Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề kiểm tra giữa HKI môn Tiếng Việt Lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.78 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG</b>
<b>TRƯỜNG TH VIỆT XUÂN</b>
<b>Họ và tên: ...</b>
<b>Lớp: ...</b>


<b>BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I</b>
<b>NĂM HỌC: 2019 – 2020</b>


<b>Mơn: Tiếng Việt – Lớp 4</b>
<b>Thời gian: 40 phút</b>
<b>(Không kể thời gian phát đề)</b>


Điểm Nhận xét bài kiểm tra


...
...
...
<b>A.Kiểm tra đọc.</b>


<b>1.Đọc thành tiếng : </b>


Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn (khoảng 75 tiếng/ phút) 1 trong 5 bài tập
đọc, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.


<b>2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt.</b>
<b>Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:</b>


<b>Trung thu độc lập</b>



Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man
mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt


Nam độc lập yêu quý của các em.Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành
phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em.


Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai.


Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi
mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ
xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên
những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít,
cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui
tươi.


Trăng đêm nay sáng quá! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em vui
tết Trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ước ngày mai đây, những tết Trung thu
tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em.


<b> Thép mới</b>


<i><b>Câu 1: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao ? </b></i>


A. Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; cờ đỏ sao
vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn; ống khói nhà máy chi chít.


B. Dưới ánh trăng, đất nước khơng có sự thay đổi.


C. Dưới ánh trăng, đất nước có gió núi bao la.


D. Dưới ánh trăng trung thu, trẻ em trên khắp đất nước cùng rước đèn, phá cỗ.


<i><b>Câu 2: Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào ?</b></i>



A. Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.
B. Vào thời điểm anh đang ngủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

D. Vào thời điểm anh đang ăn cơm.


<i><b>Câu 3: Những câu nào dưới đây cho thấy vẻ đẹp của đêm trăng trung thu độc lập ?</b></i>


A. Trăng mùa thu sáng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng.


B. Đêm trăng trung thu, trẻ em trên khắp đất nước cùng rước đèn, phá cỗ.


C. Trăng mùa thu sáng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng.


D. Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập
yêu quý; trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng.


<b>Câu 4: Đất nước trong mơ ước của anh chiến sĩ năm xưa với đất nước ta hiện</b>
<b>nay giống nhau như thế nào ? </b>


A. Giống hệt nhau, không hơn, không kém.
B. Không giống nhau tý nào.


C. Giống nhau một phần, phần không giống là nước ta ngày nay cịn có nhiều
thay đổi hiện đại hơn, to lớn hơn.


D. Gần giống, một số cảnh chưa to lớn, hiện đại như ước mơ.


<b>Câu 5: Từ “ Trung thu” có mấy tiếng, nó là từ ghép hay từ láy ? </b>



A. Có 2 tiếng, nó là từ láy. B. Có 8 tiếng, nó là từ láy.
C. Có 2 tiếng, nó là từ ghép. D. Có 8 tiếng, nó là từ ghép.
<b>Câu 6 : Tìm từ láy trong câu văn sau; gạch dưới các từ đó: </b>


Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới Trung thu và
nghĩ tới các em.


<b> Câu 7: “ Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các</b>
<b>em.” Danh từ riêng trong câu văn trên đây là: </b>


A. Trăng. B. Các em.


C. Việt Nam. D. Nước


<b> Câu 8: Tìm từ đơn, từ phức trong câu sau </b>


<b> “Cậu là học sinnh chăm chỉ và giỏi nhất lớp”</b>


- Từ đơn:...
- Từ phức:...
<b>Câu 9: Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào? </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>B.Kiểm tra viết: ( Làm vào giấy ô li)</b>
<b> 1. Chính tả ( 15 phút)</b>


Giáo viên đọc cho học sinh viết bài (<i><b>Cháu nghe câu chuyện của bà</b></i>). (SGK
Tiếng việt 4, tập 1, trang 26, 27).


2. Tập làm văn: (25 phút)



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Ma trận câu hỏi đề kiểm tra</b>


<b>Môn: Tiếng Việt – Lớp 4</b>



<b>TT</b> <b>Chủ đề</b> <b>Mức 1</b> <b>Mức 2</b> <b>Mức 3</b> <b>Mức 4</b> <b>Tổng</b>


<b>TN TL</b> <b>TN</b> <b>TL</b> <b>TN</b> <b>TL</b> <b>TN</b> <b>TL</b>


<b>1</b> <b>Đọc hiểu</b>
<b>văn bản</b>


<b>Số</b>
<b>câu</b>


<b>2</b> <b>1</b> <b>1</b> <b>1</b> <b>5</b>


<b>Câu</b>
<b>số</b>


<b>1-2</b> <b>4</b> <b>3</b> <b>9</b>


<b>2</b> <b>Kiến </b>
<b>thức </b>
<b>tiếng việt</b>


<b>Số</b>
<b>câu</b>


<b>1</b> <b>1</b> <b>2</b> <b>1</b> <b>5</b>


<b>Câu</b>


<b>số</b>


<b>5</b> <b>7</b> <b>8-10</b> <b>6</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
<b> Mơn: TIẾNG VIỆT – Lớp 4</b>


<b> Năm học: 2019 – 2020</b>
<b>A. Kiểm tra đọc( 10 điểm)</b>


<b>1.Đọc thành tiếng (3 điểm)</b>


Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn (khoảng 75 tiếng/ phút) 1 trong 5 bài tập
đọc, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu:


1. Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (TV4 tập 1 trang 4)
2. Một người chính trực (TV4 tập 1 trang 36)
3. Những hạt thóc giống (TV4 tập 1 trang 46)
4. Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca (TV4 tập 1 trang 55)


5. Chị em tôi (TV4 tập 1 trang 66)


Tổng điểm đọc: 3 điểm, trong đó:
1.Đọc (2 điểm)


- Đọc đúng tiếng, từ trong đoạn văn: 0,5 điểm
+ Đọc sai 3 tiếng đến 5 tiếng: 0,25 điểm
+ Đọc sai 6 tiếng trở lên: 0 điểm


- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm


+ Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 3 đến 4 chỗ: 0,25 điểm
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm
- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm


+ Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm
+ Giọng đọc khơng thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 75 tiếng/phút): 0,5 điểm


+ Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,25 điểm
+ Đọc trên 2 phút: 0 điểm


2. Trả lời câu hỏi (1 điểm)


Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (tùy theo mức độ có thể ghi 0,75 – 0,5 –
0,25 điểm.


<b>2. Đọc hiểu văn bản và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)</b>


Câu 1 2 3 4 5 7


Đáp án A A D C A C


Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm
<b>Câu 6 : Tìm từ láy trong câu văn sau; gạch dưới các từ đó: (0,5 điểm)</b>


Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh <i><b>man mác</b></i> nghĩ tới Trung thu và
nghĩ tới các em.


<b> Câu 8: Tìm từ đơn, từ phức trong câu sau ( 1 điểm)</b>
<b> “Cậu là học sinnh chăm chỉ và giỏi nhất lớp”</b>


Từ đơn: cậu, là, và, giỏi, nhất, lớp. (0,5 điểm)
Từ phức: học sinh, chăm chỉ. (0,5 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Học sinh nêu những mơ ước đúng theo yêu cầu của câu hỏi


<i><b>Ví dụ</b></i><b>: Mười năm nữa tất cả trẻ em sẽ có cuộc sống hạnh phúc.</b>


<i><b>Ví dụ</b></i><b>: Mười năm nữa sẽ có khu vui chơi cho trẻ em.</b>


<b>Câu 10: Dấu ngoặc kép thường được dùng để làm gì ?. (1 điểm)</b>


Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của
người nào đó. Hoặc dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
<b>B – Kiểm tra viết: (10 điểm) </b>


<b>1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) (15 phút)</b>


- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.


- Đánh giá, cho điểm: Bài viết khơng mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày
sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.


- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần,
thanh; không viết hoa đúng quy định) : trừ 0,5 điểm.


<b>Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình</b>
bày bẩn,…bị trừ 1 điểm toàn bài.


<b>2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)</b>
Đánh giá, cho điểm



- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:


+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, thân bài,
kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.


+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.


- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù
hợp với thực tế bài viết.


* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả
cảnh.


</div>

<!--links-->

×