TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HCM
KHOA KIẾN TRÚC
BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KÌ
MƠN : TƯ TƯỞNG HCM
Đề tài : Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Giá trị
của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cơng cuộc xây dựng nhà nước hiện nay. Nhận thức
của sinh viên về vấn đề xây dựng nhà nước.
HỌ & TÊN SV : NGUYỄN THỊ THU THỦY
LỚP : KT18/A5
MSSV : 18510101352
MÃ LỚP HỌC PHẦN : 000005006
I/ GIỚI THIỆU :
1
II/ NỘI DUNG :
1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân :
1.1. Xây dựng nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của Nhân dân :
1.1.1. Nhà nước của dân :
- Là nhà nước mà tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và xã hội đều thuộc về nhân dân.
Điều này có nghĩa là:
+ Dân là người có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất
nước, của dân tộc.
+ Nhân dân có quyền kiểm sốt nhà nước, cử tri có quyền bầu đại biểu, ủy quyền cho các đại
biểu và bãi miễn tư cách đại biểu.
- Dân là chủ và dân làm chủ :
+ Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ là xác định quyền, nghĩa
vụ của dân.
+ Trong nhà nước của dân, người dân có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật khơng cấm
và có nghĩa vụ tn thủ pháp luật. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành thiết
chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Như vậy, quyền lực của nhân dân
được đặt ở vị trí tối thượng.
+ Người lãnh đạo, những đại biểu của nhân dân là người được nhân dân uỷ quyền để gánh
vác, giải quyết những công việc chung của đất nước, không phải là đứng trên nhân dân, coi
khinh nhân dân.
1.1.2. Nhà nước do dân :
- Là nhà nước đó do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ.
- Hồ Chí Minh yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với
nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Đồng thời mỗi người dân có
trách nhiệm “ghé vai gánh vác một phần” vì quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với
trách nhiệm, nghĩa vụ.
- Nhà nước do dân tạo nên và nhân dân tham gia quản lý thể hiện ở các quy định sau:
+ Tồn bộ cơng dân bầu ra Quốc hội.
+ Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính phủ (nay
gọi là Chính phủ).
+ Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước.
+ Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chí của nhân
dân (thông qua Quốc hội do dân bầu ra).
2
1.1.3. Nhà nước vì dân
- Là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, khơng có đặc quyền,
đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Trong nhà nước đó, cán bộ từ Chủ tịch trở
xuống đều là công bộc của dân.
- Mục tiêu duy nhất của nhà nước là không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân
dân theo phương châm “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại đến dân ta
phải hết sức tránh”.
1.2. Quan niệm của hồ chí minh về sự thống nhất giữa bản chất Giai cấp cơng
nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước :
1.2.1. Về bản chất giai cấp công nhân của nhà nước :
Theo Hồ Chí Minh, nhà nước ta mang bản chất giai cấp cơng nhân, bởi vì:
- Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Điều này được thể hiện:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp
công nhân.
+ Đảng lãnh đạo nhà nước bằng những phương thức thích hợp. Đó là: bằng đường lối, chủ
trương để nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, chính sách; bằng hoạt động của các tổ chức
đảng và đảng viên trong bộ máy, cơ quan nhà nước; bằng cơng tác kiểm tra.
- Tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển đất nước.
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của nhà nước là nguyên tắc tập trung dân chủ.
1.2.2. Bản chất giai cấp cơng nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của nhà nước
Hồ Chí Minh đã giải quyết hài hòa, thống nhất giữa bản chất giai cấp với tính nhân dân,
tính dân tộc và được biểu hiện ở các quan điểm sau:
- Sự ra đời của nhà nước Việt Nam là thành quả đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ của
rất nhiều thế hệ người Việt Nam.
- Nhà nước bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân làm cơ bản.
- Nhà nước đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành
các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng một nước Việt
Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát
triển tiến bộ của thế giới.
1.3. Xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ :
1.3.1. Xây dựng Nhà nước hợp pháp, hợp hiến :
- Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa.
3
- Ngày 6/1/1946 cuộc tổng tuyển cử được tổ chức thành công bằng chế độ phổ thông đầu
phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín để bầu Quốc hội.
- Ngày 2/3/1946, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã họp phiên đầu tiên
để lập ra các tổ chức, bộ máy và các chức vụ chính thức của nhà nước.
Như vậy, đây là chính phủ có đủ tư cách pháp lý để giải quyết có hiệu quả các vấn đề đối nội
và đối ngoại của quốc gia.
1.3.2. Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật
vào cuộc sống.
- Quản lý nhà nước có nhiều biện pháp khác nhau nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng hệ
thống luật, trong đó quan trọng nhất là Hiến pháp - đạo luật cơ bản của đất nước.
- Phải thực thi nghiêm túc Hiến pháp và pháp luật trong đời sống. Trước hết, các cơ quan nhà
nước phải gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật.
- Trong quá trình thực thi pháp luật, Hồ Chí Minh yêu cầu pháp luật phải bảo đảm tính
nghiêm minh và hiệu lực. Đồng thời, những người thực thi pháp luật phải thực sự công tâm
bảo đảm pháp luật trở thành cán cân công lý đối với tất cả mọi người.
- Người yêu cầu phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho mọi người
dân, đặc biệt thế hệ trẻ. Vì vậy, phải chú trọng nâng cao dân trí, làm cho người dân có ý thức
chính trị, làm tốt nghĩa vụ cơng dân.
1.4. Xây dựng nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu quả :
1.4.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài.
- Hồ Chí Minh đánh giá cao vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ, cơng chức. Người coi cán bộ là
“cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay
kém”.
- Theo Hồ Chí Minh yêu cầu tổng quát nhất đối với đội ngũ cán bộ, công chức là phải vừa có
đức, vừa có tài, trong đó, đức là gốc. Đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý và có hiệu quả.
Các tiêu chuẩn cụ thể là:
- Tuyệt đối trung thành với cách mạng.
- Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.
- Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân như máu - thịt.
- Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách
nhiệm, nhất là những tình huống khó khăn, “thắng khơng kiêu, bại khơng nản”.
- Phải thường xun tự phê bình và phê bình, ln ln có ý thức và hành động vì sự lớn
mạnh, trong sạch của nhà nước.
1.4.2. Đề phịng, khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước :
4
- Sức mạnh, hiệu lực của nhà nước một mặt phải dựa vào tính nghiêm minh của việc thi hành
luật pháp, mặt khác phải dựa vào sự gương mẫu, trong sạch về đạo đức của người cầm
quyền. Vì vậy cách mạng đòi hỏi “cán bộ phải thực hành chữ LIÊM trước, để làm kiểu mẫu
cho dân”. Hồ Chí Minh chỉ rõ những tiêu cực và nhắc nhở mọi người phòng tránh, khắc
phục: đặc quyền, đặc lợi; tham ơ, lãng phí, quan liêu; “tư túng”, “chia rẽ”, “kiêu ngạo”.
- Muốn ngăn chặn những căn bệnh trên, theo Hồ Chí Minh cán bộ lãnh đạo phải sâu sát công
việc thực tế, phải kiểm tra đến nơi, đến chốn, chống bệnh quan liêu, duy ý chí...
1.4.3. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức
cách mạng :
- Kết hợp quản lý nhà nước bằng pháp luật với giáo dục đạo đức cách mạng, phát huy truyền
thống dân tộc.
- Thống nhất giữa lý trí và tình cảm, nghiêm khắc song bao dung, nhân ái.
- Không thiên vị, cơng bằng, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
- Chú trọng việc giáo dục, cảm hóa những người phạm pháp, lầm lỗi, dung tha người biết hối
lỗi.
2. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cơng cuộc xây dựng nhà nước hiện
nay :
Có thể khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân
và vì dân vẫn cịn nguyên giá trị trong giai đoạn hiện nay, khi mà nhiều “căn bệnh” được
Người từng chỉ ra vẫn tồn tại, thậm chí có phần trầm trọng hơn. Đó là, để lọt những người có
động cơ khơng trong sáng, “lợi ích nhóm”, “cánh hẩu” vào bộ máy lãnh đạo; hệ thống pháp
luật cịn chồng chéo, thiếu đồng bộ, tính cơng khai, minh bạch cịn hạn chế; thủ tục hành
chính cịn gây phiền nhiễu cho dân, các cơ quan công quyền cồng kềnh, làm việc thiếu hiệu
quả; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn kịp thời; kỷ cương, phép nước
ở một số cơ quan, tổ chức và địa phương cịn chưa nghiêm, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp
đáng lo ngại, v.v. Những hiện tượng đó từng được Hồ Chí Minh cho là biểu hiện của “bệnh
quan liêu” - một loại bệnh rất nguy hiểm: “những người và những cơ quan lãnh đạo mắc
bệnh quan liêu thành thử có mắt mà khơng thấy suốt, có tai mà khơng nghe thấu, có chế độ
mà khơng giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Kết quả là những người xấu, những cán
bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí. Thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn
tham ơ, lãng phí”12. Từ đó, Người kê một số “thang thuốc” đặc hiệu để diệt trừ bệnh này,
như: “Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết”, “Phải gần gũi dân, hiểu biết dân,
học hỏi dân”, “Phải thật thà thực hành phê bình và tự phê bình”, “Phải làm kiểu mẫu: Cần,
Kiệm, Liêm, Chính, Chí cơng vơ tư” v.v.
Tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị quan trọng đối với cơng cuộc xây dựng nhà nước hiện nay
một số nội dụng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân vào
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay:
5
-
Thực hiện nguyên tắc: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp; có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước
Nguyên tắc này trở thành một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; là một trong những biện pháp quan trọng phòng tránh sự lộngquyền,
lạm quyền, quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước ta; nêu cao tinh thần tráchnhiệm và
xác định được rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu
quả của bộ máy nhà nước; đảm bảo chủ quyền luôn luôn thống nhất thuộc về nhân dân.
- Cải cách tư pháp, đảm bảo cho Tòa án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Tòa án độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật là một trong những đặc trưng cơ bản, là u cầu, địi hỏi
khơng thể thiếu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do vậy, để đạt
được đó chúng ta cần và tiếp tục thực hiện tốt những nội dung sau đây:
Thứ nhất, về mặt tổ chức, hệ thống Tòa án ở nước ta cần được thiết kết, tổ chức theo cấp xét
xử, nhằm giảm bớt lãng phí về tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất, tạo thuận lợi trong tổ chức
xét xử, và quan trọng hơn cả là đảm bảo sự độc lập của Tịa án với chính quyền địa phương.
Thứ hai, quyền tư pháp phải được tổ chức và hoạt động theo một thủ tục pháp lý cụ thể, có
khả năng bảo đảm cho việc đạt được kết quả pháp lý công bằng trong việc xét xử và
giảiquyết các tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Thứ ba, các thẩm phán phải phải được bổ nhiệm suốt đời, hoặc chí ít là lâu dài hơn so với
hiện nay.
Thứ tư, chế độ lương của thẩm phán phải được bảo đảm đủ nuôi họ và gia đình một cách
đàng hồng, có như vậy họ mới vững tâm hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Thứ năm, đề cao trách nhiệm, trình độ chun mơn và phẩm chất đạo đức của người thẩm
phán.
Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đòi hỏi một nền tư pháp (mà trung
tâm là Tịa án) phải có đủ khả năng kiểm soát và giới hạn hai nhánh quyền lực lập pháp và
hành pháp trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật; tư pháp phải được áp dụng phổ biến và là tiêu
biểu của công lý để giải quyết các tranh chấp trong xã hội; tư pháp phải đảm bảo các quyền
và tự do của con người và quyền lực tư pháp cũng được giới hạn bới Hiến pháp và pháp luật.
Để đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi đó thì điều quan trọng nhất là phải bảo đảm cho
Tòa án được độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong quá trình tổ chức và hoạt động.
- Cải cách nền hành chính quốc gia, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch,
vững mạnh, từng bước hiện đại hóa
Để có một nền hành chính năng động, sáng tạo, tinh gọn, trách nhiệm, phục vụ tốt các nhu
cầu của người dân và xã hội, đáp ứng những đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thì chúng ta cần:
-Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, sắp xếp, thu gọn các đầu mối của
Chính phủ. Đổi mới hoạt động của Chính phủ theo hướng Chính phủ tập trung vào xây dựng
các chính sách, các thể chế, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, chỉ đạo và điều
hành phối hợp các ngành, các cấp thực thi chính sách, pháp luật.
-Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, đẩy mạnh phân cơng, phân
cấp, nâng cao tính chủ động, sáng tạo, chịu trách nhiệm trước pháp luật của chính quyền địa
phương đối với mọi hoạt động xã hội tại địa phương. Tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát,
đánh giá các hoạt động của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân. Tổ chức hợp lý Hội đồng
nhân dân, tăng cường vai trò của Hội đồng nhân dân ở địa phương.
6
-Trong nền hành chính, có đội ngũ cán bộ, cơng chức đơng đảo và đồ sộ nhất, do đó, yếu tố
con người là khâu then chốt. Cần xây dựng quy chế hoạt động công vụ, nâng cao đạo đức
nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức. Thực hiện thường xun cơng tác đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng thực hành chuyên môn của đội ngũ cán bộ. Xây dựng
đội ngũ cán bộ có thói quen tn thủ pháp luật, cơng tâm, có tinh thần trách nhiệm đối với
nhân dân.
- Xây dựng chất đạo đức của người cán bộ trong điều kiện xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Những yêu cầu, đòi hỏi về phẩm chất đạo đức của người cán bộ trong điều kiện hiện nay đó
là:
Một là, có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách
và pháp luật của nhà nước.
Hai là, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh
chống tham nhũng, có ý thức tổ chức kỷ luật, khơng cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân,
được nhân dân tín nhiệm.
Ba là, có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật
của Nhà nước, có trình độ văn hóa, chun môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu
quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Các tiêu chuẩn đó quan hệ mật thiết với nhau. Coi trọng cả đức và tài, đức là gốc.
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức "vừa hồng vừa chuyên", phải tăng cường
pháp luật đi đôi với giáo dục đạo đức cách mạng, phát huy tinh thần phục vụ nhân dân,
phụng sự tổ quốc; Đảng và Nhà nước phải thường xuyên chăm lo xây dựng, giáo dục và bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ về mọi mặt; làm tốt công tác cán bộ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương
trong nhà nước cũng như ngoài xã hội, xử lý nghiêm minh, cơng bằng những cán bộ thối
hóa biến chất, vi phạm pháp luật; mỗi cán bộ, đảng viên phải tích cực, tự giác trong học tập
và rèn luyện về đạo đức cũng như về tri thức, coi trọng việc tự học, tự rèn luyện; thực hiện
thường xuyên và nghiêm túc nguyên tắc tự phê bình và phê bình; phát huy dân chủ và dựa
vào nhân dân để xây dựng, giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức...
- Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-Tính tất yếu của mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ nhất, pháp luật chỉ có thể thực hiện được vai trò là phương tiện hàng đầu trong việc
điều chỉnh các quan hệ xã hội khi có sự bổ sung, hỗ trợ của các quy phạm xã hội khác. Pháp
luật không phải là công cụ vạn năng để có thể điều chỉnh được hết mọi quan hệ xã hội, thuộc
mọi lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Pháp luật không thể và cũng không nhất thiết
phải làm điều đó.
Thứ hai, pháp luật chỉ có tính khả thi khi mà nó được ban hành và thực hiện dựa trên những
giá trị đạo đức tiến bộ của xã hội, xuất phát từ nhu cầu khách quan của cuộc sống, từ ý chí,
nguyện vọng và lợi ích của nhân dân.
Thứ ba, hệ thống pháp luật nước ta hiện nay vẫn chưa hồn thiện, cịn chồng chéo, mâu
thuẫn, thiếu tính minh bạch, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Do vậy, cùng với pháp
luật, chúng ta cần chú trọng giáo dục, nâng cao đạo đức cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là
đối với đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
7
Thứ tư, xã hội Việt Nam là một xã hội trọng đạo đức, một xã hội duy tình hơn duy lý. Do
vậy, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam kết hợp hài hòa giữa pháp luật và đạo
đức trong quản lý xã hội là điều phù hợp với truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc, lịch sử
hình thành, phát triển và bản chất cách mạng của Nhà nước ta.
-Thực trạng mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật ở nước ta hiện nay
Nhìn chung, pháp luật đã được xây dựng trên nền tảng đạo đức, phản ánh khá đầy đủ các
quan niệm đạo đức cách mạng, đạo đức truyền thống tiến bộ của dân tộc, và ngược lại, đạo
đức đã có tác dụng to lớn đến việc hình thành các quy định trong pháp luật cũng như việc
thực hiện pháp luật của các chủ thể trong xã hội.
Bên cạnh những ưu điểm, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém như sau:
Pháp luật ban hành nhiều nhưng còn chậm đi vào cuộc sống, tính khả thi thấp, lại thường
xun có sự thay đổi. Đặc biệt, việc tổ chức thực hiện pháp luật còn chưa tốt, thi hành luật
chưa nghiêm. Pháp luật nước ta chưa làm tròn chức năng răn đe, ngăn ngừa, "phòng bệnh"
mà phần lớn chỉ sử dụng như một công cụ để xử lý vi phạm; nhiều giá trị đạo đức tốt đẹp của
dân tộc có xu hướng mai một dần hoặc có sự biến tướng, lai căng theo hướng phản tiến bộ;
Nhiều quan niệm đạo đức lạc hậu, lỗi thời, phản tiến bộ có chiều hướng khơi phục, trỗi dậy;
đang diễn ra sự suy thoái về đạo đức và lối sống trong xã hội, với các biểu hiện như: chủ
nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng, vụ lợi...có xu hướng ngày càng phát triển. Một bộ
phận cán bộ lợi dụng vị trí và quyền lực để mưu lợi cá nhân, lo thu vén cho cá nhân, gia đình,
họ tộc, coi nhẹ lợi ích tập thể, cộng đồng; nạn tham nhũng, đưa và nhận hối lộ, bịn rút, lãng
phí của công... diễn ra nhiều ngành, nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực, trở thành "quốc
nạn";... quan liêu, xa dân, lãnh đạm, vơ cảm
trước những khó khăn, bức xúc, những u cầu, địi hỏi chính đáng của nhân dân, của doanh
nghiệp;... lối sống thiếu trung thực, cơ hội "chạy chọt" vì lợi ích cá nhân như chạy thành tích,
bằng cấp, chức quyền, dự án, đề tài, chạy án, chạy tội... khá phổ biến;... lời nói khơng đi đơi
với việc làm, nói mà khơng làm, hứa nhưng khơng thực hiện...nói một đàng, làm một nẻo;
nói nhiều, làm ít;... đạo đức nghề nghiệp sa sút, ngay cả trong những lĩnh vực được xã hội tôn
vinh như y tế, giáo dục, bảo vệ pháp luật, báo chí...
- Những giải pháp nâng cao vai trị, tác dụng của pháp luật và đạo đức trong quá trình xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ nhất, nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò của đạo đức, pháp luật và sự kết hợp giữa
chúng trong quản lý và điều hành xã hội.
Thứ hai, đưa các chuẩn mực đạo đức cơ bản vào nội dung các văn bản pháp luật.
Cần tập trung luật hóa cho được những phẩm chất đạo đức mới mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nêu, đó là: Trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; u thương
con người, sống có nghĩa, có tình; có tinh thần quốc tế trong sáng.
Thứ ba, đẩy mạnh việc tuyên truyền và phổ biến giáo dụng pháp luật và đạo đức trong các
tầng lớp nhân dân và toàn xã hội.
Thứ tư: Tùy theo tính chất, nội dung của mỗi văn bản luật mà trước khi đưa vào cuộc sống
cần thông qua một cuộc trưng cầu dân ý để điều chỉnh, bổ sung những nội dung cần thiết.
Pháp luật ban hành là để nhân dân thực hiện, là công cụ, phương tiện để nhân dân sinh tồn,
xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Do vậy, vì cuộc sống, vì quyền và lợi ích củachính
nhân dân, trước khi luật được chính thức thực thi rộng rãi thì cần trưng cầu dân ý để tiếp thu
trí tuệ và lực lượng tồn dân. Đó là biện pháp căn bản khắc phục tính thiếu khả thi, chậm đi
vào cuộc sống của pháp luật nước ta hiện nay; làm cho pháp luật trở thành "pháp luật tự
nhiên" được mọi người tự giác thực hiện.
8
Thứ năm, Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm tính nghiêm minh tuyệt đối
trong chấp hành pháp luật. Mọi người bình đẳng trước pháp luật. Xây dựng lối sống, lao
động, học tập và hành xử theo pháp luật.
- Thực hiện dân chủ trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hiện nay
Thực hiện dân chủ trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay, chúng ta cần thực hiện đồng bộ, với quyết tâm cao và bền bỉ những giải pháp
sau:
Trước hết, xác định vị trí tối cao của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội.
Mọi hoạt động của các cá nhân, các tổ chức, cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước
phải trên cơ sở và đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật, khơng có ngoại lệ. Pháp luật phải
xuất phát từ những yêu cầu, đòi hỏi của hiện thực khách quan; phải thể hiện đầy đủ ý chí và
nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với quyền và lợi ích của nhân dân, phản ánh những
chuẩn mực đạo đức và các giá trị tiến bộ của nhân loại.
Thứ hai, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả cao.
Cần đẩy mạnh hơn nữa cơng cuộc cải cách bộ máy hành chính, cải cách tư pháp, đổi mới tổ
chức và hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; tăng cường pháp chế, xử lý
nghiêm minh, công bằng mọi hành vi vi phạm pháp luật...
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức tinh thơng nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị,
đạo đức tốt, thực sự là cơng bộc của dân.
Bốn là, nâng cao trình độ mọi mặt cho nhân dân từ kinh tế, chính trị, tư tưởng đến các lĩnh
vực khác.
Nói dân chủ trước hết là dân chủ trong kinh tế, đây là mấu chốt và quyết định. Nghĩa là nhà
nước phải tạo mọi điều kiện để nhân dân làm ăn hợp pháp, giải phóng sức sản xuất, giải
quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân...
Dân chủ trong chính trị là phải tiếp tục đổi mới thể chế, từ luật pháp, cơ chế, bộ máy để thực
hiện bằng được nguyên lý dân chủ là: người dân được làm tất cả những gì luật pháp khơng
cấm, cịn cơng chức chỉ được làm những gì luật pháp cho phép.
Năm là, thường xuyên giáo dục pháp luật và nâng cao văn hóa dân chủ cho tất cả mọi
người. Thực hành dân chủ tốt sẽ chống lại có hiệu quả chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, tham
nhũng và các tệ nạn khác.
Hình thành nhiều hình thức tập hợp quần chúng, nhiều kênh thơng tin để người dân có
diễn đàn trình bày ý kiến của mình với Đảng, Nhà nước. Muốn vậy, cần tăng cường vai trò,
chức năng của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các hội nghề nghiệp và các tổ chức
xã hội trong giai đoạn hiện nay.
3.Nhận thức của sinh viên về vấn đề xây dựng nhà nước :
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận và định hướng để Đảng Cộng sản Việt Nam xây
dựng đường lối cách mạng đúng đắn, tổ chức lực lượng và lãnh đạo nhân dân Việt Nam
giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, sáng lập nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong
các cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và những
thành tựu quan trọng về mọi mặt trong hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế. Tư tưởng
Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn, quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường
9
cho sự nghiệp cách omạng của nhân dân ta trên hành trình kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội.
Có thể khẳng định rằng lực lượng sinh viên ln có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sinh viên ln là lực lượng xung kích, đi đầu trong mọi phong
trào, sẵn sàng cống hiến sức trẻ, trí tuệ cho sự phát triển của đất nước.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với sự bùng nổ của công nghệ cao mang đến
cho mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam những cơ hội to lớn, đồng thời cũng đặt ra những
thách thức không hề nhỏ đối với sinh viên - lực lượng lao động trí thức chính và những mục
tiêu phấn đấu lớn nhất của sinh viên Việt Nam trong thời kỳ mới để góp phần xây dựng đất
nước cụ thể là:
- BẢN LĨNH - luôn tự tin vào bản thân, dám thử thách bản thân để khám phá những điều
mới, vượt qua bản thân mình.
- HỌC TẬP - sinh viên luôn phấn đấu học tập, phát huy tốt phong trào tự học, chăm chỉ, rèn
luyện, tiếp thu kiến thức cho bản thân, học tập từ thầy cô, anh chị, bạn bè, sách vở,... luôn
học hỏi và tiếp thu kiến thức.
- SÁNG TẠO - tích cực suy nghĩ, sáng tạo, khơng thụ động, lười biếng, ln tìm tịi cái mới.
- TÌNH NGUYỆN - tích cực tham gia các phong trào vì cộng đồng, các hoạt động tình
nguyện đem lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội của trường, đồn, hội và bất cứ đâu.
- HỘI NHẬP - tích cực tham gia các hoạt động của trương lớp, tham gia clb để học hỏi nhiều
kỹ năng, có được nhiều mối quan hệ, học hỏi các kỹ năng công nghệ, máy tính để bắt kịp sự
thay đổi của cơng nghệ hiện nay. Đặc biệt trau dồi khả năng ngoại ngữ là yếu tố quan trọng
hàng đầu mà sinh viên phải chú trọng để có thể hội nhập.
- PHÁT TRIỂN - xây dựng hình ảnh sinh viên 5 tốt, cố gắng đạt được danh hiệu Sinh viên 5
tốt, hoàn thiện bản thân, tích cực, tự tin, tốt lên từng ngày. Ngồi ra luyện tập thể dục thể
thao, trau dồi sức khỏe thường xuyên để bản thân khỏe mạnh là yếu tố rất cần thiết.
- SỐNG ĐẸP, CÓ TRÁCH NHIỆM - trong bối cảnh hội nhập toàn cầu; sự xâm nhập của văn
hóa ngoại lai; sự bùng nổ thơng tin một cách ồ ạt trên mạng xã hội và trong nhiều tình huống
khơng có sự kiểm sốt kiểm chứng, tin giả trên mạng xã hội… đã có những tác động tiêu cực
đến tư tưởng, lối sống của sinh viên, vậy nên sinh viên phải ln bình tĩnh, cư xử văn minh,
có trách nhiệm trước mọi tình huống.
10