sau 2h ≥ 200 mg/dL (11,1
mmol/L).
 Rối loạn chuyển hóa lipid:
Cholesterol và Triglycerid là các lipid quan trọng được vận
chuyển trong máu bởi các hạt lipoprotein. Các hạt lipid được cấu tạo bởi
các phân tử protein, cholesterol, triglyceride và phospholipid và được
phân loại theo tỷ trọng thành các lipoprotein tỷ trọng cao (HDL),
lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL).
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng xơ vữa động mạch,
ngồi những yếu tố khơng thể thay đổi được thì rối loạn lipid máu là
nguyên nhân có thể thay đổi được quan trọng nhất của bệnh mạch vành
[66]. Năm 1987, dựa trên dữ liệu của nghiên cứu Framingham, cho thấy
HDL-C là yếu tố bảo vệ tim mạch và ngược lại LDL-C là yếu tố nguy cơ
của bệnh tim mạch. Ngoài ra, tăng Triglycerid, một thành phần mỡ máu
khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch [64].

.


.


11

Bảng 1.1 Đánh giá các mức rối loạn lipid máu theo NCEP ATP III
Xét nghiệm lipoprotein lúc đói (mmol/L)
Cholesterol tồn phần (mg/dL)
<5,17 (<200)

Bình thường

5,17 - 6,18 (200-239)

Giới hạn cao

≥ 6,20 (≥ 240)

Cao
LDL-Cholesterol

< 2,58 (< 100)

Tối ưu

2,38 – 3,33 (100-129)

Gần tối ưu

3,36 – 4,11 (130-159)

Giới hạn cao


4,13 – 4,88 (160 -189)

Cao

≥ 4,91 (≥ 190)

Rất cao

*Nguồn: High Blood Cholesterol (2001), pp 3 [60].
Xét nghiệm lipoprotein lúc đói (mmol/L)
HDL- Cholesterol
< 1,03 (< 40)

Thấp

> 1,55 ( ≥ 60)

Cao
TG

< 1,695 (< 150)

Bình thường

1,695 – 2,249 (150 - 199)

Giới hạn cao

2,26 – 5,639 (200-499)


Cao

≥ 5,65 (≥ 500)

Rất cao

*Nguồn: High Blood Cholesterol (2001), pp 4 [60].

.


×