Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>I.ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Các cụ ngày xưa thường nói” sức khỏe là vàng, hay có sức khỏe là có tất
cả”. Có lẽ chúng ta khơng ai sinh ra trên đời mà lại khơng mong muốn mình
khỏe mạnh. Phải khỏe mạnh thì chúng ta mới tận hưởng cuộc sống một cách
trọn vẹn nhất. Sự khỏe mạnh là nền tảng cơ bản của một cuộc sống vui vẻ, hạnh
phúc, là cơ sở quan trọng để mỗi người thực hiện ý tưởng, ước mơ, nguyện vọng
của cuộc đời mình. Bởi nếu bệnh tật, ốm đau, chúng ta thường sẽ khơng cịn đủ
sức khỏe, tâm trí nào mà lo lắng, suy nghĩ đến những việc khác. Đó là chưa nói
đến chuyện bệnh tật còn khiến con người tiêu hao tiền bạc, của cải, ảnh hưởng
đến những người thân trong gia đình, xã hội mất đi một người khỏe mạnh. Do
đó, sức khỏe chính là chiếc chìa khóa quan trọng nhất mở ra cánh cửa hạnh phúc
cho mỗi người. Dinh dưỡng tốt là điều cần thiết cho sự sống còn, sức khỏe và
phát triển của trẻ. Trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ có khả năng phát triển và học
tập tốt hơn, tham gia và đóng góp cho cộng đồng của các em đồng thời có khả
năng chống chịu khi đối diện với bệnh tật và thiên tai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thấp còi, nhẹ cân nhằm nâng cao thể lực, tầm vóc, trí tuệ và chất lượng cuộc
sống người Việt Nam; chăm sóc dinh dưỡng sớm cho trẻ em ngay từ những năm
đầu tiên là vô cùng cần thiết và cấp bách. Suy dinh dưỡng trong những năm đầu
đời ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ.Dẫn đến trẻ tầm vóc
thấp bé, nhẹ cân hơn trẻ bình thường, dễ mắc bệnh, chậm phát triển cả về thể
chất lẫn trí não, ảnh hưởng nhiều đến khả năng phát triển ngôn ngữ, giao tiếp và
việc học tập. Suy dinh dưỡng trẻ em nếu không được phát hiện và chữa trị kịp
thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài đến cuộc
sống của trẻ sau này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thông minh, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong tương lai và sự phát triển của
đất nước. Dù Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ suy
dinh dưỡng trong những thập kỷ gần đây, vẫn cịn một chương trình làm việc
đang dang dở.



Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non là việc hết sức quan trọng, đây
được xem là một trong những yếu tố chính quyết định đến sự phát triển tồn
diện của trẻ trong độ tuổi mầm non cả về thể chất lẫn trí tuệ.


Ngồi việc dạy dỗ chăm sóc thì vấn đề dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của
trẻ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các trường mầm non. Bởi đây
chính là nguồn dưỡng chất giúp trẻ phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện.
Một đứa trẻ có thể cao lớn thơng minh hay khơng một phần lớn là nhờ chế độ
dinh dưỡng hợp lý và chất lượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ</b>
<b>Phần 1: Thực trạng của vấn đề</b>


Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc cải
thiện tình trạng dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe người dân. Tỷ lệ suy dinh
dưỡng trẻ em đã giảm đáng kể và bền vững, tình hình an ninh lương thực, thực
phẩm và bữa ăn của người dân đã được cải thiện rõ rệt.Và được cộng đồng quốc
tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ,
đặc biệt là việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi.Tuy
nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về dinh dưỡng: Tỷ lệ
suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn cao 23,8% và thể nhẹ cân
là 13,4%, đồng thời có sự khác biệt giữa các vùng miền, khu vực (theo số liệu
của mạng lưới giám sát dinh dưỡng, tồn quốc năm 2019)


Vì vậy Chúng ta hãy cùng nhau chung tay tìm ra những giải pháp hữu
hiệu nhất để giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng như hiện nay. Là một giáo
viên công tác trong ngành giáo dục tôi khá hiểu về tâm lý của trẻ em những
mầm non tương lai của đất nước.khơng ai cứu mình bằng mình tự cứu mình
Vậy giải pháp làm thế nào để tác động vào đối tượng một cách đơn giản mà có


hiệu quả nhất? Bản thân tôi cho rằng chúng ta cần lựa chọn nội dung giáo dục
dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ từ tuổi mẫu giáo để dần dần các em được thấm sâu
và hiểu biết một cách đầy đủ, đúng đắn. Tôi đã áp dụng nội dung giáo dục dinh
dưỡng- sức khỏe cho trẻ mẫu giáo lồng ghép vào bài dạy, tổ chức cho các em
được tham gia vui chơi, học tập và thi dưới nhiều hình thức, xây dựng các hoạt
động vui chơi, có liên quan đến dinh dưỡng - sức khỏe, sinh động, hấp dẫn để
thu hút được trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm. Qua đó trẻ có biết giá
trị của dinh dưỡng - sức khỏe đối với bản thân trẻ và từ đó khơi gợi cho trẻ có ý
thức bảo vệ bản thân mình ngay từ khi cịn nhỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Q trình thực hiện sáng kiến tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn
như sau:


a.Thuận lợi


- Ban giám hiệu ln quan tâm chỉ đạo sát sao và phối hợp với các tổ
trong việc tìm ra các biện pháp để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng.


- Giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy của các môn học, được bồi
dưỡng chuyên môn thường xuyên của nhà trường và tham gia học tập các lớp
tập huấn do Phịng Giáo dục mở.


- Ln được sự ủng hộ và giúp đỡ của các đồng nghiệp.


- Học sinh ngoan, đi học đều, tích cực phối hợp cùng cô trong mọi hoạt
động để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng


b. Khó khăn


- Đa số phụ huynh làm cơng nhân nên khơng có thời gian chăm con mà


chủ yếu là ơng bà trơng nom chăm sóc nên việc phối hợp với giáo viên cùng
chăm sóc con cịn hạn chế.


- Số trẻ suy dinh dưỡng trong lớp cao.


- Việc khai thác nội dung dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ chưa thực sự
được chú ý đến mà chỉ lướt nhanh và thời gian giáo dục cho trẻ cịn rất ít. .


Từ những khó khăn và thuận lợi nêu trên là một giáo viên mầm non tôi
luôn trăn trở làm thế nào để thế hệ mầm non tương lai tơi đang trực tiếp giảng
dạy để có để có một sức khỏe tốt làm trụ cột cho tổ quốc được vững chắc: Chính
vì vậy trong các hoạt động hàng ngày dạy trẻ tôi đã áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại
<i><b>trường mầm non”Kim Đức.</b></i>


<b>Phần 2: Các biện pháp để giải quyết vấn đề</b>


Cơ thể phát triển khỏe mạnh sẽ có lợi thế đối với trẻ nhỏ. Vậy phải làm
sao để trẻ có thể tự mình giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng dưới sự hướng dẫn
của cô giáo và những người thân trong gia đình đó là một câu hỏi mà tơi muốn
giải đáp qua những biện pháp mà tôi đã thực hiện sau đây:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Với trẻ lứa tuổi mầm non thì tư duy và sự tập trung cịn rất hạn chế, trẻ
không thể tiếp thu các kiến thức một cách bài bản và có hệ thống như trẻ ở phổ
thơng. Vì thế cần tạo cho trẻ mơi trường để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui
chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. Trẻ
học mà chơi, chơi mà học, qua chơi việc học của trẻ trở nên nhẹ nhàng và đạt
hiệu quả cao hơn.


Trong trị chơi trẻ bắt đầu hình thành chú ý có chủ định và ghi nhớ có chủ


định. Bản thân trò chơi buộc trẻ phải tập trung vào một số đối tượng được đưa
vào trò chơi và nội dung của chủ đề chơi. Nếu trẻ nào không chú ý và khơng nhớ
được những điều kiện của trị chơi thì nó sẽ hành động lung tung và khơng được
bạn cùng chơi chấp nhận. Cho nên để trò chơi được thành công buộc trẻ phải tập
trung chú ý và ghi nhớ có mục đích.


Trị chơi 1: Trị chơi tháp dinh dưỡng
a. Mục đích


- Giúp trẻ nhận biết tên các thực phẩm theo 4 nhóm dinh dưỡng.


- Rèn luyện kĩ năng nhận biết nhanh và chính xác các nhóm thực phẩm.
- Giáo dục trẻ có ý thức kỷ luật khi chơi.


b. Chuẩn bị


- 4 bàn nhỏ, 4 rổ đựng lô tô
- 4 bộ tranh lô tô dinh dưỡng.


- 4 giá treo 4 tháp dinh dưỡng làm bằng bìa. Tháp được chia làm 7 ngăn
(riêng ngăn 1 và 2 cố định) để chưa tranh lô tô theo thứ tự từ trên xuống theo
trình tự sau:


Ngăn 1: muối
Ngăn 2: đường
Ngăn 3: Chất béo
Ngăn 4: Chất đạm


Ngăn 5+6: Vitamin + muối khoáng
Ngăn 7: Chất bột đường.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Trẻ tìm tranh lô tô gắn vào tháp dinh dưỡng theo yêu cầu.
d. Cách chơi


1. Cách chơi 1: "Trò chơi xây tháp"


- Trẻ phải xếp đúng nhóm thực phẩm vào các ơ trong tháp.


- Cô chọn một trẻ làm người điều khiển, sau đó chia trẻ thành 4 đội (mỗi
đội 5-6 trẻ).


- Khi người điều khiển nói tên nhóm thực phẩm nào thì các trẻ đứng hàng
đầu của các đội chơi lần lượt chạy lên giá treo tháp và tìm lơ tơ có hình thực
phẩm tương ứng để gắn vào đúng nhóm thực phẩm đó.


Ví dụ:


Người điều khiển nói: Trẻ gắn lo tơ vào ngăn
Thực phẩm giàu chất béo Ngăn số 3


Thực phẩm giàu chất đạm Ngăn số 4


Thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng Ngăn số 5+6
Thực phẩm giàu chất bột đường Ngăn số 7


Đội nào xếp đúng và nhanh nhất 4 nhóm chất dinh dưỡng là thắng cuộc.
2. Cách chơi 2: "xếp đúng nhóm"


Cơ xếp tranh lơ tơ vào trong các ngăn của thápkhơng theo đúng nhóm
chất dinh dưỡng. Cơ u cầu 4 đội xếp lại cho đúng. Đội nào xếp nhanh và đúng


sẽ được cả lớp tuyên dương. Cô gọi một trẻ đại diện cho đội đó lên đọc tên các
nhóm chất dinh dưỡng.


3. Cách chơi 3: "Bù nhóm thiếu"


- Cơ chuẩn bị từ 2-3 tháp dinh dưỡng. Sau đó, cô gắn tranh lô tô lên các
ngăn của tất cả các tháp dinh dưỡng nhưng chừa ra một ngăn để trống (ngăn để
trống ở mỗi tháp khác nhau).


Ví dụ:


Tháp 1: Có nhóm bột đường, chất béo, chất đạm nhưng thiếu nhóm
vitamin và muối khống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Cơ u cầu trẻ của 4 đội lên tìm tranh lô tô gắn vào các ngăn trống sao
cho tháp dinh dưỡng nào cũng có đầy đủ các nhóm chấg.


Sau đó cơ gọi một trẻ đại diện cho từng đội lên nói lợi ích của nhóm chất
dinh dưỡng mà mình vừa gắn vào. Cơ có thể khuyến khích trẻ đó hát, đọc thơ
hoặc kể chuyện về một trong các thực phẩm có trong nhóm dinh dưỡng đó.


* Ứng dụng: Trị chơi này không những ứng dụng hiệu quả ở, các tiết học
môi trường xung quanh , thển dục trong chủ đề bản thân, gia đình, thực vật hay
vào các tiết hoạt động ngồi trời, hoạt động góc


<b>Trị chơi 2: Bếp trưởng nhí</b>
a. Mục đích:


- Giúp trẻ phân biệt được các thực phẩm, cách chế biến một số loại thực
phẩm.



- Giúp trẻ biết các thực phẩm và những thực phẩm nào kết hợp với nhau
sẽ tạo ra món ăn gì.


- Kích thích sự tị mị khám phá của trẻ.


- Biết chân trọng những thành quả mình làm ra và hiểu giá trị dinh dưỡng
của các món ăn


b. Chuẩn bị:


- Một số loại rau củ quả
- Bàn


c.Luật chơi


- Tìm đúng các loại rau củ quả mà cô yêu cầu và chế biến được các món
từ nguyên vật liệu đó


d. Cách chơi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

* Ứng dụng: sử dụng vào hoạt động góc, tiết giáo dục dinh dưỡng sức
khỏe hay hoạt động ngồi trời.


<b>Trị chơi 3:Bảng “từ điển” trái cây</b>
a. Mục đích:


Giúp trẻ ghi nhớ tên các loại thực phẩm, giá trị dinh dưỡng của các loại
thực phẩm



Lợi ích từ việc ăn uống đủ chất và lượng
b.Chuẩn bị


- Hình ảnh một số loại rau, củ quả, thực phẩm có chất đạm, béo, protein...
- Bảng


c. Luật chơi:


- Nói đúng tên thực phầm, giá trị dinh dưỡng và ích lợi của việc ăn uống
đủ chất


d. Cách chơi


- Cô cắt một số hình dạng của những thực phẩm quen thuộc như cam,
chuối, dưa hấu… thịt, trứng...và dán lên một chiếc bảng trắng. Nhiệm vụ của trẻ
là hãy gọi đúng tên món đó. Khi trẻ đốn đúng, cơ hãy ngợi khen và giải thích
thêm về ích lợi những loại thực phẩm đó, giúp bé học hỏi thêm nhiều kiến thức.


*Ứng dụng : Trò chơi này được ứng dụng vào tiết học tìm hiểu về một sô
loại rau củ quả hoặc vào hội thi tìm hiểu về an tồn thực phẩm


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ trong chương trình giáo dục mầm
non, phương pháp thuận lợi nhất là thơng qua vui chơi. Vì vậy trong lĩnh vực
giáo dục mầm non, việc chuyển tải nội dung tới trẻ bằng các trị chơi ln được
chú trọng. Thơng qua những trị chơi này khơng những mang lại niềm vui cho
trẻ mà còn thúc đẩy mạnh sự trao đổi chất, tăng cường hơ hấp và tuần hồn máu.
Đặc biệt cịn giúp trẻ biết được những món ăn, các giá trị dinh dưỡng mà món
ăn đó cung cấp cho cơ thể trẻ. Ích lợi khi ăn đủ chất và lượng. Những chất cần
và hạn chế khi ăn ...để có một sức khỏe tốt.



<b>Biện pháp 2: Tăng cường vận động hợp lý</b>


Vận động có một ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, là một trong
những yếu tố quyết định sự phát triển toàn diện của con trong những năm đầu
đời.Theo giáo sư Kubota Kisou trong cuốn “Dạy trẻ Kiểu Nhật”, Trẻ em nên
được luyện kỹ năng vận động từ sớm, nhằm thúc đẩy cho não phát triển.


Vận động là chuyển động của cơ thể con người trong đó có sự tham gia
của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Vận động (dù ở mức độ
đơn giản hay phức tạp) là điều kiện cho sự phát triển của con người ở nhiều mặt
khác nhau. Dưới tác động của giáo dục, các vận động nhằm phát triển vận động
cho trẻ sẽ được nghiên cứu, lựa chọn và tổ chức một cách khoa học để đạt mục
tiêu đề ra.


Kỹ năng vận động bao gồm vận động thô và vận động tinh


Vận động thô phát triển trước vận động tinh, đòi hỏi sự phối hợp và phát
triển của các nhóm cơ lớn ở cánh tay, cẳng chân, thân mình, và bàn chân. Các kỹ
năng này bao gồm các hoạt động như lật mình, vẫy tay, ngồi,… Các kỹ năng
này được xem như là những bước ngoặt lớn trong sự phát triển của trẻ ở những
năm đầu đời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Với đề tài nghiên cứu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non tôi xin
chú trọng đến vận động thô cho trẻ. Các bài tập vận động vừa sức giúp cơ thể trẻ
thoải mái, kích thích hoạt động của các hệ cơ quan bên trong như hệ tuần hồn,
hệ thần kinh, hệ hơ hấp, hệ tiêu hóa... Đặc biệt khi trẻ luyện tập các yểu tố tự
nhiên như ánh nắng mặt trời, nước, khơng khí... hoạt động vừa sức với trẻ và
cung cấp những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng hơn,không chỉ tăng cường hiệu
quả luyện tập mà còn đốt cháy năng lượng trẻ sẽ ăn uống ngon miệng hơn và hệ
tiêu hóa cũng được cải thiện giúp trẻ dễ hấp thụ hết các chất dinh dưỡng có


trong thức ăn và nhanh chóng tăng cân hiệu quả. và đây chính là cơ hội tốt để
giúp trẻ thốt khỏi tình trạng biếng ăn và hướng đến cân nặng chiều cao như ý.


Mỗi ngày khi tham gia các hoạt động ngoài trời sẽ giúp hệ miễn dịch của
trẻ được phát triển tốt hơn theo thời gian, từ đó trẻ sẽ có sức đề kháng tốt và ít
nhiễm bệnh hơn. Ngoài ra khi tham gia thể thao cũng làm thay đổi không gian
sống và giúp trẻ vui vẻ, cải thiện tâm trạng sẽ góp phần hỗ trợ trẻ ăn uống ngon
miệng hơn.


<i> Vận động giúp bé đạt được cân nặng, chiều cao như ý</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

trạng của các trẻ khác nhau nên tôi cho các cháu vận động khác nhau để xây
dựng cơ thể khỏe mạnh. Không nên cho trẻ vận động quá sức vì dễ gây chấn
thương ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ sau này.Tôi thường cho trẻ ra
ngoài vui chơi vận động cùng bạn bè để trẻ tự tin hơn trong giao tiếp và kết bạn
khác lớp hay có thể cho trẻ tham gia vận động bằng cách, lau dọn nhà cửa,
những việc đơn giản như lau bàn, quét bụi sẽ phù hợp với trẻ, vừa giúp trẻ vận
động cơ thể vừa tập thói quen giữ gìn vệ sinh.Quan trọng nhất vẫn là cơ giáo nên
trở thành người bạn đồng hành cùng trẻ để trẻ lấy đó làm hình mẫu mà noi
theo, từ đó việc dạy trẻ thói quen vận động cũng trở nên dễ dàng hơn.


<i><b>Trẻ tham gia chơi bóng rổ</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>Biện pháp 3: Sử dụng một số bài tập chuyên biệt dành cho trẻ suy</b>
<b>dinh dưỡng</b>


<b>Bài tập 1: Kết hợp ngồi xổm và hít đất</b>


Trẻ đứng thẳng người với khoảng cách chân rộng bằng vai và hai tay thả
lỏng ở hai bên hông .Nhẹ nhàng hạ người xuống thành tư thế ngồi xổm thấp, đặt


hai bàn tay trên sàn nhà để hỗ trợ .Nhảy hai tay và hai chân ra xa nhau tạo thành
tư thế hít đất hay còn gọi là chống đẩy.Tạm dừng một giây, sau đó trong một
chuyển động nhanh chóng, đưa đầu gối về phía bụng và nhảy hai chân lên về
phía bàn tay, về vị trí ngồi xổm thấp.Trở lại vị trí bắt đầu bằng cách đứng lên từ
từ (khơng q nhanh).Sau đó ngay lập tức ngồi xuống về tư thế ngồi xổm thấp
để bắt đầu lặp đi lặp lại động tác.Tiếp tục lặp đi lặp lại nhiều lần nhất có thể
trong một phút.


<i><b>Trẻ tập bài phát triển cân nặng</b></i>
<b>Bài tập 2: Trượt chéo người</b>


Chân trái để phía sau chân phải (đưa ra sau hết cỡ), uốn cong đầu gối bên
phải, người hạ thấp xuống thành tư thế ngồi xổm. Giữ hai đầu gối mềm mại và
hai cánh tay đưa qua một bên cơ thể, bên phía phải.


Sử dụng hai tay để cân bằng cơ thể, nhảy vọt lớn sang phía trái, hai cánh tay đưa
qua bên trái và chân phải đặt phía sau chân trái.Ngay lập tức nhảy để trở lại bên
phải.Tiếp tục nhảy đổi chân trong một phút mà không dừng lại giữa chừng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Đứng trên một băng ghế hoặc hộp với đầu gối hơi cong, dùng hai cánh tay
để giữ thăng bằng, hai tay duỗi thẳng ra trước mặt.Nhảy xuống đứng trụ trên
băng ghế, hạ cánh an toàn trên cả hai chân.Ngay lập tức nhảy trở lại băng ghế,
với đôi chân ép lại với nhau, sử dụng hai cánh tay để cân bằng.Tiếp tục nhảy
xuống và lên một cách nhanh chóng, duy trì kiểm sốt và hạ cánh nhẹ nhàng, lặp
lại liên tục trong một phút.


<b>Bài tập 4:Tập xà đơn</b>


Trẻ nhảy lên thanh xà rắn đủ khỏe để chịu được trọng lượng cơ thể ở vị
trí cố định cách chân trẻ và sàn nhà ít nhất 5- 10 cm.Giữ cho cánh tay không quá


gần cũng không quá rộng và bắt đầu treo người lên xà. Càng treo người lâu càng
tốt, từ từ thư giãn cột sống để nó được kéo giãn hết mức có thể.


<b>Bài tập 5: Căng cơ kiểu rắn hổ mang</b>


Trẻ nằm trên sàn nhà và úp mặt xuống đất, lòng bàn tay đặt trên sàn nhà,
cạnh vai. Bắt đầu nâng cột sống lên bằng cách uốn người, đầu với cằm hướng
lên trên, nâng cằm lên càng cao càng tốt. Thực hiện động tác này lặp đi lặp lại
3 - 4 lần liên tục với mỗi lần lặp lại kéo dài từ 5 - 30 giây.


<i><b>Trẻ tập bài tập phát triển chiều cao</b></i>
<b>Bài tập 6: cuộn người </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

chúng thẳng lên phía trên trần nhà và uốn cong chúng ngược lại khiến chúng
chạm vào sàn.


<b>Bài tập 7: Giãn cơ</b>


Ngồi thẳng lưng trên sàn nhà, hai chân mở rộng hình chữ V. Hai tay rộng
bằng vai, để song song giơ ra trước mặt. Tiếp đó, trẻ vươn người ra phía trước
và cố gắng hết sức để hai bàn tay chạm vào ngón chân.Nếu như trẻ có thể chạm
vào đầu ngón chân, hoặc thậm chí đưa tay ra xa hơn.


<b> Bài tập 8: Bơi trên cạn</b>


Đặt bụng xuống 1 mặt phẳng với cơ thể trẻ hoàn toàn mở rộng, đặt cánh
tay thẳng trước mặt với lòng bàn tay hướng xuống sàn nhà. Sau đó nâng cánh
tay trái cao hơn cánh tay phải của trẻ. Giữ chân thẳng, nâng chân phải khỏi mặt
đất cao tối đa có thể. Giữ tư thế đó tối thiểu 4 giây, nếu có thể hãy cố gắng duy
trì trong 20 giây và sau đó lặp lại chân và bàn tay kia.



<b>Bài tập 9: Động tác gym cho khung xương chậu</b>


Đầu tiên, trẻ nằm trên sàn nhà (lưng tiếp giáp với mặt sàn), đặt vai và
cánh tay trên sàn; uốn cong đầu gối của trẻ và kéo chân càng gần mông càng tốt.
Tiếp theo, trẻ uốn cong lưng để đẩy xương chậu lên trên. giữ tư thế này trong
20 đến 30 giây. Động tác tập thể dục này giúp tăng sự dẻo dai cho phần hông
trước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>Bài tập 10: Động tác đứng bằng một chân</b>


Trẻ nhảy tại chỗ trên một chân trái, tay đưa lên trời; sau đó đổi chân phải
theo cách tương tự.


<b>Bài tập 11: Bài tập tạ chân</b>


Ngồi trên một chiếc ghế cao và buộc tạ vào mắt cá chân. Tơi cho trẻ bắt
đầu với tạ có trọng lượng nhỏ và dần dần tăng trọng lượng lên trong các lần tập
sau. Hãy nhớ là luôn để chân trẻ kéo căng với trọng lượng của tạ. Sau khi hoàn
thành bài tập, hãy tháo tạ ra và đá chân ra phía trước nhẹ nhàng từ 5 - 10 lần,
sau đó đá mạnh hơn cũng từ 5 - 10 lần.


Đây là những bài tập tăng chiều cao và cân nặng đơn giản nhất mà trẻ có
thể thực hiện ở mọi nơi, trong bất kỳ hoạt động nào như khi chơi trò chơi, trong
khi làm việc, giúp trẻ phát triển chiều cao. Khi tập các động tác này, trẻ sẽ cảm
thấy các cơ bị căng lên, làm tăng áp lực xuống cột sống và hông, kéo giãn cột
sống và giảm sự kéo lên các xương sống thì khi đó cột sống của trẻ đã được gập
ở mức tối đa. Hơn nữa có tác dụng tốt cho não, tăng cường sự linh hoạt và tạo ra
các kích thích tăng trưởng cho bạn,đồng thời giúp cơ thể dẻo dai và linh hoạt
hơn, nhờ vậy các sụn giữa các đốt sống được thúc đẩy để phát triển.Cùng


với chế độ ăn uống hợp lý và dinh dưỡng tốt, các bài tập này cũng sẽ tăng cường
hệ miễn dịch của trẻ và tạo điều kiện cho sự phát triển của cơ thể.


<b>Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh cùng chăm sóc trẻ suy dinh</b>
<b>dưỡng</b>


Cùng với mục tiêu xã hội hóa giáo dục, vai trị của phụ huynh góp phần
khơng nhỏ trong việc giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Ngồi việc chăm sóc trẻ
đến lớp tơi ln trị chuyện trao đổi với phụ huynh những kiến thức về chăm sóc
trẻ trong việc phịng chống suy dinh dưỡng. Từ đó thống nhất đưa ra những biện
pháp gây hứng thú, kích thích trẻ ham ăn chăm chỉ tập thể dục ở trường cũng
như ở nhà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

hóa, nhiễm trùng đường ruột, giun, sán... Đây là việc làm quan trọng để góp
phần phịng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Hãy lựa chọn thực phẩm tươi sạch,
hạn chế cho trẻ dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn của
trẻ phải nấu chín kỹ.


Phối hợp với gia đình cho trẻ ăn đủ bữa, phù hợp theo tháng tuổi, nên
chia thành nhiều bữa ăn để cung cấp đủ năng lượng, chú ý bổ sung dầu mỡ trong
các bữa ăn.


- Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: Thịt gà, trứng...


- Thay đổi thức ăn thường xuyên để kích thích trẻ ăn ngon miệng.


- Ăn nhiều rau xanh và các loại quả chín để giúp trẻ phát triển chiều cao.
- Cho trẻ uống thêm các loại sữa tăng chiều cao, tăng cân.


- Gia đình nên có thực đơn phù hợp với nhà trường đảm bảo đủ chất, đủ


dinh dưỡng cho trẻ.


- Thường xuyên tắm rữa vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.


- Phải giữ ấm về mùa đơng, phịng ở thống mát về mùa hè, đảm bảo đủ
ánh sáng cho trẻ học tập và vui chơi.


- Ăn uống phải hợp lý về thời gian khơng nên cho trẻ tự do ăn uống.


- Ngồi ra còn tuyên truyền với phụ huynh nên cho trẻ ăn thêm các loại
quả chín theo nhu cầu của trẻ. Tìm ra các nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng để có
biện pháp cụ thể, phù hợp với mỗ trẻ suy dinh dưỡng.


+ Phối hợp với nhà trường tăng khẩu phần ăn, đảm bảo chế độ ăn cho
những trẻ suy dinh dưỡng để hạ số trẻ bị suy dinh dưỡng xuống thấp nhất. Có
thể đem thức ăn bổ xung đến lớp cho trẻ ăn thêm.


+ Vận động phụ huynh nên đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sơi, cho trẻ ăn
ngay khi thức ăn vừa nấu xong, không để trẻ ăn những thức ăn đã để quá lâu.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch, hình
thành cho con thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>Phần 3 :Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm</b>


Với sáng kiến kinh nghiệm:”Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi giảm tỷ
<i><b>lệ trẻ suy dinh dưỡng tại trường mầm non” tôi đã áp dụng vào lớp 4 tuổi A</b></i>
thuộc khối 4 tuổi và cho 32 học sinh


Bảng kết quả khảo sát hành vi của trẻ



Giai
đoạn
Tổn
g số
trẻ
Hoạt động
Trẻ biết
một số
thực phẩm


và giá trị
dinh
dưỡng của
thực phẩm
Trẻ biết
một số
món ăn,
giá trị
dinh
dưỡng của
các món
ăn và ăn
uống đầy
đủ, hợp lý
và sạch sẽ


Biết tập các
bài tâp thể
dục chuyên



biệt dành
cho trẻ suy
dinh dưỡng


Tỷ lệ trẻ
suy dinh
dưỡng nhẹ


cân


Tỷ lệ trẻ
suy dinh
dưỡng thấp


còi


Trẻ % Trẻ % Trẻ % Trẻ % Trẻ %


Trước
khi áp
dụng


32 19 59.3% 16 50% 15 46.8% 8 81% 7 75%


Sau khi
áp
dụng


32 27 84% 29 90.6% 29 90.6% 2 93.7% 1 87.5%



<b> Qua so sánh số lượng và tỷ lệ ở bảng trên tôi rút ra được một số nhận xét</b>
trước và sau khi áp dụng sáng kiến: trước khi chưa áp dụng sáng kiến thỉ tỷ lệ
trẻ còn thấp. Sau khi áp dụng sáng kiến tơi thấy có những kết quả như sau:


Khả năng nhận biết và phân biệt được những loại thực phẩm thơng
thường và ích lợi của thực phẩm đối với sức khoẻ. Có ý thức ăn uống đầy đủ,
hợp lý để cơ thể khoẻ mạnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Biết tập các bài tâp thể dục chuyên biệt dành cho trẻ suy dinh dưỡng.
Có nề nếp, thói quen văn minh tốt trong ăn uống, thực hành vệ sinh cá
nhân, tự phục vụ trong sinh hoạt (ăn, ngủ, vệ sinh).


Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân và thấp còi giảm đi đáng kể so với đầu năm
học


Kết quả trên cho thấy các biện pháp mà tôi thực hiện trên trẻ 4 tuổi A đã
mang lại những hiệu quả cao, chứng tỏ rằng chất lượng những trò chơi, bài tập,
cách cho trẻ vận động, và phương thức phối hợp với phụ huynh của tôi đã được
nâng lên, tỉ lệ trẻ duy dinh dưỡng về chiều cao và cân nặng đã tăng lên rõ rệt, trẻ
khỏe mạnh,năng động, học hành tiến bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn và đang phát triển, sự nuôi dưỡng và
chăm sóc sức khỏe cùng với sự theo dõi sự phát triển của trẻ là nhiệm vụ mà cô
giáo mầm non và các bậc phụ huynh cần phải hiểu rõ và thực hiện nghiêm túc.
Về mặt sinh học để trẻ lớn và phát triển thì trẻ cần phải được cung cấp đầy đủ về
dinh dưỡng và được chăm sóc sức khỏe, được khám phân loại sức khỏe theo
định kỳ được cân đo đánh giá tình trạng dinh dưỡng để có sự can thiệp hỗ trợ
kịp thời giúp trẻ phát triển khỏe mạnh đáp ứng yêu cầu của lứa tuổi.


Với các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng bằng hình thức


chơi mà học- học mà chơi đã mang lại hiệu quả, vì nó vừa là phương tiện giải trí
lành mạnh, vui chơi sơi động hấp dẫn, vừa là phương tiện giáo dục nhẹ nhàng
sâu sắc. Các biện pháp này dễ tiếp cận vừa không tốn mà lại mang lại hiệu quả
giáo dục cao trong trường học, góp phần nâng cao nhận thức tăng cường thể lực,
nâng cao sức khỏe giúp trẻ trở thành những người tài giỏi và có ích cho xã hội


Khi trẻ ở trường thì giáo viên giữ vai trị quan trọng nhất trong mọi hoạt
động của lớp, vì vậy sự thành cơng trong việc giáo dục dinh duõng và sức khỏe
của trẻ phụ thuộc phần lớn vào giáo viên, muốn giáo dục trẻ có ý thức, hình
thành cho trẻ thành thói quen cho trẻ đạt được thành cơng thì trước hết người
giáo viên cần: điều tra, khảo sát thơng tin sau đó đánh giá thực trạng ý thức của
trẻ ở lớp mình tại thời điểm hiện tại, sau đó, xây dựng kế hoạch cụ thể để giáo
dục dinh dưỡng sức khỏe. Khi tổ chức lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và sức
khỏe cần đưa ra mục đích yêu cầu phù hợp với khả năng thể trạng của trẻ. Việc
chuẩn bị kĩ về mọi mặt: Đồ dùng, bài tập , hình thức tổ chức, tất cả phải thu hút
và hấp dẫn trẻ, cần động viên trẻ tham gia đầy đủ


*Đề tài đã được thực hiện thường xuyên tại lớp 4 tuổi A và đã thu được
các kết quả như sau:


Trẻ biết tên gọi, giá trị dinh dưỡng của một số thực phẩm


Trẻ biết một số món ăn và giá trị dinh dưỡng của các món ăn đó, biết chất
ăn nhiều và chất ăn hạn chế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Biết tích cực luyện tập các bài thể dục dành riêng cho trẻ thấp còi và nhẹ
cân để phát triển cơ thể.


Với những biện pháp mà tôi đã nghiên cứu và thu được kết quả cao thì
đề tài này có thể áp dụng ở tất cả các lớp 4 tuổi trường mầm non Kim Đức nói


riêng cũng như các trường mầm non trên thành phố Việt Trì nói chung.


* Bài học kinh nghiệm:


Muốn nghiên cứu phương pháp giảm tỷ lệ dinh dưỡng cho trẻ thành cơng
thì trước hết giáo viên phải tìm hiểu nghiên cứu kĩ về đề tài và thực trạng của
trường, của lớp, của trẻ, sau đó cần có kế hoạch cụ thể cho các công việc phải
làm.


Nghiên cứu tài liệu để không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nắm
chắc phương pháp dạy học, ln tìm tịi cải tiến phương pháp phù hợp sáng tạo
trong việc tổ chức lồng ghép dinh dưỡng và sức khỏe, và cho trẻ thấy rõ được
tầm quan trọng của dinh dưỡng và sức khỏe đối với trẻ.Cần tổ chức lồng ghép
dưới nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn tạo cơ hội cho tất cả trẻ đều được hiểu
về dinh dưỡng và sức khỏe và tham gia hoạt động một cách hứng thú.


Giáo viên phải tích cực tìm tịi sáng tạo áp dụng linh hoạt các phương
pháp dạy học một cách sáng tạo và phù hợp với nhận thức của trẻ ở lớp mình


Thường xuyên theo dõi, quan sát kiểm tra về chất lượng trên trẻ để có
biện pháp bồi dưỡng phù hợp cho từng trẻ


Tạo môi trường lớp học hấp dẫn đẹp mắt cũng như đầy đủ đồ dùng để cô
và trẻ hoạt động và dạt được hiệu quả tốt nhất


Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục trẻ để
trẻ có thói quen khơng những ở trường mà cịn ở nhà


Giáo viên ln gần gũi với trẻ hịa nhã thân thiện, động viên khuyến khích
kịp thời và sửa sai cho trẻ một cách tế nhị



<b>2. Kiến nghị:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về
giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe để giáo viên có cơ hội học tập và trau dồi kiến
thức


Thường xuyên cung cấp đồ dùng đồ chơi, đẹp lạ mắt, kích thích trí tị mị
ham hiểu biết của trẻ để trẻ hứng thú hơn trong giờ học


Có thêm nhiều tài liệu tham khảo cho giáo viên đứng lớp để được tìm
hiểu và nghiên cứu .


Tổ chức nhiều buổi họp mặt phụ huynh bằng nhiều hình thức khác nhau
để nâng cao nhận thức của phụ huynh về ý nghĩa cũng như phương pháp của
việc đẩy lùi tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ.


Trên đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng tại lớp 4 tuổi A trường
mầm non Kim Đức. Tuy nhiên những biện pháp tôi đưa ra sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, tơi rất mong được sự góp ý của hội đồng khoa học các cấp để
đề tài của tơi ngày càng hồn thiện, và áp dụng có hiệu quả ở các trường mầm
non.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
<b>NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN</b>


<b> Đào Thị Thanh Tâm</b>


</div>

<!--links-->

×