Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.97 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD&ĐT BÌNH PHƯỚC TRƯỜNG THCẤP 2-3 ĐA KIA. Ngữ văn LỚP : 11. GVBM: Nguyễn Văn Sinh. 1 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐỌC VĂN: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác) I. TÌM HIỂU CHUNG: 1)Tác giả: Lê Hữu Trác(1724-1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, là một danh y, nhà văn, nhà thơ lớn nửa cuối TK XVIII; ông là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng: Hải Thượng y tông tâm lĩnh. 2)Tác phẩm: Đoạn trích được rút ra từ cuốn Thượng kinh kí sự bằng chữ Hán hoàn thành năm 1783, xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh, ghi lại việc tác giả được triệu vào phủ chúa để khám bệnh kê đơn cho thế tử. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: a) Nội dung: - Sự cao sang. quyền uy cùng cuộc sống hưởng thụ cực điểm của nhà chúa: + Quang cảnh tráng lệ, tôn nghiêm, lộng lẫy (đường vào phủ, khuôn viên vườn hoa, bên trong phủ và nội cung của thế tử,…); + Cung cách sinh hoạt, nghi lễ, khuôn phép (cách đưa đón thầy thuốc, cách xưng hô, kẻ hầu người hạ, cảnh khám bệnh,…); - Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của nhân vật “tôi”: + Dửng dưng trước những quyến rũ vật chất, không đồng tình trước cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do; + Lúc đầu, có ý định chữa bệnh cầm chừng để tránh bị công danh trói buộc. Nhưng sau đó, ông thẳng thắn đưa ra cách chữa đúng bệnh, kiên trì giải thích, dù khác ý với các quan thái y. - Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác: một thầy thuốc giỏi, bản lĩnh, giàu kinh nghiệm, y đức cao; xem thường danh lợi, quyền quý, yêu tự do và nếp sống thanh đạm. b) Nghệ thuật: - Quan sát tỉ mỉ. ghi chép trung thực, miêu tả cụ thể, sống động, chọn lựa được những chi tiết “đắt”, gây ấn tượng mạnh. - Lối kể hấp dẫn, chân thực, hài hước. - Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện một cách kín đáo thái độ của người viết. c)Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích Vào phủ cúa Trịnh phản ánh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa hưởng lạc trong phủ chúa, đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của tác giả. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Dựng lại chân dung Lê Hữu Trác qua các đoạn trích. - Nêu suy nghĩ về hình ảnh thế tử Trịnh Cán./. 2 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> T VIỆT:. TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN I. TÌM HIỂU CHUNG: - Những nét chung của ngôn ngữ xã hội trong lời nói cá nhân: âm, tiếng, từ, ngữ cố định, quy tắc và phương thức ngữ pháp chung,… - Những nét riêng, sự sáng tạo của cá nhân khi dùng ngôn ngữ chung: giọng nói, vốn từ, sự chuyển nghĩa cho từ, việc tạo từ mới,… - Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân: đó là quan hệ giữa phương tiện và sản phẩm, giữa cái chung và cái riêng. Ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, ngôn ngữ cung cấp vật liệu và các quy tắc để tạo ra lời nói. Còn lời nói hiện thực hóa ngôn ngữ, tạo ra sự biến đổi và phát triển cho ngôn ngữ. II. LUYỆN TẬP: - Nhận biết và phân tích biểu hiện của cái chung thuộc ngôn ngữ xã hội trong lời nói của cá nhân. - Phát hiện và phân tích nét riêng, sự sáng tạo của cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói. - Sử dụng ngôn ngữ cho đúng với các chuẩn mực và quy tắc chung, tránh các lỗi do vi phạm quy tắc chung. - Sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, sáng tạo, có nét riêng mà vẫn tuân thủ quy tắc chung. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Tìm thêm những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong đời sống. Ví dụ: Quan hệ giữa một mô hình thiết kế chung của một kiểu áo với những sản phẩm cụ thể (những cái áo khác nhau về màu sắc, số đo,…). - Tìm thêm những biến đổi về nghĩa của từ trong lời nói. Ví dụ: cơn bão gió cấp 12 – cơn bão tài chính – cơn bão giá,…  Đọc văn: TỰ TÌNH (Bài II – HỒ XUÂN HƯƠNG) I. GIỚI THIỆU CHUNG: a) Tác giả: - Hồ Xuân Hương là một thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời lại gặp nhiều bất hạnh. - Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. b) Tác phẩm: Nhan đề: Tự tình là tự bộc lộ tâm tình (liên hệ với hai bài thơ khác trong chùm thơ Tự tình). II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: a) Nội dung: 3 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Hai câu đề: + Câu 1: Bối cảnh không gian, thời gian. + Câu 2: Nỗi cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng về duyên phận của nhân vật trữ tình. - Hai câu thực: + Câu 3: Gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa, cay đắng. + Câu 4: Nỗi chán chường, đau đớn, ê chề (chú ý mối tương quan giữa vầng trăng và thân phận nữ sĩ). - Hai câu luận: Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người sẵn niềm phẫn uất và sự bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hương. - Hai câu kết: Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. b) Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ (khai thác nghệ thuật đảo ngữ, tương phản và sắc thái ý nghĩa của các từ ngữ: trơ, văng vẳng, cái hồng nhan, với nước non). c) Ý nghĩa văn bản: Bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc lòng bài thơ. - Bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện như thế nào trong những vần thơ buồn tê tái này?  Đọc văn: CÂU CÁ MÙA THU ( Thu điếu – NGUYỄN KHUYẾN) I. TÌM HIỂU CHUNG: a) Tác giả: Nguyễn Khuyến là bậc túc nho tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc; được mệnh danh là “nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam”. b) Tác phẩm: Đề tài: Mùa thu (liên hệ với các bài thơ thu khác với Thu vịnh, Thu ẩm trong chùm thơ của Nguyễn Khuyến). II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 4 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> a) Nội dung: - Hai câu đề: Giới thiệu mùa thu với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối, hài hòa; bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu. - Hai câu thực: Tiếp tục nét vẽ về mùa thu với hình ảnh sóng biếc gợn thành hình, lá vàng rơi thành tiếng, gợi vẻ tĩnh lặng của mùa thu. - Hai câu luận: Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu với nét đặc trưng của cảnh thu đồng bằng Bắc Bộ thanh, cao, trong, nhẹ,… - Hai câu kết: Hình ảnh của ông câu cá trong không gian thu tĩnh lặng và tâm trạng u buồn trước thời thế. b) Nghệ thuật: - Bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu họa của bức tranh phong cảnh; - Vận dụng tài tình nghệ thuật đối. c) Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc lòng bài thơ. - Theo Xuân Diệu, trong ba bài thơ thu chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, Thu điếu “điển hình hơn cả”. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến của nhà thơ./.  Làm văn: PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. TÌM HIỂU CHUNG: - Tích hợp các nội dụng của bài học với các văn bản văn học được học trong chương trình hoặc một số vấn đề xã hội quen thuộc. - Thông qua thực hành để nắm bắt kiến thức cơ bản: + Vấn đề trọng tâm, thao tác nghị luận chính, phạm vi tư liệu cần huy động trong một đề văn nghị luận; + Việc lập dàn ý bao gồm: xác lập luận điểm, luận cứ; sắp xếp luận điểm, luận cứ theo một trình tự logic, chặt chẽ. II. LUYỆN TẬP: - Luyện tập phân tích đề văn nghị luận. - Luyện tập xây dựng dàn ý bài văn nghị luận. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận. . 5 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Làm văn: THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH I. TÌM HIỂU CHUNG: - Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của sự vật, hiện tượng, từ đó thấy được giá trị của chúng. - Khi phân tích cần chia tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định (quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích,…); đồng thời đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, chú ý đến mối quan hệ giữa các yếu tố trong một chỉnh thể thống nhất. II. LUYỆN TẬP: - Nhận diện và phân tích sự phù hợp của thao tác phân tích trong văn bản. - Triển khai đoạn văn/bài văn theo thao tác phân tích. Ví dụ: Viết đoạn văn phân tích bàn về sự tự tin và tự ti trong cuộc sống; viết đoạn văn phân tích một hình ảnh thơ đặc sắc; viết bài văn phân tích vẻ đẹp của một tác phẩm văn học,… III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Tập viết các đoạn văn vận dụng thao tác phân tích.  Đọc văn: THƯƠNG VỢ (TRẦN TẾ XƯƠNG) I. TÌM HIỂU CHUNG: a) Tác giả: - Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân và một sự nghiệp thơ ca bất tử. - Thơ trào phúng và trữ tình của ông đều xuất phát từ tấm lòng gắn bó sâu nặng với dân tộc, đất nước; có cống hiến quan trọng về phương diện nghệ thuật cho thơ ca dân tộc. b) Tác phẩm: Đề tài: Viết về bà Tú (liên hệ với các bài thơ khác cùng đề tài trong thơ Tú Xương). II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: a) Nội dung: - Hai câu đề: Lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đương. Cần chú ý cách tính thời gian của sự vất vả (quanh năm), cách nói về 6 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> nơi và công việc làm ăn (buôn bán ở mom sông), cách nói về chuyện bà Tú nuôi đủ cả con lẫn chồng để thấy được sự tri ân của ông đối với vợ. - Hai câu thực: Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú (chú ý các từ ngữ lặn lội, eo sèo, thân cò, khi quãng vắng, buổi đò đông) để thấy nỗi thông cảm sâu sắc trước sự tảo tần của người vợ. - Hai câu luận: Bình luận về cảnh đời oái oăm mà bà túi gánh chịu.. Chú ý âm dưởng dằn vặt, vật vã, như một tiếng thở dài nặng nề, chua chát để thấy ông Tú thấu hiểu tâm tư của người vợ, do đó càng thương vợ sâu sắc. - Hai câu kết: Là tiếng chửi, tự chửi mỉnh và chửi thói đời đen bạc. b) Nghệ thuật: - Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian; - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng. c) Ý nghĩa văn bản: Chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương cùng tiếng cười tự trào và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ của Tú Xương. II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc lòng bài thơ. - Phân tích sự vận dụng sáng tạo  Đọc thêm: KHÓC DƯƠNG KHUÊ (NGUYỄN KHUYẾN) I. TÌM HIỂU CHUNG: Vài nét về tình bạn giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê (SGK). II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: a) Nội dung: - Hai câu đầu: Nỗi xót xa khi nghe tin bạn mất. Câu thơ như một tiếng thở dài. Nỗi mất mát ngậm ngùi như chia sẻ với trời đất. Nhịp điệu câu thơ cũng tạo nên sự nghẹn ngào, xót xa. - Từ câu 3 đến 22: Tình bạn chân thành, chung thủy gắn bó. Tiếng khóc như giãi bày, làm sống lại những kỉ niệm của tình bạn thắm thiết: tiếng khóc mang cảm hứng nhân sinh của kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc. - Những câu thơ còn lại: Nỗi hụt hẫng mất mát. Mất bạn, Nguyễn Khuyến hẫng hụt, như mất đi một phần cơ thể. Những hình ảnh, điển tích càng tăng thêm nỗi trống vắng khi bạn không còn. b) Nghệ thuật: Cách sử dụng từ và hình ảnh, sử dụng điển tích, âm điệu của câu thơ song thất, lục bát, nhân vật trữ tình tự bộc lộ tâm trạng. c) Ý nghĩa văn bản: 7 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bài thơ giúp ta hiểu về tình bạn thủy, gắn bó, hiểu thêm một khía cạnh khác của nhân cách Nguyễn Khuyến. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Học thuộc lòng bài thơ.  Đọc thêm: VỊNH KHOA THI HƯƠNG (TRẦN TẾ XƯƠNG) I. TÌM HIỂU CHUNG Hoàn cảnh sáng tác (SGK). II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: a) Nội dung: - Hai câu thơ đầu: Sự xáo trộn của trường thi. Thông báo về một sự thay đổi trong tổ chức thi cử: Hà Nội thi lẫn (không phải là thi cùng). Người tổ chức là nhà nước (mà khôn phải là triều đình). - Bốn câu tiếp: Cảnh trường thi nhốn nháo ô hợp. Đảo trật tự cú pháp, kết hợp với những từ giàu hình ảnh, âm thanh nhấn mạnh vào sự nhốn nháo ô hợp của trường thi. Sĩ tử thì nhếch nhác, lôi thôi. Trường thi đầy những cảnh chướng tai gai mắt ( Sĩ tử thì nhếch nhác, lôi thôi; mụ đầm váy lê,…). - Hai câu cuối: Thức tỉnh các sĩ tử và nỗi xót xa của nhà thơ trước nước mất. Câu hỏi mang ý nghĩa thức tỉnh các sĩ tử cũng là câu hỏi với chính mình về thân phận kẻ sĩ thời mất nước “Ngoảnh cổ mà trông cành nước nhà”. b) Nghệ thuật: - Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, âm thanh đảo trật tự cú pháp; - Nhân vật trữ tình tự nhận thức, bộc lộ sự hài hước châm biếm; c) Ý nghĩa văn bản: Bài thơ cho người đọc thấy được thái độ trọng danh dự và tâm sự lo nước thương đời của tác giả trước tình trạng thi cử trong buổi đầu chế độ thuộc địa nửa phong kiến. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Học thuộc lòng bài thơ. . 8 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Đọc văn: BÀI CA NGẤT NGƯỠNG (NGUYỄN CÔNG TRỨ) 1. TÌM HIỂU CHUNG: a) Tác giả: - Nguyễn Công Trứ là nhà nho tài tử, trung thành với lí tưởng trí quân trạch dân; cuộc đời phong phú, đầy thăng trầm; sống bản lĩnh, phóng khoáng và tự tin, có nhiều đóng góp cho dân nước; - Góp phần quan trọng vào việc phát triển thể hát nói trong văn học Việt Nam. b) Tác phẩm: - Hoàn cảnh ra đời: viết trong thời kì cáo quan về hưu, ở ngoài vòng vương tỏa của quan trường và những ràng buộc của lễ giáo phận sự, có thể bộc lộ hết tâm tư phóng khoáng của bản thân đồng thời là cái nhìn mang tính tổng hợp kết về cuộc đời phong phú. - Đặc điểm của thể hát nói. 2. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: a) Nội dung: Hình ảnh “ông ngất ngưởng”. - “Ngất ngưởng” trên hành trình hoạn lộ: người quân tử sống bản lĩnh, đầy tự tin, kiên trì lí tưởng. - “Ngất ngưởng” khi cáo quan về hưu: bậc tài tử phong lưu, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình. Tất cả đều thể hiện cá tính, bản lĩnh, sự tự tin của con người có cốt cách độc đáo khi nhìn lại đời mình và tự thể hiện mình. Trên cơ sở đó, thấy rõ vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Công Trứ: một con người giàu năng lực, dám sống cho mình bỏ qua sự gò bó của lễ giáo, theo đuổi cái tâm tự nhiên. b) Nghệ thuật: Sự phù hợp của thể hát nói với việc bày tỏ tư tưởng, tình cảm tự do phóng túng, thoát ra ngoài khuôn khổ của tác giả. c) Ý nghĩa văn bản: Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ông ngất ngưởng” : từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh mẽ, ít nhiều có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến. 3. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc lòng bài thơ. - So sánh hình ảnh “ông ngất ngưởng” trong bài thơ với những câu thơ mang chất tự thuật của Nguyễn Công Trứ và hình ảnh của con người tài tử trong thơ Cao Bá Quát. . 9 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Đọc văn: BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN CÁT (Sa hành đoản ca-CAO BÁ QUÁT) I. TÌM HIỂU CHUNG: a) Tác giả: - Cao Bá Quát là người tài cao, nổi tiếng văn hay chữ tốt và có uy tín trong giới trí thức đương thời (Thần Siêu thánh Quát); - Là người có khí phách hiên ngang, có tư tưởng tự do, ôm ấp hoài bão sống có ích cho đời. b) Tác phẩm: - Hoàn cảnh ra đời: viết trong khi đi thi Hội. - Thể loại: Thơ cổ thể, không gò bó về luật, không hạn chế về số câu, gieo vần linh hoạt. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: a) Nội dung: - Bốn câu đầu: Tiếng khóc cho cuộc đời dâu bể. Hình ảnh bãi cát dài mênh mông, nối tiếp nhau; hình ảnh con người dường như bất tận, mờ mịt; tình cảnh của người đi đường: + Đi một bước như lùi một bước: Vừa là cảnh thực vừa là tượng trưng cho con đường công danh gập gềnh của tác giả; + Mặt trời lặn mà vẫn còn đi, nước mắt rơi lã chã: Tâm trạng đau khổ. - Tám câu tiếp: Tiếng thở than oán trách bởi ý thức sâu sắc về mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão của mình với thực tế cuộc đời trớ trêu, ngang trái. + Nỗi chán nản và tự mình hành hạ thân xác; theo đuổi công danh và ước mơ trở thành ông tiên có phép ngủ kỹ; + Sự cám dỗ của bả công danh đối với người đời: Kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược, chạy xuôi ví như ở đâu có quán rượu ngon đều đổ xô đến, trong khi đó người tỉnh lại rất ít; + Nỗi băn khoăn trăn trở: Đi tiếp hay từ bỏ công danh? Nếu đi tiếp thì cũng không biết phải đi như thế nào vì đường bằng phẳng thì mờ mịt, đường ghê sợ thì nhiều. - Bốn câu cuối: Tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng. b) Nghệ thuật: - Sử dụng thơ cổ thể, hình ảnh có tính biểu tượng. - Thủ pháp đối lập; sáng tạo trong dùng điển tích. c) Ý nghĩa văn bản: Khúc bi ca mang đậm tính nhân văn của một con người cô đơn, tuyệt vọng trên đường đời thể hiện qua hình ảnh bãi cát dài, con đường cùng và hình ảnh người đi đường. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc lòng bản dịch thơ. - Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh bãi cát dài và con đường cùng./. . 10 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Đọc văn: LẼ GHÉT THƯƠNG ( Trích Truyện Lục Vân Tiên – NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ) I. TÌM HIỂU CHUNG: a) Tác giả: - Nguyễn Đình Chiểu là nhà nho tiết tháo, yêu nước; lá cờ đầu của thơ ca yêu nước và chống Pháp ở Nam Bộ. - Thơ ca mang nội dung đạo lí nhà nho, gần gũi với quan niệm sống của nhân dân. b) Tác phẩm: - Thể loại: truyện thơ Nôm bác học. - Vị trí đoạn trích: phần đầu của tác phẩm. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: a) Nội dung: - “Lẽ ghét” của ông Quán. Đứng về phía nhân dân, xuất phát từ quyền lợi của nhân dân để bộc lộ cảm xúc: “Ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm” : chính sự suy tàn, vua chúa hoang dâm vô độ, không quan tâm đến đời sống của nhân dân đã làm nảy sinh lòng ghét. - “Lẽ thương” của ông Quán. Vì đời mà thương tiếc cho các bậc tài trí, đức độ, có chí hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng lỡ thời, ước nguyện không thành. b) Nghệ thuật: - Đậm chất tự thuật: ông Quán là hóa thân của Đồ Chiểu, phát ngôn cho những tư tưởng cảm xúc của tác giả. - Thủ pháp lấy xưa nói nay, lấy chuyện sách vở nói chuyện đời: tên đất, tên người từ sử sách Trung Quốc gợi đến cuộc sống đương thời. - Cách bộc lộ cảm xúc bộc trực, thẳng thắn mang đậm dấu ấn của người Nam Bộ. c) Ý nghĩa văn bản: Tình cảm yêu ghét phân minh và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc lòng đoạn trích. - “Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương” – điều này được bộc lộ như thế nào trong đoạn trích “Lẽ ghét thương”. . 11 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Đọc thêm: CHẠY GIẶC ( NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ) I. TÌM HIỂU CHUNG: - Hoàn cảnh sáng tác (SGK). - Bố cục: Chia theo tuyến tính 2 – 4 – 2 (hoặc theo kết cấu đề, thực, luận, kết). II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: a) Nội dung: -Hai câu đầu: Đất nước rơi vào tay giặc Hai câu thơ diễn tả đất nước đã rơi vào tay giặc. “Tiếng sung Tây”: chỉ đích danh kẻ thù mới. -Bốn câu tiếp: Cảnh chạy giặc Bến Nghé, Đồng Nai là những địa danh cụ thể nhưng mang tính khái quát cho cả vùng đất Nam Bộ. Giặc đi đến đâu là đốt phá, cướp bóc đến đó, thẳng tay giết hại sinh linh. -Hai câu còn lại: Thái độ của tác giả Một câu hỏi không lời đáp: “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng” như một sự trách cứ thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn và thể hiện nỗi xót xa với người dân vô tội. b) Nghệ thuật: - Tả thực, kết hợp với khái quát, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh. - Biện pháp đối lập, câu hỏi tu từ,… c) Ý nghĩa văn bản: Bài thơ gợi lại một thời đau thương của dân tộc, gợi lòng căm thù với kẻ thù xâm lược. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Học thuộc lòng bài thơ.  Đọc thêm: BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN ( Hương Sơn phong cảnh ca – CHU MẠNH TRINH ) I. TÌM HIỂU CHUNG: Vài nét về Chu Mạnh Trinh và chùa Hương Sơn (SGK). II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: a) Nội dung: - Một cái nhìn bao quát về cảnh vật Hương Sơn. 12 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Bắng sự ngưỡng mộ cảnh đẹp thiên nhiên và cảm nhận tinh tế, Chu Mạnh Trinh phác họa bức tranh “Bầu trời cảnh bụt”, thốt lên câu hỏi: “Đệ nhất động hỏi là đây có phải? ”. Từ đó, nhà thơ vừa làm sống dậy từng nét thanh tú của danh lam, vừa đem lại cảm nhận tâm linh cho thắng cảnh. - Sự hòa quyện giữa tấm lòng thành kính với tình yêu quê hương đất nước Tác giả khóa lên cảnh vật linh hồn con người (chim cúng trái, cá nghe kinh) làm cho nó trở nên có hồn, phảng phất không khí của thần tiên, xa lánh cõi trần. Đây là giá trị nhân bản cao đẹp trong tâm hồn nhà thơ, là sự khẳng định nhu cầu tinh thần của con người hướng thiện. b) Nghệ thuật: Sử dụng từ tạo hình, giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau, ngữ điệu tự do, phù hợp với tư tưởng phóng khoáng. c) Ý nghĩa văn bản: Tình yêu quê hương, đất nước hòa quyện với tâm linh, hướng con người tới niềm tự hào về đất nước. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Học thuộc lòng bài hát nói.  Đọc văn: VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC ( NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ) I. TÌM HIỂU CHUNG: a) Tác giả ( xem bài Lẽ ghét thương trong SGK ) b) Tác phẩm: - Hoàn cảnh ra đời: Bài văn tế được viết theo yêu cầu của Tuần phủ Đỗ Quang để đọc tại lễ truy điệu các nghĩa sĩ Cần Giuộc; nhưng cũng là tiếng khóc từ đáy lòng tác giả và là tiếng khóc lớn của nhân dân trước sự hi sinh của những người anh hùng. - Bố cục: (theo cấu trúc chung): lung khởi, thích thực, ai vãn, kết. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: a) Nội dung: - Hoàn cảnh xuất thân và việc tự nguyện ra trận đánh giặc của người nghĩa sĩ. - Tinh thần xả thân của những người dân chân đất mang trọng trách và chí khí của những anh hùng thời đại. - Nỗi đau đớn tiếc thương của người thân, của nhân dân trước sự hi sinh của nghĩa sĩ. - Ý nghĩa bất tử của chết anh hùng. b) Nghệ thuật: - Chất trữ tình. 13 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Thủ pháp tưởng phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu. - Ngôn ngữ vừa trang trọng vừa dân dã, mang đậm sắc thái Nam Bộ. c) Ý nghĩa văn bản: - Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng nghĩa sĩ nông dân. - Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân có mặt ở vị trí trung tâm, hiện ra với tất cả vẻ đẹp vốn có của họ. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Học thuộc lòng một số đoạn của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.  Tiếng Việt: THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ I. TÌM HIỂU CHUNG: - Nhớ lại (hoặc xem lại) những kiến thức về thành ngữ đã học ở SGK Ngữ Văn 7. - Thông qua so sánh cách nói (viết) có dùng thành ngữ, điển cổ với cách nói (viết) dùng từ ngữ thông thường để nhận ra thành ngữ, điển cố và tác dụng của chúng. II. LUYỆN TẬP: - Nhận diện và phân tích giá trị biểu đạt của thành ngữ, điển cố trong lời nói nghệ thuật. - Dùng thành ngữ, điển cố bằng cách đặt câu với thành ngữ hay điển cố; luyện tập về nghĩa của từ trong sử dụng thông qua các bài tập về lựa chọn từ, về chuyển trường nghĩa, về sửa chữa lỗi dùng từ không đúng nghĩa,… III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Sưu tầm và tìm hiểu nghĩa của thành ngữ nói về sự nói năng và lời nói của con người. Ví dụ: “Nói thánh nói tướng” - Sưu tầm và tìm hiểu nghĩa của điển cố trong Truyện Kiều. Ví dụ: liễu Chương Đài.  Đọc văn: CHIẾU CẦU HIỀN ( NGÔ THÌ NHẬM ) I. TÌM HIỂU CHUNG: Vài nét về tác giả, tác phẩm Chiếu cầu hiền: hoàn cảnh ra đời, mục đích, thể chiếu (SGK). II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: a) Nội dung: - Đoạn 1: Quy luật xử thế của người hiền 14 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Mở đầu bằng một hình ảnh so sánh: người hiền – ngôi sao sáng; thiên tử - sao Bắc Thần (tức sao Bắc Đẩu). + Từ quy luật tự nhiên (sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần) khẳng định người hiền phụng sự cho thiên tử là một cách xử thế đúng, là lẽ tất yếu, hợp với ý trời. + Nêu lên một phản đề: người hiền có tài mà đi ẩn dật, lánh đời như ánh sáng bị che lấp, như vẻ đẹp bị giấu đi. + Viện dẫn Luận ngữ của Khổng Tử: vừa tạo nên tính chính danh cho Chiếu cầu hiền (vì đối với nhà nho xưa, lời đức Khổng Tử là chân lí) vừa đánh trúng vào tâm lí sĩ phu Bắc Hà, cho thấy vua Quang Trung là người có học, biết lễ nghĩa. Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục tạo tiền đề cho toàn bộ hệ thống lập luận ở phần sau. - Đoạn 2: Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước + Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà: Liệt kê từ trước đây – thời loạn đến nay – thời bình rồi đặt câu hỏi, sau đó chỉ ra cà hai cách đều không đúng với hiện thực bấy giờ: vừa thể hiện được sự thành tâm, khiêm nhường, vừa thể hiện được sự đòi hỏi và cả chút thách thức của vua Quang Trung. + Tính chất của thời đại mới và nhu cầu của đất nước: Thẳng thắn tự nhận những bất cập của triều đại mới, khéo léo nêu nhu cầu của đất nước. Cách nói vừa khiêm nhường, tha thiết; vừa kiên quyết khiến người hiền tài không thể không ra giúp triều đại mới, khiến sĩ phu Bắc Hà không thể không thay đổi cách ứng xử. - Đoạn 3: Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung + Đối tượng cầu hiền: Quan viên lớn nhỏ, thứ dân trăm họ. + Biện pháp, cách thức cầu hiền: Cho phép mọi người có tài năng thuộc mọi tầng lớp trong xã hội được dâng sớ tâu bày kế sách; cho phép các quan văn võ tiến cử người có nghề hay, nghiệp giỏi; cho phép người tài tự tiến cử. Tư tưởng dân chủ, tiến bộ; đường lối rõ ràng cụ thể, dễ thực hiện; chính sách rộng mở, giàu tính khả thi. Qua đó, chứng tỏ Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng cũng như khả năng tổ chức, sắp đặt chính sự, biết giải tỏa những băn khoăn có thể có (trong đó có băn khoăn tế nhị về danh dự) cho mọi thần dân, khiến họ yên tâm khi tham gia việc nước. - Đoạn kết: Lời kêu gọi, động viên khích lệ chung nhau gánh vác việc nước để cùng hưởng phúc lâu dài. b) Nghệ thuật: - Cách nói sùng cổ (thi pháp văn học trung đại); - Lời văn ngắn gọn, súc tích; tư duy sáng rõ; lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt có sức thuyết phục cả về lí và tình. c) Ý nghĩa văn bản: Thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung trong việc cầu hiền tài phục vụ cho sự nghiệp dựng nước.. 15 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Qua Chiếu cầu hiền, anh (chị) hiểu như thế nào về người hiền và vai trò của người hiền đối với sự phát triển của đất nước?  Đọc thêm: XIN LẬP KHOA LUẬT (Trích “Tế cấp bát điều”- Nguyễn Trường Tộ) I. TÌM HIỂU CHUNG: (SGK) 1) Tác giả: Vài nét về tác giả 2) Tác phẩm: Xuất xứ bản điều trần. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1) Nội dung: - Thể văn điều trần(SGK) - Nội dung của pháp luật: bao gồm kỉ cương, uy quyền, chính lệnh(chính sách và luật pháp). - Vai trò của luật đối với đời sống con người: + Có tác dụng cai trị XH, duy trì sự tồn tại của đất nước. Quan dùng luật để trị dân. Dân theo luật mà giữ gìn. Bất cứ hình phạt nào trong nước đều không vượt khỏi luật. làm trái luật và không nghiêm sẽ dẫn đến việc người dân coi thường pháp luật. luật phải đề cao tính dân chủ, gắn với đời sống con người. + Là đạo đức, đạo làm người, “trái luật là có tội, giữ đúng luật là có đức” và “có cái đức nào lớn hơn chí công cô tư”. ->Tác giả phê phán đạo Nho chỉ nói suông, không có tác dụng. 2) Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sát thực; - Lời lẽ mềm dẻo, có sức thuyết phục. 3) Ý nghĩa văn bản: Thể hiện tư tưởng cấp tiến của Nguyễn Trường Tộ đến nay vẫn còn nguyên giá trị. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Nêu những điều trong bản điều trần mà anh(chị)cho là tâm huyết nhất./.. . 16 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Tiếng Việt: THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG I. TÌM HIỂU CHUNG: 1) Làm các bài tập thực hành để ôn luyện và nâng cao kiến thức về từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa đã học sơ lược ở Lớp 6. 2) Tập trung vào hiện tượng: - Tính nhiều nghĩa của từ được sử dụng trong lời nói (gọi là nghĩa trong lời nói hoặc nghĩa trong văn cảnh). - Dù nảy sinh trong lời nói, nghĩa mới của từ vẫn cần được tạo ra theo hai phương thức ẩn dụ hoặc hoán dụ. Do đó, cần nhận ra quan hệ tương đồng (tương cận) giữa các đối tượng mà từ biểu hiện. 3) Quan hệ đồng nghĩa của từ cũng có thể chỉ hình thành trong hoạt động sử dụng từ trong lời nói. Các từ đồng nghĩa vẫn có những nét nghĩa khác biệt. Việc lựa chọn từ nào là căn cứ trên sự thích hợp với ngữ cảnh sử dụng. II. LUYỆN TẬP: 1) Nhận biết và phân tích nghĩa gốc, nghĩa chuyển cũa từ, nét nghĩa đồng nhất và khác biệt của chúng (các BT 1, 2, 3-SGK). 2) Sử dụng từ theo nghĩa chuyển, hay là chuyển nghĩa của từ khi sử dụng (BT 2, 3 trong SGK). 3) Xác định từ đồng nghĩa trong ngữ cảnh và lí giải sự lựa chọn từ khi sử dụng (BT 4-SGK). 4) Lựa chọn từ trong nhóm từ đồng nghĩa để sử dụng cho thích hợp với ngữ cảnh (BT 5-SGK) III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Tìm thêm ngữ liệu trong ngôn ngữ hằng ngày về sự chuyển nghĩa của từ và lí giải sự chuyển nghĩa đó. VD: Ngân hàng thương mại (trong kinh tế)/Ngân hàng máu (trong ngành y)/ Ngân hàng đề thi(trong GD)… - Phân tích để nhận ra nghĩa của các từ đứng và quỳ trong câu tục ngữ “Chết đứng còn hơn sống quỳ”./.  ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI LỚP 11 I. TÌM HIỂU CHUNG: 1) Giai đoạn VH này (Từ TK XVIII-hết XIX), nội dung yêu nước có những biểu hiện mới: Ý thức về vai trò của người trí thức đối với đất nước (Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm); tư tưởng canh tân đất nước (Xin lập khoa luật của NTTộ); tìm hướng đi cho cuộc đời trong hoàn cảnh XH bế tắc (Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát)…Chủ nghĩa yêu nước ở VH nửa cuối TK XIX mang âm hưởng bi tráng, thể hiện rõ nét trong sáng tác của NĐ Chiểu. 17 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 2) VH từ TK XVIII-hết XIX xuất hiện một trào lưu nhân đạo CN, xuất hiện hàng loạt những tác phẩm mang nội dung nhân đạo có giá trị lớn như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, thơ HXH… Nội dung nhân đạo chủ yếu trong VH giai đoạn này là sự thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người; khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm, lên án những thế lực tàn bạo chà đạp con người; đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc. Cảm hứng nhân đạo trong GĐ này cũng có những biểu hiện mới: hướng vào quyền sống của con người-nhất là con người trần thế( Truyện Kiều, thơ HXH); Ý thức về cá nhân đậm nét hơn (ý thức về quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân…qua các tác phẩm như Đọc Tiểu Thanh kí-N Du, Tự tình (II)-HXH, Bài ca ngất ngưởng-N C Trứ). 3) Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích “Vào phủ Chúa trịnh (trích Thượng kính kí sự-Lê Hữu Trác) là bức tranh chân thực về cuộc sống nơi phủ Chúa, được khắc họa ở hai phương diện: cuộc sống thâm nhiêm, giàu sang, xa hoa và cuộc sống ốm yếu, thiếu sinh khí của cha con nhà chúa. 4) Những giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn NĐChiểu: - Nội dung: Đề cao đạo lí nhân nghĩa (LV Tiên) và nội dung yêu nước (VTNSCG, Chạy giặc) - Nghệ thuật: Tính chất đạo đức-trữ tình; màu sắc Nam bộ qua ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật. Trước NĐC, VH dt chưa có một hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân nghĩa sĩ. Trong VTNSCG, hình tượng ấy mang vẻ đẹp bi tráng(đau thương-hào hùng, tráng lệ).. Tiếng khóc trong bài văn tế là tiếng khóc đau thương nhưng lớn lao và cao cả. II. LUYỆN TẬP: Lập bảng tổng kết theo mẫu: TÁC GIẢ TÁC PHẨM GT NỘI DUNG GT NGHỆ THUẬT … … Qua đó, rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức-KN đọc hiểu VBVH trung đại theo đặc trưng loại thể. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Tập phân tích một TP hoặc một đoạn trích TP, từ đó rút ra những nhận xét về đặc điểm của VH giai đoạn này./. . 18 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> KHÁI QUÁT VĂN HỌC VN TỪ ĐẦU TK XX-CM8-1945 I. TÌM HIỂU CHUNG: 1) Một thời đại mới: - Sự thay đổi ý thức hệ đời sống. - Công cuộc khai thác thuộc địa của TD Pháp. - Sự Âu hóa XH thành thị VN. 2) Những đặc điểm của nền VH mới: - Nền VH được hiện đại hóa: + GĐ thứ nhất(đầu TKXX-1920): Là GĐ chuẩn bị cơ sở vật chất cho VH phát triển. Thơ văn của chí sĩ CM, nho sĩ đã có sự tiến bộ về tư tưởng nhưng về hình thức cơ bản vẫn là của VH trung đại. + GĐ thứ hai(khoảng từ 1920-1930): Quá trình hiện đại hóa đã đạt được nhiều thành tích với sự xuất hiện của các thể loại VH hiện đại và sự hiện đại hóa của thể loại truyền thống. tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí đều phát triển. + GĐ thứ ba(khoàng từ 1930-1945): Có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ, phóng sự, phê bình ra đời và đạt nhiều thành tựu; - Nhịp độ phát triển mau lẹ: Có sự hiện đại hóa nhanh chóng về nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật; xuất hiện các thể loại mới với nhiều tác phẩm có giá trị. - Sự phân hóa thành nhiều xu hướng VH: + Bộ phận VH phát triển hợp pháp gồm các sáng tác được đăng tải và xuất bản công khai. Những tác phẩm này vẫn có tính dân tộc và có tư tưởng lành mạnh nhưng không có được ý thức CM và tinh thần chống đối trực tiếp chính quyền thực dân. Ngay trong bộ phận này cũng có nhiều xu hướng khác nhau: hiện thực, lãng mạn, tự nhiên, siêu thực… + Bộ phận VH phát triển bất hợp pháp và nửa hợp pháp là sản phẩm của các nhà văn-chiến sĩ. Đây là bộ phận VHCM. Nó sẽ trở thành dòng chủ yếu của VHVN sau này. 3) Những thành tựu: - Về nội dung tư tưởng:VH tiếp tục phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của VH dân tộc và đóng gó thêm về tinh thần dân chủ; lòng yêu nước gắn với quê hương, trân trọng truyền thống VH dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp quê hương dất nước, lòng yêu nước gắn với tinh thần quốc tế vô sản. chủ nghĩa nhân đạo gắn với sự thức tỉnh của ý thức cá nhân của người cầm bút. - Về hình thức thể loại và ngôn ngữ VH: Các thể loại văn xuôi phát triển mạnh, nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn. các thể loại mới như phóng sự, tùy bút, bút kí, kịch nói đều đạt được thành tựu. thơ ca phải thoát khỏi những quy tắc chặt chẽ của thơ ca trung đại để thể hiện tinh thần dân chủ của thời đại mới với cái tôi cá nhân đầy cảm xúc.. 19 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Đây là một thời kì VH có vị trí rất quan trọng đối với lịch sử hát triển của VH VN. Ở thời kì này, VH đã có bước phát triển nhảy vọt về mọi mặt, tạo tiền đề cho sự phát triển của VH thời kì sau. II. LUYỆN TẬP: + Tại sao VH thời kì này được gọi là VH hiện đại? + So sánh bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến và Đây mùa thu tới của Xuân Diệu. Rút ra những nhận xét về sự khác nhau của hai thời kì VH. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Lập dàn ý và trả lời các câu hỏi: Vì sao? Như thế nào? Với phần (b). - Lập đề cương bài học theo dàn ý./.  Đọc văn: HAI ĐỨA TRẺ (Thạch Lam) I. TÌM HIỂU CHUNG: 1) Tác giả: Thạch Lam(1910-1942) là người đôn hậu và rất tinh tế, rất thành công ở truyện ngắn. ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. mỗi truyện của ông như một bài thơ trữ tình… 2) Tác phẩm: Hai đứa trẻ (in trong tập Nắng trong vườn-1938) là một trong những tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu cxho phong cách truyện ngắn Thạch Lam. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1) Nội dung: - Phố huyện lúc chiều tàn: Đó là cảnh chiều tàn, chợp tan và những kiếp người tàn tạ. nó gợi trong Liên nỗi buồn man mác và niềm trắc ẩn, cảm thương cho những đứa trẻ lam lũ, tội nghiệp. - Phố huyện lúc đêm khuya: + Khung cảnh thiên nhiên và con người: Ngập chìm trong đêm tối mênh mông. Đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối (ánh sáng chỉ hé ở khe cửa, quầng sáng quanh ngọn đèn chị Tí; Chấm lửa nhỏ ở bếp lửa Bác Phở Siêu, từng hột sáng lọt qua phên nứa). + Nhịp sống của mọi người dân lặp đi lặp lại môt cách đơn điệu, buồn tẻ với những động tác quen thuộc, những suy nghĩ, mong đợi như mọi ngày. Họ mong đợi “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày”. + Tâm trạng của Liên: Nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp ở Hà Nội; buồn bã, yên lặng dõi theo những cảnh đời nhọc nhằn, những kiếp người tàn tạ; cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ. - Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua: Sáng bừng lên và huyên náo trong chốc lát rồi chìm vào bóng tối. chị em Liên hân hoan, hạnh phúc khi tàu đến, nuối tiếc,. 20 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×