Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SKKN “Tìm hiểu hứng thú tham gia các hoạt động Đội của ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.25 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LỜI NÓI ĐẦU</b>


Hiện nay tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường là một tổ
chức quan trọng, hoạt động song hành với việc học tập của học sinh. Đối với các
môn học, học sinh được cung cấp kiến thức qua các bộ mơn, cịn tổ chức Đội
TNTP Hồ Chí Minh đối với các em khoogn chỉ là một tổ chức đem lại các hoạt
động ngời giờ học đơn thuần mà nó mang sứ mệnh giáo dục, rèn luyện và hoàn
thiện nhân cách của học sinh.


Vấn đề đặt ra ở đây là học sinh chúng ta đã nhận thức được tầm quan
trọng mang tính giáo dục của các hoạt động Đội hay chưa? Hay các em có hoặc
khơng có hứng thú để tham gia vào các hoạt động đó? Và có thì hiệu quả ra sao
cịn nếu khơng có hứng thú tham gia thì hiệu quả hoạt động đó sẽ như thế nào?


Thực tế cho thấy trong bậc học THCS hứng thú để tham gia các hoạt động
Đội của học sinh khá là thấp và thiếu sự đồng đều bởi sự ràng buộc về mặt thay
đổi tâm sinh lý lứa tuổi, phụ thuộc vào tính hấp dẫn của hoạt động hay năng lực
tổ chức của các nhà sư phạm… Đó chính là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả các hoạt động và là nguyên nhân dễ nhận thấy ở các em giảm đi rõ rệt
thái độ hứng thú khi tham gia hoạt động Đội do nhà trường tổ chức.


Từ thực tế đáng ngại trên tơi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề
này.


Đề tài: Tìm hiểu hứng thú tham gia các hoạt động Đội của học sinh bậc
<i><b>THCS”.</b></i>


Do thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn nên đề tài chỉ dừng lại ở mức
độ tìm hiểu thực trạng và đề xuất các giải pháp. Tất nhiên đề tài không tránh
khỏi thiếu sót, do đó rất mong sự động viên góp ý và nhận xét của hội đồng
chấm thi.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>A.PHẦN MỞ ĐẦU</b>
<b>GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI</b>
<b>I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.</b>


Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 đến 15 tuổi, các em
được vào học ở trường THCS (từ lớp 6 đến lớp 9) lứa tuổi này có một vị trí đặc
biệt và tầm quan trọng trong thời kì phát triển của trẻ em, vì nó là thời kì chuyển
tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi
khác nhau như: “Thời kì q độ”, “Tuổi khó bảo”, “Tuổi khủng hoảng”.


Nói cách khác như Xukhơmilinxki đã nhận định “đó là qng thời gian
phát triển mạnh mẽ nhất của đời sống con người”. Thời kì này các em khơng chỉ
có tiếp cận và thực hiện nhiệm vụ học tập cao hơn, đầy khó khăn hơn mà các em
cịn phải “đón chờ” một thế giới tâm hồn phát triển phức tạp và phong phú, một
cơ thể phát triển mạnh mẽ với các mối quan hệ rộng lớn hơn xung quanh.


Học sinh THCS có nhu cầu lớn về hoạt động. Vì vậy song hành với việc
học tập của các em thì cần phải tạo ra các hoạt động giáo dục thông qua tổ chức
Đội để hình thành và dần hồn thiện nhân cách cho lứa tuổi thiếu niên.


Tuy nhiên trên thực tế giáo dục ở bậc THCS các hoạt động Đội đã tạo
được ở tập thể hoc sinh hứng thú tham gia hay chưa? Và học sinh đã thực sự
được hịa mình được là chủ thể của các hoạt động đó chưa? Nhằm góp phần tìm
hiểu thực trạng trên, tơi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu hứng thú tham gia các hoạt
<i><b>động Đội của học sinh THCS”.</b></i>


<b>II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU</b>


Tìm hiểu hứng thú tham gia hoạt động Độic ủa học sinh THCS để từ đó


tìm hiểu thực trạng, đưa ra những kết luận và đề xuất sư phạm.


<b>III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.</b>
<b>1. Khách thể nghiên cứu</b>


Khách thể nghiên cứu bao gồm 426 học sinh thuộc trường THCS Hưng Đồng.
<b>2. Đối tượng nghiên cứu.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Nếu tìm hiểu chính xác thực trạng về hứng thú tham gia các hoạt động
Đội của học sinh ở bậc THCS thì sẽ tạo ra cơ sở vững chắc để đưa ra những đề
xuất, giải pháp sư phạm nhằm thúc đẩy, phát triển hứng thú tham gia các hoạt
động Đội cho học sinh.


<b>V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU</b>


Đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:


1. Tìm hiểu cơ sở lí luận của vấn đề hứng thú tham gia các hoạt động Đội
của học sinh THCS.


2. Điều tra thực trạng hứng thú tham gia hoạt động Đội của học sinh
THCS.


3. Đưa ra những kết luận và đề xuất sự phạm cần thiết
<b>IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.</b>


Tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Sưu tầm, tập hợp tài liệu, phân tích, lí giải


+ Quan sát, phỏng vấn, so sánh tương quan giữa các loại hình hoạt động


đưa ra.


+ Thống kế xử lí kết quả.
<b>VII. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI</b>


Đề tài chỉ tập trung giải quyết các vấn đề chính sau:


1. Tìm hiểu cơ sở lí luận về hứng thú tham gia các hoạt động Đội của học
sinh bậc THCS.


2. Điều tra về thực trạng


3. Bước đầu đưa ra những kết luận và đề xuất sư phạm
<b>VIII. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI</b>


A. Phần mở đầu


B. Nội dung nghiên cứu


Chương I: Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu
Chương II: Thực trạng của vấn đề được nghiên cứu
C. Những kết luận chung và đề xuất sư phạm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu</b>
<b>I. HOẠT ĐỘNG ĐỘI Ở TRƯỜNG THCS:</b>


<b>1. Thế nào là hoạt động Đội</b>


Hoạt động Độilà một khái niệm rộng đề cập đến tất cả các hoạt đơng
khơng chính khóa của học sinh. Các hoạt động này có tổ chức, có kế hoạch, q


trình thực hiện và đánh giá kết quả thông qua tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh
do Bác Hồ và Đảng Cộng Sản thành lập ngày 15/5/1941. Hoạt động Đội bám sát
theo các chủ đề, chủ điểm hàng tháng, hàng năm phù hợp với độ tuổi, nhu cầu
của học sinh, dựa trên sự hướng dẫn của các nhà sư phạm, phù hợp với điều kiện
hoạt động của từng tổ chức Đội trong từng nhà trường.


Hoạt động Đội nhằm vào mục đích chủ yếu là hình thành, rèn luyện và
phát triển nhân cách học sinh.


<b>2. Đặc điểm chính của hoạt động Đội ở trường THCS:</b>


Từ khai niệm về hoạt động Đội đã nêu ở trên, ta có thể rút ra được các đặc
điểm cơ bản của nó như sau:


2.1. Đó là những hoạt động khơng nằm trong quy định chính khóa nhưng
được tổ chức một cách có kế hoạch dựa trên kế hoạch đào tạo chung của Nhà
trường hướng vào mục đích giáo dục đạo đức và phát triển nhân cách học sinh.


2.2. Hoạt động Đội có thể mở rộng về thời gian và không gian so với các
hoạt động trong giờ học.


2.3. Hoạt động Đội ở trường THCS có sự chủ động tham gia độc lập sáng
tạo và thể hiện sự phong phú đa dạng, tầm phát triển cao hơn ở các hoạt động
trong giờ học.


2.4. Các nhà sư phạm đóng vai trị là người hướng dẫn, đề cao vai trò chủ
thể của học sinh.


2.5. Hoạt động Đội ở trường THCS liên quan nhiều hơn đến các yếu tố xã
hội. Hướng ra các mối quan hệ xã hội rộng hơn cho học sinh.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

3.1. Hoạt động giáo dục truyền thống: Đội TNTP Hồ Chí Minh đã và
đang là một nhân tố quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục truyền
thống cho học sinh để giữ gìn và phát huy các truyền thống quý báu của dân tộc
Việt Nam.


Nội dung giáo dục truyền thống bao gồm:
+ Truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm
+ Truyền thống Cách mạng


+ Truyền thống cần cù trong lao động, sản xuất
+ Truyền thống nhân đạo


+ Truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa
+ Truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam


3.2. Hoạt động hát múa Thiếu nhi:


Hát múa là những bộ môn nghệ thuật phù hợp với sở thích hoạt động của
lứa tuổi thiếu nhi, là phương tiện giao lưu tình cảm, tình bạn thân ái giữa học
sinh và học sinh. Hoạt động hát múa góp phần giúp cơ thể phát triển cân đối,
năng động, tính dẻo dai. Hình thành ở các em ý thức thẩm mĩ lành mạnh trong
sáng.


3.3. Hoạt động kể chuyện, diễn chuyện thiếu nhi


Kể chuyện, diễn chuyện là một trong những phương pháp dạy cho thiếu
nhi sử dụng ngơn ngữ, lời nói, góp phần giáo dục tồn diện cho hóc inh, giúp
các em nhận thức được cuộc sống tự nhiên và xã hội, xây dựng và phát triển tư
tưởng, tình cảm, thỏa mãn và nâng cao khiếu thẩm mĩ.



3.4. Trò chơi thiếu nhi:


Tổ chức các trò chơi cho thiếu nhi nhằm phát huy khả năng giáo dục- tự
giasoi dục, vai trò tự quản của mỗi đội viên và tập thể Đội. Trị chơi tạo khơng
khí vui tươi, phù hợp với tâm sinh lí vận động và phát triển của các em. Đặc biệt
trị chơi phát triển óc sáng tạo, tính kỉ luật và tinh thần đồn kết.


3.5. Hội trại, thiếu nhi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

yêu thiên nhiên, cuộc sống, q hương, đất nước. Giáo dục về tình bạn, tình
đồn kết, truyền thống của Đội và Đồn, góp phần giáo dục văn hóa, thể chất,
khả năng ứng xử, ý thức tổ chức kỉ luật.


3.6. Hoạt động tham quan du lịch:


Tham quan du lịch là hoạt động thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia bởi
tính lãng mạn và màu sắc vui chơi chứa đựng trong nó. Tham quan du lịch rạo ra
một quãng thời gian nghỉ ngơi cho các em, đồng thời là dịp để các em tìm hiểu,
tiếp cận với thiên nhiên, phong tục tập quán, truyền thống của vùng miền. Tạo
môi trương giao lưu lành mạnh, là cơ hội tốt để Đội viên khẳng định mình, tự
quản theo nguyên tắc của tập thể lớp.


3.7. Hội thi thiếu nhi:


Hội thi thiếu nhi là một hình thức hoạt động hấp dẫn nhằm mục đích đáp
ứng nhu cầu bồi dưỡng, rèn luyện bản thân, rèn luyện tính chủ động, tự giáo dục
trong học tập trong các hoạt động. Thể hiện ý thức tập thể; không ngừng vườn
lên đạt kết quả cao hơn.



3.8. Hoạt động xã hội.


Đội TNPT Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của quần chúng thiếu
nhi, tồn bộ các hoạt động của Đội đều mang tính chất là những hoạt động xã
hội với một số nội dung, hình thức cơ bản như hoạt động qun góp từ thiện,
hoạt động cơng ích, hoạt động tại các Cung văn hóa thiếu nhi. Hoạt động xã hội
giúp các em phát triển tình cảm bạn bè, xây dựng tập thể Đội, biết quan tâm chia
sẻ với nhau trong những khó khăn. Hoạt động xã hội hình thành ở các em tình
thương yêu đồng bào, bè bạn, ý thức trách nhiệm với tổ quốc.


<b>II. HỨNG THÚ THAM GIA HOẠT ĐỘNG ĐỘI CỦA HỌC SINH</b>
<b>BẬC THCS.</b>


<b>1. Hứng thú là gì?</b>


“Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với tượng nào đó vừa có ý
nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khối cảm cho cá nhân trong
quá trình hoạt động” – Nguyễn Quang Uẩn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Hứng thú là hình thức biểu hiện tình cảm và nhu cầu nhận thức của coin
người nhằm ý thức một cách hào hứng về mục đích hoạt động, nhằm tìm hiểu
sâu hơn phản ánh đầy đủ hơn đối tượng trong đời sống hiện thực. Về phương
diện chủ quan, hứng thú thường phản ánh thái độ quan tâm đặc biệt của chủ thể
đối với đối tượng do tính hấp dẫn hoặc do ý thức được ý nghĩa quan trọng của
đối tượng. Hứng thú tạo nên ở chủ thể khát vọng được tiếp cận và đi sâu vào đối
tượng, làm nảy sinh cảm xúc tích cực, nâng cao sức tập trung chú ý và khả năng
làm việc.


Tiến sĩ tâm lí học G.Mavơzơva đưa ra quan niệm rất rõ ràng về cấu trúc
của hứng thú dựa trên các biểu hiện chủ quan của nó.



- Thứ nhất: Cá nhân hiểu rõ được đối tượng đã gây ra hứng thú
- Thứ hai: Có cảm xúc sâu sắc đối với đối tượng gây ra hứng thú


- Thức ba: Cá nhân tiến hành những hành động để vươn tới chiếm lĩnh đối
tượng đó.


Cuối cùng Mavơzơva đã đúc kết thành một cấu trúc rõ ràng sau:
Hứng thú = nhận thức – cảm xúc tích cực – hoạt động


<b>3. Thế nào là hứng thú tham gia hoạt động Đội của học sinh bậc</b>
<b>THCS?</b>


Tâm lí học hiện đại đã chỉ ra rằng, nhân cách chỉ có thể được hình thành
và phát triển thơng qua các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng. Ở học
sinh bậc THCS cũng vậy, nếu như hoạt động học tập nhằm mục đích cung cấp
tri thức và phát triển trí tuệ choi học sinh thì các hoạt động Đội chủ yếu hướng
vào mục đích giáo dục các hành vi và phẩm chất đạo đức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>4. Vai trò của hứng thú trong việc lựa chọn và tham gia các hoạt động</b>
<b>Đội của học sinh:</b>


Ở lứa tuổi THCS đang phát triển rất mạnh mẽ về thể chất và phức tạp về
tâm hồn, lứa tuổi này dễ thay đổi cảm xúc, sở thích và đơi khi khó kiểm sốt sự
bùng nổ nội tâm của các em. Chính vì thế mà trong hoạt động học tập hay hoạt
động Đội để thu hút được sự quan tâm và tạo hứng thú tham gia ở các em là một
vấn đề khá khó khăn cho các nhà sư phạm. Để thấy được vai trò của hứng thú là
rất quan trọng: nó được coi là nguồn gốc lớn thúc đẩy con người đi từ nhận thức
dễ xúc cảm và hành động. Thúc đẩy tiến trình cơng việc hiệu quả hơn, năng suất
và nhẹ nhàng hơn.



Từ cấu trúc mà tiến sĩ tâm lí G.Mavơzơva đưa ra:
Hứng thú = nhận thức – xúc cảm tích cực – hoạt động


Ta có thể khẳng định vai trò của hứng thú trong việc lựa chonh và tham
gia hoạt động Đội của học sinh như sau:


4.1. Giúp học sinh hiểu rõ được đối tượng mà học sinh đang tiếp cận
4.2. Tạo hứng khởi và thích thú đối với các hoạt động mà nhà sư phạm
đưa ra.


4.3. Tạo nên ở chủ thể khát vọng tiếp cận, tìm hiểu về hoạt động đó.


4.4. Nâng cao sức tập trung, chú ý và khả năng sáng tạo say sưa của học
sinh


4.5. Rèn luyện ý thức tự nguyện tham gia và sự tự quản cho Đội viên giúp
học sinh khẳng định khả năng của cá nhân trong tập thể.


4.7. Phát huy khả năng kết nối bạn bè, xây dựng tình đồn kết hỗ trợ lẫn
nhau của học sinh trong các hoạt động.


<b>5. Con đường hình thành hứng thú tham gia hoạt động Đội của học</b>
<b>sinh bậc THCS.</b>


5.1. Hứng thú tham gia các hoạt động Đội của học sinh có được dựa trên
tính hấp dẫn, sáng tạo của các loại hình hoạt động do nhà sư phạm đưa ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

thân đó đã hấp dẫn đa số học sinh mà nói cịn tùy thuộc vào khả năng “kích
hoạt”. Của các nhà sư phạm với các yêu cầu về sự năng động, sáng tạo và khả


năng làm cho các hoạt động mới mẻ hơn. Bởi vậy ai đòi hỏi các nhà sư phạm
phải:


+ Tìm hiểu và nắm bắt nguyện vọng, nhu cầy cúng như tâm lí của học
sinh yêu thích cái gì, đang cần cái gì để có kế hoạch đưa ra các loại hình hoạt
động phù hợp.


+ Tin tưởng và giao việc để các em có sự thứ thách, có cố gắng để đạt
được kết quả theo sự yêu cầu ban đầu của nhà sư phạm


+ Tạo hiệu ứng sâu – rộng trong toàn thể nhà trường để học sinh thấy
được mức độ quan trọng và hấp dẫn của hoạt động đó.


+ Thường xun trau dồi chun mơn nghiệp vụ Đội


<b>5.2. Hứng thú tham gia hoạt động Đội của học sinh có được thơng qua</b>
<b>việc các em tự nguyện tham gia, trực tiếp thiết kế và tổ chức các hoạt động</b>
<b>đó.</b>


Lâu nay các nhà sư phạm chúng ta vẫn có hiện tượng làm thay, làm giúp
cho học sinh mà quyên đi chủ thể chính của hoạt động Đội là học sinh. Lâu dần
tạo ra thói quen ỉ lại, thụ động và thiếu hẳn hứng thú tham gia các hoạt động.


Cịn gì bằng nếu học sinh ln trực tiếp thiếu kế và tổ chức hoạt động trên
ý tưởng sáng tạo của chúng (tất nhiên là dựa trên các hướng dẫn cần có của nhà
sư phạm). Có được sự tự nguyện tham gia, bắt tay vào cơng việc thì mới xuất
hiện ở học sinh sức sáng tạo, sự tưởng tượng mới mẻ, hấp dẫn.


<b>5.3. Hứng thú tham gia hoạt động Đội của học sinh có được dựa trên</b>
<b>tình cảm hứng khởi thích thú của học sinh đối với loại hình hoạt động Đội.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>CHƯƠNG 2:</b>


<b>TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HỨNG THÚ THAM GIA HOẠT ĐỘNG ĐỘI</b>
<b>CỦA HỌC SINH BẬC THCS</b>


Trong phần này, để tìm hiểu và khảo sát về thực trạng hứng thú tham gia
hoạt động Đội của học sinh bậc TNCD tôi đã tiến hành khảo sát 426 học sinh
trường THCS Hưng Đồng trên các phương diện sau:


1. Quan sát biểu hiện hứng thú của học sinh khi tham gia các hoạt động
Đội được tổ chức trong nhà trường. Từ đó đưa ra so sánh các biểu hiện đó giữa
các mức độ với nhau.


Tơi đã đưa ra 2 hoạt động:
HĐ 1: Múa hát sân trường


HĐ 2: Thi văn nghệ chào mừng ngày 20/11


Để xử lí thông tin về vấn đề này tôi chia làm 3 mức độ dựa trên 2 hoạt
động thực tế mà chúng tơi đã tổ chức:


+ Mức độ 1: Có hứng thú
+ Mức độ 2: Không hứng thú
+ Mức độ 3: Rất hứng thú


Tôi tiến hành lập bảng điều tra một chiều như sau:


Theo kết quả bảng điều tra một chiều thông qua quan sát lâu dài biểu hiện
các mức độ hứng thú của học sinh giữa hai hoạt động đã được tổ chức. Câu hỏi


mà tơi đặt ra đó là: Vì sao lại có sự chênh lệch lớn các mức độ đó giữa hai hoạt
động?


Lí giải chi điều trên rằng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

sự cạnh tranh giữa học sinh và mỗi phần thi của mỗi chi Đội lại mang một màu
sắc khác nhau.


Thứ hai: ở đây đã có sự chi phối của tâm lí lứa tuổi rất lớn đó chính là sự
phân biệt “vơ hình: về giới tính nam, nữ trong suy nghĩ của các em và biểu hiện
“hữu hình” qu các mức độ hứng thú. Khi hoạt động thi văn nghệ được tổ chức
thì lực lượng tham gia của học sinh nam ở khối 6 – 7 giảm và giảm rõ rệt ở lực
lượng học sinh nam khối 8-9, với các em xem đó là một hoạt động chỉ dành cho
riêng nữ. Tương tự như vậy đối với hoạt động ca múa hát sân trường.


Thứ ba: Hình thức của hai hoạt động cũng khác nhau một bên là hoạt
động thường xuyên trên sân trường, một bên là một buổi biểu diễn với đầy đủ
màu sắc lãng mạn thể hiện ở trang phục, đạo cụ, lực lượng cổ vũ, Ban giám
khảo tạo nên cho học sinh tâm lí hồi hộp hào hứng và mong chờ hoạt động đó
diễn ra.


2. Quan sát hứng thú tham gia hoạt động của học sinh thông qua khả năng
tổ chức các hoạt động thực tế. Để xử lý thông tin về vấn đề này tôi chia làm mấy
mức độ sau:


+ Bị động hoàn toàn


+ Lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động Đội (mức độ 2)


+ Đã có sự độc lập, chủ động sáng tạo, đã biết xác định hoạt động, lựa


chọn kế hoạch hoạt động, điều khiển chính hoạt động đó (mức độ 4)


+ Tôi tiến hành quan sát dựa trên quan sát, ghi nhớ thu thập các số liệu
thông qua:


+ Phiếu thống kê lượng học sinh tham gia thiết kế tổ chức buổi sinh hoạt
chi đội


+ Bảng chương trình chi tiết, tiết sinh hoạt chi đội của từng lớp


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Đây là buổi sinh hoạt chi đội đã được tổ chức gần đây nhất (thứ bảy ngày 16/3)
với chủ đề “Tiến bước lên Đồn”


Tơi đưa ra bảng kiểm tra và đánh giá như sau:


<b>Mức độ</b> <b>I</b> <b>II</b> <b>III</b> <b>IV</b>


Tỉ số 16% 48% 24% 12%


2.1. Bị động hoàn toàn: 16% học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo
viên chủ nhiệm và tổng phụ trách đội, ở đây do học sinh chưa có hiểu biết nhất
định về hoạt động đội dẫn đến sự khơng u thích, khơng biểu hiện hứng thú để
tiếp cận đối tượng và nảy sinh hoạt động chiếm lĩnh mà chỉ thụ động theo sự
hướng dẫn của nhà sư phạm.


2.2. 48% học sinh lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động đội và chưa
biết xử lí các tình huống. Thường xun phải có sự tham gia góp ý kiến của
Giáo viên chủ nhiệm hay phụ trách đội. Ở đây là do học sinh chưa có kỷ năng tổ
chức sự triệt tiêu các hứng thú tham gia ban đầu của học sinh bởi tâm lí tự ti
ngại khó, ngại tìm hiểu đây là mức độ chiếm tỷ số cao nhất trong 4 mức độ trên


khiến chúng ta cần phải có giải pháp tối ưu để thay đổi


2.3. 24% học sinh đã có sự độc lập chủ động trong tổ chức hoạt động và
hứng thú tham gia nhưng các em còn rụt rè, chưa thật sự quyết đốn và nhanh
nhạy vì vậy mà kết quả hoạt động còn rất thấp.


2.4. Còn lại 12% học sinh có sự độc lập, chủ động và sáng tạo đã biết xác
định hoạt động lựa chọn và đề ra kế hoạch hoạt động và điều khiển chính hoạt
động và đánh giá kết quả. Đây là mức tỉ số thấp nhất để thấy được mối liên quan
tương tác giữa kỉ năng tổ chức hoạt động và hứng thú tham gia hoạt động của
học sinh. Nếu học sinh không được tập huấn những kỉ năng đó, quan trọng hơn
là khơng được trải nghiệm trong thực tế nhiều thì khó khăn mà hình thành thái
hộ hứng thú khi tham gia các hoạt động đội.


3. Quan sát hứng thú tham gia các hoạt động đội của học sinh dựa trên
nguyện vọng và sự lựa chọn loại hình hoạt động của các em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Trước một tổ chức hoạt động cao điểm, tôi thường trưng cầu ý kiến trước tất cả
học sinh để xem các em thích loại hình hoạt động nào? Và một trong những loại
hình hoạt mà học sinh thường xuyên muốn lựa chọn là tổ chức hội trại.


Tơi đã tìm hiểu lí do và tự lí giải một số điểm như sau:


Thứ nhất: quy mơ hoạt động cắm trại hồnh tráng, bài bản, tính chất buổi
cắm trại như một hội chợ thiếu nhi đông vui và đầy màu sắc của sự giao lưu và
học hỏi.


Thứ hai: Đòi hỏi sự cộng tác chặt chẽ, đồng tâm của cả một tập thể học
sinh.



Thứ ba: Học sinh tham gia cắm trại để thể hiện chính đầu óc thẩm mĩ,
quan sát, trang trí, sắp xếp trong trại, khả năng tổ chức các hoạt động tập thể tại
trại.


Thứ tư: Học sinh được tự do sáng tạo, xây dựng nên cái gọi là của mình
và hứng thú với thưởng thức các thành quả đó khẳng định tính độc lập và tự chủ


Thứ năm: Thể hiện tâm lí thi đưa giữa các trại với nhau, nhưng nó lại là
một cơ hội tốt giải tỏa sự căng thẳng cho học sinh sau các giờ học chính khóa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>C. NHỮNG KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT SƯ PHẠM</b>
<b>I. Kết luận:</b>


<b> Trong bất kì một hoạt động gì của con người thì thái độ hứng thú chiếm</b>
vị trí là nguồn gốc chi phối và thúc đẩy tiến độ các hoạt động đó diễn ra và đạt
kết quả tốt.


Trong hoạt động Đội ở trường THCS cũng vậy, thái độ hứng thú trong
học tập cúng như hoạt động quyết định mọi thành công cho các em.


Tuy vậy, cũng do sự phát triển tâm sinh lí, chưa ổn định ở lứa tuổi này mà
dẫn đến sự chênh lệch khá lớn về mức biểu hiện hứng thú tham gia các hoạt
động đội giữa các loại hình hoạt động khơng đồng đều, có hoạt động các em rất
thích, có hoạt động lại khơng đưa lại cho các em sự hứng thú cao, từ những nhận
định trên cho tôi kết luận sau:


Hứng thú tham gia các hoạt động Đội của học sinh bậc THCS còn chiếm
tỉ lệ thấp, vì các lí do sau:


+ Học sinh còn bị thụ động trong các hoạt động, dựa dẫm hay phó mặc


cho sự hướng dẫn của nhà sư phạm.


+ GVCN và TPT Đội còn làm thay cho học sinh vì muốn hoạt động đó
được diễn ra một cách hồn hảo.


+ Học sinh lúng túng trong tổ chức các hoạt động vì thiếu kĩ năng tổ chức
hoạt động.


+ Nhà sư phạm chưa thực sự sáng tạo trong các hoạt động


+ Xu hướng lựa chọn hoạt động tự do trên sân trường sau mỗi giờ ra chơi
của học sinh tương đối lớn bởi đay là sự lựa chọn dễ, nhanh chóng không áp lực.


<b>II. ĐỀ XUẤT SƯ PHẠM:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Mở các lớp tập huấn quy mô lớn cho học sinh theo định kì về các kĩ
năng tổ chức hoạt động (lâu nay chúng ta thường chỉ tổ chức tập huấn cho đội
ngũ cán bộ TPT Đội)


- Thường xuyên thay đổi các loại hình hoạt động Đội tạo màu sắc hấp dẫn
lý thú. Khơng nên q lập khn và đóng khung cho một số hoạt động như: viết
bài thi đã có đáp án quá nhiều, hay bắt buộc học sinh phải làm theo một hoạt
động quá lâu về thời gian.


- Giữ đúng vai trò là người hướng dẫn các hoạt động Đội cho học sinh
thông qua việc trưng cầu nguyện vọng và nhu cầu, đặc biệt là những góp ý của
học sinh về các hoạt động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



1. Tâm lí học Tập 1 – Phạm Minh Hạc (1989) NXB GD Hà Nội
2. Tâm lí cá nhân Tập 1 – A.G Côvaliop (1971) NXB GD Hà Nội


</div>

<!--links-->

×