TRƯỜNG THPT DUY TÂN
ĐỀ KIỂM TRA CHUNG LẦN 2
MÔN SINH HỌC KHỐI 12
Thời gian làm bài: 60 phút
Mã đề 210
Họ, tên thí sinh:..................................................Lớp........................
Số báo danh:......................................................................................
Câu 1: Một trong những đặc điểm của thường biến là
A. Thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình
B. Thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình
C. Không thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình
D. Không thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình
Câu 2: Các dạng đột biến chỉ làm thay đổi vị trí của gen trong phạm vi một nhiễm sắc thể
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể và mất đoạn nhiễm sắc thể
B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể và lặp đoạn trên một nhiễm sắc thể
C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể và chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể
D. Mất đoạn nhiễm sắc thể và lặp đoạn nhiễm sắc thể
Câu 3: Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lại với một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá trình
giảm phân của các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh.
Tỉ lện kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là
A. 1/2 B. 1/6 C. 1/12 D. 1/36
Câu 4: Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật sơ chủ yếu diễn ra ở công đoạn.
A. Sau phiên mã B. Dịch mã C. Phiên mã D. Sau dịch mã
Câu 5: Nếu P có kiểu gen AAbb & aaBB thì tỉ lệ kiểu gen Aabb ở F2 là:
A. 1/16 B. 3/16 C. 9/16 D. 1/8
Câu 6: Phát biểu không đúng về đột biến gen là:
A. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong cấu trúc của gen
B. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể
C. Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật
D. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể
Câu 7: Điểm giống nhau trong kết quả lai một tính trạng trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không
hoàn toàn là:
A. Kiểu gen và kiểu hình F2 B. Kiểu gen F1 và F2
C. Kiểu hình F1 và F2 D. Kiểu gen và kiểu hình F1
Câu 8: Thể đa bội thường gặp ở
A. Thực vật B. Vi sinh vật C. Thực vật và động vật D. Động vật bậc cao
Câu 9: Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể thường gây hậu quả
A. Giảm sức sống hoặc làm chết sinh vật B. Tăng cường độ biểu hiện tính trạng
C. Giảm cường độ biểu hiện tính trạng D. Mất khả năng sinh sản của sinh vật
Câu 10: Bộ ba 5’UAG 3’ là tín hiệu kết thúc cho:
A. Quá trình dịch mã B. Quá trình phiên mã
C. Cả 3 quá trình trên D. Quá trình nhân đôi ADN
Câu 11: Hiện tượng nào sau đây là đột biến
A. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dài của bộ lông theo mùa
B. Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng
C. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao
D. Cây sồi rụng lá vào cuối màu thu và ra lá non vào mùa xuân
Câu 12: Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X gây
nên là bệnh
A. Hồng cầu hình lưỡi liềm B. Đao C. Tiểu đường D. Máu khó đông
Câu 13: Để nối đoạn AND của tế bào cho vào AND của plasmit, người ta sử dụng enzim
A. Pôlymeraza B. Restrictaza C. Ligaza D. Reparaza
Trang 1/3 - Mã đề 210
Câu 14: Prôtêin không thực hiện chức năng.
A. Bảo vệ tế bào và cơ thể B. Điều hòa các quá trình sinh lý
C. Tích lũy thông tin di truyền D. Xúc tác các phản ứng sinh hóa
Câu 15: Thể đột biến mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng tăng thêm 1 chiếc
được gọi là
A. Thể đa nhiễm B. Thể đa bội C. Thể tam nhiễm D. Thể tam bội
Câu 16: Hiện tượng nào sau đây là thường biến?
A. Bố mẹ bình thường sinh con bạch tạng
B. Cây rau mác trên cạn có lá hình mũi mác, khi mọc dưới nước có thêm loại lá hình bảng dài
C. Lợn có vành tai bị xẻ thùy, chân dị dạng
D. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng
Câu 17: Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây quy định?
A. Điều kiện môi trường B. Thời kì phát triển
C. Thời kì sinh trưởng D. Kiểu gen của cơ thể
Câu 18: Trong cơ chế điều hòa biểu hiện của gen ở tế bào nhân sơ, vai trò của gen điều hòa R là:
A. Tổng hợp Prôtêin ức chế tác động lên các gen cấu trúc.
B. Tổng hợp Prôtêin ức chế tác động lên vùng điều hòa
C. Quy định tổng hợp Prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành
D. Gắn với các Prôtêin ức chế làm cản trở hoạt động của Enzim phiên mã
Câu 19: Giới hạn năng suất của giống được quy định bởi
A. Chế độ dinh dưỡng B. Kiểu gen C. Kĩ thuật canh tác D. Điều kiện thời tiết
Câu 20: Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống người ta
thường sử dụng phương pháp gây đột biến.
A. Đa bội B. Dị bội C. Chuyển đoạn D. Mất đoạn
Câu 21: Điều kiện quan trọng nhất để quy luật phân li độc lập được nghiệm đúng là:
A. Mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng tương phản nằm trên những cặp NST tương đồng khác nhau.
B. Trội - lặn hoàn toàn
C. P thuần chủng
D. Một gen quy định một tính trạng tương ứng
Câu 22: Ở cà chua (2n = 24), số nhiễm sắc thể ở thể tam bội là:
A. 27 B. 25 C. 48 D. 36
Câu 23: Trong các thí nghiệm của Menden, các phép lai thuận nghịch đều cho kết quả:
A. Giống nhau B. Phụ thuộc vai trò của bố mẹ
C. Không giống nhau D. Phụ thuộc vào gen trội hay gen lặn
Câu 24: Cấu tạo của 1 opêron Lac theo Jacôp & Mônô gồm:
A. Vùng khởi động, vùng vận hành và nhóm gen cấu trúc liên quan về chức năng.
B. Vùng khởi động, vùng vận hành, vùng mã hóa
C. Vùng khởi động, vùng vận hành, nhóm gen cấu trúc và gen điều hòa.
D. Vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc và gen điều hòa
Câu 25: Những dạng đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi tổng số nuclêôtit và số liên kết hyđrô
so với gen ban đầu?
A. Mất một cặp nuclêôtit và đảo một cặp nucl ê ôtit
B. Đảo vị trí một cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hy đrô
C. Mất một cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô
D. Thay thế một cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit
Câu 26: Tính trạng do một cặp alen có quan hệ trội – lặn không hoàn toàn là hiện tượng phân li ở F2
được biểu hiện như thế nào?
A. 3 trội: 1 lăn B. 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn
C. 2 trội: 2 trung gian: 2 lặn D. 100% trung gian
Câu 27: Thông tin di truyền trên mARN được đọc theo chiều
A. 5 đến 3 B. 5’ đến 3’ C. 3 đến 5 D. 3’ đến 5’
Câu 28: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn, cơ thể
có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn sẽ thu được đời con có số kiểu gen và kiểu hình tối đa là
A. 8 kiểu hình, 27 kiểu gen B. 4 kiểu hình, 9 kiểu gen
C. 4 kiểu hình, 12 kiểu gen D. 8 kiểu hình, 12 kiểu gen
Trang 2/3 - Mã đề 210
Câu 29: Ở người, bệnh mù màu ( Đỏ, lục ) là do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tinh X gây
nên ( X
m
) nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai mù màu của họ đã nhận ( X
m
) từ
A. Bố B. Ông nội C. Bà nội D. Mẹ
Câu 30: Trong các đa dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng làm cho số lượng vật chất di truyền
không thay đổi là.
A. Đảo đoạn B. Mất đoạn C. Lặp đoạn D. Chuyển đoạn
Câu 31: Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm
A. Tăng biến bị tổ hợp B. Tăng tỉ lệ dị hợp
C. Tạo dòng thuần D. Giảm tỉ lệ đồng hợp
Câu 32: Các mã bộ ba khác nhau ở:
A. Cả B và C B. Số lượng các nuclêôtit
C. Trình tự các nuclêôtit D. Thành phần các nuclêôtit
Câu 33: Loại đột biến không được di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến
A. Giao tử B. Xôma C. Tiền phôi D. Gen
Câu 34: Ở một quần thể thực vật, tại thế hệ mở đầu có 100% thể dị hợp (Aa). Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ
% Aa ở thế hệ thứ nhất, thứ hai lần lượt là:
A. 0,75% ; 0.25% B. 0,5% ; 0.5% C. 75% ; 25% D. 50% ; 25%
Câu 35: Trường hợp nào sau đây đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình?
A. Trội hoàn toàn B. Phân li
C. Phân li độc lập D. Trội không hoàn toàn
Câu 36: Bộ 3 đối mã là bộ 3 có trong phân tử nào sau đây:
A. ARN virut B. ARN vận chuyển C. ARN ribôxôm D . ARN thông tin
Câu 37: Gen A dài 4080
0
A
bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi 1 lần, môi trường nội bào đã
cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng.
A. Thêm 1 cặp nuclêôtit B. Mất 2 cặp nuclêôtit
C. Thêm 2 cặp nuclêôtit D. Mất 1 cặp nuclêôtit
Câu 38: Chất cônsixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội ở thực vật, do nó có khả năng
A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ
B. Kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển
C. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho nhiễm sắc thể không phân li
D. Tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào
Câu 39: Để tổng hợp mARN, ARN – Pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen theo chiều nào?
A. Từ đầu 5’ đến đầu 3’ B. Từ đầu 3’ đến đầu 5’ C. Từ đầu 5 đến đầu 3 D. Từ đầu 3 đến đầu 5
Câu 40: Đột biến gen là những biến đổi
A. Kiểu gen của cơ thể do lai giống
B. Trong vật chất di truyền ở cấp độ tế bào
C. Kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường
D. Liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêootit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử AND
----------- HẾT ----------
Trang 3/3 - Mã đề 210