Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu hiệu quả gây động dục bằng phương pháp ovsynch kết hợp vòng tẩm progesterone việt nam trên đàn bò sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 69 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ NGUYỄN TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GÂY ĐỘNG DỤC BẰNG
PHƯƠNG PHÁP OVSYNCH KẾT HỢP VÒNG TẨM
PROGESTERONE VIỆT NAM TRÊN ĐÀN BÒ SỮA

Ngành:

Thú y

Mã số:

8640101

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Sử Thanh Long

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Lê Nguyễn Tuấn Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
ban Chủ nhiệm khoa Thú y đã tạo điều kiện để tơi có thể học tập và thực hiện nghiên
cứu này;
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Cô trong khoa Thú y đã giảng dạy, chia sẻ
những kinh nghiệm quý báu cho tôi. Đặc biệt, xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Sử Thanh Long, trưởng bộ môn Ngoại-Sản đã nhiệt tâm hướng dẫn, chỉ bảo
tận tình, truyền cảm hứng và tạo điều kiện cho tơi có thể thực hiện nghiên cứu này;
Tiếp đến xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, Bác sỹ Thú y tại Trung tâm
Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, các chủ trang trại bị sữa tại Ba Vì đã nhiệt tình hướng
dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình thực hiện đề tài;
Xin cảm ơn nhóm sinh viên Nghiên cứu khoa học bộ môn Ngoại - Sản đã giúp
đỡ và cho tôi môi trường học tập rèn luyện trong suốt quá trình thực tập;
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã quan tâm, giúp
đỡ, động viên cho tơi trong suốt q trình học tập cũng như q trình hồn thành bài
khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Lê Nguyễn Tuấn Anh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục biểu đồ .......................................................................................................vii
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2


1.3.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.

Hormone sinh sản gia súc cái ........................................................................... 3

2.2.

Kiểm tra cơ quan sinh sản gia súc cái qua trực tràng ........................................ 9

2.3.

Các loại vòng tẩm progesterone đang sử dụng trên thế giới ............................ 12

2.4.

Một số công thức gây động dục và rụng trứng chủ động ................................ 16

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 22
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 22


3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 22

3.3.

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................ 22

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 22

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 23

3.5.1.

Phương pháp khám buồng trứng .................................................................... 23

3.5.2.

Phương pháp đánh giá điểm thể trạng ............................................................ 24

3.5.3.

Phương pháp đánh giá lứa đẻ ......................................................................... 24

3.5.4.


Phương pháp đặt vòng mẫu tẩm progesterone ................................................ 24

3.5.5.

Phương pháp đánh giá tính kích ứng vịng ProB và CIDR sau rút vịng .......... 26

3.5.6.

Phương pháp phát hiện bò động dục .............................................................. 26

iii


3.6.

Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 27

3.7.

Xử lý số liệu .................................................................................................. 28

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 29
4.1.

Kết quả gây động dục bằng vòng prob và cidr................................................ 29

4.2.

Kết quả bò động dục theo thời gian sau khi rút vòng (ProB và CIDR) ra
khỏi âm đạo ................................................................................................... 34


4.3.

Đánh giá tính gây kích ứng niêm mạc âm đạo bị khi sử dụng vòng prob
và cird ........................................................................................................... 37

4.4.

Đánh giá tỷ lệ động dục theo điểm thể trạng .................................................. 40

4.5.

Đánh giá tỷ lệ động dục theo lứa đẻ ............................................................... 43

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 46
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 46

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 46

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 47

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

CIDR

Controlled Internal Drug Release

FSH

Follicle Stimulating Hormone

GnRH

Gonadotropin Releasing Hormone

ProB

Progesterone Bovine

HCG

Human Chorionic Gonadotropin

HF

Holstein Friesian

LH

Luteinizing Hormone


N

Ngày

PGF2α

Prostaglandin F2α

PMSG

Pregnant Mare Serum Gonadotropin

TTNT

Thụ tinh nhân tạo

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh buồng trứng ................................................24
Bảng 3.2. Mức độ kích ứng của vịng ProB và CIDR sau rút vòng.............................26
Bảng 4.1. Kết quả bò động dục sau rút vòng ProB và CIDR ......................................30
Bảng 4.2. Tỷ lệ bị động dục theo thời gian ...............................................................35
Bảng 4.3. Tính kích ứng sau khi sử dụng vịng ProB và CIDR ..................................38
Bảng 4.4. Kết quả bò động dục theo điểm thể trạng ...................................................40
Bảng 4.5. Kết quả bò động dục theo lứa đẻ................................................................43

vi



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ bò động dục trở lại sau khi rút vòng ...............................................30
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ bò động dục theo thời gian sau khi điều trị .....................................35
Biểu đồ 4.3. Biểu đồ thể hiện mức độ kích ứng theo tình trạng dịch bám trên vịng
ProB và vòng CIDR sau khi rút ...............................................................38
Biểu đồ 4.4. Kết quả bò động dục theo điểm thể trạng ................................................41
Biểu đồ 4.5. Kết quả bò động dục theo lứa đẻ .............................................................43

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Ba bệnh buồng trứng thường gặp trên bò: 1) Thể vàng tồn lưu; 2) U
nang buồng trứng; 3) Buồng trứng khơng hoạt động ..................................11
Hình 2.2. Sản phẩm vịng CIDR (New Zealand) .......................................................12
Hình 2.3. Sản phẩm vịng PRID (Canada) .................................................................13
Hình 2.4. Sản phẩm vịng DIB (Argentina) ...............................................................13
Hình 2.5. Sản phẩm vịng Cue Mate (New Zealand) .................................................14
Hình 2.6. Sản phẩm vịng Procrear Synkroxy (Argentina) .........................................14
Hình 2.7. Sản phẩm vịng Pro-Ciclar (Colombia) ......................................................15
Hình 2.9. Sản phẩm vịng Sincrogest (Brazil) ...........................................................15
Hình 2.10. Sản phẩm vịng Cronipres (Argentina).......................................................16
Hình 2.11. Cơng thức ovsynch ....................................................................................17
Hình 2.12. Cơng thức Co synch ..................................................................................17
Hình 2.13. Cơng thức Presynch ..................................................................................18
Hình 2.14. Cơng thức Heatsynch ................................................................................18
Hình 2.15. Phác đồ gây động dục kết hợp prostaglandin PGF2α .................................19
Hình 2.16. Phác đồ gây động dục kết hợp eCG và PGF2α...........................................20

Hình 2.17. Phác đồ gây động dục kết hợp estradiol và PGF2α ....................................21
Hình 3.1. Phương pháp khám buồng trứng qua trực tràng .........................................23
Hình 3.2. Cơng thức gây động dục bị sử dụng vịng ProB ........................................27
Hình 3.3. Cơng thức gây động dục bị sử dụng vịng CIDR .......................................27
Hình 4.1. Mủ lẫn máu bám trên thân của vòng tẩm progesterone sau khi rút .............37

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Nguyễn Tuấn Anh
Tên luận văn: Nghiên cứu hiệu quả gây động dục bằng phương pháp Ovsynch kết hợp
vòng tẩm Progesterone Việt Nam trên đàn bò sữa”.
Ngành: Thú y

Mã số: 8640101

Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả của phương pháp Ovsynch kết hợp vòng tẩm progesterone
CIDR (New Zealand) và vòng ProB do Việt Nam sản xuất trong gây động dục ở bò sữa
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khám buồng trứng: Sử dụng phương pháp khám qua trực tràng,
đánh giá buồng trứng dựa vào hình thái buồng trứng và các thông tin liên quan đến sinh
sản đàn bò.
Phương pháp đánh giá điểm thể trạng: Thang điểm đánh giá từ 1 đến 5 (1: rất
gầy, 2: gầy, 3: bình thường, 4: béo, 5: rất béo), hai mức điểm liên tiếp cách nhau 0,25
(Ferguson và et al., 1994).
Phương pháp đánh giá lứa đẻ: Các bò chưa động dục, động dục nhiều lần mà
thụ tinh nhân tạo khơng có chửa xếp vào bị tơ. Các bị có thai trên 3 tháng bị sảy tính là

1 lứa đẻ.
Phương pháp đặt vòng mẫu tẩm progesterone: gồm 5 bước chuẩn bị bò, Chuẩn
bị dụng cụ và vòng, cố định và vệ sinh cơ quan sinh dục bò, đặt vòng tẩm progesterone,
rút vòng tẩm progesterone.
Phương pháp đánh giá tính kích ứng vịng ProB và CIDR sau rút vịng: Sau khi
rút vịng, chúng tơi tiến hành quan sát dịch bám dính ở thân, cánh vòng
Phương pháp phát hiện bò động dục: Quan sát ngày 2 lần (sáng, chiều) kết hợp
hỏi chủ gia súc về những biểu hiện của gia súc, kết hợp sổ sách ghi chép các số liệu sinh
sản của mỗi bò gồm tuổi, ngày đẻ, lứa đẻ, lầ n đô ̣ng du ̣c gầ n nhất
Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trên 100 bò sữa HF
thuộc các nơng hộ và trang trại tại Ba Vì, với 100 bị chúng tơi chia ngẫu nhiên thành 2
lơ: lơ 1 gồm 50 bị sử dụng vịng ProB và lơ 2 còn lại 50 bò sử dụng vòng CIDR. Tất cả
các bị được gây động dục theo cơng thức Ovsynch kết hợp vòng tẩm progesterone
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh
học bằng phần mềm Excel, Minitab.

ix


Kết quả chính và kết luận
Tỷ lệ bị động dục ở hai nhóm (sử dụng vịng ProB và vịng CIDR) tương đương
nhau (82% so với 78%, P>0,05)
Thời gian bò động dục trở lại sau khi rút vòng tập trung trong vịng 3 ngày đầu,
trong đó ngày thứ 2 có tỷ lệ động dục cao nhất với 61,0% và 64,1% tương ứng nhóm sử
dụng vịng ProB và vịng CIDR.
Ở cả hai nhóm bị thí nghiệm, tỷ lệ động dục cao nhất ở các bị có điểm thể trạng
trong khoảng 2,75 - 3,0 (81,0% so với 78,57% tương ứng nhóm sử dụng vòng ProB và
vòng CIDR P>0,05)
Tỷ lệ động dục đều tập trung ở các lứa đẻ đầu của cả hai nhóm bò sử dụng vòng
ProB và vòng CIDR. Bò tơ, lứa đẻ 1, lứa đẻ 2 và lứa đẻ 3 ở nhóm sử dụng vịng ProB

lần lượt là 100%, 76,5%, 85,7% và 75%. Ở nhóm sử dụng vịng CIDR là 80%, 76,5%,
80% và 100%.
Vòng tẩm ProB khi đặt vào âm đạo bị khơng gây hiện tượng viêm nhiễm.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Nguyen Tuan Anh
Thesis title: Research the effect of causing oestrus by Ovsynch method combine
Vietnamese progesterone impregnated ring in dairy cows.
Major:

Veterinary

Code: 8640101

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To evaluate the effect of Ovsynch method combine progesterone impregnated ring
CIDR (New Zealand) and ProB ring made in Vietnam of causing oestrus in dairy cows.
Materials and Methods
Method of ovarian examination: Using
rectal examination method,
evaluation of the ovary is based on ovary morphology and information related to the
reproduction of cows.
Method of body condition score evaluation: The score ranges from 1 to 5 (1:
very thin, 2: skinny, 3: normal, 4: fat, 5: very fat), two consecutive points are 0.25 apart
(Ferguson et al., 1994).
Method of litter evaluation: The cows were not oestrus, oestrus repeatedly but

artificial insemination was not pregnancy classified into heifers. Pregnant cows over 3
months were counted as one litter.
Method of placing ring impregnated progesterone including 5 steps: preparation of
the cow, preparation of instruments and rings, fixation and cleaning of the genital herd,
placing progesterone impregnated ring, withdrawing progesterone impregnated ring.
Method of evaluation of ProB and CIDR ring after withdrawing: After
withdrawing the ring, we observed the adhesion of the body, the wings of the ring.
Method of detection of oestrus cows: Observation twice daily (morning,
afternoon) in combination interviewed cattle owner about the expression of cattle, the
record of reproductive data of each cow including age, calving date, litter, latest oestrus.
Method of experimental arrangement: The experiment was proceed on 100 HF
cows in household and farms in Ba Vi, divide randomly into 2 plots: plot 1 included 50
cows using ProB ring and plot 2 included 50 cows used CIDR rings. All cows are
caused oestrus by the Ovsynch formula using a progesterone impregnated ring.
Data processing method: The data are processed by the statistical method using
Excel software, Minitab.

xi


Main findings and conclusions
The proportion of oestrus cows in both groups (using ProB rings and CIDR
rings) was similar (82% versus 78%, P> 0.05).
The time for oestrus cows back after withdrawing ring focused within the first 3
days, in which the second day had the highest rates of oestrus with 61.0% and 64.1%,
respectively group using ProB rings and group using CIDR rings.
In both groups of cows, the highest rates of oestrus were in the cows with body
condition in the range of 2.75 to 3.0 (81.0% compare to 78.57%, respectively, group
using the ProB rings and group using CIDR rings, P> 0.05) and in first litter at over
75% (P> 0.05) in both groups.

The ProB impregnated ring put into the vagina did not cause inflammation.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên
đáng kể, mở ra cơ hội rất lớn cho ngành chăn ni bị sữa để phát triển mạnh cả
về số lượng và chất lượng, dần đáp ứng nhu sử dụng sữa gia tăng của người dân.
Theo Thống kê từ Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam, nhu cầu sữa tươi tăng
khoảng 61%, từ 500 triệu lít (năm 2010) lên đến 805 triệu lít (năm 2015). Theo
chủ chương và định hướng của Việt Nam đến năm 2020 đạt khoảng 500 nghìn
con bị sữa, trong đó chủ yếu là bò sữa cao sản. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã
chứng minh mối quan hệ đối nghịch giữa sản lượng sữa và khả năng sinh sản
(Dematawewa and Berger, 1998; Hansen., 2000). Opsomer (1998) kết luận rằng
tỷ lệ chậm sinh cao hơn 3 lần trên bò sữa cao sản, tỷ lệ chẩn đốn dương tính với
bệnh thể vàng tồn lưu cũng tăng gấp gần 3 lần (dựa trên định lượng progesterone
huyết thanh ở ngưỡng cao quá 20 ngày). Nghiên cứu của Heuer (1999) cũng cho
nhận định gia tăng sản lượng sữa kéo theo gia tăng nguy cơ u nang buồng trứng,
dẫn tới chậm sinh trên bò sữa cao sản. Theo Sử Thanh Long và cs., điều tra tại
Ba Vì (2014) và Vĩnh Phúc (2015) thì chỉ 40 - 45% bị sữa sau đẻ có chu kỳ sinh
lý bình thường, cịn lại 55 - 60% bò thường chậm động dục, động dục không rõ
ràng hoặc không động dục kéo dài dẫn đến bỏ lỡ nhiều chu kỳ và gia tăng khoảng
cách giữa hai lứa đẻ gây thiệt hại kinh tế cho người chăn ni bị sữa tại Việt
Nam. Thời gian động dục trở lại sau đẻ kéo dài (quá 90 ngày) gây thiệt hại kinh tế
cho người chăn nuôi, không chỉ giảm sản lượng sữa mà cịn tăng chi phí thụ tinh
nhân tạo hay chi phí loại thải bị (Werth 1991).
Năm 1981, vòng tẩm progesterone nâng cao khả năng sinh sản bò sữa đầu
tiên ra đời. Năm 1986 xuất hiện vòng tẩm progesterone nâng cao khả năng sinh sản

trên cừu và năm 1988 xuất hiện vịng tẩm trên dê. Từ đó đến nay, chưa có một hình
thức thay thế nào tốt hơn vịng tẩm progesterone đặt âm đạo góp phần nâng cao khả
năng sinh sản cho gia súc nói chung và bị sữa nói riêng.
Với mục đích chủ động sản xuất vịng tẩm progesterone trong nước, bộ
Nơng nghiệp và phát triển Nông thôn đã phê duyệt đề tài "Nghiên cứu công nghệ
sản xuất vịng tẩm progesterone đặt âm đạo góp phần nâng cao khả năng sinh
sản ở bò sữa" thực hiện từ năm 2015 - 2017. Cho tới nay, vòng tẩm progesterone

1


do Việt Nam sản xuất (gọi là vòng ProB) đã được thử nghiệm trên đàn bò cắt
buồng trứng để định lượng progesterone cho kết quả tốt, tương đương với vòng
nhập ngoại (Sử Thanh Long và cs., 2017). Nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá
hiệu quả sử dụng, sớm đưa sản phẩm đến với người chăn ni bị trên tồn quốc,
chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiệu quả gây động dục bằng phương
pháp Ovsynch kết hợp vòng tẩm progesterone Việt Nam trên đàn bò sữa”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiệu quả của phương pháp Ovsynch kết hợp vòng tẩm
progesterone CIDR (New Zealand) và vòng ProB do Việt Nam sản xuất trong
gây động dục ở bò sữa;
1.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Hà Nội
- Bộ mơn Ngoại Sản, khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Viện nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học và Bệnh nhiệt đới
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
- Xây dựng được quy trình gây động dục trên đàn bò sữa bằng phương
pháp sử dụng vòng tẩm progesterone;
- Đánh giá hiệu quả sử dụng vòng tẩm progesterone của Việt Nam

(ProB) trước khi đưa vào sản xuất.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. HORMONE SINH SẢN GIA SÚC CÁI
Hormone có thể được phân loại theo cấu trúc hoá sinh hoặc cơ chế hoạt
động. Dựa trên cấu trúc hoá sinh, hormone bao gồm glycoproteins, polypeptides,
steroids, fatty acids và amines.
Proteins: Là những hormone có khối lượng phân tử từ 300 đến 70.000
dalton. Ví dụ: Oxytocin, FSH và LH.
Steroids: Dẫn xuất từ cholesterol, có khối lượng phân tử từ 300 đến 400
dalton. Ví dụ: Testosterone.
Fatty acids: Dẫn xuất từ arachidonic acid, có khối lượng phân từ khoảng
400 dalton.
Amines: Những hợp chất này có nguồn gốc từ tyrosine và tryptophan, ví
dụ như Melatonin.
Các dạng tương tác gian bào
Hệ thần kinh trung ương từng được cho là có chức năng điều phối tất cả
các hệ cơ quan trong cơ thể cho đến khi phát hiện ra hệ thống nội tiết. Việc điều
hoà sinh sản được điều khiển bởi hai hệ thống riêng biệt với vai trò trung gian
của tuyến yên. Ngày nay, các tín hiệu hố học khơng thuộc cả hai hệ thống trên,
yếu tố tăng trưởng cũng có vai trị trong điều hồ hoạt động sinh sản.
Có bốn dạng tương tác gian bào, thơng qua các tín hiệu hóa học như amines,
amino acids, steroids và polypeptides:
Tương tác thần kinh: Chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter) được
giải phóng tại các liên kết synapse của tế bào thần kinh, hoạt động tại các khe
synapse.
Tương tác thể dịch: Hormone được vận chuyển theo hệ tuần hoàn.

Tương tác cận tiết (Paracrine communication): Các sản phẩm của tế bào
khuếch tán qua dịch gian bào tác động lên tế bào gần đó. Ví dụ: prostaglandins.
Tương tác tự tiết (Autocrine communication): Tế bào tiết các tín hiệu hố
học gắn với receptor trên chính.
Điều hồ sự tiết hormone
Hệ thần kinh trung ương đóng vai trị quan trọng trong điều hoà hoạt động

3


của tuyến sinh dục qua cơ chế điều hoà thể dịch ngược, cơ chế thần kinh và cơ
chế điều hoà miễn dịch - thể dịch.
Cơ chế điều hoà ngược
Tuyến sinh dục: Một hormone tuyến đích có thể tác động tới q trình tiết
của yếu tố kích thích tiết hormone đó, ví dụ như FSH kích thích nang trứng trội
tiết ra estrogen, sau đó estrogen sẽ tác động ngược trở lại tuyến dưới đồi để điều
chỉnh lượng FSH hình thành.
Điều hồ ngược âm tính (ức chế): Hệ thống này bao hàm mối quan hệ qua
lại giữa hai hoặc nhiều tuyến và cơ quan đích. Ví dụ: kích thích buồng trứng tăng
tiết estrogen, khiến cho nồng độ FSH giảm. Tương tự, khi hormone tuyến yên đạt
ngưỡng nhất định, một số nhân tuyến dưới đồi đáp ứng bằng cách giảm tiết các
hormone đặc hiệu, dẫn tới giảm tiết hormone tuyến yên và giảm cường độ hoạt
động của cơ quan đích.
Điều hồ ngược dương tính (kích thích): Khi nồng độ hormone tuyến đích
trong máu tăng sẽ kích thích tuyến chỉ huy tiếp tục tăng tiết. Ví dụ nồng độ
estrogen tăng trong giai đoạn trước rụng trứng kéo theo sự giải phóng đột ngột
của LH tuyến yên. Hai hiện tượng này được đồng bộ chính xác, bởi nồng độ LH
dâng cao (LH surge) có vai trò quan trọng trong phá vỡ nang trứng trội (sự rụng
trứng - ovulation).
Hormone tuyến dưới đồi: Hormone của cả tuyến yên và tuyến sinh dục

điều tiết sự tổng hợp, dự trữ và giải phóng của hormone tuyến dưới đồi thơng qua
hai cơ chế điều hồ ngược: Vịng lặp ngắn và vịng lặp dài (short và long loop).
Điều hồ ngược vịng lặp dài bao gồm tương tác giữa tuyến sinh dục, tuyến n
và tuyến dưới đồi, trong khi điều hồ vịng lặp ngắn cho phép gonadotropin tuyến
yên tác động tới hoạt động tiết của hormone tuyến dưới đồi mà không cần tác
động trung gian từ tuyến sinh dục.
Phản xạ thần kinh - thể dịch: Một phần từ cơ chế điều hoà ngược nêu trên,
hệ thần kinh có thể điều hồ sự giải phóng hormone theo con đường thần kinh.
Ví dụ: Oxytocin trong cơ chế tiết sữa và LH trong khi giao hợp.
Điều hoà miễn dịch - thể dịch: Hệ miễn dịch và hệ nội tiết tương tác chặt
chẽ để điều hoà lẫn nhau. Một số cơ quan nội tiết trong mối tương tác này là:
tuyến dưới đồi, tuyến yên, tuyến sinh dục, tuyến thượng thận, tuyến tùng, tuyến
giáp và tuyến ức.

4


Receptor của hormone
Mỗi hormone có tác dụng đặc hiệu trên một hoặc nhiều cơ quan đích,
thơng qua hai cơ chế sau:
- Gắn đặc hiệu là cơ chế thơng thường. Ví dụ, tất cả các mơ đích đáp ứng
với hormone steroid chứa một receptor protein trong tế bào, gắn đặc hiệu với các
hormone này. Trong tế bào đích, hormone steroid được tìm thấy trong bào tương,
gắn với protein liên quan có khối lượng phân tử lớn (khoảng 200.000 daltons).
Sau đó, phức hợp protein - hormone hoạt hoá, biến đổi để đi vào nhân tế bào. Tại
nhân, phức hợp gắn với các receptor đặc hiệu, gây ra các phản ứng sinh lý đặc
hiệu tại tế bào đó.
Tế bào đích của thuỳ trước tuyến yên chiếm các receptor màng tế bào để
nhận biết và gắn chọn lọc với các hormone, bao gồm các gonadotropin. Sau khi
gắn, một loạt các phản ứng diễn ra để kích thích tổng hợp và tiết hormone tuyến

yên, theo cơ chế của hệ thống AMP vòng - kinase. Nồng độ estrogen, khi đó sẽ
tác động tới các receptor của gonadotropin.
Các hormone chính điều khiển nhiều q trình sinh sản khác nhau, ngược
lại các hormone thứ cấp hoặc hormone chuyển hoá gián tiếp tác động tới hoạt
động sinh sản và khơng được đề cập trong chương này.
Hormone chính tham gia vào nhiều quá trình sinh sản như sự hình thành tinh
trùng (spermatogenesis), rụng trứng (ovulation), biểu hiện dục tính, hình thành hợp
tử (fertilization), mang thai, tiết sữa và biến đổi sinh học trong cơ thể mẹ.
Hormone sinh sản có nguồn gốc từ 4 hệ thống hay cơ quan chính trong cơ
thể: Tuyến dưới đồi, thuỳ trước và thuỳ sau tuyến yên, tuyến sinh dục (dịch hoàn
và buồng trứng, bao gồm cả các mô kẽ và thể vàng), tử cung và nhau thai.
Hormone ức chế / kích thích từ tuyến dưới đồi
Hormone tuyến dưới đồi điều hồ q trình sinh sản là gonadotropin
releasing hormone (GnRH), hormone vỏ thượng thận (ACTH) và yếu tố ức chế
prolactin (prolactin inhibiting factor - PIF). Tuyến dưới đồi cũng là nguồn tiết
oxytocin và vasopressin, dự trữ tại thuỳ sau tuyến yên (thuỳ thần kinh).
GnRH là một decapeptide (10 amino acids) có khối lượng phân tử 1183
daltons, được tổng hợp sau đó dự trữ tại vùng nền giữa tuyến dưới đồi (medial
basal hypothalamus). GnRH tạo liên kết thể dịch giữa hệ thần kinh trung ương và
hệ nội tiết. Đáp ứng lại tín hiệu thần kinh, GnRH được tiết vào hệ mạch cửa dưới
đồi - tuyến yên kích thích sự giải phóng LH và FSH từ thuỳ trước tuyến yên.

5


Hormone thuỳ trước tuyến yên
Thuỳ trước tuyến yên tiết 03 hormone hướng sinh dục là FSH, LH và
prolactin. LH và FSH là glycoprotein hormone, có khối lượng phân tử khoảng
32.000 daltons. Gonadotropes trong thuỳ trước tuyến yên chịu trách nhiệm tiết cả
hai hormone này. Mỗi hormone bao gồm 2 tiểu đơn vị không đồng đều, đặt tên là

tiểu đơn vị α và tiểu đơn vị β. Tiểu đơn vị α là thành phần của cả FSH và LH
trên các loài, ngược lại tiểu đơn vị β khác biệt và có tính đặc hiệu đối với mỗi
loại hormone. Cả hai tiểu phần khơng có hoạt tính sinh học khi tách riêng.
Prolactin không phải là glycoprotein.
GnRH và các steroid sinh dục điều khiển q trình tiết gonadotropins.
Thêm vào đó, peptides sinh dục cũng có khả năng điều tiết q trình tổng hợp
FSH. Ảnh hưởng của activin (kích thích) hay inhibin, follistatin (ức chế) sẽ được
đề cập ở các chương sau.
Follicle stimulating hormone: FSH thúc đẩy sự phát triển và thành thục
của nang trứng hoặc nang Graafian. FSH không gây tiết estrogen từ nang trứng,
thay vào đó, chúng cần sự hiện diện của LH để kích thích sự tổng hợp estrogen.
Luteinizing hormone: LH là glycoprotein gồm hai tiểu đơn vị α và tiểu
đơn vị β, khối lượng phân tử khoảng 30,000 daltons và có thời gian bán huỷ sinh
học là 30 phút. Ngưỡng cơ bản hoặc nhịp LH hoạt động phối hợp với FSH để
gây tiết estrogen từ nang trứng trội. Nồng độ LH dâng cao trước khi rụng trứng
chịu trách nhiệm cho sự phá vỡ thành nang trứng và giải phóng tế bào trứng. LH
kích thích tế bào kẽ ở cả buồng trứng và dịch hoàn.
Prolactin: Là một polypeptide hormone tiết bởi thuỳ trước tuyến yên.
Prolactin không phải là một glycoprotein như các gonadotropins khác. Prolactin
ở cừu là một protein với 198 amino acid, khối lượng phân tử 24.000 daltons.
Phân tử prolactin có cấu trúc tương tự như hormone tăng trưởng, và trên một số
lồi, những hormone này có đặc tính sinh học tương tự nhau. Trên lồi gặm
nhấm, prolactin có đặc tính duy trì hoạt động thể vàng (luteotropic) nên được xếp
vào nhóm gonadotropins hormone. Tuy nhiên, trên gia súc, LH là hormone chính
chịu trách nhiệm này, và vai trị của prolactin ít quan trọng hơn.
Prolactin có chức năng bắt đầu và duy trì chu kỳ sữa. Ngồi ra, prolactin
đóng vai trò trung gian trong ảnh hưởng của mùa vụ và chu kỳ sữa đối với khả
năng sinh sản trên gia súc.
Yếu tố ức chế prolactin (PIF) chịu trách nhiệm điều tiết quá trình tổng hợp


6


prolactin. PIF có thể là catecholamine, dopamine, một amine có khối lượng phân
tử thấp tổng hợp từ L-tyrosine, được tiết từ tận cùng thần kinh của hầu hết các tế
bào trong nhân bán khuyên ở lồi trung gian và được vận chuyển thông qua hệ
thống cửa tới thuỳ trước tuyến yên.
Hormone thuỳ sau tuyến yên
Hormone thuỳ sau tuyến yên khác biệt so với hormone từ các phần khác
của tuyến yên, bởi chúng không được tổng hợp tại đây, mà chỉ dự trữ và sử dụng
khi cần thiết. Hai hormone là oxytocin (hormone tiết sữa) và vasopressin
(antidiuretic hormone hay ADH) thực ra được tổng hợp tại tuyến dưới đồi, được
vận chuyển tới thuỳ sau tuyến yên thông qua các axons của hệ thần kinh chứ
không qua hệ mạch.
Oxytocin: Được tổng hợp tại nhân trên thị giác và nhân cạnh thất của
tuyến dưới đồi và được vận chuyển trong các túi nhỏ di chuyển xuống theo sợi
trục thần kinh tuyến dưới đồi-tuyến yên. Chúng được dự trữ tại phần cuối sợi
thần kinh, cạnh lớp mao mạch ở thuỳ sau tuyến yên, cho tới khi được giải phóng
vào hệ tuần hồn. Ngồi ra, oxytocin cũng được sản xuất bởi thể vàng (Fredrick
Stormshak, 2003), oxytocin do thể vàng tiết ra có chức năng kích thích niêm mạc
tử cung chuyển hóa acid arachidonic thành prostaglandin F2α. Do đó, oxytoxin
có hai vị trí sản xuất là thể vàng và tuyến dưới đồi. Oxytocin đóng vai trị quan
trọng trong hoạt động sinh sản, trong pha nang trứng của chu kỳ động dục và
trong giai đoạn sau của thai kỳ, oxytocin kích thích tử cung co bóp, hỗ trợ tinh
trùng di chuyển tới ống dẫn trứng. Sự giãn cổ tử cung khi chửa đẻ là kết quả của
kích thích từ bào thai theo cung phản xạ để giải phóng oxytocin (cung phản xạ
Ferguson). Tuy nhiên, oxytocin được biết đến nhiều nhất là tác dụng trong quá
trình tiết sữa. Trên động vật đang cho sữa, kích thích sờ nắn và thị giác liên kết
với kích thích bú gây tiết oxytocin vào hệ tuần hồn. Tiếp đó, oxytocin gây co
bóp các tế bào bao quanh nang tuyến (cơ trơn) ở tuyến vú, gây tiết. Kích thích từ

núm vú tạo ra tín hiệu thần kinh tới tuyến dưới đồi, giải phóng oxytocin tới thuỳ
sau tuyến yên, gây co thắt tế bào cơ bao quanh nang tuyến, đẩy sữa ra.
Oxytocin từ buồng trứng có liên quan tới hoạt động của thể vàng, do tác
động lên niêm mạc tử cung gây giải phóng prostaglandin F2α, hợp chất có hoạt
tính thối hố thể vàng (luteolytic).
Progesterone (P4)
Là một hormone steroid chủ yếu được tiết ra bởi CL và nhau thai. Việc
sản xuất P4 từ cholesterol chỉ sử dụng hai loại enzyme và được coi là những con

7


đường tạo steroid đơn giản nhất để tạo ra một steroid hoạt tính sinh học (Hình 1).
Tất cả các steroid có nguồn gốc từ cholesterol tiền thân phổ biến. Cholesterol cho
steroidogenesis có thể đến từ nhiều nguồn trong một tế bào bao gồm: màng tế
bào, ester cholesterol, lipoprotein tuần hoàn, hoặc sinh tổng hợp cholesterol de
novo (Diaz et al., 2002). Nguồn chính của cholesterol cho các tế bào luteal là
lưu hành lipoprotein và đặc biệt là lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) ở động vật
nhai lại (Grummer and Carroll, 1988; Wiltbank et al., 1990). Thụ thể của
HDL và LDL đã được xác định trong CL. Các thụ thể HDL tăng đáng kể sau
khi hồng thể hóa của các tế bào granulosa in vitro và in vivo (Rajapaksha et
al., 1997; Li et al., 1998).

Hình 1: Cơ chế sinh lý của các yếu tố điều chỉnh nồng độ P4 tuần hồn ở
bị sữa giai đoạn cho con bú. Sản xuất P4 (bên trái của mơ hình) là chức năng chủ
yếu của thể vàng (CL)) thông qua các con đường chuyển đổi cholesterol từ
lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) thành P4. Protein vận chuyển cholesterol, StAR,
và hai loại enzyme steroidogenic, CYP11A1 và HSD3ß, rất quan trọng cho việc
chuyển đổi này. Ở bên phải là những con đường liên quan đến sự trao đổi chất P4
có xu hướng giảm P4 tuần hoàn. Các con đường giai đoạn I liên quan đến một

bước aldo-ketoreductase (AKR), xúc tác bởi các enzyme từ họ enzyme AKR,
chẳng hạn như AKR1C và AKR1D, và hydroxyl hóa xúc tác bởi một enzyme
cytochrome P450 như CYP3A4. Các con đường liên hợp pha II cũng rất quan
trọng cho việc sản xuất cuối cùng các chất chuyển hóa P4 ưa nước. Mặc dù kích

8


thích và ức chế enzyme chuyển hóa P4 đã được báo cáo, mơ hình này nhấn mạnh
vai trị quan trọng của dòng máu gan tăng cao trong việc tạo ra tỷ lệ chuyển hóa
P4 đặc biệt ở bị sữa cho con bú cao.
Receptor của P4 và cơ chế hoạt động gian bào đã được nghiên cứu đầy đủ
(Ellmann et al., 2009). Các receptor P4 (PR) là thành viên của họ các receptor
nhân, có nghĩa là các receptor hoạt động thơng qua nhân tế bào để điều khiển sự
biểu hiện gene, có 02 dạng (isoforms) PR là PR-A và PR-B. Các PR này là sản
phẩm từ cùng gene với các đặc điểm khác nhau là PR-B có thêm 165 amino acid
ở đầu cuối N. Nghiên cứu trên chuột trong đó PR-A và PR-B được cắt bỏ chọn
lọc cho thấy rằng hai receptor này có chức năng khác nhau và cả hai đều cần cho
quá trình sinh sản (Arck et al., 2007). Dạng PR-A khi hoạt động độc lập cũng có
khả năng duy trì sự phát triển của phơi thai; trong khi đó, dạng PR-B khơng có khả
năng đó, mặc dù cả hai đều cần thiết trong sinh sản và có thể thơng hoạt động của
các mơ khác ngồi tử cung (FernandezValdivia et al., 2005). Bên cạnh đó, có
nhiều dạng receptor P4 màng tế bào hoạt động thơng qua việc hoạt hố hệ thống
truyền thông tin gian bào, tách biệt với hệ thống receptor nhân (Peluso, 2006).
Nồng độ P4 tương tác với receptor trong mỗi tế bào là yếu tố quyết định
hoạt động sinh lý của P4 trên con vật. Phần lớn các mơ bào có đủ lượng máu tới
ni dưỡng, trong đó nồng độ P4 tuần hồn là yếu tố quyết định tới nồng độ P4
trong tế bào. Do vậy, yếu tố điểu khiển nồng độ P4 tuần hoàn và receptor P4
gian bào đóng vai trị chính trong việc xác định mức độ tác dụng của P4 trong
cơ thể.


2.2. KIỂM TRA CƠ QUAN SINH SẢN GIA SÚC CÁI QUA TRỰC TRÀNG
Việc kiểm tra qua trực tràng rất quan trọng trong chăn ni bị sữa,
thơng thường biện pháp này dùng khi kiểm tra thai, chẩn đoán các bệnh trong
cơ quan sinh sản. Trước hết cần cố định gia súc vào giá, buộc đuôi con vật
sang một bên. Đeo găng tay và tẩm gel hoặc dung dịch bôi trơn như paraphin.
Đưa tay vào trực tràng móc hết phân ra, chờ hết cơn co bóp thì bắt đầu tìm,
khám các cơ quan bên trong.
Kiểm tra các cơ quan sinh dục cái
Âm đạo: Có thể thấ y ngay sau khi đưa tay vào trực tràng, khám âm đạo
cho phép xác định được các trạng thái bệnh lý như là cương cứng âm đạo, dịch
nhầy cổ tử cung hay các u.

9


Cổ tử cung: Nằm ngay sau âm đạo, khi sờ có cảm giác cứng hơn các vùng
khác và di động trong xoang chậu.
Thân tử cung: Chỗ rẽ nhánh hai sừng tử cung, đây là điểm kiểm tra tốt
nhất sự đối xứng hay không đối xứng của hai sừng tử cung.
Sừng tử cung: Nằm ngay sau ngã ba tử cung, khi khám kiểm tra được độ
chắc cứng của các sừng, tính linh hoạt, kích thước, vị trí. Sừng tử cung thường
cứng vào thời kì động dục và to dần khi bị mang thai.
Ống dẫn trứng: Nằm sau sừng tử cung, khích thước nhỏ, dễ phát hiện khi
có hiện tượng bệnh lý.
Động mạch tử cung: Thực hiện khi khám để chẩn đoán có thai và kiểm tra
sự teo tử cung.
Kiểm tra buồng trứng: Thông thường buồng trứng nằm cách một bàn tay
về phía trước và bên cạnh, tính từ trước cổ tử cung. Dùng bàn tay lần theo các
sừng tử cung cho đến tận đầu mút của chúng. Dùng ngón trỏ và ngón giữa giữ

buồng trứng, ngón cái để có thể khám.

Chẩn đoán bệnh buồng trứng qua trực tràng
U nang buồng trứng: là những nang trứng không rụng và lưu lại lâu trên
buồng trứng, đường kính lớn hơn 2,5cm. Bị bị u nang thường biểu hiện động dục
thường xuyên và liên tục khơng theo chu kỳ, trường hợp khi trứng chín nổi lên bề
mặt của buồng trứng nhưng do tế bào thượng bì nỗn nang bị thối hố, tổ chức
thành dày lên làm nỗn nang khơng vỡ ra được, tồn tại trên bề mặt buồng trứng.
Nếu có nhiều nang như vậy sẽ làm buồng trứng to hơn bình thường. Khi kiểm tra
thấy buồng trứng rất to, bề mặt nổi lên các u khác nhau. U này thường mềm hơn
thể vàng nhưng cứng hơn nang trứng bình thường.
Buồng trứng khơng hoạt động: Một phần hay tồn bộ buồng trứng khơng
phát triển và bị teo lại, chai cứng, các nang không lớn lên được. Khi khám buồng
trứng qua trực tràng có thể dễ dàng phát hiện được do buồng trứng nhỏ hơn bình
thường, nhẵn, cứng.
Thể vàng tồn lưu: Do một số nguyên nhân nào đó tác động làm thể vàng
khơng teo đi mặc dù con cái không thụ thai. Khi khám qua trực tràng có thể cảm
nhận được thể vàng nổi lên trên bề mặt buồng trứng, dùng ngón tay cái xoa nhẹ
trên bề mặt buồng trứng thấy có 1 khối nhỏ (bằng hạt ngô, đậu tương, hạt lạc…)
nhô lên khỏi bề mặt buồng trứng, cứng, có chân đế, ranh giới giữa thể vàng và bề
mặt buồng trứng rõ.

10


1

2

3


Hình 2.1. Ba bệnh buồng trứng thường gặp trên bị
1) Thể vàng tồn lưu; 2) U nang buồng trứng; 3) Buồng trứng không hoạt động

Nguồn: LORI.bovine (2016)

Kiểm tra thai qua trực tràng
Bước quan trọng nhất là phát hiện cổ tử cung, có hình trụ dài 5 - 7cm và
cảm giác cứng nên rất dễ cảm nhận. Giai đoạn chửa 42 - 70 ngày dễ tìm cổ tử
cung hơn so với sau 90 ngày.
Phát hiện có thai thơng qua khám sừng tử cung: Tiến hành khám thai qua
trực tràng. Kiểm tra tồn diện sừng tử cung từ chiều dài, kích thước và sự đồng
nhất của chúng. Nếu bị khơng có thai, hai sừng tử cung đồng nhất về hình dạng
và kích thước. Nếu bị có thai, một hoặc cả 2 sừng tử cung có chứa dịch lỏng và
cảm giác mềm hơn bình thường. Thường chỉ có một sừng tử cung chứa thai, khi
đó hai sừng mất đối xứng, sừng tử cung chứa thai lớn hơn. Mức độ mất đối xứng
của sừng tử cung chứa thai tuỳ thuộc vào tuổi thai. Có thể cảm nhận được dấu
hiệu độ lớn của núm nhau thai gồ lên trên sừng tử cung ở bò mang thai. Đây là
dấu hiệu có ý nghĩa nhất để xác định bị có thai. Sự nở to của động mạch giữa tử
cung có thể cảm nhận được vào lúc thai 90 - 120 ngày tuổi.
Phát hiện có thai thơng qua khám buồng trứng: Cuối hai sừng tử cung là
vị trí của 2 buồng trứng. Thông thường một buồng trứng hoạt động có kích thước
dài 4cm và rộng 2cm. Ở bị có chửa, ta cảm nhận thấy thể vàng tồn tại trên buồng
trứng phía sừng tử cung mang thai. Thể vàng nhơ lên bề mặt buồng trứng, hình
thù như chiếc mũ hơi bằng đầu, cảm giác như sờ vào gan. Đây là cảm nhận cần
thiết để phân biệt với trứng chín chưa rụng. Sau 2 tháng, thể vàng trở nên nhẵn,
tròn. Sự có mặt của thể vàng trên buồng trứng là một dấu hiệu để kết luận có thai
hay khơng, tuy nhiên nhiều bị khơng có thai nhưng vẫn có thể vàng tồn lưu.

11



2.3. CÁC LOẠI VÒNG TẨM PROGESTERONE ĐANG SỬ DỤNG TRÊN
THẾ GIỚI
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại vịng tẩm progesterone như
vòng CIDR (Controlled Internal Drug Release), theo Mapletoft et al., 2003 có hai
loại (loại tẩm 1,9 gr progesterone và 1,32 gr progesterone) và vòng PRID
(Progesterone Releasing Intravaginal Device) tẩm 1,55 gr progesterone và một
viên nén có chứa Estradiol (Van Wervena et al., 2013)…
Vòng CIDR
Vòng CIDR được làm bởi nhựa dẻo AHI tại Hamilton, New Zealand và
được phát triển vào năm 1981, vòng CIDR được ứng dụng rộng rãi trên bò thịt và
bò sữa tại Canada. Ở Canada dùng vòng tẩm 1,9 gr progestrone còn ở Mỹ chỉ
dùng vòng tẩm 1,38 gr progesterone (Mapletoft et al., 2003).

Hình 2.2. Sản phẩm vòng CIDR (New Zealand)
Nguồn: Asia Pacific (2018)

Theo Carlson et al. (1989) cho biết cấu tạo vịng CIDR có hình chữ T
cùng với silicon bao phủ bên ngoài, silicon đã được tẩm progesterone và vòng
CIDR được đưa vào âm đạo bò bởi dụng cụ chuyên dụng (applicator). Sau khi
đưa vào âm đạo thì hai cánh của vịng hình chữ T sẽ cố định vòng vào âm đạo và
tiết ra progesterone, có chức năng giống như chức năng của progesterone thể
vàng. Vịng CIDR có nối với một dây để dễ dàng khi rút vòng ra khỏi âm đạo.
Progesterone Releasing Intravaginal Device (PRID)
Vịng PRID sản xuất và phân phối bởi cơng ty Ceva Santé Animale, tại
Canada. PRID cấu tạo bởi khung thép, bọc silicon có tẩm 1,55 gr progesterone
PRID DELTA cấu tạo bởi xương nhựa dẻo, bọc silicon có tẩm 1.55 gr progesterone.

12



×