Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến để nhận thức và giải quyết vấn đề sau: Mối quan hệ của con người với môi trường hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.64 KB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----

BÀI TẬP MÔN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI: Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của
“nguyên lý về mối liên hệ phổ biến” để nhận thức và giải quyết
vấn đề sau:
- Mối quan hệ của con người với môi trường hiện nay.

-Hà Nội, tháng 12 năm 2018-


MỤC LỤC
Trang

Mục I:

Mục II:

MỞ ĐẦU

1

NỘI DUNG

1

Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý


về mối liên hệ phổ biến.

1

1. Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến.

1

2. Tính chất của các mối liên hệ.

2

3. Ý nghĩa phương pháp luận.

3

Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến để nhận thức và giải
quyết vấn đề sau: Mối quan hệ của con người với môi
trường hiện nay.

5

1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của vấn đề “Mối
quan hệ của con người với môi trường hiện nay”.

5

2. Biển hiện tính chất của các mối quan hệ.


6

3. Vận dụng để giải quyết vấn đề “Mối quan hệ của
con người với môi trường hiện nay”
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

7
9


MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa duy vật biện chứng được sáng lập bởi C.Mác và Ph.Ăngghen
vào giữa thế kỉ XIX, về sau được V.I.Lênin phát triển vào đầu thế kỉ XX, là sự
thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện
chứng. Phép biện chứng duy vật có vai trị làm sáng tỏ những quy luật của sự
liên hệ và phát triển của tự nhiên, xã hội loài người, của tư duy và được xây
dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản,
những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó, có
hai nguyên lý cơ bản nhất, một trong số đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến;
nguyên lý này khái quát một trong những thuộc tính phổ biến của mọi sự vật
hiện tượng, là thuộc tính liên hệ, quan hệ lẫn nhau giữa chúng và nó được
xem là nội dung cơ bản nhất của phép biện chứng duy vật. Vì vậy em xin
chọn đề tài: “Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến để nhận thức và giải quyết vấn đề sau:
Mối quan hệ của con người với mơi trường hiện nay.”.
Vì thời gian cùng với sự hiểu biết hạn hẹp nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót của mình trong phần trình bày dưới đây. Mong quý thầy cô và
các bạn bỏ qua.


1


NỘI DUNG
MỤC I
NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA
NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
1. Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định,
sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các
mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Khái niệm mối liên hệ phở biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối
liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các
mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những
mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ ở mọi sự vật, hiện tượng của
thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. Đó là mối liên
hệ giữa các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và
cái riêng, bản chất và hiện tượng,v.v…
Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối
liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến trong phạm vi nhất
định. Đồng thời, cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó mối
liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều
kiện nhất định.
Toàn bộ những mối liên hệ phổ biến đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính
thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất
của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
2. Tính chất của các mối liên hệ
Những tính chất cơ bản của các mối liên hệ là tính khách quan, tính phổ
biến và tính đa dạng phong phú.

- Tính khách quan của các mối liên hệ
Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật,
hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy
2


định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc
trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tờn tại độc lập khơng phụ thuộc
vào ý chí con người; con người chỉ có khả năng nhận thức và vận dụng các
mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
- Tính phở biến của các mối liên hệ
Phép biện chứng duy vật khẳng định: Khơng có bất cứ sự vật, hiện
tượng hay q trình nào tờn tại một cách riêng lẻ, cơ lập tuyệt đối với các sự
vật, hiện tượng hay quá trình khác mà trái lại chúng tờn tại trong sự liên hệ,
ràng buộc, phụ thuộc, tác động, chuyển hóa lẫn nhau. Khơng có bất cứ sự vật,
hiện tượng nào khơng phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm các yếu tố cấu
thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tờn tại nào
cũng là một hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương
tác và làm biến đổi lẫn nhau.
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định mối liên hệ cịn có
tính phong phú, đa dạng. Tính chất này được biểu hiện ở chỗ: Các sự vật, hiện
tượng hay q trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau,
giữ vị trí, vai trị khác nhau đối với sự tờn tại và phát triển của nó. Mặt khác
cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể
khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển
của sự vật thì cũng có tính chất và vai trị khác nhau. Do đó, khơng thể đờng
nhất tính chất, vị trí vai trị cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với mỗi
sự vật, hiện tượng nhất định, trong những điều kiện nhất định. Căn cứ vào
tính chất, đặc trưng của từng mối liên hệ, có thể phân loại thành các mối liên

hệ sau: Mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp,
mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ cơ bản và không cơ bản,v.v... của
mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Quan điểm về tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ còn bao
hàm quan niệm về sự thể hiện phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ
3


biến ở các mối liên hệ đặc thù trong mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi quá trình cụ
thể, trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
- Từ tính khách quan và phổ biến của các mối quan hệ đã cho thấy
trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm tồn diện.
Quan điểm tồn diện địi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa
các bộ phận, các yếu tố, giữa các mặt chính của sự vật và trong sự tác động
qua lại giữ sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác. Chỉ trên cơ sở
đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng và xử lý có hiệu quả và
vấn đề của đời sống thực tiễn. Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan
điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn. Đối lập với quan
điểm biện chứng tồn diện thì quan điểm siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng
một cách phiến diện. Nó khơng xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự
vật, hiện tượng; hoặc xem mặt này tách rời mặt kia, sự vật này tách rời sự vật
khác.
Quan điểm toàn diện cũng khác với chủ nghĩa chiết trung và thuật nguỵ
biện. Chủ nghĩa chiết trung thì kết hợp các mặt một cách vô nguyên tắc, kết
hợp những mặt vốn khơng có mối liên hệ với nhau hoặc không thể dung hợp
được với nhau. Thuật nguỵ biện cường điệu một mặt, một mối liên hệ; hoặc
lấy mặt thứ yếu làm mặt chủ yếu.
V.I.Leenin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn

bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián
tiếp” của sự vật đó”.
- Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm tồn diện thì đờng
thời cũng cần phải kết hợp quan điểm tồn diện với quan điểm lịch sử - cụ
thể.

4


Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu việc nhận thức và xử lý các tình
huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến tính chất đặc thù của đối
tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn. Phải
xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những
tình huống cụ thể để từ đó đưa ra các biện pháp đúng đắn và có hiệu quả trong
việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không
những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà còn
phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện.
MỤC II
VẬN DỤNG NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA
NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
ĐỂ NHẬN THỨC VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SAU:
MỐI QUAN HỆ CỦA CON NGƯỜI VỚI MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY
Mối quan hệ giữa con người với môi trường là một mối quan hệ bình
đẳng, qua lại rất chặt chẽ. Mối quan hệ gắn bó giữa con người với mơi trường
là mối quan hệ gắn bó giữa một bộ phận với cả tồn thể.
Ví dụ: Nhà ông A trồng một vườn rau để ăn và mang đi bán nhưng vì
có q nhiều sâu bệnh ăn hết lá nên ông A đã quyết định phun thuốc trừ sâu
để diệt sâu gây hại làm cho mùa màng bội thu hơn vì ơng nghĩ việc phun
thuốc trừ sâu sẽ giúp cho vườn rau phát triển nhanh hơn và thu được lợi ích

cao hơn.
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của vấn đề “Mối quan hệ của
con người với môi trường hiện nay”
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên
ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ
thống này và xác định xu hướng và tình trạng tờn tại của nó. Mơi trường có
thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con.
Định nghĩa này cho thấy, khi nói đến môi trường, ta phải đứng trên một đối
5


tượng nhất định và đối tượng này chịu tác động của các thành phần mơi
trường bao quanh nó. Vì vậy, mơi trường cịn được định nghĩa như sau: Mơi
trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người,
ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người
như: khơng khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội lồi người và các thể chế. Nói
chung, mơi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn
cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách
thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng. Qua các định
nghĩa trên, môi trường được xem như là những yếu tố bao quanh và tác động
lên con người (cá thể hay cộng đồng) và sinh vật. Thật vậy, nếu một mơi
trường nào đó có những yếu tố hồn tồn khơng liên quan tới sự sống và con
người, chắc rằng sẽ chẳng được ai quan tâm. Tuy nhiên, cách nhìn trên làm
cho người ta dễ ngộ nhận rằng mối quan hệ giữa con người và môi trường là
mối quan hệ một chiều: môi trường tác động tới con người và con người như
là một trung tâm tiếp nhận những tác động đó. Thực ra, mỗi con người lại là
một tác nhân tác động tới các yếu tố chính trong mơi trường mà nó đang tờn
tại.
2. Biển hiện tính chất của các mối quan hệ
Vì mối liên hệ là cái vốn có của sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ không

phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người hay bất cứ điều gì tác động
khác. Ngay cả những vật chúng ta coi như là vô tri, vô giác cũng đang hàng
ngày, hàng giờ chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác. Con người một sinh vật phát triển cao nhất trong tự nhiên dù muốn hay không cũng luôn
phải chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác và các yếu tố ngay
trong chính bản thân con người đó. Chính con người và chỉ có họ mới tiếp
nhận được vô vàn các mối mối liên hệ. Do vậy, con người phải hiểu biết các
mối quan hệ, vận dụng chúng vào hoạt động của mình, để nhận thức và giải
quyết các mối quan hệ đó sao cho phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu lợi ích của
xã hội và bản thân con người. Chỉ có liên hệ với nhau sự vật, hiện tượng mới
6


có thể tờn tại, vận động và phát triển. Theo quan điểm biện chứng duy vật, các
mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan.
Theo quan điểm đó, vườn rau và những con sâu ăn lá tác động và làm chuyển
hóa lẫn nhau là cái vốn có của nó, tờn tại độc lập và khơng phụ thuộc vào ý
chí của ơng A. Vậy nên ơng A chỉ có thể phun thuốc để giảm bớt những con
sâu ăn lá, làm cho vườn rau của ông tươi tốt và khách hàng thấy thế sẽ mua
rau của nhà ông.
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật, hiện tượng khác
cho dù là nhà ông A hay vườn rau hay những con sâu ăn lá. Xuất phát từ bản
thân tính biện chứng của thế giới mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống
nhất, khơng có sự vật, hiện tượng nào tờn tại một cách cô lập, biệt lập mà
chúng là một thể thống nhất với nhau. Khơng thể tìm bất cứ ở đâu, khi nào
các sự vật, hiện tượng lại tồn tại một cách cô lập tách rời. Nếu như không có
những con sâu ăn lá, ơng A sẽ khơng phun thuốc trừ sâu. Hoặc ông A không
trồng rau để bán sẽ khơng có những người khách hàng mua rau của nhà ơng.
Ơng A khơng phun thuốc sẽ khơng có được mùa màng bội thu, khơng có rau
ngon bán cho khách.
Xuất phát từ tính đa đạng mn màu mn vẻ của thế giới vật chất. Có

nhiều hình thức mối liên hệ, mỗi hình thức mối liên hệ có vai trị, vị trí, đặc
điểm riêng của nó. Chính tính đa dạng trong q trình tờn tại, vận động và
phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng quy định tính đa dạng của mối
liên hệ. Vì vậy, trong một sự vật có thể bao gờm rất nhiều loại mối liên hệ chứ
khơng phải chỉ có một cặp mối liên hệ xác định. Ví dụ như mối liên hệ giữa
ơng A và việc phun thuốc trừ sâu, khách mua rau và nhà ông A,... Tuy sự phân
chia thành các loại mối liên hệ chỉ mang tính tương đối như việc ơng A phải
phun thuốc trừ sâu mới hết được sâu bệnh, nếu phun nhiều sẽ gây nguy hại
đến con người và môi trường xung quanh,... Nhưng sự phân chia đó lại rất cần
thiết bởi vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trị xác định trong sự vận động
và phát triển của sự vật. Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để
7


có cách tác động phù hợp, nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động
của mình.
3. Vận dụng để giải quyết vấn đề “Mối quan hệ của con người với
mơi trường hiện nay”
Vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối
liên hệ với các sự vật khác và mối liên hệ rất đa dạng phong phú, do đó khi
nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm tồn diện, tránh
quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng
kết luận về bản chất hay về tính quy luật của chúng.
Nếu chúng ta chỉ nhìn vào việc phun thuốc trừ sâu một cách phiến diện
có nghĩa là chúng ta chỉ nhìn thấy việc phun thuốc trừ sâu sẽ diệt được sâu
giúp chúng ta có được mùa màng bội thu thì chúng ta càng phun nhiều sẽ
càng tốt và làm cho rất nhiều những hiện tượng không tốt loại bỏ. Nhưng khi
chúng ta biết được có nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và tất cả mọi thứ đều
liên quan đến nhau, từ đó chúng ta thấy việc phun thuốc trừ sâu sẽ giết chết
những loại vi sinh vật có lợi trong đất, những thuốc trừ sâu dư thừa sẽ trôi dạt

vào trong đất, trôi dạt xuống nước gây ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi
trường nước làm ảnh hưởng xấu, gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người.
Như vậy, nếu chúng ta không áp dụng mối liên hệ phổ biến chúng ta chỉ nhìn
mọi sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, siêu hình và đưa ra những giải
pháp mang tính chất khơng đem lại hiệu quả cao.
Vì sự vật nào cũng có q trình hình thành tờn tại, biến đổi và phát
triển, mỗi giai đoạn phát triển của sự vật lại có những mối liên hệ riêng đặc
trưng cho nó. Cho nên khi xem xét sự vật vừa phải xem xét q trình phát
triển của nó, vừa phải xem xét trong từng điều kiện quá trình . Do đó cần phải
có quan điểm lịch sử , cụ thể.
Muốn đánh giá được việc phun thuốc trừ sâu là tốt hay xấu cần phải có
thời gian lâu dài xem xét, nhìn nhận trên mọi phương diện và phải ở từng thời
điểm, hồn cảnh khác nhau. Khơng thể chỉ nhìn thấy việc đó tốt ngay trong
8


lúc này mà không suy nghĩ đến việc gây hại cho người mua và nguy hại cho
môi trường sau này. Khi trồng rau chúng ta phải tùy theo những điều kiện và
thời điểm chăm bón đúng cách để đạt được năng suất cao nhưng cũng không
được gây hại cho con người và môi trường.
Như vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có nghĩa là tất cả mọi điều
được tồn tại trong một mối quan hệ lẫn nhau, một mối quan hệ tương tác với
nhau, khơng bao giờ có sự đứng yên, và nó quy định cho ta phải nhìn sự vật
hiện tượng mang tính đa diện, đa chiều, khơng thể nhìn một cách chiết trung,
ngụy biện.

9


KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu về mối quan hệ của con người với môi trường
hiện nay dựa trên nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, chúng ta đã thấy rõ rằng
việc tìm ra những giải pháp khắc phục là rất quan trọng. Trong vấn đề giữa
con người với môi trường cần phải đặt sức khỏe của con người và việc bảo vệ
môi trường lên hàng đầu, cần đảm bảo môi trường luôn xanh, sạch, đẹp. Giới
trẻ hiện nay nhất là học sinh, sinh viên cần có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về
vấn đề này. Ngay khi còn ngồi trên ghế của trường học, giảng đường phải
luôn tập trung học tập, nghiên cứu khoa học, tích cực tìm hiểu cũng như rèn
luyện đạo đức đờng thời tích cực tham gia tuyên truyền, thực hiện các chiến
dịch bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ mơi trường, góp phần giữ cho
không gian trường, lớp, nơi ở cũng như môi trường chung của đất nước luôn
trong sạch. Sinh viên sẽ là một trong những lực lượng chủ chốt lao động và
quản lý đất nước sau khi rời mái trường của đại học. Chính vì vậy việc nhận
thức và có hành động đúng đắn bắt đầu từ ngay lúc này là rất cần thiết và có ý
nghĩa quan trọng đến sự phát triển của nước ta hiện tại và tương lai.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”, Bộ Giáo
dục và Đào tạo, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, năm 2016
2. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Hai nguyên lý của phép biện chứng
duy vật)”, vi.wikipedia.org, ngày cập nhật: 3/1/2017, ngày truy cập:
3/12/2018,
/>%A7a_ph%C3%A9p_bi%E1%BB%87n_ch%E1%BB%A9ng_duy_v
%E1%BA%ADt#Nguy%C3%AAn_l%C3%BD_v%E1%BB%81_m
%E1%BB%91i_li%C3%AAn_h%E1%BB%87_ph%E1%BB%95_bi
%E1%BA%BFn
3. Bách khoa tồn thư mở Wikipedia: “Mơi trường”, vi.wikipedia.org, ngày

cập nhật: 9/11/2018, ngày truy cập: 4/12/2018
/>4. Lê Thị Thanh Mai: “Môi trường và con người”, voer.edu.vn, ngày cập
nhật: chưa rõ, ngày truy cập: 4/12/2018
/>5. Nguyễn Quang Minh: “Hãy phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
của chủ nghĩa duy vật biện chứng, rút ra ý nghĩa phương pháp luận”,
nguyenquangminh.weebly.com, ngày cập nhật: 2/5/2014, ngày truy cập:
2/12/2018,
/>6. xuanhung_xd9: “Hãy phân tích một trong hai nguyên lý của phép biện
chứng duy vật . Ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng của bản thân”,
kenhsinhvien.vn, ngày cập nhật: 17/9/2012, ngày truy cập: 4/12/2018
/>

PHỤ LỤC



×