Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

đề ôn tập tại nhà môn ngữ văn lớp 12 trong thời gian tạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.26 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẮC NINH
<b>PHỊNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG </b>


<b>ĐỀ ƠN TẬP SỐ 3 </b>
<b>Bài thi: Ngữ văn </b>


<i><b>Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề </b></i>


<b>I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) </b>


<b>Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: </b>


<i>Gần đây tôi đã suy nghĩ về sự khác biệt giữa đức tính </i>
<i>lí lịch và đức tính nhân văn. Đức tính lí lịch là những đức tính </i>
<i>mà bạn liệt kê trong hồ sơ xin việc của bạn, những kĩ năng mà </i>
<i>bạn sử dụng trong thị trường việc làm và giúp bạn thăng tiến </i>
<i>trong sự nghiệp. Đức tính nhân văn là một thứ sâu sắc hơn. </i>
<i>Đây là những đức tính được mọi người ca ngợi trong lễ tang </i>
<i>của bạn, những thứ tồn tại như cái hồn của con người bạn - </i>
<i>bạn tốt bụng, dũng cảm, thật thà, hay chân thành hay được </i>
<i><b>nhiều người quý mến. </b></i>


<i>Hầu hết chúng ta sẽ nói rằng những đức tính nhân văn quan trọng hơn những đức tính lí </i>
<i>lịch, nhưng tơi phải thú nhận rằng hầu hết cả đời mình tơi đã dành thời gian suy nghĩ cái về sau </i>
<i>hơn là cái trước. Hệ thống giáo dục của chúng ta chắc chắn được định hướng xoay quanh đức </i>
<i>tính lí lịch hơn là đức tính nhân văn. Những gì người ta nói ngồi đời cũng thế, giống như các bí </i>
<i>quyết đầy mùi “đa cấp” trên các tạp chí, những cuốn sách dạy kĩ năng, kinh doanh, tâm lí… bán </i>
<i>chạy nhất trên thị trường. Đa số chúng ta có các chiến lược rõ ràng để có thể thành cơng trong sự </i>
<i>nghiệp hơn là những chiến lược để có thể rèn luyện một nhân cách tuyệt vời. </i>


(Trích The road to character, David Brooks, dẫn theo Tramdoc.vn)


<b>Câu 1. Trong những nhan đề sau đây, nhan đề nào phù hợp nhất với đoạn văn bản trên: </b>


<b>A. Hai đức tính của con người </b>
<b>B. Đức tính của con người hiện đại </b>
<b>C. Đức tính nhân văn và đức tính lí lịch </b>
<b>D. Xu hướng đức tính của con người thời đại </b>


<b>Câu 2. Trong đoạn văn bản trên, tác giả quan niệm thế nào về đức tính lí lịch và đức tính nhân văn? </b>
<b>Câu 3. Theo anh/chị, bức hình trên minh họa cho đức tính nào trong đoạn văn bản? Vì sao? </b>


<b>Câu 4. </b>Quan điểm của anh chị về ý kiến: “Đa số chúng ta có các chiến lược rõ ràng để có thể
<i>thành cơng trong sự nghiệp hơn là những chiến lược để có thể rèn luyện một nhân cách tuyệt </i>
<i>vời”. </i>


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm) </b>
<i><b>Câu 1. (2,0 điểm) </b></i>


Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị về ý kiến trích dẫn trong
phần đọc hiểu “Hầu hết chúng ta sẽ nói rằng những đức tính nhân văn quan trọng hơn những đức
tính lí lịch”.


<i><b>Câu 2. (5,0 điểm) </b></i>


Nhận xét về bài thơ <i><b>Tây Tiến </b></i>có ý kiến cho rằng: “Bài thơ là nỗi niềm hoài niệm của
<i>Quang Dũng về con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng thật thơ </i>
<i>mộng trữ tình”. Nhưng ý kiến khác lại khẳng định:“Bài thơ là những hồi ức của nhà thơ về hình </i>
<i>ảnh người chiến binh những năm đầu kháng chiến chống pháp gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng, </i>
<i>hào hoa, lãng mạn”. </i>


Bằng việc cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và hình tượng người lính trong bài thơ <i><b>Tây </b></i>


<i><b>Tiến của Quang Dũng, hãy làm sáng tỏ hai nhận định trên. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM </b>


<b>ĐỀ TẬP HUẤN KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 </b>
<b>Mơn: NGỮ VĂN 12 </b>


<i>(Hướng dẫn chấm có 03 trang) </i>


<b>Phần Câu </b> <b>Đáp án </b> <b>Điểm </b>


<b>I </b> <b>1 </b> C. Đức tính nhân văn và đức tính lí lịch <b>0.5 </b>


<b>2 </b> Tác giả quan niệm về đức tính lí lịch và nhân văn như sau:


- <i>Đức tính lí lịch là những đức tính mà bạn liệt kê trong hồ sơ xin việc của bạn, </i>
<i>những kĩ năng mà bạn sử dụng trong thị trường việc làm và giúp bạn thăng tiến </i>
<i>trong sự nghiệp. </i>


<i>- Đức tính nhân văn là một thứ sâu sắc hơn. Đây là những đức tính được mọi </i>
<i>người ca ngợi trong lễ tang của bạn, những thứ tồn tại như cái hồn của con </i>
<i>người bạn - bạn tốt bụng, dũng cảm, thật thà, hay chân thành hay được nhiều </i>
<i>người quý mến. </i>


<b>0.5 </b>


<b>3 </b> - Bức hình minh họa cho đức tính nhân văn.


- Giải thích: Bức hình minh họa cho nội dung nuôi dưỡng tâm hồn (ươm mầm
xanh tươi đẹp trong tâm trí có ý nghĩa như ni dưỡng nhân cách và tâm hồn)



<b>1.0 </b>


<b>4 </b> Học sinh có thể đưa ra quan điểm cá nhân: đồng tình hoặc khơng đồng tình hoặc
cả hai nhưng phần lí giải cần rõ ràng, thuyết phục phù hợp với chuẩn mực đạo
đức và pháp luật.


Gợi ý:


- Đồng tình: Đây là nhận xét đúng đắn thể hiện rõ thực trạng của xã hội hiện tại,
nhiều người chú trọng đến công danh, sự nghiệp mà lơ là rèn luyện tu dưỡng đạo
đức.


- Khơng đồng tình: Đây là quan điểm phiến diện vì trong thực tế có nhiều người
thành công trong sự nghiệp song vẫn luôn chú trọng hồn thiện nhân cách, sống
đẹp, sống có ích.


<b>1.0 </b>


<b>LÀM </b>
<b>VĂN </b>


<b>1 </b> <i><b>Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh chị về ý kiến </b></i>
<i><b>trích dẫn trong phần đọc hiểu “Hầu hết chúng ta sẽ nói rằng những đức tính </b></i>
<i><b>nhân văn quan trọng hơn những đức tính lí lịch” </b></i>


<b>2.0 </b>


<b>a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn </b>
theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.



<b>b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đề ra dưới dạng mở, học sinh có thể </b>
chọn một trong hai đức tính mình cho là quan trọng phù hợp với bản thân hoặc
chọn cả hai nhưng cần đưa ra lí lẽ xác đáng và thuyết phục.


<b>0.25 </b>


<b>0.25 </b>


<b>c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp </b>
để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau:


- Trong cuộc cạnh tranh gay gắt của thị trường lao động hiện nay, đức tính lí lịch
là cần thiết để có một hồ sơ đẹp từ đó có nhiều cơ hội trúng tuyển vào những vị
trí việc làm tốt theo đúng nguyện vọng của bản thân. Vì một phần nào đó đức tính
lí lịch sẽ hé lộ cho nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng để đáp ứng cơng việc.
- Đức tính nhân văn lại cần cho mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Sự
khiêm tốn, bao dung, chân thành của đức tính nhân văn sẽ là điểm ưu để bạn có
thể hịa nhập và tạo những ảnh hưởng tích cực trong mối quan hệ với những
người xung quanh.


- Hai đức tính trên tượng trưng cho hai tố chất quan trọng của một con người và
nếu có được sự hịa hợp trong cả hai đức tính này sẽ tạo điều kiện để con người
khẳng định vị thế và nhân cách trong xã hội trở thành những con người có đức, có
tài. Cần phê phán loại trừ những cách hiểu thiên lệch về tầm quan trọng của hai
đức tính lí lịch và nhân văn.


<b>1,0 </b>


<b>d. Chính tả, dùng từ, đặt câu</b>: Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp


tiếng Việt


<b>0.25 </b>


<b>e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị </b>
luận


<b>0.25 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>vĩ, dữ dội nhưng cũng thật thơ mộng trữ tình”. Nhưng ý kiến khác lại khẳng </b></i>
<i><b>định:“Bài thơ là những hồi ức của nhà thơ về hình ảnh người chiến binh </b></i>
<i><b>những năm đầu kháng chiến chống Pháp gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng, </b></i>
<i><b>hào hoa, lãng mạn”. </b></i>


<b>Bằng việc cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và hình tượng người lính trong </b>
<i><b>bài thơ Tây Tiến hãy làm sáng tỏ hai nhận định trên. </b></i>


<b>a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận </b>


Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
được vấn đề.


<b>b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận được những nét đặc sắc </b>
trong vẻ đẹp của thiên nhiên và hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến để
làm sáng tỏ hai nhận định.


<b>0.25 </b>


<b>0.5 </b>



<b>c. Triển khai vấn đề nghị luận </b>


Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
<b>* Giới thiệu tác giả - tác phẩm </b>


Quang Dũng là nhà thơ của xứ Đoài mây trắng với hồn thơ lãng mạn hào hoa.
Thơ ông có khả năng diễn tả một cách tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình
người.


- Bài thơ <i>Tây Tiến trích trong tập Mây đầu ô (1986). Tác phẩm được sáng tác </i>
năm 1948 tại Phù Lưu Chanh, ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, về sau tác giả đổi
thành Tây Tiến.


- Binh đoàn Tây Tiến được thành lập mùa xuân năm 1947 với nhiệm vụ phối hợp
với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là những
thanh niên trí thức Hà Nội. Họ chiến đấu trong điều kiện rất thiếu thốn và gian
khổ nhưng luôn dũng cảm, lạc quan, yêu đời.


<b>0,25 </b>


<b>* Giải thích ý kiến: </b>


<i><b>- Ý kiến thứ nhất: Bài thơ là nỗi niềm hoài niệm của Quang Dũng về con đường </b></i>
<i>hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng thật thơ mộng trữ </i>
<i>tình” nhằm đánh giá đặc điểm thiên nhiên Tây Bắc - địa bàn hoạt động của binh </i>
đồn Tây Tiến. Đó là một vùng núi non hiểm trở, hùng vĩ, dữ dội bởi đèo cao,
vực thẳm, rừng sâu... Bên cạnh đó thiên nhiên qua ngịi bút của nhà thơ cũng
mang nét đẹp thơ mộng trữ tình.


<i><b>- Ý kiến thứ hai:“Bài thơ là những hồi ức của nhà thơ về hình ảnh người chiến </b></i>


<i>binh những năm đầu kháng chiến chống Pháp gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng, </i>
<i>hào hoa, lãng mạn” đánh giá vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến với nhiều </i>
nét vẽ: hào hoa, phong nhã nhưng cũng hào hùng, quả cảm.


<b>0,5 </b>


<b>* Phân tích - chứng minh hai ý kiến. </b>
<b>- Ý kiến thứ nhất: </b>


<b>+ Thiên nhiên hùng vĩ dữ dội: </b>thiên nhiên thời tiết khắc nghiệt với <i>Sài Khao </i>
<i>sương lấp đoàn quân mỏi; con đường hành quân đầy hiểm trở được miêu tả qua </i>
những từ láy tạo hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút. Độ cao của dốc núi được
đặc tả ở cảnh: <i>Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống. Câu thơ sử dụng phép </i>
tương phản, đối lập, dấu phẩy ở giữa câu như ngăn cách nhấn mạnh sự hiểm trở
của hình ảnh dốc núi. Thiên nhiên còn hùng vĩ, dữ dội ở sự bí hiểm, thâm u, bởi
thanh âm tiếng cọp beo gầm rú, tiếng thác gào hoang dại: <i>Chiều chiều oai linh </i>
<i>thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người. </i>


<b>+ Thiên nhiên thơ mộng, trữ tình: Cảnh đồn qn đi trong hương trong hoa: </b>
<i>Mường Lát hoa về trong đêm hơi, có lúc đi trong mưa rừng bồng bềnh; có khi </i>
lặng lẽ đắm chìm trong một chiều sương khói phủ: <i>Người đi Châu Mộc chiều </i>
<i>sương ấy.... </i>


<b>1,0 </b>


<b>- Ý kiến thứ hai: </b>


<b>+ Hình ảnh người chiến binh hiện lên giữa thiên nhiên khắc nghiệt đầy hào hùng, </b>
bi tráng. Người lính Tây Tiến vượt lũng xuyên sơn, vượt đèo leo dốc, vượt lên
trên những gian khổ khó khăn, mất mát, hi sinh... của cuộc chiến. Bi tráng ở


ngoại hình ốm yếu, đầu trọc, da xanh. Hào hùng ở tinh thần chiến đấu <i>dữ oai </i>
<i>hùm. Họ ốm nhưng không yếu, tiều tuỵ trong hình hài nhưng ln chói ngời sức </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

mạnh lí tưởng ở bên trong...


+ Người chiến binh Tây Tiến có ý chí quyết liệt nhưng tâm hồn luôn mơ mộng
đắm say. Đó là những người lính với tâm hồn lãng mạn hào hoa. Dù cuộc sống
thiếu thốn, hiểm nguy gian nan các anh vẫn mơ về “dáng kiều thơm”. Họ có đời
sống tinh thần phong phú, nhạy cảm tinh tế khi cảm nhận thiên nhiên, khi hoài
niệm về đêm liên hoan văn nghệ đốt lửa trại...


+ Tinh thần chiến đấu của họ ngời sáng trong lý tưởng: “Chiến trường đi chẳng
<i>tiếc đời xanh”. Người chiến binh Tây Tiến xem sự nghiệp giải phóng quê hương, </i>
đánh đuổi giặc thù là khát vọng, mục tiêu, là nợ nam nhi phải trả. Lí tưởng của họ
là quyết tử cho tổ quốc quyết sinh...


+ Sự hi sinh cao cả và bi tráng: <i>Áo bào thay chiếu anh về đất/Sông Mã gầm lên </i>
<i>khúc độc hành. </i>Hiện thực nghiệt ngã của cuộc chiến đấu, người lính hi sinh
khơng có cả manh chiếu để bọc thây, các anh trở về với đất mẹ sau khi hoàn
thành sứ mệnh thiêng liêng với tổ quốc, dịng sơng con thác tấu lên khúc nhạc bi
tráng tiễn đưa linh hồn các anh cõi bất tử..


<b>- Nghệ thuật: </b>


<b>+ </b>Sự kết hợp hài hoà giữa cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng, bút pháp
miêu tả đặc sắc..


+ Sử dụng từ Hán Việt, ngơn ngữ giàu hình ảnh, tạo hình, biểu cảm, giàu chất
hoạ, chất nhạc, chất thơ..



+ Phát huy sức mạnh của nghệ thuật tương phản, đối lập, kết hợp giữa yếu tố hiện
thực và bút pháp lãng mạn..


<b>0,25 </b>


<b>*Bình luận hai ý kiến: </b>


- Ý kiến thứ nhất thiên về đánh giá, cảm nhận bức tranh thiên nhiên. Ý kiến thứ
hai thiên về tái hiện hình tượng người lính


- Hai ý kiến bổ sung cho nhau để làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
<i>Tây Tiến. Cả hai nhận định đã thể hiện sự gắn bó hồ quyện giữa khơng gian </i>
thiên nhiên với nhân vật trữ tình. Thiên nhiên trong Tây Tiến không chỉ là bức
tranh nền rộng lớn hùng vĩ mà còn là thử thách đối với người lính trên mỗi nẻo
đường hành quân, những nét vẽ thiên nhiên thơ mộng trữ tình lại góp phần thể
hiện vẻ đẹp lãng mạn hào hoa - dấu ấn của những chàng trai Hà thành mang theo
mộng ước đẹp đẽ cao cả…


<b>0,5 </b>


<b>d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: </b>


Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.


<b>0.25 </b>


<b>e. Sáng tạo: </b>


Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.



<b>0.5 </b>


</div>

<!--links-->

×