Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài giảng GIÁO ÁN LỊCH SỬ 9 -T21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.59 KB, 11 trang )

Tiết 21 - Tuần 21
NS: 26/12
ND:3/1-7/1-2011
Bài 17 (TT): CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài học ,học sinh cần
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được :
- Những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Bái trên lược đồ .
- Trong năm 1929 ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời .
2. Tư tưởng:
-Qua các sự kiện lịch sử , giáo dục cho học sinh lòng kính yêu , kham phục các bậc tiền bối
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến một cuộc khởi nghĩa ,kĩ năng sử dụng
tranh ảnh lịch sử
- Biết hình dung , hồi tưởng lại sự kiện lịch sử và biết so sánh đối chiếu chủ trương hoạt động của
các tổ chức cách mạng , đánh giá nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Bái , ý nghĩa sự ra đời của ba tổ
chức cộng sản .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Lược đồ “ Khởi nghĩa Yên Bái”.( phóng to )
- Tranh ảnh các nhân vật lịch sử: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thái Học.
- Anh trụ sở chi bộ cộng sản đầu tiên nhà số 5Đ phố Hàm Long –Hà Nội .
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :câu hỏi
- Trình bày về phong trào CMVN 1926 – 1927?
- Sự ra đời và phân hóa của tổ chức Tân Việt CM Đảng?
3. Giới thiệu bài:
-GV nêu vấn đề : Do sự phát triển của phong trào dân tộc, dân chủ trong nước và ảnh hưởng của
trào lưu tư tưởng bên ngoài , đặc biệt là ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc với “chủ nghĩa


tam dân “ của Tôn Trung Sơn đã dẫn tới sự ra đời của Việt Nam quốc dân đảng . Tại sao Việt Nam quốc
dân đảng tiến hành khởi nghĩa Yên Bái ? Diễn biến , kết quả của cuộc khởi nghĩa ra sao ? Vì sao ba tổ
chức cộng sản lại ra đời ở Việt Nam vào năm 1929 và ý nghĩa của sự kiện này ra sao ? Để trả lời những
câu hỏi trên , chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay .
*Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-Mời HS đọc mục III –SGK , trang 66
đoạn từ “ ngày 9-2-1930…quyết định
hành động “
-Đọc to, cả lớp chú ý theo dõi . III. Việt Nam quốc dân
Đảng (1927) và cuộc khởi
nghĩa Yên Bái.
Hỏi: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi
nghĩa Yên Bái (9/2/1930).
-Chốt lại ý chính , nhấn mạnh : đây là
hành động bị động , họ hành động với
phương châm : “ không thành công
cũng thành nhân “
Sử dụng lược đồ: Cuộc khởi nghĩa
Yên Bái (1930), giải thích các kí hiệu :
ngọn lửa là nơi diễn ra cuộc khởi
nghĩa .
Hỏi: Hãy tóm tắt điễn biến cuộc khởi
nghĩa theo lược đồ? Kết quả ?
- Nhấn mạnh : phạm vi và diễn biến
của cuộc khởi nghĩa chủ yếu diễn ra ở
các tỉnh thuộc vùng đồng bằng và
trung du Bắc Bộ .
- Hỏi: Nêu nguyên nhân thất bại và ý
nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Bái?

-Kết luận : VNQDĐ thiếu cơ sở trong
quần chúng để bọn mật thám chui vào
trong đảng phá từ trong phá ra nên khởi
nghĩa thất bại nhanh chóng …
-Hỏi : mặc dù thất bại , nhưng khởi
nghĩa Yên Bái có ý nghĩa lịch sử như
thế nào ?
HS: Ngày 9/2/1929, ở Hà Nội xảy
ra vụ giết tên trùm mộ phu Ba
Danh – Thực dân Pháp liền tổ
chức nhiều cuộc vây ráp và bắt gần
1000 đảng viên của Việt Nam quốc
dân đảng , nhiều cơ sở bị phá vỡ,
các nhân vật chủ yếu còn lại quyết
định khởi nghĩa.
HS: Cuộc khởi nghĩa nổ ra đêm
9/2/1930 ở Yên Bái. Sau đó là Phú
Thọ, Hải Dương, Thái Bình, ở Hà
Nội đã tổ chức ném bom vào sở
mật thám, sở cảnh sát.
- Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa
chiếm được trái lính, giết và làm bị
thương 1 số sĩ quan và hạ sĩ quan.
- Ở các nơi khác, nghĩa quân làm
chủ được một số huyện lỵ. Nhưng
sau đó bị TDP phản công và đán áp
Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng
chí của ông bị xử chém, cuộc khởi
nghĩa thất bại.
HS: - Về khách quan: Thực dân

Pháp còn mạnh đủ sức đàn áp 1
cuộc đấu tranh vũ trang vừa cô
độc, vừa non kém như khởi nghĩa
Yên Bái.
- Về chủ quan: VNQDĐ là 1 tổ
chức non yếu, không vững chắc về
tổ chức và lãnh đạo.
- Ý nghĩa: Góp phần cổ vũ lòng
yêu nước và chí căm thù của nhân
dân ta đối với bè lũ cướp nước và
tay sai. Nhưng đồng thời cũng
đánh dấu sự ran rã của phong trào
dân tộc dân chủ theo khuynh
hướng tư sản dưới ngọn cờ của
* Nguyên nhân
- Ngày 9-2-1929 ,sau vụ Ba
Danh bị giết , thực dân Pháp
tổ chức nhiều cuộc vây ráp
lớn.
 Việt Nam Quốc dân đảng
bị tổn thất nặng nề , họ quyết
định khởi nghĩa.
* Diễn biến:
-Đêm 9-2-1930, khởi nghĩa
nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ,
Hải Dương, Thái Bình, Hà
Nội.
 Song nhanh chóng bị thất
bại.
* Nguyên nhân thất bại

- Khách quan :Thực dân
Pháp còn mạnh , đủ sức đàn
áp một cuộc khởi nghĩa đơn
độc , non kém .
-Chủ quan : VNQDĐ còn
non kém về chính trị và
không vững chắc về tổ chức ,
lãnh đạo .
* Ý nghĩa: cổ vũ lòng yêu
nước và chí căm thù của
nhân dân ta đối với bè lũ
-Nêu vấn đề :Trước sự phát triển
mạnh của phong trào dân tộc, dân chủ
Việt Nam trong những năm 1928 –
1929 đã đặt ra cho CMVN một yêu cầu
gì?
.Sự kiện nào đã chứng tỏ điều đó?
Chuyển ý sang mục IV .
-Hỏi : Em hãy trình bày hoàn cảnh ra
đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt
Nam cuối năm 1929 ?
-Hỏi : Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời ở
đâu ? thời gian nào ?
-MR: 7 người tham gia thành lập
gồm : (Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh,
Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung , Đỗ
Ngọc Du, Dương Hạc Đính, Nguyễn
Tuân).
-Yêu cầu học sinh quan sát bức ảnh
hình 30- SGK . Hỏi : em có nhận xét gì

về nơi thành lập chi bộ cộng sản đầu
tiên ?
-Kết luận : Đây là một ngôi nhà nhỏ
của một gia đình quần chúng , nằm
trên phố Hàm Long , một phố nhỏ ,
không sầm uất , tấp nập . Vì vậy , dễ
tránh theo dõi của thực dân Pháp .Hiện
nay , ngôi nhà này được xếp hạng là di
tích lịch sử cách mạng của Hà Nội .
- Hỏi: Tại sao một số hội viên tiên tiến
của hội VNCMTN ở Bắc Kì lại chủ
động thành lập Chi bộ cộng sản đầu
tiên ở VN?
VNQDĐ.
-Cuối năm 1928 đầu năm 1929 ,
phong trào dân tộc, dân chủ đặc
biệt là phong trào công nông đi
theo con đường cách mạng vô sản
phát triển mạnh mẽ , cần phải có
một chính đảng của giai cấp vô sản
để lãnh đạo đấu tranh .
HS: Cuối tháng 3/1929 một số hội
viên tiên tiến của Hội VNCMTN ở
Bắc Kì … họp tại số nhà 5Đ phố
Hàm Long (Hà Nội) để lập Chi bộ
CS đầu tiên ở VN gồm 7 người.
- Quan sát ảnh và trả lời cá nhân .
Cả lớp tranh luận , bổ sung .
- Trả lời: Trước sự phát triển
mạnh mẽ của CMVN, đặc biệt là

phong trào công nông từ cuối 1928
đến đầu 1929, hội VNCMTN lúc
này không còn đủ sức lãnh đạo CM
nữa, 1 số hội viên tiên tiến của hội
VNCMTN ở Bắc Kì chủ động
đứng ra thành lập chủ động đứng ra
cướp nước và tay sai.
IV. Ba tổ chức cộng sản
nối tiếp nhau ra đời trong
năm 1929
* Hoàn cảnh :
- Cuối 1928 đầu 1929 phong
trào dân tộc ,dân chủ ,đặc
biệt là phong trào công nông
đi theo con đường cách mạng
vô sản phát triển mạnh.
 Đòi hỏi phải thành lập
một đảng cộng sản để tổ
chức và lãnh đạo.
- Tháng 3-1929 Chi bộ cộng
sản đầu tiên được thành lập
tại nhà số 5D phố Hàm Long
–Hà Nội .
- Tháng 5-1929 ,tại Đại hội
toàn quốc lần thứ nhất của
Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên .Đoàn đại biểu
Bắc Kì khi kiến nghị thành
lập ĐCS song không kiến
được chấp nhận… họ bỏ về

-Hỏi: Ba tổ chức cộng sản đã ra đời
như thế nào? Kể tên và thời gian ra đời
của ba tổ chức cộng sản ?
-Hỏi: Trình bày ý nghĩa của việc ba tổ
chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời?
thành lập chi bộ CS đầu tiên ở VN
gồm 7 người, tích cực chuẩn bị tiến
tới thành lập 1 ĐCS duy nhất để
lãnh đạo phong
- Tại ĐH toàn quốc lần thứ nhất
của Hội VNCMTN (5/1929) khi
kiến nghị thành lập ĐCS không
được chấp nhận… bỏ về nước kêu
gọi công nhân, nông dân ủng hổ
chủ trương thành lập ĐCS.
HS: Ngày 17/6/1929 đại biểu các
tổ chức cơ sở cộng sản ở miền bắc
họp đại hội quyết định thành lập
ĐDCSĐ, thông qua tuyên ngôn
điều lệ của Đảng, ra báo búa liềm
làm cơ quan ngôn luận.
- Trước tình hình đó 8/1929, các
Hội viên tiên tiến trong bộ phận
Hội VN CMTN ở TQ và ở Nam
Kỳ quyết định thành lập An Nam
CSĐ.
- Tháng 9/ 1929 các Đảng viên
tiên tiến của Đảng Tân Việt cũng
tách ra thành lập ĐDCSLĐ.
HS: - Thể hiện bước phát triển

nhảy vọt của phong trào CMVN
chứng tỏ CN Mác – LêNin do
NAQ truyền bá vào Việt Nam đã
thu hút được đông đảo những
người CMVN thuộc nhiều tầng lớp
xã hội khác nhau và g/c công nhân
đã nhận thức được sứ mệnh của
mình là giai cấp lãnh đạo CMVN.
- Các SK này cũng chứng tỏ
những đk để thành lập ĐCSVN đã
chín muồi trong phạm vi cả nước.
Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự
ra đời ĐCSVN.
nước .
- Tháng 6-1929 Đông
Dương Cộng sản đảng được
thành lập ở Bắc Kỳ.
-Tháng 8-1929 An Nam
Cộng sản đảng được thành
lập ở Nam Kỳ.
- Tháng 9- 1929 Đông
Dương Cộng sản Liên đoàn
thành lập ở Trung Kì .
*Ý nghĩa:
- Thể hiện bước phát triển
nhảy vọt của phong trào
CMVN.
- Điều kiện chuẩn bị trực
tiếp cho sự thành lập Đảng
cộng sản Việt Nam.

5. Củng cố và dặn dò:
a. Củng cố:
Hỏi: Tại sao trong 1 thời gian ngắn 3 tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời?
Trả lời: Cuối 1928 đầu 1929, phong trào dân tộc , dân chủ , đặc biệt là phong trào công nhân phát
triển mạnh mẽ, theo con đường vô sản. Tình hình đó đòi hỏi phải thành lập 1 ĐCS để tổ chức và lãnh đạo
phong trào. Tuy nhiên, do nhận thức khác nhau trong chủ trương thành lập ĐCS nên những hội viên tiên
tiến của hội VNCMTN ở Bắc Kì đã thành lập ĐDCSĐ (6/1929) -> đáp ứng yêu cầu của CM nên quần
chúng nhiệt liệt ủng hộ và tin theo trước tình hình đó các bộ phận còn lại. Thành lập ANCSĐ (8/1929) ->
tác động đến Tân Việt -> thành lập ĐDCSLĐ (9/1929).
HS làm các bài tập sau :
* Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm
a. 5 người b. 7 người c. 9 người d.11 người
* Tờ báo hoạt động của Đông Dương cộng sản đảng
a. Thanh niên b. Búa liềm c. Người nhà quê d. Lao động
b. Dặn dò:
- Học bài
- Xem trước bài 18 “Đảng cộng sản Việt Nam ra đời”
- Sưu tầm ảnh , tư liệu về Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam .
.-Tìm hiểu về tiểu sử Trần Phú –Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam .

×