ĐỀ KIỂM TRA HK1 – NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: Ngữ văn – Lớp 11 (Chương trình chuẩn)
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: 22/12/2010
----------
I.Phần trắc nghiệm: (3điểm) Mỗi câu 0,3 điểm
1/ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác vào năm:
A. 1858 B. 1859
C. 1860 D. 1861
2/ Dòng nào sau đây nêu nhận xét đúng về truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
A. Cốt truyện hấp dẫn, giàu kịch tính.
B. Cốt truyện đơn giản, như một bài thơ trữ tình.
C. Cốt truyện hài hước, có chất trào phúng.
D. Không có cốt truyện
3/ Nam Cao là nhà văn
A. Hiện thực B. Lãng mạn
C. Trào phúng D. Cách mạng
4/ Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên
của Nam Cao.
A.Một tên lưu manh, con quỉ dữ
B.Một người nông dân lương thiện.
C.Một người sinh ra là người nhưng không được làm người.
D.Một người biết trọng nghĩa khinh tài.
5/ Nối cột A với cột B sao cho phù hợp với các nhân vật trong đoạn trích Hạnh phúc của một
tang gia (Trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng).
A B
1. Cụ cố Hồng
2. Cô Tuyết
3. Ông Văn Minh
4. Ông Phán
5. Cậu tú Tân
a. mặt đăm đăm chiêu chiêu
b. nhắm mắt kêu khổ
c. có một vẻ buồn lãng mạn
d. bắt bẻ từng người
e. khóc quá, muốn lặng đi
6/ Từ bạc nào trong các câu sau có nghĩa khác với các từ bạc còn lại
A.Cha mẹ thói đời ăn ở bạc. B. Trăng như cái liềm bạc sáng giữa trời.
C. Đừng xanh như lá, bạc như vôi. D. Bạc nghĩa, bạc tình là bạc không bán, không mua.
7/ Dòng nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí
A. Tính khái quát.
B. Tính thời sự cập nhật.
C. Tính thông tin ngắn gọn.
D. Tính sinh động hấp dẫn.
8/ Tìm thành ngữ thích hợp điền vào câu sau: Khi tôi mới … đến thành phố Hồ Chí Minh, anh ấy
đã hết lòng giúp đỡ.
A. Lần đầu bước chân B. Bước thấp bước cao
C. Chân đăm đá chân chiêu D. Chân ướt chân ráo
9/ Khi phân tích đề trong văn nghị luận không xác định yêu cầu nào sau đây:
A. Nội dung B. Luận cứ
C. Hình thức D. Phạm vi tư liệu
10/ Nên chọn thao tác lập luận nào làm thao tác chính khi làm bài văn nghị luận với đề như sau:
Hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.
A. So sánh B. Phân tích
B. Bác bỏ D. Bình luận
II. Phần tự luận:( 7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ của anh /chị về lòng yêu thương con người
của tuổi trẻ hiện nay.
Câu 2: (5 điểm) Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
MA TRẬN ĐỀ XUẤT
Cấp độ
Câu hỏi
Điểm số
Tỉ lệ
TN TL
NLXH NLVH
Nhận biết 6 1,8 0,5 1,5 3,8 38%
Thông hiểu 2 0,6 0,5 1,5 2,6 26%
Vận dụng 2 0,6 1,0 2,0 3,6 36%
Cộng 3,0 2,0 5,0 10 100%
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
LỚP 11 – chương trình chuẩn
HỌC KỲ I - Năm học : 2010 – 2011
----------
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp
án
D B A D
1-b,2-c,
3-a,4-e,
5-d
B A D B B
II.Phần tự luận:
Câu 1:
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận xã hội, có lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận.
2. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm cần nêu được các nội dung sau:
a-Giới thiệu vấn đề nghị luận
b-Giải quyết vấn đề:
-Giải thích vấn đề:
+Lòng yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu…; là một trong những phẩm chất tốt đẹp
của con người.
+Biểu hiện của lòng yêu thương là sự quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó
khăn trong cuộc sống; yêu mến, trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp.
+Tác dụng của lòng yêu thương là tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, bồi đắp
cho tâm hồn con người thêm trong sáng.
-Thực trạng của vấn đề:
+Tuổi trẻ hiện nay đã thể hiện lòng yêu thương của mình bằng những hành động cụ thể .(Dẫn
chứng)
+Bên cạnh đó còn có một bộ phận sống vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau của mọi người, hoặc
có những hành vi bạo lực ngược lại với lòng yêu thương.
-Giải pháp:
+Ca ngợi những gương sáng về lòng yêu thương của tuổi trẻ; kêu gọi, động viên mọi người hãy
hành động vì tình yêu thương.
+Phê phán những kẻ sống vô cảm, lên án những kẻ có hành vi bạo lực ngược lại với lòng yêu
thương.
c-Kết luận: Sống, hành động vì lòng yêu thương là lối sống phù hợp với đạo làm người, đem lại
hạnh phúc cho mọi người và cho chính mình.
3. Cách cho điểm:
- Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ.
- Điểm 1: Đáp ứng khoảng ½ yêu cầu trên, mắc không quá 10 lỗi.
-Điểm 0: Không làm bài hoặc viết một đoạn nội dung không rõ ràng.
Câu 3: (5 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết làm kiểu bài nghị luận văn học, phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi. Bài viết phải có
bố cục 3 phần, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt, văn lưu loát,
có cảm xúc.
2.Yêu cầu về kiến thức: Bài viết cần phải đảm bảo các luận điểm chính sau:
a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật
b.Phân tích nhân vật Huấn Cao:
-Cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa: là danh sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Tài viết chữ đẹp
của Huấn Cao khiến cho quản ngục phải ngưỡng mộ, có được chữ của Huấn Cao là có một báu
vật trên đời.
-Khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt:
+Huấn Cao ngang nhiên chống lại triều đình.
+Việc lớn không thành Huấn Cao bị bắt giam chờ ngày tử hình. Trong tù Huấn Cao vẫn hiên
ngang bất khuất: thản nhiên dỗ gông làm theo ý muốn của mình, khinh bạc viên quản ngục, uy
quyền không khuất phục được Huấn Cao.
-Vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh tài:
+Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình cho chữ.
+Biết quí, biết trọng những người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài.
+Sợ phụ một tấm lòng trong thiên hạ.
=>Huấn Cao là nhân vật lí tưởng được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn. Qua Huấn Cao tác giả
thể hiện thái độ trân trọng trước những người tài hoa khí phách, trân trọng những giá trị văn hóa
truyền thống, kín đáo thể hiện lòng yêu nước.
c. Kết luận: Tóm tắt, nêu ấn tượng mà nhân vật để lại trong lòng người.
3. Cách cho điểm:
-Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn lưu loát, có cảm xúc, có thể mắc vài lỗi
-Điểm 4 : Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên, diễn đạt tốt, còn vài lỗi sai.
-Điểm 3 : Nêu khoảng nửa số ý, hành văn có thể chưa trôi chảy.
-Điểm 2 : Phân tích sơ sài, diễn đạt còn nhiều lỗi sai
-Điểm 1: Chưa hiểu đề, diễn đạt kém.
-Điểm 0: Không viết được gì, có thể bài làm lạc đề.
----------------------------------------