Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

PR cho việc xuất khẩu gạo ra thị trường Nam Phi của Tổng công ty lương thực Miền Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.82 KB, 13 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết qua hơn 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới,
nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi tích cực làm thay đổi đến mọi
khía cạnh của đời sống xã hội. Trong đó thương mại quốc tế đã đạt được
những thành tựu đáng kể đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu gạo: khối
lượng và giá trị buôn bán mặt hàng này ở mức tương đương với lúa mì, nó
chiếm tỷ trọng lớn đối với tổng giá trị thương mại hàng hóa. Từ một nước
thiếu lương thực Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu
thế giới: những con số báo cáo hàng năm là kết quả thật đáng tự hào của
ngành nông nghiệp nước nhà, thể hiện quyết tâm của nhân dân và đường lối
chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Vị thế của Việt Nam đã được nâng
lên sánh vai cùng các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.
Tuy nhiên, do những yếu tố chủ quan và khách quan, thực tiễn tại Việt
Nam trong thời gian qua cho thấy, hoạt động xuất khẩu gạo vẫn còn nhiều
bất cập, tồn tại nhiều vấn đề bức xúc trước những biến động thất thường của
tình hình chính trị và thị trường thế giới như: định hướng, tổ chức quản lý,
tìm đầu ra cho sản phẩm, nâng cao giá và khả năng cạnh tranh… Chính vì
vậy, tuy khối lượng và kim ngạch xuất khẩu có tăng nhưng nhìn chung tiềm
năng vẫn chưa được khai thác một cách tối ưu mang lại hiệu quả tốt nhất.
Do vậy, việc khai thác triệt để hơn nữa những tiềm năng to lớn của đất
nước trong sản xất cũng như tìm kiếm cách thức tiếp cận thị trường, giữ
vững và phát triển thị phần mặt hàng gạo đạt hiệu quả cao luôn là vấn đề cấp
thiết đòi hỏi sự nghiên cứu và giải quyết. Căn cứ vào tình hình và yêu cầu
thực tiễn trên, chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ PR cho việc xuất
khẩu gạo ra thị trường Nam Phi của Tổng công ty lương thực Miền Nam”.
II. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Những khái niệm có liên quan đến đề tài
2.1.1. Định nghĩa về PR, những vấn đề liên quan
Có nhiều định nghĩa về PR, trong đó có 3 định nghĩa được chấp nhận
trên phạm vi quốc tế và quen thuộc với các chuyên gia PR đó là:
- Định nghĩa theo Viện Quan hệ công chúng của Anh (IPR): PR là


một nỗ lực được lên kế hoạch và kéo dài liên tục để thiết lập và duy trì sự tín
nhiệm, hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng.
- Định nghĩa theo Frank Jefkins: PR bao gồm tất cả các hình thức giao
tiếp được lên kế hoạch cả bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức
và công chúng của nó nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể liên quan đến
sự hiểu biết lẫn nhau.
- Theo Hiệp hội Quan hệ công chúng thế giới – Đại hội lần 1 ở
Mexico năm 1978 (First World Assembly of PR Assocciates): PR là một
nghệ thuật và môn khoa học xã hội, nó nghiên cứu các xu hướng và dự báo
các kết quả, tư vấn cho lãnh đạo của tổ chức và thực hiện các chương trình
hành động đã được lập kế hoạch để phục vụ cho quyền lợi của cả tổ chức và
công chúng.
- Ngoài ra, còn có Định nghĩa của Cutlip, Center and Broom (1985):
PR là quá trình quản lý về truyền thông để nhận biết, thiết lập và duy trì các
mối quan hệ hữu ích qua lại giữa một bên là tổ chức và bên kia là các công
chúng riêng lẻ.
- Theo học giả người Mỹ Howard Stefenson: nghề nghiệp PR là một
nghệ thuật thuyết phục mọi người để rồi họ phải tiếp nhận một thái độ nào
đó hoặc theo đuổi một hành động nào đó thường là liên quan đến việc quản
lý. Báo chí truyền thông là một công cụ hiệu quả trong việc đăng tải các
thông điệp, ý tưởng cho mọi người.
Hoạt động PR mang lại nhiều lợi ích rất quan trọng:
- Xây dựng và nâng cao một hình ảnh tích cực về tổ chức (DN) đối
với các nhóm công chúng có liên quan.
- Tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các hình ảnh Công ty (DN) và các
hình ảnh sản phẩm khác nhau của Công ty (DN).
Cụ thể hơn, PR một khi đã tạo được nối quan hệ tốt đẹp với các nhóm
công chúng sẽ đem lại các lợi ích sau :
+ Làm cho mọi người biết đến Công ty (Tổ chức)
+ Làm cho mọi người hiểu về Công ty (Tổ chức)

+ Xây dựng được hình ảnh và uy tín cho tổ chức (DN)
+ Củng cố niềm tin của khách hàng đối với DN
+ Khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên
+ Bảo vệ DN trước những cơn khủng hoảng
Như vậy, đối tượng chủ yếu của PR là tổ chức và công chúng, chức
năng của PR là xây dựng mối quan hệ cùng có lợi, công cụ chính của PR là
các hoạt động truyền thông , nền tảng của PR là xây dựng trên cở sở sự thật
và hiểu biết lẫn nhau.
2.1.2. Khái niệm về xuất khẩu và các hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất
của hoạt động thương mại quốc tế. Nó có thể diễn ra trong một hai ngày
hoặc kéo dài hàng năm, có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia
hay nhiều quốc gia khác nhau.
Hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho quốc gia
khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể
là ngoại tệ đối với một quốc gia hay cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt
động xuất khẩu là khai thác được lợi thế so sánh của từng quốc gia trong
phân công lao động quốc tế.
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương
đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực,
mọi điều kiện kinh tế từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến hàng hóa tư liệu
sản xuất, từ máy móc thiết bị cho đến công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả hoạt
động đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi nhuận cho các quốc gia tham gia.
Cở sở hoạt động xuất khẩu hàng hóa là hoạt động mua bán trao đổi
hàn hóa trong nước. Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, phạm vi
chuyên môn hóa ngày càng cao nên số sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu
của con người ngày một dồi dào, đồng thời sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
nước tăng lên. Nói cách khác, chuyên môn hóa thúc đẩy nhu cầu mậu dịch
và ngược lại, một quốc gia không thể chuyên môn hóa sản xuất nếu không
có hoạt động mua bán trao đổi với các nước khác. Chính chuyên môn hóa

quốc tế là biểu hiện sinh động của quy luật lợi thế so sánh. Quy luật này
nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất – coi đó là chìa khóa của
phương thức thương mại.
Đối với Việt Nam, một quốc gia đang có sự chuyển dịch sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì hoạt động xuất khẩu được
đặt ra cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy toàn bộ nền
kinh tế xã hội. Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, đông dân, lao động dồi
dào, đất đai màu mỡ… Bởi vậy, nếu Việt Nam tận dụng tốt các lợi thế này
để sản xuất hàng xuất khẩu là hướng đi đúng đắn, phù hợp với quy luật
thương mại quốc tế
2.2 Các bước tiến hành
2.2.1 Đánh giá tình hình
2.2.1.1 Tình hình nhập khẩu gạo trên Thế Giới
Theo dự báo của USDA(Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ), lượng gạo nhập
khẩu toàn cầu năm 2003 sẽ đạt mức 26,8 triệu tấn, giảm 5% so với 28,1 triệu
tấn năm 2002 do nhu cầu nhập khẩu từ nhiều nước nhập khẩu chính do sản
lượng nội địa tăng và chính phủ các nước khuyến khích sản xuất trong nước
bắng nhiều biện pháp như trợ cấp, trợ giá, giảm giá vật tư nông nghiệp và hỗ
trợ kỹ thuật…
Cũng theo dự báo trên, niên vụ 2002/2003, sản lượng gạo nhập khẩu
toàn cầu ước tính khoảng 26,334 triệu tấn. Nhu cầu nhập khẩu gạo chủ yếu
là ở các nước Châu Phi, Trung Đông và Châu á, trong đó nhập khẩu gạo ở
các nước Châu Phi và Trung Đông chiếm đến 42% tổng lượng gạo nhập
khẩu toàn cầu. Trong khi đó, Châu á sản xuất đến trên 90% lượng gạo trên
thế giới nhưng chỉ nhập khẩu khoảng 34% tổng lượng gạo nhập khẩu toàn
cầu. Trong năm 2003, sản lượng gạo nhập khẩu của Iran, Banglades, EU,
Arapsaudi, Trung Quốc, Nga sẽ tăng, các nước Indonesia, Irắc, Senegal và
Brazil giảm.
Theo thống kê của USDA, nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới là
Indonesia với mức nhập khẩu là 3,5 triệu tấn niên vụ 2002/2003, thứ hai là

Nigeria nhập khẩu 1,5 triệu tấn tiếp đến là Philipin là 1,2 triệu tấn, Irắc 1,1
triệu tấn, Iran 1 triệu tấn và Trung Quốc 1 triệu tấn.
Trung Quốc dự tính sẽ nhập khẩu khoảng 300.000 tấn gạo trong năm
2003, tăng 7,5 ngàn tấn so với năm 2002. Phần lớn gạo nhập khẩu của Trung
Quốc là loại gạo thơm của Thái Lan để tiêu dùng cho người có thu nhập cao
của thành phố. Theo cam kết với WTO, Trung Quốc áp dụng hạn ngạch thuế
quan đối với mặt hàng gạo. Thuế nhập khẩu trong hạn ngạch tương đối thấp,

×