Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.73 KB, 12 trang )

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẢI DƯƠNG.
3.1. Phương hướng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh
cá thể tại Cục thuế tỉnh Hải Dương.
Thành phần kinh tế cá thể đang tồn tại song song với các thành phần kinh
tế khác và đang dần phát huy được vai trò nhất định của mình trong việc phát
triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Vì vậy
cần phải nhận thức đúng vị trí của hộ kinh doanh cá thể là một yêu cầu cần thiết.
Nền kinh tế tỉnh phát triển đồng nghĩa với ĐTNT ngày càng phát triển,
ngày càng đa dạng về hình thức kinh tế, cũng như nội dung kinh doanh, phương
pháp và mặt hàng kinh doanh. Vấn đề đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý thu
thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể luôn được tổng cục thuế quan
tâm và có các biện pháp chỉ đạo:
+ Dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các
ngành, tiến hành rà soát nắm lại tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa
bàn, phân loại hộ để áp dụng các biện pháp quản lý thu thuế giá trị gia tăng
thích hợp theo hướng sau:
- Đối với các hộ kinh doanh lớn thì tiếp tục thực hiện chế độ kế toán; cần
tạo điều kiện để áp dụng với hộ có đủ điều kiện mở sổ sách kế toán và lập hóa
đơn, chứng từ.
- Đối với các hộ kinh doanh vừa và nhỏ: cần phối hợp với Hội đồng tư
vấn phường, xã để xác định lại doanh thu, công khai lấy ý kiến và công bố ổn
định cho các hộ.
- Đối với các hộ có thu nhập thấp: phải làm các thủ tục miễn giảm thuế,
công khai cho các hộ kinh doanh biết theo đúng quy trình nghiệp vụ.
- Tăng cường quản lý sổ sách và các hóa đơn chứng từ: những hộ kinh
doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, yêu cầu các chi cục
thuế tăng cường thanh tra, kiểm tra để phát hiện kịp thời các trường hợp vi
phạm.
- Ủy nhiệm thu cho chính quyền các cơ sở các khoản thuế của các hộ


thuôc diện ấn định thuế, nhằm đảm bảo thu sát thực tế, chống thất thu thuế, iết
kiệm chi phí, tạo điều kiện cho người nộp thuế.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về thuế,
mở rộng các dịch vụ tư vấn thuế, chú trọng việc giáo dục nghĩa vụ nộp thuế cho
người dân, kích thích ý thức tự giác của các đối tượng nộp thuế trong việc kê
khai – nộp thuế.
- Củng cố bộ máy tổ chức của ngành thuế cho phù hợp với yêu cầu trong
thời gian tới; đào tạo đội ngũ cán bộ thuế có năng lực thực sự, có phẩm chất đạo
đức tốt để có thể tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý thuế lâu dài.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm cho từng cán bộ thuế, mỗi người phải tự
chịu trách nhiệm trước kết quả công tác của mình, gắn kết quả công tác với các
hình thức khen thưởng để khuyến khích các cán bộ thuế tích cực hơn trong công
tác.
- Mục tiêu của ngành thuế luôn là: thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào Ngân
sách Nhà nước, không để nợ đọng; không tham mô, không làm thất thoát tiền
thuế; phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách được giao hàng năm.
- Thường xuyên nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý thu thế
nhằm mang lại hiệu quả cao nhất và hạn chế thất thoát tiền thuế.
Từ phương hướng trên, em xin kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện
quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh
như sau:
3.1.1. Nâng cao tổ chức bộ máy cục thuế và ý thức trách nhiệm của bộ máy
quản lý thuế.
+ Tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy ngành thuế phù hợp với yêu cầu và
nhiệm vụ trong giai đoạn tới; thống nhất từ nhận thức ý chí và hành động trong
toàn cục; sắp xếp lại đội ngũ cán bộ các phòng, chi cục, đội thuế…; bổ nhiệm
các cán bộ có phẩm chất đạo đức, có năng lực lãnh đạo, miễn nhiệm các cán bộ
kém về đạo đức, năng lực chuyên môn và trình độ lãnh đạo; Đối với các cán bộ
đã quản lý quá lâu trên một địa bàn có người nhà kinh doanh thì thực hiện luân
chuyển cán bộ đó sang địa phương khác; xây dựng tiêu chuẩn cán bộ ngành

thuế để có hướng đào tạo.
+ Tăng cường giáo dục rèn luyện về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên
môn nghiệp vụ về tổ chức quản lý cho cán bộ cho thật sự phù hợp với sự phát
triển của nền kinh tế và với quy trình quản lý thuế. Bên cạnh đó phải chăm lo
đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các cán bộ thuế để giúp họ yên tâm
công tác và ngăn chặn các tiêu cực có thể xảy ra.
3.1.2. Quản lý đối tượng nộp thuế:
+ Duy trì phương pháp quản lý hộ kinh doanh theo đường phổ, thôn xóm
được theo dõi trên sổ tay chuyên quản của cán bộ thuế; kiểm tra chặt chẽ những
hộ nghỉ kinh doanh, những hộ kinh doanh thời vụ, làng nghề…; tăng cường
kiểm tra đối với những hộ nghỉ kinh doanh, xử lý nghiêm các trường hợp “nghỉ
giả”.
+ Nghiên cứu, thiết kế lại cấu tạo của mã số thuế để mọi người dễ hiểu,
dễ thực hiện và phát huy tác dụng trong công tác quản lý thu thuế.
+ Nên phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng có liên quan và ỦY
ban Nhân dân các phường, xã để rà soát, nắm chính xác số hộ thực tế kinh
doanh trên địa bàn và quy mô kinh doanh của hộ, đưa hết các hộ đang kinh
doanh vào quản lý; chứng nhận và đăng ký thuế cho tất cả hộ kinh doanh; nắm
bắt kịp thời các hộ mới kinh doanh để đôn đốc đăng ký mở mã số thuế; cơ quan
thuế tổ chức phân loại hộ kinh doanh theo quy mô và ngành nghề kinh doanh để áp
dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp theo hướng chuyển đổi các hộ sang nộp
thuế theo kê khai, hạn chế nộp theo phương pháp khoán.
+ Riêng đối với các hộ kinh doanh về vận tải thì đội thuế cần phối hợp
với Hội đồng tư vấn thuế tại địa bàn để nắm lại số hộ có phương tiện vận tải,
phân loại hộ kinh doanh nhưng không đăng ký nộp thuế; đồng thời kết hợp với
cảnh sát giao thông và cơ quan đăng ký biển số xe để rà soát, nắm được số
phương tiện có hoạt dộng kinh doanh, đối chiếu với các phương tiện đã được kê
khai để đưa các đối tượng còn sót vào diện quản lý.
3.1.3. Quản lý khâu kê khai, nộp thuế.
+ Cần khoán các mức thu thuế cho từng cán bộ, theo dõi kết quả nợ đọng

hàng tháng, hàng quý để có cơ sở xét thi đua, khen thưởng.
+ Xử lý nghiêm các trường hợp tray ỳ và có biểu hiện của hành vi trốn
thuế, tiến hành kiểm tra thường xuyên tất cả các hộ kinh doanh cá thể và các cán
bộ thu thuế để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.
+ Các chi cục thuế phối hợp với kho bạc Nhà nước để tăng cưởng hơn
nữa những điểm thu lợi nhuận khi cần, báo cáo với chính quyền địa phương để
tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho cả người nộp thuế và người thu tiền thuế.
+ Có các chế độ khen thưởng, bồi dưỡng cho các cán bộ làm ngoài giờ để
động viên, khuyến khích họ làm việc tích cực hơn,
+ Tăng kinh phí chi cho việc thuê địa điểm, phương tiện vận chuyển, chi
phí bảo vệ, chi phí kiểm đếm…
3.1.4. Quản lý căn cứ tính thuế:
Các chi cục thuế căn cứ vào biến động của nền kinh tế: biến động về giá
cả, diễn biến của thị trường mà tiến hành xem xét lại doanh thu của các hộ cho
phù hợp. Điều này đòi hỏi các cán bộ thuế phải bám sát địa bàn, nắm được sự
thay đổi quy mô kinh doanh của các hộ để có căn cứ tính thuế cho sát với thực
tế.
+ Phòng kiểm tra nội bộ có trách nhiệm chủ trì, đồng thời phối hợp với
phòng Tổng hợp và dự toán xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch, đánh giá
việc thực hiện quy trình quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể của
các Chi cục thuế ; kịp thời chấn chỉnh và kiến nghị đối với các trường hợp
không thực hiện theo đúng quy trình.
+ Trường hợp cán bộ thuế thấy doanh thu kinh doanh của hộ kinh doanh
tăng hay giảm 25% so với doanh thu ấn định thì phải lập tức yêu cầu các hộ đó kê
khai lại doanh thu, sau đó phải điều chỉnh, ra thông báo và giải thích cụ thể với
từng hộ lý do và mức điều chỉnh; áp dụng đồng loạt và công khai điều chỉnh
doanh thu như nhau với các hộ có cùng và điều kiện kinh doanh.
+ Đối với các ngành còn thất thu nhiều:
- Tuy số thu từ ngành dịch vụ như dịch vụ nhà hàng, khách sạn đều tăng
qua các năm, nhưng mức huy động về thuế cho ngân sách Nhà nước còn chưa

tương xứng với tiềm năng. Các hộ kinh doanh trong ngành này có rất nhiều
cách kê khai không trung thực về doanh thu, quy mô kinh doanh. Vì vậy, cần
tiến hành xác định lại doanh thu của các hộ này cho sát với thực tế.
Đối với việc xác định doanh thu đối với ngành ăn uống: các cán bộ quản
lý thuế cần xác định được số hàng hóa mua vào và chế biến mỗi ngày, địa bàn,
diện tích kinh doanh, số lượng khách hàng thường đến vào thời điểm nào…
Đối với dịch vụ khách sạn: kiểm tra doanh thu một phòng, quy mô và địa
điểm khách sạn…Từ đó phải có phương án bố trí cán bộ thuế phối hợp với Hội
đồng tư vấn kiểm tra ngoài giờ để có căn cứ xác định chính xác doanh thu thực
tế.
- Đối với hoạt động vận tải: tiến hành ủy nhiệm thu cho Ủy ban Nhân dân
phường quản lý thu thuế.
3.1.5. Chấn chỉnh lại công tác quản lý hóa đơn chứng từ:
Hiện nay công tác quản lý hóa đơn chứng từ ngành thuế còn lỏng lẻo nên
một số đối tượng nộp thuế lợi dụng sơ hở, mua khống hóa đơn nhằm mục đích
trốn thuế, lậu thuế.
Cơ quan thuế cần phải xử lý nghiêm các trường hợp giả mạo hóa đơn
chứng từ đối với các hộ kinh doanh, cũng như đối với trường hợp cán bộ thuế
thông đồng với các đối tượng nộp thuế nhằm thu lợi cho riêng mình.
3.1.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế.
Cần tập trung cho công tác kiểm tra, thanh tra thuế trên mọi khía cạnh,
bao gồm: kiểm tra, thanh tra kê khai nộp thuế, sử dụng ấn chỉ thuế…của đối
tượng nộp thuế; thanh tra, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của nộ bộ ngành

×