Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Ẩn dụ ý niệm miền bộ cơ thể người trong thơ xuân diệu và xuân quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.01 KB, 58 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

HOÀNG THỊ KHÁNH HUYỀN

ẨN DỤ Ý NIỆM MIỀN BỘ PHẬN
CƠ THỂ NGƢỜI TRONG THƠ
XUÂN DIỆU VÀ XUÂN QUỲNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

HOÀNG THỊ KHÁNH HUYỀN

ẨN DỤ Ý NIỆM MIỀN BỘ PHẬN
CƠ THỂ NGƢỜI TRONG THƠ
XUÂN DIỆU VÀ XUÂN QUỲNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Hiền

HÀ NỘI, 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả khảo sát đƣợc đƣa ra
trong bản khóa luận này là trung thực, và là kết quả nghiên cứu khoa học thực
sự của cá nhân tôi đƣợc thực hiện trong thời gian học tập tại trƣờng và chƣa
từng đƣợc cơng bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Tác giả khóa luận

Hồng Thị Khánh Huyền


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành tốt cơng trình nghiên cứu này, tôi xin gửi lời cảm
ơn tới các thầy cô giảng viên, cán bộ trong khoa Ngữ Văn, tổ Ngôn ngữ và
đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Hiền - ngƣời đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn
những kiến thức chun mơn và dìu dắt tơi trong suốt q trình nghiên cứu và
hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai bậc sinh thành cùng gia đình,
bạn bè đã ln bên cạnh, quan tâm, giúp đỡ tôi để tôi đủ nghị lực vƣợt qua
các khó khăn trong suốt thời gian học tập cũng nhƣ trong q trình thực hiện
cơng trình nghiên cứu của mình.
Do trình độ, vốn kiến thức của bản thân chƣa phong phú, nên khóa luận
vẫn chƣa đƣợc đầy đủ và cịn nhiều thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận đƣợc
sự ý kiến đóng góp của thầy, cơ giáo cùng các bạn để bản khóa luận của tơi
đầy đủ và tốt hơn.

Trân trọng!

Hà Nội, 10 tháng 5 năm 2019
Tác giả khóa luận

Hồng Thị Khánh Huyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 3
6. Đóng góp của khóa luận............................................................................... 4
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT .................................................................... 5
1.1. Ngôn ngữ học tri nhận................................................................................ 5
1.2. Ẩn dụ ý niệm .............................................................................................. 5
1.2.1. Các quan niệm về ẩn dụ .......................................................................... 5
1.2.2. Khái niệm ẩn dụ ý niệm .......................................................................... 6
1.2.3 Phân loại ẩn dụ ý niệm ............................................................................. 8
1.2.3.1. Ẩn dụ cấu trúc (Structural metaphors) ................................................. 8
1.2.3.2. Ẩn dụ vật chứa (Metaphorical container) ............................................ 9
1.2.3.3. Ẩn dụ định hƣớng (Orientational metaphors) .................................... 10
1.3. Khái quát về ý niệm bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Việt .................... 11
1.4. Khái quát về đặc điểm ngôn ngữ thơ Xuân Diệu và thơ Xuân Quỳnh .... 13
1.4.1. Khái quát đặc điểm ngôn ngữ thơ Xuân Diệu ...................................... 13
1.4.2. Khái quát đặc điểm thơ Xuân Quỳnh.................................................... 14
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 15
Chƣơng 2. CÁC LOẠI ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG THƠ XUÂN DIỆU VÀ

XUÂN QUỲNH ............................................................................................. 17
2.1. Một số ý niệm bộ phận cơ thể ngƣời trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh ... 17
2.2. Ẩn dụ vật chứa trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh............................. 21
2.2.1. Lịng là vật chứa tâm trạng, cảm xúc trong tình yêu ............................ 21
2.2.1.1. Lòng là vật chứa nỗi nhớ nhung ........................................................ 22
2.2.1.2. Lòng là vật chứa nỗi buồn, sự đau khổ, cô đơn ................................. 24


2.2.1.3. Lòng là vật chứa niềm vui.................................................................. 26
2.2.1.4. Lòng là vật chứa sự tức giận, lo lắng ................................................. 27
2.2.1.5. Lòng là vật chứa những rung động mới mẻ trong tình yêu ............... 28
2.2.2. Trái tim là vật chứa tâm trạng, cảm xúc ............................................... 30
2.2.2.1. Trái tim là vật chứa cảm xúc nồng cháy, say mê và hăm hở, rạo rực 32
2.2.2.2. Trái tim là vật chứa nỗi buồn, lo âu, buồn bã, nuối tiếc .................... 32
2.2.2.3. Trái tim là vật chứa sự bồi hồi, xao xuyến, yêu thƣơng .................... 34
2.2.2.4. Trái tim là vật chứa sự đau đớn trong tình yêu .................................. 35
2.2.3. Đôi mắt là vật chứa tâm trạng, cảm xúc trong tình u ........................ 35
2.2.3.1. Đơi mắt là vật chứa tình cảm yêu thƣơng tha thiết của lứa đôi ......... 36
2.2.3.2. Đôi mắt là vật chứa sự lo lắng, ngại ngùng, băn khoăn ..................... 37
2.2.3.3. Đôi mắt là vật chứa niềm vui, nỗi buồn cụ thể .................................. 38
2.2.4. Bàn tay là vật chứa những tình cảm yêu thƣơng .................................. 40
2.2.4.1. Bàn tay là vật chứa tình yêu thƣơng lứa đôi ...................................... 40
2.2.4.2. Bàn tay chứa đựng niềm say mê, khao khát ...................................... 42
2.2.4.3. Bàn tay là vật chứa cho những nỗi vất vả, nhọc nhằn ....................... 42
2.2.4.4. Bàn tay là vật chứa nỗi lo sợ, sự đổ vỡ của tình yêu ......................... 43
2.2.5. Đầu là vật chứa ...................................................................................... 44
2.2.5.1. Đầu vật chứa là suy nghĩ, trí tuệ, ý tƣởng .......................................... 44
2.2.5.2. Đầu là vật chứa tình cảm cụ thể trong tình yêu ................................. 45
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 47
KẾT LUẬN .................................................................................................... 48

NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BPCTN

: Bộ phận cơ thể ngƣời

Nxb

: Nhà xuất bản


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong ngơn ngữ học tri nhận, nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
luôn đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ và có vai trị đặc biệt quan
trọng trong văn hóa Việt Nam. Việc sử dụng các bộ phận cơ thể con ngƣời trở
thành những ẩn dụ ý niệm trong văn chƣơng khơng cịn là điều xa lạ, nhóm từ
chỉ bộ phận cơ thể ngƣời đƣợc sử dụng khá nhiều với những ý nghĩa phong
phú và đa dạng.
1.2 Ẩn dụ ý niệm đƣợc xem nhƣ là cách nhìn một đối tƣợng này qua
một đối tƣợng khác, theo quan niệm này đây chính là một phƣơng thức biểu
tƣợng tri thức dƣới dạng ngôn ngữ, phƣơng pháp này đáp ứng đƣợc nhu cầu
của con ngƣời qua cách thức con ngƣời suy nghĩ về sự vật.
1.3. Xuân Diệu khi mới bƣớc chân vào thi đàn văn học, ông đã lạc vào
con mắt xanh của những ngƣời có tên tuổi uy tín trong giới nghệ sĩ, vị thế của
ông càng đƣợc nâng cao hơn qua phong trào thơ mới với những đóng góp tích

cực và ông đƣợc mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới”.
Xuân Quỳnh là nữ thi sĩ nổi tiếng có bản sắc riêng, nổi lên giữa những năm
chiến tranh khốc liệt, Xuân Quỳnh nhƣ cành hoa dại mọc lên giữa rừng bom.
Thơ Xuân Quỳnh nhanh chóng đƣợc nhiều độc giả đón nhận bởi những bài
thơ về mối tình nồng nhiệt, nhƣng cũng rất chân thành, sâu lắng. Tuy mỗi
ngƣời ở một thời đại khác nhau, nhƣng họ lại có sự gặp gỡ ở tâm hồn cũng
nhƣ cách sử dụng ngôn từ để biểu đạt ý thức nghệ thuật thể hiện những mong
muốn khát khao về tình yêu, của những trái tim yêu mãnh liệt.
Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Ẩn dụ ý niệm miền bộ
cơ thể ngƣời trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh” làm đối tƣợng nghiên cứu
cho khóa luận của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm
Ẩn dụ ý niệm đƣợc xem là một biện pháp tu từ trong ngôn ngữ học tri
nhận, những ẩn dụ khơng chỉ xuất hiện trong văn học mà cịn rất gần gũi với
cuộc sống của con ngƣời, vì thế đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về nó ví dụ
nhƣ cơng trình nghiên cứu của các tác giả nhƣ: Trần Văn Nam (2017), Ẩn dụ ý
niệm về tình yêu trong thơ mới 1932 - 1945,Trần Thị Phƣơng Lý (2012) Ẩn dụ
1


ý niệm phạm trù thực vật trong tiếng Việt, luận án tiến sĩ hay Nguyễn Hoài
Nghiêm (2011), Ẩn dụ ý niệm tình yêu là cuộc hành trình trong thơ Xuân Diệu.
Những nghiên cứu này đã chỉ ra ẩn dụ ý niệm không chỉ là phƣơng
thức nghệ thuật tu từ, mà nó cịn là q trình tri nhận mang dậm dấu ấn dân
tộc, văn hóa. Các bài viết cũng chỉ ra cơ chế của các ánh xạ ẩn dụ ý niệm.
Theo đó, các bài nghiên cứu cũng chỉ ra có các loại ẩn dụ ý niệm: ẩn dụ vật
chứa, ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ định hƣớng…
2.2. Nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm miền ý niệm bộ phận cơ thể người
Nhìn một cách khái qt, hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu trong và

ngoài nƣớc đã nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm miền ý niệm bộ phận cơ thể ngƣời.
Đó là một số nghiên cứu tiêu biểu nhƣ của Tomita KenJi ngƣời Nhật, cơng
trình nghiên cứu về các từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời của Tiếng Việt và Tiếng
Nhật qua sự tƣơng quan so sánh. Bên cạnh đó, ở Việt Nam đã có nhiều nhà
nghiên cứu về vấn đề này trong đó có thể kể đến luận án của tác giả Trịnh Thị
Thanh Huệ đã chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt trong cách tƣ duy của hai dân
tộc Việt - Hán qua đề tài “Nghiên cứu so sánh đối chiếu ẩn dụ trong tiếng
Việt và tiếng Hán từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận (trên tư liệu bộ phận cơ
thể người)”; luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hoàng Linh với đề tài “Đặc
trưng tri nhận văn hóa của người Việt (Qua nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể
người)... Những nghiên cứu trên đã lý giải cơ chế tri nhận của ẩn dụ qua
những yếu tố văn hóa, địa lý và qua cách thức tƣ duy của mỗi dân tộc.
Nhƣ vậy, các từ chỉ BPCTN là nhóm từ vựng cơ bản, “thuần chất” của
mỗi ngơn ngữ. Nhóm từ chỉ BPCTN đã đƣợc nghiên cứu theo nhiều góc độ.
Tuy những cơng trình này đã đƣợc nghiên cứu khá tỉ mỉ và công phu xong nó
là những điểm khái quát nhất nhƣng phƣơng diện này chƣa đƣợc đề cập tới
trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Vì vậy, trong khóa luận của mình tơi
tập trung làm rõ những điểm cụ thể về phƣơng thức ẩn dụ ý niệm chỉ bộ phận
cơ thể ngƣời trong thơ của hai tác giả nói trên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các ẩn dụ ý niệm miền bộ phận cơ thể ngƣời trong
thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh.

2


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu nghiên cứu các ẩn dụ ý niệm miền bộ phận cơ thể
ngƣời trong các tập thơ của Xuân Diệu: Thơ thơ, Gửi hương cho gió (2012),

NXB Văn học và các tập thơ của Xuân Quỳnh Tự hát, Hoa dọc chiến hào,
Không bao giờ là cuối (2012), NXB văn học.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu các ẩn dụ ý niệm trong
những tập thơ: Thơ Thơ, Gửi hương cho gió (2012,) của nhà thơ Xuân Diệu và
các tập thơ: Tự hát, Hoa dọc chiến hào, Không bao giờ là cuối (2012) của tác
giả Xuân Quỳnh. Qua đó, thấy đƣợc đặc điểm tƣ duy của dân tộc qua niềm ý
niệm BPCTN, và qua cơ chế của ẩn dụ chúng ta sẽ hiểu một cách rõ nét những
cảm nhận tinh thế cũng nhƣ cái nhìn sâu sắc của hai tác giả này. Và có sự phân
biệt chính xác giữa ẩn dụ ý niệm và đặc trƣng phong cách của nhà văn.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi thực hiện các nhiệm
vụ nhƣ sau:
- Hệ thống các cơ sở lý thuyết về ẩn dụ và ẩn dụ ý niệm.
- Khảo sát các mơ hình ẩn dụ ý niệm miền bộ phận cơ thể ngƣời.
- Phân tích, miêu tả, lí giải sự tri nhận trong các mơ hình ẩn dụ ý niệm
miền BPCTN.
- Đánh giá, so sánh phong cách nghệ thuật của các tác giả qua các ẩn dụ
ý niệm.
- Kết luận làm rõ ý nghĩa của ẩn dụ ý niệm trong thơ của Xuân Quỳnh
và Xuân Diệu nói riêng và trong văn học nói chung.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích, miêu tả
Sử dụng phƣơng pháp phân tích miêu tả để chỉ ra những đặc điểm cụ
thể của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong thơ Xuân Diệu và Xuân
Quỳnh dƣới góc độ của ngơn ngữ học tri nhận.
3



5.2. Phương pháp phân tích nghĩa tố
Sử dụng phƣơng pháp này nhằm phân tích ý nghĩa gốc của các từ chỉ
bộ phận cơ thể ngƣời và sự biến đổi ý nghĩa của nó qua các miền ý niệm trong
thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh.
5.3. Phương pháp phân tích ý niệm
Phƣơng pháp đƣợc sử dụng để phân tích các ý niệm miền BPCTN
trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh, qua đó để thấy đƣợc cơ chế của ẩn dụ ý
niệm và phân biệt giữa ẩn dụ ý niệm và đặc trƣng phong cách của nhà văn.
5.4. Thủ pháp thống kê, phân loại
Khóa luận đã sử dụng thủ pháp trên để phân loại, thống kê các ẩn dụ ý
niệm miền BPCTN trong thơ của Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Thủ pháp này
đã giúp khóa luận rút ra nhận xét, về sự chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ bộ
phận cơ thể ngƣời trong thơ của hai tác giả nói trên, và rút ra đƣợc bảng phân
loại với các tiêu chí cụ thể nhƣ sau:
STT
1

Từ chỉ BPCTN

Số lần xuất hiện/ Tác phẩm

Tỉ lệ %

Ví dụ

xx

xx

xx


xx

2
3
....
6. Đóng góp của khóa luận
Kết quả của khóa luận là những đóng góp mới nhất về sự tìm hiểu,
phân tích cơ chế chuyển nghĩa của lớp ẩn dụ ý niệm chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Qua việc khảo sát, phân tích những ngữ
liệu cụ thể giúp ngƣời đọc có cái nhìn chính xác về ý niệm và ẩn dụ ý niệm.
Những kết quả nghiên cứu của khóa luận cung cấp thêm về mặt ngữ liệu cho
việc nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ và văn chƣơng.
7. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, khóa luận đƣợc triển khai theo 2 chƣơng sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết
Chƣơng 2: Các loại ẩn dụ ý niệm miền bộ phận cơ thể ngƣời trong thơ
Xuân Diệu và Xuân Quỳnh

4


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Ngơn ngữ học tri nhận
Ngơn ngữ học tri nhận (Congnitivelinguistics), là một khuynh hƣớng
nghiên cứu ngôn ngữ, trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của con
ngƣời về thế giới khách quan cũng nhƣ cách mà con ngƣời tri giác và ý niệm
hóa các sự việc, sự tình trong thế giới khách quan đó.
Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng: “ Ngơn ngữ học tri nhận là một

khuynh hƣớng ngữ nghĩa coi trọng sự tri nhận trong quá trình tri nhận về thế
giới xung quanh. Nó đề cao sự tri giác, nhận thức và năng lực của tƣ duy
trong việc phân tích, miêu tả nghĩa của ngôn ngữ”. Vƣợt lên những hạn chế
của những khuynh hƣớng ngơn ngữ học trƣớc đó, ngơn ngữ học tri nhận quan
niệm: “Ngôn ngữ là một năng lực tinh thần và khả năng ngôn ngữ của con
người được xác định như một hình thức của tri thức, của khả năng tri nhận”.
Ngôn ngữ học tri nhận đã xác định nghĩa của từ khơng phải là cái có
sẵn, khơng tồn tại độc lập mà nó đƣợc bắt nguồn từ ý thức, từ sự hiểu biết và
cảm nhận của con ngƣời: “Nó là ý niệm, sự hình dung, tưởng tượng của người
nói khi dùng tín hiệu ngơn ngữ, thổi vào tín hiệu ngơn ngữ trong nói năng,
giao tiếp, suy tưởng” [6,54]. Bởi vậy thuật ngữ quan trọng nhất của ngôn ngữ
học tri nhận chính là ý niệm.
Hiện nay, khuynh hƣớng nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận đã thu
hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ ở những khía cạnh khác nhau,
và đã mang lại những kết quả phong phú. Trong phần này, để phục vụ nhiệm
vụ nghiên cứu, khóa luận đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất về ngôn ngữ
học tri nhận liên quan trực tiếp đến đề tài.
1.2. Ẩn dụ ý niệm
1.2.1. Các quan niệm về ẩn dụ
Quan điểm truyền thống cho rằng “Ẩn dụ đƣợc coi là cách thức chuyển
đổi tên gọi dựa theo sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có nét tƣơng đồng hoặc
giống nhau [3;10]”. Quan điểm này đã đƣợc nêu rõ qua các cơng trình của
Bain 1887, Bafile 1962, Black 1969…

5


Theo ngôn ngữ học tri nhận, Lakoff cho rằng: “Ẩn dụ ẩn chứa trong
ngôn ngữ sinh hoạt và trong ca dao, tục ngữ. Ẩn dụ không chỉ là vấn đề từ
ngữ mà là lý tƣởng, cho phép con ngƣời thể hiện suy nghĩ về bản thân và thế

giới. Hay nói cách khác hệ thống ý niệm của con ngƣời đƣợc cấu trúc và xác
định theo ẩn dụ” [5;12].
Với cách hiểu ẩn dụ là phƣơng tiện của tƣ duy, Lý Toàn Thắng đã
khẳng định về tầm quan trọng của ẩn dụ với ngơn ngữ học tri nhận, trong
cơng trình nghiên cứu của mình, tác giả đã đặt ẩn dụ trong quan niệm truyền
thống và tu từ học và đƣa ra kết luận: “Ẩn dụ truyền thống và văn học tu từ
thƣờng đƣợc coi là một trong hai kiểu chính của phép tu từ dùng theo nghĩa
bóng dựa trên những khái niệm tƣơng tự và so sánh giữa nghĩa đen và nghĩa
bóng của từ ngữ”. Ông đã đƣa ra cách hiểu mới về ẩn dụ: “Ẩn dụ ý niệm là
một trong sự di chuyển, hay một sự đồ họa cấu trúc và các quan hệ nội tại
của một lĩnh vực hay một mơ hình tri nhận đích” [3;12].
Nhƣ vậy, đã có nhiều quan điểm về ẩn dụ truyền thống và tất cả các
quan điểm này đều cho rằng ẩn dụ là sự so sánh ngầm, là cách gọi tên sự vật
hiện tƣợng này bằng tên của sự vật khác dựa trên sự tƣơng đồng về các mặt
nhƣ hình thức, cách thức, phẩm chất… Với cách nghĩ trên, ẩn dụ truyền thống
là một biểu tƣợng tri thức dƣới dạng ngôn ngữ [12].
1.2.2. Khái niệm ẩn dụ ý niệm
Ẩn dụ ý niệm hay ẩn dụ tri nhận (Conpeptual metaphors) là một cơ chế
tri nhận, trong khoa học tri nhận thì tri nhận biểu hiện một quá trình nhận thức
hoặc tổng thể những quá trình tri giác - tâm lý - tất cả những cái tạo thành hành
vi của con ngƣời. Q trình của nó bắt đầu từ q trình nhận thức, ý niệm hóa,
và cải biến các dữ liệu trong bộ não của con ngƣời nhờ đó con ngƣời có sự
nhận thức về thế giới.
“Theo Lakoff, ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor) là các ánh xạ có tính
hệ thống giữa hai miền ý niệm: miền nguồn là một phạm trù trải nghiệm được
ánh xạ hay phóng chiếu vào miền đích là một miền trải nghiệm khác”. Nhƣ vậy
ta có thể hiểu rằng ẩn dụ ý niệm hay ẩn dụ tri nhận là một trong những hình
thức ý niệm hóa, là cách nhìn sự vật sự việc đối tƣợng này qua một đối tƣợng
khác, nó có chức năng biểu hiện và hình thành những ý niệm mới, khơng có


6


q trình này thì khơng thể nhận đƣợc tri thức mới, và theo nét nghĩa này ẩn
dụ ý niệm là một trong những phƣơng thức biểu tƣợng tri thức dƣới dạng
ngôn ngữ.
Về nguồn gốc, ẩn dụ ý niệm đáp ứng nhu cầu nhận thức thế giới của
con ngƣời. Đó là cách con ngƣời ý niệm hóa một miền tâm trí qua một miền
tâm trí khác, các ẩn dụ này hoạt động nhƣ là những công cụ tri nhận, phản ánh
quá trình ý niệm hóa thế giới, cách thức mà con ngƣời suy nghĩ về sự vật.
Các ẩn dụ ý niệm thƣờng đƣợc diễn đạt theo công thức A nhƣ (là) B.
“Trong ẩn dụ ý niệm, một miền ý niệm đích có thể đƣợc hiểu qua nhiều miền
ý niệm nguồn khác nhau theo kiểu A  B1, B2….Bn ” nhƣ các ẩn dụ: Cuộc đời
là những chuyến đi, trong đó cuộc đời là đích và những chuyến đi chính là
những chặng đƣờng mà con ngƣời phải trải qua; hoặc cũng có thể hiểu những
chuyến đi là khó khăn, thử thách cũng nhƣ sự mới mẻ trong cuộc đời mỗi
ngƣời. Hoặc những ví dụ khác nhƣ: Nhà là nơi để về trong đó: Nhà là đích
đến, và nơi để về chính là địa điểm hƣớng đến, nhà tôi (ám chỉ đối tƣợng
đƣợc nhắc đến có thể ngƣời vợ/ ngƣời chồng chỉ mối quan hệ giữa vợ chồng
“Tôi yêu nhà tôi lắm” ); nhà Trắng là nhà nơi ở của Tổng thống Hoa Kì.
Về cấu ẩn dụ ý niệm đƣợc tạo ra trên quan điểm nhận thức, đó là cơ chế
chuyển nghĩa từ miền Nguồn đến miền Đích, trong đó những tri thức ở miền
Nguồn ánh xạ lên miền Đích, và những đặc tính của miền Đích đƣợc gán cho
miền Nguồn. Theo nguyên lý tri nhận đã nêu ở trên ẩn dụ ý niệm là cách hiểu
đối tƣợng này qua cách nhìn một đối tƣợng khác, nghĩa là Nguồn có chức
năng cung cấp tri thức mới và chuyển tri thức mới đó cho miền Đích. Ta có
một số ví dụ về ẩn dụ tri nhận trong sách “Metaphors we live by” của Lakoff
và Johnson nhƣ sau:
“THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC; TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH;
TÌNH YÊU LÀ CHIẾN TRANH; HẠNH PHÚC ĐỊNH HƢỚNG LÊN

TRÊN; BẤT HẠNH ĐỊNH HƢỚNG XUỐNG DƢỚI”. Trong đó nguồn ở
đây chính là (tiền bạc, cuộc hành trình, chiến tranh, lên trên, xuống dƣới) bởi
đây là những tri thức đƣợc chuyển gán cho miền đích (thời gian, tình u,
hạnh phúc, bất hạnh).
Để thấy rõ đƣợc cơ chế chuyển nghĩa từ của hai miền, ta cùng phân
tích ví dụ: TÌNH U LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH thì có thể dẫn đến
những nét hiểu nhƣ: “chiến thắng, thất bại, bị thƣơng, tổn thất, hạnh phúc,
7


xung đột… rồi đem gán chúng cho miền đích tình u. Do đó ý niệm cuộc
hành trình từ đây có những nét thuộc tính mới.
Ta có bảng so sánh:
Miền nguồn

Miền đích

Cãi vã, xung đột

Đau khổ trong tình u

Ít cãi vã

Tình yêu vui vẻ

Đấu tranh để xây dựng tình yêu

Tình yêu hạnh phúc

Qua bảng so sánh trên, ta thấy miền nguồn là là một sự chuyển dịch

trong khơng gian (hành trình), và miền đích (tình u) là một điều trừu tƣợng.
Về ý nghĩa ẩn dụ tri nhận giúp chúng ta hiểu đƣợc những khái niệm
tƣơng đối trừu tƣợng những thuật ngữ mang tính khái quát trở nên dễ hiểu
hơn. Ví dụ nhƣ trong ẩn dụ tri nhận THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC những ý
niệm nhƣ giữ gìn, tiết kiệm thời gian trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn.
Ngoài ra, ẩn dụ ý niệm cũng là một phạm trù của ý thức, nên chúng ta
chỉ có thể cảm nhận và thơng hiểu chúng, khi ẩn dụ ý niệm đƣợc thực hiện
bằng những biểu thức ẩn dụ (Metaphorical expression) trong đó ẩn dụ ý niệm
là ý niệm cịn câu chữ chính là biểu thức chứa các ý niệm trên. “Ngồi ra, ý
niệm cịn chứa đựng sự hiểu biết của con ngƣời và thế giới đƣợc hình thành
trong ý thức, trong quá trình tri nhận và hiện thân trong ngôn ngữ, bởi vậy
trong ý niệm có cái phổ quát và cái đặc thù” [12].
1.2.3 Phân loại ẩn dụ ý niệm
1.2.3.1. Ẩn dụ cấu trúc (Structural metaphors)
Ẩn dụ cấu trúc (Structural metaphors), là tạo ra một cấu trúc ý niệm này
từ một cấu trúc ý niệm khác, dùng các từ ngữ thuộc vùng ý niệm này để bàn về
ý niệm khác” [11-tr 243]. Nói cách khác ẩn dụ cấu trúc là hiện tƣợng cấu trúc
lại ý niệm ở miền đích về mặt ý nghĩa khi nhận đƣợc những nét thuộc tính mới
do ý niệm ở miền nguồn ánh xạ lên miền đích. Ví dụ, trong ẩn dụ: “Thời gian
là tiền bạc”, ta thấy miền nguồn ở đây là tiền bạc, miền đích là thời gian, miền
nguồn đã cấu trúc hóa ý niệm ở miền đích là thời gian, làm cho hai khách thể
này trở nên tƣơng đồng, và làm xuất hiện những biểu thức nhƣ sau:
Chị tơi đã sử dụng tồn bộ thời gian để xem phim.
8


Anh ta khơng có thời gian dành cho tơi.
Chiếc máy tính giúp chúng ta tiết kiệm thời gian.
Bài tập này làm tôi tốn mất năm giờ đồng hồ để làm nó.
Đừng để thời gian trơi qua một cách lãng phí nhƣ vậy.

Qua những biểu thức trên, ta thấy các biểu thức đều đƣợc tạo ra từ ý
niệm về việc sử dụng thời gian. “Nhƣ vậy, bản chất của ẩn dụ cấu trúc là sự
ngữ nghĩa hóa và cảm nhận những hiện tƣợng cùng loại này trong thuật ngữ
những biểu tƣợng cùng loại khác” [12].
1.2.3.2. Ẩn dụ vật chứa (Metaphorical container)
Ẩn dụ vật chứa (Metaphorical container), đƣợc hiểu là “những cách
thức nhìn nhận các sự kiện, các hoạt động, cảm xúc, ý tưởng,… như các vật
thể và vật chất”. Vật chứa là những vật bị giới hạn bởi một không gian nhất
định và tách biệt khỏi thế giới bên ngoài bởi bề mặt của nó. Mỗi bộ phận cơ
thể con ngƣời cũng có thể đƣợc xem nhƣ những vật chứa nhƣ đầu là cơ quan
của đầu não, vật chứa bộ não con ngƣời, bụng chứa suy nghĩ và tình cảm, tim
gan, dạ chứa đựng tình cảm của con ngƣời.
Bên cạnh đó, mỗi một bộ phận cơ thể con ngƣời là là những vật chứa
nhƣ đầu là vật chứa bộ não của cơ thể con ngƣời, đây là cơ quan điều khiển
cao nhất mọi hoạt động của cơ thể con ngƣời, lòng, bụng dạ, tim, gan là
những vật chứa cho suy nghĩ, tình cảm của con ngƣời.
Mỗi một vật chứa là một ẩn dụ tri nhận, cho phép con ngƣời hình thành
ranh giới để tri nhận về đối tƣợng. Đặc biệt, ẩn dụ vật chứa bộ phận cơ thể
ngƣời đƣợc ý niệm qua mơ hình: Bộ phận cơ thể ngƣời là vật chứa có thể dãn
nở, co kéo, di chuyển chứa bên trong nó những tâm trạng khác nhau của con
ngƣời nhƣ vui, buồn, hờn giận, lo lắng, đau đớn, hạnh phúc… Chúng ta có thể
khái quát bộ phận cơ thể ngƣời là vật chứa qua bảng sau:
Bộ phận cơ thể
ngƣời
Lòng

Ẩn dụ vật chứa

Biểu thức
Tơi cứ bắt lịng tơi đau đớn mãi,


Vật chứa cảm
xúc

Đau vơ dun, đau khơng để làm gì
(Thở than - Xuân Diệu)

9


Dạ yêu đời thỏa mấy vẫn chưa an,
Và lòng ta như vậy đó nhân gian
(Mênh mơng - Xn Diệu)

Dạ

Qua ánh mắt anh hiểu điều lo lắng
Anh nghĩ gì khi nhìn xuống bàn tay
(Bàn tay em - Xuân Quỳnh)

Mắt
Đầu, óc

Vật chứa lí trí

Ý tưởng đã có sẵn trong đầu

Trái tim

Vật chứa tình

yêu

Nghìn trái tim mang trong một trái tim
(Cảm xúc - Xn Diệu)

Bàn tay

Vật chứa tình
cảm

Bàn tay ấm, mái tóc mềm bng xõa
Ánh mắt nhìn như chấp cả vơ biên
(Thơ tình cho bạn trẻ - Xuân Quỳnh)

..vv
1.2.3.3. Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphors)
Ẩn dụ định hƣớng là “cấu trúc hóa một số miền và tạo nên một hệ
thống ý niệm hóa chung cho chúng, chúng liên quan đến việc định hướng
trong không gian với những đối lập kiểu như lên - xuống, vào - ra, sâu - cạn,
trung tâm - ngoại vi” [5-tr31]. Trong tiếng Việt thƣờng có một số ẩn dụ định
hƣớng liên quan đến bộ phận cơ thể ngƣời nhƣ ẩn dụ định hƣớng lên xuống,
ta có hƣớng lên là vui, hƣớng xuống thể hiện nỗi buồn với những biểu thức
nhƣ sau: VUI LÀ HƢỚNG LÊN: Mắt sáng lên, hai tay reo hị, khi cánh tay
dang ơm cả sơn hà, chân vút thẳng sắp lên đƣờng vƣợt trải [5-tr4]. BUỒN LÀ
HƢỚNG XUỐNG với các biểu thức nhƣ: Chớ mộng cánh tay cành chuốt
ngọc/ Mơ chi con mắt lặng gieo sầu. Tay em thả xuôi xuôi như bay vào cõi
mộng. Ngồi ra, cịn có ẩn dụ định hƣớng ra vào trong đó định hƣớng VÀO
LÀ TẬP CHUNG, RA LÀ THIẾU TẬP CHUNG. Ví dụ VÀO LÀ TẬP
CHUNG NHƢ SAU:
Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực!

Hãy trộn nhau đôi mái tóc dài
(Xa cách - Xuân Diệu)

10


Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai!
Hãy dâng cả tình u lên sóng mắt
(Xa cách - Xn Diệu)
Ngƣợc lại RA LÀ THIẾU TẬP CHUNG:
Ngậm ngùi tặng trái tim lưu lạc
Anh chỉ xin em về một chút hương
(Muộn màng - Xn Diệu)
Như đối cùng ta dưới cảnh mưa
Mà lịng khơng hiểu, trán bơ vơ,
(Bên ấy bên này - Xuân Diệu)
“Ẩn dụ định hƣớng có sự khác biệt so với ẩn dụ cấu trúc ở chỗ đây là
loại ẩn dụ ý niệm khơng có sự sắp xếp lại về mặt cấu trúc một ý niệm này
trong thuật ngữ của một ý niệm khác, nhƣng nó tồn tại tổ chức của cả một hệ
thống ý niệm theo mẫu của một hệ thống nào đó khác” [7].
Tóm lại, những ẩn dụ định hƣớng này đƣợc tích lũy từ lâu đời, đƣợc
xuất phát và lý giải từ kinh nghiệm văn hóa của con ngƣời, và có tác dụng lớn
trở thành cơ sở để các nhà văn nhà thơ khám phá, tìm tịi và sáng tạo, tạo nên
những phá cách hay và độc đáo góp phần hình thành phong cách văn chƣơng
riêng của mỗi tác giả.
Qua ba loại ẩn dụ ý niệm mà khóa luận đã trình bày, chúng ta thấy rằng
phạm vi của ẩn dụ ý niệm đƣợc mở rộng rất nhiều so với phạm vi của ẩn dụ tu
từ theo quan điểm truyền thống chỉ coi ẩn dụ nhƣ một phƣơng thức của tu từ
học thì đến đây ẩn dụ tri nhận đƣợc hiểu là cách nhìn đối tƣợng này thơng qua
sự hiểu biết về một đối tƣợng khác đã biết.

1.3. Khái quát về ý niệm bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Việt
BPCTN là những bộ phận khác nhau, thực hiện những chức năng riêng,
đƣợc thống nhất làm nên chỉnh thể một cơ thể ngƣời.
Tuy nhiên việc phân loại tên gọi BPCTN còn gặp nhiều tranh cãi bởi sự
tồn tại của hai hệ thống tên gọi cùng lúc, đó là tên gọi theo khoa học và hệ

11


thống tên gọi theo thói quen. Trong khóa luận này chúng tơi lựa chọn cách gọi
theo thói quen và phân loại theo đặc điểm về vị trí thành ba nhóm lớn nhƣ sau:
- Nhóm trƣờng nghĩa chỉ các bộ phận thuộc phần đầu bao gồm: Đầu,
mắt, não, tóc, sọ, tai, tóc, mắt, mũi, miệng, má, lơng mi, lơng mày, cằm, trán…
- Nhóm trƣờng nghĩa chỉ các bộ phận thuộc phần nội tạng gồm: Lòng ,
dạ, gan, tim, ruột, mề, đại tràng,… Những bộ phận này tuy không đƣợc nhận
diện rõ ràng nhƣng mỗi bộ phận lại có một chức năng riêng rất rõ ràng nên
chúng đƣợc sử dụng nhiều trong ẩn dụ và hốn dụ. Nó mang ý nghĩa biểu thị
cho tƣ tƣởng, tình cảm, trạng thái tâm lý của con ngƣời.
- Nhóm trƣờng nghĩa chỉ các bộ phận thuộc phần cịn lại: Tay, chân,
đầu gối, bàn chân, lưng, ngón tay, eo, ngực, nách
Từ kết quả thống kê, theo bộ phận hành chức, chúng tôi nhận thấy các
tên gọi BPCTN xuất hiện không đồng đều trong các ẩn dụ. Ẩn dụ dựa vào
những đặc điểm về chức năng của bộ phận cơ thể ngƣời với những sự vật,
hiện tƣợng trong thế giới khách quan.
Trong tiếng Việt và đặc biệt là văn học, rất nhiều bộ phận cơ thể ngƣời
đƣợc sử dụng để biểu đạt những ý niệm trừu tƣợng về tâm lý, tính cách của
con ngƣời cho nên đã hình thành các mơ hình tri nhận nhƣ BỘ PHẬN CƠ
THỂ ĐẠI DIỆN CHO TÂM LÍ, CẢM XÚC TRÍ TUỆ ví dụ nhƣ lòng, dạ,
gan là những bộ phận tiêu biểu đại diện cho PHẨM CHẤT TÍNH CÁCH
CỦA CON NGƢỜI: Lịng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật/ Không cho dài

thời trẻ của nhân gian.
ĐẦU ĨC LÀ VẬT CHỨA CỦA TRÍ TUỆ: Đầu óc họ đã quen tính tốn
/Mỗi khoản trong đời đều xếp ngăn.
TIM LÀ VẬT CHỨA CỦA TÌNH YÊU: Trái tim buồn sau lần áo mỏng
/Từng đập vì anh vì những trang thơ.
BÀN TAY LÀ VẬT CHỨA ĐỰNG TÌNH YÊU CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ:
Tay cắm hoa, tay để treo tranh/ Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc / Tay
em dừng trên vầng trán lo âu / Khi anh vắng bàn tay em biết nhớ.
MẮT LÀ VẬT CHỨA NHỮNG TÌNH CẢM CỤ THỂ: Mắt ướt trơng nhau
lệ muốn tn/ Lưu luyến chi nhau để sớt buồn.

12


Nhƣ vậy, mỗi một bộ phận cơ thể ngƣời đại điện cho những miền tri
nhận khác nhau và mỗi bộ phận có một ý nghĩa riêng.
1.4. Khái quát về đặc điểm ngôn ngữ thơ Xuân Diệu và thơ Xuân Quỳnh
1.4.1. Khái quát đặc điểm ngôn ngữ thơ Xuân Diệu
Xuân Diệu (1916 -1985), tên thật là Ngô Xuân Diệu, ông đƣợc biết đến
nhƣ là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ
mới”(Hồi Thanh), “ơng hồng của thơ tình”. Ơng trở thành chủ sối của
phong trào thơ mới với những tập thơ tiêu biểu nhƣ “Thơ thơ (1938), Gửi
hương cho gió (1945)… và rất nhiều tập thơ khác đã làm nên tên tuổi của
Xuân Diệu.
Thơ ông thể hiện tâm sự của cái tôi cá nhân vừa mới lạ nhƣng cũng rất
ý nhị, kín đáo. Nhà phê bình Hồi Thanh đã viết trong “Thi nhân Việt Nam”
rằng : “Tơi đã trót u cái hồn thơ Xn Diệu, một hồn thơ luôn rộng mở,
chẳng bao giờ để lịng mình khép kín, một hồn thơ tha thiết, rạo rực, băn
khoăn” (1-tr137). Cũng chính những đặc điểm ấy đã tạo nên một lối thơ rất lạ,
rất duyên và cũng rất độc đáo mang tên Xuân Diệu.

Xuân Diệu đã thổi một làn gió mới vào văn đàn Việt Nam bởi sự táo
bạo và những cách tân mới mẻ của mình, khơng khó để bắt gặp sự cách tân
táo bạo này trong những trang thơ của ơng. Trƣớc hết đó là cách tổ chức hình
thức câu thơ mới mẻ, cùng một hệ thống ngơn ngữ đầy cá tính mà chúng ta
chƣa từng bắt gặp trong thơ ca truyền thống, bài thơ Vội vàng là một ví dụ
điển hình cho phong cách ngơn ngữ thơ Xn Diệu.
Những hình ảnh hết sức mới lạ, cùng cách dùng từ táo bạo nhƣ: “Hoa
bướm, đồng nội xanh rì” cùng với những cách kết hợp từ mới lạ:“Tháng
giêng ngon như cặp môi gần, Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa, Tôi
không chờ nắng hạ mới hồi xn”. Khơng những thế cách sử dụng linh hoạt
nhịp thơ cũng góp phần tạo nên tính nhạc và diễn tả cảm xúc thay đổi đột ngột
khi sung sƣớng, vui vẻ nhƣng mặt khác cũng đầy lo sợ.
Không phải ngẫu nhiên mà Hoài Thanh đã nhận xét rằng: “Xuân Diệu
là thế, lời thơ có lúc rất Tây, nhƣng lại mang đƣợc cái cốt cách rất đáng trân
trọng, “cái dáng yêu kiều, cái cốt cách phong nhã của điệu thơ, một cái gì rất
13


Việt Nam, đã quyến rũ lòng ta”. Ta đến với Xuân Diệu, ngoài những vần thơ
làm ngƣời ta rung động cịn có cái gì đó ở Xn Diệu mà ta rất đỗi nâng niu.
Đó là hồn thơ kết tinh của hai nền văn học Đông và Tây đã đƣa Xuân Diệu
lên đến đỉnh cao nhất “nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới”.Với những
tập thơ nhƣ:“Thơ Thơ, Gửi hương cho gió hay Anh đã giết em” đã góp phần
tạo nên tiếng nói riêng của Xuân Diệu trong văn học Việt Nam.
1.4.2. Khái quát đặc điểm thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh (1942 - 1988), tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, là
một nữ thi sĩ nổi tiếng trong thi đàn văn học Việt Nam, Xuân Quỳnh xuất hiện
và để lại dấu ấn rất đặc biệt bởi một trái tim hồn hậu, và đầy nữ tính. Hồn thơ
chị cịn mang đậm những trăn trở,lo âu, khắc khoải ngay cả khi viết về những
điều bình dị nhất.

“Cái tơi trữ tình trong thơ chị là cái tôi đƣợc xây cất bởi những trạng
thái tâm hồn đầy mâu thuẫn của một trái tim đa cảm và tinh tế, cũng có lúc cái
tơi ấy tự tách mình, phân lập mình thành những thái cực khác nhau để tự mổ
xẻ, để thấu lý đạt tình sự vật hiện tƣợng và đặc biệt để nhận ra chính con
ngƣời mình” (2-tr142).
Có lẽ, nét riêng độ đáo trong thơ Xn Quỳnh chính là giọng điệu thơ
ln mãnh liệt, sơi nổi nhƣng cũng rất chân thành, đằm thắm thể hiện tâm sự
của ngƣời phụ nữ trong tình u:
“Những ngày khơng gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày khơng gặp nhau
Lịng thuyền đau rạn vỡ”
Mặt khác, nhà thơ thƣờng viết về những điều bình dị nhất trong cuộc
sống nhƣ tiếng gà gáy, tình u cuộc sống, hay cả những lồi hoa dại tƣởng
chừng nhƣ khơng có gì đặc biệt.
Với những tác phẩm nhƣ: “Anh, Sóng, Thuyền và Biển, Mẹ của anh”…
Chính những đóng góp mệt mài của mình suốt 30 năm trong chặng đƣờng sáng
tác, Xuân Quỳnh đã trở thành một trong những gƣơng mặt nổi bật nhất của thơ
14


ca thời chống Mỹ, và chính những nỗ lực bền bỉ ấy đã đƣợc đền đáp bằng sự
yêu mến của độc giả ngay từ những ngày đầu cho đến ngày hôm nay.
Xuân Diệu và Xuân Quỳnh là hai nhà thơ sinh ra trong thời đại khác
nhau, nhƣng đều có những đóng góp nổi bật cho văn học Việt Nam, đặc biệt
trong mảng thơ tình. Mỗi ngƣời có một phong cách nghệ thuật riêng, nhƣng ta
bắt gặp ở họ một điểm chung trong tâm hồn, đó chính là khao khát đến cháy
bỏng trong tình u, chính vì vậy mang đến sự bất tử trong thơ viết về tình
u. Khơng đơn thuần là tình u đơi lứa mà cịn là tình u thiên nhiên, tình
yêu cuộc sống, khát khao giao cảm mãnh liệt với đời. Tất cả điều đó đã tạo

nên hai đại diện thơ tình xuất sắc nhất trong văn học Việt Nam. Hồi Thanh
đã nói rằng: “Tơi trót u hồn thơ Xuân Diệu, một hồn thơ đang rộng mở,
chẳng bao giờ để lịng mình khép kín, một hồn thơ tha thiết, rạo rực, băn
khoăn” chính vì thế ơng đƣợc mệnh danh là nhà thơ mới nhất trong những
nhà thơ mới. Ngƣợc lại, ta bắt gặp một hồn thơ đôn hậu, đằm thắm, nhƣng
cũng không kém phần mãnh liệt trong thế giới thơ tình Xuân Quỳnh.
Nhƣ vậy, ta thấy sự đồng điệu của hai nhà thơ trong đề tài thơ tình và
những cải biến về đặc điểm ngôn ngữ thơ, đặc biệt trong khóa luận này tơi
muốn đề cập đến những ẩn dụ ý niệm miền bộ phận cơ thể ngƣời trong thơ
Xuân Diệu và Xuân Quỳnh, đặc biệt là loại ẩn dụ vật chứa đƣợc hai tác giả sử
dụng nhiều hơn cả.
Tiểu kết chƣơng 1
Ngôn ngữ học tri nhận một khuynh hƣớng ngữ nghĩa, coi trọng sự tri
nhận về thế giới xung quanh. Đối với khuynh hƣớng nghiên cứu này, ý niệm
chính là thuật ngữ đầu tiên và quan trọng nhất.
Căn cứ vào những cơng trình nghiên cứu trƣớc đây, có thể khẳng định
ẩn dụ ý niệm hay ẩn dụ tri nhận là một trong những hình thức ý niệm hóa. Ẩn
dụ ý niệm khơng chỉ là sự tƣơng đồng giản đơn giữa sự vật, hiện tƣợng này
với sự vật hiện tƣợng khác mà nó là cách nhìn sự vật này qua một đối tƣợng
khác, qua đó hình thành những ý niệm mới, cơ chế tri nhận này mang tính dân
tộc và thời đại.
Nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời là nhóm từ cơ bản, thuần chất nhất trong
15


hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ. Đây là nhóm từ có có số lƣợng lớn, xuất hiện
với tần xuất lớn trong ngôn ngữ sinh hoạt cũng nhƣ ngôn ngữ văn chƣơng.
Ẩn dụ ý niệm gồm ba loại đó là ẩn dụ vật chứa, ẩn dụ định hƣớng, và ẩn dụ
cấu trúc. Ba loại ẩn dụ trên đã góp phần minh chứng cho quan niệm: “Ẩn dụ
không chỉ là cách nói bóng bẩy dựa trên sự tƣơng đồng giữa các sự vật, hiện

tƣợng, mà bản chất của ẩn dụ tri nhận là ở sự ngữ nghĩa hóa và cảm nhận những
hiện tƣợng loại này trong thuật ngữ các hiện tƣợng loại khác”. Đây cũng là những
lí thuyết cơ sở giúp chúng tơi triển khai những chƣơng sau của khóa luận.

16


Chƣơng 2
CÁC LOẠI ẨN DỤ Ý NIỆM
TRONG THƠ XUÂN DIỆU VÀ XUÂN QUỲNH
2.1. Một số ý niệm bộ phận cơ thể người trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát các ẩn dụ ý niệm miền BPCTN trong
hai tập thơ “Thơ Thơ”và “Gửi hương cho gió” của tác giả Xuân Diệu, và thu
đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 1: Bảng thống kê từ ngữ chỉ BPCTN trong thơ Xuân Diệu
Từ chỉ
STT
BPCTN

Số lần xuất
hiện/số tác
phẩm

Tỉ lệ
%

Ví dụ

1


Chân

7/48

2,9

Em cung kính đặt dưới chân hồng tử
(Lời kỹ nữ)

2

Cổ

2/48

0,8

Ngửa cổ hát chơi
(Lời thơ vào tập Gửi hương cho gió)

3

Dạ

5/48

2,1

4


Đầu

10/48

4,1

5

Gan

1/48

0,4

6

Lịng

67/48

27,7

1/48

0,4

7

Lƣng


8



2/48

0,8

9

Mắt

36/48

14,9

10

Mặt

11/48

4,5

11

Mi

2/48


0,8

Hỡi lịng dạ sâu như vực thẳm
(Dối trá)
Bằng đầu ngả, bằng miệng cười, tay riết
(Phải nói)
Đem tuyết sương lời lẽ buốt vào gan
(Đa tình)
Lịng ta trống lắm, lịng ta sụp
(Bên ấy bên này)
Chặt giữa ngang lưng sự sống còn
(Cứ phải là em)
Má hồng phơi phới, mắt long lanh
(Rạo rực)
Khóm cây con mắt ngày đêm đón mừng
(Đời anh em đã đi qua)
Cho đầy trước mặt khoảng cô đơn
(Bài thơ thuở nhỏ)
Với mi kia, mắt nọ, với môi này
(Thở than)
17


Từ chỉ
STT
BPCTN

Số lần xuất
hiện/số tác
phẩm


Tỉ lệ
%

Ví dụ
Mở miệng vàng và hãy nói u tơi
(Mời u)
Đầu nghiêng, mơi gượng mắt mơn da
(Hết ngày, hết tháng)
Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực
(Xa cách)
Hàm răng, anh lại nhớ anh hay nhìn
(Nhớ nhỏ đôi tay)
Cho đến bây giờ ruột anh vẫn thắt
(Anh đã giết em)
Hãy nghe lẫn lộn nghé bên tai
(Huyền Diệu)
Tay trong tay, đầu sát bên đầu
(Biệt ly êm ái)

12

Miệng

5/48

2,1

13


Mơi

13/48

5,4

14

Ngực

5/48

2,1

15

Răng

1/48

0,4

16

Ruột

2/48

0,8


17

Tai

2/48

0,8

18

Tay

42/48

17,3

19

Tóc

4/48

1,6

Tóc buồn bng xuống lệ ngàn hàng
(Đây mùa thu tới)

20

Trái tim


22/48

9,1

Ngậm ngùi tặng trái tim lưu lạc
(Muộn màng)

4/48

1,6

Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai
(Xa cách)

241

100

21

Vai
Tổng

Qua việc khảo sát 48 bài thơ khác nhau trong các tập thơ của Xuân
Diệu, khóa luận đã thống kê đƣợc có sự xuất hiện của 22 bộ phận cơ thể
ngƣời đó là: lịng, dạ, bàn tay, đơi mắt, chân, cổ, đầu, vú, vai, chân, ruột,
răng, miệng, mi, má, đầu, gan,… Những bộ phận thuộc phần nội tạng chiếm
số lần xuất hiện nhiều nhất, trong đó lịng xuất hiện 67 lần trên 48 tác phẩm
chiếm 27,7%, trái tim xuất hiện 22 lần chiếm 9,1%, những bộ phận thuộc

phần nội tạng khác nhƣ ruột, gan, có số lần xuất hiện tƣơng đối ít và chỉ
chiếm những tỉ lệ nhỏ nhƣ ruột 0,8%, và gan cùng tỉ lệ là 0,8%. Sở dĩ có sự
chênh lệch nhƣ vậy bởi lịng và tim là những bộ phận có kích thƣớc, hình
18


×