Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Giáo án buổi chiều tuần 23

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.85 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TUẦN 23</b>



Thứ 2 ngày 1 tháng 3 năm 2021
<b>Khoa học</b>


<b>SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN</b>
<b> I. MỤC TIÊU</b>


<b>1. Kiến thức: Biết một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.</b>
<b>2. Kĩ năng: Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.</b>


*BVMT: Từ việc tìm hiểu tác dụng của năng lượng điện. GV liên hệ ý thức bảo vệ
mơi trường.


* TKNL: Biết dịng điện mang năng lượng; sử dụng điện tiết kiệm.
<b>3. Năng lực, phẩm chất: </b>


<b>*Năng lực:</b>


- Góp phần hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
thơng qua hoạt động thảo luận nhóm.


<b>*Phẩm chất: Góp phần hình thành phẩm chất trách nhiệm: Thực hiện tiết kiệm năng</b>
lượng điện.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>


- Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Bàn là, máy sấy tóc...; Tranh ảnh
trang 92- 93 SGK


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>


<b>1. Hoạt động khởi động</b>


- Cho HS tổ chức trò chơi "Bắn tên": Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà em
biết?


- GV nhận xét, đánh giá.


*Giới thiệu bài: Nêu rõ mục đích, yêu cầu của tiết học.
<b>2. Hoạt động khám phá</b>


<b>Hoạt động 1: Ứng dụng của dòng điện </b>
- GV cho HS l m vi c theo nhóm 4: à ệ
<b>Tên đồ dùng sử dụng</b>


<b>điện</b>


<b>Nguồn điện cần sử dụng</b> <b>Tác dụng của dịng điện</b>


Bóng điện Nhà máy điện Thắp sáng


Bàn là Nhà máy điện Đốt nóng


Ti vi Nhà máy điện/ ắc quy Chạy máy


Đài Nhà máy điện/ ắc quy/ pin Chạy máy


Tủ lạnh Nhà máy điện Chạy máy


Máy bơm nước Nhà máy điện Chạy máy



Nồi cơm điện Nhà máy điện Chạy máy


Đèn pin Pin Thắp sáng


Máy tính Nhà máy điện Chạy máy


Máy tính bỏ túi Nhà máy điện Chạy máy


Máy uốn tóc Nhà máy điện Đốt nóng


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Quạt Nhà máy điện Chạy máy


Đèn ngủ Nhà máy điện Thắp sáng


Máy sấy tóc Nhà máy điện Đốt nóng


Điện thoại Nhà máy điện Chạy máy


Máy giặt Nhà máy điện Chạy máy


Loa Nhà máy điện Chạy máy


- GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn
- Trình bày kết quả - GV nhận xét, bổ sung.


- GV giảng: Ở các nhà máy điện, các máy phát điện phát ra điện, điện được tải qua
<i>các đường dây đưa đến các ổ điện của mỗi gia đình, trường học,cơ quan, xí nghiệp.</i>
<i>Dịng điện mang năng lượng cung cấp năng lượng điện cho các đồ dùng sử dụng</i>
<i>điện. Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện được gọi chung là nguồn</i>
<i>điện như: nhà máy phát điện, pin, ắc quy,..</i>



<b>Hoạt động 2: Vai trò của điện</b>


- GV chia HS thành 2 đội tham gia chơi và 1 tổ trọng tài gồm 3 người.


- GV gắn lên bảng các thẻ từ: ghi tên các lĩnh vực: sinh hoạt hàng ngày; học tập;
thông tin; giao thông; nông nghiệp; giải trí; thể thao ... Yêu cầu 2 đội tiếp sức nhau
ghi tên các dụng cụ máy móc máy móc sử dụng điện phục vụ cho mỗi lĩnh vực đó. 2
đội thực hiện chơi.


- Treo hai bảng phụ có kẻ bảng như sau
Hoạt động Các dụng cụ, phương


tiện không sử dụng điện


Các dụng cụ, phương tiện có sử
dụng điện


- Hết thời gian mời đại diện tổ, trọng tài thơng báo kết quả chấm điểm.


- Qua trị chơi, GV cho HS thảo luận để nhận thấy vai trò quan trọng cũng như những
tiện lợi mà điện đã mang lại cuộc sống cho con người.


- Các đội tìm các loại hoạt động và các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện và không
sử dụng điện để điền vào bảng bên. Ví dụ:


Hoạt động Các dụng cụ, phương tiện
khơng sử dụng điện


Các dụng cụ, phương tiện có sử


dụng điện


Thắp sáng Đèn, nến Bóng đèn điện, đèn pin
Truyền tin Ngựa, bồ câu, Điện thoại, vệ tinh
...


<b>3. Hoạt động ứng dụng:</b>


H: Nêu tác dụng của năng lượng điện?


- GV nhận xét tiết học. Dặn HS cần có ý thức tiết kiệm điện trong cuộc sống hàng
ngày.


<b>_________________________________</b>
<b>Lịch sử</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b> 1. Kiến thức: Biết hoàn cảnh ra đời của Nhà máy cơ khí Hà Nội: tháng 12 năm 1955</b>
với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được khởi công xây dựng và tháng 4 năm 1958
thì hồn thành.


<b>2. Kĩ năng: Biết những đóng góp của nhà máy cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây</b>
dựng và bảo vệ đất nước; góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, vũ khí
cho bộ đội.


<b>3. Thái độ: Cố gắng học tập tốt, mai sau xây dựng nước nhà giàu mạnh. </b>
<b>*Định hướng năng lực:</b>


<i><b>- Năng lực đặc thù:</b></i>



+ Năng lực nhận thức lịch sử: Biết hồn cảnh ra đời của Nhà máy cơ khí Hà Nội,
những đóng góp của nhà máy cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước.


+ NL tìm tịi, khám phá LS - tìm hiểu LS: Thu thập thơng tin để hồn thành phiếu
thảo luận (HĐ 3).


+ Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời
các câu hỏi ở hoạt động 3 của bài học.


<i><b> - Năng lực chung:</b></i>


+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm có hiệu quả.
<b> II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>


- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Các hình minh hoạ trong SGK
- Phiếu học tập của HS


- HS sưu tầm thông tin về nhà máy cơ khí Hà Nội
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>


<b>Hoạt động 1: Khởi động</b>


- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi sau:


H: Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?


H: Thắng lợi ở phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre có tác động như thế nào đối


với cách mạng miền Nam?


- GV nhận xét, giới thiệu bài: GV cho HS quan sát ảnh chụp lễ khánh thành nhà máy
cơ khí Hà Nội và nói: Đây là ảnh chụp lễ khánh thành nhà máy..., nhà máy hiện đại
<i>đầu tiên của nước ta. Nhà máy đã đóng góp gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ</i>
<i>quốc, bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó.</i>


<b> Hoạt dộng 2: Nhiệm vụ của miền Bắc sau 1954 và hoàn cảnh ra đời của nhà</b>
<b>máy cơ khí Hà Nội</b>


- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK lần lượt trả lời các câu hỏi sau:


+ Sau hiệp định Giơ - Ne - Vơ, Đảng và Chính Phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc
là gì? (Miền Bắc nước ta bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương
lớn cho cách mạng miền Nam.)


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

giúp tăng năng xuất và chất lượng lao động. Nhà máy này làm nịng cốt cho ngành
cơng nghiệp nước ta.)


- HS trả lời theo suy nghĩ của mình


- GV chốt ý: Nhà máy ra đời sẽ trang bị máy móc hiện đại cho miền Bắc thay thế các
<i>dụng cụ thô sơ, việc này giúp tăng năng suất và chất lượng lao động. Nhà máy này</i>
<i>làm nịng cốt cho ngành cơng nghiệp của nước ta.</i>


+ Nhà máy đó có tên gọi là gì? (Đó là Nhà máy Cơ khí Hà Nội.)
- HS trả lời: nhà máy cơ khí Hà Nội


- GV kết luận: Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, để làm hậu phương lớn cho
miền Nam, chúng ta cần cơng nghiệp hố nền sản xuất của nước nhà. Việc xây dựng


các nhà máy hiện đại là điều tất yếu. Nhà máy cơ khí Hà nội là nhà máy hiện đại đầu
tiên của nước ta.


<b>Hoạt dộng 3: Quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc</b>


- Công nghiệp chia thành các nhóm nhỏ, phát phiếu thảo luận cho từng nhóm. Yêu
cầu các em đọc SGK, thảo luận, hoàn thành phiếu.


- Các em hãy đọc SGK, thảo luận nhóm 4 để hồn thành phiếu sau:
+ Điền thơng tin thích hợp vào chỗ…


Nhà máy cơ khí Hà Nội
Thời gian xây dựng:...


Địa điểm:...
Diện tích:...
Quy mơ:....


Nước giúp đỡ xây dựng:....


Các sản phẩm


? Nhà máy cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước? (góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, vũ khí cho bộ đội.)
- GV gọi một nhóm dán phiếu đã làm bài lên bảng. Yêu cầu các nhóm khác đối chiếu
với kết quả làm việc của nhóm mình để nhận xét.


- GV kết luận về phiếu làm đúng kết hợp cho HS quan sát bản đồ địa lý tự nhiên Việt
Nam để biết được địa điểm xây dựng nhà máy.



- Tiếp tục cho HS trao đổi cả lớp theo câu hỏi sau:


+ Kể lại quá trình xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội? Phát biểu cảm nghĩ của em về
câu “Nhà máy cơ khí đồ sộ... thép gai của thực dân Pháp xâm lược”


- HS trả lời- 2 HS nhận xét


- GV chốt ý kết hợp cho HS xem ảnh Bác Hồ về thăm nhà máy cơ khí Hà Nội và hỏi:
Việc Bác Hồ 9 lần về thăm nhà máy cơ khí nói lên điều gì?


- HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân - GV lắng nghe – kết luận:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Việc Bác Hồ 9 lần về thăm nhà máy cơ khí, điều đó nói lên Đảng và Chính phủ ln</i>
<i>quan tâm đến việc phát triển cơng nghiệp, hiện đại hố sản xuất của nhà nước vì hiện</i>
<i>đại hố sản xuất giúp cho cơng cuộc XD CNXH về đấu tranh thống nhất đất nước.</i>
<b>Hoạt động ứng dụng:</b>


H: Nhà máy cơ khí HN được xây dựng vào thời gian nào?


H: Nhà máy cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì vào cơng cuộc xây dựng và bảo
vệ đất nước?


- Gọi 1 HS đọc phần bài học SGK/46.


- GV giáo dục cho HS: Học tập tốt, mai sau xây dựng nước nhà giàu mạnh.
- GV nhận xét tiết học.


<b>_________________________________</b>
<b>Đạo đức</b>



<b>EM YÊU TỔ QUỐC VIẾT NAM ( T1 )</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>1. Kiến thức: Biết Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày</b>
và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.


<b>2. Kĩ năng: Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế</b>
của Tổ quốc Việt Nam.


- Tích cực tham gia những hoạt động được tổ chức liên quan đến việc thể hiện lòng
yêu Tổ quốc.


<b>3. Năng lực, phẩm chất: </b>
<b>*Năng lực: </b>


Góp phần hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
thông qua hoạt động thảo luận nhóm.


<b>*Phẩm chất: Góp phần hình thành phẩm chất u nước (Có ý thức học tập và rèn</b>
luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. Yêu Tổ quốc Việt Nam.)


- GDBVMT: Liên hệ một số di sản (thiên nhiên) thế giới của Việt Nam và một số
cơng trình lớn của đất nước có liên quan đến mơi trường như: Vịnh Hạ Long, Động
Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhà máy thuỷ điện Sơn La, …. Tích cực tham gia các hoạt
động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước.


- TKNL:


<b> + Đất nước ta còn nghèo, còn gặp nhiều khó khăn trong đó có khó khăn về thiếu</b>
năng lượng. Vì vậy, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng là rất cần thiết.



+ Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu
nước .


+ Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>


- Tranh ảnh về đất nước và con người Việt Nam.
- Thẻ màu.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b>1. Hoạt động Khởi động</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

+ Uỷ ban nhân dân xã em làm những cơng việc gì ?
+ Chủ tịch của xã em là ai?


+ Vì sao phải tơn trọng UBND xã, phường ?


+ Em tham gia các hoạt động nào do xã, phường tổ chức ?
+ Các HS khác có thể nêu câu hỏi mà mình quan tâm.
- GV nhận xét, giới thiệu bài.


<b>2. Hoạt động khám phá</b>


<b>Hoạt dộng 1: Hướng dẫn học sinh hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế, về</b>
<b>truyền thống và con người Việt Nam.</b>


- Tổ chức cho học sinh đọc thông tin trang 34 SGK.


- GV cung cấp cho HS mọt số thông tin về truyền thống chống giặc ngoại xâm; phẩm


chất của con người VN; các tài nguyên thiên nhiên; các di sản văn hóa...


- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận về hai câu hỏi SGK/35
- Em có suy nghĩ gì khi đọc những thơng tin trên?


- Là cơng dân VN, chúng ta có trách nhiệm gì đối với đất nước?


- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung, giáo viên chốt ý
đúng.


- Từng nhóm thảo luận và lên trình bày ý kiến của mình. Các nhóm khác bổ sung ý
kiến.


Kết luận: Việt Nam có nền văn hố lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước
<i>và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày.</i>


<b>Hoạt dộng 2: Những biểu hiện của lịng u Tổ quốc</b>
- GV chia nhóm và các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
? Em biết thêm những gì về đất nước Việt Nam?


? Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
? Nước ta có những khó khăn gì ?


? Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước ?


- Đại diện nhóm trình bày kết quả,các nhóm khác nêu ý kiến bổ sung.


- Vài học sinh lần lượt đọc yêu cầu bài tập 2, trao đổi bài làm với bạn bên cạnh,
trình bày trước lớp những hiểu biết của mình.



- GV kết luận: Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào về tổ
<i>quốc mình. Đất nước ta cịn nghèo, vì vậy chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn</i>
<i>luyện góp phần xây dựng tổ quốc. </i>


H: Qua các ý trên, em có suy nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam?
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ trang 35 SGK


<b>Hoạt dộng 3: Củng cố những hiểu biết của mình về đất nước, Tổ quốc</b>
+ Bạn biết quốc kì nước ta như thế nào?


+ Ai là người khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hòa?
+ Bạn biết gì về sự kiện khai sinh ra nước VN?


+ Bạn biết gì về thủ đơ Hà Nội.


+ Nước ta hoàn toàn thống nhất vào năm nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

GV kết luận: Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ ở giữa có ngơi sao vàng năm cánh. Bác
<i>Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ</i>
<i>Cộng Hồ.Văn Miếu nằm ở thủ đơ Hà Nội, là trường đại học đầu tiên ở nước ta. Có</i>
<i>54 dân tộc anh em đang sinh sống trên đất nước ta....</i>


<b>3. Hoạt động ứng dụng:</b>
- GV nhận xét tiết học.


- Dặn các tổ sưu tầm những bài hát, bài thơ về Tổ quốc VN, vẽ tranh về đất nước, con
người Việt Nam.


<b>_________________________________</b>
Thứ 3 ngày 2 tháng 3 năm 2021



<b>Tập đọc</b>
<b> CHÚ ĐI TUẦN</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>1. Kiến thức: Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú</b>
đi tuần. (Trả lời được các câu hỏi 1, 3; học thuộc lòng những câu thơ yêu thích).


<b>2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ.</b>


- GDANQP: Giới thiệu những hoạt động hỗ trọ người dân vượt qua thiên tai bão
lũ của bộ đội, công an Việt Nam.


<b>3. Năng lực, phẩm chất: </b>


<b>Năng lực: - Góp phần hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và</b>
sáng tạo thông qua hoạt động đọc và thảo luận trả lời theo nhóm.


<b>Phẩm chất: Góp phần hình thành phẩm chất yêu nước: yêu quê hương đất nước, biết</b>
ơn sự hi sinh của các chiến sĩ bảo vệ cuộc sống bình yên cho Tổ quốc.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>


- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b>Hoạt động 1: Khởi động</b>


- Gọi HS thi đọc bài “ Phân xử tài tình” trả lời câu hỏi về bài đọc:


+ Vì sao quan cho rằng người khơng khóc chính là người lấy cắp tấm vải?


+ Quan án phá được các vụ án nhờ đâu?


+ Nêu nội dung bài ?
- GV nhận xét bổ sung.


- GV giới thiệu bài: GV cho HS xem tranh minh họa (các chiến sĩ đi tuần trong đêm,
qua trường học sinh miền Nam): Chú đi tuần là bài thơ nói về tình cảm của các chú
cơng an với HS niền Nam(đang học trường nội trú niềm Bắc. Các chú công an luôn đi
tuần trong đêm để cácc háu HS miền Nam thật ngon giấc ngủ. Để thấy được tình cảm
của các chiến sĩ cơng an đối với HS miền Nam, chúng ta hiểu bài thơ Chú đi tuần của
tác giả Trần Ngọc.


<b>Hoạt dộng 2: Luyện đọc</b>


- 1 HS khá đọc toàn bài (đọc cả lời đề tựa của tác giả: Thân tặng các cháu...)


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

nhiệm vụ bảo vệ thành phố Hải Phịng, nơi có rất nhiều trường nội trú dành cho con
em cán bộ miền Nam học tập trong thời kì đất nước ta cịn bị chia cắt....


- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ (3 lượt).
- GV kết hợp sữa lỗi phát âm.


- HS luyện đọc theo cặp.


- Gọi 1 HS đọc phần chú giải, GV kết hợp giải nghĩa.


- GV đọc diễn cảm toàn bài: Cần đọc với giọng nhẹ, trầm lắng, trìu mến, thiết tha.
3 dịng thơ cuối cần đọc nhanh hơn thể hiện mơ ước của người chiến sĩ an ninh về
tương lai của các cháu và quyết tâm vì hành phúc của trẻ thơ.



<b> Hoạt động 3: Tìm hiểu bài</b>


- Cho HS trao đổi theo nhóm trả lời câu hỏi SGK, đại diện các nhóm trả lời câu hỏi
trước lớp. GV điều khiển lớp đối thoại, nhận xét và tổng kết.


? Người chiến sỹ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? (Người chiến sĩ đi tuần trong
<i>đêm tối, mùa đơng gió lạnh khi mà tất cả mọi ngưới dã yên giấc ngủ)</i>


Ý 1: Giới thiệu không gian và thời gian các chiến sĩ đi tuần.


?Đặt hình ảnh người chiến sỹ đi tuần trong đêm đơng bên cạnh hình ảnh giấc ngủ n
bình của các em học sinh, tác giả muốn nói lên điều gì?


(Tác giả muốn ca ngợi những người chiến sĩ tận tuỵ, yêu thương trẻ thơ, quên mình
<i>hạnh phúc của trẻ thơ)</i>


- GV giảng: Đọc những câu thơ, chúng ta như thấy trước mặt mình cảnh trời đêm
đơng, gió bắc thổi hun hút, lạnh buốt nhưng những chiến sĩ vẫn lặng lẽ làm cơng việc
của mình, bảo vệ giấc ngủ yên cho trẻ thơ. Hình ảnh người chiến sĩ đi tuần đặt bên
giấc ngủ bình yên của học sinh cho thấy sự quan tâm chăm sóc và tình cảm yêu
thương của các chiếu sĩ đối với các cháu.


? Tình cảm và mong ước của người chiến sỹ đối với các cháu học sinh được thể hiện
qua những từ ngữ và chi tiết nào?


(Những từ ngữ chi tiết thể hiện tình cảm: cách xưng hơ thân mật: chú, cháu, các cháu
<i>ơi; dùng các từ: yêu mến, lưu luyến. Các chi tiết: hỏi thăm giấc ngủ có ngon khơng,</i>
<i>dặn các cháu cứ yên tâm ngủ nhé; các chú tự nhủ đi tuần tra để giữ mái ấm nơi cháu</i>
<i>nằm.</i>



<i> Những từ ngữ chi tiết thể hiện niềm mong ước: các chú hỏi han, mong các cháu luôn </i>
<i>tiến bộ, cuôc đời tươi đẹp) </i>


+GV ghi bảng từ ngữ: chú, cháu, các cháu ơi,...


*GV nhấn mạnh: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu HS; quan tâm, lo lắng
cho các cháu, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để giúp cho các cháu bình yên; mong
các cháu học hành giỏi giang, có một tương lai tốt đẹp.


Ý 2, 3, 4: <i>Tình cảm yêu mến, niềm mong ước,hi vọng của các chú bộ đôi dành cho</i>
<i>các em học sinh </i>


? Vậy, nội dung của bài thơ này là gì?


- HS trả lời. GV nhận xét và chốt ý: Bài thơ ca ngợi sự hi sinh thầm lặng,
<i>bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>TT-Huế, Sư đoàn 968 - Quân khu 4 huy động hơn 300 cán bộ, chiến sĩ về các vùng bị</i>
<i>ngập lụt giúp người dân, các trường học trên địa bàn khắc phục hậu quả lũ lụt, để</i>
<i>học sinh sớm quay trở lại trường sau gần một tuần phải nghỉ học do mưa lũ.)</i>


<b>Hoạt dộng 4: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ</b>


- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi tìm đúng giọng
đọc bài thơ.


- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ.


- HS cả lớp theo dõi tìm đúng giọng đọc bài thơ.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 1 và 2.


<i>+ GV đọc mẫu.</i>


+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc theo cặp.


+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng 2 khổ thơ trên.
- 3- 5 HS tham gia thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
- GV yêu cầu HS bình chọn bạn đọc thuộc và hay nhất.


- Gv nhận xét.


Hoạt động ứng dụng


+ Bài thơ cho ta thấy điều gì ?
- Gọi vài HS nêu nội dung bài .


- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ, nhớ nội dung bài, về nhà em hãy tưởng
tượng và vẽ một bức tranh minh họa bài thơ sau đó chia s vi bn bố.


<b>_________________________________</b>


<b>Thể dục</b>


<b> Nhảy dây- BậT CAO- TRò CHƠI : Qua cầu tiếp sức</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


- Ôn di chuyển tung và bắt bóng, ơn nhảy dây kiểu chân trớc chân sau. u cầu
thực hiện động tác tơng đối chính xác.



- Ôn bật cao. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.


- Làm quen với trò chơi “ Qua cầu tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia
vào trò chơi tơng i ch ng.


<b>II. Địa điểm, phơng tiện. </b>


- Trên sân trờng. Vệ sinh nơi tập.
- Một em 1 dây nhảy, bóng.


<b>III. Nội dung và phơng pháp lên lớp</b>.


<i><b>Phần</b></i> <i><b>Nội dung</b></i> <i><b>SL</b></i> <i><b>TG</b></i> <i><b>Phơng pháp</b></i>


Mở
đầu


- GV nhận lớp, phổ biến nội
dung yêu cầu giờ học


Khi ng: Xoay cỏc khp
- ễn bi th dc


- Trò chơi: Lò cò tiếp sức


1 4- 6


p - Đội hình 3 hàng ngang
- Theo đội hình 3 hàng
ngang



- Theo đội hình 3 hàng dọc


a. Ôn tung và bắt bóng bằng
hai tay, tung bóng bằng một


5


16-18
p


- GV điều khiển cả lớp thực
hiện


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>



bản tay và bắt bóng bằng hai tay.
* Ôn nhảy dây kiểu chân
tr-ớc, chân sau.


* Bật cao


b.Trò chơi vận động: “ Qua
cầu tiếp sức”


1-2


2-3 6-8p


- GV bao quát lớp



- Tập theo tổ, tổ trởng điều
khiển


- Thi đua giữa các tổ


- GV phổ biến cách chơi,
cho HS ch¬i


- NhËn xÐt học sinh chơi,
tuyên dơng những nhóm,
bạn chơi tốt.


Kết
thúc


- Tp 1 số động tác thả lỏng.
- Hệ thống lại nội dung bi
hc


- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Nhận xét giờ học, dặn dò.


1 4-8


p - i hỡnh 3 hng ngang
- Theo đội hình vịng trịn
- Ơn nhảy dây, bật cao.
___________________________



<b>Khoa học</b>


<b>LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (Tiết 1)</b>
( Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột )
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>1. Kiến thức: Biết được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.</b>
<b>2. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.</b>
<b>3. Năng lực, phẩm chất: </b>


<b>*Năng lực:</b>


- Góp phần hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
thơng qua tiến hành thí nghiệm.


<b>*Phẩm chất: Góp phần hình thành phẩm chất chăm chỉ trong thực hành lắp ráp mạch</b>
điện.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>


- Pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, vật bằng kim loại, vật bằng nhựa,
cao su...


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b>1. Hoạt động Khởi động:</b>


- Cho HS tổ chức trò chơi khởi động bằng các câu hỏi sau:
+ Hãy nêu vai trò của điện?


+ Kể tên một số đồ dùng điện mà bạn biết?



+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu?
- GV nhận xét, đánh giá.


- GV giới thiệu bài.


<b>2. Hoạt động Thực hành (Thực hành lắp mạch điện đơn giản)</b>
<b>Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề</b>


- Gv yêu cầu HS cho biết trong lớp học điện đóng vai trị gì?
=> Lắp mạch điện như thế nào để đèn sáng


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- GV yêu cầu HS thảo luận mô tả bằng lời, hoặc hình vẽ những hiểu biết ban đầu của
mình vào vở thí nghiệm về lắp mạch điện từ pin, bóng đèn và dây dẫn. Bạn thư kí
tổng hợp ghi vào bảng nhóm.


H: Phải lắp mạch điện như thế nào thì đèn mới sáng?


- GV yêu cầu HS trình bày quan điểm của các em về vấn đề trên


<b>Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm</b>
Từ những ý kiến ban đầu của của HS do nhóm đề xuất


- Định hướng cho HS nêu ra các câu hỏi thắc mắc liên quan.
+ Vật cho dịng điện chạy qua gọi là gì?


+ Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua?
+ Vật khơng cho dịng điện chạy qua gọi là gì?


+ Kể tên một số vật liệu khơng cho dịng điện chạy qua?


<b>Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tịi - nghiên cứu</b>


- GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu
- Tổ chức cho các nhóm trình bày thí nghiệm


<b>Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức </b>


- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi trình bày thí nghiệm


- GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của mình ở
bước 2 để khắc sâu kiến thức:


- HS xác định cực âm (-), cực dương (+) của pin, 2 đầu của dây tóc bóng đèn.
- HS chỉ mạch kín cho dịng điện chạy qua (Hình 4 trang 95 SGK) và nêu được:


+ Pin đã tạo ra trong mạch điện kín một dịng điện.


+ Dịng điện này chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc nóng tới mức phát
ra ánh sáng.


- Quan sát hình 5 trang 95 SGK và dự đốn mạch điện ở hình nào thì đèn sáng? Tại
sao?


- Lắp mạch điện để kiểm tra. So sánh với kết quả dự đốn ban đầu. Giải thích kết quả
thí nghiệm.


Lưu ý: Khi dùng dây dẫn nối hai cực của pin với nhau (đoản mạch như trường hợp
hình 5c) thì sẽ làm hỏng pin. Nên thao tác nhanh khi thí nghiệm để tránh làm hỏng
pin.



- Thảo luận chung cả lớp về điều kiện để mạch thắp sáng đèn.
<b>Hoạt động ứng dụng:</b>


- HS chia sẻ về kinh nghiệm sử dụng các thiết bị điện ở nhà.


- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà thực hành lắp mạch điện đơn giản sử dụng
pin, bóng đèn, dây điện.


_______________________________
Thứ 5 ngày 4 tháng 3 năm 2021


<b>Tốn</b>


<b>THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT</b>
<b> I. MỤC TIÊU</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
- Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật.


- HS làm bài 1. Khuyến khích HS làm hết tất cả các bài trong sách giáo khoa.


<b>2. Kĩ năng: Biết vận dụng cơng thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một bài</b>
tập liên quan.


<b>3. Năng lực, phẩm chất:</b>
*Năng lực:


- Góp phần hình thành NL giao tiếp và hợp tác thơng qua hoạt động thảo luận, làm
việc theo nhóm; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc hồn thành các bài
tập.



<b>*Phẩm chất: Góp phần giáo dục phẩm chất chăm chỉ trong học tập.</b>
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>


- GV: Hình hộp chữ nhật rỗng, trong suốt, có nắp. Khối lập phương có thể tích
1cm3


- HS: SGK.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b> Hoạt động 1: Khởi động</b>


- Cho HS tổ chức chơi trò chơi với các câu hỏi:


+ Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt? Là những mặt nào?
+ HHCN có mấy kích thước? Là những kích thước nào?
+ HHCN có bao nhiêu cạnh, bao nhiêu đỉnh?


- HS nối tiếp nhau trả lời.
- GV nhận xét.


- GV giới thiệu bài: Chúng ta đã được làm quen với hình hộp chữ nhật, được biết các
đơn vị đo thể tích. Giờ học hơm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cơng thức và quy tắc tính
thể tích hình hộp chữ nhật.


<b> Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành biểu tượng và cơng thức tính thể tích tính hình</b>
hộp chữ nhật)


- GV cho HS quan sát mơ hình hình hộp chữ nhật và khối lập phương xếp trong hình
hộp chữ nhật.



- Nêu ví dụ SGK và ghi bảng: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm,
chiều rộng 16 cm và chiều cao 10cm.


- Gọi HS nhắc lại.


- GV nêu: Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên đây bằng Xăng - ti- mét khối ta cần
tìm số hình lập phương 1cm3<sub> xếp vào đầy hộp.</sub>


- Cho HS quan sát hình SGK


- GV: Sau khi xếp 10 lớp hình lập phương 1cm3<sub> thì vừa đầy hộp.</sub>
? Mỗi lớp có bao nhiêu hình lập phương 1cm3<sub>?</sub>


- HS trả lời: Mỗi lớp có : 20 x 16 = 320 (hình lập phương 1cm3<sub>)</sub>
? 10 lớp có bao nhiêu hình lập phương 1cm3<sub>?</sub>


- HS trả lời: 320 x 10 = 3200( hình lập phương 1cm3<sub>)</sub>
- GV: Vậy thể tích hình hộp chữ nhật là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

? Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm thế nào ?
- HS nêu quy tắc như SGK


- GV: Gọi V là thể tích; a là chiều dài; b là chiều rộng; c là chiều cao thì ta có cơng
thức như thế nào?


HS: V = a x b x c (cùng đơn vị đo)


GV lưu ý: Khi tính các kích thước phải cùng đơn vị đo.
<b>Hoạt động 3: Thực hành</b>



Bài 1: - Vận dụng trực tiếp cơng thức
- Cho HS tìm hiểu yêu cầu đề bài
- Cho HS làm bài


- Hướng dẫn HS chữa bài.
- Ghi điểm HS.


Kết quả đúng:


a) Thể tích hình hộp chữ nhật là:
5 x 4 x 9 = 180(cm3<sub>)</sub>


<i>Đáp số: 180(cm</i>3<sub>)</sub>


b) Thể tích hình hộp chữ nhật là:
1,5 x 1,1 x 0,5 = 0,825(m3<sub>)</sub>


<i>Đáp số: 0,825(m</i>3<sub>)</sub>


c) Thể tích hình hộp chữ nhật là:
2 x 1 x 3 = 1 (dm3<sub>)</sub>
3 3 4 10


<i>Đáp số: 1(dm</i>3<sub>)</sub>
10


Bài 2: - Hình đã cho có phải là HHCN hay HLP khơng? đã có cơng thức để tính được
thể tích hình này chưa?



- Có cách nào tách hình đã cho thành HHCN để sử dụng cơng thức tính thể tích?
- HS nêu các kích thước hình mới tạo thành.


- HS tính và nêu kết quả.


- GV và cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.
Kết quả:


<i>Bài giải</i>
Thể tích hình 1 là:
12 x 8 x 5 = 480(cm3<sub>)</sub>
Thể tích hình 2 là:


7 x 6 x 5 = 210(cm3<sub>)</sub>
Thể tíchkhối gỗ là:
480 + 210 = 690(cm3<sub>)</sub>


<i>Đáp số : 690(cm</i>3<sub>)</sub>
Bài 3: - GV gợi ý:


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Trước khi bỏ hòn đá nước trong bình là hình hộp chữ nhật có kích thước là 5cm,
10cm, 10cm. Sau khi bỏ hòn đá vào tạo thành hình hộp chữ nhật có kích thước 7cm,
10cm, 10cm


+ Ta có tính được thể tích hịn đá khơng? Bằng cách nào ?
- Có. Lấy thể tích sau khi bỏ đá trừ đi thể tích trước lúc bỏ đá.


<i>Bài giải</i>


Thể tích của khối nước lúc ban đầu là:


10 x 10 x 5 = 500(cm3<sub>)</sub>


Thể tích của khối nước và hịn đá là:
10 x 10 x 7 = 700(cm3<sub>)</sub>


Thể tích của hịn đá là:
700 - 500 = 200(cm3<sub>)</sub>


<i>Đáp số : 200(cm</i>3<sub>)</sub>
- Yêu cầu HS nghĩ cách làm khác ?


- Mực nước dâng lên 2cm là do thể tích đá chiếm chỗ. Vậy thể tích của hịn đá được
tính bằng thể tích của phần nước mới dâng cao.


10 x10 x 2 = 200 cm3
<b>Hoạt động ứng dụng:</b>


- GV cho HS nhắc lại quy tắc và cơng thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.


- Tuyên dương HS làm bài tốt. Dặn HS về nhà thực hành tính thể tích một đồ vật hình
hộp chữ nhật của gia đình em.


<b>_________________________________</b>
<b>Tập làm văn</b>


<b>LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>1. Kiến thức: Biết cách lập chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự,</b>
an ninh.



<b>2. Kĩ năng: Lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trât tự, an</b>
ninh (theo gợi ý trong SGK).


<b> 3. Năng lực, phẩm chất: </b>
<b>*Năng lực:</b>


- Góp phần hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác (ý thức tập thể, làm việc nhóm,
hồn thành chương trinh hoạt động), giải quyết vấn đề và sáng tạo thơng qua việc
thực hành lập chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trât tự, an ninh


<b>*Phẩm chất: Giáo dục ý thức trách nhiệm trong cơng việc (có ý thức giữ gìn và bảo </b>
vệ trật tự, an ninh nơi mình ở)


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>


- Bảng phụ viết vắn tắt cấu trúc 3 phần của chương trình hoạt động.
- Những ghi chép HS đã có khi thực hiện một hoạt động tập thể.
- Bút dạ, phiếu học nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Cả lớp hát một bài hát


- GV giới thiệu bài: Trong tiết Tập làm văn hôm nay, các em sẽ tiếp tục luyện tập lập
<i>chương trình hoạt động cho một hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh.</i>
<i>Các em dựa vào dàn ý đã cho, dựa vào những kiến thức đã ghi chép được để lập</i>
<i>chương trình hoạt động sao cho tốt.</i>


<b>Hoạt dộng 2: Khám phá</b>


- Yêu cầu 2 HS nối nhau đọc đề bài và gợi ý trong SGK.



- Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, lựa chọn trong 5 hoạt động đã nêu.
- GV nhắc HS lưu ý:


+ Khi lập chương trình hoạt động, em phải tưởng tượng mình là Liên đội trưởng hoặc
Liên đội phó. Các em cần chọn hoạt động nào mà mình đã tham gia để việc lập
chương trình hoạt động đạt hiệu quả cao.


+ Nên chọn hoạt động mà em đã biết, đã tham gia. Trường hợp cả 5 hoạt động chưa
biết, chưa tham gia, các em cần dựa vào kinh nghiệm tham gia hoạt động khác để
tưởng tượng và lập một chương trình hoạt động mới.


- Yêu cầu một số HS nói tên hoạt động đã chọn để lập chương trình.


- GV mở bảng phụ đã viết sẵn cấu trúc 3 phần của một chương trình hoạt động
- 1 HS nhìn bảng đọc lại.


<b>Hoạt dộng 3: Thực hành (lập chương trình hoạt động)</b>


- Tổ chức cho học sinh làm việc theo từng nhóm lập chương trình hoạt động: GV chia
lớp thành 5, 6 nhóm phát giấy khổ to cho học sinh làm bài trên giấy.


- HS lập CTHĐ vào vở hoặc VBT.
- Các nhóm lập CTHĐ khác nhau.


- Yêu cầu mỗi nhóm có thể cùng lập CTHĐ với đủ 3 phần.
Tổ chức cho các nhóm trình bày (Dán trên bảng lớp)


- 1 số HS đọc KQ bài làm, những HS làm bài trên giấy trình bày.



- Giáo viên và cả lớp nhận xét, sửa chữa, giúp HS hồn chỉnh từng bản chương trình
hoạt động.


+ Gợi ý HS nhận xét:


H: Chương trình hoạt động của bạn lập ra có rõ mục đích khơng? Những cơng việc
bạn nêu đã đầy đủ chưa? phân công việc rõ ràng chưa?


H: Bạn đã trình bày đủ các đề mục của một chương trình hoạt động chưa?


- GV giữ lại trên bảng lớp CTHĐ viét tốt hơn cho cả lớp bổ sung hoàn chỉnh, để HS
tự điều chỉnh bài của mình.


- Cả lớp bình chọn người lập được bảng CTHĐ tốt nhất, khen ngợi.
- GV tuyên dương những HS làm bài tốt.


<b>Hoạt động ứng dụng:</b>


- YC HS nhắc lại các bước lập chương trình hoạt động.


- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà chia sẻ với mọi người về việc giữ gìn an ninh.
<b>_________________________________</b>


<b>Luyện từ và câu</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>1. Kiến thức, kĩ năng: </b>


- Hiểu câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến.



- Tìm câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong truyện Người lái xe đãng trí (BT1, mục
III); tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra các câu ghép (BT2).


- HS (M3,4) phân tích được cấu tạo câu ghép trong BT1.


<i>*Không dạy phần Nhận xét, không dạy phần Ghi nhớ. Chỉ làm BT 2, 3 ở phần</i>
<i><b>Luyện tập.</b></i>


<b>2. Năng lực, phẩm chất: </b>
<b>*Năng lực:</b>


- Góp phần hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
thông qua hoạt động thảo luận, làm việc theo nhóm.


<b>*Phẩm chất: Góp phần hình thành phẩm chất chăm chỉ trong học tập.</b>
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>


- Bảng nhóm.


- Băng giấy; từ điển HS.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b>Hoạt động 1: Khởi động</b>


- Cho HS thi đặt câu câu ghép có cặp QHT tuy ... nhưng ...
- HS, GV nhận xét.


- GV giới thiệu bài:



? Em đã học những cách nối các vế câu trong câu ghép chỉ quan hệ gì?


- GV nêu: Vậy làm cách nào để có thể nối 2 vế câu chỉ quan hệ tốt hơn trước thành
một câu ghép? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết nối các vế câu ghép chỉ quan hệ
tăng tiến.


<b>Hoạt động 2: Luyện tập</b>
Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu


- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập:


- Có 2 u cầu: Tìm trong truyện câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến; phân tích cấu tạo của
câu ghép đó.


+ Bọn bất lương ấy khơng chỉ ăn cướp tay lái mà chúng cịn lấy ln cả bàn đạp
phanh.


+ Anh chàng lái xe đãng trí đến mức ngồi nhầm vào hàng ghế sau lại tưởng đang ngồi
vào sau tay lái. Sau khi hốt hoảng báo công an xe bị bọn trộm đột nhập mới nhận ra
mình nhầm.


+ Tìm trong truyện câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến.
+ Phân tích cấu tạo của câu ghép đó.


- HS làm bài vào VBT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

?Truyện đáng cười ở chỗ nào? (Anh chàng lái xe đãng trí đến mức ngồi nhầm vào ghế
sau lại tưởng đang ngồi sau tay lái. Sau khi hốt hoảng báo công an xe bị bọn trộm đột
nhập mới nhận ra rằng mình nhầm).



Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, làm bài theo nhóm.
- Mời đại diện 3 nhóm lên thi làm.


- GV nhận xét, biểu dương các nhóm làm đúng


VD: a) Tiếng cười khơng chỉ đem lại niềm vui cho mọi người mà nó còn là liều thuốc
trường sinh.


c) Ngày nay, trên đất nước ta, khơng <i><b>chỉ cơng an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an</b></i>
ninh mà mỗi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ cơng cuộc xây dựng hồ bình.
- GV nhận xét, kết luận về cặp quan hệ từ cần điền là:


+ Khơng những...mà cịn...
+ Khơng chỉ..mà cịn...


+ Khơng phải chỉ.... mà cịn....
+ Khơng những... mà cịn...
Hoạt động ứng dụng:


- GV hỏi: Những cặp quan hệ từ như thế nào thường dùng để chỉ mối quan hệ tăng
tiến ?


- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết một đoạn văn ngắn nói về một tấm gương
nghèo vượt khó trong lớp em có sử dụng cặp QHT dùng để chỉ mối quan hệ tăng tiến.


<b>_________________________________</b>
Thứ 6 ngày 5 tháng 3 năm 2021


<b>GDTT</b>



<b>SINH HOẠT LỚP. AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO</b>
<b>THÔNG CÔNG CỘNG</b>


<b> I. MỤC TIÊU</b>


- Sơ kết công tác tuần 23. Triển khai kế hoạch tuần 24.
- ATGT:


1. Kiến thức:


- Học sinh biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện
giao thông công cộng đỗ, đậu để đón khách lên, xuống tàu, xe, thuyền, đị.


- Học sinh biết cách lên, xuống tàu, xe, thuyền, ca nô một cách an toàn.


- Học sinh biết các quy định khi ngồi trên ô tô con, xe khách, trên tàu, thuyền, ca nơ.
2. Kỹ năng:


Có kỹ năng và các hành vi đúng khi đi trên các phương tiện GTCC như: xếp hàng khi
lên xuống, bám chặt tay vịn, thắt dây an toàn, tư thế ngồi trên tàu, xe, thuyền.


3. Thái độ:


- Có ý thức thực hiện đúng các quy định khi đi trên các phương tiện GTCC để đảm
bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>
Hình minh họa


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b> A. Sinh hoạt lớp:</b>


<i><b> 1. Sơ kết tuần 23</b></i>


a. Các tổ tổng kết tình hình của tổ trong tuần qua.


- Các tổ nhận xét về mọi hoạt động của tổ mình trong tuần.
b. Ban cán sự lớp đánh giá hoạt động chung của cả lớp. Giáo viên tổng kết.


- GV nhận xét chung về tình hình học tập, nề nếp, vệ sinh của lớp trong tuần qua.
+ Trong tuần mọi hoạt động đều diễn ra nghiêm túc. Thực hiện nghiêm túc mọi quy
định về cơng tác phịng dịch Covid 19.


+ Nhìn chung HS đi học chuyên cần, đúng giờ.


+ Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nội dung cịn chưa thật đa dạng. Lớp phó học tập cần
sưu tầm thêm các bài dân ca ví giặm để tập cho các bạn trong giờ sinh hoạt.


*Tuyên dương: Phan Trang, Lê Thảo, Duy Mạnh, Tuấn Anh,... tích cực tự giác
trong học tập và các hoạt động.


2. Kế hoạch tuần 24


- Khắc phục những tồn tại của tuần qua.
- Nghiêm cấm không được chơi bóng bay.


- Tích cực học bài và ôn bài ở nhà. BCS kèm cặp thêm cho: Lâm, Hải, Tú, Khánh
Thương, ,...


- Thực hiện tốt nội quy của Đội đề ra. Chấp hành tốt luật ATGT.


- Có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. Vệ sinh khu vực phân công sạch sẽ,


kịp thời.


- Sử dụng Thư viện nhân ái một cách hiệu quả. Tham gia giải bài qua báo. Luyện
giải các vòng trạng nguyên Tiếng Việt, trạng nguyên Toàn tài kịp thời.


<b>B. An toàn giao thông</b>


a. GT nhà ga, bến tàu, bến xe:


- Những nơi ta đến để mua vé và lên tàu (xe) được gọi là nhà ga, bến tàu, bến xe.
- Ở đó có những chỗ dành cho người chờ đợi tàu xe là phòng chờ hoặc nhà chờ.
- Chỗ để bán vé cho người đí tàu xe là phịng bán vé.


+ Muốn đi bằng các phương tiện GTCC người ta phải đến nhà ga, bến xe hoặc bến
tàu, bến xe buýt để mua vé, chờ đến giờ tàu, xe khởi hành mới đi.


- Lắng nghe.
- HS chú ý
- Lắng nghe


b. Lên xuống tàu xe:


- GV cùng học sinh kể lại các chi tiết về lên, xuống xe, ngồi trên xe: Đi xe ô tô con, đi
ô tô buýt, xe khách, đi tàu hoả, đi thuyền, ca nô, tàu.


- Khi lên xuống xe chúng ta phải:


+ Chỉ lên xuống tàu, xe khi đã dùng hẳn.


+ Khi lên xuống phải tuần tự khônh chen lấn, xô đẩy.



+ Phải bám, vịn chắc vào thành xe, tay vịn, nhìn xuống chân.


+ Xuống xe ô tô buýt không được chạy sang đường ngay. Phải chờ cho xe đi, quan sát
xe trên đường mới được sang.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Cùng gv kể lại các chi tiết về lên, xuống xe, ngồi trên xe.
- Lắng nghe.


- HS chú ý
- Nêu ghi nhớ.


c. Ngồi ở trên tàu, xe:


- Yêu cầu học sinh kể về việc ngồi trên tàu, trên xe.
- Nêu 1 số tình huống để học sinh phân biệt Đ, S


- Nhắc lại những quy định khi đi trên các phương tiện GTCC
<b>Hoạt động ứng dụng: </b>


H: các em cần làm gì để đảm bảo ATGT nơi cơng cộng?
- HS trình bày, GV hướng dẫn liên hệ thực tế.


- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chấp hành nghiêm túc ATGT mọi lúc, mọi ni.
<b>_________________________________</b>


<b>Th dc</b>


<b>Nhảy dây. Trò chơi : Qua cầu tiếp søc</b>



<b>I. Mơc tiªu:</b>


- Ơn di chuyển tung và bắt bóng, ơn nhảy dây kiểu chân trớc chân sau. Yêu cầu
thực hiện động tác tơng đối chính xác.


- Ơn bật cao. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.


- Làm quen với trò chơi “ Qua cầu tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia
vo trũ chi tng i ch ng.


<b>II. Địa điểm, phơng tiện. </b>


- Trên sân trờng. Vệ sinh n¬i tËp.
- Mét em 1 dây nhảy, bóng.


<b>III. Nội dung và phơng pháp lên lớp:</b>


<i><b>Phần</b></i> <i><b>Nội dung</b></i> <i><b>SL</b></i> <i><b>TG</b></i> <i><b>Phơng pháp</b></i>


Mở
đầu


- GV nhận lớp, phổ biến nội
dung yêu cầu giờ học


Khi ng : Xoay cỏc khp
- ễn bi th dc


- Trò chơi: Lß cß tiÕp søc



1 4- 6


p - Đội hình 3 hàng ngang.
- Theo đội hình 3 hàng
ngang.


- Theo đội hình 3 hng
dc.



bản


a. Ôn tung và bắt bóng bằng
hai tay, tung bóng bằng một
tay và bắt bóng bằng hai tay.
* Ôn nhảy dây kiểu chân
tr-ớc, chân sau.


* BËt cao


b.Trò chơi vận động: “ Qua
cầu tiếp sức”


5
1-2
2-3

16-18
p
6-8’



- GV ®iỊu khiĨn c¶ líp
thùc hiƯn.


- TËp theo tæ, tæ trởng
điều khiển.


- GV bao quát lớp.


- Tập theo tæ, tæ trởng
điều khiển.


- Thi đua giữa các tổ.
- GV phổ biến cách chơi,
cho HS chơi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Kết
thúc


- Tp 1 số động tác thả lỏng.
- Hệ thống lại nội dung bi
hc.


- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Nhận xét giờ học, dặn dò.


1 4-5


p - i hỡnh 3 hng ngang
- Theo đội hình vịng trịn


- Ơn nhảy dây, bật cao.
<b>_________________________________</b>


<b>GDNGLL</b>


<b>GIỮ GÌN VÀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG</b>


<b> I. MỤC TIÊU</b>


- Tìm hiểu một số ngun nhân làm cho mơi trường sống của con người bị ô nhiễm.
- Thực hiện, giữ gìn bảo vệ mơi trường sống trong sạch bằng cách tạo thói quen bỏ
rác vào thùng.


- Có ý thức giữ gìn mơi trường sống và vận động mọi người cùng thực hiện.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>


- Tranh ảnh về sự ơ nhiễm mơi tường, tàn phá mơi trường
- Trị chơi: “Bỏ rác vào thùng”.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b>Hoạt động 1: Khởi động</b>


- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp cùng đọc đồng thanh bài Vè môi trường.
- GV giới thiệu bài.


<b>Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm:</b>
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về ơ nhiễm mơi trường.


H: Hãy quan sát và nêu nhận xét về môi trường trong mỗi bức tranh?


- HS quan sát và thảo luận nhóm để rút ra nhận xét: rừng bị chặt phá, khói bụi của các


nhà máy thải ra mơi trường, nhà vệ sinh bẩn, ….


- Mời đại diện một số nhóm trình bày. GV kết luận
H: Hãy nêu ngun nhân dẫn đến tình trạng này ?


- HS xung phong trả lời: Do ý thức của con người kém, xả rác bừa bãi, do sự phát
triển của các ngành công nghiệp…


-> GV kết luận: Hiện nay do ý thức của con người nên môi trường sống ở một số nơi
bị ô nhiễm nghiêm trọng.


<b>Hoạt động 3: Trò chơi: “Bỏ rác vào thùng”</b>


- Chia nhóm: nhóm Thùng rác và nhóm Bỏ rác. Phổ biến luật chơi:


- GV cho HS xếp thành hình vịng trịn, trên tay mỗi em cầm một vật đã chuẩn bị,
tượng trưng cho rác. Cử một số em làm “Thùng rác” đứng ở trong vòng tròn. Số
“thùng rác” bằng khoảng hơn 1/3 số lượng người chơi.


- Khi có lệnh HS nhanh chóng bỏ rác vào thùng, mỗi thùng chỉ đựng số lượng
rác là 3 (“thùng rác” cầm 3 vật trên tay).


- Hãy nhắc lại luật chơi?
- HS nhắc lại luật chơi


- Lắng nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

- > Tại sao phải bỏ rác vào thùng đựng rác ? Vứt rác bừa bãi có tác hại như thế nào?
- Bỏ rác vào thùng để giữ vệ sinh chung, giữ cho môi trường sạch đẹp, tránh dịch
bệnh, …..Bỏ rác bừa bài gây ô nhiễm môi trường, làm mất mĩ quan…



-> GV nhận xét, nêu kết luận: Bỏ rác vào thùng nhằm giữ vệ sinh chung, tránh dịch
<i>bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho mọi người, đây là việc làm mà mồi chúng ta đều có thể</i>
<i>thục hiện để góp phần giũ gìn mơi trường.</i>


<b>Hoạt động 4: Lao động làm sạch sân trường</b>


- HS làm việc theo nhóm, lao động vệ sinh sân trường sạch sẽ.
- GV tổng kết, đánh giá tiết học.


</div>

<!--links-->

×