Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành bán kháng sinh của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc ở việt nam TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.55 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
THỰC HÀNH BÁN KHÁNG SINH
CỦA NGƯỜI BÁN THUỐC TẠI
CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tổ chức quản lý dược
Mã số : 6272 0412
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

Hà Nội, năm 2021


Cơng trình được hồn thành tại:

Trường Đại học Dược Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Xuân Thắng;
PGS.TS.Nguyễn Hoàng Anh

Phản biện 1: ……………………………………………
Phản biện 2: …………………………………………
Phản biện 3: …………………………………………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp
trường họp tại: ………………………………………….
Vào hồi ………. giờ…….ngày……..tháng ……..năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam


Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội

0


A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Tính cấp thiết của luận án
Cơ sở bán lẻ thuốc (CSBLT) đóng vai trị quan trọng trong hệ
thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng. Ở nhiều nước có mức
thu nhập thấp và trung bình, nhà thuốc là kênh chính để người dân mua
thuốc và trao đổi thơng tin khi có vấn đề về sức khỏe. Tại Việt Nam,
theo thống kê cho thấy khoảng 65%-80% người dân có vấn đề sức khỏe
sẽ tìm đến CSBLT trước khi đến với dịch vụ y tế khác. Với mạng lưới
các CSBLT đã và đang phát triển mạnh mẽ, để có thể phát huy vai trị
của CSBLT trong cung ứng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, kiến thức,
thái độ và thực hành của NBT có vai trò rất quan trọng. Nếu kiến thức,
thái độ, thực hành của NBT khơng phù hợp có thể dẫn đến nhiều hệ lụy
khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, gia tăng gánh nặng chi phí
điều trị và trầm trọng nhất có thể là tính mạng của người bệnh.
Tuy nhiên, thực tế hoạt động của hệ thống này đang tồn tại một số
vấn đề bất cập, NBT bán kháng sinh khơng có đơn và CSBLT trở thành
địa điểm cung cấp kháng sinh bất hợp lý trong cộng đồng. Trong khi
kháng sinh là nhóm thuốc có vai trị rất quan trọng trong chăm sóc sức
khỏe, đặc biệt các nước đang phát triển như Việt Nam, nhưng ngược lại
đây là thuốc bị lạm dụng mức cao, dẫn đến gia tăng sử dụng bất hợp lý
và đề kháng kháng sinh. Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với mức
độ và tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh, xuất
hiện vi khuẩn kháng đa thuốc. Theo thống kê của Klein và cộng sự, Việt
Nam là một trong 3 quốc gia có tốc độ gia tăng mức tiêu thụ kháng sinh
cao nhất trên thế giới. Một trong những nhân tố quan trọng dẫn đến thực

trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam là bởi kháng sinh bị lạm dụng trong
cộng đồng, tự sử dụng kháng sinh khi khơng có đơn của bác sỹ, người
dân có thể tự ý mua kháng sinh khơng có đơn ở các nhà thuốc hoặc theo
lời khuyên của NBT. Nghiên cứu quan sát tại 30 nhà thuốc năm 2011 ở
Hà Nội đã cho thấy phần lớn kháng sinh được bán mà khơng có đơn
88% (thành thị) và 91% (nơng thơn). Có lẽ điều này góp phần khiến
Việt Nam đang rơi vào “vùng trũng” của tình trạng kháng thuốc trên thế
giới. Tuy nhiên, tại thời điểm nghiên cứu của chúng tôi bắt đầu được
1


tiến hành cơ quan quản lý chưa có giải pháp riêng đối với CSBLT nhằm
giải quyết vấn đề bán kháng sinh khơng có đơn ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, khi thực hiện rà soát y văn các nghiên cứu liên quan
kể từ khi Việt Nam hồn thành lộ trình áp dụng “Thực hành tốt cơ sở
bán lẻ thuốc” cho thấy, hầu hết là các nghiên cứu tập trung phản ánh
thực trạng một số khía cạnh hoạt động của loại hình nhà thuốc như cơ sở
vật chất, trang thiết bị, hổ sơ, sổ sách, hoạt động sắp xếp, bảo quản
thuốc, kỹ năng thực hành bán thuốc, thực trạng bán kháng sinh không
đơn tại một địa phương đơn lẻ, chưa đề cập tồn diện các khía cạnh về
kiến thức, thái độ của NBT liên quan hoạt động bán kháng sinh và chưa
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc bán kháng sinh không đơn của
NBT tại CSBLT ở Việt Nam hiện nay. Trước bối cảnh trên, chúng tôi
thực hiện nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi thực trạng kiến thức, thái độ,
thực hành của NBT đối với hoạt động bán kháng sinh tại nhà thuốc,
quầy thuốc hiện nay ra sao? Yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán kháng
sinh không đơn của NBT tại nhà thuốc, quầy thuốc như thế nào? Trên
cơ sở đó đề xuất và triển khai các can thiệp phù hợp để giảm thiểu việc
bán kháng sinh không đơn tại CSBLT. Dựa trên nền tảng và phát triển
từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ y tế, luận án “Nghiên cứu kiến

thức, thái độ, thực hành bán kháng sinh của người bán thuốc tại cơ
sở bán lẻ thuốc ở Việt Nam” được thực hiện.
2. Mục tiêu của luận án
- Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của người bán thuốc
đối với hoạt động bán kháng sinh tại cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn một
số tỉnh, thành phố ở Việt Nam giai đoạn 2017-2018.
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán kháng sinh
không đơn của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn một
số tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
3. Những đóng góp mới của luận án
Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là nghiên cứu đầu tiên cung cấp
bằng chứng vừa tổng thể vừa chi tiết về thực trạng kiến thức, thái độ,
thực hành bán kháng sinh và sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến thực
hành bán kháng sinh không đơn của NBT tại CSBLT trên địa bàn 9
2


tỉnh/thành phố của Việt Nam. Nghiên cứu đã tiếp cận đa chiều các đối
tượng liên quan (người bán thuốc, khách hàng mua thuốc, cán bộ quản
lý tại dược tại địa phương) cũng như phương pháp thu thập dữ liệu
(quan sát, đóng vai, phỏng vấn bộ câu hỏi có cấu trúc, phỏng vấn sâu).
Bên cạnh đó, nghiên cứu được tiến hành khảo sát với cả hai loại hình
CSBLT (nhà thuốc, quầy thuốc) với quy mô khảo sát từ TPTW đến các
tỉnh/thành phố tại nhiều vùng miền trên cả nước.
Nghiên cứu đã xây dựng được bộ công cụ đo lường kiến thức, thái
độ của người bán thuốc đối với hoạt động bán kháng sinh. Trong đó,
thang đo được đánh giá tính giá trị về mặt nội dung bằng việc tham vấn
ý kiến chuyên gia và thử nghiệm; đánh giá độ tin cậy (sử dụng hệ số
Cronbach’s Alpha). Nghiên cứu đã kết hợp các thơng tin từ tiếp cận
định tính để khám phá và xây dựng bộ công cụ đo lường yếu tố ảnh

hưởng đến thực hành bán kháng sinh không đơn của NBT, trên cơ sở áp
dụng lý thuyết hành vi có dự định để kiểm định giả thuyết về các yếu tố
ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thực hành bán
kháng sinh không đơn của NBT.
- Kiến thức của NBT về kháng sinh dao động từ mức kém đến mức tốt
với điểm trung bình là 14,0 ±2,94/20 điểm tối đa. Điểm trung bình thái
độ đạt 21,2±2,99/30 điểm tối đa. Tuy nhiên một số nội dung kiến thức
và thái độ chưa phù hợp. Điểm trung bình kiến thức, thái độ của NBT
tại TPTW đặc biệt (Hà Nội, TPHCM) cao hơn so với các tỉnh/thành phố
khác (p<0,05). NBT có trình độ đại học dược có điểm kiến thức cao hơn
nhóm trình độ dưới đại học (p<0,05).
- Thực hành bán kháng sinh không đơn dễ dàng khi được yêu cầu
(100%). NBT tự chỉ định kháng sinh trong tình huống kể bệnh, triệu
chứng (ARI trẻ em) khá cao (73,9%), tại quầy thuốc cao hơn so với nhà
thuốc, tại các tỉnh/địa phương cao hơn TPTW đặc biệt (Hà Nội,
TPHCM). Khi xử lý ARI trẻ em, NBT tự bán kháng sinh dưới 5 ngày sử
dụng (86,1%), kết hợp nhiều loại thuốc cùng với kháng sinh (trung bình
4 thuốc), với các thuốc bán kèm khơng có thơng tin (51,6%). Kỹ năng
khai thác thơng tin và tư vấn rất hạn chế, đặc biệt trong trường hợp
khách hàng yêu cầu kháng sinh cụ thể.
3


- Có 4 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến thực hành
bán kháng sinh không đơn của NBT được xếp hạng như sau: khả năng
thực hiện việc bán KSKĐ dễ dàng > niềm tin về lợi ích và an tồn khi
sử dụng kháng sinh điều trị cho người bệnh > yếu tố thúc đẩy bên ngồi
từ phía khách hàng > niềm tin về lợi ích thương mại.
- Phần lớn khách hàng mua thuốc không đơn, không đi khám bởi
bệnh/triệu chứng nhẹ, đỡ tốn thời gian, bệnh/triệu chứng đã từng gặp

trước đây. Chỉ 47,3% khách hàng trả lời đồng ý để mua kháng sinh bắt
buộc khám bác sĩ. Các triệu chứng bệnh khách hàng có nhu cầu điều trị
đã sử dụng kháng sinh không đơn chủ yếu thuộc bệnh lý hô hấp.
- Yếu tố dẫn đến tình trạng giám sát hoạt động bán kháng sinh tại
CSBLT kém hiệu quả của cơ quan quản lý dược bao gồm: thiếu nguồn
lực, khó khăn khi giám sát trong bối cảnh vi phạm quy định bán kháng
sinh không đơn rất phổ biến, khó xử phạt.
4. Ý nghĩa của luận án.
Nghiên cứu đã xây dựng được bộ công cụ đánh giá kiến thức, thái
độ của NBT về kháng sinh và bộ công cụ đo lường yếu tố ảnh hưởng
đến thực hành bán kháng sinh không đơn theo quan điểm của NBT đã
được đánh giá độ tin cậy và đạt yêu cầu.
Kết quả nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng khoa học giúp các nhà
hoạch định chính sách và quản lý xây dựng các giải pháp can thiệp, triển
khai trong một số nội dung Đề án kiểm soát kê đơn và bán thuốc kê đơn.
5. Bố cục của luận án
Luận án nghiên cứu có tất cả 143 trang. Bao gồm: Đặt vấn đề (3
trang), Chương 1: Tổng quan (34 trang), Chương 2: Đối tượng và
phương pháp nghiên cứu (25 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu (45
trang), Chương 4: Bàn luận (32 trang), Kết luận và kiến nghị (3 trang).
Luận án có 145 tài liệu tham khảo trong đó có 33 tài liệu tiếng Việt, 109
tài liệu tiếng Anh và 3 tài liệu từ các website. Ngồi ra, trong nội dung
trình bày của của luận án có tất cả 39 bảng, 15 hình và 16 phụ lục kèm
theo.

4


B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Quản lý kháng sinh tại các cơ sở bán lẻ thuốc
1.1.1. Quản lý kháng sinh tại CSBLT trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới, kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt
bởi xuất hiện hiện tượng đề kháng kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn thay
đổi đáp ứng với thuốc, việc sử dụng kháng sinh không chỉ ảnh hưởng
đến cá nhân người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Nhân loại
đang đối mặt với mức độ đề kháng kháng sinh ngày càng gia tăng. Do
đó, kháng sinh ln được quan tâm và quản lý bởi các quy định, chính
sách nhằm đảm bảo sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn, giảm thiểu tỷ lệ
đề kháng kháng sinh.
Quy định bán kháng sinh tại CSBLT: tại hầu hết các quốc gia,
kháng sinh được quản lý là thuốc phải kê đơn, chỉ được bán cho người
bệnh khi có đơn của bác sĩ.
Yêu cầu trách nhiệm của dược sĩ - người bán lẻ thuốc trong quản lý
sử dụng kháng sinh tại cộng đồng: Theo tổ chức y tế thế giới, do có
nhiều ưu thế trong tiếp cận, dược sĩ cộng đồng- người bán lẻ thuốc cần
thực hiện cung ứng thuốc có trách nhiệm, tư vấn sử dụng kháng sinh an
toàn, hợp lý cho người bệnh trong cộng đồng.
1.1.2. Quản lý kháng sinh tại CSBLT tại Việt Nam
Quy định bán kháng sinh tại CSBLT: Kháng sinh là thuốc kê đơn,
việc bán lẻ kháng sinh khơng có đơn là hành vi nghiêm cấm. Theo quy
định từ năm 2013, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000
đồng đối với hành vi bán lẻ thuốc kháng sinh mà khơng có đơn.
u cầu tn thủ nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý trong cộng
đồng: Chỉ được sử dụng kháng sinh bệnh lý nhiễm khuẩn; Lựa chọn
kháng sinh hợp lý, sử dụng đúng liều lượng và đủ thời gian của đợt điều
trị; Kháng sinh có thể gây ra phản ứng có hại. Phải khai thác tiền sử dị
ứng, tiền sử dùng thuốc ở người bệnh. Chỉ sử dụng theo đơn bác sĩ.
1.1.3. Thực trạng sử dụng kháng sinh trong cộng đồng
Mặc dù có nhiều chính sách quản lý sử dụng kháng sinh tuy nhiên

thực trạng sử dụng kháng sinh không hợp lý trong cộng đồng diễn ra
5


phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, làm gia tăng tiêu thụ kháng
sinh và mức độ kháng kháng sinh. Lạm dụng kháng sinh trong điều trị
khi chưa cần thiết, thói quen tự sử dụng kháng sinh và kém tuân thủ của
người dân do nhận thức hạn chế là vấn đề đáng lo ngại. Tổng quan hệ
thống của Morgan và cộng sự cho thấy có 76% kháng sinh người bệnh
tự sử dụng được cung cấp từ CSBLT tại cộng đồng.
Tại Việt Nam, tự sử dụng kháng sinh trong cộng đồng rất phổ biến.
CSBLT là nguồn cung cấp kháng sinh khơng đơn. Kháng sinh dễ dàng
được bán khơng có đơn. Để giải quyết thực trạng phức tạp trong cộng
đồng, đặc biệt là việc tự sử dụng kháng sinh, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
rằng trước hết phải giảm bán KSKĐ tại các CSBLT - địa điểm cung cấp
kháng sinh chủ yếu trong cộng đồng mà ở đó NBT đóng vai trò giám
sát, quản lý sử dụng kháng sinh hợp lý.
1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của NBT đối với hoạt động bán
kháng sinh tại cơ sở bán lẻ thuốc
1.2.1. Phương pháp sử dụng khảo sát thực trạng kiến thức, thái độ, thực
hành của NBT đối với hoạt động bán kháng sinh tại CSBLT
Nhằm đánh giá kiến thức, thái độ của NBT về kháng sinh, hầu hết
các nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thông qua phỏng
vấn bộ câu hỏi có cấu trúc. Một số nghiên cứu đánh giá độ tin cậy của
bộ công cụ thông qua hệ số tương quan nội hàm hoặc thông qua hệ số
tin cậy Cronbach alpha. Thực trạng thực hành bán kháng sinh được đánh
giá thơng qua phương pháp đóng vai khách hàng được đánh giá đáng tin
cậy và nhiều nghiên cứu áp dụng.
1.2.2. Nội dung kiến thức, thái độ, thực hành của NBT về kháng sinh
Trên thế giới, tổng quan các nghiên cứu cho thấy nội dung kiến

thức được đánh giá bao gồm khía cạnh về quy định bán kháng sinh,
nguyên tắc sử dụng kháng sinh, nguy cơ sử dụng kháng sinh, kháng
kháng sinh và một số tình huống lâm sàng thường gặp tại CSBLT. Nội
dung thái độ được xem xét hầu hết liên quan việc bán kháng sinh không
đơn và vai trò của NBT với vấn đề quản lý kháng sinh trong cộng đồng.
Nội dung thực hành bán kháng sinh tập trung phân tích thực trạng bán
kháng sinh khơng có đơn tại CSBLT.
6


Tại Việt Nam, theo rà soát y văn các nghiên cứu trước đây tiến
hành tại CSBLT chủ yếu ghi nhận thực trạng thực hành bán kháng sinh
không đơn của NBT. Tuy nhiên, kiến thức, thái độ của NBT về kháng
sinh: quy định bán kháng sinh, nguyên tắc cơ bản sử dụng kháng sinh,
nguy cơ sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh cịn thiếu thơng tin.
1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bán kháng sinh không đơn của NBT
Trên thế giới, tổng quan tài liệu từ nghiên cứu định tính, định
lượng, nghiên cứu kết hợp cho thấy có các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến
việc bán kháng sinh khơng đơn của NBT bao gồm: (i) Lợi ích thương
mại; (ii) Nhận thức/niềm tin của NBT về kháng sinh còn hạn chế; (iii)
cơ chế giám sát kém hiệu quả của cơ quan quản lý; (iv) Các yếu tố thúc
đẩy từ bên ngoài (khách hàng, bác sĩ, người bán thuốc khác)
Tại Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu ghi nhận thực trạng thực
hành bán kháng sinh không đơn khi đánh giá kỹ năng thực hành nghề
nghiệp của NBT chỉ ở một địa phương đơn lẻ, tập trung loại hình nhà
thuốc với phương pháp tiếp cận định lượng. Trong khi còn thiếu những
nghiên cứu tổng thể phân tích yếu tố ảnh hưởng đến việc bán kháng sinh
không đơn của NBT. Để can thiệp hiệu quả, cần xác định các yếu tố
chính ảnh hưởng đến việc thực hiện bán kháng sinh không đơn của NBT
dựa trên cơ sở lý thuyết về hành vi là cần thiết.

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: nhà thuốc, quầy thuốc tư nhân
- Đối tượng khảo sát: người bán lẻ thuốc, khách hàng mua thuốc và
cán bộ quản lý dược tại địa phương
- Địa điểm: 9 tỉnh/thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,
Cần Thơ, Phú thọ; Khánh Hịa; Đắc Lắk; Bình Dương; Kiên Giang
- Thời gian nghiên cứu: Từ 1/2017 đến 3/2018.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang, nghiên cứu kết hợp định
lượng và định tính.

7


Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành bán kháng sinh của
NBT tại CSBLT ở Việt Nam
Đánh giá thực trạng KAP của NBT

Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến

đối với hoạt động bán kháng sinh

thực hành bán KSKĐ của NBT

Đánh

Đánh

giá

kiến

Đánh giá

Xác

Đo

Phân

Xác định

lường

tích một

một số

số YT

YT từ

từ KH

CQQL

giá

thực hành


định

thái

của NBT

YT

mức độ
AHYT

thức

độ

PV

PV

Đóng

PVS

PV

PV

PVS

BCH


BCH

vai KH

NBT

BCH

BCH

CBQL

NBT

NBT

NBT

KH

dược

AH

Hình 2.5.Nội dung nghiên cứu
Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu được thực hiện thông qua kết hợp
các phương thức: phỏng vấn theo bộ câu hỏi có cấu trúc (PV BCH),
quan sát (trực tiếp, đóng vai khách hàng) và phỏng vấn sâu (PVS)
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Bảng 2.14. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu của các nghiên cứu
trong phạm vi đề tài
Mục tiêu


hiệu

Mục tiêu 1

1.1

Tên nghiên cứu

Cỡ mẫu, phương pháp chọn
mẫu

Đánh giá thực trạng
kiến thức, thái độ

20 nhà thuốc, 20 quầy thuốc tại 1
tỉnh/thành phố x 9 tỉnh, đáp ứng

của người bán thuốc
đối với hoạt động
bán kháng sinh tại cơ
sở bán lẻ thuốc

tiêu chuẩn lựa chọn, loại trừ.
Phương pháp: chọn mẫu nhiều
giai đoạn

Cỡ mẫu: 360 cơ sở

8


Đánh giá thực trạng
bán kháng sinh của

20 nhà thuốc, 20 quầy thuốc tại 1
tỉnh/địa phương x 9 tỉnh, đáp ứng

cơ sở bán lẻ thuốc
thơng qua phương
pháp đóng vai khách
hàng

tiêu chuẩn lựa chọn, loại trừ.
Phương pháp: chọn mẫu nhiều
giai đoạn
Cỡ mẫu: 360 cơ sở bán lẻ thuốc x
2 kịch bản đóng vai khách hàng =
720 lượt đóng vai khách hàng

2.1

Xác định một số yếu
tố ảnh hưởng đến
thực hành bán kháng
sinh không đơn
thơng qua nghiên

cứu định tính

Phỏng vấn sâu người bán thuốc tại
nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn
4 tỉnh/thành phố (Hà Nội, Phú
Thọ, TPHCM, Cần Thơ)
Phương pháp: chọn mẫu thuận
tiện, có chủ đích

2.2

Phân tích mức độ

Phương pháp: chọn 1NBT tại mỗi

ảnh hưởng của các
yếu tố đến thực hành
bán
KSKĐ của
người bán thuốc

nhà thuốc, quầy thuốc tại thời
điểm khảo sát
Cỡ mẫu: 360 NBT
Cỡ mẫu phân tích: 331 NBT

Phân tích một số yếu
tố từ phía khách
hàng mua thuốc ảnh
hưởng thực hành bán


360 khách hàng mua thuốc kháng
sinh tại 360 cơ sở bán lẻ thuốc
khảo sát
Phương pháp: chọn mẫu thuận

KSKĐ

tiện 1 khách hàng mua kháng sinh
tại 1 CSBLT
Cỡ mẫu: 360 khách hàng mua
kháng sinh

Xác định một số yếu
tố thuộc về công tác
quản lý ảnh hưởng
9

Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý
dược tại Sở y tế, Phòng y tế tại địa
phương

1.2

Mục tiêu 2

Cỡ mẫu: 18 NBT

2.3


2.4


đến thực hành bán
kháng sinh không

Phương pháp: chọn mẫu thuận
tiện, có chủ đích

đơn của NBT

Cỡ mẫu: 22 cán bộ quản lý

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Xử lý dữ liệu
Phiếu khảo sát được mã hóa, làm sạch, tra cứu thuốc và nhập phầm
mềm Epidata 3.2. Dữ liệu phỏng vấn sâu được gỡ băng, sử dụng phần
mềm Nvivo 7.0 hỗ trợ quản lý.
Phân tích dữ liệu
Phân tích số liệu định lượng được tiến hành thông qua sử dụng phần
mềm SPSS 22.0.
Phân tích khám phá nhân tố (EFA) xác định yếu tố ảnh hưởng đến
thực hành bán kháng sinh khơng đơn của NBT. Phân tích hồi quy đa
biến để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới thực hành bán
KSKĐ của NBT
Phân tích dữ liệu định tính theo nội dung chủ đề.
2.2.6. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được thông qua và cho phép bởi Hội đồng của Trường
Đại học Dược Hà Nội. Nghiên cứu được sự đồng ý của Sở y tế địa
phương khảo sát, các nhà thuốc, quầy thuốc được giải thích rõ ràng về

mục đích, nội dung và xác nhận đồng ý tham gia. Thơng tin thu thập
được mã hóa, đảm bảo tính bí mật cho đối tượng cung cấp thông tin.
2.2.7. Các biện pháp hạn chế sai số trong thu thập dữ liệu
Nghiên cứu kết hợp đồng thời nhiều biện pháp để hạn chế sai số
trong thu thập dữ liệu. Nghiên cứu viên thu thập dữ liệu được tập huấn
và giám sát.

10


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu khảo sát tại 360 CSBLT, ghi nhận có 37,8% CSBLT có
mặt người phụ trách chuyên môn. Tỷ lệ này tại nhà thuốc và quầy thuốc
tương ứng là 18,5% và 61,8%. Trong 360 NBT tham gia nghiên cứu, nữ
giới chiếm đa số (83,4%) với độ tuổi dưới 30 nhiều nhất (39,5%). Có
60,6% NBT có trình độ trung cấp dược, 23,5% cao đẳng và 13,3% đại
học dược. Khách hàng mua kháng sinh được khảo sát đa số là nữ giới
(65,3%), phần lớn có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông và nghề
nghiệp lao động kinh doanh tự do nhiều nhất (58,8%).
3.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC
HÀNH CỦA NBT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN KHÁNG SINH
TẠI CSBLT
3.2.1. Kiến thức của NBT về kháng sinh
Kiến thức về quy định bán lẻ kháng sinh:
Bảng 3.1. Tỷ lệ NBT có kiến thức đúng về quy định bán kháng sinh
TT
Nội dung
Số lượng (%)
n=360

1. K1-Kháng sinh là thuốc kê đơn (khi bán lẻ có đơn
329 (91,4)
của bác sĩ)
2. K2-Khi khách hàng cần thiết phải điều trị kháng
sinh, nên khuyên /thuyết phục khách hàng đi khám
326 (90,6)
bác sĩ để có đơn thuốc
3. K3-Dược sĩ đại học khơng được bán kháng sinh
222 (61,7)
khi khơng có đơn
4. K4-Người bán thuốc có thể bị phạt khi bán kháng
254 (70,6)
sinh khơng có đơn
Điểm trung bình (TB, Độ lệch chuẩn)
3,14 (0,95)
Có 91,3%NBT nhận thức đúng về quy định kháng sinh là thuốc
kê đơn, khi bán lẻ phải có đơn của bác sĩ.
Kiến thức về nguyên tắc cơ bản sử dụng kháng sinh:

11


Chỉ có 55,6% NBT nhận thức được kháng sinh khơng có tác dụng đối
với vi rút và 51,1% trả lời đúng việc sử dụng kháng sinh không giúp các
triệu chứng sốt, cảm cúm, ho được chữa khỏi nhanh hơn.
Bảng 3.2. Tỷ lệ NBT có kiến thức đúng về nguyên tắc cơ bản
sử dụng kháng sinh
TT Nội dung
Số lượng (%)
n=360

1. K5-Chỉ sử dụng kháng sinh khi mắc nhiễm khuẩn
339 (94,2)
2. K6-Kháng sinh khơng có tác dụng diệt hoặc kìm
200 (55,6)
hãm vi rút
3. K7-Sử dụng kháng sinh không giúp triệu chứng
184 (51,1)
sốt, cảm cúm, ho được chữa khỏi nhanh hơn
4. K8-Thời gian sử dụng kháng sinh một đợt điều trị
233 (70,4)
(5-7 ngày)
Điểm trung bình (TB, Độ lệch chuẩn)
2,73 (1,10)
Kiến thức về nguy cơ sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh: Nguy
cơ khi sử dụng kháng sinh có thể gây dị ứng và sau đó có thể dẫn đến tử
vong được 75,8% NBT trả lời đúng. Có 77,2% NBT nhận thức đúng
bán kháng sinh khi khơng có đơn là nhân tố thúc đẩy gia tăng kháng
kháng sinh.Tổng điểm trung bình kiến thức về nguy cơ sử dụng kháng
sinh, kháng kháng sinh của NBT đạt 5,04 điểm/6,0 điểm tối đa.
Kiến thức của NBT khi xử trí một số tình huống cụ thể: Nhìn chung,
tỷ lệ NBT có hiểu biết đúng khi xử lý với một số tình huống cụ thể liên
quan kháng sinh còn thấp. Tỷ lệ NBT trả lời đúng về thời điểm nên
uống viên amoxicillin/acid clavulanic so với bữa ăn và tương tác thuốc
điển hình kháng sinh ciprofloxacin với sữa/sữa chua chỉ đạt tương ứng
là 42,2% và 51,7%. Trong 3 tình huống với triệu chứng cụ thể của bệnh
nhiễm trùng hô hấp trên ở trẻ 4 tuổi, có 10,8% NBT nhầm lẫn rằng cần
thiết dùng kháng sinh đối với trẻ có các biểu hiện ho, sổ mũi, khơng
kèm theo sốt; có 64,2% sẽ sử dụng kháng sinh để điều trị với trường hợp
ho, sổ mũi, có kèm theo sốt. Tổng điểm trung bình kiến thức xử lý một
số tình huống cụ thể của NBT đạt được là 3,02 điểm/6,0 điểm tối đa.

Nguồn thông tin cung cấp kiến thức cho NBT về kháng sinh: có
75,7% NBT cho biết nguồn kiến thức về sử dụng kháng sinh có được từ
12


chương trình đào tạo ở trường. Các nguồn thơng tin khác là: tự học theo
tài liệu có sẵn (54,1%), học theo đơn của bác sĩ (47,7%), học hỏi hoặc
quan sát theo kinh nghiệm điều trị của NBT khác (37,4%) và 8,6% từ
nguồn khác.
Tổng điểm kiến thức chung của NBT về kháng sinh: trung bình đạt
14,0 điểm (SD=2,62), trung vị 14,50 điểm. Phân loại kiến thức cho thấy
có 50,6% NBT có kiến thức tốt; 39,7% ở mức trung bình và 9,7% mức
kém. NBT có trình độ đại học có trung vị điểm kiến thức cao hơn so với
nhóm dưới đại học (p<0,05). NBT được tập huấn quy định về bán thuốc
kê đơn có điểm trung bình kiến thức chung cao hơn so với NBT chưa
được tập huấn (p<0,05).NBT của CSBLT trên địa bàn TPTW đặc biệt
(Hà Nội, TPHCM) có trung vị điểm kiến thức cao hơn so với NBT ở
nhóm các tỉnh khác đã khảo sát (p<0,05). NBT làm việc tại cơ sở có số
lượng nhân viên từ 2 trở lên có trung vị điểm kiến thức cao hơn cơ sở có
ít hơn 2 nhân viên (p<0,05).
3.2.2. Thái độ của NBT về kháng sinh
Thái độ của NBT về vai trò của họ đối với sử dụng kháng sinh trong
cộng đồng: hầu hết NBT (85,8%) có thái độ tích cực về vai trò quan
trọng trong việc cung cấp lời khuyên, tư vấn về sử dụng kháng sinh cho
người dân. Tuy nhiên, có 33,9% phản đối việc NBT có thể tác động
hoặc trao đổi với bác sĩ nếu phát hiện đơn kê kháng sinh không hợp lý.
Thái độ của NBT về việc bán kháng sinh khơng đơn:
Có 30,6% đồng ý một phần và 11,7% đồng ý với quan điểm kháng
sinh được người bán thuốc bán khơng có đơn cho người bệnh là hợp lý.
Có 91,4% NBT đồng ý/đồng ý một phần rằng việc bán KSKĐ hiện nay

đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Đáng chú ý
chỉ có 44,7% NBT đồng ý, 42,8% đồng ý một phần rằng họ nên dừng
việc bán KSKĐ (bảng 3.23).
Tổng điểm thái độ chung của NBT về kháng sinh: Trung bình tổng
điểm thái độ chung của NBT về kháng sinh là 21,19 điểm (SD=2,99),
trung vị 21,0 điểm. Tỷ lệ NBT thái độ phù hợp là 46,7% (168/360) và
53,3% (192/360) có thái độ chưa phù hợp về hoạt động bán kháng sinh.
13


NBT của nhà thuốc có trung bình điểm thái độ (21,5 ± 3,07) cao hơn so
với quầy thuốc (20,7 ± 2,84), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
NBT của cơ sở khảo sát trên địa bàn TPTW đặc biệt (Hà Nội, TPHCM)
có điểm trung bình thái độ chung cao hơn so với nhóm cịn lại ở các địa
bàn khảo sát khác (22,0 điểm so với 20,9 điểm, p<0,05).
Bảng 3.23. Thái độ của người bán thuốc về việc bán KSKĐ
Nội dung
A3-Hầu hết kháng sinh được người bán
thuốc bán không có đơn cho người bệnh là
hợp lý (n=360)
A4-Việc bán thuốc kháng sinh không đơn tại
các nhà thuốc/ quầy thuốc hiện đang gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng
đồng (n=360)
A5-Người bán thuốc nên dừng việc bán
kháng sinh không đơn (n=360)
A6-Việc bán kháng sinh khơng có đơn thuốc
nên được kiểm sốt chặt chẽ hơn (n=360)

Không

đồng ý
n (%)

Đồng ý
một phần
n (%)

Đồng ý
n (%)

208(57,7)

110 (30,6)

33 (8,6)

98 (27,2)

45 (12,5)

154 (42,8)

161 (44,7)

12 (3,7)

112 (31,1)

235 (65,3)


42 (11,7)

231 (64,2)

3.2.3. Thực hành bán thuốc kháng sinh thông qua phương pháp
đóng vai khách hàng
Thực trạng tuân thủ quy định bán kháng sinh
Tất cả (100%) trường hợp khách hàng yêu cầu kháng sinh cụ thể
(viên amoxicillin) được các nhà thuốc, quầy thuốc bán mặc dù khơng có
đơn.
Có 73,9% NBT tự chỉ định và bán KSKĐ khi xử lý tình huống
kể bệnh, triệu chứng (ARI trẻ em). Có 66,9% nhà thuốc tự bán kháng
sinh cho ARI trẻ em thấp hơn so quầy thuốc (82,3%), sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (OR=2,307; p=0,002).
Tỷ lệ NBT đã tự chỉ định kháng sinh điều trị cho ARI trẻ em giữa địa
bàn khảo sát có sự khác biệt, cao nhất tại Kiên Giang, Cần Thơ và thấp
nhất tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (p<0,001).

14


Bảng 3.36.Tỷ lệ bán kháng sinh khơng có đơn tại
nhà thuốc, quầy thuốc khảo sát
Kịch bản đóng vai
Tổng n (%)
1. Yêu cầu amoxicilin
n=360
Bán kháng sinh khi được yêu cầu
360 (100)
2. ARI trẻ em

n=322
Tự chỉ định & bán kháng sinh
238 (73,9)
Nhà thuốc (n=195)
117 (66,9)
Quầy thuốc (167)
121 (82,3)
Đặc điểm kháng sinh đã bán không đơn
Trong 360 lượt yêu cầu viên amoxicilin, 93,1% người bán thuốc bán
amoxicillin, 2,5% bán amoxicillin kèm thêm thuốc khác và 4,4 % thay
thế amoxicillin bằng kháng sinh khác với lý do “amox giờ nhờn lắm” và
“uống kháng sinh này khơng khỏi”. Khi xử lý tình huống ARI trẻ em,
NBT đã tự chỉ định 19 hoạt chất kháng sinh chủ yếu thuộc nhóm
cephalosporin và penicillin với thời gian sử dụng tính theo số kháng
sinh được bán chủ yếu dưới 5 ngày (86,1%), trong đó trường hợp thuốc
kháng sinh bán sử dụng từ 1-2 ngày chiếm 44,1%.Lưu ý có 47,0%
corticoid bán kèm kháng sinh, 6 trường hợp bán kèm thuốc chứa codein
để giảm ho cho trẻ dưới 4 tuổi. 51,6% trường hợp bán kèm các thuốc
dạng “viên trần” khơng có thông tin cùng kháng sinh.
Kỹ năng khai thác thông tin khi bán kháng sinh
Khi xử lý tình huống khách hàng yêu cầu loại kháng sinh cụ thể, chỉ
có 31,9% người bán thuốc khai thác thêm thông tin trước khi bán. Các
thông tin về đơn thuốc, tiền sử bệnh, thuốc/ biện pháp điều trị đã sử
dụng không được khai thác; duy nhất có một người bán thuốc (0,2%)
hỏi về tiền sử dị ứng của người bệnh. Thông tin khai thác nhiều nhất là
loại thuốc muốn mua (17,5%) bao gồm nhu cầu thuốc nội/ngoại, giá
thành, hàm lượng. Điểm hoạt động khai thác thơng tin của NBT khi xử
lý tình huống này rất hạn chế số người đạt 1 điểm cao nhất (12,5%),
không có bất kỳ người bán thuốc nào đạt được 50% tổng số điểm tối đa.
Khi xử lý tình huống kể bệnh/triệu chứng ARI trẻ em, có 99,6%

người bán thuốc khai thác thêm thông tin trước khi bán thuốc. Triệu
15


chứng bệnh được hỏi nhiều nhất (99,6%); tiếp theo là đặc điểm người
bệnh (94,5%); nội dung khác (33,6%) và thấp nhất là thuốc đã dùng
(5,5%), tiền sử dị ứng (2,5%), tiền sử bệnh (2,1%). Tỷ lệ người bán
kháng sinh đã hỏi dấu hiệu sốt (53,8%), dạng bào chế trẻ có thể dùng
(39,9%) cao hơn so với trường hợp không bán kháng sinh (38,1%;
14,3%) (p=0,013). Đáng chú ý, có 4/238 (1,7%) người hỏi khách hàng
về nhu cầu dùng kháng sinh cho trẻ và 19,3% NBT hỏi về số ngày dùng
thuốc khách hàng muốn mua. Trung bình tổng điểm khai thác thơng tin
nhóm bán kháng sinh đạt 3,24 ±1,19 /11 điểm tối đa.
Kỹ năng tư vấn, hướng dẫn sử dụng khi bán kháng sinh
Nội dung tư vấn của NBT khi bán kháng sinh tập trung chủ yếu là
hướng dẫn sử dụng thuốc 88,7% với tình huống kể bệnh/triệu chứng,
cao hơn so với tình huống khách hàng yêu cầu kháng sinh cụ thể
(13,3%). Chỉ 9,7% NBT tư vấn cần tuân thủ đủ thời gian điều trị khi
dùng kháng sinh cho trẻ nhỏ và 1,1% khi khách hàng yêu cầu kháng
sinh. Chỉ có một NBT tư vấn người mẹ theo dõi dấu hiệu cần đi khám
bác sĩ và 2 NBT (0,8%) tư vấn tác dụng không mong muốn kháng sinh.
Khi được nghiên cứu viên hỏi thêm về tác dụng không mong muốn
của thuốc kháng sinh đã bán (ARI trẻ em), 28,6% không cung cấp thơng
tin, chỉ có 12,2% người bán thuốc trao đổi kháng sinh có tác dụng khơng
mong muốn, có 59,2% trả lời kháng sinh khơng có tác dụng phụ. Lý do
để giải thích kháng sinh khơng có tác dụng phụ bởi trẻ chỉ dùng kháng
sinh ít ngày, loại kháng sinh đã bán nhẹ và nếu dùng đủ liều kháng sinh
sẽ khơng có tác dụng khơng mong muốn.
3.3. PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC
HÀNH BÁN KHÁNG SINH KHÔNG ĐƠN CỦA NGƯỜI BÁN

THUỐC
3.3.1. Xác định yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán kháng sinh
khơng có đơn của NBT (nghiên cứu định tính)
Kết quả phân tích dữ liệu định tính với 18 NBT tại 4 tỉnh/thành phố
cho thấy theo quan điểm của người bán thuốc có 3 nhóm yếu tố chính ảnh
hưởng đến thực hành bán kháng sinh khơng có đơn, bao gồm:
16


- NBT có niềm tin về lợi ích mang lại khi thực hiện bán kháng sinh khơng
đơn.
+ Lợi ích cho nhà thuốc/quầy thuốc: tăng doanh thu, lợi nhuận; không
mất khách hàng; nhà thuốc/quầy thuốc tồn tại.
+ Lợi ích cho người bệnh: đỡ/khỏi bệnh triệu chứng; không phải đi
khám; khỏi nhanh hơn
- NBT cho rằng bản thân có năng lực thực hiện hành vi và tin rằng hành
vi không bị cản trở.
+ Có khả năng thực hiện hành vi: NBT cho rằng có đủ kiến thức tự
chỉ định kháng sinh; Có kinh nghiệm tự điều trị kháng sinh hiệu quả;
Không tạo ra nguy cơ với người bệnh.
+ Tin rằng hành vi không bị cản trở: chưa e ngại bị phạt; chưa bị phản
đối; nhận định giám sát quản lý chưa hiệu quả.
- Yếu tố tăng cường từ bên ngoài (khách hàng, người bán thuốc khác,
bác sĩ) thúc đẩy NBT bán kháng sinh không đơn
+ Khách hàng: phần lớn mua thuốc không đơn; do thói quen ngại
khám BS; người bệnh yêu cầu KS để khỏi nhanh; khách hàng tự ý mua
kháng sinh
+ Bác sĩ phòng khám cũng kê đơn kháng sinh và bán thuốc
+ Nhà thuốc/quầy thuốc khác cũng bán KSKĐ
3.3.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến thực hành

bán kháng sinh không đơn của NBT
Kết quả phân tích nhân tố (EFA) và hồi quy tuyến tính đa biến cho
thấy có 04 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến hành
vi bán KSKĐ của NBT tại CSBLT, được xếp loại theo mức độ từ mạnh
nhất đến yếu nhất theo giá trị của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta là: Khả
năng thực hiện hành vi dễ dàng (beta=0,676, p<0,01) > Niềm tin về lợi
ích và an tồn khi sử dụng kháng sinh điều trị cho người bệnh
(beta=0,255, p<0,01)>Yếu tố thúc đẩy từ khách hàng (beta=0,183,
p<0,01) > Niềm tin về lợi ích thương mại cho nhà thuốc/quầy thuốc
(beta=0,115, p<0,05). Phương trình hồi quy đa biến đã chuẩn hóa (mơ
hình 1-mơ hình gốc) có dạng như sau:
17


Y = 3,080 + 0,115* X1 + 0,255*X2 + 0,676*X3 + 0,183*X4
Trong đó:
Y: Dự định bán KSKĐ của người bán thuốc
X1: Niềm tin về lợi ích thương mại khi bán kháng sinh khơng đơn
X2: Niềm tin về lợi ích và an toàn khi sử dụng kháng sinh điều trị cho
người bệnh
X3: Khả năng thực hiện dễ dàng
X4: Yếu tố thúc đẩy bên ngồi (thói quen của khách hàng)
Khi đưa thêm các yếu tố đặc điểm đối tượng khảo sát, phân loại mức
điểm kiến thức, thái độ cho thấy NBT có trình độ đại học có dự định bán
KSKĐ có xu hướng giảm (beta = -0,198, p<0,05). NBT chưa được tập
huấn quy định bán thuốc kê đơn có xu hướng thực hiện bán kháng sinh
không đơn tăng (beta = 0.110, p<0,05) (mơ hình mở rộng)
Bảng 3.35. Tóm tắt mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến các yếu tố
ảnh hưởng đến thực hành bán KSKĐ của NBT


R
R2
R2 chuẩn Sai số
R2thay F
Sig.F
hình
hóa
chuẩn
đổi
1
0.754a 0.568 0.559
0.59603 0.559
59.915 0.000b
2
0.784a 0.616 0.600
0.56679 0.041 38.042
7
Mơ hình 1: Biến độc lập gồm 4 nhân tố; Mơ hình 2: Biến độc lập gồm 4 nhân tố và đặc
điểm cá nhân của NBT (hiệu chỉnh tuổi, giới, trình độ, tình trạng được tập huấn/chưa
tập huấn)

Mơ hình gốc (mơ hình 1) có R2chuẩn hóa là 0,559 và mơ hình 2 (mở
rộng) có R2chuẩn hóa là 0,600. Điều đó có nghĩa là 55,9% sự biến thiên của
hành vi bán kháng sinh không đơn của NBT được giải thích bởi 4 nhóm
nhân tố độc lập trong mơ hình 1 và khi đưa thêm biến đặc điểm nhân khẩu
học của NBT cho thấy 60,0% sự biến thiên của ý định bán kháng sinh
không đơn được giải thích bởi các biến độc lập trong mơ hình 2.
3.3.3. Phân tích một số yếu tố từ phía khách hàng mua thuốc ảnh
hưởng đến thực hành bán KSKĐ của NBT
Nhằm khẳng định và đối chiếu với kết quả thu được khi phân tích

mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thực hành bán KSKĐ, vì vậy đề
18


tài phân tích một số yếu tố liên quan từ phía khách hàng, thói quen, triệu
chứng bệnh khách hàng có nhu cầu điều trị đã được sử dụng kháng sinh
thông qua phương pháp quan sát và phỏng vấn sau khi khách hàng mua
thuốc cho kết quả như sau:
Thói quen của khách hàng
Khảo sát khách hàng mua kháng sinh không đơn tại CSBLT cho thấy
các lý do chính khách hàng lựa chọn nhà thuốc, quầy thuốc thay vì đi
khám bác sĩ là: bệnh/triệu chứng nhẹ, không nghiêm trọng (63,3%), đỡ
tốn thời gian so với đi khám bác sỹ (41,1%), bệnh đã từng gặp trước đây
(30,3%), đã được người bán thuốc tư vấn điều trị khỏi nhiều rồi
(20,9%), đỡ tốn tiền so với đi khám bác sỹ (17,5%). Chỉ có 23,1% tổng
số khách hàng đã mua kháng sinh biết việc mua/bán kháng sinh khơng
có đơn của bác sỹ tại nhà thuốc, quầy thuốc là sai quy định. Khách hàng
mua kháng sinh có đơn có nhận thức đúng về quy định bán kháng sinh
(33,3%) cao hơn so với nhóm mua kháng sinh khơng đơn (20,9%), sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,033).
Xem xét mức độ đồng ý của khách hàng khi được hỏi “Để mua
kháng sinh tại nhà thuốc/quầy thuốc thì bắt buộc phải đi khám bác sỹ để
có đơn” cho thấy, chỉ 47,3% đồng ý; 33,7% đồng ý một phần và 19,0%
khơng đồng ý. Khách hàng có trình độ từ dưới trung học phổ thơng có tỷ
lệ đồng ý đi khám bác sĩ (43,6%), thấp hơn so với trình độ từ trung cấp
trở lên (53,2%) (p=0,02).
Triệu chứng bệnh của khách hàng có nhu cầu điều trị, đã sử dụng
KSKĐ tại CSBLT
Phân tích cụ thể tình huống và triệu chứng bệnh của khách hàng có
nhu cầu điều trị, đã sử dụng kháng sinh không đơn cho thấy trường hợp

khách hàng chủ động yêu cầu kháng sinh chiếm 27,6%, NBT tự chỉ định
(72,4%).
Triệu chứng bệnh khách hàng có nhu cầu điều trị tại nhà thuốc/quầy
thuốc khảo sát, đã sử dụng kháng sinh không đơn nhiều nhất là triệu
chứng thuốc bệnh lý hô hấp (65,0%), tiếp đến bệnh lý hệ tiêu hóa
(12,5%), thứ ba là các triệu chứng/bệnh liên quan đến mắt (6,1%), da
(6,1%).
19


Phân tích đặc điểm khách hàng và việc sử dụng kháng sinh có
đơn/khơng có đơn cho thấy người có nghề nghiệp lao động kinh doanh
tự do có khả năng mua kháng sinh khơng đơn cao hơn nhóm khơng phải
lao động kinh doanh tự do (OR=2,430, 95%CI 1,28-4,60). Khách hàng
có trình độ từ dưới trung học phổ thơng có xu hướng sử dụng kháng
sinh khơng đơn cao hơn so với nhóm khách hàng có trình độ đại học
(OR=2,579, 95%CI 1,29-5,25) (sau khi đã hiệu chỉnh yếu tố giới, tuổi,
nghề nghiệp).
3.3.4. Xác định một số yếu tố từ phía cơng tác quản lý dược ảnh
hưởng đến thực hành bán kháng sinh không đơn của NBT
Nhằm khẳng định và đối chiếu với kết quả thu được khi phân tích
mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến thực hành bán KSKĐ khi khảo sát
NBT cho thấy nhóm yếu tố “khả năng dễ dàng thực hiện việc bán
KSKĐ” ảnh hưởng có ý thống kê. Kết quả phỏng vấn sâu 22 cán bộ
quản lý dược tại 9 tỉnh/địa phương đã lý giải và xác định được một số
yếu tố như sau:
Hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát việc bán thuốc kê đơn,
thuốc kháng sinh chưa hiệu quả và chưa quyết liệt
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra hiện nay chủ yếu tập trung “phần tĩnh”,
chưa giám sát hiệu quả hoạt động bán thuốc kê đơn/kháng sinh

- Tần suất thanh tra, kiểm tra CSBLT ít do thiếu nguồn lực (nhân lực,
phương thức quản lý thủ cơng/ tốn thời gian, kinh phí đến vùng xa)
- Chính quyền địa phương ưu tiên các công việc cần thiết hơn
Cơ quan quản lý ít xử phạt vi phạm bán thuốc kê đơn nói chung và
kháng sinh khơng có đơn
- Do lỗi vi phạm bán thuốc KSKĐ rất phổ biến, khó xử phạt, chỉ dừng
mức nhắc nhở/cảnh cáo
-Sự cảm thơng của cán bộ quản lý với người hành nghề, đồng nghiệp

20


CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của người bán thuốc
đối với hoạt động bán kháng sinh
Kiến thức của NBT về kháng sinh dao động từ mức kém (9,7%) đến
trung bình (39,7%) mức tốt (50,6%). Tỷ lệ này tương đồng với nghiên
cứu tại Ai Cập. NBT có trình độ đại học có điểm trung bình kiến thức
chung về kháng sinh cao hơn so với NBT có trình độ dưới đại học,
tương đồng với nghiên cứu thực hiện tại Srilanka, Thái Lan, Pakistan.
Nội dung kiến thức về quy định bán kháng sinh, nguy cơ sử dụng kháng
sinh tương đối tốt, nội dung nguyên tắc cơ bản sử dụng kháng sinh và
xử lý tình huống cụ thể của NBT còn hạn chế. Trong khi, nguồn kiến
thức về sử dụng kháng sinh của NBT có được cịn nhiều bất cập bao
gồm: từ việc học theo đơn của bác sĩ (47,7%), từ NBT khác (34,7%) và
thậm chí có tài liệu hướng dẫn “cắt liều” khơng chính thống, trong đó
kháng sinh được “hướng dẫn sử dụng” triệu chứng/bệnh không phù hợp.
Trong bối cảnh các trường đào tạo dược ngồi cơng lập có sự phát triển
nhanh chóng, yêu cầu để trở thành nhân viên nhà thuốc/quầy thuốc
tương đối đơn giản; người phụ trách chun mơn thường xun vắng

mặt, vì vậy cần kiểm soát chặt chẽ khi hành nghề như định kỳ sát, đào
tạo liên tục mở rộng với nhân viên CSBLT. Bộ Y tế cần ban hành các
hướng dẫn, xử trí và tư vấn với các bệnh triệu chứng thường gặp tại
CSBLT một cách chính thống.
Một số NBT cịn có thái độ chưa phù hợp đối với việc bán kháng
sinh không đơn hiện nay. Có 11,8% NBT đồng ý rằng kháng sinh mà họ
bán không đơn trong cộng đồng là hợp lý, cao hơn so với nghiên cứu tại
Hungari. Tỷ lệ NBT có thái độ đồng ý (44,7%) nên dừng bán kháng sinh
không đơn thấp hơn nhiều so với NBT tại Ả rập Sau đi, Hungari. Đây là
phát hiện quan trọng về thái độ của NBT trong bối cảnh hành vi bán
KSKĐ là phổ biến. Vì vậy cần phải có can thiệp mạnh mẽ, đột phá và
hành động đồng bộ của hệ thống y tế mới đem lại hiệu quả tích cực
trong việc giảm thiểu hành vi bán KSKĐ tại CSBLT trong cộng đồng.
Thực trạng thực hành bán kháng sinh của NBT trong giai đoạn
nghiên cứu là đáng báo động và có nhiều bất cập. Kết quả đã chứng
21


minh khi yêu cầu kháng sinh cụ thể (viên amoxicillin) dễ dàng được bán
không đơn tại 100% nhà thuốc, quầy thuốc khảo sát. Tỷ lệ NBT lạm
dụng kháng sinh khi xử trí, tư vấn cho trường hợp kể bệnh/triệu chứng
giữa các địa bàn khảo sát khác biệt có ý nghĩa thống kê, tương đồng với
kết quả của Jie Chang. NBT tại quầy thuốc có tỷ lệ tự chỉ định và bán
KSKĐ cho ARI trẻ em cao hơn so với nhà thuốc (p<0,05). Kỹ năng khai
thác thông tin trước khi bán thuốc cịn hạn chế, trung bình đạt 3,24
điểm/11 điểm (ARI trẻ em). Tỷ lệ khai thác tiền sử dị ứng Hoạt động tư
vấn của NBT chủ yếu khi bán kháng sinh không đơn là hướng dẫn sử
dụng liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày tương đồng nghiên cứu
của Saengcharoen. Hướng dẫn đủ thời gian điều trị khi dùng kháng sinh
không được chủ ý, thấp hơn nhiều so với NBT tại Ethiopia. Thực hành

bán thuốc của NBT hiện nay có xu hướng xấu hơn khi so sánh với thực
hành của NBT đã ghi nhận trong nghiên cứu tại Hà Nội năm 2001.
Có sự khác biệt giữa một số nội dung kiến thức, thái độ về kháng
sinh của NBT và thực tế thực hành bán kháng sinh của NBT.
4.2. Yếu tố ảnh hưởng thực hành bán kháng sinh khơng có đơn
Khả năng thực hiện bán KSKĐ dễ dàng là yếu tố có ý nghĩa và tác
động mạnh nhất đến thực hành cho thấy can thiệp cần ưu tiên và chú
trọng hoạt động giám sát, hậu kiểm và thực thi chế tài nghiêm với hành
vi không tuân thủ quy định, chú trọng không chỉ tại các nhà thuốc mà
cần tập trung giám sát tại các quầy thuốc và tỉnh/thành phố địa phương.
Đồng thời cần gia tăng mức xử phạt có tính chất răn đe và có chế tài xử
lý nếu tiếp tục vi phạm bởi hiện nay mức phạt cho vi phạm quy định
này tại nghị định 176/NĐ-CP là rất thấp (200.000đ đến 500.000đ). Gần
đây tại nghị định 117/2020/NĐ-CP đã sửa đổi và nâng mức này lên là từ
5 triệu đến 10 triệu. Tuy nhiên, về tổng thể cần xem xét khía cạnh nguồn
lực của cơ quan quản lý dược tại địa phương bởi kết quả nghiên cứu
định tính cho thấy hoạt động giám sát, quản lý thực hiện hoạt động bán
thuốc tại CSBLT cịn gặp nhiều khó khăn, quản lý thủ công, nguồn lực
hạn chế trong khi vi phạm này lại rất phổ biến, diễn ra trên diện rộng.
Do đó, cần quản lý hoạt động bán thuốc một cách đột phá, triển khai
mạnh mẽ, quyết liệt với việc áp dụng công nghệ thông tin trong kiểm
22


tra, thực hiện liên tục, lâu dài. Các giải pháp trên đã được đề xuất trong
đề án kê đơn và kiểm soát bán thuốc kê đơn.
Niềm tin của NBT về lợi ích và an tồn khi sử dụng kháng sinh điều
trị là yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến thực hành bán KSKĐ của NBT. Điều
này xuất phát từ việc NBT có niềm tin rằng kháng sinh là thuốc “đầu
tay” giúp điều trị nhanh khỏi triệu chứng bệnh, đáp ứng kỳ vọng của

người bệnh. Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy NBT có quan
điểm trường hợp nhiễm vi rút vẫn cần sử dụng kháng sinh; môi trường
dễ nhiễm khuẩn như ở Việt Nam không giống nước khác, với bệnh
thơng thường khơng có kháng sinh sẽ khơng khỏi, thậm chí bệnh sẽ tiến
triển xấu hơn, khách hàng cho rằng “nhà thuốc này bán thuốc kém”. Do
vậy giải pháp can thiệp cần xem xét là đào tạo, tập huấn cho NBT về
kháng sinh, tránh lạm dụng kháng sinh khi xử trí và điều trị các bệnh
thường gặp trong cộng đồng. Nội dung chú trọng bệnh lý hô hấp thường
gặp, do NBT tự chỉ định kháng sinh phản ánh trong kết quả quan sát và
kết quả khi khảo sát kiến thức của NBT với tình huống cụ thể.
Bên cạnh đó, yếu tố thúc đẩy từ phía khách hàng và niềm tin về lợi
ích thương mại của hành vi bán KSKĐ mang lại cho nhà thuốc/quầy
thuốc trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay có ảnh hưởng có ý nghĩa
thống kê đến hành vi bán KSKĐ của NBT. Có lẽ với đặc thù của Việt
Nam với bối cảnh kinh tế xã hội thu nhập của người dân còn mức thấp,
phần lớn ngại đi khám bác sĩ với bệnh nhẹ/khơng nghiêm trọng, vì vậy
số lượng đơn thuốc đến CSBLT tương đối ít. Áp lực mất bệnh nhân, áp
lực kinh doanh khiến lạm dụng kháng sinh đang trở nên phổ biến hơn.
Điều này chỉ có giảm thiểu khi có những thay đổi trong chăm sóc sức
khỏe, khi người bệnh dễ dàng tiếp cận bác sĩ gia đình, kê đơn điện tử,
sau đó có thể được cấp phát thuốc ở nhà thuốc bất kỳ và được chi trả
một phần bảo hiểm y tế.

23


×