Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 LẦN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.44 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI TẬP VĂN 8 </b>


Đề ra: Cho dàn ý đề bài sau : Cảm nhận của em về hình ảnh chú bé Hồng trong
đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng.


Dàn ý:


a) Mở bài: một trong hai cách trực tiếp hoặc gián tiếp


- Trực tiếp: tác giả-> tác phẩm-> nhân vật ....=> Đến với đoạn trích “Trong
lòng mẹ” ta bắt gặp một chú bé Hồng đáng thương, đáng yêu; Trong đau khô
trái tim yêu thương của em vẫn dành cho mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn.
- Gián tiếp:


+ Dẫn thơ, danh ngôn


( VD dẫn thơ Tố Hữu: Năm 1939, trong bà thơ “Mồ côi” Tố Hữu viết:
“Con cim non rũ cánh


Đi tìm tô bơ vơ


Quanh nẻo rừng hưu quạnh
Lướt thướt dưới dòng mưa...”


Một năm sau, trên tuần báo “Ngày nay”, hồi kí “Những ngày thơ ấu” của
nhà văn Nguyên Hồng ra mắt là những rung động mãnh liệt, chân thành
thực sự đã gây xúc động đối với bạn đọc gần xa. Đến với “Trong lòng mẹ”
đoạn trích từ chương IV của ta bắt gặp một chú bé Hồng đáng thương, là
“con chim non rũ cánh...”; Trong đau khô trái tim yêu thương của em vẫn
dành cho mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn.



+ So sánh đối chiếu + Giới thiệu nhân vật
+ Đưa ra nhận định + Giới thiệu nhân vật
b) Thân bài: Cần làm nôi bật các ý sau:


 Ý1: Hồng là chú bé có hoàn cảnh sống đau khô, cô độc, khát khao tình
yêu thương... -> tội nghiệp, đáng thương.


 Ý2: Là chú bé có trái tim yêu thương dành cho mẹ cột cách đằm thắm,
trong trẻo, trọn vẹn:


- <i>Trong cuộc đối thoại với bà cô</i>:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Mặc dù nom một năm ròng mẹ không gửi một lá thư, không hỏi thăm,
không một đồng quà nhưng em không hề trách cứ mẹ, ..


+ Bà cô cố ý giao rắc những hoài nghi... để em ruồng rẫy và khinh miệt mẹ
nhưng Hồng vẫn là đứa con hiếu thảo cảm thông với cảnh ngộ góa chồng, nợ nần
cùng túng phải bỏ con đi tha hương cầu thực của mẹ...


+ Em quyết không dể những rắp tâm tanh bẩn của bà cô xâm phạm đến tình
thương yêu và lòng kính mẹ...


+ Bao nhiêu nước mắt của bé Hồng đã chảy xuống trước những lời nói cay
nghiệt, thâm độc của bà cô khi nói xấu mẹ mình...; Mỗi lời nói, giọng cười của bà
cô như một lần cào gai xát muối vào tâm hồn non nớt đã làm cho bé Hồng vô
cùng tức tưởi, đau đớn...


+ Hồng rất thương và cảm thông với mẹ khi chưa đoạn tang chồng mà đã
chữa đẻ với người khác. Em không trách mẹ , có chăng chỉ là ở chỗ mẹ không
dám ngẩng cao đầu chống lại cô tục, chống lại những thành kiến cay nghiệt của xã


hội...


+ Càng thương mẹ, em càng căm tức, ghê tởm những cô tục phong kiến đã
đày đọa mẹ bấy nhiêu: giá những cô tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá
hay cục thủy tinh, đầu mẫu gô, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền
cho kỳ nát vụn mới thôi.


+ Xa mẹ, sống cô độc trong sự ghẻ lạnh của học hàng nhà nội, thiếu thốn
một tình yêu thương ấp ủ, Hồng thương mẹ, nhớ mẹ nhiều lắm, khát khao được
gặp mẹ đến cháy bỏng và tin yêu mẹ sẽ trở về.


 Hồng không những là chú bé dành cho mẹ tình thương yêu mãnh liệt và
còn thấu hiểu nỗi lòng của mẹ.


- Tình yêu thương mẹ được bộc lộ đỉnh điểm trong cuộc gặp gỡ đầy xúc động
giữa Hồng và mẹ:


+ Thoáng thấy người giống mẹ: chạy theo, gọi bối rối, thở hồng hộc, trán
đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại...


+Khi gặp mẹ: xúc động vô bờ bến,..


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về nhân vật.


(VD: “Trong lòng mẹ” là trang nhật kí cảm động, là bài ca về tình mẫu tử
thiêng liêng bất diệt, là “<i>những rung động cực điểm của một linh hồn tre</i>
<i>dại</i>” (Thạch lam). Nhân vật bé Hồng trong đau khô xa cách, trong cay đắng
tủi hờn khi nghe bà cô xức phạm đến nhân phẩm người mẹ, trong niềm vui
sướng hạnh phúc rạo rực trong giây phút được gặp lại mẹ hiền đều bừng
sáng lên một trái tim yêu mẹ tha thiết chân thành. Giọt nước mắt của em là


giọt nước mắt ngoan của một đứa con hiếu thảo. Trong bi kịch gia đình, bi
kịch tuôi thơ, càng bừng sáng lên lòng yêu thương mẹ hơn bao giờ hết. Bé
Hồng là hình ảnh đáng thương, đáng yêu của bài ca “Trong lòng mẹ”


 Yêu cầu: trả lời các câu hỏi sau:


1. Để nêu cảm nhận về nhân vật bé Hồng, phần thân bài em cần làm nôi
bật những luận điểm lớn nào? ( Hãy thể hiện bằng sơ đồ tư duy)


2. Nắm vững nội dung dàn ý trên.


3. Dựa vào dàn ý trên viết bài văn hoàn chỉnh.


4. Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và
nhi đồng. Em hiểu như thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích
“Trong lòng mẹ”, em hãy chứng minh nhận định đấy.


 <i><b>Lưu ý:</b></i>


<i><b>+ Thời gian làm bài trong vòng 1 tuần (kể từ ngày gửi, các em làm bài</b></i>
<i><b>và gửi đúng tiến độ để cô có số liệu báo cáo). </b></i>


<i><b>+ Học thực chất đẻ có vốn kiến thức nhất định, học vững kiến thức cơ </b></i>
<i><b>bản, tham khảo tài liệu, tạo ra sản phẩm của riêng mình chứ không lệ </b></i>
<i><b>thuộc vào tài liệu tham khảo. Cô tuyệt đối không nhận bài mạng!</b></i>
<i><b>+ Tin mong trò trong mùa dịch an toàn, hoàn thành nhiệm vụ, vui </b></i>
<i><b>chơi lành mạnh! </b></i>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×