Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phương pháp dạy học môn Tập đọc lớp 2-Sông Hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.25 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ</b>


<b>“ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC</b>
<b>PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH</b>


<b>TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2”</b>
<b>PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở, tiền đề để quyết định sự phồn vinh
của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng trí thức của nhân loại
cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về cuộc sống.
Mặt khác, giáo dục cịn góp phần bồi dưỡng và hình thành nhân cách tốt đẹp cho
học sinh, đặc biệt là giáo dục Tiểu học, đây là bậc học mang tính chất nền móng để
các em học tiếp các bậc học cao hơn.


Việc dạy đủ các môn học là u cầu khơng thể thiếu được, nhằm góp phần
giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Đọc là một kĩ năng quan trọng hàng đầu của
con người, không biết đọc, con người không thể tiếp thu nền văn minh của nhân
loại, khơng thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của
từ này trong xã hội hiện đại. Nhờ biết đọc, con người có thể tự học, học nữa, học
mãi, học suốt đời. Chính vì vậy, dạy đọc ở trường phổ thông, nhất là các lớp đầu
cấp rất quan trọng.


Đối với phân môn Tập đọc, giáo viên cần phải rèn cho học sinh các kỹ năng
đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói. Bên cạnh đó,
thơng qua tìm hiểu bài cung cấp cho các em hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con
người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học. Từ đó
rèn luyện nhân cách cho học sinh.


Từ những thực tế và qua công tác giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 2, chúng
tôi nhận thấy rằng: Muốn dạy các em học tốt phân môn Tập đọc, rất cần thiết


người thầy phải rèn cho học sinh các kĩ năng học tập. Một trong những kĩ năng đó
chính là “Phát huy tính tích cực của học sinh”. Chính vì điều đó, giáo viên trong tổ
2-3 chúng tơi đã nghiên cứu chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học phát huy
<i><b>tính tích cực của học sinh trong phân mơn Tập đọc lớp 2”.</b></i>


<b>PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ</b>


<b>I. NHỮNG NHIÊM VỤ CHỦ YẾU TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2:</b>
<i> a. Rèn kỹ năng đọc cho học sinh.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nhỏ, không dừng lâu để đánh vần. Đọc rành mạch là biết nghỉ hơi sau dấu chấm,
ngắt hơi sau dấu phẩy hoặc chỗ cần tách ý.


Qua đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh hiểu rõ các kỹ năng đọc:


- Đọc thành tiếng: Là đọc to, rõ ràng, phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi hợp lý.
- Đọc thầm: Là đọc không thành tiếng, không mấp máy môi.


- Đọc hiểu: Là đọc để hiểu ý nghĩa của từ và hiểu nội dung bài.


- Đọc hay: Là biết nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm. Giọng đọc thay đổi
phù hợp với nội dung bài và với từng nhân vật trong bài, cuốn hút được
người nghe.


Dù đọc ở mức độ nào cũng yêu cầu học sinh phát âm đúng.


<i> b. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ, tình cảm và năng khiếu thẩm mỹ cho học sinh.</i>
Các bài Tập đọc được bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm chân chính,
lành mạnh như: Tình cảm gia đình, tình thầy trị, tình bạn, tình u q hương, đất
nước, con người, đồng thời hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất tốt


đẹp.


<b>II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH:</b>


Việc dạy đọc, bên cạnh những thành cơng cịn có những hạn chế sau:


Học sinh chưa đọc được như ta mong muốn, đọc chưa đúng ở những chỗ
ngắt, nghỉ hơi vì các em chưa hiểu được nội dung câu thơ, câu văn nên các em ngắt
nghỉ không đúng với nội dung biểu cảm của tác giả.


Học sinh chưa hiểu cách nói văn chương, các em thường ngắt giọng giữa từ
ghép, các em chưa biết phân biệt chỗ nào cần lên giọng, chỗ nào cần xuống giọng.
Do đặc điểm ngôn ngữ của địa phương nên một số học sinh phát âm chưa
đúng ở các phụ âm l/n, tr/ch, r/d/gi,… hay ở các vần uên/uyên, uôn/uông, ….


Một số học sinh còn ngại đọc, chưa tự tin phát biểu trong các tiết tập đọc,
chưa tích cực xây dựng bài và chủ động chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng nên hiệu quả
giảng dạy chưa cao.


Giáo viên Tiểu học còn lúng túng các bước khi dạy tập đọc, vận dụng quy
trình cịn máy móc, dạy cịn theo sách giáo viên, sách thiết kế bài soạn chứ không
chú ý đến đặc thù của địa phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Với những hạn chế trên đây, chúng tôi băn khoăn suy nghĩ để tìm ra những
biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học và phát huy tính tích cực của học sinh
trong phân môn Tập đọc lớp 2.


<b>III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:</b>


<i><b>1. Phân loại và theo dõi học sinh yếu, kém</b></i>



Đây cũng là việc không kém phần quan trọng. Chúng ta khơng nên lầm rằng
phân loại chỉ có trong mơn tốn hoặc văn. Ở rèn đọc giáo viên cần phân loại học
sinh ra thành 3 loại để rèn.


Loại 1: Đọc kém.


Loại 2: Đọc bình thường.
Loại 3: Đọc tốt.


Chính vì lẽ đó mà giáo viên cần phải rèn luyện và theo dõi học sinh đọc.
- Đối với học sinh kém: Tâm lý các em rất ngại đọc, nhất là các bài dài, vì thế
khơng nên ép các em đọc nhiều.Trong phương pháp của phân mơn tập đọc có đọc
nối tiếp câu, đây là lúc rèn tốt nhất cho học sinh. Giáo viên động viên các em đọc
tốt từng câu của mỗi bài, sau đó nâng dần lên đọc đoạn. Mặt khác thi đọc trong
nhóm các em khá kèm cặp các em yếu, làm vậy từ đó các em sẽ tự tin hơn.


- Đối với học sinh đọc bình thường: Tâm lý các em này ngại thể hiện, các em
nghĩ biết đọc là được. Giáo viên cần khuyến khích như khen, tuyên dương để các
em mạnh dạn hơn.


- Đối với các em đọc tốt: Tâm lý các em thích bộc lộ, tự tin. Giáo viên cần đòi
hỏi ở các em mức độ cao hơn như là đọc hay, đọc theo phân vai. Lấy các em là
nhân tố tích cực, từ đó phát triển thêm các em khác.


Cách giải quyết tốt nhất là coi lớp đang dạy như là một “Lớp ghép” và vận
dụng cách dạy của lớp ghép để phù hợp với từng loại đối tượng trong lớp. Giáo
viên cần điều chỉnh tốc độ giảng dạy để học sinh kém có thể theo kịp. Khơng nên
chỉ chú ý đến học sinh khá - giỏi để bài trơi chảy, sinh động. Nhưng cũng khơng vì
chú ý đến số học sinh kém mà hạ thấp giờ học khiến học sinh trung bình, khá - giỏi


chán nản.


<b>2. Bố trí chỗ ngồi hợp lý</b>


Sắp xếp chỗ ngồi trong lớp như sau: Em học giỏi ngồi cạnh em đọc yếu kém,
em đọc khá ngồi kế em đọc trung bình, các em giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.Trong
cách sắp xếp này rất hợp lý và qua thời gian các em đọc yếu kém đã tiến bộ rất
nhiều.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Muốn rèn đọc tốt thì việc gây hứng thú trong tiết học là quan trọng nhất.
Nhất là đối với các em đọc kém phải kích thích cho các em thích đọc. Các em thấy
tiết học như một sân chơi, các em được tâm sự, được nghe, được học hỏi, được bộc
lộ khơng gị bó, nặng nề. Việc gây hứng thú trong tiết học chính là việc đọc mẫu
của giáo viên. Giáo viên phải đọc mẫu thật diễn cảm, thật có hồn trong lời đọc để
lột tả được cái hay, cái đẹp của văn bản, từ đó cuốn hút học sinh nghe để các em
thấy được cái hay riêng trong mỗi bài văn, câu chuyện, các em thấy thích đọc ngay,
thích khám phá và thích đọc giống như cô.


Một việc khác cũng gây hứng thú tiết học, đó là việc tổ chức tiết học với
nhiều hình thức, phương pháp mới.Việc này địi hỏi người giáo viên phải nắm vững
phương pháp, nhạy bén và sáng tạo, sử dụng linh hoạt các hình thức cho phù hợp
với học sinh của lớp mình. Như là: hình thức nhóm, hình thức thi đọc, đọc phân
vai…tất cả tạo nên một khơng khí vui nhộn trong giờ học (học mà như chơi).


<b>4. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập</b>


Trong giảng dạy môn Tiếng Việt, muốn “phát huy tính tích cực học tập của
học sinh” giáo viên cần tạo mọi điều kiện cho học được tự do bộc lộ năng lực nhận
thức và hành động,được thực hành luyện tập các kỹ năng đọc, nghe, viết, nói với sự
hỗ trợ của thầy cơ.



Ở phân môn Tập đọc, giáo viên cần tổ chức cho học sinh được tiếp xúc trực
tiếp với bài đọc nhiều lượt qua cả hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm để rèn
kỹ năng hiểu và cảm nhận tốt bài đọc.


<b>5. Dạy Tập đọc phải dựa trên ngôn ngữ học</b>


Phương pháp dạy Tập đọc chỉ dựa trên cơ sở ngôn ngữ học, nó liên quan mật
thiết đến văn học như vấn đề chính âm, chính tả, chữ viết của học sinh, vấn đề
nghĩa của từ, của câu, đoạn bài…Nếu các vấn đề này tách rời ra thì sẽ khơng đảm
bảo hiệu quả dạy học, cho nên thực tế mỗi tiết học Tập đọc bao 3 phần chính:


+ Luyện đọc.
+ Tìm hiểu bài.
+ Luyện đọc lại.


Trong phần tìm hiểu bài, giáo viên tổ chức điều khiển, hướng dẫn học sinh
hoạt động theo các phương pháp:


+ Phương pháp vấn đáp.
+ Phương pháp trực quan.
+ Phương pháp giảng giải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Phải sử dụng phối hợp thật linh hoạt các phương pháp và luôn luôn sáng tạo,
gợi mở thu hút học sinh, dẫn dắt các em tìm hiểu bài qua các tranh ảnh minh họa.
<b>6. Rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh</b>


Đây là nhiệm vụ có tính chất đặc trưng của phân mơn Tập đọc. Trong phân
môn Tập đọc quan điểm giao tiếp không phải chỉ tập trung ở việc lựa chọn văn bản
mà cịn ở cả việc giúp học sinh hình thành những kỹ năng thực hành tương ứng với


“Lý thuyết”.


Nếu như trước đây, khi dạy tập đọc chúng ta chỉ dừng lại ở việc luyện cho
các em cách đọc diễn cảm, cách đọc của một “học trị”, thì nay dưới dưới góc độ
giao tiếp, chúng ta lại cịn địi hỏi các em phải biết đọc thầm, đọc nhanh, đọc hiểu
nữa.Vì đây chính là những kỹ năng cần rèn cho học sinh.Việc đưa vào dạy cho các
em cách đọc thầm, đọc hiểu như vậy chính là cách dạy Tiếng Việt theo định hướng
giao tiếp.


Trẻ em thường phát âm một cách tự nhiên theo cách phát âm địa phương.
Mỗi vùng có những nhược điểm riêng khi phát âm các phụ âm đầu, vần và phụ âm
cuối, thanh…Kỹ năng đọc là một kỹ năng phức tạp, địi hỏi q trình luyện đọc lâu
dài.


Ví dụ: Các em thường đọc sai phụ âm đầu: tr/ch; r/d/gi, n/l..., đọc sai vần
uyên, ..., đọc sai phụ âm cuối: n/ng; t/c…


Do vậy, trong khi dạy các em đọc thì chúng tôi chú ý uốn nắn, sửa sai kịp
thời, đúng lúc, dần dần tạo cho các em có ý thức tự giác khi phát âm để đọc thật
chuẩn. Nếu chúng ta không chú ý uốn nắn sửa sai ngay từ đầu, thì càng lên lớp trên
sửa lại càng khó khăn, các em nhỏ càng dễ học, dễ luyện hơn.


Giáo viên phải phát âm cho thật chuẩn từng từ rồi gọi một vài em đọc lại,
cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh.


Cùng với việc rèn luyện cho học sinh đọc rõ ràng, chúng tôi cùng rèn luyện
kỹ năng đọc thầm , đọc hay các bài học thuộc lòng để học sinh có cơ sở vững chắc
trong việc đọc diễn cảm sau này .


<b>7. Kết hợp chặt chẽ giữa việc tìm hiểu bài và luyện đọc:</b>



Giáo viên phải thấy rằng bước tìm hiểu bài khơng chỉ hướng dẫn trả lời các
câu hỏi ở sách giáo khoa mà thông qua tìm hiểu bài cịn rèn luyện kỹ năng đọc
thầm, đọc thành tiếng cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

chỉnh cho sát với đối tượng học sinh đều được làm việc. Có như vậy, giáo viên
dành một ít thời gian để một vài học sinh đọc lại bài Tập đọc.


<b>8. Sử dụng tốt đồ dùng trực quan</b>


Các phương tiện hướng dẫn thường được sử dụng trong giờ Tập đọc là:
Tranh minh họa bài dạy, bảng phụ, đồ chơi phục vụ, phấn màu, máy tính, máy
chiếu….


Đồ dung dạy học góp phần không nhỏ để tạo ra hiệu quả giờ dạy Tập đọc khi
chuẩn bị đồ dung dạy học.


Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 được trình bày đẹp, trang nhã với nhiều hình
ảnh sinh động, dễ hiểu, màu sắc phong phú.


Giáo viên cần xác định mục đích của đồ dùng là gì? Được sử dụng vào lúc
nào? Cách sử dụng nó ra sao? Để giải nghĩa từ ta có thể sử dụng nhiều biện pháp
khác nhau.


Dùng các bức tranh minh họa kích thích hứng thú học tập của học sinh:
Thông thường mỗi bức tranh sẽ minh họa chi tiết chính của nội dung bài học. Giáo
viên có thể đặt câu hỏi cho bức minh họa, nội dung chi tiết chính đó tạo niềm thích
thú tìm hiểu ở các em.


<b>9. Giáo viên cần có kỹ năng đọc </b>



Muốn học sinh đọc tốt thì giáo viên phải đọc tốt. Giáo viên tiểu học phải là
người phát âm đúng, đọc hay vì chúng ta là những người thầy đầu tiên đặt nền
móng, trang bị cho trẻ có ý thức về chuẩn ngơn ngữ. Chúng ta cần có ý thức quan
tâm đến cách phát âm của mình tự quan sát và tự đánh giá đến cách nói, đọc của
mình để dạy có hiệu quả.


<b>IV. QUY TRÌNH DẠY HỌC TIẾT TẬP ĐỌC LỚP 2.</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ:</b>


Đọc bài tập đọc hoặc học thuộc lòng bài học ở tiết trước và trả lời câu hỏi về
nội dung bài.


<b>2. Dạy bài mới:</b>
<b>a. Giới thiệu bài</b>


Giáo viên có thể dùng tranh ảnh, đoạn vi deo, đặt câu hỏi nêu vấn,....để giới
thiệu bài dạy và gây hứng thú cho học sinh khi vào bài học.


<b>b. Luyện đọc:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

+ Khi đọc mẫu, giáo viên cầm sách đúng quy cách. Giáo viên phải ổn định
trật tự, tạo cho học sinh tâm thế hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm
để theo dõi bài đọc.


- Luyện đọc từng câu (kết hợp tìm hiểu nghĩa của từ ngữ).


+ Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu đến hết bài (có thể đọc khoảng 2 lượt
bài).



+ Giáo viên kết hợp sửa lỗi phát âm cho học sinh.
+ Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.


- Luyện đọc đoạn, bài.


+ Giáo viên cho HS chia đoạn bài đọc.


+ Gọi 1 nhóm đọc trước lớp (mỗi em 1 đoạn), kết hợp hướng dẫn đọc các câu
khó và hướng dẫn thể hiện tình cảm qua giọng đọc.


<b>c. Hướng dẫn tìm hiểu bài.</b>


- HS đọc thầm và tìm hiểu bài dựa theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
<b>d. Luyện đọc lại/học thuộc lòng (Nếu sách giáo khoa yêu cầu).</b>


- Luyện đọc lại (thi đọc cá nhân), HS đọc trôi chảy, ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ,
đúng mức.


<b>e. Củng cố - Dặn dò:</b>
- Nhận xét về giờ học


- Dặn học sinh việc cần làm ở nhà.
<b>V. VẬN DỤNG DẠY THỰC HÀNH:</b>


<b>Tập đọc</b>


<b>Bài : SÔNG HƯƠNG (tuần 26)</b>
<b> Ngô Quân Miện</b>
<b>I. MỤC TIÊU:</b>



<b> - Đọc đúng các tiếng,từ ngữ khó</b>


- Đọc trôi chảy cả bài,ngắt giọng đúng.
- Đọc diễn cảm cả bài..


- Hiểu nội dung,ý nghĩa của bài :Tác giả miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến
đổi của Sông Hương,một đặc ân mà thiên nhiên dành cho xứ Huế.Qua đó, chúng
ta cũng thấy tình yêu thương của tác giả dành cho xứ Huế.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>
<b> - SGK </b>


- Một số hình ảnh sưu tầm về sông Hương, về thành phố Huế.
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>


<b>1. Ổn định tổ chức (1-2 phút)</b>
<b>2. Kiểm tra bải cũ (3 phút): </b>


2 học sinh đọc bài: “Tôm càng và cá con”


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>3. Bài mới:</b>


a. Giới thiệu bài (trực tiếp qua tranh ảnh)
b. Hướng dẫn luyện đọc


<b>NỘI DUNG</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA</b>
<b>GV</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>
<b>1.Luyện đọc</b>



<b>(15phút)</b>


- GV đọc mẫu lần 1
- Đọc nối tiếp câu.


- Yêu cầu học sinh chia
đoạn và đọc nối tiếp
đoạn


- Yêu cầu 3 hs đọc cả
bài nối tiếp hết cả lớp
- Luyện đọc nhóm
- Gv lưu ý hs đọc đúng
ngữ điệu ,cách ngắt,
nghỉ hơi phù hợp.


- Gv lắng nghe sữa lỗi
cho hs


- Gọi 1 số hs đọc lại
toàn bài


- HS theo dõi


- Cả lớp đọc nối tiếp (2 lượt) kết hợp
luyện đọc từ khó


- HS chia đoạn, đọc nối tiếp đoạn và
giải nghĩa từ khó



- Hs nối tiếp nhau đọc
- Lắng nghe


- Hs đọc
- Lắng nghe


<b>2.Tìm hiểu </b>
<b>bài: (8 phút </b>
->10phút)


- Gọi hs đọc đoạn 1- TL
câu hỏi


- Tìm những từ chỉ màu
xanh của sơng Hương?
- Những màu xanh ấy do
cái gì tạo nên?


- Gọi học sinh đọc đoạn
2 trả lời câu hỏi:


- Vào mùa hè,sông
Hương đổi màu như thế
nào?


- Do đâu mà sơng
Hương có sự thay đổi
ấy?



- Vào những đêm trăng
sáng, sông Hương đổi
màu như thế nào?


+ Xanh thẳm , xanh biếc, xanh non..
+ Xanh thẳm do da trời tạo nên.
+ Xanh biếc do cây lá tạo nên.


+ Xanh non do bãi ngô, thảm cỏ tạo
nên tất cả in trên mặt nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Gọi học sinh đọc đoạn
3 trả lời câu hỏi:


- Vì sao nói sơng Hương
là một đặc ân của thiên
nhiên dành cho Huế?


- - Gọi 1 hs đọc cả bài và
trả lời câu hỏi:


- Sau khi học xong bài
“sông Hương” em có
cảm nhận gì từ cảnh đẹp
trên?


- Em thấy tác giả đã
dành tình cảm gì cho
quê hương của mình?



+ Vì sơng Hương làm cho thành phố
Huế thêm đẹp, làm cho khơng khí
trong lành, làm tan biến những tiếng
ồn ào của chợ búa, tạo cho thành
phố một vẻ êm đềm.


+ Em thấy sông Hương rất đẹp, thơ
mộng và nhiều màu sắc, huyền bí


+ Em thấy tác giả rất u q hương
mình và ln dành tình cảm đặc biệt
cho q hương.


<b>3.Luyện đọc</b>
<b>lại (5-7 phút)</b>


- GV đọc mẫu lần 2
- Hướng dẫn luyện đọc
lại.


-Yêu cầu Hs luyện đọc.
-Tổ chức cho Hs thi đọc
đoạn văn, bài văn.


-HD nhận xét Hs đọc.


.- Lắng nghe.
- 1 số hs đọc.


- Hs luyện đọc theo từng cặp


- Hs thi đọc.


-Nhận xét bạn đọc.
<b>3.Củng</b>


<b>cố,dặn dò</b>
<b>(3 phút)</b>


- Cho hs chơi trò chơi.
- GV liên hệ.


-Khen những hs đọc tốt,
khuyến khích những hs
đọc kém


-Dặn hs về nhà tập đọc
bài tập đọc tiếp theo.


- HS thực hành chơi


-HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
củng cố bài.


<b>PHẦN III: KẾT LUẬN</b>


Để học sinh tiểu học có năng lực và kỹ năng đọc tốt ở phân môn Tập đọc.
Giáo viên phải có kế hoạch ngay từ đầu năm học, nhưng khơng phải bằng cách
tăng thời gian tìm hiểu bài mà phải tăng thời lượng đọc cho các em. Tức là phải
cho các em đọc chuẩn, đọc tốt.



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

khó, đòi hỏi phải làm thường xuyên, liên tục mới mang lại hiệu quả. Chính vì vậy
chúng tơi mạnh dạn tổ chức chuyên đề này, kính mong nhận được sự quan tâm chỉ
đạo của các đồng chí lãnh đạo, sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp trong
cụm để báo cáo của chúng tôi được đầy đủ hơn.


<b> Xin chân thành cảm ơn !</b>
<i><b> </b></i>


<i><b>Hồng Châu, ngày 16 tháng 3 năm 2017</b></i>


<b>DUYỆT CỦA BGH</b> <b>NGƯỜI VIẾT</b>


<i><b>Trần Thị Vĩnh</b></i>
<i><b> </b></i>


</div>

<!--links-->

×