ĐỀ KIỂM TRA HK1 – NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: Ngữ văn – Lớp 12 (Chương trình chuẩn)
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: 22/12/2010
----------
Câu 1: ( 2 điểm)
Viết lại chính xác câu thơ đề từ của bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca ( Thanh Thảo).
Theo anh/chị, nghĩa hàm ẩn của câu thơ đề từ ấy là gì?
Câu 2: ( 3 điểm)
Hãy viết một bài văn ( khoảng 300 từ ) trình bày suy nghĩ của anh / chị nghĩ về câu
nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. ( Trích Nhật
ký Đặng Thuỳ Trâm).
Câu 3: ( 5 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp thiên nhiên của dòng sông Hương được thể hiện
qua bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường./.
MA TRẬN ĐỀ XUẤT
Mức độ
Bộ phận
Biết Hiểu Vận dụng Tổng số điểm
Văn học
(1 câu)
1,0 1,0 2,0
Làm
văn
NLXH
(1 câu)
2,0 1,0 3,0
NLVH
( 1câu)
3,0 2,0 5,0
Tổng số điểm
( TS câu)
1,0 6,0 3,0 10
( 3 câu)
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
LỚP 12 – chương trình chuẩn
HỌC KỲ I - Năm học : 2010 – 2011
----------
Câu 1: ( 2 điểm)
Viết lại chính xác câu thơ đề từ của bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca ( Thanh Thảo).
Theo anh/chị, nghĩa hàm ẩn của câu thơ đề từ ấy là gì?
1/ Nguyên văn câu thơ đề từ ( theo SGK ):
”khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”- Ph.G. Lor-ca. ( 0.75 điểm )
Lưu ý: - chép đúng nguyên văn ”khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” ( 0.5 đ ).
- viết được tên tác giả Ph.G. Lor-ca hoặc Lor-ca ( 0.25 đ ).
2/ Nghĩa hàm ẩn của câu thơ đề từ : ( 1.25 điểm )
Di chúc của Lor-ca được nhắc lại, hàm ẩn cả tình yêu đất nước, tình yêu nghệ thuật và
khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt.
Lưu ý: - nêu được ý tình yêu đất nước ( 0.25 đ ).
- nêu được ý tình yêu nghệ thuật ( 0.5 đ ).
- nêu được ý khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt.( 0.5 đ ).
Câu 2: ( 3 điểm)
Hãy viết một bài văn ( khoảng 300 từ ) trình bày suy nghĩ của anh / chị nghĩ về câu
nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” ( Trích Nhật
ký Đặng Thuỳ Trâm).
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng – đạo lí , bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt,
văn lưu loát; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, chữ viết cẩn thận.
2. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm cần nêu được các nội dung sau:
a/ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)
+ Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội .
+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước
khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận)
b/ Phân tích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:
+ Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục.
+ Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
c/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp,
sống thật đẹp và hào hùng.
+ Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử
thách , phải có nghị lực và bản lĩnh.
+ Phê phán lối sống trái với quan điểm trên.
d/ Rút ra bài học cho bản thân:
Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn
có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy
chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên.
Để có được điều này thì cần phải làm gì?...
3. Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ.
- Điểm 2: Đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên, có thể mắc một số lỗi.
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
Câu 3: ( 5 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp thiên nhiên của dòng sông Hương được thể hiện qua
bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường./.
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận văn học về một hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học
thuộc thể loại bút kí , bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, văn lưu loát, có cảm xúc; không mắc các
lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, chữ viết cẩn thận.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tùy bút xuất sắc của HPNT. Tác phẩm ra đời vào đầu năm
1981 tại Huế và in trong tập sách cùng tên. Vẻ đẹp sông Hương được thể hiện dưới những
góc độ khác nhau: cảnh sắc thiên nhiên và những khám phá về sông Hương dưới góc độ
văn hóa, lịch sử. Tuy nhiên đề bài chỉ yêu cầu HS nêu cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên
của dòng sông Hương được thể hiện qua bài bút kí “Ai đã đặt cho dòng sông?” của
Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Bài làm cần nêu được các nội dung sau:
2.1.Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên:
a/ Sông Hương ở thượng nguồn:
- Sông Hương ở đầu nguồn với sức sống mãnh liệt, hoang dại nhưng cũng dịu dàng và say
đắm tựa “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”.
- Và với “một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”.
=> Lúc ở thượng nguồn, sông Hương toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt,
hoang dại và đầy cá tính.
b/Sông Hương đoạn chảy về đồng bằng, ngoại vi thành phố:Sông Hương hiện lên sống
động qua những địa danh khác nhau của xứ Huế.
- Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, sông Hương là “cô gái đẹp ngủ mơ màng”
- Khi ra khỏi vùng núi cũng như nàng tiên được đánh thức, sông Hương bỗng bừng lên
sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân trong sự chuyển dòng và thay đổi liên tục.
Sông Hương như được thay đổi về tính cách: “Sông như chế ngự được bản năng của
người con gái” để “mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của
một vùng văn hóa xứ sở”.
- Sông Hương mang vẻ đẹp như bức tranh có đường nét, có hình khối: “Nó trôi đi giữa
hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh,
Tam Thai, Lựu Bảo”.
- Sông Hương mang vẻ đẹp đa màu mà biến ảo: “sớm xanh , trưa vàng, chiều tím”.
- Sông Hương lại có vẻ đẹp trầm mặc khi qua dãy đồi phía tây nam thành phố và kiêu
hãnh khi qua lăng mộ của các vua chúa triều Nguyễn, rồi bừng sáng tươi tắn, trẻ trung khi
gặp “tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga”.
=> Bằng bút pháp kể và tả kết nhuần nhuyễn cùng nét tài hoa, lịch lãm, tác giả đã
làm nổi bật một sông Hương thật đẹp và sinh động.
c/ Sông Hương khi chảy vào thành phố .
- Khi gặp thành phố thân yêu sông Hương như tìm thấy chính mình nó “vui tươi hẳn lên
giữa những biền bãi xanh biếc”
- Khi giáp mặt thành phố nó “uốn một cánh cung rất nhẹ nhàng” khiến “dòng sông mềm
hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói của tình yêu”.
- Nằm ngay giữa lòng thành phố sông Hương không chỉ mang vẻ đẹp như những con sông
khác trên thế giới và còn hiện lên với vẻ đẹp nhiều góc độ khác nhau:
+ Nhìn bằng con mắt hội họa, sông Hương tạo những nét thật tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ
kính cho Cố đô.
+ Qua cách cảm nhận âm nhạc, sơng Hương đẹp như điệu slow chậm rãi, sâu lắng, trữ
tình.
+ Với cái nhìn say đắm của một trái tim đa tình, sơng Hương là người tình dịu dàng,
chung thủy và một chút lẳng lơ, kín đáo của tình u.
=> Bằng tình yêu thiết tha, sự am hiểu về đòa lý, văn hóa, tác giả đã
tái hiện hình ảnh con sông Hương thật sinh động: mang vẻ đẹp hoang dại
bí ẩn, lúc mãnh liệt khi dòu dàng, trữ tình êm ái, nó còn là cái nôi
văn hóa của vùng đất cố đô.
2.2 Nhận xét về nét tài hoa un bác, lịch lãm của Hồng phủ Ngọc Tường.
+Tác giả đã soi bằng tâm hồn mình và tình u q hương xứ sở vào sơng Hương khiến
đối tượng trở nên lung linh, đa dạng như đời sống tâm hồn con người.
+ Sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú cộng với sự un bác về các phương diện địa lí,
lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đã tạo nên áng văn đặc sắc này.
+Ngơn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như
so sánh, ần dụ, nhân hóa.
+ Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan.
3. Cách cho điểm:
-Điểm 5: Đáp ứng tốt các u cầu trên, văn lưu lốt, có cảm xúc, có thể mắc vài lỗi
-Điểm 4, : Đáp ứng tương đối tốt các u cầu trên, diễn đạt tốt, còn vài lỗi sai.
-Điểm 3 : Nêu khoảng nửa số ý, hành văn có thể chưa trơi chảy.
-Điểm 2 : Phân tích sơ sài, diễn đạt còn nhiều lỗi sai
-Điểm 1: Chưa hiểu đề, diễn đạt kém.
-Điểm 0: khơng viết được gì, có thể bài làm lạc đề.