Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.56 KB, 100 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG

QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI
HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Mã số:

Quản lý kinh tế

8340410

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn số liệu khác nhau và được
ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngồi ra, bản luận văn này có tham khảo một số
nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các cơ quan, tổ chức khác và cũng được ghi chú
trong phần tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Ánh Hồng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hữu Ngoan đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề
tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Chi cục
thuế thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ánh Hồng

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................................... viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiên cụ thể ................................................................................................. 2

1.3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3

1.4.


ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................. 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.5.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN .............................................. 4

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................... 5
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH
DOANH CÁ THỂ ............................................................................................ 5

2.1.1.

Lý luận về quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể .......................... 5

2.1.2.

Quy trình quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể ..................... 7

2.1.3.


Vai trò của quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể ....................... 13

2.1.4.

Đặc điểm của thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể ................................ 14

2.1.5.

Nội dung nghiên cứu quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể ....... 15

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá
thể ................................................................................................................... 27

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................... 29

2.2.1.

Kinh nghiệm thực tế quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể
của một số địa phương trong nước ................................................................. 29

iii


2.2.2.

Tổng quan các nghiên cứu về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

trên địa bàn Việt Nam .................................................................................... 31

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 34
3.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ ......................................... 34

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................... 34

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình phát triển khu vực kinh tế cá thể
trên địa bàn thành phố Việt Trì ...................................................................... 34

3.1.3.

Cơ cấu tổ chức bộ máy và trang thiết bị trên địa bàn Chi cục Thuế thành
phố Việt Trì .................................................................................................... 36

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 40

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 40

3.2.3.


Phương pháp phân tích ................................................................................... 42

3.2..

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 43

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 45
4.1.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH
DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH
PHÚ THỌ ....................................................................................................... 45

4.1.1.

Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.............................................................. 45

4.1.2.

Đăng ký, quản lý đối tượng nộp thuế, kê khai và kế toán thuế ...................... 48

4.1.3.

Tổ chức thu nộp và cưỡng chế nợ thuế .......................................................... 55

4.1.4.

Kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo. ................................... 58


4.2.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TP VIỆT
TRÌ.................................................................................................................. 61

4.2.1.

Chính sách pháp luật thuế GTGT và các luật, chính sách liên quan .............. 61

4.2.2.

Yếu tố chủ quan về phía cơ quan quản lý thuế .............................................. 63

4.2.3.

Ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế ............................................ 68

4.3.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT
TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ .................................................................................... 70

4.3.1.

Định hướng quản lý thuế giá trị gia tăng ở Chi cục Thuế thành phố Việt
Trì ................................................................................................................... 70

4.3.2.


Giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh
doanh cá thể trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ .......................... 71

iv


PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 78
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................... 78

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 79

5.2.1.

Kiến nghị với Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng
cục Thuế ......................................................................................................... 79

5.2.2.

Kiến nghị với Cục thuế tỉnh Phú Thọ............................................................. 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 81
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 83
PHỤ LỤC 01 .................................................................................................................. 83

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CBCC

Cán bộ công chức

CCNT

Cưỡng chế nợ thuế

CQT

Cơ quan thuế

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

HKD

Hộ kinh doanh

ĐKT

Đăng ký thuế


ĐVSN

Đơn vị sự nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

HĐND

Hội đồng nhân dân

HSKT

Hồ sơ khai thuế

KBNN

Kho bạc nhà nước

KK&KTT

Kê khai và kế toán thuế

KTQLN

Kiểm tra – Quản lý nợ

MST


Mã số thuế

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách nhà nước

QLN

Quản lý nợ

QLT

Quản lý thuế

SL

Số lượng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCT

Tổng cục Thuế


TLTC

Tiền lương, tiền công

GTGT

Giá trị gia tăng

TNCT

Thu nhập chịu thuế

TTNVKTT

Tuyên truyền – Nghiệp vụ - Kế toán thuế

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Thống kê trang thiết bị tin học trên địa bàn Chi cục thuế thành phố
Việt Trì .......................................................................................................40


Bảng 3.2.

Bảng cơ cấu phiếu điều tra dành cho cán bộ thuế......................................41

Bảng 3.3.

Bảng cơ cấu phiếu điều tra dành cho người nộp thuế ................................42

Bảng 4.1.

Kết quả công tác tuyên truyền trên địa bàn Chi cục thành phố
Việt Trì .......................................................................................................46

Bảng 4.2.

Chỉ số đánh giá hoạt động tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
năm 2017....................................................................................................47

Bảng 4.3.

Tình hình đăng ký thuế trên địa bàn Chi cục thuế thành phố
Việt Trì .......................................................................................................50

Bảng 4.4.

Tình hình quản lý hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố
Việt Trì .......................................................................................................52

Bảng 4.5.


Kết quả điều tra doanh thu hộ khoán theo ngành nghề năm 2017 .............54

Bảng 4.6.

Kết quả thực hiện dự toán được giao .........................................................55

Bảng 4.7.

Kết quả thực hiện dự toán được giao đối với thuế giá trị gia tăng
của hộ kinh doanh cá thể............................................................................56

Bảng 4.8.

Tỷ trọng số thu thuế GTGT trong tổng thu ngân sách ...............................56

Bảng 4.9.

Tình hình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuế GTGT ...........................57

Bảng 4.10. Kết quả kiểm tra số hộ nghỉ trên địa bàn tháng 12 năm 2017 ...................59
Bảng 4.11. Ý kiến đánh giá của NNT về mức độ hiểu biết về chính sách, pháp
luật của loại thuế GTGT họ phải kê khai, nộp thuế ...................................62
Bảng 4.12. Ý kiến đánh giá của NNT về hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ ........65
Bảng 4.13. Kết quả khảo sát đánh giá chung về công tác đăng ký thuế ......................66
Bảng 4.14. Ý kiến đánh giá của NNT về công tác quản lý kê khai .............................66
Bảng 4.15. Ý kiến đánh giá của NNT về đạo đức, trách nhiệm và trình độ của
cán bộ thuế .................................................................................................67
Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá của cán bộ thuế về nguyên nhân sai phạm về thuế
GTGTcủa người nộp thuế ..........................................................................68


vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ..... 10
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế thành phố Việt Trì ........................ 37
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ quy trình cấp MST cho HKD cá thể.................................................... 49

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Ánh Hồng
Tên luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Mã số: 8340410

Ngành: Quản lý kinh tế
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:

Đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa
bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường
quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để thu thập thông tin về
thực trạng quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ. Số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra 110 mẫu gồm các đối tượng
liên quan như cán bộ quản lý, các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ. Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp phân tích số liệu như phương

pháp thống kê mơ tả, phân tổ thống kê và phương pháp so sánh nhằm làm rõ thực trạng
quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế GTGT và quản lý thuế GTGT
(các khái niệm, nội dung quản lý và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế GTGT). Nghiên
cứu đã tổng quan và rút ra được bài học kinh nghiệm trong quản lý thuế GTGT đối với
hộ kinh doanh cá thể của các địa phương khác ở Việt Nam cho thành phố Việt Trì.
Trong giai đoạn 2015 - 2017, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ
kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ luôn phát triển (số hộ
đăng ký hoạt động kinh doanh luôn tăng lên hàng năm). Hàng năm, số thuế giá trị gia
tăng thu vào ngân sách nhà nước ln tăng cao, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách
địa phương. Để đạt được những kết quả trên, Chi cục Thuế thành phố Việt Trì đã ln
thực hiện tốt công tác tuyên truyền và hỗ trợ Người nộp thuế; Công tác quản lý đăng ký
thuế; Công tác quản lý đối tượng nộp thuế; Công tác kê khai và kế tốn thuế; Cơng tác
quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế; Công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Tuy nhiên, vẫn
cịn có những tồn trên địa bàn như cơ chế chính sách về thuế ln thay đổi làm cho

ix


người nộp thuế cũng như cán bộ quản lý chưa cập nhật kịp thời; trình độ chun mơn,
trình độ tin học của cán bộ thuế vẫn cịn một số ít chưa đáp ứng được yêu cầu của thời
kỳ mới; ý thức chấp hành của người nộp thuế vẫn chưa cao, chưa tự giác.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế GTGT đối với hộ
kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ gồm: Chính sách pháp
luật thuế GTGT; yếu tố chủ quan từ phía cơ quan quản lý thuế như năng lực, trình độ
của cán bộ thuế, đạo đức công vụ của cán bộ thuế, và tổ chức bộ máy quản lý thuế; ý
thức chấp hành của người nộp thuế.
Một số giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường quản lý thuế GTGT đối với hộ

kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ thời gian tới như sau:
Tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ NNT; Tăng cường công tác đăng ký thuế, quản lý đối
tượng nộp thuế, kê khai và kế toán thuế; Tăng cường phối hợp với các đơn vị chức năng
trong quản lý thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Đổi mới và tăng cường năng lực
công tác kiểm tra; Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế có phẩm chất, trình độ, đạo đức tốt.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thi Anh Hong
Thesis Title: Management of value-added tax for business households in Viet Tri City,
Phu Tho Province.
Major: Economic Management.

Code: 8340410

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives:
This study aims to assess the current situation of management of value-added tax
(VAT) for business households in Viet Tri City, Phu Tho Province, and to propose
solutions for enhancing the VAT management for business households in the study area
in the future.
Research Methods:
Secondary data collection method was used in this study to collect information on
the management of value-added tax for business households in Viet Tri City. Primary
data was collected through interview of 110 samples, including managerial staffs and
business households in Viet Tri City, Phu Tho Province. Analysis methods used in this
study are descriptive statistical method, statistical disaggregation and comparison
method, to clarify the current situation of value added tax management of business

households in Viet Tri City, Phu Tho Province.
Main findings and Conclusions:
The study has systematized the theoretical basis on VAT and VAT management
(concepts, management content and factors affecting VAT management). The study has
provided an overview and summary experiences in VAT management for business
household of other localities, which was used as lessons learned for Viet Tri City.
In 2015 - 2017, production and business activities of households in Viet Tri City
had always been growing (number of business households sregistered business activities
had increased annually). Every year, value-added tax contributed to the state budget,
increased the revenue for the local government budget. The district tax department of
Viet Tri City has always carried out well solutions to achieve these results like: The
propaganda and support for Taxpayers; Implementation of tax registration management;
Implementation of taxpayers management; Implementation of tax declaration and
accounting; Debt collection management and tax debt enforcement; Implementation of
tax examination and inspection. However, there are still some problems in value-added
tax management such as: changing tax policies and mechanisms that make tax-payers

xi


and managers do not update in time; There are still a small number of tax officials and
specialists who have not yet met the requirements of works; Attitutes and
responsibilities of tax-payer are still low.
The research results show that factors affecting VAT management of business
households in Viet Tri city, Phu Tho province are as follows: Laws and policies of
VAT; Capacity and qualifications of tax officials; Morality of tax officials, and
organization of tax administration; Attitudes and responsibilities of tax-payers.
This study proposed solutions for strengthening VAT management of business
households in Viet Tri City, Phu Tho Province in the future such as: Strengthening
propaganda and support for tax-payers; Strengthening the tax registration, management

of tax payers, tax declaration and accounting; Strengthening the coordination of
functional units in tax administration, debt management and tax debt enforcement;
Renovating and strengthening inspection capacity; Building tax officials/staffs with
good qualities and qualifications.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà
nước mà thuế còn gắn liền với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh tế, về sự công
bằng trong phân phối và sự ổn định xã hội. Do vậy, có được một hệ thống chính
sách thuế đồng bộ, phù hợp, hồn thiện và ln theo kịp sự vận động, phát triển
là điều kiện hết sức cần thiết và cấp bách.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, kinh tế cá thể đang phát triển rất
nhanh, có vị trí quan trọng trong nhiều ngành. Do đó, nếu có các chính sách kinh
tế hợp lý sẽ mở đường cho các hộ kinh doanh cá thể có khả năng bỏ vốn vào sản
xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng tích lũy, mở rộng tái sản xuất góp phần phát triển
kinh tế nhanh chóng.
Thực tế, cơng tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là một trong
những nội dung phức tạp, tốn nhiều nguồn lực của cơ quan thuế. Mặc dù số thuế
huy động từ khu vực này chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số thu ngân sách
nhưng lại có ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng xã hội do số lượng hộ lớn, trải
rộng khắp các vùng. Trong thời gian qua, công tác quản lý thuế đối với hộ kinh
doanh cá thể của Chi cục Thuế thành phố Việt Trì đã đạt được những kết quả
nhất định, tạo được sự đồng thuận và huy động được sự tham gia của các cấp, các
ngành. Tuy nhiên, công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể còn một số
mặt bất cập, tồn tại trên địa bàn, quy trình chưa rõ ràng, cơng tác hành thu cịn
chưa theo kịp tiến trình cải cách và hiện đại hóa.

Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Việt Trì là quy mơ
kinh doanh đa số nhỏ lẻ, trình độ hiểu biết khác nhau, chủ yếu một cá nhân kinh
doanh, đối tượng kinh doanh thuộc nhiều thành phần xã hội, trình độ chun mơn,
việc quản lý kinh doanh chủ yếu theo kinh nghiệm. Dẫn đến phần lớn các hộ kinh
doanh có trình độ nhận thức về pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng rất
thấp, ít tiếp cận các chính sách mới của Nhà nước nên việc nhận thức và tuân thủ
pháp luật của hộ kinh doanh chưa cao dẫn đến tình trạng không đăng ký kê khai,
kinh doanh trái phép, kéo dài thời hạn nộp thuế, trốn thuế hay nợ đọng thuế.
Trên địa bàn thành phố Việt Trì, số thu ngân sách Nhà nước từ hộ kinh
doanh cá thể chiếm khoảng 3% trên tổng số thu của Chi cục Thuế nhưng nguồn
nhân lực để quản lý hộ kinh doanh chiếm khoảng 18% tổng số cán bộ, công

1


chức. Như vậy, công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể chưa tương
xứng với thực tế quản lý. Với số lượng hộ kinh doanh cá thể khơng ngừng tăng
lên, nguồn thu này cịn nhiều tiềm năng khai thác bởi thực trạng quản lý cịn bỏ
sót, doanh thu tính thuế chưa sát với doanh thu thực tế kinh doanh.
Chi cục Thuế thành phố Việt Trì là thành phố thuộc tỉnh trung du miền núi
với đặc điểm địa bàn rộng lớn, khó khăn, số hộ thuộc diện quản lý nhiều, trong
khi cơ chế cho phép hộ kinh doanh cá thể tự kê khai, tự nộp thuế và chịu trách
nhiệm về các khoản kê khai nhưng nhiều hộ kinh doanh cá thể tự kê khai, tự nộp
thuế và chịu trách nhiệm về các khoản kê khai nhưng nhiều hộ ý thức tự giác
chưa cao. Việc quản lý hộ kinh doanh cá thể đến nay còn tồn trên địa bàn nhiều
vướng mắc trong các văn bản quy định, hướng dẫn cũng như các quy trình quản
lý đối với các hộ kinh doanh cá thể chưa đáp ứng được mục tiêu nâng cao hiệu
lực, hiện đại hóa của cơng tác quản lý thuế cũng như nâng cao ý thức chấp hành
nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh cá thể.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu hiện trạng, đề xuất giải pháp hữu hiệu nhằm

nâng cao chất lượng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trở thành vấn đề
cấp bách của ngành thuế, đồng thời tạo điều kiện để ngành thuế tập trung nguồn
lực cho các nguồn thu lớn, đảm bảo hồn thành cơng tác và góp phần thực hiện
các mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn địa phương.
Từ những phân tích trên, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công
tác quản lý thuế nên tôi chọn đề tài: "Quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” được chọn
làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên
địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cường quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiên cụ thể
Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế GTGT
đối với hộ kinh doanh cá thể;

2


- Đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể
trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh
doanh cá thể trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ;
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh
doanh cá thể trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa

bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ?
2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh
doanh cá thể trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ?
3. Có những giải pháp nào để tăng cường quản lý thuế GTGT đối với hộ
kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ?
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về
quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể.
- Đối tượng khảo sát, điều tra bao gồm:
+ Các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Thành Phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ;
Khách thể quản lý: là tất cả các hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
+ Cơ quan quản lý thuế là Chi cục Thuế thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Chủ thể quản lý: Chủ thể quản lý trực tiếp là các tổ chức, cơ quan nhà
nước tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý bao gồm: Bộ tài chính, Cơ quan
thuế các cấp, Tổng cục hải quan, Kho bạc nhà nước, Quốc hội, UBND, HĐND
các cấp, Hội đồng tư vấn thuế xã phường.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, các yếu
tố ảnh hưởng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh
doanh cá thể trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ;
- Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại địa bàn thành

3


phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi về thời gian:
+ Thu thập số liệu thứ cấp: từ năm 2015 đến năm 2017;

+ Điều tra và thu thập số liệu sơ cấp: trong năm 2017.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Hiệu quả của công tác quản lý thu thuế nói chung chịu ảnh hưởng chủ
yếu từ nhận thức của tồn dân, tồn xã hội. Trong đó, thuế giá trị gia tăng đối
với hộ kinh doanh cá thể là loại thuế gián thu đánh vào phần giá trị tăng thêm
của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu
thơng đến tiêu dùng.
Thơng qua việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về công tác
quản lý thuế, vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác
quản lý thuế trên địa bàn, các địa bàn khác và thực tiễn nghiên cứu trên địa bàn
thành phố Việt Trì. Tơi mong muốn nghiên cứu sẽ góp phần phát hiện những bất
cập, khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong công tác quản lý thuế giá trị gia tăng
trên địa bàn thành phố Việt Trì, từ đó đưa ra một giải pháp nâng cao nhận thức
của người dân. Trong đó quan trọng nhất là đưa ra giải pháp nâng cao nhận thức
của người dân về tầm quan trọng trong công tác quản lý thuế. Từ đó nâng cao
tính hiệu quả của cơng tác quản lý thuế, vừa góp phần tăng ngân sách, tạo công
bằng trong kinh doanh và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH
DOANH CÁ THỂ
2.1.1. Lý luận về quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể
2.1.1.1. Khái niệm hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân là cơng dân Việt Nam (hoặc một
nhóm người hoặc một hộ gia đình) làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh trên
địa bàn một địa điểm, sử dụng khơng q mười lao động, khơng có con dấu và
chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh;

Trường hợp hộ kinh doanh có sử dụng thường xun hơn 10 lao động thì
phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp (Chính phủ, 2010).
2.1.1.2. Khái niệm thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, đánh vào phần giá trị tăng thêm
của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong q trình từ sản xuất, lưu thơng
đến tiêu dùng (Chính phủ, 2010);
Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể: là tất cả
các hộ có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
2.1.1.3. Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
a. Khái niệm về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý nhưng nhìn chung có thể hiểu:
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được
những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường (Đoàn Thị
Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2004).
Với định nghĩa trên, có thể hiểu:
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể là sự tác động của
chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đảm bảo người nộp thuế giá trị gia
tăng chấp hành nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
* Chủ thể quản lý:

5


Chủ thể quản lý trực tiếp là các tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia trực
tiếp vào quá trình quản lý bao gồm: Bộ tài chính, Cơ quan thuế các cấp, Tổng
cục hải quan, Kho bạc nhà nước, Quốc hội, UBND, HĐND các cấp, Hội đồng tư
vấn thuế xã phường.
Chủ thể gián tiếp là các tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia gián tiếp vào
quá trình quản lý, bao gồm: các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có chức năng

phối hợp với cơ quan thuế trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thuế,
phối hợp với cơ quan quản lý trực tiếp trong việc quản lý thuế, tạo điều kiện
thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, cơ quan có chức năng
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các hành vi vi phạm về thuế, tổ chức và cá nhân
khác có liên quan đến cơng tác quản lý thuế.
* Đối tượng bị quản lý: là tất cả các hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
Khái niệm về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể có
thể hiểu theo 02 nghĩa:
+ Theo nghĩa rộng: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá
thể là sự tác động có chủ đích của cơ quan chức năng trong bộ máy Nhà nước đối
với quá trình lựa chọn từ ban hành và hệ thống luật thuế giá trị gia tăng, tổ chức
thực hiện luật thuế giá trị gia tăng đến việc thanh tra thuế đối với hộ kinh doanh
cá thể để thay đổi quá trình này để tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước và đạt
được mục tiêu do Nhà nước đăt ra;
+ Theo nghĩa hẹp: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá
thể chỉ bao gồm các hoạt động hành pháp (tức là các hoạt động sau khi có chính
sách thuế GTGT). Các hoạt động đó bao gồm: tun truyền phổ biến các luật
thuế, tổ chức quản lý thu thuế (quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý theo quy trình
thu thế, tính thuế, thu nộp tiền thuế); thanh tra thuế.
b. Mục đích của cơng tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
+ Tăng thu cho Ngân sách Nhà nước: Số thu của nước ta hàng năm chiếm
tỷ trọng chủ yếu trong tổng số thu của Ngân sách Nhà nước. Mặc dù số thuế thu
được từ thành phần kinh tế cá thể chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập Ngân
sách Nhà nước nhưng đây là lĩnh vực phức tạp, khó quản lý. Vì vậy làm tốt quản
lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể sẽ có tác dụng động viên,
tăng thu cho Ngân sách Nhà nước (Chính phủ, 2010).

6



+ Thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với khu vực kinh tế cá thể:
vai trò của thuế khơng mang tính khách quan mà nó là kết quả của những tác
động từ phía con người. Những tác động này được thực hiện thông qua những
công việc cụ thể trong công tác quản lý thu thuế.
+ Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật về thuế cho các hộ kinh doanh:
Qua công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các luật thuế
nói chung và luật thuế GTGT nói riêng; cùng với việc tăng cường tính pháp chế của
các luật thuế, ý thức chấp hành các luật thuế được nâng cao. Từ đó tạo cho mọi tầng
lớp dân cư thói quen “sống và làm việc theo pháp luật” (Chính phủ, 2010).
c. Yêu cầu của công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
- Tuyên truyền phổ biến và giáo dục thường xuyên về luật thuế GTGT để
các đối tượng nộp thuế hiểu và tự giác chấp hành.
- Khai thác triệt để các nguồn thu, kết hợp với nuôi dưỡng nguồn thu:
+ Thu hết thuế không để nợ đọng;
+ Kiểm tra giám sát các hộ nghỉ kinh doanh;
+ Quản lý tất cả các đối tượng tham gia sản xuất kinh doanh;
+ Quản lý sát doanh thu thực tế của các đối tượng nộp thuế.
- Thực hiện đầy đủ quy trình nghiệp vụ của ngành đã đề ra đối với từng
loại đối tượng kinh doanh.
2.1.2. Quy trình quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể
2.1.2.1. Đối tượng nộp thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể
Các cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh
doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh) (Bộ Tài
chính, 2015).
2.1.2.2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo
phương pháp khoán
a. Nguyên tắc áp dụng
- Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá

nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh
doanh (Bộ Tài chính, 2015).

7


- Đối với cá nhân nộp thuế khốn thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm
trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng.
b. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khốn là doanh thu tính thuế và
tỷ lệ thuế tính trên doanh thu (Chính phủ, 2010).
* Doanh thu tính thuế:
- Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện
chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng
dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ.
Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế khốn có sử dụng hóa đơn của
cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh
thu trên hóa đơn.
-Trường hợp cá nhân kinh doanh khơng xác định được doanh thu tính thuế
khốn hoặc xác định khơng phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn
định doanh thu tính thuế khốn theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
*Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu:
-Tỷ lệ tính thuế trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng áp dụng đối
với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế GTGT là 1%;
+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu liệu: tỷ lệ thuế giá trị
gia tăng là 5%;
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu

nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%;
+ Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%.
- Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá
nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng
đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp cá nhân kinh doanh khơng xác
định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định
không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan có thẩm quyền ấn định
doanh thu tính thuế khốn của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của
pháp luật về quản lý thuế.

8


* Xác định số thuế phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
* Thời điểm xác định doanh thu tính thuế:
- Đối với doanh thu tính thuế khốn thì thời điểm thực hiện việc xác định
doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế;
- Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không
hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mơ, ngành nghề kinh doanh
trong năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khốn của
năm là trong vịng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy
mô, ngành nghề kinh doanh (Bộ Tài chính, 2015).
- Đối với doanh thu theo hóa đơn thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế:
+ Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu,
quyền sử dụng hàng hóa hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng nếu thời điểm lập
hóa đơn trước thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa;
+ Đối với hoạt động vận tải, cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành
việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch
vụ nếu thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ trước thời điểm hoàn thành việc

cung cứng dịch vụ;
+ Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao
cơng trình, hạng mục cơng trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hồn thành (Bộ
Tài chính, 2015).
*Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể:
Quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế, điều tra doanh số ấn định thuế, xét
miễn giảm thuế: Theo quyết định số 1688/QĐ-TCT ngày 06/10/2014 của Tổng
cục trưởng Tổng Cục thuế về việc ban hành quy trình quản lý thuế đối với HKD,
Quyết định 748/QĐ-TCT ngày 20/5/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
về việc ban hành Quy trình cơng khai thơng tin hộ kinh doanh nộp thuế khốn
trên trang thông tin điện tử của Ngành Thuế và Quyết định 2371/QĐ-TCT ngày
18/12/2015 về việc ban hành quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
nhằm hướng dẫn các bộ phận trên địa bàn Chi cục Thuế thực hiện và phối hợp
thực hiện các công việc quản lý thuế đối với HKD được quy định bao gồm các
bước theo hình 2.1:

9


Bước 1

Quản lý danh bạ HKD

Bước 2

Phân loại HKD

(Đội KK-KTT-TH)

(Đội thuế LPX )


Tính thuế, lập bộ sổ thuế
Bước 3

(Đội KK-KTT-TH, Đội thuế
LPX, Đội KT)

Quản lý đối với hộ ngừng, nghỉ,
Bước 4

bỏ kinh doanh
(Đội KK-KTT-TH, Đội thuế
LPX)

Bước 5

Đôn đốc và tổ chức cơng tác
thu, nộp, lập báo cáo
(Đội KK-KTT-TH, Phịng
KTNB)

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình cơng tác quản lý thu thuế
đối với hộ kinh doanh cá thể
Nguồn: Tổng cục thuế (2015)

a. Quản lý danh bạ hộ kinh doanh cá thể
Đội thuế LPX có trách nhiệm phối hợp với chính quyền xã, phường điều
tra nắm chắc số hộ có sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, nắm diễn biến hoạt động
của các hộ như: hộ mới ra kinh doanh, hộ nghỉ kinh doanh, hộ bỏ kinh doanh, hộ
di chuyển địa điểm kinh doanh. Đối với hộ mới ra kinh doanh, đội thuế cấp phát

tờ khai đăng ký thuế và hướng dẫn cách kê khai để NNT kê khai đăng ký thuế
với cơ quan thuế (Tổng cục thuế 2015).
* Trường hợp hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh
Đội KK-KTT-TH tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục Thuế để phối hợp với
các ngành trên địa bàn quận/huyện (phòng kinh tế, bộ phận cấp đăng ký kinh

10


doanh của UBND /huyện/TP) để hướng dẫn HKD làm thủ tục kê khai đăng ký
thuế. Sau khi cấp mã số thuế cho HKD, Đội KK-KTT-TH cập nhật thông tin
vào Danh bạ quản lý HKD theo Mẫu số 01/QTr-HKD (ban hành kèm theo quy
trình) để theo dõi quản lý thuế.
Đội KK-KTT-TH chuyển danh sách HKD mới đăng ký thuế cho Đội thuế
LPX để thực hiện phân loại quản lý thu thuế và dự kiến doanh thu để lập bộ, tính
thuế, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng. Trường hợp Chi cục Thuế phân
công Đội Kiểm tra và Quản lý nợ thuế quản lý HKD nộp thuế theo kê khai thì
Đội KK-KTT-TH chuyển danh sách HKD mới đăng ký thuế thuộc diện nộp thuế
theo kê khai cho Đội Kiểm tra và Quản lý nợ thuế ngay sau khi hoàn thành thủ
tục cấp mã số thuế và phân loại quản lý thuế.
* Trường hợp hộ kinh doanh khơng có đăng ký kinh doanh, chưa có mã
số thuế.
Đội thuế LPX có trách nhiệm phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường,
cán bộ uỷ nhiệm thu (nếu có) thường xuyên đối chiếu, rà soát địa bàn để nắm lại các
HKD thực tế đang hoạt động (cả hộ có đăng ký kinh doanh chưa đăng ký thuế và hộ
không phải đăng ký kinh doanh) để đưa vào diện quản lý thuế.
Đội thuế LPX cung cấp mẫu tờ khai đăng ký thuế, hướng dẫn kê khai, thu
tờ khai đăng ký thuế và hồ sơ kèm theo (bản photocopy Giấy chứng minh nhân
dân, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) của HKD (Tổng cục thuế 2015).
Đội thuế LPX lập Danh sách HKD mới ra kinh doanh chưa đăng ký

thuế theo Mẫu số 02/QTr- HKD (ban hành kèm theo quy trình) và chuyển kèm
theo tồn bộ hồ sơ đăng ký thuế của HKD cho Đội KK-KTT-TH chậm nhất là
ngày 28 hàng tháng.
Đội KK-KTT-TH căn cứ vào hồ sơ và thông tin do Đội thuế LPX chuyển
đến, thực hiện trình lãnh đạo ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế (mã số thuế)
cho HKD có đủ điều kiện, hoặc cấp Thông báo mã số thuế (mã số thuế tạm) cho
HKD không đủ điều kiện cấp mã số thuế/hoặc không thực hiện thủ tục đăng ký
thuế; đồng thời cập nhật bổ sung Danh bạ quản lý HKD chậm nhất là ngày cuối
cùng của tháng (Tổng cục thuế 2015).
*Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán:
Căn cứ vào doanh thu kinh doanh, Đội thuế LPX phân loại HKD nộp thuế
khốn theo nhóm: HKD thuộc diện khơng phải nộp thuế GTGT, HKD thuộc diện

11


nộp thuế khốn. Ngồi ra, tuỳ theo u cầu quản lý thực tế trên địa bàn địa
phương, Đội thuế LPX có thể phân loại theo bậc mơn bài, theo địa bàn kinh
doanh hoặc theo các nhóm ngành nghề kinh doanh cho phù hợp.
b. Tính thuế, lập bộ sổ thuế
* Xây dựng căn cứ để xác định mức thuế khoán của hộ kinh doanh (Tổng
cục Thuế 2015).
Xác định mức doanh thu khơng phải nộp thuế theo phương pháp khốn
- Đội KK-KTT-TH căn cứ vào chính sách thuế và các quy định hiện hành
để xác định mức doanh thu hàng tháng không phải nộp thuế GTGT theo phương
pháp khoán. Cụ thể:
- Đội thuế LPX thực hiện niêm yết công khai mức doanh thu theo tháng
khơng phải nộp thuế theo phương pháp khốn cùng với việc niêm yết dự kiến
doanh thu và tiền thuế phải nộp của các HKD.
- Hiện nay theo quy định trên địa bàn Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày

15/6/2015 hộ kinh doanh có doanh thu năm từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác
định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế giá trị gia tăng.
* Tổ chức điều tra doanh thu thực tế
Việc điều tra doanh thu là một biện pháp nghiệp vụ của cơ quan thuế
nhằm đánh giá sự sai lệch của việc xác định doanh thu và mức thuế khoán ổn
định với thực tế kinh doanh của HKD; làm căn cứ để xây dựng cơ sở dữ liệu giúp
cho việc xác định mức thuế khoán kỳ sau được sát đúng hơn. Kết quả điều tra
doanh thu thực tế không phải là kết quả thanh tra, kiểm tra, không sử dụng để ấn
định lại tiền thuế khoán ổn định trong năm của HKD được điều tra doanh thu
thực tế. Trường hợp đặc biệt, kết quả điều tra doanh số của HKD có sự sai lệch
lớn so với số liệu thực tế đang khốn thuế thì Chi cục trưởng Chi cục Thuế xem
xét, quyết định việc điều chỉnh mức thuế khoán phải nộp của HKD đối với từng
trường hợp cụ thể và thông báo cho HKD biết (Tổng cục thuế 2015).
- Lập kế hoạch điều tra doanh thu thực tế: Đội KK-KTT-TH căn cứ vào
nguồn lực quản lý thực tế, lập Kế hoạch điều tra doanh thu thực tế của các ngành
nghề kinh doanh trọng điểm trên địa bàn địa phương trong năm theo Mẫu số
05/QTr-HKD (ban hành kèm theo quy trình này), trình Lãnh đạo Chi cục Thuế
phê duyệt trước ngày 15/02 hàng năm. Kế hoạch điều tra doanh thu thực tế được
lập chi tiết cho từng quý, đối với từng nhóm ngành nghề kinh doanh, số lượng

12


×