Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 115 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐINH NGỌC PHƯỢNG

TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ TẠI
HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này
là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Đinh Ngọc Phượng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, ngoài những cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Ban lãnh đạo Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, Khoa Kinh tế và PTNT, các đơn vị trong và ngoài hệ thống Kho bạc Nhà
nước, Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang. Kho bạc Nhà nước Sơn Động Nhân dịp hoàn
thành luận văn này, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn và chân thành tới sự quan tâm
giúp đỡ q báu đó.
Tơi xin được trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các Thầy,
Cơ Khoa Kinh tế và PTNT – Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt tơi xin bày tỏ
lịng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc tới PGS.TS Trần Đình Thao người đã tận tình chỉ
bảo, trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các đồng chí đồng nghiệp trong Kho
bạc Nhà nước Sơn Động, Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi học tập và
thực hiện luận văn.
Qua đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với tất cả các đồng nghiệp, gia đình
và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Đinh Ngọc Phượng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract ................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung .................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới của đề tài ......................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................ 4
2.1.


Cở sở lý luận ...................................................................................................... 4

2.1.1.

Các khái niệm .................................................................................................... 4

2.1.2.

Đặc điểm Ngân sách nhà nước, ngân sách xã .................................................... 9

2.1.3.

Vai trò, nhiệm vụ của ngân sách xã ................................................................. 11

2.1.4.

Chu trình Ngân sách Nhà nước ........................................................................ 14

2.1.5.

Nội dung cơng tác kiểm soát chi ngân sách xã ................................................ 18

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi ngân sách xã ..................... 20

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 22


2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước ở các nước trên thế giới .......... 22

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam ............................. 26

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho huyện Sơn Động trong quản lý chi NSNN ............. 30

iii


2.2.4.

Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ....................... 30

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 33
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 33

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 33

3.1.2.


Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................. 36

3.1.3.

Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn huyện Sơn Động ............................... 41

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 42

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ..................................................................................... 42

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu........................................................................... 42

3.2.3.

Phương pháp xử lý thơng tin............................................................................ 42

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 43

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 43


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 44
4.1.

Thực trạng công tác kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện sơn động .............. 44

4.1.1.

Cơng tác lập dự tốn của các xã trên địa bàn huyện Sơn Động....................... 44

4.1.2.

Cơng tác kiểm sốt chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Sơn Động ............... 51

4.1.3.

Kiểm soát quyết toán chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Sơn Động ............ 65

4.1.4.

Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra ngân sách xã ..................................... 70

4.1.5.

Đánh giá chung công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện
Sơn Động ......................................................................................................... 71

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi ngân sách xã trên địa
bàn huyện Sơn Động........................................................................................ 75


4.2.1.

Chính sách và các quy định chi ngân sách....................................................... 75

4.2.2.

Năng lực đội ngũ quản lý và cán bộ thực hiện chi ngân sách .......................... 76

4.2.3.

Đặc điểm của các xã và đội ngũ quản lý tại các xã ......................................... 78

4.2.4.

Các yếu tố về định mức, chi tiêu ngân sách ..................................................... 79

4.2.5.

Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ................... 80

4.2.6.

Ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị ..................................................... 81

4.3.

Định hướng và các giải pháp tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã trên
địa bàn huyện Sơn Động .................................................................................. 82


4.3.1.

Mục tiêu ........................................................................................................... 82

4.3.2.

Định hướng ...................................................................................................... 84

iv


4.3.3.

Giải pháp .......................................................................................................... 86

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 96
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 96

5.2.

kiến nghị .......................................................................................................... 97

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 98
Phụ lục ....................................................................................................................... 101

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Dân số và lao động của các xã huyện Sơn Động năm 2016 ................... 37

Bảng 3.2.

Diện tích đất đai của huyện Sơn Động ................................................... 38

Bảng 3.3.

Tổng hợp một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế ....................................... 41

Bảng 3.4.

Số lượng mẫu điều tra ............................................................................. 42

Bảng 4.1.

Định mức chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Sơn Động .............. 45

Bảng 4.2.

Phân bổ các chỉ tiêu dự toán chi hoạt động sự nghiệp ngân sách ........... 46

Bảng 4.3.

Đánh giá về cơng tác lập dự tốn chi ngân sách xã ................................ 47

Bảng 4.4.


Kết quả lập dự toán ngân sách xã trên địa bàn huyện Sơn Động
năm 2016................................................................................................. 48

Bảng 4.5.

Đánh giá chất lượng cơng tác lập dự tốn thu chi ngân sách xã ............. 50

Bảng 4.6.

Số liệu dự toán chi không hết phân theo cấp ngân sách của các xã ........ 50

Bảng 4.7.

Tình hình chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Sơn Động qua các
năm.......................................................................................................... 53

Bảng 4.8.

Tình hình chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Sơn Động theo từng
hạng mục qua các năm ............................................................................ 55

Bảng 4.9.

Tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách xã trên địa bàn huyện
Sơn Động trong năm 2016 ...................................................................... 56

Bảng 4.10.

Đánh giá của cán bộ xã về công tác chập hành chi ngân sách nhà

nước cấp xã trên địa bàn huyện Sơn Động ............................................. 62

Bảng 4.11.

Tình hình từ chối thanh tốn chia theo cấp ngân sách ............................ 63

Bảng 4.12.

Đánh giá của cán bộ, nhân viên kho bạc về hồ sơ, chứng từ thanh
toán chi ngân sách cấp xã ....................................................................... 64

Bảng 4.13.

Đánh giá của cán bộ kho bạc về cơng tác kiểm sốt hồ sơ, chứng từ
thanh toán thu chi ngân sách cấp xã ....................................................... 64

Bảng 4.14.

Ý kiến của cán bộ xã về nguyên nhân của việc lập báo cáo chi ngân
sách ......................................................................................................... 66

Bảng 4.15.

Đánh giá của cán bộ xã về công tác quyết toán chi ngân sách xã .......... 67

Bảng 4.16.

Thực trạng quyết toán chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Sơn
Động........................................................................................................ 68


vi


Bảng 4.17.

Kết quả thanh tra, kiểm tra chi ngân sách xã trên địa bàn huyện
Sơn Động ................................................................................................ 70

Bảng 4.18.

Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của cơ chế quản
lý đến quản lý chi ngân sách xã .............................................................. 75

Bảng 4.19. Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của trình độ quản lý
đến quản lý chi ngân sách xã .................................................................. 76
Bảng 4.20.

Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý NSX của huyện Sơn Động ................. 77

Bảng 4.21.

Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của số lượng cán
bộ đến quản lý chi ngân sách xã ............................................................. 78

Bảng 4.22.

Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của hệ thống tổ
chức đến quản lý chi ngân sách xã.......................................................... 79

Bảng 4.23.


Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của định mức
chi tiêu ngân sách đến quản lý chi ngân sách xã .................................... 80

Bảng 4.24.

Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của cơ sở vật
chất đến quản lý chi ngân sách xã........................................................... 81

Bảng 4.25.

Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của ý thức chấp
hành đến quản lý chi ngân sách xã ......................................................... 82

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Sơ đồ quy trình quản lý chi “một cửa” NS xã qua KBNN Sơn Động ................52

Hình 4.2.

Sơ đồ quy trình quản lý chi “một cửa” ngân sách xã............................................87

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1.

Chu trình lập dự tốn ngân sách nhà nước.............................................................15


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Đinh Ngọc Phượng
2. Tên luận văn: Tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện Sơn Động, tỉnh
Bắc Giang
3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 43 04 10

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
5. Kết quả nghiên cứu chính
Từ năm 2015, thực hiện Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), cơng tác quản lý,
kiểm sốt chi NSNN đã có những chuyển biến tích cực; cơng tác lập, duyệt, phân bổ dự
toán được chú trọng hơn về chất lượng và thời gian; Việc quản lý điều hành NSNN đã
có những thay đổi lớn và đạt được thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế
phát triển, giải quyết những vấn đề xã hội. Tuy nhiên việc quản lý NSNN trên địa bàn
Huyện Sơn Động còn có nhiều vấn đề chưa phù hợp, cơ chế quản lý chi NSNN trên địa
bàn trong nhiều trường hợp còn bị động và chậm chạp, nhiều vấn đề cấp bách khơng
được đáp ứng kịp thời hoặc chưa có quan điểm xử lý thích hợp, lúng túng. Cơng tác
điều hành NSNN của các cấp chính quyền trên địa bàn Huyện đơi lúc còn bất cập; vai
trò quản lý quỹ NSNN của KBNN trên địa bàn chưa coi trọng đúng mức; cơ chế KSC
NSNN còn chưa đáp ứng được với xu thế đổi mới. Đồng thời, công tác quản lý NSNN
qua KBNN Sơn Động chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và cải cách tài chính cơng. Vì
vậy, đề tài “Tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc
Giang” được lựa chọn để nghiên cứu.
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích thực trạng cơng tác quản lý chi ngân sách
xã trên địa bàn Huyện Sơn Động, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý chi

ngân sách xã trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp. Số liệu sơ
cấp được thu thập thông qua điều tra và phỏng vấn sâu 54 mẫu thuộc các đối tượng có
liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích
như: Phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp so sánh.
Thực trạng kiểm sốt chi ngân sách xã được đánh giá: Với dân số toàn huyện là
hơn 72.000 người cùng 23 xã, thị trấn. Hầu hết các xã thị trấn trên địa bàn huyện có dân
số dưới 12.000 dân/ xã, nhiêm vụ chi so với các xã ít dân và đơng dân là như nhau. Với
định mức chi theo quy định từ năm 2010 như trên việc lập dự tốn gặp rất nhiều khó
khăn vì khơng bám sát thực tế, chỉ riêng nội dung chi đảm bảo an ninh khó có thể bao
quát hết cac họat động. Đơn cử chỉ một nội dung chi bồi dưỡng tuần tra chống đốt pháo

ix


nổ cuối năm với bình quân 1 xã đã chi hết 25 triệu đồng cho 1 nhiệm vụ đột xuất vào
dịp tết nguyên đán và cũng mới phát sinh trong những năm gần đây do tình trạng đốt
pháo nổ có biểu hiện quay trở lại cũng đã chiếm đến 29,4% so vói tổng chi đảm bảo
an ninh cả năm dẫn đến khơng thể khơng nbổ sung dự tốn chi nếu muốn đảm bảo
duy trì hoạt động theo đúng chỉ đạo. Dự tốn của Huyện đảm bảo tổng thu từ thuế,
phí, lệ phí lớn hơn tổng chi thường xuyên, dành nguồn cho đầu tư phát triển. Nhưng
qua bảng nghiên cứu thì tỷ lệ đánh giá về công tác lập, phân bổ dự tốn NSNN loại
tốt chiếm 13,04%, loại trung bình chiếm 43,48% và loại rất tốt mới dừng lại ở
4,35%. Hầu hết các xã trên địa bàn đều có số dư dự toán cuối năm, trong giai đoạn
2013-2016 KBNN Sơn Động đã hủy bỏ số dư dự toán là 19.429 triệu đồng. Đặc biệt
số dư dự toán bị huỷ bỏ thường năm sau cao hơn năm trước. Số dư dự toán bị huỷ bỏ
là 5.032 triệu đồng năm 2013; 4.087 triệu đồng năm 2014; 5.080 triệu đồng năm
2015, và 5.230 triệu đồng năm 2016
Một số yếu tố ảnh hưởng tới kiểm sốt chi ngân sách đã được phân tích như:
Chính sách và các quy định chi ngân sách; Năng lực đội ngũ quản lý và cán bộ thực

hiện chi ngân sách; Đặc điểm của các xã và đội ngũ quản lý tại các xã; Cơ sở vật chất
phục vụ công tác quản lý chi ngân sách nhà nước; Ý thức chấp hành pháp luật của các
đơn vị.
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã
tại huyện Sơn Động thời gian tới như: Hoàn thiện quy trình kiểm sốt chi ngân sách đối
với cấp xã; Tăng cường thanh tốn khơng dùng tiền mặt; Phân định rõ trách nhiệm của
các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý chi ngân sách xã; Tăng cường hoạt động
thanh tra, kiểm tra quản lý chi NSX; Tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong
kiểm sốt chi ngân sách xã; Tăng cường quy trình giao dịch “một cửa” trong kiểm soát
chi ngân sách Nhà nước; Tiếp tục củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý tài chính, NSX;
Xây dựng và áp dụng quy trình cấp phát, kiểm soát chi ngân sách Nhà nước theo kết
quả đầu ra; Tập trung quản lý các khoản chi ngân sách Nhà nước có mức độ rủi ro cao.

x


THESIS ABSTRACT
1. Author: Dinh Ngoc Phuong
2. Thesis title: Strengthening the control of commune state budget expenditures in Son
Dong District, Bac Giang Province
3. Major: Economics Management

Code: 60 43 04 10

4. Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
5. Main findings and Conclusions:
From 2015, according to the Revised State Budget Law, the management and
control of state budget expenditure has seen positive changes; the preparation, approval
and allocation activities of budgets are more attention about quality and time of
planning; the management of the state budget has made great changes and achieved

important achievements, contributing to boosting the economy development and solving
social problems. However, the management of state budget in Son Dong District still
has some problems, the mechanism of state budget expenditure management in local
area are still passive and slow in some of cases, there are many urgent issues are not
solved timely or have no appropriated. Sometime, the state budget management of the
local authorities in local district are not inadequate; the state budget management role of
the State Treasury is not focused enough; the control of state budget mechanism has not
met the innovation trend. At the same time, the management of state budget of Son
Dong Treasury does not meet the requirements of management and reform of public
finance. Therefore, the topic "Strengthening control of commune budget expenditures
in Son Dong district, Bac Giang province" was selected for the study.
The main objective of this study is to evaluate the current status of commune
budget expenditure control activities in Son Dong District, and propose solutions to
strengthening commune state budget expenditure control in the district in future.
This study used secondary data and primary data. Primary data was collected
through in-depth interviews and survey with 54 samples of different stakeholders
related to the scope of the study. The analytical methods of this study are descriptive
statistics and comparative statistics.
Results of evaluating the status of commune budget expenditure control in Son
Dong district shows that: total population of Son Dong District is more than 72,000
people, living on 23 communes and towns, and total population of most communes in
the district is less than 12,000 people. The population in each commune are different,
but the Commune State Budget Expenditure Quota is the same for all communes. Under

xi


State Budget Expenditure Law 2010, the estimation of commune state budget
expenditure is difficult due to uncover the fact situation. For example, last year, the
average expenses for training patrols for fire firecrackers prevention (an unexpected

mission) on Lunar New Year was 25 million VND per commune, stayed 29.4% of the
total yearly expenditure of commune security. The total revenues from taxes, fees and
charges need to be ensured, are greater than total recurrent expenditures. However, as
the results of this study, the rate of quality of budgeted statement was 13.04% for high
quality, 43.48% of normal quality and only 4.35% of excellent quality. Most of
communes in district have positive budget balance at the end of year. But, in period
2013-2016, the State Treasury of Son Dong District cancelled 19.429 million VND in
budget balance. In particular, the cancelled budget balance is usually higher than the
previous year. The cancelled budget balance was 5,032 million VND in 2013; 4,087
million VND in 2014; 5,080 million VND in 2015, and 5,230 million VND in 2016.
The factors affecting the control of commune state budget expenditure are such
as: Policies and regulations on budget expenditures; Capability of management team
and staff to implement budget expenditures; Characteristics of communes and
management teams in communes; Facilities for the management of state budget
expenditures; The sense of law enforcement of the units.
This study proposes some solutions to strengthen the control of Commune State
budget expenditures in Son Dong District in future, include: Completing the control
of Commune State Budget Expenditure process; Enhancing non-cash payments; To
clearly define the responsibilities of agencies and units in the management of
commune state budget expenditures; Strengthening the inspection and control of
Commune State Budget Expenditure; Strengthening the application of information
technology in the control of commune state budget expenditure; developing onedoor services; Continue to strengthening the financial and Commune State Budget
management; Formulating and applying the process of allocation and control of
State budget expenditures according to the output; Focusing on managing the state
budget expenditures with high risk.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước.
NSNN vừa là nguồn lực để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước, vừa là công cụ hữu
hiệu trong tay Nhà nước để điều tiết nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã
hội. Một quốc gia mạnh hay yếu phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực ngân sách.
Một đất nước có tình trạng bội chi ngân sách, thâm hụt ngân sách triền miên,
tất yếu sẽ xảy ra khủng hoảng cả kinh tế cũng như chính trị và không giải
quyết triệt để được những vấn đề xã hội mới nảy sinh như thất nghiệp, y tế,
giáo dục xuống cấp…
Một trong những giải pháp quan trọng để tăng cường nguồn lực ngân sách
chính là phải quản lý chi ngân sách thật tốt. Chính vì vậy, tăng cường kiểm sốt
chi ngân sách ln là vấn đề thường nhật của mỗi quốc gia mà trước hết là quản
lý chặt chi tiêu của bộ máy nhà nước.
Đặc biệt đối với nước ta hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế chưa thật sự
phát triển, nguồn thu vào NSNN không lớn như các quốc gia tương đương trong
khu vực. Trong khi đó nhà nước đang phải giải quyết bài tốn cho đầu tư phát
triển để hội nhập, vừa tập trung giải quyết rất nhiều vấn đề xã hội, an ninh - quốc
phịng thì việc quản lý chặt chi tiêu ngân sách là vấn đề nóng bỏng hơn bao giờ
hết. Bên cạnh đó tình hình sử dụng cơng quỹ cịn nhiều lãng phí, tình trạng tuỳ
tiện sử dụng NSNN chưa được ngăn chặn triệt để, cơng tác quản lý NS cịn bộc
lộ nhiều khiếm khuyết cần phải được điều chỉnh. Từ năm 2015, thực hiện Luật
NSNN (sửa đổi), công tác quản lý, kiểm sốt chi NSNN đã có những chuyển
biến tích cực; cơng tác lập, duyệt, phân bổ dự tốn được chú trọng hơn về chất
lượng và thời gian; Việc quản lý điều hành NSNN đã có những thay đổi lớn và
đạt được thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giải
quyết những vấn đề xã hội. Những năm qua, cơng tác quản lý NSNN nói chung
và KBNN Sơn Động nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, cơ chế quản
lý NSNN đã từng bước được hồn thiện, ngày một chặt chẽ và đúng mục đích
hơn cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên việc quản lý NSNN trên địa bàn
Huyện Sơn Động cịn có nhiều vấn đề chưa phù hợp, cơ chế quản lý chi NSNN

trên địa bàn trong nhiều trường hợp còn bị động và chậm chạp, nhiều vấn đề

1


cấp bách không được đáp ứng kịp thời hoặc chưa có quan điểm xử lý thích hợp,
lúng túng. Cơng tác điều hành NSNN của các cấp chính quyền trên địa bàn
Huyện đơi lúc cịn bất cập; vai trị quản lý quỹ NSNN của KBNN trên địa bàn
chưa coi trọng đúng mức; cơ chế KSC NSNN còn chưa đáp ứng được với xu
thế đổi mới. Đồng thời, công tác quản lý NSNN qua KBNN Sơn Động chưa đáp
ứng được yêu cầu quản lý và cải cách tài chính cơng.
Từ những lý do đã nêu trên, cho thấy việc tăng cường kiểm sốt chi
NSNN là vấn đề rất quan tâm của Chính phủ, Bộ tài chính. Đó cũng chính là vấn
đề ln phải quan tâm của mọi công chức trong hệ thống tài chính nói chung và
trong ngành Kho bạc Nhà nước nói riêng. Vì vậy, chúng tơi quyết định chọn đề
tài “Tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc
Giang” để nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng cơng tác kiểm sốt chi ngân sách xã trên
địa bàn Huyện Sơn Động, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường kiểm soát chi
ngân sách xã trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm sốt chi ngân sách xã.
- Phân tích thực trạng kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện Sơn Động,
tỉnh Bắc Giang;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi ngân sách xã ở địa bàn
nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã tại
huyện Sơn Động trong thời gian tới.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng công tác kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện Sơn Động đã
đạt được những thành cơng gì? Những tồn tại?
2. Đâu là yếu tố ảnh hưởng tới kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện
Sơn Động?
3. Để hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi ngân sách xã thì huyện Sơn Động
cần có những giải pháp gì?

2


1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi
ngân sách xã.
Đối tượng khảo sát: là các chủ tài khoản, kế toán tại các xã. Cán bộ kho
bạc nhà nước huyện Sơn Động.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn và các yếu
tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi ngân sách xã tại huyện Sơn Động.
- Về không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện chủ yếu qua công tác
kiểm soát chi ngân sách xã tại Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ tháng 10/2016 đến
tháng 10/2017. Số liệu được thu thập nghiên cứu là những số liệu về kiểm soát
chi ngân sách xã từ năm 2014 đến 2016.
1.5. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng cường kiểm soát chi
ngân sách xã tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Đánh giá thực trạng về kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện Sơn Động
trong 3 năm 2013 – 2015 gắn với Luật NSNN; từ đó đánh giá những kết quả đã

đạt được cần phát huy, những tồn tại cần khắc phục và ngun nhân của nó.
- Phân tích đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng trong q trình
kiểm sốt chi ngân sách xã tại huyện Sơn Động. Đề xuất những các giải pháp chủ
yếu nhằm tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện Sơn Động trong thời
gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn là những thông tin quan trọng và là
nguồn đầu vào cho các nhà quản lý trong việc thực hiện các giải pháp tăng cường
kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện Sơn Động thời gian tới.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ
2.1. CỞ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Ngân sách nhà nước
Ngân sách Nhà nước là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là
một phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách Nhà nước" được sử
dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia trên thế giới. Song
quan niệm về Ngân sách Nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều
định nghĩa về Ngân sách Nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực
nghiên cứu (Hoàng Trọng Bảo, 2013).
Một số quan niệm về Ngân sách Nhà nước:
Ngân sách Nhà nước là bản dự trù thu - chi tài chính của nhà nước trong
một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm;
Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, là kế hoạch tài
chính cơ bản của nhà nước;
Ngân sách Nhà nước là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình
nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau.
Thực chất, ngân sách Nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh

gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà
nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực
hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
Theo Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi của Việt Nam đã được Quốc hội
thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các
khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ của Nhà nước.
Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ
hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;
các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

4


Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của
Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Chi Ngân sách Nhà nước là một bộ phận trong cơ cấu ngân sách nhà nước.
Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì chi Ngân sách Nhà nước là hoạt
động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân phối và sử dụng quỹ ngân sách
nhà nước. Mục đích của chi Ngân sách Nhà nước là thực hiện chức năng và
nhiệm vụ của nhà nước. Chi NSNN là nội dung của chấp hành ngân sách nhà
nước nên thuộc trách nhiệm và quyền hạn của hệ thống cơ quan chấp hành và
hành chính nhà nước các cấp. Căn cứ để thực hiện chi ngân sách nhà nước là dự
toán ngân sách hàng năm, quy định của pháp luật và định mức, tiêu chuẩn chi
ngân sách. Nếu hoạt động thu ngân sách nhà nước là nhằm thu hút các nguồn vốn
tiền tệ để hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước thì chi ngân sách nhà nước là
chu trình phân phối, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ đã được tập trung vào quỹ
tiền tệ đó. Do hoạt động thu ngân sách nhà nước vừa là tiền đề, vừa là cơ sở thực

hiện hoạt động chi ngân sách nhà nước nên phạm vi và quy mô của hoạt động chi
ngân sách nhà nước phụ thuộc một phần vào kết quả của hoạt động thu ngân sách
nhà nước.
Luật NSNN 2002 cũng đã đưa ra khái niệm chi ngân sách nhà nước nhưng
ở dạng liệt kê, tại Khoản 2 Điều 2. Theo đó, chi ngân sách nhà nước bao gồm các
khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt
động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của nhà nước; chi viện trợ và các khoản
chi khác theo quy định của pháp luật. Khái niệm trên đã chỉ ra một cách khá đầy
đủ những nội dung chi cơ bản, mang tính then chốt cho việc đảm bảo các hoạt
động của bộ máy nhà nước, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
trong các lĩnh vực khác nhau (Quốc hội, 2002).
2.1.1.2. Ngân sách xã
Ngân sách nhà nước được phân định thành ngân sách Trung ương và ngân
sách địa phương. Ngân sách Trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương. Ngân sách địa
phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân
và Uỷ ban nhân dân (Tỉnh, huyện, xã) (Chính Phủ, 2002).

5


Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, là quỹ tiền tệ
tập trung phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một bên là chính quyền xã với một
bên là các chủ thể khác thông qua sự vận động của các nguồn tài chính nhằm
đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã trên mọi lĩnh vực
kinh tế, chính trị, an ninh trật tự và văn hoá, xã hội trên địa bàn theo phân cấp.
Nói một cách cụ thể: NSX là tồn bộ các khoản thu, chi được quy định trong
dự toán trong một năm do hội đồng nhân cấp xã quyết định và giao cho uỷ ban nhân
dân cấp xã thực hiện nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính
quyền cấp xã.

Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ
hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;
các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của
Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Chi Ngân sách Nhà nước là một bộ phận trong cơ cấu ngân sách nhà nước.
Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì chi Ngân sách Nhà nước là hoạt động
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước.
Mục đích của chi Ngân sách Nhà nước là thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà
nước. Chi NSNN là nội dung của chấp hành ngân sách nhà nước nên thuộc trách
nhiệm và quyền hạn của hệ thống cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước các
cấp. Căn cứ để thực hiện chi ngân sách nhà nước là dự toán ngân sách hàng năm,
quy định của pháp luật và định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách. Nếu hoạt động thu
ngân sách nhà nước là nhằm thu hút các nguồn vốn tiền tệ để hình thành nên quỹ
ngân sách nhà nước thì chi ngân sách nhà nước là chu trình phân phối, sử dụng các
nguồn vốn tiền tệ đã được tập trung vào quỹ tiền tệ đó. Do hoạt động thu ngân sách
nhà nước vừa là tiền đề, vừa là cơ sở thực hiện hoạt động chi ngân sách nhà nước
nên phạm vi và quy mô của hoạt động chi ngân sách nhà nước phụ thuộc một phần
vào kết quả của hoạt động thu ngân sách nhà nước (Chính Phủ, 2002).
Luật NSNN 2002 cũng đã đưa ra khái niệm chi ngân sách nhà nước nhưng
ở dạng liệt kê, tại Khoản 2 Điều 2. Theo đó, chi ngân sách nhà nước bao gồm các
khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt
động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của nhà nước; chi viện trợ và các khoản

6


chi khác theo quy định của pháp luật. Khái niệm trên đã chỉ ra một cách khá đầy
đủ những nội dung chi cơ bản, mang tính then chốt cho việc đảm bảo các hoạt

động của bộ máy nhà nước, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
trong các lĩnh vực khác nhau (Chính Phủ, 2002).
2.1.1.3. Khái niệm kiểm soát
Sau khi các mục tiêu đã được xác lập, các kế hoạch đã được hoạch định, cơ
cấu tổ chức được xác định và nhân viên được tuyển dụng, đào tạo và khuyến
khích làm việc thì sai sót vẫn có thể xảy ra. Để đảm bảo cho mọi việc đi đúng
hướng, nhà quản trị phải giám sát và đánh giá kết quả công việc. Kết quả thực tế
phải được so sánh với những mục tiêu đã xác lập trước đó để nhà quản trị có thể
đưa ra những hoạt động cần thiết, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức
đi đúng quỹ đạo. Quá trình giám sát, so sánh và hiệu chỉnh là những nội dung của
chức năng kiểm soát (Chính phủ, 2002).
Kiểm sốt là một tiến trình gồm các hoạt động giám sát nhằm đảm bảo rằng
các hoạt động đó được thực hiện theo đúng như kế hoạch và điều chỉnh những sai
sót quan trọng.
Tất cả các nhà quản trị đều có trách nhiệm trong tiến trình kiểm sốt cho dù
các bộ phận của họ có được thi hành tốt như kế hoạch đề ra hay chưa. Các nhà
quản trị không thể thật sự hiểu hết các bộ phận của họ đã được thực hiện đúng
hay chưa cho đến khi họ đã đánh giá những hoạt động nào đã hoàn thành và so
sánh kết quả thực tế với tiêu chuẩn đã được đề ra trước đó.
Theo khoa học quản trị thì thường có hai tầng kiếm sốt trong một doanh
nghiệp là: Kiểm soát của chủ sở hữu đối với người quản lý cơng ty (corporate
governance) và kiểm sốt của người quản lý cơng ty đối với tồn bộ hoạt động
trong phạm vi mình quản lý (internal control).
Ớ tầng thứ nhất, đại hội đồng cố đông, cơ quan quyền lực cao nhất của
doanh nghiệp (công ty cổ phần), đề ra ban kiểm sốt. Ở những cơng ty nước
ngồi có quy mơ lớn, thậm chí người ta lập ra một ủy ban kiếm sốt (audit
committee) có thế gồm 5-7 thành viên hoặc nhiều hơn nữa. Ban kiếm soát này
được đại hội đồng cố đơng trả tiền, có nhiệm vụ kiếm sốt tất cả những hoạt
động của hội đồng quản trị (HĐQT). Nếu phát hiện HĐQT có hành vi sai trái,
ban kiểm sốt sẽ báo cáo đại hội đồng cổ đơng để cơ quan này xử lý, kể cả cách

chức, miễn nhiệm HĐQT(Chính phủ, 2002).

7


Đen lượt mình, HĐQT cũng đề ra một ban kiểm soát để giám sát hoạt động
của tổng giám đốc, trong đó có hai hoạt động quan trọng là hoạt động tài chính
và việc thực thi chiến lược, nghị quyết của HĐQT... Ví dụ, HĐQT quyết năm
nay chỉ đầu tư vào du lịch mà tổng giám đốc lại ôm tiền đầu tư chứng khốn thì
lúc đó ban kiểm sốt phải tt còi, uốn nắn ngay.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, phần lớn ở các công ty cổ phần, chủ tịch HĐQT
kiêm luôn tổng giám đốc nên việc lập ra ban kiểm soát thứ hai này là không cần
thiết. Trong trường hợp như vậy, ban kiểm sốt của đại hội đồng cổ đơng khơng
chỉ có bổn phận giám sát HĐQT mà cịn nhận thêm nhiệm vụ kiểm soát hoạt
động của tổng giám đốc.
Ở tầng kiểm soát tiếp theo, để giám sát hoạt động của cấp dưới, tổng giám
đốc cũng lập ra một bộ phận kiểm soát nội bộ mà các thành viên trong đó được
gọi là kiểm tốn viên nội bộ (internal auditor). Những kiểm toán viên nội bộ thay
mặt tổng giám đốc có thể kiểm tra bất cứ ai, bất cứ bộ phận nào tại công ty. Công
việc kiểm tra của họ chủ yếu gồm ba loại: Thứ nhất là kiểm soát việc tuân thủ
(pháp luật nhà nước, quy chế công ty - compliance audit). Thứ hai là kiểm sốt
tài chính (financial audit). Và cuối cùng là kiểm soát hoạt động (operation audit).
Trong trường hợp cơng ty có một hệ thống quy chế nội bộ rất tốt, tức quản
lý bằng quy chế nhiều hơn bằng thói quen, cảm tính thì kiếm sốt nội bộ cũng
gần như đồng nghĩa với kiểm soát việc tuân thủ, vì nếu tuân thủ đầy đủ quy chế
tức là đã thực thi đúng phận sự (Chính phủ, 2002).
2.1.1.4. Kiểm soát chi ngân sách nhà nước
Kiểm soát chi ngân sách là tổng thể các hoạt động của cá nhân và tổ chức
có trách nhiệm nhằm bảo đảm cho các khoản chi ngân sách thực hiện đúng quy
định, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm. Luật NSNN hiện hành quy

định khi có nhu cầu chi, Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách gởi chứng từ thanh
toán (đồng thời là lệnh chuẩn chi) tới KBNN cùng với hồ sơ thanh tốn, KBNN
kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và
thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định của Luật theo phương
thức thanh toán trực tiếp. Cùng với việc triển khai hoạt động kiểm soát chi của hệ
thống KBNN, công tác quản lý chi ngân sách có nhiều chuyển biến tích cực và
quan trọng. Tuy nhiên để đạt tới mục tiêu minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm chúng ta
còn phải cố gắng nhiều. Từ thực tế cơng tác, xin góp một vài ý kiến trong tổ chức
cơng tác kiểm sốt chi (Chính phủ, 2002).

8


2.1.2. Đặc điểm Ngân sách nhà nước, ngân sách xã
2.1.2.1. Đặc điểm ngân sách nhà nước
Theo luật ngân sách nhà nước 2002, hoạt động thu chi của ngân sách nhà
nước ln gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của nhà nước và việc thực
hiện các chức năng của nhà nước; được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật
lệ nhất định;
Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài
chính, nó thể hiện ở hai lĩnh vực thu và chi của nhà nước;
Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, ln chứa đựng
những lợi ích chung, lợi ích cơng cộng;
Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác.
Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của
nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được
chi dùng cho những mục đích đã định;
Hoạt động thu - chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo ngun
tắc khơng hồn trả trực tiếp là chủ yếu.
NSNN vừa là nguồn lực để nuôi dưỡng bộ máy Nhà nước, vừa là công cụ

hữu hiệu để Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã
hội nên có những đặc điểm chính sau:
- Thứ nhất, việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN ln gắn liền với quyền
lực kinh tế - chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những
luật lệ nhất định. NSNN là một bộ luật tài chính đặc biệt, bởi lẽ trong NSNN, các
chủ thể của nó được thiết lập dựa vào hệ thống các pháp luật có liên quan như
hiến pháp, các luật thuế,… nhưng mặt khác, bản thân NSNN cũng là một bộ luật
do Quốc hội quyết định và thông qua hằng năm, mang tính chất áp đặt và bắt
buộc các chủ thể kinh tế - xã hội có liên quan phải tuân thủ.
- Thứ hai, NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước và ln chứa đựng
lợi ích chung, lợi ích cơng cộng. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết
định đến các khoản thu – chi của NSNN và hoạt động thu – chi này nhằm mục
tiêu giúp Nhà nước giải quyết các quan hệ lợi ích trong xã hội khi Nhà nước
tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các tổ chức
kinh tế - xã hội, các tầng lớp dân cư...

9


- Thứ ba, NSNN là một bản dự toán thu chi. Các cơ quan, đơn vị có trách
nhiệm lập NSNN và đề ra các thơng số quan trọng có liên quan đến chính sách
mà Chính phủ phải thực hiện trong năm tài khóa tiếp theo. Thu, chi NSNN là cơ
sở để thực hiện các chính sách của Chính phủ. Chính sách nào mà khơng được dự
kiến trong NSNN thì sẽ khơng được thực hiện. Chính vì như vậy mà, việc thơng
qua NSNN là một sự kiện chính trị quan trọng, nó biểu hiện sự nhất trí trong
Quốc hội về chính sách của Nhà nước. Quốc hội mà không thông qua NSNN thì
điều đó thể hiện sự thất bại của Chính phủ trong việc đề xuất chính sách đó, và
có thể gây ra mâu thuẫn về chính trị.
- Thứ tư, NSNN là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia.
Hệ thống tài chính quốc gia bao gồm: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp,

trung gian tài chính và tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình. Trong đó tài chính nhà
nước là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia. Tài chính nhà nước tác
động đến sự hoạt động và phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Tài chính
nhà nước thực hiện huy động và tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính từ các
định chế tài chính khác chủ yếu qua thuế và các khoản thu mang tính chất thuế.
Trên cơ sở nguồn lực huy động được, Chính phủ sử dụng quỹ ngân sách để tiến
hành cấp phát kinh phí, tài trợ vốn cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị thuộc khu
vực công nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Thứ năm, đặc điểm của NSNN luôn gắn liền với tính giai cấp. Trong
thời kỳ phong kiến, mơ hình ngân sách sơ khai và tuỳ tiện, lẫn lộn giữa ngân khố
của Nhà vua với ngân sách của Nhà nước phong kiến. Hoạt động thu – chi lúc
này mang tính cống nạp – ban phát giữa Nhà vua và các tầng lớp dân cư, quan
lại, thương nhân, thợ thuyền và các nước chư hầu (nếu có). Quyền quyết định các
khoản thu – chi của ngân sách chủ yếu là do người đứng đầu một nước (nhà vua)
quyết định. Trong thời kỳ hiện nay (Nhà nước TBCN hoặc Nhà nước XHCN),
ngân sách được dự toán, được thảo luận và phê chuẩn bởi cơ quan pháp quyền,
quyền quyết định là của toàn dân được thực hiện thông qua Quốc hội. NSNN
được giới hạn thời gian sử dụng, được quy định nội dung thu - chi, được kiểm
soát bởi hệ thống thể chế, báo chí và nhân dân.
2.1.2.2. Đặc điểm của Ngân sách xã
Ngân sách xã là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, vì vậy nó có
đầy đủ những đặc điểm chung của ngân sách các cấp chính quyền địa phương ,
cụ thể:

10


+ Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật;
+ Ngân sách xã được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ,
tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định;

+ Hoạt động thu chi của ngân sách xã ln gắn liền với chức năng, nhiệm
vụ của chính quyền xã đã được phân cấp, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra, giám
sát của cơ quan quyền lực Nhà nước cấp xã - đó là HĐND cấp xã;
+ Ngân sách xã là cấp ngân sách cuối cùng gắn chặt với việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, là nơi trực tiếp giải quyết mối quan
hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân, đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm
minh. Mối quan hệ về lợi ích đó được thực hiện thơng qua hoạt động thu chi
ngân sách xã. Thơng qua hoạt động thu chi đó, chính quyền cấp xã cũng đảm bảo
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Bên cạnh những đặc điểm chung của cấp ngân sách, ngân sách xã cũng có
những đặc điểm riêng, đó là ngân sách xã vừa là cấp ngân sách vừa là đơn vị sử
dụng ngân sách, chính đặc điểm riêng này đã làm cho ngân sách xã trở thành một
đơn vị dự tốn đặc biệt, vì nó khơng có đơn vị dự tốn trực thuộc nào và nó vừa phải
duyệt cấp, chi trực tiếp và tổng hợp các khoản chi trực tiếp vào chi ngân sách xã.
2.1.3. Vai trò, nhiệm vụ của ngân sách xã
2.1.3.1. Vai trò ngân sách xã
Có thể nói NSX có vai trị đặc biệt quan trong trong hệ thống NSNN, vai
trò của NSX được thể hiện ở các điểm như sau:
Thứ nhất: NSX là cơng cụ tài chính quan trọng đảm bảo sự tồn tại và hoạt
động của bộ máy Nhà nước ở cơ sở.
NSX là một cấp trong hệ thống NSNN thì đương nhiên chi phí của bộ máy
Nhà nước ở cấp xã phải do NSX đảm nhận. Nhờ NSX đó mà các khoản lương
cán bộ xã; các khoản chi tiêu cho quản lý hành chính hay mua sắm các tài sản
phục vụ hoạt động của chính quyền xã mới được đảm bảo.
Thứ hai: NSX chính là một cơng cụ đặc biệt quan trọng để chính quyền xã
thực hiện quản lý tồn diện các hoạt động kinh tế xã hội tại địa phương.
Điều này thể hiện xã là một cấp chính quyền cơ sở của bộ máy quản lý Nhà
nước, trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước với dân, đồng thời đảm
bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã


11


hội và thực thi mọi chính sách, chế độ của Nhà nước trên địa bàn. NSX chính là
cơng cụ, phương tiện vật chất hữu hiệu nhất giúp chính quyền xã giải quyết tốt các
quan hệ trên. Vai trị đó được thể hiện trên cả hai mặt là hoạt động thu và chi ngân
sách xã. Đối với chi NS xã, chi ngân sách xã giúp cho bộ máy nhà nước cấp xã duy
trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước; đảm bảo an
ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia (Bùi Huỳnh Thơ, 2013).
Việc sử dụng kinh phí ngân sách xã chủ yếu chi cho con người, công việc
nên nó khơng làm tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia.
Hiệu quả của chi ngân sách xã không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi
cho đầu tư phát triển.
Chi hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn Ngân sách Nhà nước để chi
cho đầu tư phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân
dân vào vai trò quản lý điều hành của nhà nước.
Chi NSX để đảm bảo phương tiện vật chất cho chính quyền ở xã được tồn
tại và phát triển.
Chi NSX cho sự nghiệp giáo dục và y tế đã góp phần nâng cao dân trí và
sức khoẻ cho người dân. Nhờ đó mà các mục tiêu xoá mù chữ, phổ cập giáo dục
các bậc, kế hoạch hố gia đình, phịng dịch bệnh,... được thực hiện.
Thơng qua chi NSX mà các chính sách xã hội được thực hiện như: Chi cứu
tế xã hội, chi trợ cấp giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, người có cơng với
cách mạng....
Qua việc đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống truyền thanh ở xã đã góp
phần nâng cao trình độ dân trí ở nơng thơn, giúp người dân có thể nhanh chóng
tiếp thu đựơc kinh nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất, nắm được
các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước (Bùi Huỳnh Thơ, 2013).
Thông qua chi NSX cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở xã đã được hình thành
và phát triển, như: hệ thống trường học, trạm xá, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống giao

thông... đã tạo đà cho sự giao lưu, phát triển kinh tế, rút ngắn dần khoảng cách
giữa nông thôn với thành thị.
Nhờ chi NSX cho phát triển cơ sở hạ tầng xã đã từng bước làm thay đổi
cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng từ kinh tế thuần nông chuyển sang cơ cấu
kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - thương mại và dịch vụ sản xuất hàng hoá.

12


×