Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Co MinhTuần 18 b1 lớp 4C

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.74 KB, 25 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TUẦN 18</b>



<i>Thứ hai, ngày 11 tháng 1 năm 2021</i>
<b>Hoạt động tập thể</b>


<b>SINH HOẠT DƯỚI CỜ</b>


<b>Chủ đề: Tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


Chào cờ đấu tuần, nghe đánh giá kết quả các hoạt động trong tuần 17
- Biết được kế hoạch tuần tới của trường.


- HS biết được các phong tục tập quán trong Tết cổ truyền dân tộc.
- Tự hào về truyền thống dân tộc.


<b>II. QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM: </b>
Trường


<b>III. CHUẨN BỊ</b>
- Máy chiếu


<b>II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG</b>
<b>Phần 1: Nghi lễ (10p)</b>


- Lễ chào cờ


- Nhận xét tuần 17


- Phát động, phổ biến kế hoạch trong tuần 18
<b>Phần 2. Tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc</b>



H: Em có biết Tết cổ truyền của dân tộc ta bắt đầu từ ngày tháng nào không?
- Tết cổ truyền bắt đầu từ ngày 1/1 âm lịch đến hết ngày 3/1 âm lịch.


- Tết Nguyên đán là ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Đây cũng là dịp
gia đình qy quần, đồn tụ bên nhau sau những ngày làm việc vất vả. Với người
Việt Nam, tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm.


Trải qua bao nhiêu biến động của lịch sử nhưng những phong tục cổ truyền của
người Việt vẫn giữ được nét bản sắc dân tộc.


H: Em có biết những phong tục tập quán của tết cổ truyền là những phong tục
gì khơng?


HS: Chúc tết, lì xì, xơng đất, gói bánh chưng, bánh giầy, mua đào, mai, cúc....
- HS nói về các phong tục mình biết.


- GV nhận xét, bổ sung:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>b) Cây nêu ngày Tết</b>


Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5 - 6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ
(tùy theo từng điạ phương) như vàng mã, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng
giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), đôi khi người ta còn treo lủng lẳng
những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm
nhau tạo thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai… Người xưa tin rằng
những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để
báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, khơng được tới quấy nhiễu…


Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời


đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống.


<b>c) Câu đối tết: Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các</b>
nho học cho tới những người bình dân “tồn cổ” vẫn còn trọng tục treo “câu đối đỏ”
nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên
những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên thường được gọi chung là câu đối đỏ.


<b>d) Hoa tết : Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây</b>
đào trang trí trong nhà, bởi theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ
ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là màu may
mắn, như lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.


Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hoặc cây mai vàng hơn,
màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng
trưng cho vua chúa (thời phong kiến). Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và
mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa
thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ…; hoa để trang trí thì mn
màu sắc như hoa hồng, hoa thuỷ tiên, hoa thược dược, hoa violet,... Còn cây quất
thường được trang trí tại phịng khách, cây quất với lộc xanh mơn mởn, hoa trắng lốm
đốm, quả chín vàng ươm, trịn trịa, sum suê tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng,
tràn đầy, viên mãn kết quả.


<b>e) Màu của ngày Tết </b>


Màu chủ đạo trong ngày Tết vẫn là màu đỏ, theo quan niệm màu đỏ là màu
phát tài và may mắn. Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ: câu đối đỏ, phong
bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ, hạt dưa nhuộm màu đỏ, quyển lịch đỏ. Người Việt
Nam cũng thích chưng những loại hoa ánh đỏ như hồng, mãn đình hồng, hoa đào
v.v… Trước đây khi pháo còn được cho phép đốt, đường xá ngập tràn trong màu đỏ
của xác pháo nổ rân không ngớt kể từ giao thừa đến rạng sáng tết, rồi nổ lẻ tẻ mãi cho


đến khi nào hết “mồng một” mới thôi!Ngay việc chọn trang phục màu đỏ để mặc
cũng là một phong tục rất được ưa chuộng trong ngày Tết.


<b>g) Phong tục cúng ơng Táo</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

gia đình rồi trình bào cho Trời. Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, nhà
nào cũng thu dọn nhà cửa, bếp sạch sẽ rồi làm lễ cúng tiễn ông Táo lên trời, nhờ ông
báo cáo những điều tốt đẹp để một năm mới bình an và may mắn.


Theo lệ, lễ cúng ông Táo được đặt trong bếp và phải có cá chép vì tục truyền
rằng ơng Táo cưỡi cá chép để lên trời.


<b>h) Lễ cúng Tổ tiên</b>


Là lễ mời ông bà về ăn Tết với con cháu. Chiều ngày 30 tháng Chạp, trên bàn
thờ tổ tiên được bày 1 mâm cỗ bao gồm trái cây và thức ăn. Người gia trưởng thắp
hương dâng lên bàn thờ, cầu xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho gia tộc được nhiều
phước lành trong năm mới. Theo sau đó mọi người trong gia tộc đều chắp tay cung
kính thỉnh vong linh ơng bà về ăn Tết.


<b>i) Tục xông đất đầu năm </b>


Nguyên đán có nghĩa là buổi sáng đầu tiên của năm, lúc mọi thứ đều được bắt
đầu, mới mẻ tinh khơi. Chính vì vậy mà sau thời điểm giao thừa lúc 12 giờ đêm cuối
năm, người khách đầu tiên đến thăm gia chủ trong năm mới là người “xông đất”, là
sứ giả do sự may mắn đưa đến. Theo quan niệm dân gian, người xơng đất có ảnh
hưởng quan trọng đến hậu vận của cả nhà trong năm mới.


<b>k) Chúc Tết </b>



Sáng mồng một Tết cịn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc
trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ
năm mới tới, mỗi người thêm một tuổi, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu
“chúc thọ” ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày
tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là thêm 1 tuổi).


<b>l) Lì xì : Lì xì đầu năm là phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt và nhiều</b>
nước trong khu vực, với mong muốn những điều tốt đẹp nhất và lấy may từ những
ngày đầu năm mới. Lì xì bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết mà có thể
lì xì trong suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày cuối cùng của Tết
như mùng 9, mùng 10. Phong bao lì xì cũng mang nhiều ý nghĩ tốt đẹp. Phong bao
tượng trưng cho sự kín đáo - khơng muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích,
khơng vui trong ngày tết. Bao lì xì thường có màu đỏ, với người Châu Á màu đỏ là
một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội. Hơn nữa, phong bao lì xì
cịn tượng trưng cho tài lộc - người ta nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì
người ta càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc…


m) Xin chữ đầu xuân


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

mặt mà có ý nghĩa về đạo đức và đời sống đối với những con người cụ thể sẽ giá trị
hơn nhiều những lời nói sáo rỗng.


- Gv nhắc nhở HS phải biết lưu truyền các phong tục tập quán của dân tộc và tự
hào về truyền thống dân tộc của nhân dân ta.


____________________________
<b>Tiếng Việt</b>


<b>ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (TIẾT 1)</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>



Giúp HS biết:


- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 80
tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.
Thuộc được ba đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.


- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các
nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc 2 chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng
<i><b>sáo diều. </b></i>


- HS có năng khiếu: đọc tương đối lưu lốt, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ
(tốc độ trên 80 tiếng/phút)


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học sách Tiếng Việt
4-T1 (gồm cả văn bản thông thường).


- Bảng phụ


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>
<b>HĐ1. Giới thiệu bài</b>


Tuần nay chúng ta sẽ ôn tập và kiểm tra HK1.
<b>HĐ2: Kiểm tra TĐ và HTL</b>


GV gọi từng HS ( 2 – 3) lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại
bài trong vòng 1- 2 phút).



- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định
trong phiếu.


- GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.


- GV đánh giá HS theo thông tư 22 của Bộ GD - ĐT. HS nào đọc không đạt
yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại ở tiết sau.


<b>HĐ3. HD HS làm bài tập</b>


<b>Bài tập 2: (Lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm</b>
<i><b>Có chí thì nên và Tiếng sáo diều).</b></i>


- HS đọc yêu cầu của đề bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- GV lưu ý HS: Chỉ ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể
(Có một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay nhiều nhân vật để nói
lên một điều có ý nghĩa).


- Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Có chí thì nên và
<i><b>Tiếng sáo diều; HS phát biểu, GV ghi bảng hoặc HS làm bài theo yêu cầu trong</b></i>
SGK.


- HS sửa bài theo lời giải đúng:


<i><b>Tên bài</b></i> <i><b>Tác giả</b></i> <b>Nội dung chính</b> <i><b>Nhân vật</b></i>


Ông Trạng
thả diều



Trinh
Đường


Ca ngợi cậu bé Nguyễn Hiền thơng
minh, có ý chí vượt khó nên đã đậu
Trạng nguyên lúc 13 tuổi.


Nguyễn Hiền


- “Vua tàu
thuỷ” Bạch
Thái Bưởi


Từ điển
nhân vật
lịch sử Việt
Nam


Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu
bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và
ý chí vươn lên đã trở thành một nhà
kinh doanh tên tuổi lừng lẫy..


Bạch Thái Bưởi


Vẽ trứng Xuân yến Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên trì khổ
luyện đã trở thành danh hoạ vĩ đại.


Lê-ơ-nác-đơ đa
Vin-xi



Người tìm
đường lên
các vì sao


Lê Quang
Long


Phạm Ngọc
Toàn


Ca ngợi nhà khoa học người Nga,
Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên
cứu, kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã
thực hiện thành công ước mơ tìm
đường lên các vì sao.


Xi-ơn-cốp-xki


Văn hay
chữ tốt


Truyện đọc
1 (1995)


Cao Bá Quát kiên trì luyện chữ, đã
nổi danh là người văn hay chữ tốt.


Cao Bá Quát
Chú Đất



Nung
(phần 1
-2)


Nguyễn
Kiên


Chú bé Đất dám nung mình trong
lửa đã trở thành người mạnh mẽ,
hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt
gặp nước suýt bị tan ra.


Chú Đất Nung


Trong
quán ăn
“Ba cá
bống”


A-lếch-xây
Tơn-xtơi


Bu-ra-ti-nơ thơng minh, mưu trí đã
moi được tin bí mật về chiếc chìa
khố vàng từ hai kẻ độc ác.


Bu-ra-ti-nơ


Rất nhiều


mặt trăng
(phần 1
-2)


Phơ-bơ Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về
thế giới rất khác người lớn.


Công chúa nhỏ


<b>HĐ4. Củng cố dặn dò</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Nhắc nhở HS tích cực ơn bài.


______________________________
<b>Tốn</b>


<b>DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9</b>
<b> I. MỤC TIÊU</b>


- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.


- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 vào làm một số bài tập đơn
giản.


- BT tối thiểu HS cần làm: BT1; BT2. Khuyến khích HS làm được hết các BT
trong SGK.


- HSHN: Làm được bài bài
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>
Bảng phụ



<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>
<b>A. Khởi động</b>


- Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 và cho ví dụ?
- Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5 và cho ví dụ?
- HS đọc lại bảng chia 9.


- GV và cả lớp nhận xét.
<b>B. Khám phá</b>


<b>HĐ1. Giới thiệu bài</b>


Bài học hôm nay sẽ giúp các em nhận biết dấu hiệu chia hết cho 9.
<b>HĐ2. Dấu hiệu chia hết cho 9 </b>


- GV nêu các phép tính, HS nối tiếp nêu.


- Cho HS thảo luận nhóm 4 quan sát, tìm hiểu qua các ví dụ để tìm những số
chia hết cho 9 và khơng chia hết cho 9.


H: Vì sao em tìm được những số này?
*) Ví dụ:


72 : 9 = 8 182 : 9 = 20 (dư 2)
Ta có: 7 + 2 = 9 Ta có : 1 + 8 + 2 = 11


9 : 9 = 1 11 : 9 = 1 (dư 2)
657 : 9 = 73 451 : 9 = 50 (dư 1)
Ta có: 6 + 5 + 7 = 18 Ta có : 4 + 5 + 1 = 10



18 : 9 = 2 10 : 9 = 1 (dư 1)


- Yêu cầu HS đọc và tìm điểm giống nhau của các số chia hết cho 9 vừa tìm
được.


- GV yêu cầu HS tính tổng của các số chia hết cho 9.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- GV: Các số chia hết cho 9 thì tổng các chữ số cũng chia hết cho 9, từ đó ta
cũng rút ra được dấu hiệu chia hết cho 9.


<i> Kết luận:</i>


- HS rút ra dấu hiệu các số chia hết cho 9, phát biểu trước lớp, cả lớp và GV
nhận xét.


- GV chốt lại: Vậy các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
- Cho HS nêu các số chia hết cho 9.


<b>HĐ3. Thực hành</b>


Bài1: Gọi HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9
- HS nêu miệng


- Cả lớp nhận xét.


- GV nhận xét, chữa bài.


Số chia hết cho 9 là: 99; 108; 5643; 29385
Bài2: Cho HS lên bảng làm bài.



- Cả lớp nhận xét.


- GV nhận xét, chữa bài.


Số không chia hết cho 9 là: 96; 7853; 1097
Bài3: GV yêu cầu HS đọc đề bài.


<i>(Viết hai số có ba chữ số chia hết cho 9).</i>


H: Các số phải viết cần thoả mãn những u cầu gì?
<i>(là số có ba chữ số, là số chia hết cho 9).</i>


- GV yêu cầu HS tự tìm vào vở.
- HS nối tiếp đọc các số của mình.
- GV nhận xét, bổ sung.


Bài 4: Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống để được số chia hết cho 9:
HS điền, sau đó gọi chữa.


- Cả lớp nhận xét.


- GV nhận xét, chữa bài.


31 5 ; 1 35; 2 2 5
<b>HĐ4. Củng cố, dặn dò </b>


- Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.



<i>____________________________</i>
<b>Tiếng Việt</b>


<b>ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (TIẾT 2)</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 80
tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.
Thuộc được ba đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.


- HS có năng khiếu: đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ
(tốc độ trên 80 tiếng/phút)


- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước
đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3).


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học sách Tiếng Việt
4-T1 (gồm cả văn bản thông thường).


- Bảng phụ


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>
<b>HĐ1. Kiểm tra TĐ và HTL</b>
(khoảng 1/6 HS trong cả lớp).


- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài


(sau khi bốc thăm được xem lại bài trong vòng 1- 2 phút).



- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định
trong phiếu.


- GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.


- GV đánh giá HS theo thông tư 22 của Bộ GD - ĐT. HS nào đọc không đạt
yêu cầu. GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại ở tiết sau.


<b>HĐ2. Bài tập</b>


Bài 2: (Đặt câu với từ ngữ thích hợp để nhận xét về nhân vật).
- HS đọc yêu cầu của đề bài, làm vào vở bài tập.


- HS nối tiếp nhau đọc những câu văn đã đặt, cả lớp và GV nhận xét.


VD: + Từ xưa đến nay, nước ta chưa có người nào đỗ trạng nguyên khi mới 13
tuổi như Nguyễn Hiền. /Nguyễn Hiền đã thành đạt nhờ thơng minh và ý chí vượt khó
rất cao./ Nguyễn Hiền rất có chí. / Nhờ thơng minh, ham học và có chí, Nguyễn Hiền
đã trở thành Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. / ...


+ Cao Bá Quát rất kì cơng luyện viết chữ. / Nhờ khổ cơng luyện tập, từ một
người viết chữ rất xấu, Cao Bá Quát đã nổi danh là người viết chữ đẹp. / ...


+ Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn. / Ơng đã trở thành anh
hùng kinh tế nhờ tài năng kinh doanh và ý chí vươn lên, thất bại không nản. / ...


+ cốp-xi-ki là người đầu tiên nước Nga tìm cách bay vào vũ trụ./
Xi-ơn-cốp-xi-ki là người tài giỏi, kiên trì hiếm có. / Xi-ôn-Xi-ôn-cốp-xi-ki đã đạt được ước mơ từ
thuở nhỏ nhờ tài năng và nghị lực phi thường. / ...



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Bài 3: (Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để khuyến
khích hoặc khích lệ bạn).


- HS đọc yêu cầu của đề bài, làm vào vở bài tập.


- HS nối tiếp nhau đọc những câu văn đã đặt có sử dụng những câu thành ngữ,
tục ngữ.


- HS nối tiếp nhau đọc những câu văn đã đặt, cả lớp và GV nhận xét.
VD:


a) Nếu bạn em có quyết tâm
học tập, rèn luyện cao?


b) Nếu bạn em nản lòng khi
gặp khó khăn?


c) Nếu bạn em dễ thay đổi ý
định theo người khác?


- Có chí thì nên.


- Có cơng mài sắt, có ngày nên kim.
- Người có chí thì nên


Nhà có nền thì vững.


- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.


- Thất bại là mẹ thành công.
- Thua keo này, bày keo khác.
- Ai ơi đã quyết thì hành


Đã đan thì lận trịn vành mới thơi !
- Hãy lo bền chí câu cua


Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai !
<b>HĐ3. Củng cố, dặn dò</b>


- GV nhận xét tiết học và dặn những em chưa thuộc bài hôm nay về học để tiết
sau kiểm tra lại.


<i>______________________________</i>
<i>Thứ ba, ngày 12 tháng 1 năm 2021</i>


<b>Thể dục</b>


<b>ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY</b>


<b>TRỊ CHƠI : “ CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC ”</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


- Ơn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi nhanh chuyển sang chạy. Yêu cầu thực
hiện động tác tương đối chính xác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Phần Nội dung ĐL Phương pháp
<b> </b>


<b>Mở </b>


<b>đầu</b>


- GV nhận lớp phổ biến nội dung,
yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ
trang phục luyện tập.


- Lớp trưởng điều khiển


- Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ tay,
cổ chân, đầu gối, hông, vai.


Chạy chậm theo đội hình hàng dọc
trên địa hình tự nhiên


4 - 6 Đội hình 3 hàng ngang
X


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

_______________________
<b>Toán</b>


<b>DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


Giúp HS:


- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.


- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 vào làm một số bài tập đơn
giản.



- BT tối thiểu HS làm được: BT1; BT2. Khuyến khích HS làm được hết các BT
trong SGK.


- HSHN: Làm được bài tập 1
<b>II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>
<b>A. Khởi động</b>


- Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9 và cho ví dụ?
- HS đọc bảng chia 3


- Theo em số như thế nào thì chia hết cho 3?
- HS nối tiếp trả lời.


- GV và cả lớp nhận xét.
<b>B. Khám phá</b>


<b>HĐ1. Giới thiệu bài</b>


- Bài học hôm nay sẽ giúp các em nhận biết dấu hiệu chia hết cho 3.
<b>HĐ2. Dấu hiệu chia hết cho 3</b>


- Gv tổ chức cho HS dựa vào bảng chia 3 để tìm dấu hiệu chia hết cho 3.
- HS làm việc nhóm 4 trong 3 phút và báo cáo


H: Vì sao em tìm được những số này?


- GV giới thiệu: có cách tìm đơn giản, đó là cách dựa vào dấu hiệu chia hết cho
3 chúng ta sẽ đi tìm dấu hiệu này.


- Yêu cầu HS tìm điểm giống nhau giữa các số HS nêu


- Yêu cầu HS tính tổng của các số đó.


- GV: em hãy tìm mối quan hệ giữa tổng các chữ số của các số này với 3
<i>(Tổng các chữ số chia hết cho 3). </i>


*) Ví dụ:


63 : 3 = 21 91 : 3 = 30 (dư 1)
Ta có: 6 + 3 = 9 Ta có: 9 + 1 = 10


9 : 3 = 3 10 : 3 = 3 (dư 1)
123 : 3 = 41 125 : 3 = 41 (dư 2)
Ta có: 1 + 2 + 3 = 6 Ta có: 1 + 2 + 5 = 8


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- HS rút ra dấu hiệu các số chia hết cho 3, phát biểu trước lớp, cả lớp và GV
nhận xét.


- GV chốt lại: Vậy các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
<b>HĐ3. Thực hành</b>


Bài 1: Hs nêu miệng và giải thích


Số chia hết cho 3 là: 231; 1872; 92313


Vậy số chia hết cho 3 là tổng các chữ số chia hết cho 3.
Bài 2: HS nêu miệng và giải thích


Số khơng chia hết cho 3 là: 502; 6823; 641311
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài.



H: Các số này phải thoả mãn u cầu gì?
<i>(Là số có ba chữ số. Là số chia hết cho 3)</i>


- Viết ba số có ba chữ số chia hết cho 3: 132; 675; 819
- Cho HS lên bảng làm bài.


- Cả lớp nhận xét.


- GV nhận xét, chữa bài.


Bài 4: Cho HS làm việc nhóm 2 và báo cáo kết quả.
- Cả lớp nhận xét.


- GV nhận xét, chữa bài.


Viết số thích hợp vào ơ trống để được số chia hết cho 3 mà không chia hết cho
9: 564 – 561 – 795 – 798 – 2235 – 2535


GV rút ra nhận xét: Các số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3 nhưng các số
<i><b>chia hết cho 3 thì chưa hẳn đã chia hết cho 9.</b></i>


<b>HĐ3. Củng cố, dặn dò: </b>


- Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3, dấu hiệu chia hết cho 9.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.


____________________________
<b>Tiếng Việt</b>


<b>ƠN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (TIẾT 3)</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


Giúp HS biết:


- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 80
tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.
Thuộc được ba đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.


- HS có năng khiếu: đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ
(tốc độ trên 80 tiếng/phút)


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc.


- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài và 2 cách kết bài đã
học.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>
<b>HĐ1. Kiểm tra TĐ và HTL</b>


GV goi từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài
trong vòng 1- 2 phút).


- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định
trong phiếu.


- GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.


- GV đánh giá HS theo thông tư 22 của Bộ GD - ĐT. HS nào đọc không đạt
yêu cầu. GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại ở tiết sau.



<b>HĐ2. Bài tập 2</b>


- HS đọc yêu cầu của đề bài.


- GV yêu cầu HS đọc thầm truyện: Ông Trạng thả diều.


- HS đọc SGK nội dung ghi nhớ hai cách mở bài và hai cách kết bài đã học.
Mở bài trực tiếp:


Mở bài gián tiếp:
Kết bài mở rộng:
Kết bài không mở
rộng


Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.


Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.


Sau khi cho biết kết cục của câu chuyện, có lời bình luận
thêm về câu chuyện.


Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, khơng bình luận gì
thêm.


- HS làm bài cá nhân.


- HS trình bày kết quả làm bài của mình, các bạn khác nhận xét bổ sung, GV
nhận xét và đem ra kết luận chung. VD:



a) Mở bài kiểu gián tiếp:


Nước ta có những thần đồng bộc lộ tài năng từ nhỏ. Đó là trường hợp chú bé
Nguyễn Hiền. Nguyễn Hiền nhà nghèo, không được đi học nhưng vì có ý chí vươn
lên và trí thơng minh hơn người nên đã tự học và thi đỗ Trạng nguyên khi mới 13
tuổi. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Nhân Tông ...


b) Kết bài kiểu mở rộng:


Câu chuyện về vị Trạng nguyên trẻ tuổi nhất nước Nam ta làm cho em càng
thấm thía hơn những lời khun của người xưa: Có chí thì nên, Có cơng mài sắt, có
ngày nên kim.


<b>HĐ4. Củng cố, dặn dò </b>
- GV nhận xét tiết học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<i> Thứ tư, ngày 13 tháng 1 năm 2021</i>
<b>Thể dục</b>


<b>SƠ KẾT HỌC KÌ 1</b>


<b>TRỊ CHƠI : CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


- Sơ kết học kì I


- Trị chơi. Chạy theo hình tam giác. Yêu cầu tập trung chú ý, bình tĩnh, khéo léo
<b>II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP</b>


_________________________


<b>Tiếng Việt</b>


<b>ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (TIẾT 5)</b>


<b>Phần</b> <b>Nội dung</b> <b>ĐL</b> <b>Phương pháp</b>


<b>Mở </b>
<b>đầu</b>


GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu
giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục
luyện tập.


- Lớp trưởng điều khiển khởi động khớp
cổ tay, cổ chân, đầu gối, hơng, vai.


6 - 10


Đội hình 3hàng ngang
X


x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x


<b>Cơ </b>
<b>bản</b>


a. Sơ kết học kì I
Giáo viên sơ kết



Nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi và tổ
chức cho học sinh chơi


b. Trò chơi vận động: “Chạy theo hình
tam giác ”.


12 -.14


Đội hình trị chơi.


<b>Kết </b>
<b>thúc</b>


- Học sinh đứng tại chỗ làn động tác thả
lỏng


Lớp trưởng bắt nhịp cho học sinh hát
- Tập một số động tác thả lỏng


- Đứng tại chổ vỗ tay hát 1 bài


- GV cùng HS hệ thống lại bài học, dặn


5 - 6 X


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>I. MỤC TIÊU</b>
Giúp HS biết:



- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 80
tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.
Thuộc được ba đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.


- HS có năng khiếu: đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ
(tốc độ trên 80 tiếng/phút)


- Nhận biết được danh từ, động từ, tình từ trong đoạn văn. Biết đặt câu hỏi xác
định cho các bộ phận của câu đã học: Làm gì? Thế nào? Ai? (BT2).


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc.


- Một số tờ phiếu khổ to kẻ 2 bảng để HS làm BT2.
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>


<b>HĐ1. Giới thiệu bài</b>


- GV nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
<b>HĐ2. Kiểm tra TĐ và HTL</b>


- GV tiến hành kiểm tra tương tự như các tiết trước.
<b>HĐ3. HD HS làm bài tập</b>


HS đọc yêu cầu của bài và làm bài vào vở.


a) Các danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn:


Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những
em bé Hmơng mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc


sỡ đang chơi đùa trước sân.


H: Danh từ là gì?


Danh từ là từ chỉ người, chỉ vật, hiện tượng.


- Danh từ chỉ người: Học sinh, cô giáo, công nhân, bác sĩ..
- Danh từ chỉ vật: bàn, nghế, bút, sách, lọ hoa,...


- Danh từ chỉ hiện tượng: gió, mưa, bão, lũ lụt, sấm sét,...


- Danh từ chỉ khái niệm: Tình thương u, lịng tự trọng, tính ngay thẳng, sự
q mến,...


- Danh từ chỉ đơn vị: cái, con, chiếc,...


+ Danh từ: buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ,
móng, hổ, quần áo, sân, Hmơng, Tu Dí, Phù Lá.


+ Động từ : dừng lại, chơi đùa.
+ Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.


b) Đặt câu hỏi cho từng bộ phận được in đậm:
- Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ<i>.</i>


- Nắng phố huyện vàng hoe<i>.</i>


- Những em bé Hmơng mắt một mí<i>, <b>những em bé Tu</b></i>
<i><b>Dí</b>,<b> Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ</b></i> đang chơi



- Buổi chiều, xe <i>làm</i>
<i>gì</i>?


- Nắng phố huyện


<i>thế nào</i>?


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>H</b>


<b>HĐ4. Củng cố, dặn dò</b>
- GV nhận xét tiết học.


- Dặn HS về nhà tìm các danh từ, động từ có trong bài tập đọc: Rất nhiều mặt
trăng. Ghi nhớ những kiến thức vừa ôn luyện ở BT2.


<b>___________________________</b>
<b>Toán</b>


<b>LUYỆN TẬP</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


Giúp HS:


- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa
chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số
tình huống đơn giản.


- BT tối thiểu HS làm được: BT1; BT2; BT3. Khuyến khích HSlàm được hết
các BT trong SGK.



- HSHN: Làm được bài 1


<b>II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>
<b>A. Khởi động</b>


- Gọi HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9, cho ví dụ?
H: Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì như thế nào?
(Tận cùng là chữ số 0).


H: Số vừa chia hết cho 2 và chia hết cho 3 là như thế nào?
(Là số chẵn có tổng chia hết cho 3).


- GV và cả lớp nhận xét.
<b>B. Luyện tập, thực hành</b>
<b>HĐ1. Giới thiệu bài</b>


Trong tiết học này, các em sẽ cùng luyện tập về các dấu hiệu chia hết cho
2,5,9,3.


<b>HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập</b>


Gv tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài.


Gv theo dõi, kèm Dũng, Bắc, Hthanh, Quân, Thùy
Bài1: GV nhận xét, chữa bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

c) Số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9: 2229; 3576
Bài2: Cho HS lên bảng làm bài.


- Cả lớp nhận xét.



- GV nhận xét, chữa bài.


a) 945. b) 225; 255; 285. c) 762; 768.


Bài3: HS tự làm bài rồi kiểm tra chéo kết quả lẫn nhau.
- Cả lớp nhận xét.


- GV nhận xét, chữa bài.


a) Đ b) S c) S d) Đ


Bài4: HS nêu lại đề bài, nêu cách làm. 1HS làm bảng phụ.
a) Số cần viết phải chia hết cho 9 nên cần điều kiện gì?
(Viết ba số ít nhất có ba chữ số khác nhau chia hết cho 9
612; 621; 126; 162; 216; 261).


b) Số cần viết phải thoả mãn điều kiện gì? (tổng các chữ số chia hết cho 3
nhưng không chia hết cho 9). Vậy ta cần chọn ba chữ số nào để lập các số đó?


(Viết một số có ba chữ số khác nhau chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9
120; 102; 201; 210)


<b>HĐ3: Củng cố, dặn dò</b>


- Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3, dấu hiệu chia hết cho 9.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.


__________________________
<i>Thứ năm, ngày 14 tháng 1 năm 2021</i>



<b>Tiếng Việt</b>


<b>ƠN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (TIẾT 6)</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


Giúp HS biết:


- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 80
tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.
Thuộc được ba đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.


- HS có năng khiếu: đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ
(tốc độ trên 80 tiếng/phút)


- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được
đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2).


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
- Bảng phụ để HS lập dàn ý cho BT2a.
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>


<b>HĐ1. Kiểm tra TĐ và HTL</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>HĐ2. HD HS làm bài tập</b>
- HS đọc yêu cầu của bài ra.


<i>a) Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. </i>
- HS chọn một đồ vật để quan sát.



- Từng HS quan sát đồ dùng của mình.
- HS viết thành dàn ý miêu tả.


- HS trình bày trước lớp, cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
VD về dàn ý bài văn tả cây bút:


- Mở bài:
- Thân
bài:


- Kết bài:


Giới thiệu cây bút q đó do ơng em tặng nhân ngày sinh
nhật.


- Tả bao qt bên ngồi:


+ Hình dáng thon, mảnh, vát lên ở cuối như đuôi máy bay.
+ Chất liệu gỗ, rất thơm, chắc tay.


+ Màu nâu đen, không lẫn với bút của ai.
+ Nắp bút cũng bằng gỗ, đậy kín.


+ Hoa văn trang trí là hình những chiếc lá tre.
+ Cái cài bằng thép trắng.


- Tả bên trong:


+ Ngòi bút rất thanh, sáng lống.


+ Nét bút thanh, đậm...


Em giữ gìn cây bút rất cẩn thận, không bao giờ quên đậy nắp,
không bao giờ bỏ quên bút. Em luôn cảm thấy như có ơng ở
bên mình mỗi khi dùng cây bút.


<i>b) Viết mở bài theo kiểu gián tiếp và mở bài theo kiểu mở rộng: </i>


HS viết sau đó lần lượt từng em nối tiếp nhau đọc bài làm của mình. Các
bạn khác nhận xét bổ sung.


VD:


a) Một mở bài
kiểu gián tiếp:


b) Một kết bài
kiểu mở rộng:


Sách, vở, bút, giấy, mực, thước kẻ, ... là những người bạn
giúp ta trong học tập. Trong những người bạn ấy, tôi
muốn kể về cây bút thân thiết, mấy năm nay chưa bao giờ
rời xa tôi.


Cây bút này gắn bó với kỉ niệm về ơng tơi, về những
ngày ngồi trên ghế nhà trường. Có lẽ cây bút này sẽ hỏng,
tôi sẽ phải dùng nhiều cây bút khác nhưng cây bút này tôi
sẽ cất trong hộp, giữ mãi như một kỉ niệm tuổi thơ.


<b>HĐ3. Củng cố, dặn dò </b>


- GV nhận xét tiết học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<i>_________________________________</i>
<b>Toán</b>


<b>LUYỆN TẬP CHUNG</b>
<b>I. MỤC TIÊU </b>


Giúp HS:


- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 trong một số tình huống đơn
giản.


- Bài tập tối thiểu HS cần làm được: BT1; BT2; BT3. Khuyến khích HS làm
được hết các BT trong SGK.


- HSHN: làm được bài tập 1
<b>II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b>A. Khởi động</b>


- Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9, cho ví dụ?
- GV và cả lớp nhận xét.


<b>B. Bài mới</b>


<b>HĐ1. Giới thiệu bài: </b>


Trong tiết học này, các em sẽ tiếp tục luyện tập về các dấu hiệu chia hết và vận
dụng các dấu hiệu chia hết để giải toán.



<b>HĐ2. Hướng dẫn HS thực hành, luyện tập</b>
Bài1: Cho HS lên bảng làm bài.


- Cả lớp nhận xét.


- GV nhận xét, chữa bài.


a) Các số chia hết cho 2 là: 4568; 2050; 35766.
b) Các số chia hết cho 3 là: 2229; 35766.


c) Các số chia hết cho 5 là: 7435; 2050.
d) Các số chia hết cho 9 là: 35766.


Bài2: GV cho HS nêu cách làm, sau đó HS tự làm vào vở.
- Cho HS lên bảng làm bài.


- Cả lớp nhận xét.


- GV nhận xét, chữa bài.
Kết quả là:


a) Các số chia hết cho 5 và 2 là: 64620; 5270
b) Các số chia hết cho 3 và 2 là: 57234; 64620
c) Số chia hết cho 2; 3; 5 và 9 là: 64620


Bài3: HS tự làm vào vở, sau đó tự kiểm tra chéo lẫn nhau.
- Cả lớp nhận xét.


- GV nhận xét, chữa bài.
Kết quả là:



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Bài4: Cho HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét.


- GV nhận xét, chữa bài.


HS tính giá trị của từng biểu thức, sau đó xem kết quả là số chia hết cho những
số nào trong các số 2 và 5.


a) 2253 + 4315 - 173 = 6395; 6395 chia hết cho 5.
b) 6438 - 2325 x 2 = 1788; 1788 chia hết cho 2.


c) 480 - 120 : 4 = 450; 450 chia hết cho 2 và chia hết cho 5.
d) 63 + 24 x 3 = 135; 135 chia hết cho 5.


Bài5: HS đọc bài tốn rồi phân tích:


+ Nếu xếp thành ba hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết
cho 3.


+ Nếu xếp thành 5 hàng khơng thừa, khơng thiếu bạn nào thì số bạn chia hết
cho 5.


H: Vậy số đó phải thoả mãn điều kiện gì?
(+ Số lớn hơn 20 và nhỏ hơn 35


+ Là số chia hết cho cả 3 và 5)


- Các số vừa chia hết cho 3, vừa chia hết cho 5 là: 0; 15; 30; 45;… Lớp ít hơn
35 HS và nhiều hơn 20 HS, vậy số HS của lớp là 30.



<b>HĐ3. Củng cố, dặn dò: </b>


- Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.


<i>Thứ sáu, ngày 15 tháng 1 năm 2021</i>
<b>Tiếng Việt</b>


<b>Kiểm tra viết (Chính tả - TLV)</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT mơn tiếng việt lớp
4, KHI.


<b>II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: </b>
<b>HĐ1. GV ghi đề ở bảng: </b>


a) Chính tả nghe viết:


<b>Chiếc xe đạp của chú Tư </b>
b) Tập làm văn:


Chọn đề sau: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích (khoảng
10 câu).


+ Viết lời mở bài theo cách mở bài trực tiếp.
+ Viết một đoạn văn ở phần thân bài.


<b>HĐ2. HS làm bài tập làm văn vào giấy kiểm tra. </b>



- GV đọc cho HS chép bài chính tả: Chiếc xe đạp của chú Tư .
- Đọc cho HS khảo lại bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

- GV thu bài kiểm tra.
- GV nhận xét tiết học.


- Yêu cầu HS về nhà viết lại bài văn và chuẩn bị bài sau.
<i>___________________________</i>


<b>Toán</b>


<b>KIỂM TRA HỌC KÌ 1</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


Kiểm tra tập trung các nội dung sau:
- Đọc, viết, so sánh số tự nhiên; hàng, lớp.


- Kĩ năng thực hiện phép tính cộng, trừ các số đến sáu chữ số khơng nhớ hoặc
có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp; nhân với số có hai, ba chữ số; chia số có
đến năm chữ số cho số có hai chữ số (hia hết và chia có dư).


- Dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.


- Kĩ năng chuyển đổi, thực hiện phép tính với số đo khối lượng, số đo diện tích
đã học.


- Nhận biết góc vng, góc nhọn, góc tù, hai đường thẳng vng góc và hai
đường thẳng song song.



- Tính diện tích hình vng, hình chữ nhật.


- Giải bài tốn có đến ba bước tính trong đó có các bài tốn: Tìm số trung
<b>bình cộng; Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.</b>


<b>II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>
<b>HĐ1. Giới thiệu bài</b>


- GV nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
<b>HĐ2. GV phát giấy kiểm tra cho HS làm bài</b>
<b>Phần1: PHẦN TRẮC NGHIỆM</b>


Mỗi bài tập dưới đây nêu kèm theo một số câu hỏi A; B; C; D. Hãy khoanh
tròn trước câu trả lời đúng:


Câu1: Kết quả của phép cộng 572863 + 280192 là:


A) 852955; B) 853955; C) 853055; D) 852055
Câu2: Kết quả của phép trừ 728035 – 49382 là:


A) 678753; B) 234215; C) 235215; D) 678653
Câu3: Kết quả của phép nhân 237 x 42 là:


A) 1312; B) 1422; C) 9954; D) 8944
Câu4: Kết quả của phép chia 9776 : 47 là:


A) 28; B) 208 C) 233(dư 25); D)1108


Câu5: Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 4m2<sub>6 dm</sub>2<sub> = ... dm</sub>2<sub> là:</sub>



A) 46 B) 460; C) 406; D) 4060


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Câu7: Một sân bóng đá có diện tích 11125 m2<sub> , chiều rộng 89 m. Chiều dài sân</sub>


bóng là.


A) 125 m B) 11000 m C) 11036 m D) 11214 m
<b>Phần2: PHẦN TỰ LUẬN</b>


Câu1: Ba hình chữ nhật 1; 2; 3 có cùng chiều dài và có cùng chiều rộng, xếp
được một hình vng có cạnh là 15 cm (xem hình vẽ). Hỏi:


a) Cạnh BM cùng vng góc với các cạnh nào?


A B
b) Cạnh AB cùng song song với các cạnh nào ?


c) Tính diện tích hình vng ABMN.
d) Tính diện tích mỗi hình 1; 2; 3


Câu2: Lớp 4B và 4C trồng được 236 cây. Lớp 4B trồng nhiều hơn lớp 4C là 34
cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây.


- HS làm, GV thu bài , nhận xét.
<b>HĐ3. HS làm bài vào giấy kiểm tra</b>
<i><b>* Đáp án:</b></i>


Phần1: Kết quả: 1. C; 2. D; 3. C; 4. B; 5. C
Phần 2:



Bài 1:


a) Cạnh BM cùng vng góc với các cạnh AB; DC; KH; MN
b) Cạnh AB cùng song song với các cạnh DC; KH; MN
c) Diện tích hình vng ABMN là 15 x 15 = 225 (cm2<sub>)</sub>


d) Diện tích mỗi hình 1; 2; 3là: 225 : 3 = 75 (cm2<sub>)</sub>


Bài 2:


Lớp 4B trồng được số cây là
(236+34): 2= 135 (cây)
Lớp 4C trồng được số cây là


135 - 34 = 101 (Cây)
Đáp số:


Lớp 4B: 135 cây
Lớp 4C: 101 cây


________________________________
<b>Địa lý</b>


<b>KIỂM TRA HỌC KÌ 1</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


D C


H
K



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

- Kiểm tra để đánh giá việc nắm kiến thức mà HS đã được học về phân mơn địa
lí trong học kì I vừa qua.


- Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh.


- Giáo dục học sinh ý thức tự giác học bài và làm bài.
<b>II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>


1. Giáo viên viết đề lên bảng: HS làm bài vào giấy kiểm tra


Câu 1: Nêu tên một số dân tộc ít ngời ở hồng Liên Sơn? Ngời dân ở hồng
Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính?


Câu 2: Hãy mơ tả vùng trung du Bắc Bộ. Vùng trung du Bắc Bộ thích hợp cho
việc trồng những loại cây gì?


Câu 3: Tây Nguyên có những cao ngun nào? Nêu đặc điểm khí hậu của Tây
Nguyên?


2: Học sinh làm bài , GV quan sát theo dõi
3: Thu bài:


- Biểu điểm: Mỗi câu đúng 3 đ; Trình bày: 1 điểm.
<b>HĐ4. Củng cố, dặn dò</b>


- GV nhận xét tiết học.


<b>Hoạt động tập thể</b>
<b>SINH HOẠT LỚP</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS tự nhận xét tuần.


- Rèn luyện khả năng tự quản


- Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, rèn luyện lối sống có trách nhiệm đối với
tập thể.


- Sinh hoạt theo chủ điểm: Ngày Tết quê em
<b>II. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU</b>


<b>* HĐ1: Sơ kết tuần tuần 18, kế hoạch tuân 19</b>
<b>a) Sơ kết tuần 18.</b>


- Gv tổ chức cho các tổ trưởng nhận xét về tổ của mình trong tuần qua.
- Lớp trưởng nhận xét chung về tình hình của tổ trong tuần.


GV nhận xét chung:
- Nền nếp học tập:


+ Giờ giấc ra vào lớp: đi học đều đúng giờ.


+ Tình hình học: HS làm bài tập nghiêm túc, tuy nhiên có một số em làm bài
còn làm chậm, chưa cẩn thận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

- GV cùng lớp tuyên dương một số bạn học tiến bộ: Bảo, Dũng


<i>- GV nhắc nhở chung một số học sinh còn chưa chú ý học bài, học cịn trầm,</i>
làm bài chậm. Khuyến khích HS cố gắng hơn.



+ Sách vở, đồ dùng học tập: Nhiều bạn có ý thức giữ gìn cẩn thận, gọn gàng.
Tuy nhiên một số bạn chưa có ý thức giữu gìn sách vở nhứ: Hoàn, Bảo


+ Sinh hoạt 15 phút đầu giờ : nghiêm túc, có chất lượng.
Vệ sinh: Cá nhân: Sạch sẽ, gọn gàng.


Lớp học sạch sẽ, ngăn nắp.


<b> Khu vực được phân cơng: Hồn thành tương đối tốt.</b>
- Tuyên dương HS thi trạng nguyên TV kịp thời.


- Tinh thần ôn tập chuẩn bị thi, kết quả làm bài thi cuối kì khá tốt, nhiều bạn
chịu khó ơn tập như Hoàn, Nhi, Linh, Ly, Anh, Nam ... Bên cạnh đó một số em điểm
cịn thấp; Qn,Bắc, Hthanh chưa đủ điểm. Cần cố gắng ở kì 2.


<b>* HĐ 2. Kế hoạch tuần 19</b>


- Tiếp tục duy trì ổn định nền nếp trong nhà trường đề ra.
- Thực hiện mọi nề nếp của lớp đề ra.


- Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.


- Vệ sinh khu vực được phân công kịp thời, sạch sẽ.
- Tham gia đọc báo và giải bài trên tạp chí.


- Chuẩn bị kế hoạch Hội chợ tuổi thơ.


<b>HĐ3: Sinh hoạt theo chủ điểm: Ngày Tết quê em:</b>
- GV tổ chức cho HS kể về ngày Tết quê em.



- HS nôi tiếp kể về những việc làm, phong tục tập quán của nhà mình, quê
mình vào ngày Tết.


- HS vẽ cảnh ngày Tết nơi quê em sinh sống: nấu bánh chưng, trang trí nhà
cửa, chợ hoa, cảnh xóm làng ngày Tết...


- GV theo dõi, giúp đỡ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×