Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Tìm hiểu về chữ Hán và chữ Nôm ảnh hưởng của nó đến văn hóa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.46 KB, 44 trang )

Bài thuyết trình:
Mơn cơ sở văn hóa Việt Nam
Đề bài : Tìm hiểu về chữ Hán và chữ Nơm, ảnh hưởng của nó đến văn
hóa Việt Nam
I, Sơ lược về chữ Hán và chữ Nôm ở Việt Nam
1,chữ Hán
CHỮ HÁN hay còn được gọi là chữ Nho , là chữ viết của người Trung
Quốc du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ 1 TCN, bằng 2 con đường:
tiếp xúc giao lưu văn hóa(tự nguyện) và chủ yếu là ép buộc, bạo lực (chiến
tranh).Chữ Hán có mặt trên đất Việt Nam khoảng gần 2000 năm liên tục từ
thời Bắc thuộc cho mãi đến đầu thế kỷ XX, được sử dụng trong mọi lĩnh vực
đời sống văn hóa, chính trị của xã hội Việt Nam.
Từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X (năm 938), người Việt trực tiếp tiếp xúc
với tiếng Hán :
Thời kì đầu dưới ách đơ hộ của nhà Triệu nước ta chưa tiếp nhận một ảnh
hưởng nào đáng kể từ văn minh phương Bắc. thư tịch cổ chép rằng: ”Triệu
Đà chia nước ta làm quận huyện, duy chỉ biết biên số thổ địa, thu thuế má,
cung cấp ngọc bích cho nhà Hán, đầy túi tham của Lục Giả mà thơi. cịn về
phần giáo hóa, phong tục khơng để ý đến một chút nào”( “Việt sử tiêu án”Ngơ Thì Sĩ. Bản dịch Hội Nghiên cứu liên lạc Văn hóa Á Châu, Sài Gòn
1960). Như vậy dưới chế độ thống trị “ràng buộc lỏng lẻo” ấynhân dân ta
vẫn sống tự dotheo nề nếp, phong tục riêng của mình khơng biết đến văn
minh Trung Quốc và chữ Hán. Mãi dến thời Đông Hán sau khi đàn áp xong
1


khởi nghĩa Hai Bà Trưng, luật pháp Trung Quốc mới áp đặt quản thúc dân
gian, tổ chức lại bộ máy cai trị . Dân ta bắt đầu tiếp xúc dần với chữ Hán.Sau
đó, Trung Quốc thường xuyên xảy ra biến loạn, bất ổn…người Hán nối tiếp
nhau xuống phương Nam trú thân. Trong đó, thành phần sĩ nho chiếm vai trị
đáng kể,sau này có người trở về nhưng cũng khơng ít người ở lại lập nghiệp
định cư và sau vài đời thì Việt hóa ln. Cùng với đó, văn hóa phương Bắc


dần dần lan rộng ở Giao Châu. Chữ Hán ngày càng được biết đến và từng
bước khẳng định vai trò và lợi ích của mình. Hai người có cơng truyền bá
chữ Hán đầu tiên ở nước ta là Tích Quang và Nhâm Diên “văn phong ở
Lĩnh Nam bắt đầu tự hai quan thái thú ấy” (Ngô Sĩ Liên). Tuy vậy, phải đến
cuối thời Hán, Nho học cùng chữ Hán mới thực sự được phổ biến rộng rãi
hơn trước bởi Sĩ Nhiếp.Đời sau tôn xưng ông là “Nam Giao học tổ”.Ý thức
hệ Nho giáo ngày càng được xác lập.
Tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt đã chấp nhận ngơn
ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Tuy nhiên, việc
học trong suốt thời kì Bắc thuộc hầu như chỉ diễn ra ở những trng tâm chính
trị lớn, chỉ tầng lớp thượng lưu mới theo đuổi được sự học đến nơi đến chốn,
và cũng chỉ cốt để đào tạo tay sai mà thôi.
Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc song song
với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Tuy nhiên, năm
938, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, người Việt đã độc lập và
khơng cịn lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngơn ngữ vẫn cịn đậm ảnh
hưởng của tiếng Hán.. Sang thời kỳ tự chủ chữ Hán giữ địa vị là văn tự chính
thức nhưng đã phát triển theo hướng riêng, mang tính dân tộc, khác với sự
phát triển tiếng Hán ở Trung Quốc.

2


Hiện nay, ở Việt Nam còn lưu giữ được số hiện vật như đỉnh cổ có khắc chữ
tượng hình (chữ Hán cổ).Điều này là một phần chứng minh được rằng chữ
Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam khá sớm và thực sự trở thành phương tiện ghi
chép và truyền thông trong người Việt kể từ những thế kỷ đầu Công nguyên
trở đi.Đến thế kỷ VII - XI chữ Hán và tiếng Hán được sử dụng ngày càng
rộng rãi ở Việt Nam.Thời kỳ này tiếng Hán được sử dụng như một phương
tiện giao tiếp, giao lưu kinh tế thương mại với Trung Quốc.

Do Việt Nam bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc trong khoảng thời
gian hơn một ngàn năm, vì vậy hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều
bằng chữ Hán. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hưởng to
lớn như thế nào đối với nền văn hóa của nước Việt Nam xưa. Từ sau thế kỷ
thứ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của
phong kiến phương Bắc, nhưng chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục là một
phương tiện quan trọng để phát triển văn hóa dân tộc.
Trong q trình đó chữ Hán vẫn được người Việt dùng và phát triển thêm
Do nhu cầu phát triển, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết
riêng, tức chữ Nôm

. 2,Chữ Nôm
CHỮ NƠM Chữ Nơm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét,
thành tố và phương thức cấu tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng
Việt. Q trình hình thành chữ Nơm có thể chia thành hai giai đoạn:

3


Giai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn "đồng hóa chữ Hán", tức là dùng chữ
Hán để phiên âm các từ Việt thường là tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ
...đúng như tiếng Việt vốn có, xuất hiện lẻ tẻ trong văn bản Hán. Những từ
chữ Nôm này xuất hiện vào thế kỷ đầu sau Công nguyên (đặc biệt rõ nét
nhất vào thế kỷ thứ VI).

Giai đoạn sau: Ở giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để
phiên âm từ tiếng Việt, đã xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo một số
nguyên tắc nhất định. Loại chữ Nôm tự tạo này, sau phát triển theo hướng
ghi âm, nhằm ghi chép ngày một sát hơn, đúng hơn với tiếng Việt. Từ thời
Lý thế kỷ thứ XI đến đời Trần thế kỷ XIV thì hệ thống chữ Nơm mới thực sự

hồn chỉnh.Theo sử sách đến nay cịn ghi lại được một số tác phẩm đã được
viết bằng chữ Nôm.
Đến thế kỷ XVIII - XIX chữ Nôm đã phát triển tới mức cao, át cả địa vị chữ
Hán.Chữ nơm được giới sĩ phu ưa thích và được sử dụng rộng rãi, đặc biệt
là trong văn học.
chữ Nôm đã đóng góp đa dạng, đúng là cơng cụ thuần Việt ghi lại lịch sử
văn hoá của dân tộc trong khoảng 10 thế kỷ, biểu hiện tinh thần và ý chí độc
lập trong q khứ, mặc dù đó là cơng cụ còn nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật
cũng như mức phổ dụng so với chữ Hán.tiếng Việt hấp thụ hai nguồn văn tự
là chữ Hán và văn tự văn hóa dân gian, chữ Nôm, để trở thành một ngôn ngữ
văn học sáng chói và giàu sức diễn đạt
Mãi đến đầu thế kỉ XX, khi chữ quốc ngữ được truyền bá rộng khắp với
nhiều ưu điểm vượt trội, chữ nôm mới chịu lùi bước …
4


Như vậy, có thể thấy chữ Hán và chữ Nơm có những khác nhau cơ bản về
lịch sử ra đời, mục đích sử dụng và mỗi chữ có bản sắc riêng về văn
hóa.Trong tâm hồn người Việt, chữ Hán và chữ Nôm vẫn mãi mãi là nhịp
cầu nối quá khứ với tương lai trong đời sống văn hóa và tinh thần từ lớp trí
thức đến giới bình dân.

II, ảnh hưởng của Chữ Hán và chữ nơm đến văn hóa VIỆT NAM
1, ngôn ngữ và chữ viết

Ở Việt Nam, chữ Nôm là loại hình văn tự của người Việt được sử dụng trước
khi có chữ quốc ngữ. Chữ Nơm đã trải qua một q trình hình thành, phát
triển đến hồn thiện trong hàng chục thế kỷ và còn truyền lại đến ngày nay.
Trong q trình đó, chữ Hán có vai trị rất lớn trong việc thúc đẩy sự hình
thành, phát triển của chữ Nơm- chữ thuần Việt

Để hình thành một nền văn tự chỉ có hai con đường. Đó là con đường tự
nó và con đường vay mượn. Hình thành bằng con đường tự nó nghĩa là tự
sáng chế cho mình một lối viết độc lập, khơng liên quan gì đến các truyền
thống văn tự khác. Rất ít nền văn tự trên thế giới hình thành theo con đường
này. Theo Nguyễn Tài Cẩn thì trên thế giới chỉ có ba trường hợp là chắc chắn
được hình thành theo con đường tự nó là: văn tự Ai Cập ở lưu vực sơng Nin,
văn tự Mai A ở Trung Mỹ, và văn tự Hán ở lưu vực sơng Hồng Hà, phía bắc
Trung Quốc. Hình thành bằng con đường vay mượn từ một nền văn tự khác là
con đường phổ biến của đại đa số các văn tự hiện có trên thế giới. Trong bối
cảnh lịch sử nước Việt diễn ra như trình bày ở trên thì chữ Nơm Việt Nam sẽ

5


nảy sinh theo con đường thứ hai là con đường vay mượn, vay mượn từ nền
văn tự Hán.
Ở khu vực Đông và Đông Nam Á chữ Hán là loại chữ ra đời sớm nhất.
Lúc đầu chữ Hán chỉ được dùng trong phạm vi các bộ tộc người Hán ở giữa
lưu vực sơng Hồng Hà và sơng Vị Hà, về sau dần dần nó lan rộng ra tồn
vùng, tạo ra một vùng văn hóa đồng văn. Chữ Hán đã tác động đến sự ra đời
của chữ Triều Tiên và chữ Nhật Bản, mặc dù hai ngôn ngữ này khác xa với
tiếng Hán. Chữ Hán cũng tác động đến lối viết của người Nữ Chân, người
Tây Hạ. Xuống dần phía nam, nó đã thúc đẩy sự xuất hiện của chữ Choang,
chữ Nôm Việt, chữ Nôm Tày. Chữ Nôm Việt Nam đã ra đời trên cơ sở vay
mượn từ các chất liệu chữ Hán và về cơ bản kết cấu cũng theo phương thức
Hán.
Chữ Hán đã thúc đẩy sự hình thành của chữ Nơm Việt Nam như thế
nào?
Trong lịch sử, có rất nhiều đợt người Trung Quốc đã sang sinh sống ở
Việt Nam với những lý do khác nhau như: sang làm quan cai trị, sang buôn

bán, lánh nạn và kể cả đi đầy. Chính những người này đã góp phần đắc lực
vào việc truyền bá chữ Hán vào Việt Nam. Bởi vậy, ngay từ đầu công nguyên
các yếu tố Hán đã du nhập vào Việt Nam. Qua nhiều đợt tiếp xúc, tiếng Hán
đã để lại những ảnh hưởng đáng kể đến sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ
tiếng Việt. Một trong những ảnh hưởng đáng kể nhất là tiếng Hán đã góp
phần, thúc đẩy q trình thanh điệu hóa trong tiếng Việt. Theo H. Haudricourt
và một số nhà nghiên cứu ngơn ngữ thì vào khoảng đầu Cơng ngun tiếng
Việt chưa có thanh điệu, trong kho từ vựng cịn có phụ tố và các phụ âm đầu,
có các âm cuối họng, hầu và xát. Q trình khép kín và giản hóa âm tiết đã
được khơi mào từ trước, đến đầu công nguyên, những âm cuối hầu, họng và
xát cản trở cho việc khép kín âm tiết như - h, -s, - ? dần dần bị rụng đi và để
6


bù đắp lại tiếng Việt đã nảy sinh 3 tuyến điệu, để mở đầu cho q trình thanh
điệu hóa:
- Các âm tiết mở khơng có âm cuối sẽ mang tuyến điệu 1 (gồm
thanh ngang và huyền còn nhập làm một).
- Sự rụng âm cuối tắc họng - ? cho tuyến điệu 2 (gồm
thanh sắc và nặng còn nhập làm một).
- Sự rụng âm cuối hầu - h cho tuyến điệu 3 (gồm thanh hỏi và ngã cịn
nhập làm một).
Q trình này kéo dài từ đầu Công nguyên đến thế kỷ VI. Sau đó, hàng
loạt từ Hán được du nhập vào tiếng Việt. Vì tiếng Việt lúc này chưa có âm đầu
hữu thanh nên các âm đầu hữu thanh Hán khi nhập vào tiếng Việt đều phải vơ
thanh hóa và để đảm bảo sự khu biệt, trong quá trình chuyển biến này sẽ có sự
bù đắp bằng thanh điệu:
Âm đầu vơ thanh Hán chuyển sang âm đầu vô thanh Việt sẽ mang các
thanh điệu bổng ngang, sắc, hỏi.
Âm đầu hữu thanh Hán chuyển sang âm đầu vô thanh Việt sẽ mang các

thanh điệu trầm huyền, nặng, ngã.
Do sự chuyển biến đó mà từ đây 3 tuyến điệu sẵn có sẽ tách đôi thành 6
thanh điệu: ngang và huyền,sắc và nặng, hỏi và ngã. Như vậy, ở giai đoạn sau
của quá trình thanh điệu hóa, tiếng Hán đã có vai trị quan trọng trong việc
hình thành 6 thanh điệu trong tiếng Việt. Quá trình này kéo dài từ thế kỷ VI
đến thế kỷ XII. Điều đó góp phần làm cho tiếng Việt có đặc điểm giống như
tiếng Hán là cùng loại hình đơn lập, âm tiết tính và có thanh điệu. Chính điều
đó đã gợi cho người Việt ý đồ sử dụng chữ Hán để tạo nên một loại chữ riêng
để ghi tiếng nói dân tộc mình. Đây là điều mà các ngơn ngữ thuộc loại hình
ngơn ngữ chắp dính khơng thể nào làm được.

7


Mặt khác, còn một yếu tố quan trọng làm tiền đề cho sự hình thành chữ
Nơm là chữ Hán ở Việt Nam đã được đọc theo âm Hán Việt. Cách đọc này
theo như các nhà ngôn ngữ là xuất phát từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán giai
đoạn cuối của tiếng Hán Trung cổ, vào thế kỷ VIII, IX. Đồng thời cách đọc
này tuân theo các quy luật ngữ âm lịch sử tiếng Việt và bộ máy cấu âm của
người Việt, chỉ người Việt mới hiểu. Điều này rất thuận lợi cho việc mượn
chữ Hán đọc theo âm Hán Việt để ghi tiếng Việt. Ngoài những chữ Hán đọc
theo âm Hán Việt cịn có những chữ Hán đọc theo âm Tiền Hán Việt và âm
Hán Việt Việt hóa nhưng để tạo chữ Nôm phải dựa chủ yếu vào số lượng lớn
chữ Hán có cách đọc Hán Việt. Những chữ Hán được dùng để tạo chữ Nôm
thường là những chữ thông dụng, có tần số hoạt động cao. Theo thống kê của
Nguyễn Tá Nhí thì có khoảng trung bình 1200 chữ Hán thông dụng được sử
dụng làm thành tố ghi âm trong chữ Nơm.
Thực tiễn cho thấy, trong q trình phát triển, nền văn hóa Việt
Nam đã có mối quan hệ mật thiết với nền văn ngôn và với chữ Hán của
Trung Quốc. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh

hưởng từ nền văn hóa Hán. Cho đến thời điểm xuất hiện chữ Nơm thì
chữ Hán đã có lịch sử hàng ngàn năm rất quen thuộc với người Việt
Nam. Đó cũng là một thuận lợi đối với việc vay mượn chữ Hán để tạo chữ
Nôm. Chữ Nôm được tạo ra trên cơ sở các chữ vuông Hán, bởi vậy nếu
khơng có trình độ chữ Hán ở một mức độ nhất định thì người Việt cũng khơng
thể viết và đọc được chữ Nơm. Khi Việt Nam có nhu cầu phải có một nền văn
tự riêng thì trên đất Việt đã có một đội ngũ hùng hậu những người Việt Nam
có trình độ hiểu biết sâu về chữ Hán và nền văn hóa Hán. Họ chính là những
người đầu tiên tham gia vào việc sáng tạo chữ Nôm và sau này những người
kế tiếp họ sẽ có vai trị quan trọng trong việc phát triển và hồn thiện chữ
Nơm.
8


Lúc đầu chữ Nôm chỉ mới xuất hiện lẻ tẻ trong các văn bản chữ Hán để
ghi những từ thuần Việt khơng có trong hệ thống từ vựng Hán. Chữ Hán được
dùng thường là những chữ có âm đọc Hán Việt trùng khít hoặc gần với âm
Việt. Theo tình hình cứ liệu cịn lại cho thấy chữ Nơm chỉ có thể được manh
nha vào khoảng thế kỷ VIII - IX. Những chữ được tạo theo phép hình thanh
của chữ Hán ở giai đoạn đầu đã có lác đác nhưng mới chỉ ở mức sử dụng các
bộ thủ Hán để chỉ ý nghĩa của từ Việt trong chữ Nôm. Chữ Nôm chỉ thực sự
trở thành một nền văn tự khi những chữ lẻ tẻ xuất hiện ngày một nhiều và
thành một hệ thống, cách ghi đã tuân theo những quy tắc nhất định. Đa số các
nhà nghiên cứu chữ Nôm đã dựa vào các cứ liệu còn lại đều cho rằng: vào
khoảng thời Lý (1010-1225), chữ Nôm mới được dùng thịnh hành và trở
thành một nền văn tự thực thụ. Chữ Nôm xuất hiện là do nhu cầu ghi âm tiếng
Việt, bởi vậy chữ Nôm lúc đầu thiên về hướng ghi âm thuần tuý. Tùy theo sự
phát triển tồn tại của tiếng Việt ở từng giai đoạn mà chữ Hán được khai thác
sử dụng các chất liệu để ghi tiếng Việt ở những mức độ khác nhau. Nhưng
nhìn chung thì khi sáng tạo chữ Nôm người Việt thường mượn chữ Hán theo

một trong các kiểu sau:
- Mượn chữ Hán ở cả 3 mặt : hình, âm, nghĩa. Ví dụ dùng 神 (thần)
ghi thần, dùng 神(thánh) ghi thánh(trong thần thánh).
- Chỉ mượn Hán ở 2 mặt: hình, âm. Ví dụ dùng 神 (một) ghi một (trong số
1), dùng 神 ghi đồng (trong cánh đồng)dùng 神 (công) ghi trong, dùng (ba +
lăng) ghi trông, dùng 神神 (bà và luân ) ghi trời.
- Chỉ mượn Hán ở hai mặt: hình, nghĩa. Ví dụ: dùng 神 (trì) ghi ao;
dùng 神 (cổ) ghi trống, dùng (thiên + thượng) ghi trời.
Ở giai đoạn đầu của quá trình đơn tiết hóa, khi trong tiếng Việt cịn bảo
lưu các tổ hợp phụ âm đầu và yếu tố tiền âm tiết thì xuất hiện phổ biến một
loại chữ Nơm ghi một từ Việt bằng 2 mã chữ tách rời. Chữ Hán ngoài việc
9


cung cấp ký tự ghi âm tiết chính cịn cung cấp ký tự để ghi yếu tố tiền âm tiết
và tổ hợp phụ âm đầu. Đến khi các yếu tố tiền âm tiết và tổ hợp phụ âm đầu
trong tiếng Việt khơng cịn nữa thì các ký tự Hán vẫn được dùng để ghi chúng
cũng bị loại bỏ chỉ còn lại ký tự ghi âm tiết chính của tiếng Việt.
Để ghi tiếng Việt ngày càng chính xác hơn, người Việt đã tạo ra ngày
càng nhiều loại chữ Nôm theo phương thức của chữ hài thanh trong chữ Hán.
Ở loại chữ Nôm này, bên cạnh ký tự Hán ghi âm tiết chính, người Việt đã
thêm vào bộ phận chỉ nghĩa. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, các
bộ thủ chỉ nghĩa thường được sử dụng để sáng tạo loại chữ Nôm ghép 2 thành
tố biểu âm và biểu ý. Càng về sau loại chữ Nôm hài thanh xuất hiện ngày
càng nhiều. Số lượng chữ Nôm dùng một chữ Hán để biểu âm và kết hợp với
một chữ Hán để biểu nghĩa cũng ngày một nhiều hơn. Chữ Nơm vì thế mà có
khả năng ghi được tồn bộ số từ vựng có trong tiếng Việt một cách chính
xác hơn và chữ cũng trở nên dễ đọc hơn. Để chữ Nôm ghi được tiếng Việt
ngày càng chính xác và hồn thiện thì chữ Hán được vay mượn cũng
được lựa chọn theo những tiêu chí chặt chẽ hơn, ngày càng nhiều hơn.

Chữ Nơm chính là sản phẩm của sự kết hợp giữa các yếu tố vay mượn từ
chữ Hán. Khơng có chữ Hán thì cũng khơng có chữ Nơm.
Trong tiếng Việt hiện đại có khoảng hơn 60% số từ có nguồn gốc từ
tiếng Hán. Như vậy có thể thấy rằng trong tiếng Việt lịch sử, số từ có
nguồn gốc từ tiếng Hán chắc chắn phải hơn thế nhiều. Qua đó có thể thấy
vai trò của chữ Hán trong việc cung cấp chất liệu để tạo chữ Nôm ghi
tiếng Việt quan trọng như thế nào. Người Việt ln có ý thức Việt hóa các
từ Hán, tuy vậy có những từ đã được Việt hóa nhưng đời sau khơng chấp
nhận lại phải dùng trở lại như cũ.

2) Vai trị của chữ Nơm và chữ Hán với nền văn học nước nhà
10


A, chữ Hán
. Chữ Hán trong nền văn hóa Việt Nam đã tồn tại theo quy luật thăng trầm,
thịnh suy. Ở thời Bắc thuộc, nó đã phát triển đủ để lưu lại cho ngày nay một
số trước tác, dịch phẩm liên quan đến Phật học, một số thơ văn. Đến thời tự
chủ, trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn,
chữ Hán đã đóng vai trị cơng cụ hàng đầu của nền văn hóa văn học bác học
của Việt Nam. Nó là văn tự chính trong các lĩnh vực văn hóa Việt Nam : hành
chính, giáo dục, thi cử, lễ nghi, văn học.
B, chữ Nơm
Có những khu vực mà chữ Hán tỏ ra yếu thế hoặc bất lực, phải nhường chỗ
cho chữ Nôm, như các dân tộc khác, người Việt trước khi có chữ viết, đã có
một kho tàng văn hóa truyền khẩu súc tích, đa dạng. Đó là những câu chuyện
kể, những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố, những lời ru, tiếng hò
v.. ..Hẳn nhiên là để ghi chép, sưu tầm, hiệu đính kho tàng văn hóa truyền
khẩu này thích hợp nhất vẫn là trực tiếp dùng dùng chữ Nôm. Sau đây là
những sưu tầm viết bằng chữ Nôm như :

quyển ”Ly hạng ca dao” ghi chép 256 bài ca dao, quyển ”Nam Quốc phương
ngôn tục ngữ bị lục” gồm 27 mục ghi các bài ca dao tục ngữ, câu đố; quyển
“Nam ca tân truyện” ghi lại các bài hát cổ theo các điệu ca ở Huế v. v.. ..và
một số những vở tuồng cổ, chèo cổ như Văn Duyên diễn hí; Trương Viên diễn
ca; Lưu Bình trị,

v.v..

Viết chữ Nơm dưới hình thức văn vần xem như hiệu quả nhất, thích hợp nhất
để truyền bá, phổ biến tri thức đến dân chúng.
Đó là những bộ sách diễn ca (chuyển thành thơ) lịch sử như”Việt sử diễn
âm”, thế kỷ XVI; “Thiên nam minh giám”, đầu thế kỷ XVÌ;“Đại Nam quốc sử
diễn ca”, thế kỷ XIX; v.v. ... Đa số dân chúng không biết chữ Hán và chữ
11


Nơm vì khơng đủ điều kiện đi học, nhưng nhờ có những tác phẩm văn vần
chữ nơm đó họ được nghe, mãi rồi thuộc lịng từng đoạn có khi thuộc cả tác
phẩm dài hàng ngàn câụ Cũng giống như thế về sách chữ Nôm diễn ca, diễn
âm về luật lệ như “Hồng Việt luật lệ tốt yếu diễn ca”, về y học như “Chẩn
đậu diễn ca”, v.v...
Chữ Nơm có vai trò nổi bật trong sáng tác văn chương. Mặc dù văn nhân,
thi sĩ mọi thời đều đã dùng chữ Hán làm thơ, viết truyện, nhưng chỉ có với
chữ Nơm, người Việt mới tạo nên những tác phẩm bất hủ. Tập thơ Nơm có
niên đại sớm nhất cịn lưu truyền là
“Quốc âm Thi tập” của Nguyễn Trãi (1380 - 1420) sau đó là ‘Bạch vân
Am quốc ngữ thi” của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 -1585)
Điều đáng ghi nhận là với chữ Hán các tiền nhân viết những tập truyện
ngắn và tiểu thuyết văn xi, cịn với chữ Nơm gần như các cụ chỉ làm
thợ Sở trường và thành công nhất vẫn là thơ ca trường thiên theo thể lục

bát và song thất lục bát.
Bằng hai thể thơ giàu dân tộc tính này, vào cuối thế kỷ XVII và đầu thế
kỷ
XIX văn học cổ điển Việt Nam có những tác phẩm xuất sắc khiến thế giới
phải biết đến là:
“Chinh phụ Ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748);
“Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh) của Nguyễn Du (1766 -1820).
Chúng ta còn các tên tuổi sáng giá khác nữa từ thế kỷ XVII đến đầu thế
kỷ XX như: Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Gia Thiều, Phạm Thái, Hồ Xn
Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Cơng Trứ, Trần Tế Xương v.v.
..Chính nhờ ở những tác giả này tiếng Việt hấp thụ hai nguồn văn tự là
chữ Hán và văn tự văn hóa dân gian, chữ Nơm, để trở thành một ngơn
ngữ văn học sáng chói và giàu sức diễn đạt.
12


Phối hợp với chữ Hán
Ngồi ra chữ Nơm khơng hoạt động đơn độc mà đã phối hợp với chữ Hán tạo
nên những tác phẩm, bổ túc nhau sáng tác và truyền bá văn hóạ Có thể nhận
thấy điểm này qua nhũng chi tiết sau đây:
Không kể những chữ Nôm lẻ tẻ có thể xuất hiện bất cứ trong tác phẩm chữ
Hán, văn bác học, khi cần thiết còn được dùng xen kẽ với chữ Hán để ghi
chép những điều đã có trong bài trước. Chữ Nơm cũng xuất hiện dùng để viết
các câu đối, hồnh phi, bia đá chng đồng ở đình chùa miếu mạọ Có một thể
loại thơ ca rất được lớp nho sĩ ưa chuộng là bài hát nói (ca trù). Trong đó giữa
những lời hát thuần chữ Nơm có xen kẽ mấy câu rặt chữ Hán.
Chữ Nơm đã đắc lực trong việc phiên chuyển văn bản và phổ biến văn hóa
phẩm. Thí dụ:
Các kinh sách cổ điển của học thuyết Nho, đạo Lão, đạo Phật, đạo Khổng, từ
Hán văn được dịch sang chữ Nôm theo hai cách: lược thuật theo ý và chuyển

thành thơ chữ Nôm như quyển Luận ngữ thích nghĩa ca diễn Nơm theo thể lục
bát 20 thiên trong quyển Luận ngữ. Hai là dịch thẳng từng câu Hán văn sang
câu chữ Nôm như quyển Thi Kinh giải âm dịch toàn bộ hơn 300 bài thơ trong
Thi Kinh, một bộ kinh trong Ngũ Kinh của Trung Quốc sang chữ Nôm (theo
lệnh của Hồ Quý Ly, nhà Hồ)
Một số văn bản từ các ngôn ngữ Tây phương cũng được dịch sang văn xuôi
chữ Nôm như các bộ Các Thánh truyện (1650) do Jeromjimo Majorica soạn,
với mục đích truyền giáọ cơng trình đây có trên 30 tác phẩm mà trong đó nếu
ta nhìn nhận kỹ sẽ thấy có nhiều điểm khác biệt so với tác phẩm Nơm về thế
kỉ XIX, XX, cụ thể các từ như “ mựa, khứng , chỉn, chưng,thửa, ghín” thì
khơng thấy dùng nữa
Một số văn xuôi chữ Hán của tác giả Việt cũng được hậu sinh dịch sang văn
xuôi chữ Nôm theo lối dịch thẳng từng câụ Có thể kể đến bản giải âm đồn
13


rằng của Nguyễn Thế Nghi (thế kỷ XVII) trong bộ Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI), và phần dịch chữ Nôm trong quyển Cổ Châu Phật
bản hạnh ngữ lục (thế kỷ XVI)
Có một loạt sách giáo khoa, trong đó chữ Nơm dùng để giải nghĩa từ ngữ chữ
Hán, soạn ra theo thể thợ Dùng những bộ sách này, người học có thể vừa học
được chữ Hán vừa học được chữ chữ Nôm:
“Chỉ nam Ngọc âm giải nghĩa”thế kỷ XVII
“Tam thiên tự giải âm”- Ngơ Thì Sĩ, thế kỷ XVII
“Nhật dụng thường đàm” Phạm Đình Hổ, thế kỷ XVIII
“Tự học giải nghĩa ca” thời Tự Đức, thế kỷ XIX
“Đại Nam quốc ngữ”- Nguyễn Văn San, thế kỷ XIX v.v. .. ..
3, ảnh hưởng đến nghệ thuật
Chữ Hán và chữ Nôm được sử dụng để viết các kịch bản trong các thể loại
ngệ thuật truyền thống

“Ca trù” ( 神 神 ) là một hoạt động hát xướng vừa chuyên nghiệp vừa dân gian.
Có nhiều làn điệu, mỗi làn điệu đều có bài bản riêng về âm nhạc, về ca từ. Lời
ca trong các làn điệu ca trù thường do các nhà thơ sáng tác. Ca từ trên đại thể
là viết bằng chữ Nôm tiếng Việt, thỉnh thoảng xen lẫn vài câu Hán văn. Nghệ
nhân trình diễn thường vừa hát vừa múa, do vai nữ (gọi là “đào” 神 ) thực
hiện. Đơi khi cũng có sự tham gia phụ trợ của vai nam (gọi là “kép” 神 ). Có
người ngồi cầm chầu, nếu chỗ nào hay thì gõ trống ném thẻ (tức “trù”) để
14


thưởng cho con hát. Ca trù còn được gọi là “hát ả đào”, “hát cô đầu”, ... Sinh
hoạt hát xướng này có thể ra đời từ rất sớm ở Việt Nam. Dân gian còn nhắc
nhớ câu chuyện một ả đào có cơng chống giặc Minh xâm luợc (thế kỷ XV).
Bản ca từ sớm nhất còn lại đến nay là bài Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả
đào ( 神 神 神 神 神 神 神) của Lê Đức Mao 神 神 神(1462 - 1529). Bài ca từ này gồm
9 đoạn, 128 vế, viết theo thể lục bát, phối xen song thất lục bát. Đây cũng là
tư liệu cổ nhất cịn lại về hai thể thơ này.
Có một lối hát ca trù phổ biến ở các thành thị từ Nghệ An trở ra, rất thịnh
hành vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, mà ca từ đòi hỏi phải tuân thủ theo
một thể thức riêng, gọi là thể “hát nói”. Tuy ca từ “hát nói” có khn khổ
định sẵn, song số tiếng trong các câu có thể dài ngắn khác nhau (6,7,8 tiếng
đều dùng), do đó tạo được tiết tấu thanh thốt, biến chuyển, khơng gị bó. Đây
cũng là loại ca từ nòng cốt của ca trù, được nhiều nhà thơ tích cực tham gia
sáng tác và nhập cuộc diễn xướng: Nguyễn Công Trứ 神 神 神 (1778 - 1858),
Cao Bá Quát 神 神 神 (1808 - 1855), Nguyễn Khuyến 神 神 (1835 - 1909),
Dương Khuê 神 神 (1839 - 1902), Chu Mạnh Trinh 神 神 神 (1862 - 1905), v.v.
Trong ca từ “hát nói”, đặc biệt là trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Trứ, chữ
“tài” và chữ “tình” được đề cao, nhưng tài và tình ở đây khơng theo quy phạm
của Nho gia, mà muốn thoát ra theo hướng khẳng định cái tôi cá nhân, hướng
tới cuộc sống tự do phóng khống, đắm mình trong sự tự thưởng thức tài hoa

của bản thân và hưởng thụ mọi vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống, đặc
biệt là tranh thủ hưởng thụ thú vui thanh sắc.
“Tuồng” ( 神) là một loại kịch hát truyền thống của Việt Nam, hình thành từ
thời Lý-Trần (thế kỷ XIII), phát triển mạnh ở ngoài Bắc dưới thời Lê mạt (thế
kỷ XVIII) và ở trong Nam dưới triều Nguyễn (thế kỷ XIX). Kịch bản tuồng
15


có tới hàng trăm vở, nhiều vở thất truyền, hiện có khoảng 50 vở đang lưu trữ
trong nước và ở nước ngồi. Tuồng có hai loại: “Tuồng thầy” ( 神 神 ) và
“tuồng đồ” ( 神 神).
Tuồng thầy (còn gọi “tuồng pho”) mang tính bác học, chủ yếu diễn trong sân
khấu cung đình. Kịch bản viết bằng chữ Nơm, pha lẫn nhiều câu chữ Hán.
Hầu hết các vở tuồng pho đều do vua quan và nhà văn quý tộc soạn, lấy cốt
truyện từ lịch sử các triều đại Trung Hoa, nội dung thường đề cao trung quân
ái quốc, ca ngợi anh hùng nghĩa sĩ hy sinh vì nghĩa lớn. Tiêu biểu cho loại
tuồng này là vở Sơn hậu ( 神 神 ), hiện còn bản chép tay (năm 1832), do Đào
Duy Từ 神 神 神 (1572 - 1634) khởi thảo, về sau được Đào Tấn biên tập
lại. ĐàoTấn 神 神 ( 1845- 1907) quê ở Bình Định, xuất thân trong gia đình
nơng dân nghèo. Sau được học hành, thi đỗ Cử nhân năm 1866, rồi được vào
làm Hiệu thư trong Nội các nhà Nguyễn. Cơng việc chính của ơng là soạn
thảo các vở tuồng theo lệnh của vua Tự Đức. Sau này có lúc làm quan đến
chức Thượng thư, nhưng ông vẫn không ngừng sáng tác. Bởi vậy ông là tác
giả của một loạt các vở tuồng pho nổi tiếng đương thời.
Tuồng đồ mang tính bình dân, gần với dân gian, chủ yếu do các nhà Nho
nghèo soạn. Tích chuyện không lấy từ Trung Hoa, mà tự sáng tác hoặc dựa
vào chuyện kể dân gian. Nội dung thường châm biếm, đả kích quan lại địa
phương, giàu chất hài hước. Tuồng đồ vẫn dùng văn vần chữ Nơm, nhưng nói
nhiều hơn hát, gần với khẩu ngữ tiếng Việt.Tuồng đồ thịnh hành ở trong Nam,
chủ yếu ở tỉnh Bình Định. Kịch bản ít được ghi chép hơn tuồng pho. Tiêu biểu

cho loại tuồng này là vở Di tình ( 神 神), cịn gọi theo tên các nhân vật chính
là Nghêu Sị Ốc Hến ( 神 神).

16


“Chèo”( 神 ) cũng là một loại kịch hát truyền thống của người Việt, phổ biến
chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc (từ Nghệ An trở ra). Chèo hình thành trên cơ sở
ca vũ dân gian, bắt đầu từ thế kỷ XIII, thịnh hành vào thế kỷ XIX.Chèo là
hình thức kể chuyện bằng các phương tiện hát múa dân gian. Tích chuyện có
thể cải biên từ các truyện thơ Nơm, nhưng cũng có những vở chèo chuyên
biệt và rất được cơng chúng bình dân ưa chuộng, như vở Kim Nham ( 神 神) gọi
theo tên của vai nam chính, hoặc cịn gọi theo tên của vai nữ chính là Súy
Vân ( 神 神 ).

Từ đầu thế kỷ XX, các giáo sĩ Tây phương với mục đích truyền giáo đã
chuyển âm tiếng Việt để đặt ra chữ Quốc ngữ bằng vần La tinh.Chữ quốc ngữ
đã thay thế hầu hết vai trò của chữ Hán và chữ Nôm trong các lĩnh vực.Tuy
vậy với tuổi thâm niên của nền ngữ văn cổ Hán Nơm, cơng sức thể hiện và
chun chở văn hóa cổ truyền của hai thứ chữ này sẽ không bao giờ bị bỏ
quên. Trong tâm hồn người Việt, chữ Hán và chữ Nôm vẫn mãi mãi là nhịp
cầu nối quá khứ với tương lai trong đời sống văn hóa và tinh thần từ lớp trí
thức đến giới bình dân
4, nền giáo duc Hán học và Nôm học
Ngay từ thời kỳ Bắc thuộc, người Việt Nam đã tìm cách tạo ra một thứ chữ
riêng cho dân tộc mình. Trải bao thăng trầm lịch sử, người Việt Nam đã có
chữ Quốc ngữ là thứ chữ riêng của dân tộc, thể hiện sự trưởng thành của đất
nước độc lập.
Chúng ta thường rất tự hào với chữ viết của dân tộc mình, một mẫu tự la-tinh
- châu Âu khác hẳn với mẫu tự tượng hình của các nước trong khu vực. Lần

17


tìm về quá khứ, mới thấy con đường hình thành của chữ Quốc ngữ cùng đầy
những thăng trầm, cũng như phận người, phận nước vậy...

Chữ Hán và nhu cầu có một thứ chữ riêng: chữ Nơm

Một nghìn năm Bắc thuộc cũng là thời kỳ chữ Hán theo chân quan lại cai
trị phương bắc vào Việt Nam. Thời kỳ này hệ thống giáo dục của Việt
Nam chưa phát triển, có chăng là hồn tồn dựa theo mơ hình của phong
kiến Trung Quốc thời bấy giờ. Con em của giới quan lại người Việt được
học chữ Hán; những học sinh xuất sắc người Việt cũng được chọn sang
Trung Quốc dự thi.

Sau thời kỳ Bắc thuộc, nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập vẫn dùng
chữ Hán trong hệ thống giáo dục cũng như văn bản hành chính của giới
cầm quyền. Đến thế kỷ 11, từ thời nhà Lý, bên cạnh việc chấn hưng kinh
tế cùng tiềm lực quân sự, việc học được chú tro.ng. Điển hình nhất là
năm 1076, Quốc Tử Giám "trường đại học đầu tiên" của Việt Nam được
xây dựng tại kinh thành Thăng Long. Việc học hành, thi cử để chọn lựa
người tài ra làm quan được đặt ra thành luật lệ. Thời nhà Lý, năm 1075
tổ chức thi hương khóa đầu để lấy tú tài. Đến thời nhà Trần, tổ chức thi
hội vào thế kỷ 13 lấy cử nhân, còn thời nhà Lê thế kỷ 15 tổ chức thi đình
để lấy tiến sĩ. Tất cả đều dựa trên nền tảng Hán học và chữ Hán.

18


Trong quãng thời gian này, Việt Nam xuất hiện một nhà cải cách lớn là Hồ

Quý Ly (1336-?). Đây là một nhân vật kỳ lạ trong lịch sử phong kiến Việt
Nam, dù chỉ làm vua hai năm (1400-1401), sau đó nhường ngôi cho con là Hồ
Hán Thương và năm 1406 bị nhà Minh bắt cùng hai con trai đưa về Trung
Quốc - nhưng ông đã đưa ra một số cải cách táo bạo, trong đó có việc mở
mang một nền giáo dục tự chủ, cải cách chế độ thi cử. Hồ Quý Ly chủ trương
dùng chữ Nôm thay chữ Hán trong giấy tờ cơng vụ, và chính ơng là người
dịch thiên "Vô dịch" trong kinh thư từ chữ Hán sang chữ Nơm.

Về vấn đề chữ Nơm, khơng có một văn tự chính thức nào khẳng định sự xuất
hiện của nó, chỉ ước chừng nó được chế tác từ chữ Hán khoảng thế kỷ thứ 8
trên cơ sở dùng ký tự Hán để ghi các từ tiếng Viê.t. Như vậy là ý thức khẳng
định độc lập dân tộc, chí ít là về mặt chữ viết đã được các bậc túc nho ôm ấp
từ lâu, nhưng có thể nói là vẫn trong sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Hán tự nói
riêng và văn hóa Trung Hoa nói chung.

Vua Quang Trung và sự khẳng định ngắn ngủi của chữ Nôm

Kế sau Hồ Quý Ly, có thể nói Quang Trung Nguyễn Huệ là vị vua sáng suốt
bằng quyền lực của mình muốn khẳng định một thứ chữ riêng của người
Viê.t.

Cuối năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngơi hồng đế lấy niên hiệu Quang Trung
rồi đưa quân ra bắc tiêu diệt quân xâm lược Mãn Thanh do vua bù nhìn Lê
19


Chiêu Thống đón vào. Tiếc thay, cuộc đời người anh hùng thật ngắn ngủi.
Mùa thu năm 1792, hoàng đế bị cảm đột ngô.t. 11 giờ đêm 22 tháng 7 năm
Nhâm Tý (1792), ông mất.


Năm 1788, ngay sau khi đại phá quân Thanh, hoàng đế Quang Trung đã
lập tức ban hành các chiếu quan trọng: chiếu cầu hiền, chiếu lập học và
chiếu mở khoa thi. Ông chủ trương cải cách lối học sáo mịn, cơng thức
mà chú trọng đến tính thiết thực, học để đoạt lấy một năng lực hoạt động
trong thực tiễn. Đặc biệt, chữ Nôm được quy định là chữ viết chính thức
của quốc gia. Chữ Nơm được đưa vào hệ thống khoa cử, đồng thời tất cả
các chiếu chỉ, mệnh lệnh, văn tế đều được thể hiện bằng chữ Nôm. Việc
học tập và xây dựng một nền giáo dục độc lập được vị vua anh minh ý
thức một cách rất rõ ràng. trong "Chiếu lập học" năm 1788, ông chỉ rõ:

"Dựng nước lấy việc học làm đầu, cầu trị lấy nhân tài làm gốc. Trước đây
bốn phương nhiều việc phải phong bị, việc học không được sửa sang,
khoa cử bỏ dần, nhân tài ngày càng thiếu thốn.

Trẫm khi vừa mới bình định đã có nhã ý hậu đãi nhà nho, lưu tâm yêu
mến kẻ sĩ, muốn có người thực tài để dùng cho quốc gia.

Vậy ban chiếu xuống cho dân các xã nên lập học xã, chọn nho sĩ có thực
học và hạnh kiểm đặt làm thầy dạy, giảng tập cho học trị xã mình".

20


Nếu như triều đại nhà Tây Sơn kéo dài (1778-1802) và đặc biệt là vua Quang
Trung không mất sớm (41 tuổi) thì biết đâu chữ Nơm sẽ thực sự trở thành chữ
Quốc ngữ, có vị trí ít ra là ngang bằng với chữ Hán cho tới khi lịch sử có một
bước ngoặt khác: người phương Tây vào Việt Nam.
Tư liệu đọc thêm:
Thi cử và nền giáo dục Việt Nam dưới thời Pháp thuộc
Trần Bích San

Phần I.
Năm Nhâm Tuất 1862 Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ gồm 3 tỉnh
Gia Định, Định Tường và Biên Hòa. Năm Đinh Mão 1867 Pháp chiếm ba tỉnh
miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Hòa ước năm Giáp
Tuất 1874 cơng nhận chủ quyền của Pháp trên tồn thể lãnh thổ Nam Kỳ.
Nam Kỳ trở thành thuộc địa (colonie) của Pháp.
Hai hịa ước năm Q Mùi 1883 và Patenơtre năm Giáp Thân 1884 công nhận
quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Bắc Kỳ và Trung Kỳ trở thành
đất bảo hộ (protectorat) của Pháp. Ở miền Bắc, trên danh nghĩa, triều đình
Huế cịn quyền hành nhưng trên thực tế mọi việc do người Pháp điều khiển.
Trung Kỳ do triều đình Huế cai trị nhưng được đặt dưới sự kiểm sốt chặt chẽ
của Pháp (1).
Khi đơ hộ Việt Nam, nhu cầu cấp bách của người Pháp là phải hủy diệt nền
Nho học và thay thế bằng một hệ thống giáo dục phục vụ cho guồng máy cai
trị. Do đó, chiếm được Nam Kỳ xong là người Pháp lập tức khai tử nền giáo
dục Nho học. Năm 1864 là kỳ thi Hương cuối cùng ở Nam Kỳ (tổ chức ở ba
21


tỉnh miền Tây trước khi bị Pháp chiếm). Từ 1878 chữ Hán trong giấy tờ công
văn các cơ quan hành chánh được thay thế bằng chữ Pháp và chữ quốc ngữ.
Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, dưới quy chế bảo hộ, sự thay đổi về giáo dục chậm
hơn. Kỳ thi Hương cuối cùng ở Bắc là năm Ất Mão 1915, và ở Huế năm Mậu
Ngọ 1918. Chế độ giáo dục và khoa cử Nho học thực sự cáo chung với khoa
thi Hội chót năm Kỷ Mùi 1919 ở Huế. Tuy vậy mãi đến năm 1932 bộ máy
quan lại của triều đình mới bỏ việc dùng chữ Hán và thay thế bằng chữ Pháp
hay chữ quốc ngữ.
MỤC ĐÍCH NỀN GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI PHÁP Ở VIỆT NAM
Nhìn thấy quá khứ Việt Nam nặng về Hán học, chủ tâm của người Pháp là
muốn cắt đứt liên lạc văn hóa giữa người Việt với người Tàu. Để đạt mục đích

hướng tinh thần người Việt về với Pháp, chữ Hán cũng như chữ Nôm cần phải
triệt bỏ (2) và thay thế bằng chữ Pháp, cịn văn tự cho tiếng nói người bản xứ
nếu cần đã có chữ quốc ngữ cùng một họ mẫu tự La Tinh (3). Năm 1865 súy
phủ Sài Gòn cho ra đời tờ Gia Định Báo là tờ Công Báo đầu tiên viết bằng
chữ quốc ngữ (4). Trong tinh thần ấy, trước tiên người Pháp dựng lên những
cơ sở văn hóa để truyền bá chữ Pháp và chữ quốc ngữ. Đáp ứng nhu cầu cấp
bách trong thời gian đầu Pháp thiết lập các trường đào tạo thông ngôn. Ngày
8/5/1861 Đô Đốc Charner ký nghị định lập trường Collège d’Adran để đào
tạo thông ngôn người Việt và cho cả người Pháp muốn học tiếng Việt (5).
Trường Thông Ngôn (Collège des Interprètes) được thiết lập ở Sài Gòn năm
1864, ở Hà Nội năm 1905. Pháp còn thiết lập các Trường Hậu Bổ (chuẩn bị
bổ ra làm quan Apprenti Mandarin) ở Hà Nội năm 1903 và ở Huế năm 1911.
Đây là những bước đầu trong việc thiết lập một nền giáo dục của Pháp.

22


Khi xây dựng nền giáo dục thay thế Nho giáo, người Pháp có ba mục đích.
Mục đích quan trọng nhất nhằm đào tạo lớp người thừa hành chính sách của
Pháp là cai trị và khai thác ở Việt Nam và cả Đông Dương. Tầng lớp này bao
gồm các viên chức trong các ngành hành chánh, giáo dục, y tế và xây dựng.
Thứ đến là truyền bá tư tưởng Pháp, lòng biết ơn sự khai hóa của Pháp và sự
trung thành với Pháp. Cuối cùng với mục đích mị dân, làm người Việt tin rằng
hệ thống giáo dục của Pháp ở Việt Nam là văn minh và tiến bộ. Hai mục đích
đầu là căn bản, mục đích thứ ba chỉ dùng để đối phó với sự địi hỏi một nền
giáo dục tiến bộ của người Việt trong tương lai mà thôi.
Hệ thống giáo dục của nước Pháp đã được người Pháp ở Việt Nam điều chỉnh
và thêm bớt cho phù hợp với ba mục đích trên cũng như để thích hợp với thực
tế ở Việt Nam. Đây là hệ thống Giáo Dục Pháp Cho Người Bản Xứ”
(Enseignement Franco-Indigène), thường được gọi là Giáo Dục Pháp-Việt.

Trong nền giáo dục này tiếng Pháp là chuyển ngữ tức tiếng Pháp được dùng
để trao đổi trong lớp học (giảng bài, làm bài, sách giáo khoa viết bằng tiếng
Pháp). Riêng ba lớp tiểu học đầu là được dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ, sau
đó tiếng Việt được học như một ngoại ngữ. Ngoại ngữ thứ hai thường là tiếng
Anh ở bậc Tú Tài. Chữ Hán được học theo tự nguyện. một tuần một giờ ở các
lớp trên của bậc tiểu học nếu có thày dạy.
Để điều hành, Pháp thiết lập tại mỗi kỳ một Sở Giáo Dục Cho Người Bản Xứ
(Service de L’Enseignement Local) do một Chánh Sở (Chef de Service) người
Pháp đứng đầu. Các cơ sở giáo dục này đặt trực thuộc tòa Khâm Sứ. Mọi sự
bổ nhiệm, thuyên chuyển, thăng thưởng, kỷ luật các giáo chức từ bậc tiểu học
trở lên đều phải do khâm Sứ quyết định. Khi Pháp thành lập liên bang Đông
Dương (gồm Bắc, Trung, Nam Kỳ, Cao Miên và Lào), một số việc phải được
Tồn Quyền Đơng Dương (Gouverneur de l’Indochine) chuẩn y. Nha Học
23


Chính Đơng Pháp (Direction de l’Instruction Publique de l’Indochine) ra đời
do một Giám Đốc người Pháp chỉ đạo trực tiếp 5 sở giáo dục của liên bang
Đông Dương. Năm 1933, Phạm Quỳnh được Bảo Đại bổ nhiệm làm Thượng
Thư Bộ Học. Nhờ sự đòi hỏi quyết liệt của họ Phạm, Pháp phải nhượng bộ
cho Việt Nam quyền quản lý các trường tiểu học ở Trung Kỳ nhưng dưới sự
kiểm soát của tòa Khâm Sứ Pháp.
Hệ thống giáo dục Pháp-Việt gồm 2 phần: giáo dục phổ thông và giáo dục cao
đẳng chuyên nghiệp, đại học.
TỔ CHỨC CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHỔ THƠNG PHÁP-VIỆT
Trong thời kỳ phơi thai, Pháp thiết lập vài trường để làm nòng cốt cho hệ
thống giáo dục phổ thông là các trường trung học Le Myre de Vilers ở Mỹ
Tho (1879) (6), trường Quốc Học Huế (1896), trường trung học Bảo Hộ
(Collège du Protectorat) tức trường Bưởi Hà Nội (1908) (7). Ba trường này
khi mới mở chỉ có bậc tiểu học, mấy chục năm sau mới giảng dạy đến các bậc

cao hơn. Riêng chỉ có 2 trường Quốc Học Huế và trường Bưởi sau này có đến
bậc Tú Tài. Từ 1910 đến 1930 là thời kỳ hình thành hệ thống giáo dục có tính
cách hệ thống. Từ 1930 đến 1945 là thời kỳ tổ chức hệ thống giáo dục cho
người bản xứ của Pháp ở Việt Nam đã được hoàn chỉnh.
Quang cảnh Trường Sơ Học Bắc Kỳ
Song song với hệ thống giáo dục phổ thông Pháp-Việt, Pháp thiết lập 3 trường
hoàn toàn như ở Pháp dành riêng cho con cái người Pháp ở Việt Nam và con
cái những người Việt thân Pháp. Đó là các trường Chasseloup Laubat (8) ở
Sài Gòn (1874), trường Albert Sarraut ở Hà Nội (1918) và trường Yersin ở Đà
Lạt (1935). Cả 3 trường này lúc đầu cũng được hình thành từ bậc tiểu học
trước rồi sau mới có đến bậc Tú Tài.
24


KIẾN TRÚC CỦA NỀN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG PHÁP-VIỆT
Tới khi hình thành đầy đủ, hệ thống giáo dục phổ thơng Pháp-Việt có 3 bậc
với học trình là 13 năm:
Bậc Tiểu Học 6 năm:
- Lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin)
- Lớp Dự Bị (Cours Préparatoire)
- Lớp Sơ Đẳng (Cours Élémentaire)
- Lớp Nhì năm thứ nhất (Cours Moyen 1ère année)
- Lớp Nhì năm thứ hai (Cours Moyen 2è année) (9)
- Lớp Nhất (Cours Supérieur)
Ba lớp đầu còn được gọi là bậc sơ học. Học xong lớp Sơ Đẳng học sinh thi
lấy bằng Sơ Học Yếu Lược (Primaire Élémentaire) Những học sinh được
tuyển thẳng lên lớp Nhì năm thứ nhất khơng bắt buộc phải thi Sơ Học Yếu
Lược. Học hết lớp Nhất học sinh được thi bằng Tiểu Học Yếu Lược hay Sơ
Đẳng Tiểu Học (Certificat d’Études Primaire Franco-Indigène, viết tắt là
CEPFI), phải có bằng này mới được dự tuyển học lên lớp trên.

Bậc Cao Đẳng Tiểu Học (Primaire) 4 năm:
Học xong 4 năm được thi lấy bằng Cao Đẳng Tiểu Học (Diplôme d’Étude
Primaire Supérieurs Franco-Indigène) cịn gọi là bằng Thành Chung. Phải có
bằng Thành Chung mới được dự thi lên bậc Trung Học tức bậc Tú Tài. Các
trường dạy bậc Cao Đẳng Tiểu Học được gọi là Collège.
Bậc Trung Học (Enseignement Secondaire) 3 năm:
25


×