Tiếng Việt: Ôn tập (Tiết 1)
(Giữa học kì II)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc-hiểu của HS
- Rèn kỹ năng đọc trôi chảy, diễn cảm, phát âm đúng. Thể hiện đúng nội dung, cảm xúc
của nhân vật
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm
“Người ta là hoa đất”
B. ĐỒ DÙNG: -Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 - 27.
- Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát.
II. Ôn tập:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 1/3 HS trong lớp.
- HS lên bốc thăm bài đọc – Chuẩn bị
- HS đọc bài SGK (1 đoạn văn hoặc cả bài theo chỉ định ghi sẵn trên phiếu).
- GV đặt câu hỏi về đoạn HS vừa đọc, cho điểm.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm.
- Củng cố: * Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể? (có một chuỗi sự việc liên
quan đến 1 hay một số nhân vật, nói lên một điều có ý nghĩa).
* Hãy tìm những bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm “Người ta là hoa đất”
- HS làm bài (theo nhóm 4).- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét.
Tên bài Nội dung chính Nhân vật
Bốn anh tài Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, nhiệt
thành làm việc nghĩa của bốn
anh em Cẩu Khây
Cẩu Khây, Năm Tay Đóng Cọc,
Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay
Đục Máng, bà lão chăn bò
Anh hùng lao
động Trần Đại
Nghĩa
Ca ngợi anh hùng lao động Trần
Đại Nghĩa đã có những cống
hiến xuất sắc cho nước nhà
Trần Đại Nghĩa
III. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Về nhà tiếp tục luyện đọc
Tiếng Việt: Ôn tập (Tiết 2)
(Giữa học kì II)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe - viết đúng chính tả, đẹp đoạn văn miêu tả Hoa giấy
- Hiểu nội dung bài viết. Ôn luyện 3 kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
B. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức: HS hát.
II. Kiểm tra: Kết hợp giờ ôn tập.
III. Bài ôn tập:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Viết chính tả:
– GV đọc bài “ Hoa giấy”. Sau đó 1 HS đọc lại bài viết
- Tìm hiểu nội dung bài: * Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy hoa giấy nở rất nhiều?
* Em hiểu “nở tưng bừng” nghĩa là thế nào?
* Nêu nội dung chính của đoạn văn
- HS viết bài – Soát lỗi chính tả
- Chấm, chữa bài - Nhận xét
3. Ôn luyện về các kiểu câu
Bài tập 2:
- Học sinh đọc yêu cầu bài. Trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi:
* Bài 2a yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào đã học?
* Bài 2b yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào đã học?
- HS lần lượt đặt câu - Nhận xét
- Ví dụ: Các bạn trong lớp em ai cũng xinh xắn và thông minh. Mỗi người một vẻ,
chẳng ai giống ai. Bạn Minh Châu thì ngoan ngoãn, ít nói. Bạn Thanh Hùng láu táu, bộc
tuệch. Bạn Long thì nghịch ngợm nhưng rất nhanh nhẹn. Thu Hà thì luôn dịu dàng, vui
vẻ.
IV. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học
- Về nhà tiếp tục luyện đọc, HS nào viết đoạn bài tập 2 chưa đạt về nhà làm lại vào vở
bài tập.
- Chuẩn bị tiết ôn tập 3.
Tiếng Việt: Ôn tập (Tiết 3)
(Giữa học kì II)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Tiếp tục ôn tập đọc và HTL. Đọc trôi chảy, diễn cảm.
- Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là
văn xuôi thuộc chủ điểm “Vẻ đẹp muôn màu”
- Nghe - viết đúng chính tả, đẹp bài thơ Cô Tấm của mẹ
B. ĐỒ DÙNG: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc HTL từ tuần 19 -27
- Ghi sẵn nội dung chính của 6 bài tập đọc thuộc chủ điểm trên
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức: HS hát.
II. Kiểm tra: Kết hợp giờ ôn tập.
III. Bài ôn tập:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
– HS bốc thăm bài đọc, đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2: - Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Kể tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Vẻ đẹp muôn màu”
Tên bài Nội dung chính
Sầu riêng Giá trị và vẻ đặc sắc của sầu riêng, đặc sản của miền Nam
Chợ Tết Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và sinh động
Hoa học trò Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, một loài hoa gắn
với tuổi học trò
Khúc hát ru những em
bé lớn trên lưng mẹ
Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà
– ôi trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Vẽ về cuộc sống an toàn Kết quả của cuộc thi vẽ tranh giúp các em có nhận thức đúng
về an toàn, biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ
Đoàn thuyền đánh cá Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp trong lao động
của người dân biển
- HS làm bài theo nhóm và hoàn thành vào vở.
4. Viết chính tả:
- GV đọc bài thơ cô Tấm của mẹ - Gọi 1 HS đọc lại
- Tìm hiểu nội dung bài: * Cô Tấm của mẹ là ai?
* Cô Tấm của mẹ làm những việc gì?
* Bài thơ nói về điều gì?
- HS tìm và luyện viết những từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết: ngỡ, xuống trần,
lặng thầm, đỡ đần, nết na, con ngoan…
- Hướng dẫn HS viết bài và trình bày đúng theo thể thơ lục bát, lời dặn của mẹ để trong
dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm.
- HS viết bài, soát lỗi, thu và chấm bài
IV. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Về nhà tiếp tục luyện đọc và xem lại các bài mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm : Tài
năng, sức khoẻ, cái đẹp, dũng cảm
- Chuẩn bị tiết ôn tập 4.
Tiếng Việt: Ôn tập (Tiết 4)
(Giữa học kì II)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hệ thống hoá các từ ngữ, tục ngữ, thành ngữđã học trong 3 chủ điểm từ tuần 19 – 27
- Hiểu nghĩa các từ ngữ qua bài tập lựa chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống
B. ĐỒ DÙNG: Viết sẵn bài tập 2 - Kẻ bảng
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức: HS hát.
II. Kiểm tra: Kết hợp giờ ôn tập.
III. Bài ôn tập:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1:
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài theo nhóm và hoàn thành vào vở.
Chủ điểm Từ ngữ Thành ngữ, tục ngữ
Người ta là
hoa đất
-Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba,...
- rắn rỏi, vạm vỡ, cân đối, dẻo dai
- tập luyện, đi bộ, chơi thể thao…
- Người ta là hoa đất
- Nước lã mà vã nên hồ/ Tay…..
- Khoẻ nhu vâm; Nhanh như cắt…
Vẻ đẹp
muôn màu
-đẹp, xinh đẹp, xinh tươi, rực rỡ…
- thuỳ mị, dịu dàng, đôn hậu,…
- tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng…
- xinh xắn, đẹp đẽ, lộng lẫy…
- tuyệt vời, tuyệt trần, mê hồn…
- Mặt tươi như hoa
- Đẹp người đẹp nết
- chữ như gà bới
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Cái nết đánh chết cái đẹp…
Những
người quả
cảm
- gan dạ, anh hùng, anh dũng,…
- nhút nhát, nhát gan, hèn nhát…
- Tinh thần anh dũng…
- Vào sinh ra tử
- Gan vàng dạ sắt
4. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài, làm bài và đọc bài của mình.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng:
IV. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học
- Về nhà tiếp tục luyện đọc và ghi nhớ các từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ vừa thống
kê.
- Tiếng Việt: Ôn tập (Tiết 5)
(Giữa học kì II)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc-hiểu của HS
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về: Nội dung chính, nhân vật của các bài tập
đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Những người quả cảm”
B. ĐỒ DÙNG: - Phiếu ghi tên các bài TĐ và HTL từ tuần 19 - 27. Bảng phụ bài tập 2.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát.
II. Ôn tập:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 1/3 HS trong lớp.
- HS lên bốc thăm bài đọc – Chuẩn bị
- HS đọc bài SGK (1 đoạn văn hoặc cả bài theo chỉ định ghi sẵn trên phiếu).
- GV đặt câu hỏi về đoạn HS vừa đọc, cho điểm.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm.
* Hãy tìm những bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm “Những người quả cảm”
- HS làm bài (theo nhóm 4).- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét.
Tên bài Nội dung chính
Khuất phục tên
cướp biển
Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly
trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung dữ
- Bác sĩ Ly
- Tên cướp
biển
Ga- vrốt ngoài
chiến luỹ
Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga- vrốt,
bất chấp nguy hiểm, ra ngoài chiến luỹ nhặt
đạn tiếp tế cho nghĩa quân
- Ga- vrốt, Ăng-
giôn- ta, Cuốc-
phây- rắc
-
Dù sao trái đất
vẫn quay
Ca ngợi hai nhà khoa học Cô- péc- ních và Ga-
li- lê dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa
học
- Cô- péc- ních
- Ga- li- lê
Con sẻ Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con
của sẻ mẹ
Sẻ mẹ, sẻ con
- Tôi, chó săn
III. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Về nhà ôn 3 kiểu câu kểTiếng Việt:
Ôn tập (Tiết 6)
(Giữa học kì II)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Ôn luyện về 3 kiểu câu kể Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?
- Xác định đúng từng kiểu câu kể trong đoạn văn và hiểu tác dụng của chúng
- Viết được đoạn văn trong đó có sử dụng 3 kiểu câu kể
B. ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2 (Kẻ rời từng câu)
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: