Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu Trải nghiệm sáng tạo GV_L3_CD4_Sở thích của tôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.9 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>LỚP 3 – CHỦ ĐỀ 4:. SỞ THÍCH CỦA TÔI 1. MỤC TIÊU Sau chủ đề này, học sinh: – Kể được các sở thích của bản thân, biết tự hào về bản thân. – Tự nhận diện được các trạng thái cảm xúc cơ bản của bản thân, bước đầu có thái độ và hành vi cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh. – Thể hiện được sự hứng thú với một lĩnh vực nào đó trong học tập và hoạt động. Góp phần hình thành và phát triển cho học sinh: –. Năng lực thích ứng với biến đổi của cuộc sống: Nhận biết được sự khác nhau. về sở thích, khả năng, đặc điểm tính cách của bản thân; Thể hiện sự hòa đồng và có thái độ phù hợp trong các tình huống/hoàn cảnh khác nhau; Hứng thú trong học tập và thực hiện các hoạt động học tập và làm việc theo yêu cầu. –. Phẩm chất: Nhân ái – quan tâm đến sức khoẻ tinh thần và cảm xúc của bản. thân; 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên –. Phiếu theo dõi hoạt động giúp em nuôi dưỡng sở thích có lợi và hạn chế sở. thích có hại –. Các thẻ chữ ghi các loại sở thích khác nhau (20. –. 30 thẻ) và 6 bộ biểu tượng. ngón tay cái giơ lên và ngón tay cái chỉ xuống (nội dung các thẻ chữ được gợi ý ở HĐ 5) –. Phiếu mô tả sở thích và bảng tổng hợp điểm của nhóm.. 2.2. Học sinh –. Giấy A3, bút màu, bút chì,…. 3. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 3.1. Gợi ý thực hiện tiết 1, 2.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Khởi động: Dẫn nhập vào chủ đề hoạt động 1. Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đôi, kể cho bạn trong nhóm mình ít nhất 2 hoạt động mình đã thực hiện trong ngày hôm qua (hoặc cuối tuần vừa rồi hoặc 1 khoảng thời gian nào đó tuỳ hoàn cảnh và điều kiện của lớp) và cảm xúc khi thực hiện các hoạt động đó. 2. Giáo viên lấy ví dụ của bản thân để làm mẫu trước cả lớp (Hai hoạt động ngày hôm qua cô đã thực hiện là nấu ăn và đọc sách. Khi nấu ăn cô cảm thấy mệt mỏi, nhưng khi đọc sách cô lại rất thích thú.) 3. Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ với bạn trong nhóm và gọi một số học sinh chia sẻ về hoạt động mình đã thực hiện trước lớp. Giáo viên đặt câu hỏi: Nếu các em thường xuyên thực hiện một hoạt động nào đó và các em cảm thấy vui vẻ, thích thú mỗi khi thực hiện thì các em gọi đó là gì? (Sở thích). 4. Giáo viên nhận xét và dẫn nhập vào chủ đề: Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau kể về những hoạt động mình đã thực hiện và cảm xúc khi thực hiện những hoạt động đó. Các hoạt động mà các em thực hiện thường xuyên hoặc theo thói quen và đem lại cho các em niềm vui, sự phấn khởi, hứng thú khi thực hiện chính là sở thích. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về sở thích của tất cả chúng ta nhé! Hoạt động 1. Khảo sát hoạt động và cảm xúc của bản thân 1. Giáo viên gọi một học sinh đọc yêu cầu trang 25, sách học sinh cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 2. Giáo viên yêu cầu học sinh tự thực hiện nhiệm vụ tô màu vào cảm xúc của bản thân khi thực hiện các hoạt động được đề cập trong bảng. 3. Giáo viên cho học sinh chia sẻ theo nhóm 4 theo thứ tự các câu hỏi sau: – Hoạt. động nào em yêu thích?. – Hoạt. động nào khiến em thấy vui vẻ?. – Hoạt. động nào em thấy bình thường?. – Hoạt. động nào khiến cho em cảm thấy buồn?. – Hoạt. động nào khiến em cảm thấy tức giận?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 4. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm yêu cầu của nhiệm vụ b và c, trang 27, sách học sinh và kiểm tra xem học sinh đã hiểu nhiệm vụ hay chưa. Giáo viên yêu cầu học sinh tự ghi tên 3 hoạt động mà mình thấy yêu thích nhất vào các biểu tượng ngón tay cái giơ lên và 3 hoạt động mình thấy không thích nhất vào các biểu tượng ngón tay cái quay xuống. Giáo viên lưu ý học sinh nếu trong bảng ở mục a không đủ 3 hoạt động mà học sinh thích/không thích thì các em có thể kể thêm các hoạt động khác. 5. Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ theo cặp về những hoạt động mình đã liệt kê và giải thích lí do tại sao em thích/không thích những hoạt động đó nhất. 6. Giáo viên gọi một số bạn chia sẻ những hoạt động mình thích nhất (nêu lí do tại sao lại thích nhất) và những hoạt động mình không thích nhất (nêu lí do tại sao lại không thích nhất). 7. Giáo viên tổng kết hoạt động: Có rất nhiều hoạt động đa dạng trong cuộc sống của chúng ta, trong đó có những hoạt động chúng ta rất thích làm nhưng cũng có những hoạt động chúng ta cảm thấy không thoải mái hoặc thấy buồn khi thực hiện. Thậm chí, có những hoạt động các em không thích và cảm thấy tức giận nếu phải thực hiện chúng. Tuy nhiên, các em cần xác định xem sở thích đó có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp. Hoạt động 2: Điều tra về sở thích 1. Giáo viên gọi một học sinh đọc yêu cầu của hoạt động 2, trang 27, sách học sinh cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ phần lưu ý trong sách học sinh để có thể thực hiện phỏng vấn một cách thành công. 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh các bước thực hiện nhiệm vụ như sau: –. Tìm 3 người bạn bất kì mà em muốn thực hiện phỏng vấn, xin phép sự đồng ý. của các bạn đó để có thể thực hiện phỏng vấn. – Sử. dụng mẫu phiếu phỏng vấn ở trang 28, sách học sinh để đặt câu hỏi cho các. bạn được phỏng vấn. Học sinh có thể lần lượt thực hiện phỏng vấn từng bạn hoặc đề nghị cả 3 bạn ngồi cùng với mình thành 1 nhóm và đặt lần lượt từng câu.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> hỏi cho cả 3 bạn. 3. Giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành phỏng vấn tự do trong 10 phút và yêu cầu học sinh quay lại chỗ của mình để hoàn thiện phiếu phỏng vấn. 4. Giáo viên cho học sinh đọc thầm yêu cầu của nhiệm vụ b, trang 29, sách học sinh và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xin ý kiến của 2 bạn trong lớp về những sở thích của bản thân dựa trên phiếu xin ý kiến về sở thích của bản thân theo hướng dẫn như sau: –. Học sinh ghi tên hai bạn trong nhóm vào mục Bạn được xin ý kiến và tự ghi 3. sở thích mà mình đã liệt kê ở ý b của hoạt động 1. –. Mỗi học sinh trong nhóm đề nghị 2 bạn còn lại cho xin ý kiến về những sở. thích của bản thân theo hai câu hỏi được đề cập trong Phiếu xin ý kiến. 5. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm nhiệm vụ ở mục c, trang 30, sách học sinh. Giáo viên yêu cầu học sinh tổng hợp thông tin đã thu thập được (những sở thích của bạn bè và ý kiến của bạn bè về sở thích của bản thân) và phân loại các sở thích đó vào hai nhóm: Sở thích có lợi, viết vào các quả táo và Sở thích có hại, viết vào thân con sâu. 6. Giáo viên gọi một số học sinh chia sẻ kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình trước lớp, các học sinh nhận xét phần phân loại của bạn. 7. Giáo viên nhận xét, tổng kết hoạt động: Mỗi người có những sở thích khác nhau. Trong số các sở thích của chúng ta, có những sở thích có lợi, có những sở thích có hại và các em cần phải xác định ảnh hưởng của các sở thích đó đối với sự phát triển của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp. Hoạt động 3: Xác định ảnh hưởng của sở thích đối với sự phát triển của bản thân 1. Giáo viên đề nghị học sinh đọc thầm yêu cầu ở mục a, trang 31, sách học sinh và kiểm tra xem học sinh đã hiểu nhiệm vụ hay chưa. Giáo viên yêu cầu học sinh phân loại các sở thích của bản thân vào hai nhóm là sở thích có lợi và sở thích có hại và viết vào các ô trong sách học sinh. 2. Giáo viên yêu cầu học sinh tự thực hiện nhiệm vụ dự đoán điều sẽ xảy ra nếu mình tiếp tục duy trì các sở thích có lợi và có hại..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 3. Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ theo nhóm 4 về những sở thích có lợi và có hại của bản thân và dự đoán điều sẽ xảy ra nếu mình tiếp tục duy trì các sở thích đó. 4. Giáo viên gọi một số học sinh chia sẻ trước lớp. Giáo viên nhận xét, đóng góp ý kiến. 5. Giáo viên nhận xét và tổng kết hoạt động: Sở thích có lợi là khởi đầu cho sự say mê, là một trong những yếu tố quan trọng để các em có thể thành công trong các hoạt động của mình. Bên cạnh đó là sự tồn tại của những sở thích có hại, ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, các em cần tự nhận thức được sở thích nào đem lại lợi ích cho bản thân thì chúng ta cần phát triển những sở thích đó để nó có thể trở thành niềm đam mê và những sở thích nào có hại thì cần phải được hạn chế và loại bỏ. Hoạt động 4: Lập bảng tự rèn luyện 1. Giáo viên đề nghị học sinh đọc thầm yêu cầu của hoạt động, trang 32, sách học sinh và kiểm tra xem học sinh đã hiểu nhiệm vụ hay chưa. 2. Giáo viên yêu cầu học sinh ghi lại những sở thích có lợi và có hại mà các em đã phân loại ở hoạt động 3 và ghi lại cách thức nuôi dưỡng, phát triển sở thích có lợi cũng như dự kiến thời gian thực hiện sở thích có lợi ở bảng mục a và ghi lại các biện pháp để hạn chế/loại bỏ sở thích có hại ở bảng mục b. 3. Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ theo nhóm 4 về những hoạt động giúp em nuôi dưỡng sở thích có lợi và các biện pháp hạn chế/loại bỏ sở thích có hại. 4. Giáo viên gọi một số học sinh chia sẻ trước lớp về những dự định của bản thân để nuôi dưỡng các sở thích có lợi và hạn chế/loại bỏ những sở thích có hại. 5. Giáo viên phát phiếu theo dõi hoạt động giúp em nuôi dưỡng sở thích có lợi và hạn chế/loại bỏ sở thích có hại để học sinh tự thực hiện việc theo dõi trong 1 tuần. Lưu ý: Ngoài những sở thích đã được học sinh nêu trong sách học sinh, giáo viên khuyến khích học sinh bổ sung những sở thích khác (nếu có) vào phiếu theo dõi hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giáo viên có thể sử dụng mẫu sau: PHIẾU THEO DÕI HOẠT ĐỘNG Họ và tên:…………………………………………………………………… NUÔI DƯỠNG SỞ THÍCH CÓ LỢI. STT. Sở thích có lợi. Cách thức nuôi. Thời gian thực. Theo dõi. dưỡng. hiện. hoạt động. 1 2 3. HẠN CHẾ/LOẠI BỎ SỞ THÍCH CÓ HẠI. STT. Sở thích có hại. Biện pháp hạn chế/loại. Theo dõi hoạt. bỏ. động. 1 2 3. 6. Giáo viên nhận xét, tổng kết hoạt động: Như vậy, các em đã tự đề ra cho mình những dự định để có thể nuôi dưỡng, phát huy những sở thích có lợi của bản thân và những biện pháp để hạn chế/loại bỏ những sở thích có hại. Những việc làm này là vô cùng cần thiết bởi nó sẽ giúp các em ngày càng tiến bộ và hoàn thiện bản thân mình hơn. Chuẩn bị cho tiết học sau: Giáo viên yêu cầu học sinh tự theo dõi hoạt động trong một tuần và mang 3.2. Gợitheo ý tổdõi chức 4 tiết học sau. phiếu đếntiết lớp3,vào.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Hoạt động 5: Trò chơi “Lợi – Hại” 1. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Lợi – Hại”. Chuẩn bị: – Chia lớp thành 6 nhóm. – Cử 1 học sinh làm quản trò. – 6 bộ biểu tượng ngón tay cái giơ lên và ngón tay cái chỉ xuống. – Thẻ chữ ghi các loại sở thích khác nhau (20 – 30 thẻ) Gợi ý nội dung các thẻ chữ có thể sử dụng: Đọc sách. Đánh đàn. Trêu chọc bạn. Bơi lội. Ngủ nướng. Xem ti vi. Tập võ. Đọc truyện. Mặc quần áo. Nhảy/múa. tranh. đẹp. Sưu tầm tem. Dọn dẹp nhà. Chơi điện. Chơi cầu lông. tử Ăn quà vặt. Uống trà sữa. cửa Sưu tầm tranh. Chụp ảnh. Làm bánh. Đi du lịch. Chăm sóc cây. Học tiếng. Ca hát. ảnh thần tượng Vẽ tranh. Nấu ăn. anh Xem hoạt. Chơi búp bê. hình. Nhảy dây. Nghe nhạc. Đá bóng. Hàn Quốc. 2. Giáo viên phát cho mỗi nhóm một bộ biểu tượng và quy định biểu tượng ngón tay cái giơ lên là có lợi, biểu tượng ngón tay cái chỉ xuống là có hại. Giáo viên lần lượt giơ các thẻ chữ ghi các sở thích lên, đồng thời đọc tên các sở thích. Nhiệm vụ của các nhóm là thật nhanh chóng suy nghĩ xem sở thích đó là có lợi hay có hại. Sau 5 giây, giáo viên phát hiệu lệnh, tất cả các nhóm đồng loạt giơ biểu tượng với mỗi lượt đúng, nhóm được tính 1 điểm. Nhóm nào được nhiều điểm nhất sẽ là nhóm chiến thắng..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Lưu ý: Trong quá trình tổ chức chơi, sau khi các nhóm giơ biểu tượng lên, giáo viên kết hợp hỏi lí do tại sao nhóm lại cho rằng đó là sở thích có lợi/có hại. Có một số sở thích vừa có lợi vừa có hại, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích khi nào thì đó là sở thích có lợi còn khi nào thì sở thích đó trở nên có hại. Giáo viên căn cứ trên cách giải thích của các nhóm để quyết định nhóm đó có được điểm hay không và hỏi học sinh cách thức điều chỉnh/biện pháp để sở thích đó luôn có lợi. 3. Giáo viên nhận xét và tổng kết hoạt động. Hoạt động 6: Trò chơi đố bạn: “Sở thích của tôi là gì?” 1. Giáo viên phát cho mỗi học sinh 1 phiếu mô tả sở thích theo mẫu dưới đây và hướng dẫn học sinh viết phiếu. Giáo viên có thể đưa ra ví dụ để học sinh hiểu rõ cách viết mô tả sở thích: Ví dụ: Sở thích của tôi là: Đá bóng. Ba từ mô tả về sở thích của tôi là: 1. Sân cỏ 2. Cổ động viên 3. Mỗi đội có 11 cầu thủ Giáo viên có thể tham khảo mẫu phiếu sau: Sở thích của tôi là gì? Sở thích của tôi là:…………………………………… Ba từ mô tả về sở thích của tôi là: 1. ……………………………………………………. 2. ……………………………………………………. 3. ……………………………………………………. Lưu ý: 3 từ mô tả không được trùng với chữ đã xuất hiện trong sở thích.. 2. Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự nghĩ về 1 sở thích mà mình thích nhất trong số các sở thích và 3 điều mô tả về sở thích đó rồi viết vào phiếu. Giáo viên.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> lưu ý học sinh không được để cho các bạn khác nhìn thấy nội dung mình ghi trong phiếu. 3. Sau khi học sinh hoàn thiện phiếu của mình, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm 6: Mỗi bạn sẽ đố các bạn trong nhóm đoán tên sở thích của mình bằng cách lần lượt nêu các từ gợi ý. Các bạn sẽ giành quyền trả lời bằng cách giơ tay sau khi mỗi từ gợi ý được đọc lên. Nếu đoán sai tên sở thích thì bạn đó sẽ bị mất lượt và không được đoán ở vòng đó nữa. Cách tính điểm như sau: Đoán đúng tên sở thích sau khi đọc gợi ý thứ nhất được 3 điểm. Đoán đúng tên sở thích sau khi đọc gợi ý thứ hai được 2 điểm. Đoán đúng tên sở thích sau khi đọc gợi ý thứ ba được 1 điểm. Sau 6 lượt chơi, bạn nào được điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng. Giáo viên có thể phát cho mỗi nhóm 1 bảng tổng hợp điểm. Ví dụ: Nếu học sinh A đố các bạn về sở thích của mình và học sinh B đoán đúng tên sở thích ngay khi đọc gợi ý đầu tiên thì học sinh B được 3 điểm. Điểm số. …. Học. …. …. …. …. sinh B Lượt đố Học sinh A. 3 điểm. … … … … … Tổng điểm 4. Giáo viên nhận xét và tổng kết hoạt động. Hoạt động 7: Thành lập các câu lạc bộ sở thích 1. Giáo viên thành lập các câu lạc bộ sở thích ở trong lớp dựa trên các sở thích khác nhau của học sinh lớp mình. Giáo viên cho học sinh đăng kí câu lạc bộ mà.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> các em muốn tham gia. Với những học sinh chưa có định hướng hoặc không biết mình có sở thích gì thì giáo viên có thể gợi ý một số câu lạc bộ để các em cảm thấy hứng thú và muốn tham gia cùng các bạn. Các câu lạc bộ giáo viên có thể định hướng học sinh tham gia có thể là: –. Câu lạc bộ thiết kế và tạo hình: Gồm những học sinh yêu thích gấp giấy. (Origami), tạo hình từ dấu tay và dấu chân, thiết kế đồ dùng đồ chơi trên những vật liệu có sẵn, vẽ, tô màu, đan, thêu… –. Câu lạc bộ sưu tầm: Gồm những học sinh yêu thích sưu tầm những đồ vật, đồ. dùng, đồ chơi theo chủ đề như sưu tầm tem, nắp vỏ chai, đồng xu, đá, sách, truyện, búp bê, gấu bông, đồ chơi là phương tiện giao thông, vỏ sò vỏ ốc,… –. Câu lạc bộ sở thích liên quan đến thiên nhiên: Gồm những học sinh yêu thích. làm vườn, chăm sóc và chơi với động vật, tạo hình trên những đồ dùng tái chế,… –. Câu lạc bộ sở thích liên quan đến khoa học: Gồm những học sinh yêu thích. các hoạt động khoa học như thiên văn, vũ trụ, các thí nghiệm khoa học, toán học,… –. Câu lạc bộ biểu diễn nghệ thuật: Gồm những học sinh yêu thích nhảy, múa, ca. hát, đọc thơ, diễn kịch,… –. Câu lạc bộ sở thích dựa trên những hoạt động cơ bản như chụp ảnh, nấu ăn, ảo. thuật, đọc sách, các môn thể thao,… Lưu ý: Số lượng câu lạc bộ tuỳ thuộc vào điều kiện và sở thích của học sinh trong lớp. Lớp có từ 3 học sinh trở lên có cùng nhóm sở thích thì có thể tạo thành một câu lạc bộ. 2. Sau khi các nhóm đã đăng kí, giáo viên yêu cầu các thành viên trong câu lạc bộ thảo luận để cử ra một bạn là người phụ trách câu lạc bộ và đặt tên cho câu lạc bộ của nhóm mình. 4. Giáo viên yêu cầu các câu lạc bộ thảo luận để xây dựng kế hoạch hoạt động của câu lạc bộ: thời gian, địa điểm, nội dung các buổi sinh hoạt, người hỗ trợ,… và báo cáo kế hoạch cho hoạt động của câu lạc bộ với giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Hoạt động 8: Báo cáo việc theo dõi hoạt động giúp em nuôi dưỡng sở thích có lợi và hạn chế/loại bỏ sở thích có hại 1. Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm 6, lần lượt chia sẻ về những việc làm mà mình đã thực hiện trong tuần vừa qua theo gợi ý sau: – Kể tên các hoạt động của bản thân để nuôi dưỡng sở thích có lợi/hạn chế, loại bỏ các sở thích có hại. – Tự nhận xét về việc thực hiện hoạt động (Hoạt động này đã phù hợp để nuôi dưỡng sở thích có lợi hay chưa? Sở thích có hại đó đã được hạn chế/ loại bỏ chưa? Biện pháp đề ra có hiệu quả hay không? Nếu không thì cần điều chỉnh hay đề xuất biện pháp nào khác để có thể cải thiện vấn đề?) 2. Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm chọn ra 1 số cách thức mà nhóm cho là tốt nhất để nuôi dưỡng sở thích có lợi và hạn chế/loại bỏ sở thích có hại mà các thành viên trong nhóm đã thực hiện và đạt hiệu quả để trình bày trước lớp. 3. Giáo viên nhận xét và tổng kết hoạt động. Hoạt động 9: Đánh giá 1. Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh thực hiện nhiệm vụ tự đánh giá ở mục a, trang 33. 2. Giáo viên yêu cầu mỗi cặp học sinh thực hiện nhiệm vụ đánh giá lẫn nhau ở mục b, trang 33 – 34. 3. Giáo viên viết nhận xét vào mục c, trang 34.. Thư gửi phụ huynh: Giáo viên sử dụng thư gửi phụ huynh để cùng phối hợp với gia đình học sinh những nội dung sau: 1. Phụ huynh thường xuyên quan sát các biểu hiện cảm xúc của con khi thực hiện các hoạt động ở nhà. Với những hoạt động các con cảm thấy không vui/không thoải mái khi thực hiện (mặc dù dó là hoạt động tốt, có lợi cho con), phụ huynh có thể nói chuyện với con để hiểu rõ hơn vì sao con lại không thích.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> thực hiện hoạt động đó. Phụ huynh có thể cùng con thực hiện những hoạt động đó để con dần trở nên yêu thích việc thực hiện các hoạt động đó hơn. 2. Phụ huynh quan sát và khuyến khích con nuôi dưỡng, phát triển các sở thích có lợi và hỗ trợ con trong quá trình điều chỉnh để hạn chế và loại bỏ dần các sở thích có hại để con ngày càng hoàn thiện bản thân. 3. Phụ huynh quan sát và ghi lại nhận xét về sự thay đổi, tiến bộ của con trong quá trình thực hiện và gửi lại nhận xét cho giáo viên chủ nhiệm vào cuối học kì..

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

×