Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Gián án SKKN LỚP 1(KINH NGHIỆM PHÁT ÂM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.99 KB, 13 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÁT ÂM ĐÚNG KHI HỌC MÔN TIẾNG
VIỆT LỚP 1
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
PHÁT ÂM ĐÚNG KHI HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
KIỀU THANH HUY
Giáo viên trường Tiểu học Bán trú “B” Tân Châu
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Chúng ta đã biết, việc dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học mục
tiêu quan trọng nhất là: Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử
dụng Tiếng việt ( nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi
trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng việt, góp
phần rèn luyện các thao tác tư duy…
Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và
những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn
học của Việt Nam và nước ngoài.
Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự
trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Việc giao tiếp bằng tiếng Việt được thực hiện thông qua hai dạng
ngôn ngữ : lời nói và chữ viết. Để có thể hiểu được nội dung giao tiếp, người
ta phải nghe và đọc được tiếng Việt. Để có thể bày tỏ ý nghĩ, tình cảm của
mình, người ta phải nói hoặc viết được tiếng Việt trong cả hai dạng ngôn
ngữ ( lời nói và chữ viết ). Dạy sử dụng tiếng Việt là dạy cách dùng tiếng
Việt trong cả hai dạng ngôn ngữ ; là dạy cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết;
là dạy học sinh lĩnh hội và sản sinh các ngôn bản bằng tiếng Việt.
Hình thức giao tiếp bằng lời ( nghe – nói ) và hình thức giao tiếp bằng
chữ ( đọc – viết ) có mối quan hệ mật thiết với nhau, thực hiện tốt việc giao
tiếp bằng lời sẽ làm cơ sở để dạy hình thành giao tiếp bằng chữ và ngược lại
dùng hình thức giao tiếp bằng chữ làm cơ sơ để hoàn thiện hình thức giao
tiếp bằng lời.
Trong việc giảng dạy môn Tiếng việt lớp Một, giáo viên cần có những


biện pháp và hình thức rèn luyện kĩ năng nghe – nói như thế nào để học sinh
tiếp thu được bài học theo yêu cầu đề ra? Đây là vấn đề gây khó khăn không
nhỏ cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy – học môn Tiếng Việt.
Những khó khăn đó là do chúng ta chưa xây dựng được chính âm trong nhà
trường.
Chính âm là cách phát âm phù hợp với chuẩn phát âm đã được thừa
nhận trong một ngôn ngữ. Yêu cầu cơ bản của chính âm là xây dựng một
cách phát âm chuẩn thống nhất trong phạm vi toàn dân, để cho ngôn ngữ có
thể thực hiện thuận lợi chức năng làm công cụ giao tiếp của mình.
1
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÁT ÂM ĐÚNG KHI HỌC MÔN TIẾNG
VIỆT LỚP 1
Điều quan trọng muốn nói ở đây là: chính âm trong tiếng Việt với nội
dung cơ bản như đã nói ở trên đã được nhân dân thừa nhận, nhưng nó lại
không tồn tại trong thực tế mà chỉ tồn tại trong ý thức, trong đầu óc của đại
đa số người nói tiếng Việt.
Chữa lỗi phát âm là biện pháp bổ trợ cho học sinh viết đúng chính tả
vì trong ngôn ngữ mà chữ viết được xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học,
như tiếng Việt thì chính âm và chính tả có mối quan hệ rất mật thiết bổ trợ
cho nhau.
Nhận thức được tầm quan trong của việc dạy học sinh phát âm đúng
chính âm ở cấp Tiểu học nhất là ở khối Một – Khối đầu cấp, nên tôi chọn đề
tài :” Một số biện pháp giúp học sinh phát âm đúng khi học môn Tiếng Việt
lớp 1.” để nghiên cứu.
II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
1. Quá trình phát triển kinh nghiệm:
Qua quá trình học tập, giảng dạy, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của
đồng nghiệp, nghiện cứu tài liệu, tôi đã nghĩ ra một số biện pháp giúp học
sinh phát âm đúng.
Trước đây, trong quá trình dạy học âm, chương trình bắt buộc phải

phân biệt rõ nguyên âm và phụ âm, dựa vào tiêu chí phát âm mà giáo viên
hướng dẫn học sinh phát âm chính xác, đồng thời đối với học sinh cũng phải
biết phân biệt được nguyên âm, phụ âm. Cái khó đối với học sinh là, qua
việc phát âm các em phải nhận ra được đâu là nguyên âm, đâu là phụ âm,
dựa vào khi phát âm luồng hơi phát ra như thế nào. Điều này khiến cho các
em gặp nhiều lúng túng gây ảnh hưởng đến thời gian tiết học. Vì giáo viên
phải giải thích nhiều lần mà chưa chắc gì học sinh nắm được.
Qua nhiều năm thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới tôi thấy
tâm đắc, bởi chương trình không đặt nặng vấn đề trên, miễn sao khi đứng
lớp giáo viên dạy học sinh phát âm đúng theo yêu cầu đã đề ra là đạt. Nói
như vậy, không phải là chúng ta không còn coi trọng vấn đề trên trong lúc
dạy học sinh phát âm, mà ngược lại còn đòi hỏi người giáo viên phải nắm
một cách chắc chắn hơn nữa đặc điểm phát âm của hệ thống nguyên âm và
phụ âm. Các tiêu chí phát âm của âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối. Đồng
thời giáo viên còn sử dụng một số biện pháp bổ trợ nhằm giúp các em phát
âm chính xác.
2. Nội dung – Biện pháp tiến hành :
2.1) Dạy học phần âm:
a) Biện pháp thứ nhất:
Dạy học sinh phát âm dựa vào tiêu chí khu biệt nguyên ân, phụ âm:
2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÁT ÂM ĐÚNG KHI HỌC MÔN TIẾNG
VIỆT LỚP 1
Để học sinh phát âm đúng, thì đây là vấn đề quan trọng mà giáo viên
nào cũng phải nắm tường tận trong việc hướng dẫn học sinh phát âm và
cũng là yếu tố quyết định sự thành công của tiết dạy âm.
Đặc trưng chung của nguyên âm:
Để thấy rõ những đặc điểm của nguyên âm nên đối chiếu nó với phụ
âm.
Nguyên âm do thanh tạo nên còn phụ âm về cơ bản là tiếng động.

* Bảng phân loại và miêu tả nguyên âm tiếng Việt:
Chiều hướng
lưỡi
Độ mở hình dáng
của miệng môi
hàng trước hàng sau hàng sau
Không tròn
môi
không tròn
môi
tròn môi
Hẹp i

ư
ươ
u

Hơi hẹp ê ơ â ô
Hơi rộng e

o
Rộng a ă
* Tiêu chí khu biệt nguyên âm : Có 3 tiêu chí khu biệt nguyên âm :
- Chiều hướng của lưỡi: Khi phát nguyên âm lưỡi có thể đưa ra phía
trước hoặc lùi về phía sau.
Ta có:
+ Nguyên âm hàng trước ( lưỡi đưa ra phía trước ): i , iê, ê, e.
+ Nguyên âm hàng sau ( lưỡi thụt vào phía trong ) : ư, ươ, ơ, a, ă, â, u,
uô, ô, o.
- Độ mở của miệng: Khi phát âm các nguyên âm, miệng có thể mở từ

: hẹp – hơi hẹp – hơi rộng – rộng. Ta có:
+ Nguyên âm hẹp : ( miệng mở hẹp ) : i, ư, u.
+ Nguyên âm hơi hẹp : ( miệng mở hơi hẹp ) : ê, ơ, ô, â.
+ Nguyên âm hơi rộng: ( miệng mở hơi rộng ): e, o.
3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÁT ÂM ĐÚNG KHI HỌC MÔN TIẾNG
VIỆT LỚP 1
+ Nguyên âm rộng ( miệng mở rộng ): a, ă.
- Hình dáng của môi : Khi phát các nguyên âm, hai môi có thể
khép thành vòng tròn hoặc không.
Ta có:
+ Các nguyên âm tròn môi : u, uô, ô, o.
+ Các nguyên âm không tròn môi: i, ê, iê, e, ư, ơ, â, ươ, a, ă.
Chỉ cần 3 tiêu chí này mà không cần hơn vì chúng đáp ứng điều kiện
cần và đủ cho việc xác định khả năng cộng hưởng của một khoang rỗng vốn
phụ thuộc vào thể tích , hình dáng và lối thoát của không khí.
• Bảng phân loại và miêu tả hệ thống phụ âm tiếng Việt :
Phương
thức
phát
âm
Độ rung của
dây thanh
Vị
trí
phát
âm
môi đầu lưỡi
mặt
lưỡi

cuối
lưỡi họng
môi răng răng ngạc
cứng
tắc
không
vang
vô thanh
p t tr ch c(k,q)
hữu thanh
b đ
th
vang(mũi)
m n nh ng(ngh)
xát
không
vang
vô thanh
ph x s kh h
hữu thanh
v d,gi r g (gh)
vang
(bên)
l
- Về phương thức cấu âm : Có 3 phương thức chính: tắc, xát, rung.
+ Âm tắc:là nhóm phụ âm: p, b, t, th, n, tr, ch, k ( c, q ).
Khi phát âm một âm tắc thì lưỡi con nâng lên bịt kín lối thông lên mũi
và không khí bị cản trở hoàn toàn do những bộ phận khác nhau ở miệng,
muốn thoát ra phải phá vỡ sự cản trở ấy, tạo nên tiếng động.
+Âm mũi: cũng thuộc loại phương thức tắc, nhưng được xếp thành

nhóm riêng. Khi phát âm lưỡi con hạ xuống . Không khí không ra qua miệng
được, trở ra bằng đường mũi. Vì dây thanh trấn động mà không khí ra tự do
nên tỉ lệ thanh so với tiếng động là rất lớn và những âm này được gọi là âm
vang. Các âm : m, n, nh, ng ( ngh).
+ Âm xát: Được chia thành 2 loại: ph, x, s, kh, h. v, d, gi, r, g (gh),l.
Âm rung: Xét về độ rung của dây thanh có vô thanh, hữu thanh.
Âm vang: / l / ( Còn gọi là âm bên. Vì khi phát âm luồng hơi từ phổi
lên thoát ra ngoài ở một trong số hai bên cạnh lưỡi).
4
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÁT ÂM ĐÚNG KHI HỌC MÔN TIẾNG
VIỆT LỚP 1
- Về vị trí cấu âm:
Từ ngoài vào trong có nhiều vị trí, ở đó các âm tố được cấu tạo do sự
nhích lại gần nhau của các bộ phận cấu âm. Một bộ phận tĩnh như: răng, lợi,
ngạc, mạc, một bộ phận động như : môi, lưỡi con, lưỡi với sự phân chia khu
vực kèm theo các tên gọi khác nhau : đầu lưỡi, mỏm lưỡi mặt lưỡi trước,
mặt lưỡi giữa, mặt lưỡi sau, gốc lưỡi. Để tạo nên một chướng ngại cần phải
có hai bộ phận .
Ở cùng một vị trí, với những phương thức cấu âm khác nhau người ta
có những âm khác nhau . Dưới đây ta sẽ phân loại các âm quan sát theo từng
vị trí.
Âm môi trong đó có hai tiểu nhóm:
+ Môi – môi : p, b, m
+ Môi – răng: ph, v
Âm đầu lưỡi trong đó có hai tiểu nhóm:
+ Đầu lưỡi – răng : t, đ, th, n, x, d, gi, l
Các âm này được phát với đầu lưỡi và mặt răng trong của hàm răng
trên :t, đ, th, n, l ; mặt răng trong của hàm dưới : x, gi, d.
+ Đầu lưỡi – ngạc cứng ( còn gọi là âm quặt lưỡi ): tr, s, r
Các âm này được phát với đầu lưỡi nâng cao và quặt về phía sau để mặt

dưới của đầu lưỡi tiếp cận với phần sau lợi , tức giữa lợi và ngạc.
+ Âm mặt lưỡi ( âm ngạc ): ch, nh. Các âm này được phát với mặt lưỡi tiếp
xúc với ngạc cứng.
+ Âm cuối lưỡi : c (k, q ), ng, kh, g (gh)
Các âm này khi phát âm mặt lưỡi sau tiếp xúc với ngạc tạo nên một
chướng ngại.
+ Âm họng : h
Được cấu tạo do sự đóng hoặc thu hẹp dây thanh.
b) Biện pháp thứ hai:
Sử dụng cử chỉ điệu bộ trong việc day phát âm :
Trong khi mô ta cách phát âm, để giúp học sinh nắm được vị trí phát
âm thôi thường sử dụng hai ngón tay ( ngón cái và ngón trỏ ) như là một bộ
máy phát âm thu nhỏ.
- Ngón tay cái giữ vai trò như : môi dưới, răng dưới, lưỡi.
- Ngón tay trỏ giữ vai trò như : môi trên ,răng trên, lợi, ngạc cứng,
ngạc mền.
a. môi
b. răng
5

×