Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

mối liên quan giữa thiếu cơ với mật độ khoáng xương và tỷ lệ loãng xƣơng ở ngƣời cao tuổi tại bệnh viện thống nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 108 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

LÊ THỊ HUỆ

MỐI LIÊN QUAN GIỮA THIẾU CƠ VỚI
MẬT ĐỘ KHỐNG XƢƠNG VÀ TỶ LỆ LỖNG XƢƠNG
Ở NGƢỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------


LÊ THỊ HUỆ

MỐI LIÊN QUAN GIỮA THIẾU CƠ VỚI
MẬT ĐỘ KHỐNG XƢƠNG VÀ TỶ LỆ LỖNG XƢƠNG
Ở NGƢỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Ngành : LÃO KHOA
Mã số : 8720107
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn : GS. TS. BS. NGUYỄN ĐỨC CÔNG

TP. HỒ CHÍ MINH - 2020

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm
2020
Ngƣời viết báo cáo

Lê Thị Huệ

.



.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4
1.1. Thiếu cơ .................................................................................................. 4
1.2. Loãng xƣơng ......................................................................................... 18
1.3. Mối liên quan giữa thiếu cơ và lỗng xƣơng ........................................ 23
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. .......................................... 28
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 31
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 31
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: ..................................................................... 31
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 39
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ................................................................. 39
3.2. Tỷ lệ thiếu cơ và mối liên quan với tuổi, giới, BMI, dinh dƣỡng, bệnh nội
khoa trên bệnh nhân cao tuổi. ........................................................................ 43
3.3. Tỷ lệ loãng xƣơng ở bệnh nhân cao tuổi trong nhóm nghiên cứu ........ 48
3.4. Mối liên quan giữa thiếu cơ với mật độ khống xƣơng và tỷ lệ lỗng
xƣơng ........................................................................................................... 52
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 58
4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ................................................................. 58
4.2. Tỷ lệ thiếu cơ trên bệnh nhân cao tuổi và mối liên quan với tuổi, giới,
BMI, tình trạng dinh dƣỡng, bệnh nội khoa ................................................ 61
4.3. Mật độ khoáng xƣơng và tỷ lệ loãng xƣơng ở bệnh nhân cao tuổi trong
nhóm nghiên cứu .......................................................................................... 66
4.4. Mối liên quan giữa thiếu cơ với mật độ khống xƣơng và tỷ lệ lỗng
xƣơng ........................................................................................................... 70
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 78


.


.

KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 80
PHỤ LỤC 1 : Bảng thu thập số liệu
PHỤ LỤC 2 : Phiếu đánh giá dinh dƣỡng
PHỤ LỤC 3 : Kết quả đo khối cơ trên máy Inbody
PHỤ LỤC 4 : Phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu
PHỤ LỤC 5 : Danh sách bệnh nhân

.


.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: Phân loại các nguyên nhân của thiếu cơ.............................................. 6
Bảng 1. 2: Điểm cắt các phƣơng pháp đo xác định thiếu cơ theo đồng thuận
của nhóm chuyên gia châu Á về thiếu cơ ........................................................... 14
Bảng 1. 3: Các giai đoạn thiếu cơ ....................................................................... 15
Bảng 2. 1: Yếu tố nguy cơ của loãng xƣơng ....................................................... 22
Bảng 2. 2: Tiêu chuẩn chẩn đốn lỗng xƣơng theo WHO ................................ 22
Bảng 3. 1: Đặc điểm phân bố tuổi, giới trong nhóm nghiên cứu. ....................... 39
Bảng 3. 2: Đặc điểm phân bố BMI trong nghiên cứu. ........................................ 40
Bảng 3. 3: Đặc điểm dinh dƣỡng của nhóm nghiên cứu..................................... 40
Bảng 3. 4: Giá trị trung bình và tỷ lệ các chỉ số đánh giá thiếu cơ ..................... 42
Bảng 3. 5: Mối liên quan giữa thiếu cơ với tuổi ................................................. 44

Bảng 3. 6: Mối liên quan giữa thiếu cơ với giới tính .......................................... 44
Bảng 3. 7: Mối liên quan giữa thiếu cơ với BMI ................................................ 45
Bảng 3. 8: Mối liên quan giữa thiếu cơ với tình trạng dinh dƣỡng .................... 45
Bảng 3. 9: Mối liên quan thiếu cơ với với tiền căn bệnh nội khoa ..................... 46
Bảng 3. 10: Phân tích đa biến mối liên quan giữa thiếu cơ với đặc điểm nhân
trắc, dinh dƣỡng, bệnh nội khoa đi kèm.............................................................. 47
Bảng 3. 11: Mật độ khống xƣơng và tỷ lệ lỗng xƣơng theo giới .................... 48
Bảng 3. 12: Mật độ khoáng xƣơng và tỷ lệ lỗng xƣơng theo nhóm tuổi .......... 49
Bảng 3. 13: Mật độ khống xƣơng và tỷ lệ lỗng xƣơng theo BMI ................... 50
Bảng 3.14: Mật độ khoáng xƣơng và tỷ lệ lỗng xƣơng với tình trạng dinh
dƣỡng................................................................................................................... 51
Bảng 3. 15: Mối liên quan giữa thiếu cơ với mật độ khống xƣơng và tỷ lệ
lỗng xƣơng ở tồn bộ đối tƣợng nghiên cứu ..................................................... 52
Bảng 3. 16: Mối liên quan giữa thiếu cơ với mật độ khoáng xƣơng và tỷ lệ
loãng xƣơng ở nữ giới ......................................................................................... 53

.


.

Bảng 3. 17: Mối liên quan giữa thiếu cơ với mật độ khống xƣơng và tỷ lệ
lỗng xƣơng ở nam giới ...................................................................................... 54
Bảng 3. 18: Mối liên quan giữa thiếu cơ với mật độ xƣơng và tỷ lệ loãng
xƣơng ở nhóm ≥ 80 tuổi ...................................................................................... 55
Bảng 3. 19: Mối liên quan giữa thiếu cơ với mật độ xƣơng và tỷ lệ lỗng
xƣơng ở nhóm béo phì ........................................................................................ 56
Bảng 3. 20: Mối liên quan giữa thiếu cơ với mật độ xƣơng và tỷ lệ lỗng
xƣơng ở nhóm suy dinh dƣỡng ........................................................................... 57


.


.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1: Bệnh nội khoa kèm theo ................................................................ 41
Biểu đồ 3. 2: Tỷ lệ thiếu cơ theo tiêu chuẩn đồng thuận của nhóm các chuyên
gia về thiếu cơ châu Á (AWGS) ......................................................................... 43

.


.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Máy Inbody 770 ................................................................................... 9
Hình 1. 2: Dụng cụ đo sức cơ tay........................................................................ 11

.


.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÊN ĐẦY ĐỦ

TÊN VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
NCT


Ngƣời cao tuổi

LX

Loãng xƣơng

CSTL

Cột sống thắt lƣng

CXĐ

Cổ xƣơng đùi

THA

Tăng huyết áp

ĐTĐ

Đái tháo đƣờng

TIẾNG ANH
European Working Group on Sarcopenia in Older

EWGSOP

People


AWGS

Asian Working Group for Sarcopenia

IWGS

International Working Group for Sarcopenia

TUG

Time up and go

ASM

Appendicular skeletal muscle mass index

SMI

Skeletal mass index

DXA

Dual– Energy X–ray Absorptionmetry

BMD

Bone mineral density

MNA –SF


Mini Nutritional Assessment Short –Form

BIA

Bioimpedance analysis

BMI

Body Mass Index

.


.

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
TÊN TIẾNG ANH

TÊN TIẾNG VIỆT
Nhóm các chuyên gia về thiếu cơ ở ngƣời cao tuổi

EWGSOP

châu Âu

AWGS

Nhóm các chuyên gia về thiếu cơ châu Á

IWGS


Nhóm các chuyên gia về thiếu cơ thế giới

TUG

Test đứng dậy và đi

ASM

Khối lƣợng cơ ngoại biên

SMI

Chỉ số khối cơ

DXA

Phƣơng pháp hấp phụ tia X năng lƣợng kép

Sarcopenia

Thiếu cơ

BIA

Phân tích trở kháng điện sinh học

Cut off

Điểm cắt


BMD

Mật độ khoáng xƣơng

BMI

Chỉ

.

số

khối



thể


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Loãng xƣơng (LX) và thiếu cơ là hai bệnh liên quan với q trình lão
hóa dẫn đến tăng nguy cơ té ngã, giảm hoạt động chức năng, tăng tỷ lệ tàn
phế và tử vong, giảm chất lƣợng cuộc sống của ngƣời cao tuổi (NCT). LX
đƣợc đặc trƣng bởi giảm khối lƣợng xƣơng và tăng nguy cơ gãy xƣơng [41].
Thiếu cơ là tình trạng giảm khối lƣợng cơ và sức mạnh của cơ diễn ra trên

toàn cơ thể và tiến triển từ từ, hậu quả là nguy cơ chấn thƣơng do té ngã ngày
càng tăng, tăng tỷ lệ tàn tật, giảm chất lƣợng cuộc sống và tăng tỷ lệ tử vong
[18]. Thiếu cơ và LX là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở ngƣời cao tuổi với tỷ lệ
mắc cao và chi phí điều trị lớn [59], tốn hàng tỷ đồng cho việc chăm sóc sức
khỏe mỗi năm. Tỷ lệ thiếu cơ hiện nay vào khoảng 10% dân số thế giới, dao
động từ 13% – 24% ở những ngƣời từ 65–70 tuổi và trên 50% ở những ngƣời
trên 80 tuổi. Tại Mỹ ƣớc đốn chi phí chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân thiếu
cơ lên tới hơn 18,5 tỷ đơ la năm 2000 và chi phí cho thiếu cơ chiếm 1,5%
tổng chi phí chăm sóc sức khỏe trong một năm [30]. Tổng chi phí hơn 19 tỷ
đơ la điều trị biến chứng gãy xƣơng do LX tại Mỹ [13]. Tại Việt Nam năm
2012 ngƣời cao tuổi chiếm 10,2% dân số, 20% số ngƣời trên 60 tuổi bị LX,
4,5 triệu ngƣời bị LX vào năm 2030 [4]. Do đó, biết đƣợc tỷ lệ và mối liên
quan giữa LX và thiếu cơ ở ngƣời cao tuổi có vai trị quan trọng trong chăm
sóc sức khỏe cộng đồng. Hơn nữa hậu quả gãy cổ xƣơng đùi (CXĐ), gãy
xƣơng đốt sống do LX và sự suy giảm khối cơ đã đƣợc chứng minh có thể
tiên lƣợng tỷ lệ tử vong ở NCT. Với xu hƣớng tuổi thọ ngày càng tăng thì
gánh nặng của cả LX và thiếu cơ cịn tiếp tục tăng.
Lỗng xƣơng và thiếu cơ có nhiều cơ chế bệnh sinh chung cả hệ thống
và tại chỗ [21]: giảm hormone đồng hóa, tình trạng viêm mạn tính, giảm hoạt
động. Đặc biệt một số cytokine có nguồn gốc từ cơ có thể ảnh hƣởng trực tiếp

.


.

2

đến xƣơng. Thiếu cơ nhƣ một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh LX.
Ngoài việc tăng nguy cơ té ngã, thiếu cơ cũng có thể làm giảm sức mạnh của

xƣơng bằng cách giảm tải cơ học cho bộ xƣơng. Bên cạnh q trình lão hóa,
việc sử dụng chụp cắt lớp vi tính định lƣợng ngoại vi (pQCT) đã cho thấy
thêm kích thƣớc xƣơng và sức mạnh xƣơng có liên quan đến kích thƣớc cơ
bắp, và sức mạnh cơ bắp [20], [62].
Bệnh viện Thống Nhất là một trung tâm lão khoa lớn của cả nƣớc với
số bệnh nhân lão khoa chiếm 2/3 trong tổng số bệnh nhân nội trú. Khoa Nội
Theo Yêu Cầu là khoa có mặt bệnh đa dạng phong phú, tiếp nhận và điều trị
cho hầu hết các bệnh lão khoa, nội khoa, ngƣời cao tuổi chiếm đa số. Những
ngƣời này có yếu tố nguy cơ cao của LX và thiếu cơ nhƣ cao tuổi, nhiều bệnh
lí, sử dụng nhiều thuốc, chế độ ăn kiêng, ít vận động. Bệnh viện có chƣơng
trình giáo dục bệnh nhân phịng chống té ngã, dinh dƣỡng vận động tăng
cƣờng sức mạnh cơ xƣơng của ngƣời cao tuổi. Tuy nhiên kiến thức về LX và
thiếu cơ vẫn còn chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi đến bệnh nhân, vẫn có nhiều
trƣờng hợp té gãy xẹp đốt sống, gãy CXĐ ngay khi nằm trong bệnh viện và
tại nhà. Nghiên cứu đƣợc tiến hành nhằm đánh giá mức độ phổ biến và mối
liên quan giữa cơ xƣơng của ngƣời cao tuổi nằm viện với mong muốn có sự
quan tâm hơn nữa về tình trạng cơ xƣơng, dinh dƣỡng của bệnh nhân và thầy
thuốc.
Trên thế giới có một số nghiên cứu đánh mối liên quan của thiếu cơ với
mật độ khoáng xƣơng (BMD) và tỷ lệ LX ở ngƣời cao tuổi. Tuy nhiên các
nghiên cứu về thiếu cơ ở ngƣời cao tuổi ở Việt Nam còn ít và mối liên quan
giữa thiếu cơ và mật độ xƣơng còn chƣa đƣợc quan tâm. Nghiên cứu mối liên
quan giữa thiếu cơ và LX để có các chiến lƣợc hiệu quả hơn trong việc phòng
chống và điều trị LX và thiếu cơ, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời
cao tuổi.

.


.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát tỷ lệ thiếu cơ và mối liên quan với tuổi, giới, BMI, dinh dƣỡng,
bệnh nội khoa ở bệnh nhân cao tuổi.
2. Khảo sát mật độ khống xƣơng và tỷ lệ lỗng xƣơng ở bệnh nhân cao
tuổi.
3. Xác định mối liên quan giữa thiếu cơ với mật độ xƣơng và tỷ lệ loãng
xƣơng ở bệnh nhân cao tuổi.

.


.

4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thiếu cơ
1.1.1. Định nghĩa
Irwin Rosenberg đã lần đầu tiên định nghĩa thiếu cơ vào năm 1989, ơng
mơ tả đó là tình trạng giảm khối lƣợng cơ liên quan đến tuổi, thƣờng gặp nhất
trong cộng đồng ngƣời cao tuổi [70]. Quá trình mất khối cơ đáng kể và khơng
chủ ý này đóng vai trị quan trọng trong việc giảm các hoạt động chức năng ở
ngƣời cao tuổi. Từ sau năm 1989, rất nhiều định nghĩa khác về thiếu cơ đã
xuất hiện do các nhà khoa học có hiểu biết sâu sắc và chính xác hơn về sự
biến đổi các thành phần trong cơ thể khi chúng ta già đi nhờ vào các phƣơng
tiện máy móc hiện đại. Mặc dù vậy, hiện nay vẫn chƣa có một định nghĩa
thống nhất nào đƣợc chấp thuận trên toàn thế giới. Một trong những định

nghĩa đƣợc chấp nhận nhiều nhất hiện nay đó là đồng thuận của Hội thiếu cơ
ở ngƣời cao tuổi châu Âu (EWGSOP): Thiếu cơ là tình trạng giảm khối lƣợng
cơ và sức mạnh của cơ diễn ra trên toàn cơ thể và tiến triển từ từ, hậu quả
mang lại là làm tăng tỷ lệ tàn tật, giảm chất lƣợng cuộc sống và tăng tỷ lệ tử
vong [18].
1.1.2. Dịch tễ [49]
Thiếu cơ ảnh hƣởng đến hơn 50 triệu ngƣời trên toàn thế giới và dự
kiến sẽ ảnh hƣởng đến 200 triệu ngƣời trong 40 năm tới. Với sự gia tăng tỷ lệ
ngƣời cao tuổi trên thế giới, thiếu cơ sẽ ngày càng phổ biến và trở thành một
trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng hàng đầu của nhân loại. Dựa vào một
nghiên cứu tổng quan hệ thống các tác giả ƣớc tính đƣợc tỷ lệ thiếu cơ hiện
nay vào khoảng 10% dân số thế giới. Tỷ lệ thiếu cơ dao động từ 13 – 24% ở

.


.

5

những ngƣời từ 65 – 70 tuổi và trên 50% ở những ngƣời trên 80 tuổi. Ƣớc
tính ở tuổi 80 khối lƣợng cơ giảm 40% so với tuổi 20 [10].
Tỷ lệ thiếu cơ ở hai giới trong các nghiên cứu tổng quan hệ thống là
tƣơng đối bằng nhau. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ suy giảm khối cơ ở
nam cao hơn so với ở nữ do đó tỷ lệ thiếu cơ lớn nhất là ở nam giới lớn hơn
80 tuổi, trong khi đó phụ nữ ở cùng độ tuổi này chỉ có 43,8%. Ngƣợc lại, một
số nghiên cứu cho thấy ở độ tuổi từ 60 – 80, tỷ lệ thiếu cơ ở phụ nữ cao hơn
nam giới. Nguyên nhân có thể là do các q trình thay đổi về nội tiết và ngoại
tiết trong cơ thể ảnh hƣởng lớn đến khối lƣợng và chất lƣợng cơ. Trong độ
tuổi 60 – 70 thì những quá trình thay đổi về nội ngoại tiết, đặc biệt là các

hormone sinh dục diễn ra ở nam giới chậm hơn so với nữ giới nên làm tăng tỷ
lệ thiếu cơ ở nữ nhiều hơn so với nam. Khi bƣớc qua độ tuổi 80, hormone
sinh dục nam giới testosterone lại giảm một cách nhanh chóng làm cho tỷ lệ
thiếu cơ nam giới tăng cao hơn nữ.
Ngồi ra tỷ lệ thiếu cơ cịn phụ thuộc vào phƣơng pháp đo khối lƣợng
cơ. Hai phƣơng pháp thƣờng đƣợc dùng để đo khối lƣợng cơ trong các nghiên
cứu về dịch tễ là phân tích trở kháng điện sinh học (BIA – Bioimpedance
analysis) và phƣơng pháp hấp phụ tia X năng lƣợng kép (DXA – Dual –
Energy X – ray Absorptionmetry).
1.1.3. Phân loại nguyên nhân [18]
Thiếu cơ là tình trạng có rất nhiều nguyên nhân và dẫn tới nhiều hậu
quả khác nhau. Cũng giống nhƣ LX và sa sút trí tuệ, thiếu cơ chủ yếu gặp ở
ngƣời cao tuổi. Ở một số ngƣời, thiếu cơ có thể chỉ có một nguyên nhân và dễ
dàng xác định đƣợc. Tuy nhiên trong phần lớn những trƣờng hợp còn lại,
thiếu cơ thƣờng do nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau và rất khó để xác
định đâu là nguyên nhân quan trọng hơn. Vì vậy, phân loại thiếu cơ theo hai
nhóm nguyên nhân là thiếu cơ nguyên phát và thứ phát sẽ giúp cho bác sĩ dễ

.


.

6

áp dụng hơn trong thực hành lâm sàng. Thiếu cơ đƣợc xem là nguyên phát
(hay còn gọi là liên quan tới tuổi) khi khơng có bất cứ ngun nhân nào khác
rõ ràng ngoài vấn đề về tuổi tác, trong khi đó thiếu cơ đƣợc phân nhóm thứ
phát khi có một nguyên nhân rõ ràng trở lên. Ở nhiều ngƣời, thiếu cơ thƣờng
do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, do vậy một số trƣờng hợp

không thể phân định rõ ràng thiếu cơ này là nguyên phát hay thứ phát.
Bảng 1. 1: Phân loại các nguyên nhân của thiếu cơ
Thiếu cơ ngun phát
Thiếu cơ liên quan tới tuổi

Khơng có nguyên nhân nào khác
ngoại trừ tuổi cao

Thiếu cơ thứ phát
Giảm vận động

Do nằm lâu, lối sống tĩnh tại,
sống trong môi trƣờng khơng có
trọng lực

Bệnh mạn tính

Do sự suy yếu nặng của các cơ
quan trong cơ thể (tim, phổi, gan,
thận, não), viêm mạn tính, bệnh
ác tính, bệnh nội tiết

Dinh dƣỡng

Chế độ ăn hằng ngày cung cấp
không đủ năng lƣợng hoặc
protein cho cơ thể, bất thƣờng về
hấp thu chất dinh dƣỡng, bệnh về
hệ tiêu hóa, dùng thuốc gây chán
ăn

“Nguồn: Cruz–Jentoft, 2010” [18]

1.1.4. Cách xác định khối lượng cơ [72]
Có nhiều phƣơng pháp khác nhau để xác định khối lƣợng cơ. Giá cả, sự

.


.

7

tiện lợi và dễ sử dụng là những yếu tố quyết định phƣơng pháp nào đƣợc lựa
chọn trong thực hành lâm sàng và nghiên cứu.
1.1.4.1. Cơng cụ chẩn đốn hình ảnh [53]
Ba phƣơng pháp đƣợc dùng để đo khối lƣợng cơ là chụp cắt lớp vi tính
(CT scan), chụp cộng hƣởng từ (MRI) và phƣơng pháp hấp phụ năng lƣợng
tia X kép (DXA). CT và MRI đƣợc xem là phƣơng tiện chẩn đốn hình ảnh
rất chính xác để phân biệt đƣợc khối mỡ và khối cơ với những loại mô khác
trong cơ thể, điều này khiến cho CT và MRI trở thành tiêu chuẩn vàng trong
việc ƣớc tính khối lƣợng cơ trong các nghiên cứu. Tuy nhiên chi phí cao và
phơi nhiễm với tia phóng xạ là rào cản lớn nhất đối với phƣơng pháp này,
khiến cho nó khơng đƣợc xem là một phƣơng pháp tối ƣu để dùng trong thực
hành lâm sàng. DXA là một phƣơng pháp thay thế đầy hứa hẹn có thể sử
dụng đƣợc cho cả thực hành lâm sàng và nghiên cứu. Nó có khả năng phân
biệt đƣợc mô mỡ, mô xƣơng và mô nạc khác trong cơ thể. Phƣơng pháp này
sử dụng lƣợng tia phóng xạ ít hơn nhiều so với CT. Tuy nhiên phƣơng tiện đo
DXA không dễ di chuyển đến những nơi khác nhau, làm hạn chế khả năng sử
dụng của nó trong những nghiên cứu về dịch tễ trong dân số lớn. Ngoài ra, kỹ
thuật đo hấp phụ năng lƣợng tia X kép không thể phân biệt rõ ràng lƣợng mô

mỡ rải rác trong cơ hoặc lƣợng nƣớc đƣợc giữ trong cơ.
1.1.4.2. Phân tích trở kháng điện sinh học [Bioimpedance analysis (BIA)] [18]
Phân tích trở kháng điện sinh học (BIA) hiện là phƣơng pháp đƣợc sử
dụng phổ biến nhất trong thực hành lâm sàng để đo thành phần cơ thể. Tuy
nhiên, máy phân tích trở kháng điện sinh học khơng đƣợc thiết kế theo các
quốc gia, chủng tộc và dân số cao tuổi khác nhau. BIA là một phƣơng pháp
thay thế cho các phƣơng pháp xâm lấn và tốn kém hơn nhƣ đo hấp thụ tia X
năng lƣợng kép, chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hƣởng từ. Phân tích trở

.


.

8

kháng điện sinh học là một phƣơng pháp dễ sử dụng và chi phí thấp cho phép
ƣớc tính khối lƣợng mô mỡ và mô nạc của cơ thể [71]. Phƣơng pháp có giá
thành khơng cao, dễ sử dụng, dễ dàng trang bị, có tính tin cậy, có thể dùng
đƣợc cho cả bệnh nhân nằm liệt giƣờng. Do đó, nó dƣờng nhƣ là phƣơng
pháp lý tƣởng để đo khối lƣợng cơ ở quy mô lớn ở bệnh nhân nội trú lão khoa
bao gồm cả những ngƣời bị hạn chế chức năng và dễ bị tổn thƣơng. Một trong
những giả định thƣờng đƣợc lấy trong BIA là thân thể đo lƣờng là một khối.
Phƣơng pháp BIA đã đƣợc nghiên cứu trong vòng hơn 10 năm, kết quả của
BIA cho thấy tƣơng quan tốt với kết quả của MRI [65]. Công thức tiên đốn
đã đƣợc chuẩn hóa và các giá trị tham chiếu đã đƣợc xác lập cho ngƣời trƣởng
thành nam và nữ da trắng, kể cả ở ngƣời cao tuổi. Vì vậy, BIA có thể là một
sự thay thế tốt cho DXA. Trong một nghiên cứu đánh giá khối lƣợng cơ ở
ngƣời cao tuổi so sánh hai phƣơng pháp BIA và DXA cho kết quả với hơn
83% đƣợc phân loại chính xác khối lƣợng cơ bình thƣờng hoặc giảm khi so

sánh với DXA [69]. Nghiên cứu tại Đài Loan so sánh hai phƣơng pháp BIA
và DXA khi đo thành phần cơ thể ở bệnh nhân cao tuổi ở bệnh viện lão khoa
cho kết quả hệ số tƣơng quan giữa mơ hình BIA và DXA đối với khối lƣợng
cơ và khối lƣợng mỡ lần lƣợt là 0,977 và 0,978 [69].

.


.

9

Hình 1. 1: Máy Inbody 770
1.1.5. Cách đo hoạt động chức năng của cơ [11], [52]
Hiện nay có nhiều bài test hoạt động để đo hoạt động chức năng của cơ,
bao gồm có “Bài đánh giá hoạt động chức năng ngắn” [short physical
performance battery (SPPB)], tốc độ đi bình thƣờng, test đi bộ 6 phút và test
đi lên cầu thang.
Tốc độ đi bình thƣờng: Buchner và cộng sự đã tìm ra đƣợc mối liên quan
khơng tuyến tính giữa sức cơ ở chân và tốc độ đi bình thƣờng; điều này có
nghĩa là chỉ cần một thay đổi nhỏ về khả năng sinh lý của cơ cũng có thể gây
ra một ảnh hƣởng lớn và đáng kể đến khả năng hoạt động chức năng ở ngƣời
cao tuổi có suy yếu. Từ đó, Guralnik và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu và
đề nghị sử dụng tốc độ đi bình thƣờng nhƣ một chỉ số để dự đoán khả năng
một ngƣời bị tàn phế trong tƣơng lai [24]. Gần đây Cesari và cộng sự đã xác
nhận lại sự quan trọng của tốc độ đi bình thƣờng trong việc tiên đốn những
biến cố bất lợi về sức khỏe (hạn chế vận động, tử vong), ngồi ra ơng cũng

.



.

10

cho thấy việc thực hiện không tốt những bài test sức mạnh cơ chi dƣới (đứng
thăng bằng và thời gian đứng lên từ ghế năm lần) cũng có khả năng tiên lƣợng
tƣơng tự. Tốc độ đi bình thƣờng là một phần của “Bài đánh giá hoạt động
chức năng ngắn”, nhƣng nó cịn có thể đƣợc sử dụng một mình trong thực
hành lâm sàng và nghiên cứu.
“Bài đánh giá hoạt động chức năng ngắn”: SPPB đánh giá khả năng
thăng bằng, dáng bộ, sức cơ và sự dẻo dai của cơ bằng cách cho ngƣời bệnh
thực hiện các bài test nhƣ đứng chụm hai chân lại và đứng trên các ngón chân,
đứng chân trƣớc chân sau một phần, đứng chân trƣớc chân sau toàn phần, thời
gian đi bộ 2,5 m (8 feet) và thời gian đứng dậy từ ghế sau đó ngồi xuống lại
lặp lại 5 lần. Mỗi bài test nhỏ này đều đã đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu
về thiếu cơ.
Thời gian đứng dậy và đi [The time get–up–and–go (TGUG)] [52]:
Test thời gian đứng dậy và đi đo lƣờng thời gian cần thiết để một ngƣời thực
hiện một loạt các hoạt động chức năng quan trọng. Bài test TGUG yêu cầu
ngƣời thực hiện đứng lên từ ghế, đi bộ một khoảng cách ngắn, sau đó xoay
lại, đi về phía ghế và ngồi xuống lần nữa. Bài test này đƣợc dùng chủ yếu để
đánh giá khả năng thăng bằng khi di chuyển. Chức năng thăng bằng đƣợc
quan sát và đánh giá theo thang điểm có 5 bậc [11].
Test leo cầu thang [Stair climb power test (SCPT)]: Leo cầu thang đƣợc
sử dụng nhƣ là một test đánh giá sức cơ chi dƣới. Kết quả của SCPT có mối
tƣơng quan tốt với những kỹ thuật đo lƣờng sức cơ chi dƣới và hoạt động
chức năng chi dƣới phức tạp hơn [24].
1.1.6. Đo sức cơ
Có khá ít cơng cụ đo sức cơ đã đƣợc chuẩn hóa. Mặc dù sức cơ chi

dƣới có mối liên quan với dáng bộ và hoạt động chức năng mạnh hơn so với
sức cơ chi trên, tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy lực bóp tay đƣợc sử dụng

.


.

11

rộng rãi hơn và tƣơng quan tốt với các kết cục lâm sàng. Có những yếu tố
khơng liên quan tới cơ nhƣ khả năng nhận thức của bệnh nhân có thể làm ảnh
hƣởng đến tính chính xác của bài đo sức cơ.
1.1.6.1. Lực bóp tay
Lực bóp tay đẳng trƣờng tƣơng quan mạnh với sức cơ chi dƣới, sức
duỗi đầu gối và diện tích phần cơ của thiết diện cắt ngang cẳng chân. Lực bóp
tay thấp là yếu tố dự đốn kết cục lâm sàng xấu xảy ra tốt hơn so với khối
lƣợng cơ. Trong thực hành lâm sàng, ngƣời ta cịn thấy mối tƣơng quan tuyến
tính giữa lực bóp tay và tỷ lệ suy giảm hoạt động chức năng hằng ngày
(ADL). Sức cơ đo ở những vị trí khác nhau trên cơ thể đều có mối tƣơng quan
với nhau, vì vậy để cho tiện lợi, chúng ta có thể sử dụng bài test lực bóp tay
và thực hiện trong những điều kiện cũng nhƣ dụng cụ đã đƣợc chuẩn hóa, kết
hợp với các giá trị tham khảo đã đƣợc nghiên cứu. Chỉ số này sẽ trở thành chỉ
số đáng tin cậy thay cho những phƣơng pháp đo sức cơ ở chi trên cũng nhƣ
chi dƣới phức tạp hơn.

Hình 1. 2: Dụng cụ đo sức cơ tay
1.1.6.2. Lực gập hoặc duỗi đầu gối.
Khả năng tạo ra lực của cơ chân có thể đƣợc đo theo nhiều cách khác
nhau. Lực duỗi chân có thể đƣợc đo bằng vịng đeo chân. Sức cơ có thể đƣợc


.


.

12

đo theo phƣơng pháp đẳng trƣờng hoặc đẳng lực, tuy nhiên phƣơng pháp đo
đẳng lực phản ánh chính xác hơn hoạt động chức năng của cơ trong đời sống
hằng ngày. Phƣơng pháp đo đẳng trƣờng đo lực co cơ lớn nhất mà bệnh nhân
có thể thực hiện đƣợc bằng những cơng cụ khá đơn giản. Thƣờng thì lực sẽ
đƣợc đo tại vị trí mắt cá chân, bệnh nhân sẽ ngồi tƣ thế lƣng thẳng, gối gấp 90
độ và không để đụng mặt sàn. Hiện nay các dụng cụ hiện đại có thể đo đƣợc
cả sức co cơ đẳng trƣờng và đẳng lực. Một số dụng cụ có thể đo đạc tốt trên
dân số ngƣời cao tuổi. Đã có một vài nghiên cứu cho cơ sở dữ liệu về lực gập
duỗi đầu gối ở ngƣời cao tuổi, tuy nhiên các nghiên cứu còn tập trung tại một
số nƣớc và một vài chủng tộc, thiếu các số liệu trên các chủng tộc khác. Bất
lợi lớn nhất của các dụng cụ đo sức cơ chân là các dụng cụ này sử dụng khá
phức tạp và khó trang bị đã làm hạn chế việc sử dụng các dụng cụ này trên
lâm sàng.
1.1.7. Điểm cắt ở người châu Á [15]
Các chỉ số điểm cắt của EWGSOP đƣợc đƣa ra chủ yếu cho ngƣời châu
Âu do dựa phần lớn trên những nghiên cứu ở ngƣời châu Âu. Tuy nhiên do
ngƣời châu Á có các đặc điểm về thể chất, tinh thần, lối sống và văn hóa khác
với ngƣời Châu Âu, từ đó sẽ làm thay đổi ngƣỡng điểm cắt. Vì vậy tổ chức
AWGSOP đã tổ chức nhóm họp và đƣa ra đồng thuận về điểm cắt với dân số
châu Á. Khó khăn gặp phải là hiện nay có rất ít các nghiên cứu về thiếu cơ và
sự liên quan của nó với các kết cục lâm sàng trên dân số châu Á. Những điểm
cắt đƣa ra dƣới đây là dựa trên những bằng chứng tốt nhất mà AWGSOP có

đƣợc, nếu khơng có bằng chứng thì AWGSOP sẽ đƣa ra con số khuyến cáo
mang tính tham khảo.
1.1.6.1. Khối lƣợng cơ [10]

.


.

13

Baumgartner và cộng sự đã cộng khối cơ ở tứ chi đƣợc đo bằng phƣơng
pháp hấp phụ năng lƣợng tia X kép, ông đã đặt tên cho con số này là khối
lƣợng cơ ngoại biên [appendicular skeletal musscle mass index (ASM)].
Đồng thời ông cũng đã định nghĩa chỉ số khối cơ [skeletal mass index (SMI)]
đƣợc tính bằng cơng thức ASM/chiều cao² (đơn vị kg/m²). Ngƣời có chỉ số
khối cơ dƣới 2 độ lệch chuẩn so với chỉ số khối cơ trung bình của ngƣời trẻ
cùng giới tính thì đƣợc xem là có thiếu cơ.
Đa số các nghiên cứu hiện nay của châu Á sử dụng điểm cắt xác định
giảm khối lƣợng cơ là nhỏ hơn 2 độ lệch chuẩn so với khối lƣợng cơ ở ngƣời
trẻ Châu Á. AWGS khuyến cáo sử dụng điểm cắt là nhỏ hơn 2 độ lệch chuẩn
so với khối lƣợng cơ ở ngƣời trẻ hoặc ngũ phân vị cuối cùng. Hơn nữa,
AWGS khuyến cáo sử dụng khối lƣợng cơ xƣơng hiệu chỉnh theo chiều cao
thay vì hiệu chỉnh theo cân nặng, mức điểm cắt đề nghị là 7,0 kg/m² ở nam và
5,4 kg/m² ở nữ đo bằng DXA và 7,0 kg/m² ở nam và 5,7 kg/m² ở nữ đo bằng
BIA.
1.1.7.1. Sức cơ
Wu và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu đo lực nắm tay ở ngƣời Đài
Loan và đã phát hiện ra rằng mức trung bình ở ngƣời châu Á thấp hơn đáng
kể so với ngƣời châu Âu (nam 25%, nữ 27%). Một số bài nghiên cứu đƣợc

xuất bản ở Đài Loan sử dụng điểm cắt theo châu Âu, tuy nhiên một số nghiên
cứu không xuất bản đƣợc thực hiện ở Nhật Bản và Trung Quốc thì sử dụng
điểm cắt thấp hơn so với châu Âu là 25 kg cho nam giới và 18 hoặc 16 kg
cho nữ giới đối với bài test đo lực nắm tay. Ở Thái Lan, điểm cắt cho cơ tứ
đầu đùi là 18 kg cho nam và 16 kg cho nữ, với điểm cắt này thì các tác giả đã
thấy đƣợc nó có khả năng tiên đốn sự giảm vận động. Tuy nhiên hiện nay
vẫn thiếu các nghiên cứu đoàn hệ xác định điểm cắt dựa trên các kết cục lâm

.


.

14

sàng, nên AWGS đã đề nghị sử dụng điểm cắt là thấp hơn bách phân vị thứ 2
trong dân số đang nghiên cứu. Con số cụ thể là <26 kg đối với nam và <18kg
đối với nữ cho bài test đo lực nắm tay.
1.1.7.2. Hoạt động chức năng của cơ
Có nhiều bài test để đánh giá hoạt động chức năng của cơ. Trong đó bài
test tốc độ đi bình thƣờng đã cho thấy có mối liên quan với giảm khả năng di
chuyển và tử vong. Test đứng dậy và đi cũng đƣợc sử dụng để đo chức năng
của cơ. Tuy nhiên bất thƣờng test TUG có thể bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố
khác nhƣ sức khỏe thể chất, sức khỏe về mặt tinh thần và tâm trạng chứ
không chỉ riêng một mình tình trạng thiếu cơ. Vì vậy AWGS không khuyến
cáo sử dụng test đứng dậy và đi để đo hoạt động chức năng của cơ. Test tốc
độ đi bình thƣờng là phƣơng pháp đƣợc khuyến cáo. Hiện nay vẫn cịn thiếu
các nghiên cứu đồn hệ tìm điểm cắt của suy giảm hoạt động chức năng của
cơ có liên quan với các kết cục lâm sàng. AWGS đã đƣa ra khuyến cáo dựa
trên tứ phân vị thấp nhất trong các khảo sát về hoạt động chức năng của cơ ở

châu Á, điểm cắt là 0,8 m/s cho cả nam và nữ [15].
Bảng 1. 2: Điểm cắt các phương pháp đo xác định thiếu cơ theo đồng
thuận của nhóm chuyên gia châu Á về thiếu cơ
Giảm khối lƣợng cơ

Phƣơng pháp đo

Điểm cắt

BIA

Nam: SMI <7,0 kg/m²
Nữ: SMI <5,7 kg/m²

Giảm sức cơ

Lực bóp tay

Nam: <26 kg
Nữ: <18 kg

Giảm hoạt động chức

Tốc độ đi bộ bình

< 0,8 m/s dành cho cả

năng cơ

thƣờng


nam và nữ
“Nguồn: Chen LK (2014)” [15]

Chẩn đoán thiếu cơ: Gồm tiêu chuẩn 1+ tiêu chuẩn 2 hoặc 3

.


×