Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Chuyên đề môn Toán lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.21 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CHUYÊN ĐỀ : QUY TRÌNH DẠY MỘT BÀI TOÁN LỚP 2</b>
<b> THEO MƠ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN.</b>
<b> </b>


<b>A. phần mở đầu:</b>
<b>I. Đặt vấn đề:</b>


Nhằm để đào tạo những con người đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới, đó
là nhiệm vụ của ngành giáo dục, trong đó bậc Tiểu học là bậc học đóng vai trị làm nền
móng. Cùng với những mơn học khác, mơn Tốn ở tiểu học giữ một vị trí hết sức quan
trọng trong việc hình thành nhân cách, phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh. Nó trang
bị cho học sinh những kiến thức cần thiết nhằm phục vụ đời sống và phát triển của xã
hội. Mơn Tốn ở lớp 1 và lớp 2 là cơ sở ban đầu có tính quyết định cho việc học Toán
sau này của học sinh.


Để thực hiện tốt mục tiêu của mơn Tốn, người giáo viên phải thực hiện đổi mới
các phương pháp dạy học theo mơ hình học tập kiểu mới VNEN, sao cho học sinh là
người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần
hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề đặt ra
trong bài học. Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học, môn học.


<b>II.Thực trạng : </b>
<b>1. Thuận lợi:</b>


- Cơ sở vật chất trường lớp đảm bảo, môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện.
- 100 % GV được tham gia tập huấn theo mơ hình trường tiểu học mới VNEN.
- Tài liệu hướng dẫn học cấp về đầy đủ, nhà trường cho mượn mỗi em một bộ
- Phụ huynh quan tâm, mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh.


<b>2. Khó khăn:</b>



-Đối với học sinh lớp 2: Từ lớp một qua lớp 2 mới làm quen với mơ hình Vnen nên từ việc
hoạt động học tập nhóm hay những hình thức tổ chức lớp học cịn bỡ ngỡ .


- Nhiều em đọc chậm, đọc chưa thành câu nên không nắm được yêu cầu các hoạt động.
- Khả năng tính tốn chậm, nhiều em học mau hiểu nhanh quên.


- Đối tượng học sinh trong lớp không đồng đều nhiều em tiếp thu quá nhanh. Nhiều em giáo
viên giảng đi giảng lại nhiều lần cũng không hiểu


<b>B. phần nội dung:</b>
<b> I. Mục tiêu :</b>


Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Tốn 2 theo mơ hình trường học kiểu
mới VNEN phải đảm bảo yêu cầu sau.


a. Lấy học sinh làm trung tâm: học sinh được học theo khả năng của riêng mình; tự
quản, hợp tác và tự giác cao trong học tập.


b. Nội dung học gắn bó chặt chẽ với đời sống hằng ngày của HS.
c. Linh hoạt về nhịp độ học tập tùy theo đối tượng học sinh.


d. Phụ huynh và cộng đồng phối hợp chặt chẽ với giáo viên giúp đỡ học sinh một cách
thiết thực trong các hoạt động giáo dục; tham gia giám sát việc học tập của con em
mình.


e. Góp phần hình thành nhân cách, giá trị dân chủ, ý thức tập thể theo xu hướng thời đại
cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Nhóm trưởng đóng vai trị chính trong tiết học hướng dẫn, điều hành tiết học
hướng dẫn nhẹ nhàng dưới sự trợ giúp đúng mức, đúng lúc của giáo viên, tài liệu hướng


dẫn học, đồ dùng dạy học Tốn, để từng học sinh (từng nhóm học sinh) tự phát hiện và
tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung kiến thức và có thể vận dụng
được kiến thức đó vào luyện tập thực hành, giúp cho việc phát triển năng lực cá nhân
học sinh.


- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng trường học kiểu mới VNEN. Thay thế
các phương pháp dạy học đơn điệu ít tác dụng bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại.
Giúp học sinh hứng thú trong học tập, hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức.


<b>II.Nội dung chương trình mơn tốn Lớp 2:</b>


+ Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000.
+Cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100.


+ Khái niệm ban đầu về nhân chia, bảng nhân chia 2, 3,3,4, 5.
+Tìm giá trị biểu thức các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia).


+ Giới thiệu về lít, kg, tiền. Mở rộng đơn vị đo độ dài đến mm, dm, km.
+ Đường gấp khúc, tứ giác, hình chữ nhật.


+ Giải bài tốn có 1 phép tính.


<b>III. Các biện pháp để thực hiện việc dạy toán theo hướng đổi mới VNEN</b>


- Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động là mấu chốt của vấn
đề đổi mới . Vì vậy khi giảng dạy giáo viên cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học:
<b>1. Qui trình 5 bước dạy của giáo viên:</b>


B1: Tạo hứng thú cho HS



B2. Tổ chức cho HS trải nghiệm


B3. Phân tích khám phá rút ra kiến thức mới
B4. Thực hành


B5. Ứng dụng


<b>2. 10 bước học tập của học sinh</b>


• <b>Bước 1. Chúng em làm việc nhóm. Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng học tập</b>
cho cả nhóm.


• <b>Bước 2. Em đọc Tên bài học rồi viết tên bài học vào Vở ô li (lưu ý khơng được</b>
• viết vào sách).


• <b>Bước 3. Em đọc Mục tiêu của bài học.</b>


• <b>Bước 4. Em bắt đầu Hoạt động cơ bản (nhớ xem phải làm việc cá nhân hay theo</b>
nhóm).


• <b>Bước 5. Kết thúc Hoạt động cơ bản em gọi thầy, cô giáo để báo cáo những gì em</b>
đã làm được.


• <b>Bước 6. Em thực hiện Hoạt động thực hành:</b>
+ Đầu tiên em làm việc cá nhân;


+ Em chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn (giúp nhau sửa chữa những bài làm còn sai sót);
+ Em trao đổi với cả nhóm. Chúng em sửa cho nhau, luân phiên nhau đọc... (lưu ý
không làm ảnh hưởng đến nhóm khác)



• <b>Bước 7. Hoạt động ứng dụng (gắn liền với gia đình và địa phương).</b>
• <b>Bước 8. Chúng em đánh giá cùng thầy, cơ giáo.</b>


• <b>Bước 9. Kết thúc bài, em viết vào Bảng đánh giá (nhớ suy nghĩ kĩ khi viết và lưu</b>
ý về đánh giá của thầy, cô giáo).


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>IV. Quy trình giảng dạy một bài học :</b>
I - Mục tiêu : Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ .
II - Chuẩn bị : Giáo viên - Học sinh .


<b>A.</b> Hoạt động cơ bản:


1.GV hd/hỗ trợ để HS có khơng khí thoải mái, thân thiện. ND cần gần gũi và bổ ích
cho HS.


2.GV cần chuẩn bị tốt ĐDHT, câu hỏi, chỉ dẫn...
3. GV khuyến khích HS mạnh dạn, tự tin


<b>B. Hoạt động thực hành:</b>


1. GV cần hỗ trợ kịp thời và phù hợp với từng loại HS
2. GV cần quan sát và kiểm soát bao quát.


3.GV giành nhiều thời gian cho HS trình bày.
<b>C. Hoạt động ứng dụng:</b>


1. GV giúp HS lập kế hoạch thực hiện hoặc điều chỉnh nội dung/ yêu cầu trong Hoạt
động ứng dụng.


1. GV tạo cơ hội cho HS báo cáo kết quả Hoạt động ứng dụng.


*Lưu ý:


+Đối với tiết ôn tập , GV chỉ thực hiện hoạt động thực hành và ứng dụng .


+GV có thể thay đổi hình thức tổ chức sao cho phù hợp với tình hình thực tế của lớp
mình chứ khơng nhất thiết phải tuân theo các lôgô chỉ dẫn trong tài liệu.


<b>VI. Các phương pháp dạy học toán 2 theo mơ hình VNEN:</b>
<b>1. Phương pháp trực quan:</b>


Phương pháp trực quan trong dạy học Tốn ở tiểu học nói chung và dạy học Tốn
2 nói riêng là phương pháp đặc biệt quan trọng, phương pháp này địi hỏi nhóm trưởng
tổ chức hướng dẫn các bạn hoạt động trực tiếp trên các sự vật cụ thể, dựa vào đó nắm
bắt được kiến thức kĩ năng của mơn Tốn.


Đối với lớp 2 khi sử dụng phương pháp này, học sinh cần phải huy động các giác
quan như tay cầm, mắt nhìn, tai nghe tức là học sinh phải “làm việc bằng tay” trên các
đồ dùng học tập để nhận biết phát hiện kiến thức mới và điều quan trọng là trực quan
phải là các vật thực, tranh ảnh, mơ hình hay que tính, quả cam.


<b>2.Phương pháp gợi mở vấn đáp:</b>


Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra
những kiến thức hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống câu hỏi để hướng dẫn giúp đỡ
học sinh khi các nhóm khơng thể hồn thành được kiến thức cho riêng mình. Giáo viên
giúp học sinh suy nghĩ và lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước tiến dần đến kết luận
cần thiết, giúp học tìm ra những kiến thức mới.


Dạy tốn 2 cịn giúp học sinh nắm chắc các kiến thức và kĩ năng cơ bản nhất,
thơng dụng nhất hình thành được phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp tự học.


Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học. Thường xuyên phải huy
động kiến thức đã học để phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Đặt kiến thức mới
trong mối quan hệ với các kiến thức đã học.


<b>3. Phương pháp giảng giải minh hoạ:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Tuy nhiên với phương pháp này GV cần điều hành nhóm trưởng rút ra kiến thức
trong nhóm, nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.


<b>4. Phương pháp thực hành luyện tập:</b>


Phương pháp thực hành luyện tập là phương pháp GV tổ chức cho HS luyện tập
các kiến thức kĩ năng của HS thông qua các hoạt động thực hành luyện tập. Hoạt động
thực hành luyện tập chiếm hơn 50% tổng thời lượng dạy học ở lớp 2. Vì vậy phương
pháp này được sử dụng thường xuyên trong các tiết dạy như học kiến thức mới, trong
các tiết ôn tập, luyện tập. Nhiệm vụ chủ yếu của dạy học thực hành luyện tập là củng
cố kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương trình, rèn luyện các năng lực thực hành,
giúp HS nhận ra rằng: học không chỉ để biết mà học cịn để làm, để vận dụng.


<i> Tóm lại:</i>


<i>Trong dạy học Toán người giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt và lựa chọn các</i>
<i>phương pháp vào từng hoạt động của các dạng bài học, để hướng dẫn học sinh tự tìm</i>
<i>tịi chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học sinh thực hành, hình thành và rèn luyện kĩ</i>
<i>năng Toán học, hướng dẫn học sinh giải Toán, kết hợp việc vận dụng phương pháp dạy</i>
<i>học hợp tác theo nhóm nhỏ, hay trị chơi Tốn học, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới</i>
<i>trong dạy học Toán 2. </i>





<i> Đại Tân, ngày 16 tháng 10 năm 2019</i>
Người viết


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

GIÁO ÁN BÀI DẠY MINH HỌA MƠN TỐN LỚP 2


<i> Thứ tư ngày 16 tháng 10 năm 2019</i>
<b>Bài 18: 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 7 + 5 </b>


<b> ( 2 Tiết )</b>
<b>I /Mục tiêu :Em biết thực hiện phép cộng</b>
7 + 4; 7 + 5; …; 7 + 9.


Em lập và học thuộc bảng “ 7 cộng với một số”
<b>II/ Chuẩn bị : Que tính ( mỗi nhóm 16 que tính) </b>


Phiếu học tập (nhóm HĐ3 cơ bản), Phiếu học tập (cặp đôi HĐ4 thực hành)
<b>III/ Hoạt động dạy học :</b>


* Khởi động :


- CT Hội đồng tự quản tổ chức cả lớp chơi trị chơi “Truyền điện” Ơn bảng : 8 cộng
với một số.


* Tìm hiểu mục tiêu:


- Cá nhân đọc thầm mục tiêu
- Vài em đọc trước lớp


<b>A/ Hoạt động cơ bản</b>



1/ Tìm phép tính giúp bạn
- Cá nhân đọc, tìm hiểu nội dung
- Em cùng bạn bên cạnh trao đổi


- Nhóm trưởng hỏi,thành viên trả lời - thống nhất, báo cáo kết quả


<b> 2/ Tính 7 + 5 = ?</b>


- Cá nhân đọc, tìm hiểu nội dung


- Nhóm trưởng vừa hỏi thành viên trả lời- vừa thực hiện thao tác như tài liệu hướng dẫn


<b>Nghe thầy /cô giáo hướng dẫn </b>


<b>3/ Thực hiện tương tự như trên để tìm kết quả các phép tính </b>
- Cá nhân đọc, tìm hiểu nội dung


- Nhóm thảo luận, thực hiện thao tác - thống nhất,ghi kết quả vào PHT,NT báo cáo


<b>Nghe thầy /cô giáo hướng dẫn – lập bảng 7 cộng với một số </b>


4/ Đọc thuộc lòng bảng : 7 cộng với một số
- Cá nhân đọc thuộc lòng


- Đọc thuộc lòng cho bạn bên cạnh nghe
<b>B/ Hoạt động thực hành</b>


1/ Tính nhẩm


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

2/ Tính



- Cá nhân tính và ghi kết quả vào vở
- GV kiểm tra bài làm cá nhân


3/ Tính nhẩm


- Cá nhân tính nhẩm và ghi kết quả vào vở
- GV kiểm tra bài làm cá nhân


<b>4/ Viết phép tính thích hợp</b>


- Cá nhân đọc,quan sát tranh và tìm hiểu nội dung


- Em cùng bạn bên cạnh thảo luận - thống nhất,ghi vào PHT báo cáo kết quả
- GV kiểm tra bài làm nhóm đơi


5/ Giải bài tốn


- Cá nhân đọc đề bài tốn và tìm hiểu nội dung – giải bài toán vào vở
- GV kiểm tra bài làm cá nhân


6/ Điền dấu + hoặc dấu - vào chỗ chấm để được phép tính đúng
- Cá nhân đọc và tìm hiểu nội dung – làm bài vào vở


- GV kiểm tra bài làm cá nhân


* Trị chơi: Tìm nhà cho các con vật
<b>B/ Hoạt động ứng dụng</b>


- 1 HS đọc nội dung HDƯD trước lớp



- GVgợi ý – nhắc nhở HS về nhà thực hiện cùng người thân
* Bình chọn bạn hoc tốt trong nhóm


* GV nhận xét tiết học – dặn dò


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×