Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Giáo án: Tuần 19 - Buổi chiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.99 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TUẦN 19</b>



Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2021
<b>Khoa học (Bàn tay nặn bột)</b>


<b>TẠI SAO CÓ GIÓ</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết:


- Làm thí nghiệm để nhận ra khơng khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích tại sao có gió?


- Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất
liền thổi ra biển.


- HSHN: Xem các bạn làm thí nghiệm.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


- Hình vẽ trang 74, 75 SGK, chong chóng cho mỗi HS.
- Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm.


+ Hộp đối lưu như mô tả trong trang 74- SGK.
+ Nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương.
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC</b>


<b>A. Khởi động</b>


+ Nêu vai trị của khơng khí đối với đời sống thực vật?
+ Nêu vai trị của khơng khí đối với đời sống động vật?
- HS trả lời, cả lớp và GV nhận xét.



<b>B. Hình thành kiến thức mới</b>
<b>1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.</b>


- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2 trang 74 - SGK và hỏi:
+ Nhờ đâu lá cây lay động, cái diều bay?


- GV nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
<b>2. Hoạt động 2: Chơi chong chóng. </b>


<i>Mục tiêu: </i>


- Làm thí nghiệm chứng minh khơng khí chuyển động tạo thành gió.
<i>Cách tiến hành: </i>


Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn:


- GV kiểm tra chong chóng của HS và giao nhiệm vụ cho các em trước khi
ra sân chơi chong chóng:


- Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi.
- Trong khi chơi tìm hiểu:


+ Khi nào chong chóng khơng quay?
+ Khi nào chong chóng quay?


+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?


Bước 2: Chơi ngồi sân theo nhóm yêu cầu chơi đảm bảo an toàn, vệ sinh.
- HS ra sân chơi theo nhóm - GV bao quát, kiểm tra hoạt động của các


nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Bước 3: Làm việc trong lớp.


- Đại diện các nhóm báo cáo xem trong khi chơi, chong chóng của bạn nào
quay nhanh và giải thích:


+ Tại sao chong chóng quay?


+ Tại sao chong chóng quay nhanh hay chậm?


<b>Kết luận: </b>Khi ta chạy, khơng khí xung quanh ta chuyển động, tạo ra gió.
Gió thổi làm chong chong quay. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió
thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Khơng có gió tác động thì chong chóng
khơng quay.


- HS nhắc lại kết luận.


<b>3. Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió.</b>
<b>Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề.</b>
GV: Em hãy nêu nguyên nhân gây ra gió?


<b>Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh.</b>


- GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép
khoa học về nguyên nhân gây ra gió.


Ví dụ một số suy nghĩ ban đầu của HS:
+ Do trời mưa gây ra gió.



+ Cây lay động tạo ra gió.


+ Khơng khí chuyển động tạo ra gió.


+ Khơng khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch về nhiệt
độ của khơng khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của khơng khí, khơng khí
chuyển động tạo thành gió.


<b>Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tịi.</b>


- Từ việc suy đoán của HS do các cá nhân đề xuất, GV tập hợp thành các
nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau
của các ý kiến ban đầu, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội
dung kiến thức tìm hiểu về nguyên nhân gây ra gió.


Ví dụ về các câu hỏi liên quan do HS đề xuất:


+ Liệu khơng khí chuyển động tạo ra gió hay khơng?


+ Có phải khơng khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch
về nhiệt độ của khơng khí là ngun nhân gây ra gió phải không ?


- GV tổng hợp các câu hỏi của các học sinh chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi
phù hợp với nội dung bài, chẳng hạn:


+ Nguyên nhân gây ra gió là gì?


- GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất phương án tìm tịi để trả lời các câu
hỏi trên.



<b>Bước 4: Thực hiện phương án tìm tịi.</b>


- GV u cầu HS viết dự đốn vào vở ghi chép khoa học.


- HS đề xuất nhiều cách khác nhau. GV chốt lại cách thực hiện tốt nhất là
làm thí nghiệm.


<b> . Để trả lời câu hỏi: Nguyên nhân gây ra gió là gì?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

bốc khói vào dưới ống B. Quan sát và trả lời: Phần nào của hộp có khơng khí
nóng? Tại Sao? Phần nào của hộp có khơng khí lạnh? Quan sát hướng của khói.
Khói bay ra qua ống nào?


Kết luận: Khơng khí ở ống A có ngọn nến đang cháy thì nóng lên, nhẹ đi và
bay lên cao. Khơng khí ở ống B khơng có nến cháy thì lạnh, khơng khí lạnh nặng
hơn và đi xuống. Khói bay qua ống A.


<b>Bước 5: Kết luận kiến thức.</b>


- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi tiến hành thí nghiệm.
(Qua các thí nghiệm, HS có thể rút ra được kết luận: Khơng khí chuyển
động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của khơng khí là ngun
nhân gây ra sự


chuyển động của khơng khí. Khơng khí chuyển động tạo thành gió.).


- GV hướng dẫn HS so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2
để khắc sâu kiến thức.


<b>4. Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của khơng</b>


<b>khí trong tự nhiên. </b>


<i>Mục tiêu: HS giải thích được tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và</i>
ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.


<i>Cách tiến hành: </i>


Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn:


- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: quan sát, đọc thông tin ở mục “<i><b>Bạn</b></i>
<i><b>cần biết</b></i>” trang 75 SGK và những kiến thức thu được từ hoạt động 2 để trả lời câu
hỏi: Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi
<i>ra biển?</i>


Bước 2: HS làm việc cá nhân.


- HS thay nhau hỏi và chỉ vào hình để làm rõ câu hỏi trên.
Bước 3: Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc.


<b>Kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất</b>
liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm.


- HSHN: HS xem các bạn làm thí nghiệm.
<b>C. Củng cố </b>


- GV yêu cầu HS nhắc lại nguyên nhân có gió.
- Nhận xét tiết học.


<b>D. Hoạt động ứng dụng</b><i><b> </b></i>



- Giải thích cho người thân biết gió có từ đâu.


____________________________
<b>Lịch sử</b>


<b>NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>1. Kiến thức </b>


- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:


+ Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An
dâng sớ xin chém bảy tên quan coi thường phép nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ:


- Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly - một đại thần của nhà Trần đã
truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.


HSNK:


+ Nắm được nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly: Quy định lại số
ruộng cho quan lại, q tộc; quy định lại số nơ tì phục vụ trong gia đình q tộc.


+ Biết lý do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý
Ly thất bại: Khơng đồn kết được tồn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa
vào lực lượng quân đội.


<b>2. Kỹ năng</b>



- HS trình bày được tình hình đất nước cuối thời Trần. Nêu được một số biểu
hiện suy yếu của nhà Trần.


- Hiểu được sự thay thế Nhà Trần bằng nhà Hồ.


- Biết lý do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý
Ly thất bại.


<b>3. Định hướng thái độ</b>


- Luôn chăm lo bảo vệ và xây dựng đất nước. Tự hào về triều đại nhà Trần
đã đóng góp cơng sức vơ cùng to lớn đối với lịch sử nước nhà, đó là việc giữ gìn
và phát huy truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm.


- Những chính sách cải tổ, cách trị vì đất nước của các vị vua phong kiến
đến nay vẫn cịn giá trị. Và đó là truyền thống q báu mà bao thế hệ con cháu
Việt Nam trong đó có các em cần phải biết quý trọng và giữ gìn, đó là tình cảm, là
trách nhiệm của các em đối với đất nước, với truyền thống dân tộc.


- Noi gương và học tập gương sáng của các anh hùng dân tộc.
<b>4. Định hướng về năng lực</b>


+ NL nhận thức LS: Trình bày được tình hình đất nước dưới thời Nhà Trần.
+ NL tìm hiểu LS: Trả lời được các câu hỏi ở phiếu bài tập.


+ NL Vận dụng KT,KN LS: Vận dụng trong thực tế ln ln đồn kết
trong mọi việc mới đưa đến thắng lợi.


- HSHN: Viết tên bài học vào vở.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


- GV: Phiếu học tập của HS.
- HS: Chuẩn bị đầy đủ SGK, bút.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b>1. Hoạt động khởi động</b>


- Nêu những sự kiện chứng tỏ tinh thần quyết tâm kháng chiến chống quân
Mông Nguyên của quân dân nhà Trần?


- Khi giặc Mông - Nguyên vào Thăng Long, vua tơi nhà Trần đã dùng kế gì
để đánh giặc?


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>2. Hoạt động hình thành kiến thức</b>


<b>Hoạt động 1: Thảo luận nhóm: Tìm hiểu tình hình đất nước cuối thời</b>
<b>Trần </b>


- GV chia lớp theo nhóm 5.


- HS theo nhóm tìm hiểu SGK (từ đầu đến ông xin từ chức) thảo luận các
câu hỏi trong phiếu.


<b>Phiếu học tập</b>


Viết tiếp vào chỗ chấm trong các câu sau cho đủ ý:
* Tình hình nước ta cuối thời Trần:


- Vua quan……….
- Những kẻ có quyền thế ………của


nhân dân để làm giàu.


- Đời sống của nhân dân………
<i>* Thái độ của nhân dân:</i>


- Bất bình, phẩn nộ trước thói xa hoa, sự bóc lột của vua quan, nơng dân và
nơ tì đã………


- Một số quan lại cũng bất bình ………..
………dâng sớ xin chém 7 tên quan đã lấn át quyền vua, coi
thường phép nước.


* Nạn ngoại xâm:


Phía nam, qn………..ln quấy
nhiễu, phía bắc………hạch sách đủ điều.


2. Trả lời câu hỏi: Theo em, nhà Trần có đủ sức để gánh vác cơng việc trị vì
nước ta nữa hay khơng?


………
………
- Các nhóm cử người trình bày tình hình nước ta dưới thời nhà Trần từ nửa
sau thế kỉ XIV.


- Các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, sau đó gọi một HS nêu khái qt
tình hình của nước ta cuối thời Trần.


GV: Càng về cuối thời Trần, đất nước càng suy yếu, nội bộ triều đình lục
đục, vua quan chỉ biết ăn chơi vơ vét của dân, cuộc sống nhân dân vô cùng cơ cực.


Nhân dân buộc phải đứng dậy đấu tranh trong đó có các quan đại thần triều đình
mà tiêu biểu là Chu Văn An - 1 mệnh quan triều đình thanh liêm, chính trực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

học, viết sách cho tới khi mất. Cuộc đời thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm
gương sáng của thời phong kiến. Ông là một trong số rất ít bậc hiền nho được thờ
ở Văn Miếu. Sự nghiệp của ông được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu – Quốc Tử
Giám. Đến nay, những đóng góp của ơng vẫn được sử sách ghi nhận, rất nhiều
trường học được mang tên thầy giáo Chu Văn An để ghi nhớ công lao của ông.


- GV: Nhà Trần suy tàn, khơng cịn đủ sức gánh vác cơng việc trị vì đất
nước. Trước tình hình đó cần có một triều đại khác thay thế nhà Trần để gánh vác
cơng việc trị vì đất nước. Ai sẽ là người thực hiện sứ mệnh lịch sử đó, ta cùng tìm
hiểu sang phần 2 của bài học:


<b>Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp: Tìm hiểu nội dung : Nhà Hồ thay thế</b>
<b>nhà Trần</b>


- HS tìm hiểu SGK (phần cịn lại) thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:


+ Hồ Quý Ly là người như thế nào? (Hồ Quý Ly là một vị quan đại thần có
tài)


+ Triều Trần chấm dứt năm nào? Nối tiếp nhà Trần là triều đại nào? (Ơng đã
truất ngơi vua Trần năm 1400 và tự xưng làm vua và lập nên nhà Hồ dời thành về
Tây Đô).


+ Hồ Quý Ly đã tiền hành những cải cách gì để đưa nước ta thốt khỏi tình
hình khó khăn? (Ơng đã có nhiều cải cách, như: Thay thế các quan cao cấp của
dòng họ Trần bằng những người thực sự tài giỏi, đặt lệ quan phải thường xuyên
xuống thăm dân; quy định số ruộng cho quan lại, quý tộc, nếu thừa phải trả lại cho


nhà nước...)


+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lịng dân khơng? Vì
sao? (Hành động truất quyền của ơng hợp lịng dân vì vua cuối thời Trần chỉ ăn
chơi sa đọa, Hồ Quý Ly lên làm vua đã có nhiều cải cách mới).


<b>HSNK: </b>


+ Nêu nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly? (Quy định lại số ruộng cho
quan lại, quý tộc; quy định lại số nơ tì phục vụ trong gia đình q tộc).


+ Trình bày lý do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ
Quý Ly thất bại? (Vì nhà Hồ chỉ dựa vào quân đội, chưa đủ thời gian thu phục lịng
dân, dựa vào sức mạnh đồn kết của các tầng lớp xã hội).


- GV: Nhà Hồ ra đời đã thực hiện một loạt cải cách để an dân, củng cố, xây
dựng lại đất nước. Nhưng chưa được bao lâu thì năm 1406, đất nước lại lần nữa lại
rơi và cảnh bị xâm lăng.


- HS trả lời lần lượt từng câu.
- HS khác bổ sung.


- GV nhận xét, kết luận: Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên
nhà Hồ. Nhà Hồ đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ, đưa đất nước thoát khỏi tình
trạng khó khăn. Tuy nhiên, do chưa đủ thời gian đoàn kết được nhân dân nên nhà
Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nhà Hồ sụp đổ,
nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- GV: Đây là chân dung Hồ Qúy Ly, Hồ Quý Ly sinh năm 1336, mất năm
1407. Năm 1400, ông lên ngôi, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, đổi tên nước là Đại


Ngu và dời đô về Thanh Hố và cho xây dựng thành Tây Đơ. Đây là hình ảnh
thành Tây Đơ đời nhà Hồ - một minh chứng lịch sử của thời nhà Hồ trị vì đất nước
và đây là một số hình ảnh về kiến trúc đời nhà Hồ để các em biết thêm.


- HSHN: GV cho HS nhìn sách để viết.
<b>3. Hoạt động luyện tập vận dụng: </b>
- Đọc ghi nhớ


- Viết một đoạn văn ngắn 3 - 5 câu về tình hình đất nước ta cuối thời Trần.
________________________________


<b>Đạo đức</b>


<b>KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Tiết 1)</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


1. Kiến thức:


- Hiểu rằng mọi của cải trong xã hội có được là nhờ những người lao động.
- Hiểu sự cần thiết phải kính trọng, biết ơn người lao động, dù đó là những
người lao động bình thường nhất.


2. Thái độ:


- Kính trọng, biết ơn người lao động.


- Đồng tình, noi gương những bạn có thái độ đúng đắn với người lao động.
Khơng đồng tình với những bạn chưa có thái độ đúng với người lao động.


3. Hành vi:



- Có những hành vi văn hóa, đúng đắn với người lao động, biết nhắc nhở
phải biết trân trọng và giữ gìn thành quả lao động của họ.


* GDKNS: Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động.


- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.
- HSHN: GV chỉ tranh cho HS xem.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>
Tranh, thẻ màu


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC</b>


<b>HĐ1: Khởi động:</b> <b>Giới thiệu nghề nghiệp của bố mẹ, em</b>


<b>- Yêu cầu mỗi HS đứng lên giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình cho</b>
cả lớp nghe.


- HS lần lượt giới thiệu, cả lớp và GV lắng nghe, chất vấn.
<b>HĐ2: Phân tích truyện: “Buổi học đầu tiên”</b>


- GV kể lại câu chuyện đó cho HS nghe từ đầu đến “<i><b>rơm rớm nớc mắt</b></i>”.
- Chia lớp thành các nhóm 6 và thảo luận các câu hỏi sau:


? Vì sao một số bạn cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ
mình?


? Nếu là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét cho nhóm bạn.


- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Một HS nhắc lại.


<b>HĐ3: Kể tên nghề nghiệp.</b>
- Chia lớp thành 3 dãy.


- Yêu cầu mỗi dãy kể tên một số nghề nghiệp của người lao động trong 3’
(không được trùng lặp). GV ghi nhanh các ý đó lên bảng.


- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
Trò chơi: “Tơi làm nghề gì?”


- Chia lớp thành 3 dãy: Dãy 1 lần lượt từng em làm động tác diễn tả hành
động của một ngời đang làm việc gì đó. Dãy 2, 3 căn cứ vào đó nói nghề nghiệp
hay cơng việc tương ứng với động tác mà bạn vừa làm.


- Cả lớp nhận xét, tổng kết trò chơi.


<b>GV kết luận: </b><i>Trong xã hội, chúng ta bắt gặp hình ảnh người lao động ở</i>
<i>khắp mọi nơi, ở nhiều lĩnh vực khác nhau và nhiều ngành nghề khác nhau.</i>


<b>HĐ4: Bày tỏ ý kiến.</b>


- HS thảo luận theo nhóm 4: Quan sát tranh trong SGK để trả lời (mỗi nhóm
1 tranh).


? Người lao động trong tranh làm nghề gì? Cơng việc đó có ích cho xã hội
như thế nào?



- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.


GV kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở học hành và mọi của cải khác trong
<i>xã hội có được đều nhờ những người lao động.</i>


- HSHN: Xem tranh SGK.
<b>C. Củng cố </b>


- HS nhắc lại nội dung bài học.


- GV nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS phải biết ơn người lao động.
<b>D. Hoạt động ứng dụng</b>


- Biết kính trọng người lao động.


________________________________
Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2021


<b>Tiếng Anh</b>
Cô Thắm dạy


_________________________________
<b>Tiếng Anh</b>


Cô Thắm dạy


_________________________________
<b>Thể dục</b>


Cô Ngọc Anh dạy



_________________________________
Thứ năm ngày 21 tháng 1 năm 2021


<b>Luỵện từ và câu</b>


<b>MỞ RỘNG VỐN TỪ: TÀI NĂNG</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Biết sử dụng các từ đã học (biết xếp Hán Việt có tiếng tài theo hai nhóm
nghĩa) và đặt câu với một từ đã xếp (BT1; BT2); ghi nhớ các từ đó.


- Hiểu nghĩa các từ đã học, nghĩa của một số câu tục ngữ gắn với chủ điểm.
Có khả năng sử dụng các câu tục ngữ được học (BT3, BT4).


- HSHN: HS ghi tên bài vào vở.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC </b>
Bảng phụ


Từ điển Tiếng Việt, vở bài tập Tiếng Việt
<b>III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


<b>A. Khởi động</b>


- 3 HS lên bảng đặt, phân tích câu theo kiểu: “<i><b>Ai làm gì ?</b></i>”
- Học sinh nhận xét - Giáo viên chốt ý đúng.


<b>B. Hình thành kiến thức mới</b>


<b>HĐ1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.</b>


<b>HĐ2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập</b>


Bài 1: Học sinh đọc to yêu cầu và nội dung bài tập 1- Lớp đọc thầm.


- HS trao đổi thảo luận theo cặp, chia nhanh các từ có tiếng <i><b>tài </b></i>vào hai
nhóm.


- Cả lớp làm vào vở bài tập. Một học sinh làm bài ở giấy khổ to - lên bảng
làm.


- Lớp nhận xét. Giáo viên kết luận đúng:


a. <i><b>Tài </b></i>có nghĩa là: "Có khả năng hơn người bình thường".
Ví dụ: Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài năng...


b. <i><b>Tài</b></i> có nghĩa là: "Tiền của".
Ví dụ: tài ngun, tài trợ, tài sản...


Bài 2. Học sinh đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm.
- HS làm cá nhân.


- Nối tiếp đọc nhanh câu văn của mình. Cả lớp và GV nhận xét.


Bài 3: Đánh dấu (x) vào ô trống trước câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con
người.


- Thảo luận nhóm 4. Cả lớp làm ở vở bài tập. 1 em làm ở bảng phụ.
- Giáo viên kết luận đúng:


<b>Câu a: Người ta là hoa đất.</b>


<b>Câu b: Nước lã mà vã nên hồ</b>
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.


- Yêu cầu một HS đọc câu tục ngữ ở bài tập 3, học thuộc các câu tục ngữ.
Bài 4: Học sinh đọc yêu cầu bài tập 4. Lớp đọc thầm.


- Học sinh nói câu tục ngữ mình thích ở bài tập 3, nói vì sao em thích.
- Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa bóng của từng câu.


<b>Câu a: Người ta là hoa</b>
đất.


<b>Câu b: </b> Chuông có đánh
mới kêu, đèn có khêu mới


<b>- Ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý</b>
giá nhất của trái đất.


- Có tham gia hoạt động, làm việc mới bộc
lộ được khả năng của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

rạng.


<b>Câu b: Nước lã mà vã nên</b>
hồ


Tay khơng mà nổi cơ đồ
mới ngoan.


nhờ có tài, có chí, có nghị lực đã làm nên


việc lớn.


- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh trả lời tốt.
- HSHN: GV cho HS nhìn SGK để viết.


<b>C. Củng cố </b>


- HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.


<b>D. Hoạt động ứng dụng</b>


- Viết một đoạn văn 3- 4 câu có sử dụng các từ ngữ vừa học.
________________________________


<b>Tin học</b>
Cơ Hiệp dạy


_________________________________
<b>Khoa học</b>


<b>GIĨ NHẸ, GIĨ MẠNH, PHỊNG CHỐNG BÃO</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


- Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ dội.


- Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra: thiệt hại về người và của.
- Nêu được cách phòng chống bão: Theo dõi bản tin thời tiết; Cắt điện. Tàu,
thuyền không đi ra khơi; Đến nơi trú ẩn an toàn.



- HSHN: HS xem tranh.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>
Hình 76, 77 SGK.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b>A. Khởi động</b>


<b>- Gió từ đâu mà có?</b>


- HS trả lời, cả lớp và GV và cả lớp nhận xét.
<b>B. Hình thành kiến thức mới</b>


a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:


<b>HĐ1: Tìm hiểu về một số cấp gió</b>


+ Mục tiêu: Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ dội.
+ Cách tiến hành:


Bước 1: GV cho HS đọc SGK, nêu cách phân chia sức gió thành 13 cấp độ
(kể cả cấp 0 là khi trời lặng gió).


Bước 2: GV chia lớp thành 4 nhóm.


- HS thảo luận N4 với nội dung là điền cấp gió ứng với tác động của cấp gió
đã cho như ở SGK trang 76.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Cấp 5:
Giókhá mạnh



<i> Khi có gió này, mây bay, cây cỏ đu đưa, sóng nước trong</i>
<i>hồ dập dờn.</i>


Cấp 9:
Gió dữ (bão
to)


<i> Khi có gió này, bầu trời đầy những đám mây đen, cây</i>
<i>lớn gãy cành, nhà có thể bị tốc mái.</i>


Cấp 0:
Khơng có gió


<i> Lúc này khói bay thẳng lên trời, cây cối đứng im.</i>


Cấp 7:
Gió to (bão)


<i> Khi có gió này, trời có thể tối và có bão. Cây lớn đu đưa,</i>
<i>người đi bộ ngồi trời sẽ rất khó khăn vì pải chống lại sức gió.</i>
Cấp 2:


Gió nhẹ


<i> Khi có gió này, bầu trời thường sáng sủa, ta có thể cảm thấy</i>
<i>gió trên da mặt, nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được làn khói</i>
<i>bay. </i>


Bước 3: Gọi một số HS lên trình bày; GV và cả lớp chữa bài, nhận xét.


<b> HĐ2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão</b>


+ Mục tiêu: Nói về những thiệt hại do dơng, bão gây ra và nêu được cách
phòng chống bão.


+ Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm.


- GV yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 - SGK và nghiên cứu mục <i><b>Bạn cần biết</b></i>


trang 77 SGK để trả lời các câu trong nhóm:


+ Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão? (Khi sắp có bão trời âm u,
<i>th-ường là mưa to, gió thổi mạnh...).</i>


+ Tác hại do bão gây ra? (Cây cối đỗ nát làm tắc nghẽn giao thông, nhà cửa
<i>đổ sập... thiệt hại đến kinh tế, người...).</i>


+ Ta có thể phịng chống bão cách nào? (Theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách
<i>bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống, đề phòng tai</i>
<i>nạn do bão gây ra, đến nơi trú ẩn an toàn, cắt điện; nếu là ngư dân thì khơng nên</i>
<i>ra khơi lúc gió to...).</i>


+ Khi dự báo thời tiết sắp có bão em đã làm gì cho gia đình? Có giúp được
cho ai việc gì khơng? (HS tự liên hệ).


Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày; GV và các nhóm khác nhận xét bổ
sung.


<b>HĐ3: Trị chơi ghép chữ vào hình</b>



+ Mục tiêu: Củng cố cho HS về cấp gió: gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió
dữ.


+ Cách tiến hành:


- Vẽ 4 hình (SGK) ở 4 tấm bìa rồi treo ở bảng. Ghi 4 lời ứng với mỗi hình ở
4 tấm bìa rời khác. Nhận xét trị chơi và tun dương nhóm thắng cuộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Cho HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK.
- GV nhận xét tiết học.


<b>D. Hoạt động ứng dụng </b>


<i>- Tuyên truyền người thân cách phòng tránh bão.</i>


<b>__________________________________</b>


Thứ sáu ngày 22 tháng 1 năm 2021
<b>Giáo dục tập thể</b>


<b>SINH HOẠT LỚP </b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


- Đánh giá các hoạt động trong tuần. Phổ biến kế hoạch tuần 20.


1. Kiến thức: Biết tên gọi các loại phương tiện giao thông đường thủy. Biết
biển báo giao thông trên thuỷ.


2. Kỹ năng: HS nhận biết các loại phương tiện giao thông đường thuỷ và tên
gọi. Nhận biết 6 biển báo giao thông đường thuỷ.



3. Thái độ: Thêm yêu quý Tổ quốc. Có ý thức khi đi trên đường thuỷ.
- HSHN: HS xem biển báo.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>
Tranh biển báo giao thông.
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b>A. Sinh hoạt lớp</b>


- Đánh giá nhận xét chung các hoạt động trong tuần.


<b>1. Lớp trưởng điều hành các tổ trưởng lên nhận xét hoạt động của tổ</b>
<b>trong tuần.</b>


- Nề nếp học tập.
- Trực nhật vệ sinh.


- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.


- Xếp hàng ra vào lớp, đội mũ bảo hiểm, mặc đồng phục, quàng khăn đỏ ...
- Các tổ đọc bảng xếp loại của tổ mình.


- Ý kiến các bạn nếu có thắc mắc. Thống nhất.


<b>2. Giáo viên đánh giá hoạt động của lớp trong tuần.</b>
- Ưu điểm :


+ Hầu hết chấp hành nghiêm túc kế hoạch của trường, của lớp.
+ Nhiều em tích cực tự giác trong cơng việc của lớp.



+ Ý thức học bài và làm bài của 1 số em rất tốt: Na, Phương.


+ Cán bộ lớp điều hành các bạn sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc.
+ Trực nhật vệ sinh sạch sẽ, kịp thời.


Tồn tại:


+ Nhắc nhở 1 số em chưa chăm học, ngồi trong lớp cịn nói chuyện: Hào,
Tân, Mão.


+ Cán bộ lớp điều hành các bạn sinh hoạt 15 phút đầu giờ cần nghiêm túc
hơn. Sinh hoạt chưa nghiêm túc: Vũ, Gia Huy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Chấp hành nghiêm túc mọi nề nếp.
- Ổn định nề nếp học tập.


- Chăm sóc bồn hoa, vệ sinh nơi qui định sạch sẽ.
- Học bài và làm bài đầy đủ.


- Tiếp tục giải các bài trên báo, giải toán qua mạng, giải IOE.


- Tập trung phụ đạo HS chưa nắm được kiến thức: Quang, Nam. Rèn chữ
viết: Thiên, Hiếu.


- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ cần nghiêm túc. Khăn quàng đỏ quàng từ nhà
đến trường.


<b>B. Giao thông đường thuỷ và phương tiện GT đường thuỷ</b>
<b>HĐ1: Nêu các loại phương tiện giao thơng đường thuỷ</b>



? Có phải bất cứ nơi đâu có mặt nước đều có thể đi lại được trở thành đường
giao thông không?


(Không, chỉ những nơi mặt nước có đủ bề rộng, độ sâu cần thiết với độ lớn
của tàu, thuyền và có chiều dài mới có thể trở thành giao thơng đường thuỷ được).


? Kể tên các loại giao thông đường thuỷ mà em biết.


+ Thuyền: thuyền gỗ, thuyền nan, thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền
buồm.


+ Bè, mảng.
+ Phà.


+ Thuyền (ghe) gắn máy.
+ Ca nô.


+ Tàu thuỷ.
+ Tàu cao tốc.
+ Sà lan.
+ Phà máy


Đó là phương tiện cơ giới, chạy bằng động cơ có sức chở lớn đi nhanh.
- Cho HS quan sát hình ảnh các loại phương tiện GT đường thuỷ.


GV giới thiệu: Trên mặt nước cũng là đường GT. Trên sơng, trên kênh …
cũng có rất nhiều tàu thuyền đi lại ngược, xi, loại thơ sơ có, cơ giới có; như vậy
trên đường thuỷ có thể có tai nạn xảy ra khơng?


? Em hãy tưởng tượng có thể xảy ra những điều không may như thế nào?


- HS kể những thuyền đâm vào nhau và đắm tàu.


- GV: Trên đường thuỷ cũng có tai nạn giao thơng. Vì vậy để đảm bảo an
toàn GT đường thuỷ, người ta cũng phải có các biển báo hiệu GT để điều khiển sự
đi lại. Các em đã nhìn thấy các biến đó bao giờ chưa?


<b>HĐ2: Giới thiệu về biển báo.</b>
- GV treo 6 biển báo và giới thiệu:
1. Biển báo cấm đậu.


2. Biển báo cấm các loại phương tiện thô sơ đi qua.
3. Biển báo cấm rẽ phải.


4. Biển báo được phép đỗ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>- GV kết luận: Đường thủy cũng là 1 loại đường giao thông, có rất nhiều</b>
phương tiện đi lại, do đó cần có chỉ huy để tránh tai nạn.


<b> C. Hoạt động ứng dụng </b>


<b> - HS nhắc lại nội dung vừa học.</b>


- GV nhận xét tiết học. Tuyên truyền cho mọi người về biển báo giao thơng
đường thủy.


_______________________________
<b>Hoạt động ngồi giờ lên lớp</b>


<b>CHÚNG EM VỚI AN TỒN GIAO THƠNG</b>
<b>I. MỤC TIÊU: Thông qua các hoạt động, Giúp HS :</b>



- Biết thêm về các kiến thức giao thông.


- Có ý thức chấp hành luật giao thông và tuyên truyên cho người thân cùng
thực hiện.


<b>II. CHUẨN BỊ </b>


- Giấy màu làm biển báo, bút màu, giấy A3, keo dán, giá vẽ
<b>III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG </b>


<b>1. Phần mở đầu (2P)</b>


<b>- HS ngồi thành hình chữ U</b>


GV: Cơ đã chuẩn bị 1 số cờ có 3 màu: xanh, vàng, đỏ.


Các em sẽ được chơi một trò chơi vận động nhẹ vừa di chuyển đi qua hộp
đựng cờ và chọn cho mình 1 lá cờ màu mình u thích và tạo thành 1 vịng trịn.
Những em có cờ cùng màu thì đi thành một hàng và tạo thành một đội chơi. (3
hàng)


GV mời TBVN lên tổ chức trị chơi: Đèn giao thơng.
TBVN nêu luật chơi:


Khi nghe mình hơ đèn xanh thi các bạn quay tay và di chuyển đến chỗ đặt
cờ lấy cờ và đi tiếp theo chiều vịng trịn, Khi mình hơ <b>đèn vàng thì các bạn đi</b>
chậm lại, mình hơ Đèn đỏ thì các bạn dừng hẳn.


- TBVN dứng phía trươc đưa 3 ngón tay lên mời các bạn có cùng màu cờ


lập thành một đội chơi.


Theo thư tự: Bóng đỏ, bóng vàng, bóng xanh từ trái sang.


- Tiết HDNGLL hôm nay sẽ có tên là Chúng em với ATGT nhằm giúp các
em hiểu biết thêm về luật giao thông


2. Các HĐ cơ bản


<b>HĐ1 (12P) Khám phá kiến thức</b>
<b>Trò chơi: Nghe thấu đáp nhanh</b>


<i><b>Luật chơi:</b></i>


Cơ sẽ có 10 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được nhận 1 bông hoa, đội nào lắc
chng trước sẽ giành quyền trả lơì. Chưa đọc xong câu hỏi mà đã lắc chng thì
sẽ mất quyền trả lời. (GV phát chng (lon bia có bỏ hạt sạn) cho các nhóm)


TBHT: Các bạn rõ luật chơi chưa ạ?
- Vậy chúng ta bắt đầu chơi nào.
Câu hỏi 1:


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

a) Đi sát mép đường về phía tay phải
b) Đi giữa lịng đường


c) Đi sát mép đường bên nào cũng được
? Bạn chọn đáp án nào là đúng


<b>Đáp án a là đáp án chính xác</b>



Câu hỏi 2:Kĩ năng đi xe đạp an toàn


Trước khi chuyển hướng (rẽ phải, rẽ trái), học sinh phải đi chậm, giơ tay báo
hiệu xin đường và chú ý quan sát các phương tiện đang đi. Chỉ chuyển hướng khi
thấy an toàn.


? Đúng hay sai
<b>Đáp án : Đúng</b>


Câu hỏi 3: An toàn đến trường trong mùa mưa lũ


Từ nhà đễn trường có 2 con đường bạn chọn đường nào? Vì sao?


a) Đường gần nhưng có chỗ bị ngập nước khoảng 30 cm( vì khơng an tồn)
b) Đường xa hơn khoảng 500 mét nhưng khơng bị ngập( an tồn )


<b>Đáp án : b</b>


<b>Câu hỏi 4: Khi đèn tín hiệu màu đỏ bật sáng em phải làm gì?</b>
a) Đi tiếp


b) Dừng lại
<b>Đáp án : b</b>
<b>Câu hỏi 5: </b>


<b>Cần đội mũ bảo hiểm khi nào?</b>
a) Khi đi bộ


b) Khi ngồi trên xe đạp



c) Khi ngồi trên xe máy, xe gắn máy, xe đạp điện
<b>Đáp án: c</b>


Câu hỏi 6:


Khi đến ngã 3, ngã 4 người đi trên đường nào được ưu tiên đi trước?
a) Đường lớn hơn


b) Đường bé hơn
<b>Đáp án: a</b>


Câu hỏi 7 :


Người điều khiển xe đạp có được sử dụng ơ (dù) khơng ?
a) có


b) khơng
<b>Đáp án: b</b>
<b>Câu hỏi 8: </b>


Người điều khiển phương tiện giao thông không được sử dụng loại nước
uống nào sau đây:


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>Người dân có được phơi rơm rạ trên trục đường khơng</b>
<b>a) có</b>


<b>b) Khơng</b>


Đáp án: khơng vì sẽ gây mất an tồn cho người tham gia giao thơng
Câu hỏi 10



Hành động nào sau đây là không vi phạm luật giao thông?
a) Đi xe lạng lách, đánh võng.


b) Xe máy chở vật cồng kềnh
c) Đi giàn hàng ngang trên đường


d) Người lái xe máy chở thêm 1 người phụ nữ và 1 em bé dưới 12 tuổi.
<b>Đáp án: d</b>


<b>Hoạt động 2: “Thử tài” (Hoạt động thực hành)</b>
1. Vẽ tranh về chủ đề An tồn giao thơng.


2. Ghi lời khuyên của chúng em


3. Làm biển báo giao thông (đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng)


Mời 3 bạn đại diện của 3 đội lên bốc thăm chủ đề cho đội mình và thuyết
phục các bạn về Đội của mình.


Đội vẽ tranh: Giới thiệu và nêu ý nghĩa bức tranh


Đội làm biển báo: Trưng bày biển đèn giao thông và nêu tác dụng của đèn
giao thông


Đội viết lời khuyên: Trưng bày và nêu lên các lời khuyên của chúng em
giành cho người tham gia giao thông.


GV: Qua phần thi này cơ thấy các đã rất tích cực và sáng tạo để hồn thành
cơng việc được giao. Xin chúc mừng tất cả các em.



Hoạt động ứng dụng


- Chúng ta vừa được tham gia các hoạt động trong chủ đề Chúng em với
ATGT. Vậy để đảm bảo ATGT cho mình và mọi người các em sẽ làm những
gì ?


GV chốt: An tồn giao thơng là mang đến hạnh phúc cho mình và mọi người.
Vì vậy các em cần: thực hiện nghiêm túc luật giao thông và tuyên truyền về luật
giao thông cho người thân và mọi người xung quanh cùng thực hiện.


_____________________________________
<b>Thể dục</b>


Cô Ngọc Anh dạy


</div>

<!--links-->

×