Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Từ tư tưởng Hồ Chí Minh đối với công tác giáo dục, nghĩ về nền giáo dục hiện nay ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.86 KB, 3 trang )

Mai Xuân Thường Sưu tầm
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh đối với công tác giáo dục, nghĩ về nền giáo dục hiện nay
1. Trong tập sách "Hồ Chí Minh bàn về công tác giáo dục" do Nhà xuất bản Sự
thật Hà Nội ấn hành năm 1972 đã tập hợp nhiều bài viết của Người bàn về
công tác giáo dục. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tập sách này là tư tưởng của Hồ Chí
Minh đối với mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Đây chính là cẩm
nang, là cơ sở khoa học để Đảng ta vận dụng, lãnh đạo sự nghiệp giáo dục
nước ta trong suốt một phần ba thế kỷ qua.
2. Về mục tiêu giáo dục, Người căn dặn: Trách nhiệm của người thầy "không
phải là gõ đầu trẻ để kiếm cơm" mà phải chăm lo, dạy dỗ, đào tạo các em
thành người công dân tốt, người lao động tốt, người cán bộ tốt, người chiến sĩ
tốt, trung với nước, hiếu với dân, có lòng yêu nước nồng nàn, có đạo đức
trong sáng, cần-kiệm-liêm-chính-chí-công-vô-tư, có tri thức và sức khỏe để
phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh.
Về nội dung giáo dục, Người chỉ rõ: phải chú trọng giáo dục đạo đức cách
mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, kỹ thuật, lao động sản xuất. Người nhấn
mạnh: "Tăng cường hơn nữa việc giáo dục lao động trong nhà trường là một
khâu chủ yếu trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhằm trang
bị cho thế hệ trẻ có những kiến thức khoa học, lại có những kiến thức cơ bản
về sản xuất công nghiệp-nông nghiệp, những thói quen lao động, sẵn sàng
bước vào xây dựng xã hội chủ nghĩa". Theo Người, nội dung giáo dục phải
chứa đựng tính dân tộc, tính khoa họcvà tính nhân dân; phải làm cho người
học hiểu được những truyền thống quý báu của dân tộc như tinh thần yêu
nước nồng nàn, đoàn kết, tương thân tương ái, anh hùng trong chống giặc
ngoại xâm, cần cù trong lao động sản xuất.
Về phương pháp giáo dục, Người chỉ giáo: cách học phải nhẹ nhàng; không
gò ép học sinh vào khuôn khổ người lớn, phải đặc biệt chú trọng đến sức khỏe
của các cháu, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự phát huy nội lực, tư duy
biện chứng Mác - Lê nin, óc tư duy lý luận, tư duy kỹ thuật, tư duy kinh tế, óc
phê phán và sáng tạo cho người học.
2. Vận dụng tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh về công tác giáo dục, dưới


sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ngành Giáo dục - đào tạo đã đào tạo được
một đội ngũ trí thức có đức, có tài, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu ấy, giáo dục lại có
nhiều mặt làm cho xã hội quan ngại. Tình trạng giáo dục thiên về "dạy chữ"
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
1
Mai Xuân Thường Sưu tầm
lơi lỏng về "dạy người" vẫn còn phổ biến. Bàn về công tác đào tạo, gần đây,
tại diễn đàn Hội nghị giáo dục, Thủ tướng Phan Văn Khải nhận xét: chất
lượng đào tạo của ta còn yếu, đào tạo ít gắn với sản xuất và đời sống, với
nghiên cứu khoa học. "Giáo dục lao động trong nhà trường là một khâu chủ
yếu trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa…" như lời dạy của
Chủ tịch Hồ Chí Minh giờ đây đã trở thành xa vời đối với nhiều trường phổ
thông, thay vào đó là "dạy chay", "học chay", dạy thêm, học thêm tràn lan,
làm cho học sinh không còn thời gian để nghỉ ngơi, giải trí. Nhu cầu học thêm
bị lợi dụng bởi một bộ phận giáo viên với động cơ không trong sáng. Nhiều
giáo viên dạy không sâu sát chương trình, thậm chí theo như lời của một cán
bộ lâu năm trong ngành Giáo dục thì cách dạy quá hời hợt, cứ y như "chuồn
chuồn đạp nước" nhằm ép học sinh đi học thêm, bắt học sinh học thêm để thu
tiền thông qua nhu cầu học thêm giả tạo, dưới hình thức "tự nguyện" (?!).
Một thực tế làm nhiều người hết sức lo lắng, đó là phải chăng chất lượng giáo
dục hiện nay đang xuống cấp? Liên tiếp trong thời gian qua, các báo, đài đã
tốn khá nhiều giấy mực lên tiếng về thực trạng đáng báo động này. Và mới
đây tại diễn đàn của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI, nhiều vị đại biểu Quốc
hội đã bày tỏ bức xúc trước yếu kém này của ngành Giáo dục. Còn nhớ, trong
kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2003, có tới 5.700 thí sinh có cả ba
môn thi bị điểm không; 86% số thí sinh có ba môn dưới 15 điểm. Kết quả này
được công bố đã gây "sốc" cho các vị quản lý ngành Giáo dục. Người ta đã
hoài nghi: phải chăng có sự sai lệch trong quá trình chấm thi của các trường.
Và thanh tra Bộ Giáo dục - Đào tạo đã chọn 1.297 bài bị điểm không để chấm

lại, kết quả chỉ có 2 bài được nâng điểm, còn 1.295 bài vẫn giữ nguyên điểm
không như kết quả chấm ban đầu. Theo đoàn thanh tra, các bài bị điểm không
là do thí sinh hổng kiến thức cơ bản, và họ đã kết luận: trình độ của thí sinh
yếu kém thật sự.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém này? Điều dễ nhận thấy
là phương pháp giáo dục của ta hiện đang còn nhiều bất cập. Báo cáo của
Chính phủ tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI đã chỉ rõ: Phương pháp giáo
dục trong các trường học nặng về truyền thụ, áp đặt kiến thức một chiều, thầy
giảng trò chép, cách dạy và học nặng về học thuộc lòng, tạo cho học sinh tiếp
thu một cách máy móc, chưa khuyến khích tính năng động sáng tạo của người
học, chưa coi trọng bồi dưỡng cho học sinh năng lực thực hành… Bên cạnh
đó, một yếu tố cũng ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng giáo dục đó là "bệnh
thành tích" - một "căn bệnh" đã tồn tại từ nhiều năm nay. Chúng ta đều biết,
trong các trường phổ thông có cả một hệ thống quản lý từ hiệu trưởng, hiệu
phó, các tổ trưởng bộ môn, thế nhưng giáo viên có ngàn lẻ một cách phù phép
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
2
Mai Xuân Thường Sưu tầm
để kết quả giảng dạy "đạt cao". Hơn thế nữa chính cán bộ quản lý nhà trường
cũng cần có một "tỷ lệ đẹp" để báo cáo với cấp trên. Chính bệnh thành tích
này đã đôn dần học sinh yếu lên lớp. Dư luận đặt câu hỏi: tại sao năm học
2002-2003 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT cả nước rất cao 92,6% (có tỉnh đạt
99,5%) nhưng trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng có quá nhiều thí sinh
bị cả 3 môn không điểm như vậy.
Chúng ta phải thừa nhận rằng những bất cập về chất lượng và hiệu quả giáo
dục đang là một hiện thực. Cách dạy nhồi nhét, dạy tủ, dạy theo lối cũ truyền
thống vẫn đang là sức ỳ lớn, một lực cản cho yêu cầu nâng cao chất lượng
giáo dục. Những vấn đề cộm cán như bệnh thành tích, vấn nạn dạy thêm học
thêm, nạn sính bằng cấp… đã gây ra nhiều vấn đề phức tạp cho xã hội, làm
ảnh hưởng đến uy tín của ngành Giáo dục và thanh danh của người thầy. Điều

đó đòi hỏi ngành Giáo dục cần mạnh dạn có một "cuộc phẫu thuật" để loại bỏ
những "căn bệnh" này, nếu không chúng ta phải đối mặt với những biến cố,
hậu quả lớn hơn nhiều. Hy vọng, trong thời gian tới, ngành Giáo dục - đào tạo
sẽ sớm có biện pháp khắc phục những yếu kém, bất cập hiện nay, bảo đảm
thực hiện nghiêm túc tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, để giáo dục thật sự
là "quốc sách hàng đầu", phục vụ đắc lực công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Hồ Xuân Ánh
(Báo Bình Định)
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
3

×